Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thiết bị bưu điện
Trang 1Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Bước sang thế kỷ 21, xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá các nền kinh tếđã được khẳng định Bị cuốn trong vòng xoáy cạnh tranh, các doanh nghiệpphải luôn củng cố cũng như hoàn thiện bộ máy sản xuất, quy trình quản lý,… đểcó thể tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Muốn vậy đòi hỏidoanh nghiệp phải có hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả, có lợinhuận và có tích luỹ.
Kế toán là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính.Giá thành là chỉ tiêu chất lượng phản ánh trình độ quản lý, sử dụng vật tư, laođộng và là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó kế toán chiphí sản xuất không chỉ tính đúng và đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩmlà một việc rất cần thiết và còn cung cấp thông tin cho công tác quản trị doanhnghiệp Từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọnmặt hàng sản xuất.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên sau quá trình học tập, nghiên cứu lýthuyết ở nhà trường và thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện,
tìm hiểu thực tế kế toán tại công ty em đã quyết định chọn đề tài: “Kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiếtbị bưu điện” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề chung về tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm.
- Chương II: Thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện
- Chương III: Ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bịbưu điện.
TK 154TK 111, 112, 331
TK 152TK 152
TK 632TK 133
NVL mua ngoài không qua nhập kho
NVL dùng không hết nhập kho
NVL xuất dùng cho sx
Chi phí NVL vượt trên mức bình thườngKết chuyển CPNVL
trực tiếp
Thuế VAT
Trang 2Như vậy, CPSX là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống,lao động vật hoá, chi phí về các loại dịch vụ và các chi phí bằng tiền khác màdoanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiệncung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
1.1 2 Phân loại chi phí sản xuất
CPSX bao gồm nhiều loại, có nội dung, tính chất, công dụng và mục đích khácnhau Phân loại CPSX là việc sắp xếp các loại chi phí vào từng loại, từng khoản dựavào các tiêu thức phân loại khác nhau Có nhiều quan điểm khác nhau về phân loạiCPSX Từ quan điểm của kế toán tính giá thành, việc phân loại CPSX dựa vào hai tiêuthức: theo công dụng, mục đích của chi phí và theo phương pháp tập hợp chi phí (khảnăng quy nạp chi phí) vào các đối tượng chịu chi phí.
a) Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng của chi phí
Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất được phân thành 3 khoản mục.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ,nhiên liệu trực tiếp liên quan đến việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm hay thực hiện côngviệc, lao vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí tiền công, phụ cấp lương, các khoảntrích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất (BHXH, BHYT, BHTN).
Trang 3- CPSX chung: là những chi phí phục vụ cho việc quản lý phân xưởng, tổ đội sảnxuất như chi phí vật liệu, tiền công của nhân viên phân xưởng, chi phí về công cụ dụngcụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền CPSX chungbao gồm: CPSX chung biến đổi và CPSX chung cố định
+ CPSX chung biến đổi là chi phí gián tiếp thường thay đổi theo số lượng sảnphẩm sản xuất, như chi phí về vật liệu gián tiếp, chi phí nhân viên gián tiếp và đượcphân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo thực tế phát sinh.
+ CPSX chung cố định là những chi phí gián tiếp thường không biến động theo sốlượng (khối lượng) sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao máy móc thiết bị nhàxưởng, chi phí quản lý hành chính của phân xưởng, tổ đội sản xuất CPSX chung cốđịnh được phân bổ cho chi phí chế biến mỗi đơn vị sản phẩm dựa vào công suất bìnhthường của máy móc thiết bị Công suất bình thường là công suất tạo ra số lượng sảnphẩm đạt ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường Trường hợp mức sảnxuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì CPSX chung cố định được phân bổ vàochi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, khoảnCPSX chung cố định không được phân bổ được hạch toán vào giá vốn của thành phẩmxuất kho (được ghi nhận là CPSX kinh doanh trong kỳ).
b) Phân loại chi phí dựa vào phương pháp tập hợp chi phí (khả năng quy nạp) vàocác đối tượng chịu chi phí.
Theo tiêu thức này, CPSX được phân thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chiphí (từng loại sản phẩm, công việc, giai đoạn công nghệ, phân xưởng sản xuất…) vàđược hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí gián tiếp là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, dovậy để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cần phải dùng phương phápphân bổ gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ thích hợp.
Trang 4Việc phân bổ chi phí sản xuất theo tiêu thức nói trên có tác dụng trong việc xác địnhphương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí để tínhđược giá thành của sản phẩm.
1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Là các CPSX cần được tập hợp trong kì nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát,tổng hợp chi phí theo yêu cầu tính giá thành.
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX phải dựa vào các căn cứ sau đây:- Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất
- Đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh- Loại hình sản xuất sản phẩm
- Yêu cầu quản lý và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Dựa vào căn cứ trên, đối tượng kế toán tập hợp CPSX trong doanh nghiệp sản xuấtlà:
- Từng phân xưởng, bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp- Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn quy trình công nghệ
- Từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng, từng khoản mục công trình…- Từng nhóm sản phẩm
- Từng bộ phận chi tiết sản phẩm
1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
CPSX đã phát sinh trong quá trình sản xuất cần được tập hợp, phân loại và hệ thống hoá lại vào các tài khoản kế toán theo các khoản mục chi phí và theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí Tuỳ thuộcvào khả năng quy nạp CPSX vào đối tượng chịu chi phí mà kế toán có thể áp dụng phương pháp thích hợp.
