Phân tích các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT của

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện nam sách tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 37)

ĐKHNS năm 2013

a. Thành lập HĐT&ĐT bệnh viện

Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập HĐT&ĐT, thành phần của HĐT&ĐT bệnh viện năm 2013 được thể hiện qua bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Các thành phần trong HĐT&ĐT của BVĐKHNS năm 2013

STT Chức danh trong hội đồng Chức danh trong bệnh viện

1 Chủ tịch hội đồng Giám đốc bệnh viện 2 Phó chủ tịch thường trực

(Kiêm thư ký HĐ) Trưởng khoa dược

3 Uỷ viên

Trưởng các khoa: Nhi- HCSS- Lây, Sản, Ngoại, Nội tổng hợp, Khoa khám bệnh, Đông Y.

4 Uỷ viên Trưởng phòng Kế hoạch nghiệp vụ

5 Uỷ viên Trưởng phòng Tài chính kế toán

6 Uỷ viên Trưởng phòng Điều dưỡng

Các thành phần có trong HĐT&ĐT là hợp lý, chủ tịch hội đồng là giám đốc bệnh viện, trưởng khoa Dược là phó chủ tịch kiêm thư ký và có trưởng một số khoa lâm sàng, tài chính và điều dưỡng là ủy viên.

b. HĐT&ĐT xây dựng các nguyên tắc quản lý DMT

Xây dựng các chính sách và các quy trình là công việc đầu tiên của HĐT&ĐT. Các chính sách, quy định trong việc quản lý DMT bao gồm việc xây

29

dựng các mục tiêu đánh giá lựa chọn thuốc, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc, quy định việc sử dụng thuốc ngoài danh mục ...

Năm 2013 bệnh viện đã đưa ra một số quy định trong việc quản lý DMT như sau:

- Chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện) - Chọn thuốc theo STG

- Chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên

- Thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành

- Chọn thuốc theo DMT trúng thầu của Sở Y tế

- Chỉ có bác sĩ, dược sĩ đại học mới có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa dược (thư ký của HĐT&ĐT)

- Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/ phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt.

- Quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc có dấu “*” và một số thuốc điều hòa miễn dịch

c. Các thông tin để đánh giá lại DMT hiện tại(DMT năm 2013)

Theo kế hoạch, tháng 11/2012 Trưởng khoa Dược (là thư ký HĐT&ĐT) đã thu nhập một số thông tin cần thiết để giới thiệu cho HĐT&ĐT tại cuộc họp “thông qua danh mục thuốc, hóa chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao năm 2013”. Cụ thể, bao gồm:

Bảng 3.2. Các thông tin đánh giá lại DMT năm 2013

TT Nội dung thông tin Số liệu

1

- Thông tin về MHBT năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh phí dành cho thuốc đang sử dụng năm 2012

- Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện năm 2012

12.454.935.000 đ 23.903.731.000 đ

30

- Số lượng DMT đang sử dụng năm 2012

- Số lượng DMT được sử dụng ngoài DMT thuốc năm 2012

- Thuốc bị hủy năm 2012 - Tổng số ADR năm 2012

- Số lượng DMT nhà cung ứng không cung cấp đủ theo nhu cầu điều trị

- Số lượng nhà thầu cung ứng không đáp ứng theo hợp đồng 3 0 9 0 0

BVĐKHNS năm 2012 có tổng giá trị tiền thuốc sử dụng/ Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện chiếm 52,10% ( 12.454.935.000đ/ 23.903.731.00 đ). Tỷ lệ số tiền mua thuốc như trên cao hơn với khuyến cáo tổ chức Y tế thế giới (WHO) (Chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên ở mức 25% so với tổng chi phí điều trị). Mặt khác Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc các bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm tài chính, yêu cầu HĐT&ĐT và khoa Dược bệnh viện phải cân đối giữa nhu cầu thuốc và kinh phí của BV năm 2013 sao cho phù hợp.