Phương pháp tập hơp trực tiếp
Là phương pháp áp dụng khi CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợpchi phí riêng biệt Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theođúng đối tượng Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu theo từng đối tượng liên quan vàghi trực tiếp vào sổ kế toán theo đúng đối tượng.
Phương pháp phân bổ gián tiếp
Trang 5Là phương pháp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng kế toán tập hợp CPSX Theo phương pháp này, phải tập hợp chung cho từng đốitượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đốitượng liên quan theo trình tự sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức
TH: Hệ số phân bổ chi phí
C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng
T: Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Ci = H x TiCi: Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i
Ti: Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i
Sử dụng phương pháp này giảm bớt được khối lượng công việc kế toán, khôngphải theo dõi chi tiết, cụ thể mỗi lần chi cho từng đại lượng Tuy vậy, việc phân bổ giántiếp độ chính xác không cao, sự chính xác phụ thuộc chủ yếu vào việc lựa chọn tiêuthức phân bổ Vì thế, những chi phí mà tìm được tiêu thức phân bổ hợp lý thì có thể sửdụng phương pháp này.
1.1.4.1 Tài khoản sử dụng
- TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”- TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”- TK 627: “Chi phí sản xuất chung”- TK 154: “Chi phí sản xuất dở dang”- TK 631: “Giá thành sản xuất”
Trang 6Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác như TK 155, TK 157,TK 335, TK 338, TK 142.
1.1.4.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vậtliệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, nửa thành phẩm mua ngoài được sử dụngtrựoc tiếp để sản xuất, chế tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện việc cung cấp dịchvụ, lao vụ.
* Chứng từ sử dụng: phiếu xuất kho , bảng phân bổ NVL, CCDC, … * Tài khoản sử dụng: TK 621: “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sảnxuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc TK 631 “Giáthành sản xuất” và chi tiết chi các đối tượng để tính GTSP, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vàoTK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho * Phương pháp tập hợp chi phí
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng trong trường hợp chi phí nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi phí, tức là chi phí phát sinhbao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy nhiêu.
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng trong trường hợp chi phí NVL trựctiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, khi đó phải chọn tiêu thức phân bổhợp lý Có thể là theo chi phí định mức, theo chi phí kế hoạch hoặc theo khối lượnghoạt động…
Chi phí NVL trực tiếp trong kì được xác định như sau:
Trang 7Tổng CPNVL trựctiếp trong kỳ
Trị giáNVL cònlại đầu kỳ
Trị giá thựctế NVL đãxuất trong kỳ
-Trị giáphế liệu thu
-Trị giá NVLkhông dùng hếtnhập lại kho cuối kỳTrình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 1)
1.1.4.3 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho côngnhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ.Bao gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
* Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương, bảng chấmcông, …
* Tài khoản sử dụng: TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thựchiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiềnlương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sảnxuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất”
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 * Nguyên tắc hạch toán: Chi phí tiền lương được căn cứ vào hình thức tiền lươngsản phẩm hay thời gian mà doanh nghiệp áp dụng Số tiền lương phải trả cho côngnhân sản xuất và các đối tượng khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương Trêncơ sở đó tính toán các khoản trích theo lương căn cứ vào số tiền lương của công nhânsản xuất và tỷ lệ trích theo quy định là 22% BHXH trên tiền lương cơ bản, 4.5%BHYT trên tiền lương cơ bản, 2% BHTN trên tiền lương thực tế.
Trang 8Khoản CPNC trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phíliên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp CPNC trực tiếp được thì tập hợpchung, sau đó phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo các tiêu chuẩn như: chi phítiền công định mức, giờ công định mức, giờ làm việc thực tế,…
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (Phụ lục 2)
1.1.4.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
* Nội dung: CPSX chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quátrình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất CPSX chungbao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất, chi phí khấuhao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền.
* Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương,bảng phân bổ vật liệu, bảng tínhkhấu hao TSCĐ, các hoá đơn dịch vụ mua ngoài, các phiếu chi, …
* Tài khoản sử dụng: TK 627: “Chi phí sản xuất chung”Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- CPSX chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trongkỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
- Kết chuyển chi phí chung vào bên Nợ TK 154 “ Chi phí sản xuất, kinh doanh dởdang” hoặc vào bên nợ TK 631 “ Giá thành sản xuất”.
TK 627 phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trìnhchế tạo sản phẩm, được mở chi tiết theo một số yếu tố cho chi phí hoạt động của phânxưởng hoặc bộ phận sản xuất theo yêu cầu quản lý của từng ngành kinh doanh, từngdoanh nghiệp.
* Nguyên tắc hạch toán: CPSX chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phátsinh chi phí như từng phân xưởng, từng tổ đội…Cuối tháng tiến hành phân bổ CPSXchung đã tập hợp được kết chuyển thành giá thành CPSX chung của phân xưởng sản
Trang 9xuất sản phẩm nào thì kết chuyển tính vào giá thành của của sản phẩm đó, nếu sản xuấtnhiều loại sản phẩm thì phải phân bổ CPSX chung cho các sản phẩm liên quan Tiêuchuẩn phân bổ có thể là chi phí nhân công trực tiếp, chi phí NVL trực tiếp, …
Trình tự kế toán các nghiệp vụ chủ yếu: (phụ lục 3)
1.1.4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Mục đích của kế toán tập hợp và phân bổ CPSX là phục vụ cho việc tính giá thànhsản phẩm, do vậy sau khi tập hợp CPSX theo từng khoản mục: Chi phí NVL trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, CPSX chung, kế toán phải tập hợp CPSX toàn doanhnghiệp và chi tiết theo từng đối tượng chịu chi phí Việc tập hợp CPSX toàn doanhnghiệp để tính giá thành sản phẩm là tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho.Do đó kê toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp có 2 phương pháp.
* Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKTX :Tài khoản sủ dụng: TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Bên Nợ: Phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trựctiếp; CPSX chung phát sinh trong kỳ để sản xuất chế tạo sản phẩm.
Bên Có: - Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm được nhập kho hoặc mang đi bán.- Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.Dư Nợ: Phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh: phân xưởng, tổ đội sản xuất vàtheo loại, nhóm sản phẩm, từng loại, từng chi tiết , bộ phận sản phẩm.
Trình tự kế toán kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương phápKKTX: (phụ lục 4)
Trang 10* Kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK:TK sử dụng: TK 631 “Giá thành sản xuất”
Bên Nợ: - Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ được kết chuyển để tính giáthành.
- Phản ánh phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếpvà CPSX chung được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
Bên Có: - Phản ánh và kết và kết chuyển trị giá SPDD cuối kì vào TK 154.
- Phản ánh trị giá phế liệu thu hồi, các khoản bồi thường do sản phẩm hỏng khôngsửa chữa được.
- Phản ánh giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ vào TK 632.TK 631 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh: phân xưởng, tổ đội sản xuấtvà theo loại, nhóm sản phẩm, từng loại, từng chi tiết , bộ phận sản phẩm.
Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp theo phương pháp KKĐK: (phụlục 5)
1.1.5 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
SPDD là sản phẩm mà đến kì tính giá thành vẫn đang nằm trên dây truyền sản xuấtđể tiếp tục được chế tạo (đang nằm trên dây chuyền công nghệ, chưa đến kỳ thu hoạchhoặc chưa hoàn thành, chưa tính vào khối lượng bàn giao thanh toán)
Đánh giá SPDD là tính toán, xác định phần CPSX mà SPDD cuối kì phải chịu.Việcđánh giá chính xác SPDD cuối kì là một trong những điều kiện quan trọng để xác địnhchính xác giá thành sản phẩm Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệpmà SPDD cuối kì có thể được đánh giá theo một trong những phương pháp sau.
1.1.5.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí NVL thựctế (hoặc NVL chính)
Trang 11Nội dung: Theo phương pháp này, SPDD cuối kì chỉ bao gồm chi phí NVL chínhtrực tiếp hoặc chi phí NVL trực tiếp, còn các CPSX khác được tính hết cho sản phẩmhoàn thành trong kì.
Chi phícủa SPDD
cuối kì(NL,VL)
Chi phí củaSPDD đầu kì
trực tiếp phát sinh trong kì
lượngSPDD cuối
kìSố lượng sản
phẩm hoàn thành +
Số lượngSPDD cuối kì
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục nhiềugiai đoạn công nghệ kế tiếp nhau thì SPDD ở giai đoạn công nghệ sau được đánh giátheo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn công nghệ trước đó.
- Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, khối lượng tính toán ít, khi kiểm kê sảnphẩm làm dở thì không cần xác định mức độ hoàn thành.
- Nhược điểm: Thông tin về CPSX dở dang có độ chính xác không cao vì khôngtính đến các chi phí chế biến, do đó xác định giá thành sản phẩm cũng kém chính xác.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này nên áp dụng trong trường hợp chi phí NVLtrưc tiếp (hoặc NVL chính trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong tổng CPSX, khối lượngSPDD cuối kì ít và không biến động nhiều so với đầu kì.
1.1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo sản lượng tươngđương hoàn thành.
Theo phương pháp này, trước hết phải căn cứ vào mức độ hoàn thành và khối lượngSPDD để quy đổi khối lượng SPDD ra thành khối lượng sản phẩm hoàn thành tươngđương
Đối với những chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu của quá trình sản xuất như NVLtrực tiếp, NVL chính có công thức tính:
Trang 12SPDD cuối kỳ
SPDD đầu kỳKhối lượngSPDD hoàn thành
trong kỳKhối lượngSPDD cuối kỳ
SPDD cuối kỳ +
Đối với những chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất như chi phí NCTT, chi phíSXC có công thức tính:
Chi phí(NCTT, SXC)của SPDD cuối
Số lượngSPDD quy đổi
Trong đó: Số lượng SPDD quy đổi = Số lượng SPDD x Mức dộ hoàn thành
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả chính xác khá cao và khoa học, tuy nhiêncó nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều và phức tạp.
1.1.5.3 Phương pháp đánh giá SPDD cuối kì theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ khối lượng SPDD và CPSX định mức chomột đơn vị SP ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra chi phí của SPDD cuối kì.
1.2 Kế toán tính giá thành sản phẩm1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
GTSP là CPSX tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm hoặc một công việc,lao vụ đã hoàn thành
Trang 13GTSP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp.GTSP có 2 chức năng chủ yếu là chức năng thước đo bù đắp chi phí vàchức năng lập giá.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Cũng như CPSX, GTSPcó thể được phân thành nhiều loại tùy theo tiêu thức phânloại khác nhau và phục vụ yêu cầu quản lý khác nhau.
- Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành:
+ Giá thành định mức: là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh tế kĩthuật hiện hành và chỉ tính cho từng đơn vị sản phẩm Giá thành định mức là thước đođể đánh giá quá trình và kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn đểtạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất.
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính dựa vào CPSX kế hoạch và sản lượngkế hoạch Nó là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu, là căn cứ để phân tích đánh giátình hình thực hiện hạ giá thành của doanh nghiệp và cũng được tính trước khi tiếnhành sản xuất Giá thành kế hoạch có thể tính cho toàn bộ sản phẩm và cho từng đơn vịsản phẩm.
+ Giá thành thực tế: là GTSP được tính trên cơ sở CPSX thực tế đã phát sinh vàtập hợp được trong kì Giá thành thực tế chỉ tính được khi kết thúc quá trình sản xuấtchế tạo sản phẩm.
- Phân loại theo phạm vi tính giá thành:
+ GTSX: là giá thành được xác định dựa trên tất cả các chi phí phát sinh liên quanđến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liênquan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = GTSX + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Trang 14Đối tượng tính giá thành là căn cứ để tổ chức các bảng tính giá thành, lựa chọnphương pháp tính giá thành thích hợp, tổ chức công việc tính giá thành hợp lý phục vụcho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổchức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất của sản phẩmvà yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Do đó đối tượng tính giá thành cụ thểtrong các doanh nghiệp là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã hoàn thành,đã được kiểm nghiệm bàn giao hoặc nhập kho.
1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm
Là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho cácđối tượng tính giá thành Trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản phẩm, chu kỳ sản xuất sảnphẩm của doanh nghiệp mà có thể áp dụng một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì kỳ tính giáthành hàng tháng.
- Tổ chức sản xuất mang tính thời vụ, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành làhàng quý hoặc hàng năm.
- Tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuấtdài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ thì kỳ tínhgiá thành thích hợp là khi sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành
1.2.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.5.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp)
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuấtsản phẩm khép kín từ khi đưa NVL vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặthàng ít, khối lượng lớn, chu kỳ ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Trang 15Theo phương pháp này, GTSP được tính như sau:Tổng giá
thành thực tế củasản phẩm
CPSX của
CPSX phátsinh trong kỳ -
CPSX củaSPDD cuối kỳ
Giá thành đơn
Tổng giá thành thực tếSố lượng sản phẩm thực tế nhập kho
1.2.5.2 Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơnđặt hàng Kế toán giá thành phải mở cho mỗi đơn đặt hàng một bảng tính giá thành.Hàng tháng căn cứ CPSX đã tập hợp theo từng đơn đặt hàng trong sổ kế toán chi tiết đểghi vào các bảng tính giá thành có liên quan Khi hoàn thành việc sản xuất kế toán tínhGTSP bằng cách cộng toàn bộ CPSX đã tập hợp trên bảng tính giá thành.
1.2.5.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một quy trình côngnghệ sản xuất sử dụng một loại NVL đồng thời thu nhiều loại sản phẩm khác nhau.Trong trường hợp này đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ, đốitượng tính giá thành là từng loại sản phẩm.
Trình tự tính giá thành như sau:
- Bước 1: Tập hợp và xác định tổng CPSX cho toàn bộ quy trình sản xuất.
- Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của từng loạisản phẩm và hệ số quy đổi của nó.
- Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm theo công thức:Hệ số phân bổ chi
Trang 161.2.5.4 Phương pháp tính giá thành theo tỉ lệ
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp cùng 1 quy trình công nghệ SXSPđồng thời thu được một nhóm sản phẩm cùng loại nhưng có qui cách, kích cỡ, phẩmchất khác nhau Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp CPSX là nhóm sản phẩm,còn đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Trình tự tính giá thành như sau:
- Bước 1: Tập hợp và xác định CPSX thực tế cho toàn bộ qui trình công nghệ.- Bước 2: Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành căn cứ vào sản lượng thực tế củatừng loại sản phẩm có qui cách, kích cỡ khác nhau.
Tiêu chuẩn phânbổ cho từng loại qui
cách SP
Số lượng SP thựctế của từng loại qui
cách SP
Giá thành địnhmức(giá thành đơn vị kếhoạch) của từng qui cách
SP- Bước 3: Xác định tỉ lệ giá thành theo công thức
0Tổng tiêu chuẩn phân bổ
- Bước 4: Tính giá thành thực tế từng loại qui cách sản phẩm:
Giá thành thực tế
Tiêu chuẩn phân bổ
1.2.5.5 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Trang 17Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có yêu cầu hạchtoán kinh tế nội bộ cao các nửa thành phẩm ở công đoạn sản xuất, có thể một phầnđược chuyền cho công đoạn sản xuất sau, một phần có thể bán ra ngoài.
Theo phương pháp này kế toán phải lần lượt tính giá thành NTP của giai đoạn trướckết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành NTP của giaiđoạn công nghệ cuối cùng.
Giá thành NTP giai đoạn n
Giá thànhNTP giaiđoạn (n-1)chuyển sang
CPSX dởdang đầu kì
giai đoạn n+
CPSX phátsinh trongkì giai đoạn
-CPSX dởdang cuối kì
giai đoạn n
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn côngnghệ cuối cùng Do vậy để tính giá thành của thành phẩm chỉ cần tính toán xác định chiphí ở từng giai đoạn nằm trong thành phẩm.