DMT BV sử dụng năm 2012 có 264 danh mục thuốc chủ yếu là thuốc theo tên biệt dược,vì xây dựng DMT khi chưa thực hiện thông tư về đấu thầu mới ban hành (Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính Hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế) nên còn tình trạng một hoạt chất cùng nồng độ - hàm lượng, dạng bào chế nhưng có nhiều biệt dược (hoạt chất paracetamol 500mg, viên nén có tới 5 biệt dược). Thuốc sử dụng trong năm 2012 đảm bảo chất lượng, không có thuốc bị hủy do hết hạn, do vỡ hỏng. Có 3/9 trường hợp ADR nổi mẩn do dùng thuốc bị phản ứng nhẹ toàn thân, 2/9 trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh lâu ngày, và 4/9 trường hợp nghi ngờ do dùng thuốc đều được xử lý kịp thời nên không gây hậu quả nghiêm trọng. HĐT&ĐT cần chú trọng hơn nữa việc tập huấn, nâng cao nhận thức cho các cán bộ y tế về ADR.

d. Thông tin thu thập từ ý kiến đóng góp của các khoa/phòng

DMT phải được thống nhất bởi tất cả các khoa/phòng sử dụng thuốc. Vì vậy, việc thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa phòng/ phòng sử dụng thuốc là hết sức cần thiết. Cùng với việc thu thập các thông tin để đánh giá DMT hiện tại, Trưởng khoa Dược ( thư ký của HĐT&ĐT) đã gửi đến các khoa/ phòng sử dụng

31

danh mục các thuốc hiện đang được sử dụng của từng khoa/ phòng và đề nghị các khoa/ phòng dự trù và có thể đưa ra ý kiến bổ sung hoặc loại bỏ các thuốc có trong DMT, vì vậy việc thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa/ phòng sử dụng thuốc là hết sức cần thiết, cùng với việc thu thập thông tin để đánh giá DMT hiện tại. Trong bản đề nghị có đưa ra quy định theo nguyên tắc đề ra cuả HĐT&ĐT:

- Chỉ có bác sĩ và dược sĩ đại học mới được quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục

- Các yêu cầu phải được làm bằng văn bản và gửi cho thư ký của HĐT&ĐT

Các thông tin thu thập được qua ý kiến đóng góp của Khoa/phòng sử dụng được tổng hợp như trong bảng 3.3 sau:

Bảng 3.3. Thông tin thu thập từ các khoa/ phòng sử dụng thuốc

TT Nội dung thông tin SLKM

1

Thuốc được đề nghị bổ sung:

- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất

34 17

2

Thuốc yêu cầu loại bỏ ra khỏi DMT sử dụng năm 2013

- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất

42 12 3 - Tổng số thuốc được đề nghị ( cả tên generic và

tên biệt dược) đưa vào sử dụng năm 2013 34

Các khoa/ phòng dự trù thuốc dựa vào nhu cầu điều trị thực tế, vì vậy khi sử dụng DMT, HĐT&ĐT cần phải lấy ý kiến đóng góp của các khoa/ phòng sử dụng. Những thông tin về các thuốc sử dụng ngoài danh mục, các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi DMT và những ý kiến đóng góp của các khoa/ phòng là bằng chứng để HĐT&ĐT lựa chọn thuốc. Việc bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục được các khoa/ phòng thực hiện đúng quy định mà HĐT&ĐT đề ra. Nghĩa là các yêu cầu đều được các bác sĩ, dược sĩ làm bằng văn bản có chữ ký của trưởng các khoa/ phòng (nhưng không theo một mẫu chính thức nào). Tuy nhiên, hầu hết các thuốc đề nghị bổ sung vào DMT năm 2013 của các khoa/ phòng đều là các biệt dược. Một số thuốc yêu cầu bổ sung vào danh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

32

mục bằng tên biệt dược nhưng hoạt chất đã có trong DMT sử dụng năm 2012. Các căn cứ mà các bác sĩ, dược sĩ đưa ra đều rất chung chung: đề đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, một số thuốc đã được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú và được chứng minh hiệu quả qua thực tế lâm sàng. Đây cũng là nhu cầu xuất phát từ thực tế điều trị của các bác sĩ.

e. Đánh giá, lựa chọn nhu cầu các thuốc vào trong danh mục hoạt chất năm 2013

Trưởng khoa Dược (thư ký HĐT&ĐT) tổng kết các thông tin đã thu thập, báo cáo trong cuộc họp của HĐT&ĐT. Các thành viên trong HĐT&ĐT đã đánh giá, lựa chọn và gửi nhu cầu các thuốc sử dụng tại bệnh viện gửi Sở Y tế Hải Dương theo quy trình như trong Hình 3.2 sau:

Hình 3.2. Quy trình lựa chọn danh mục thuốc và một số hoạt chất sử dụng tại BV ĐKHNS năm 2013

33

Dựa trên các nguyên tắc quản lý DMT, HĐT&ĐT đã tiến hành lựa chọn các hoạt chất trong danh mục dự thảo do thư ký HĐT&ĐT tổng hợp vào danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện theo:

- Thứ tự ưu tiên: Chủ yếu đánh giá dựa trên phân loại TTY và không thiết yếu

- Phân nhóm điều trị thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành Do HĐT&ĐT bệnh viện chưa xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc một cách rõ ràng, cụ thể về tính hiệu quả- an toàn, đặc tính sử dụng và chi phí nên việc lựa chọn thuốc vào trong DMT bệnh viện chủ yếu dựa theo ý kiến riêng và kinh nghiệm chuyên môn của mỗi thành viên trong hội đồng và các thông tin thu thập của thư ký HĐT&ĐT. Với một số thuốc mới yêu cầu bổ sung và cần phải tra cứu thông tin, thư ký HĐT&ĐT tìm hiểu qua Dược thư quốc gia, MIMS, Vidal, thuốc biệt dược, tờ rơi, internet… thị trường để đánh giá chi phí. Tuy nhiên, để có một DMT hợp lý, an toàn và hiểu quả, HĐT&ĐT của bệnh viện cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, lựa chọn giá thuốc vào DMT bệnh viện một cách thống nhất và đầy đủ. Đồng thời có thể dựa vào phương pháp tính điểm cho từng thuốc định chọn để so sánh và lựa chọn.

Kết quả lựa chọn thuốc của HĐT&ĐT được hồi cứu biên bản họp của HĐT&ĐT. Trong đó, tất cả các thành viên trong HĐT&ĐT đã nhất trí thông qua danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện năm 2013 như trong bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4. Kết quả lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chất của HĐT&ĐT

TT Nội dung SLKM

1 Tổng số thuốc được đề nghị (cả tên thương mại và tên biệt

dược gốc) 37

2

Số hoạt chất và số thuốc được bổ sung vào DMT sử dụng năm 2013

+ Tổng số thuốc (cả tên thương mại và tên biệt dược gốc) + Tổng số hoạt chất

37 17

3

Số hoạt chất và số thuốc bị loại khỏi DMT sử dụng năm 2013 + Tổng số thuốc (cả tên generic và tên BD)

+ Tổng số hoạt chất

42 14

34

Số lượng hoạt chất và thuốc được đề nghị bổ sung cũng như thuốc bị loại bỏ tăng cao hơn so với năm 2012 (Năm 2012: 23 thuốc đề nghị bổ sung và 15 thuốc bị loại bỏ), nguyên nhân là do danh mục thuốc trúng thầu của Sở Y tế Hải Dương thực hiện đấu thầu cho các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh. cùng với việc thông tư 10/2012/TT-BYT ngày 8/6/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 31/2011/TT-BYT ngày 11/7/2011 khiến cho DMT thay đổi lớn. Trong quá trình lựa chọn, HĐT&ĐT có đánh giá bổ sung thêm thuốc mới vào danh mục, đồng thời cũng đã loại bỏ được một số thuốc không thực sự cần thiết ra khỏi danh mục. Đây chính là hoạt động cho việc xây dựng một DMT bệnh viện hợp lý.

f. Xây dựng DMT năm 2013

Sau khi có kết quả đấu thầu, khoa Dược đã triển khai mua sắm thuốc theo danh mục trúng thầu, vì vậy danh mục trúng thầu năm 2013 là danh mục thuốc chủ yếu tại bệnh viện năm 2013. Dựa vào DMT trúng thầu năm 2013 và DMTCY do Bộ Y tế ban hành, Trưởng khoa Dược (thư ký HĐT&ĐT) xây dựng DMT sử dụng năm 2013 và đưa ra dự thảo về nội dung DMT. HĐT&ĐT đã họp thống nhất nội dung và trình giám đốc bệnh viện xem xét.

- Giám đốc đã xem xét, sửa đổi, bổ sung và ký quyết định ban hành DMT bệnh viện năm 2013. Nội dung của DMT được thể hiện qua bảng 3.6 sau:

Bảng 3.5. Nội dung DMT của BVĐKHNS năm 2013

TT Nội dung DMT năm 2013

1 Quyết định ban hành Thuốc chữa bệnh sử dụng tại bệnh viện năm 2013 2 Mục lục DMT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3

Danh mục thuốc chữa bệnh sử dụng tại BV ĐKHNS gồm:

183 Hoạt chất có trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế và DMT trúng thầu của Sở Y tế Hải Dương với 256 tên thuốc hiện có (cả tên thương mại và biệt dược gốc)