- Đối với chi phí bỏ một lần ngay từ đầu quá trình sản xuất:
CPSXgiai đoạn
n trongTP
CPSXDD đầu kì
CPSXPS trong giai đoạn n
Số lượng TPhòan thành ở giai
đoạn công nghệcuối cùngSố lượng NTP
hoàn thành giai đoạn n
ThànhphẩmSố lượng NTP (TP)
hoàn thành giai đoạn n +
Số lượng SPDDcuối kì giai đoạn n
đã tính đổi
Trang 18CHƯƠNG II
THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện.
- Năm thành lập: Năm 1954 với tiền thân là Công ty là Nhà máy thiết bị Bưuđiện - đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính -Viễn Thông Việt Nam.
Năm 1954, sau khi Chính phủ tiếp quản thủ đô Hà Nội, nhà máy có tên làCơ xưởng Bưu Điện Trung Ương.
Ngày 15/03/1990 Ngày 15/03/1990 đổi tên là Nhà máy thiết bị Bưu Điệntheo quyết định số 202/QĐ-TCBĐ của Tổng cục trưởng Bưu điện.
15/11/2004 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện được cổ phần hoá theoquyết định số 46/2004/QĐ-BBCVT ngày 15/11/2004 của Bộ Bưu Chính ViễnThông
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008116 ngày 7/6/2005 do SởKế Hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.
Trang 19Sau 56 năm xây dựng và phát triển nhà máy thiết bị bưu điện tự khẳng định mình bằng những bướcđi vững vàng được uy tín trên thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập Đến nay nhà máy đã trưởng thành về mọi mặt, với phương châm: “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của nhà máy” Vì thế mà nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chính sách thâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ Với quy mô và sản xuất ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nên công ty đã có quan hệ bạn hàng trên khắp cả nước và một số bạn hàng nước ngoài như: Lào, Trung Quốc, Singapo,…Với nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đang ngay tiếp tục phát triển với mục tiêu: Nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, không ngừng mơ rộng quy mô sản xuất, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triẻn công ty ngày càng lớn mạnh
2.1.2 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong hai năm 2008 và 2009 (Phụ lục 06)
Thông qua các chỉ tiêu trong hai năm 2008 và 2009 ta có thể nhận xét:
Quy mô của công ty là tương đối lớn thông qua chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty luôn trên 450 tỷ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh Việc phân bổ vốn chủ yếu là vốn lưu động chiếm trên 60% phù hợp tính chất hoạt động SXKD, đây là điều kiện thuận lợi cho quy trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có nguồn vốn chủ sở chiếm tỷ lệ khá lớn so với vốn vay và nguồn vốn chủ sở hưu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính độc lập tự chủ về vốn , chủ động tài chính trong kinh doanh Mặc dù trong nền kinh tế đang khủng hoảng nhưng công ty vẫn giữ được tình hình kinh doanh tương đối ổn định Nguồn vốn chủ sở hữu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện ban lãnh đạo công ty chủ ý khai thác nguồn vốn chủ sở hữu hay nói cách khác nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính.
Theo các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh ta có một vài nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 nhỏ hơn năm trước là 98 tỷ tương ứng với tỷ lệgiảm là 19.75% Trong khi vốn kinh doanh giảm 1.9% mà doanh thu bán hàng giảm 19.75% có thể thấy công ty đang sử dụng vốn kém hiệu quả.
Nhìn vào chỉ tiêu doanh thu thuần cho thấy các khoản giảm, năm 2009 nhỏ hơn năm 2008 biểu hiện công ty cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, giảm hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
Hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả biểu hiện thu nhỏ hơn chi dẫn đến hoạt động bị lỗ có thể do đầu tư tài chính không đúng và lãi xuất tiền vay cao Tuy nhiên, chỉ nhìn vào các con số của hoạt động kinh doanh tài chính không thể đánh giá một cách toàn diện về hoạt động này trong thời kì biến động như thời gian qua.
Chi phí bán hàng tăng cao trong khi doanh thu lại giảm chứng tỏ công tác quản lý chi phí chưa tốt và còn có các yếu tố khách quan tác động như giá của các dịch vụ mua ngoài: điện, nước, xăng dầu, … tăng cao.
Tóm lại ,nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có tăng chứng tỏ kết quả cuối cùng của doanh nghiệp tuy có mặt yếu mặt mạnh nhưng vẫn có kết quả kinh doanh khích lệ trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay
2.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm sản xuất
Trang 20* Nhiệm vụ, đặc điểm chính của công ty là sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông Kinh doanh và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử, tinhọc.
* Các ngành kinh doanh của công ty CP Thiết bị bưu điện nhà máy 1:
- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học.- Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, điện tử, tin học
- Kinh doanh trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, công nghiệp, nhà ở- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học- Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học
- Kinh doanh dịch vụ: xây lắp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ giá trị gia tăng khác
- Cung cấp dịch vụ: xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học
- Cho thuê hoạt động; đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinh doanh nhà, văn phòng cho thuê.
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty thiết bị bưu điện (Phụ lục 07)
Qua sơ đồ ta có thể hình dung: Khi có sản phẩm nào đó, các nhà kỹ thuật thiết kế các bản vẽ kỹ thuật chi tiết sản phẩm, từ đó nhà máy mua nguyên liệu cho các phân xưởng sản xuất Tại đây, lần lượt qua các khâu thiết kế, tạo khuôn mẫu theo thiết kế rồi gia công chi tiết tại các phân xưởmg, qua khâu kiểm tra chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua làm sạch bóng bề mặt, sau đó một số sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm, số còn lại được chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm.Sản phẩm hoàn thiện được chuyển vào kho thành phẩm để đưa đi tiêu thụ hoặc giao luôn cho người đặt hàng
2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay công ty có hơn 600 cán bộ công nhân viên trong đó phàn lớn là cán bộ trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty (Phụ lục 08) - Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và các phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt đông của công ty, có nghĩa vụ đối với nhà nước trong quản lý tài sản.
+ Phó giám đốc: Gồm có phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc sản xuất, là người đại diện lãnh đạo về chất lượng sản phẩm, người trợ giúp giám đốc về mặt kỹ thuật và theo dõi điều hành các công việc dựa trên quyết định của giám đốc.
Các phòng ban: Nhà máy có 11 phòng ban, quản lý theo chức năng thông qua trưởng phòng đến từng nhân viên.Các phòng ban bao gồm: Phòng đầu tư – phát triển, phòng vật tư, phòng công nghệ kĩ thuật, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kế toán tài chính, phòng điều động sản xuất, phòng Marketing, phòng KCS, phòng kế hoạch kinh doanh, trung tâm bảo hành sản phẩm, phòng hành chính, bảo vệ.
Trang 21Các phân xưởng: Nhà máy gồm 10 phân xưởng được đặt tên từ 1 tới 9 và phân xưởng PVC (cứng) và PVC(mềm), các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một dây chuyền khép kín,sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc tùy theo nhu cầu của thị trường.
2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Trong các phòng ban tổ chức thuộc bộ máy quản lý của công ty, phòng kế toán có chức năng giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh tham mưu cho giám đốc về mọi mặt trong quá trình kinh doanh Mô hình kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tâp trung Bộ máy tổ chức của phòng kế toán bao gồm kế toán trưởng và các kế toán viên, các công việc của phòng kế toán được phân chia cho các kế toán viên để tránh công việc bị chồng chéo trùng lăp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục 09)
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán tài chính: Chỉ đạo các bộ phận kế toán nghiệp vụ và ghichép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán công ty, cung cấp thông tin kế toán tài chính và chịu trách nhiệm về các thông tin đó trước giám đốc.
Kế toán tài sản cố định: Căn cứ tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, trích phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho thành phẩm, phản ánh giá trị số lượng hàng xuất bán, tiêu thụ…
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán với người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách, thanh toán các khoản thu chi tiền mặt.
2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006.
- Công ty CP thiết bị bưu điện bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 01/01 và kếtthúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán công ty áp dụng theo quý.
- Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ (Phụ lục 10)- Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp tuyến tính.
- Phương pháp xác định giá xuất kho vật tư, hàng hoá: Bình quân gia quyền.- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ.
Trang 22- Phương thức bán hàng trong doanh nghiệp: Phương thức bán buôn.- Công ty không kiểm kê, hạch toán đánh giá sản phẩm dở dang.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Về nguyên giá xác định trên cơ sở giá muahoặc chế tạo cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử nếu có.
2.3 Thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty
Đối với loại hình sản xuất của công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, giá thành sản xuấtsản phẩm gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm những chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiênliệu mua ngoài phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và lắp ráp sản phẩm NVL trực tiếpchiếm khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.
+ NVL chính bao gồm: Nhựa, Inox,, sắt, thép, hạt nhựa, …
+ NVL phụ bao gồm: Khí hàn, que hàn, kim hàn, chụp hàn sứ, trục máy mài, … + Nhiên liệu: Dầu hoả, dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, mỡ, xăng, dầu pha thuốc đặcbiệt, dầu RP7, khí aragon, khí nitơ,…
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương và các khoản trích theo lương củacông nhân trực tiếp sản xuất Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng 15% -20% trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng bộphận như: Chi phí NVL, dụng cụ sản xuất dùng cho từng phân xưởng, chi phí khấu haotừng phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khácbằng tiền Đây là các khoản chi phí gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm, do vậy đốitượng chính của các khoản mục này là tất cả các phân xưởng Chính vì vậy để xác địnhlượng chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiếnhành phân bổ chi phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp.
Trang 232.3.2 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chi phí sản xuất tại côngty cổ phần Thiết bị bưu điện được phân loại như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp- Chi phí nhân công trực tiếp- Chi phí sản xuất chung
2.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đếnthông tin kê toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất Vì vậy xác định đúngđối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lýcủa công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chí phí sản xuất từ việchạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với đặc điểm sảnxuất hàng hóa, chi kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có trong ca,trong ngày NVL được đưa vào chế biến liên tục theo quy trình công nghệ đã quy địnhkhông có sự gián đoạn về mặ kỹ thuật và thời gian.
Để đáp ứng nhu cầu về công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, công tác tínhgiá thành sản phẩm ở công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí từng loại sản phẩmtheo từng phân xưởng.
2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.3.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Để có được một sản phẩm thì cần rất nhiều nguyên liệu khác nhau, do đó để quản lývà tập hợp chính xác khoản mục chi phí NVL trực tiếp, kế toán CPSX và tính GTSPcông ty đã chia khoản này thành các loại:
Trang 24- Chi phí NVL chính: Nhựa, kim loại,…- Chi phí NVL phụ: keo dán, băng dính,…
NVL dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng phân xưởng, từngloại sản phẩm do đó công ty tổ chức tâp hợp chi phí NVL trực tiếp theo phương pháptrực tiếp.
* Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ, sổ cáiTK 621: “Chi phí NVL trực tiếp”.