4 Hướng dẫn sử dụng DMT

5 Công văn hướng dẫn chỉ định dùng thuốc có dấu (*) cho bệnh nhân 6 Mẫu biên bản hội chẩn cho bệnh nhân sử dụng thuốc có dấu (*) 7 DMT có dấu (*)

DMT năm 2013 của bệnh viện được xây dựng dựa trên nội dung của DMTCY do Bộ Y tế ban hành và DMT trúng thầu của Sở Y tế với chủ trương để

35

đảm bảo cho tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đặc biệt là những bệnh nhân có thẻ BHYT có đủ thuốc chữa bệnh. Toàn bộ danh mục này được sắp xếp theo mã ATC (giải phẫu- điều trị- hóa học chia làm 9 cột: số thứ tự, mã thuốc, tên thuốc( hiện có), tên hoạt chất, nồng độ/ hàm lượng,đường dùng và/ hoặc dạng dùng, đơn vị tính, giá, ghi chú. Xây dựng mã thuốc, cùng với việc đưa tên thuốc (cả tên thương mại và tên biệt dược gốc), nồng độ, hàm lượng của tất cả các thuốc hiện có tại bệnh viện giúp cho việc quản lý, mua thuốc, bảo quản, phân phối và sử dụng thuốc được dễ dàng hơn. Lượng thuốc đấu thầu giảm, bác sĩ và các dược sĩ lâm sàng dễ dàng trong việc tra cứu tài liệu và các tương tác về thuốc, tăng hiệu quả điều trị, tránh tình trạng lạm dụng thuốc.

3.2. PHÂN TÍCH TÍNH HỢP LÝ CỦA DMT ĐÃ ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI BV ĐKHNS NĂM 2013

Năm 2013, DMT có 2 loại:

- DMT trúng thầu của Sở Y tế Hải Dương

- DMT sử dụng thực tế năm 2013 gồm 256 thuốc trong đó có 03 thuốc mua ngoài DMT hiện có trên. Đây là danh mục chính thức được luận văn sử dụng để phân tích cơ cấu và tính hợp lý của DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2013. Số liệu được hồi cứu tính từ 16/1/2013 đến 15/1/2014

3.2.1. Phân tích cơ cấu DMT đã sử dụng tại BV ĐKHNS năm 2013

a. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm điều trị

DMT năm 2013 của BV ĐKHNS được phân loại theo nhóm điều trị như trong bảng 3.7 và biểu đồ 3.3 sau:

Bảng 3.6. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nhóm điều trị

(Đơn vị tính giá trị: 1.000 đồng)

TT Nhóm thuốc SLKM Tỷ lệ

(%) Trị giá Tỷ lệ (%)

1 Thuốc gây tê, mê 21 8,20 91.525 0,77

2 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp

25 9,77 1.469.739 12,44

3 Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn cảm

6 2,34 59.002 0,5

36

dùng trong trường hợp ngộ độc 5 Thuốc chống co giật, chống

động kinh 6 2,34 7.089 0,06

6 Thuốc điều trị ký sinh trùng,

chống nhiễm khuẩn 24 9,38 3.480.609 29,46

7 Thuốc điều trị đau nửa đầu, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chóng mặt 1 0,39 507 0,00

8 Thuốc điều trị ung thư và điều

hòa miễn dịch 1 0,39 37.361 0,32

9 Thuốc chống parkinson 1 0,4 508 0,00

10 Thuốc tác dụng đối với máu 8 3,12 45.055 0,38

11 Thuốc tim mạch 27 10,55 1.376.472 11,65

12 Thuốc điều trị da liễu 8 3,13 3.544 0,03

13 Thuốc dùng chẩn đoán 4 1,56 271.744 2,3

14 Thuốc tẩy trùng, sát khuẩn 4 1,56 38.989 0,33

15 Thuốc lợi tiểu 3 1,17 2.506 0,02

16 Thuốc đường tiêu hóa 28 10,94 557.105 4,72

17 Hoc-mon và các thuốc tác

động vào hệ thống nội tiết 13 5,08 1.692.689 14,32 18 Huyết thanh và globulin miễn

dịch 1 0,4 1.181 0,01

19 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinesterase 8 3,13 2.953 0,02

20 Thuốc điều trị bệnh mắt, tai

mũi họng 8 3,13 27.174 0,23

21 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

4 1,56 129.964 1,1

22 Thuốc chống rối loạn tâm thần 6 2,34 29.537 0,25

23 Thuốc tác dụng trên đường hô

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện nam sách tỉnh hải dương năm 2013 (Trang 37)