Việc theo dõi quản lý và hạch toán chi phí NVL trực tiếp của công ty được tiếnhành trong suốt quá trình sản xuất.
Sản phẩm chính của nhà máy là điện thoại bàn có dây, điện thoại không dây, bànphím máy tính, cáp quang,… được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau vì vậy phảitheo dõi chi tiết việc nhậpvà xuất NVL
* Công ty xác định giá NVL xuất kho như sau:
Trang 25Tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng loạisản phẩm, định mức sử dụng NVL chính cho một đơn vị sản lượng đối với từng loạisản phẩm mà phòng kế hoạch vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho NVL phục vụ sảnxuất Do đặc điểm sản xuất của công ty mà số lần xuất kho là nhiều và liên tục nhưngsố NVL nhập lại không liên tục nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyềnsau mỗi lần nhập để xác định giá trị NVL xuất kho
Đơn giá thực tế bình quân
Giá thực tế NVL tồn kho + Giá thực tế NVL nhập kho
Số lượng NVL tồn kho + Số lượng NVL nhập kho
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 308 ngày 02/10/2009 Xuất 150 kg Inox chophân xưởng sản xuất biết số inox tồn đầu tháng 10/2009 là 141kg trị giá 64 020 000đ.(Phụ lục 12)
Đơn giá thực tế bình quân của Inox xuất kho:
(64 020 000 + 914 520 000) / (141 + 2012,6) = 454 400đ/kgGiá trị Inox xuất kho là 454 400 x 150 = 68 100 000đ.Phiếu xuất kho của công ty do thủ kho lập 3 liên: + Liên 1: Lưu lại ở bộ phận vật tư
+ Liên 2: Thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho, định kỳ 3 đến 4 ngày thủ kho chuyểnlên phòng kế toán để tập hợp và phân bổ Kế toán là người tính giá vào cột đơn giá vàthành tiền của phiếu xuất kho.
+ Liên 3: Giao cho người lĩnh vật tư
Trang 26Cuối tháng kê toán NVL căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứngtừ khác có liên quan sau đó ghi vào sổ chi tiết NVL.
Trị giá NVL tồnkho cuối tháng =
Trị giá NVL tồnkho đầu tháng +
Trị giá NVL nhậpkho trong tháng -
Trị giá NVL xuấtkho trong tháng
Căn cứ vào các chứng từ xuất kho NVL sau khi được tổng hợp kế toán theo dõiNVL lập “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC” (Phụ lục 13)
Theo “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC”, kế toán ghi:Nợ TK 621: 5 315 537 191 đ
Có TK 152: 5 315 537 191 đ
Căn cứ vào “Bảng phân bổ nguyên liệu, CCDC” kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm lấy số liệu để ghi vào sổ tổng hợp chi phí – TK 621 (phụ lục14), từ đó số liệu được sử dụng để lập bảng kê 4 (Phụ lục 15), NKCT số 7 phần 1 (phụlục 16) từ NKCT số 7 phần1 kế toán lập sổ cái TK 621 (Phụ lục 14)
2.3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một bộ phận chi phí chiếm tỉ trọng lớn trongtổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp Các khoản phải trả cho công nhân viên đượccông ty hạch toán chi tiết, cụ thể thể hiện trên các bảng thanh toán lương, các sổ vàbảng phân bổ lương, BHXH, BHYT và BHTN.
* Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này đượcmở chi tiết theo từng phân xưởng: TK6221 - Chi phí nhân công trực tiếp xưởng hàn,TK6222 - Chi phí nhân công trực tiếp bộ phận gò,
Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:
- Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp:nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên hành chính và cho lao
Trang 27động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong trường hợp công nhân nghỉ phép, nghỉlễ, hội họp Theo hình thức này, tiền lương thực tế phải trả được tính như sau :
Lươngthời gian =
x Số ngày công
cấp26 ngày công
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng hành chính của công ty xây dựng và quản lý.
Qui trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Căn cứ vào Bảng chấm công, khối lượng sản phẩm thực tế của từng người và đơngiá lương sản phẩm, các nhân viên thống kê tính toán lương, phụ cấp, trợ cấp, BHXHtrả thay lương của công nhân trực tiếp sản xuất rồi lập “Bảng thanh toán lương” củacông nhân trực tiếp sản xuất cho các tổ sản xuất ở phân xưởng Tất cả các “Bảng thanhtoán lương” này sẽ được chuyển sang cho phòng hành chính, cụ thể là bộ phận laođộng, tiền lương kiểm tra và ký xác nhận, sau đó sẽ chuyển sang phòng kế toán tổnghợp để kế toán tiền lương tính toán lương và các khoản có liên quan.
Ví dụ: công nhân Trần Thị Hoa tháng 04/08 làm được 11sp mã S921 đơn giá 75000đ, 60sp mã S923 đơn giá 25 000đ, 3sp mã S926 đơn giá 60 000đ Ta có tổng lươngcủa công nhân Trần Thị Hoa như sau:
(11 x 75 000) + (60 x 25 000) + ( 3 x 60 000) = 2 505 000đ
Trang 28Sau đó kế toán sẽ tổng hợp lương của các phân xưởng trên “Bảng tổng hợp lươngsản phẩm” của từng phân xưởng Từ đó số liệu sẽ được cập nhật vào “Bảng phân bổtiền lương và BHXH” (Phụ lục 17)
Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” sau đó sẽ được kế toán tập hợpchi phí và tính giá thành sử dụng để tập hợp chi phí.Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 273 656 172 đCó TK 334: 224 671 460 đCó TK 338: 48 984 712 đ
Số liệu trên bảng sẽ được kế toán giá thành chuyển vào các chứng từ ghi sổ, sổ chitiết, sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp để phục vụ cho việc tính giá thành Căn cứvào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” lập bảng kê 4, NKCT 7 kế toán lập sổ cáiTK 622 (Phụ lục 18).
2.3.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
* Chi phí sản xuất chung là các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuấtsản phẩm phát sinh ở các bộ phận, phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung của nhà máy bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí NVL, CCDC dùng tại các phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ,chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng và các chi phí bằng tiền khác.
* TK sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản này được mở các tài khoản cấp 2 theo đúng nội dung của nó : TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuấtTK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố địnhTK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 6278: Chi phí bằng tiền khác* Phương pháp kế toán
Trang 29- Chi phí nhân viên phân xưởng
Ở các phân xưởng sản xuất hàng tháng công ty không những phải trả lương chocông nhân trực tiếp sản xuất mà còn phải trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởngvà hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”, kê toán ghi:Nợ TK 6271: 33 775 018 đ
Có TK 334: 28 000 015 đCó TK 338: 5 775 003 đ
- Chi phí vật liệu (TK 6272)
Trị giá hạch toán và trị giá thực tế của vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung được thể hiện ở Bảng phân bổ số 2 - “Bảng phân bổ NVL, CCDC” Sau đó sẽ được kế toán giá thành sử dụng để nhập số liệu vào sổ cái TK 627 (Phụ lục 19).
Căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC” (Phụ lục 13), kế toán định khoản vào sổ TK 627 như sau:
Nợ TK 6272: 187 012 339 đCó TK 152:187 012 339 đ
- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273)
Để tập hợp công cụ, dùng cụ dùng chung cho phân xưởng kế toán sử dụng TK 6273“Chi phí dụng cụ sản xuất” Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởngđể tiện theo dõi.
Cuối tháng kế toán vật tư tập hợp và phân loại các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ,nhập số liệu vào bảng kê nhập, xuất Cũng qua quá trình luân chuyển tương tự hạchtoán nguyên vật liệu xuất dùng, kế toán lập được Bảng phân bổ số 2 - “Bảng phân bổNVL, CCDC” (Phụ lục 13) Kế toán giá thành sẽ nhập số liệu vào sổ cái TK 627.
Nợ TK 6273: 13 675 432 đCó TK 153: 13 675 432 đ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274)
Hiện nay, công ty đang trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của chúng đã được qui định là 15 năm đối với máy móc, thiết bị và 50 năm đối với nhà xưởng, vật kiến trúc để trích khấu hao hàng tháng tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng.
Mức khấu hao TSCĐ tại công ty được tính theo công thức :
Trang 30Mức khấu
Nguyên giá TSCĐThời gian sử dụng (năm)
Nợ TK 6274: 36 638 292 đCó TK 214: 36 638 292 đ
2.3.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Việc tổng hợp kế toán CPSX căn cứ vào các đối tượng hạch toán CPSX mỗi đốitượng tập hợp CPSX được mở sổ theo dõi từng khoản mục chi phí để làm cơ sở choviệc tính giá thành sản phẩm.
Để tổng hợp chi phí toàn nhà máy kế toán sử dụng TK 154: “ Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang” Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
Trang 31Cuối tháng sau khi tập hợp được số liệu CPSX toàn công ty kế toán tiến hành kếtchuyển các loại chi phí vào bên nợ TK 154.
Cuối kỳ, căn cứ vào các chi phí NVL, nhân công, sản xuất chung đã tập hợp đượctrong kỳ trên các bảng phân bổ vật liệu, lương, khấu hao Kế toán tập hợp CPSX vàobảng kê số 4 theo từng bộ phận sản xuât, phân xưởng Từ bảng kê số 4 ghi vào sổ cáiTK 154( Phụ lục 21), kế toán kết chuyển:
Nợ TK 154: 5 705 431 558 đCó TK 621: 5 128 524 852 đCó TK 622: 273 656 172 đCó TK 627: 303 250 534 đ
2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện 2.4.1 Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành sản phẩm
2.4.1.1 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tínhgiá thành Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm như :Điện thoại bàn, điệnthoại không dây, ADSL, dây cáp, …
2.4.1.2 Kì tính giá thành sản phẩm
Tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện việc hạch toán tính giá thành được quản lý rất chặt chẽ và khoa học với tiêu chí tính đúng, tính đủ không bỏ sót các khoản chi phí nhằm đưa ra giá thành chính xáccho từng loại sản phẩm.
Cùng với việc tập hợp chi phí thì kỳ tính GTSP ở công ty được xác định là hàng tháng Cụ thể là cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp CPSX của từng phân xưởng, tổng hợp cho toàn doanh nghiệp Việc chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty
Trang 32Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất và lắp ráp theo đơn đặt hàng, chu kỳsản xuất ngắn nhưng liên tục không ngắt quãng vì thế sản phẩm dở hầu như không códo đó công ty không hạch toán sản phẩm dở dang.
2.4.3 Phương pháp tính giá thanh sản phẩm ở công ty
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty, quy trình công nghệ sản xuất khép kín,chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục Do đó công ty đã sử dụng phương pháp trực tiếp đểtính giá thành.
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Vì công ty không tính giá thành SPDD nên tổng CPSX đã tập hợp được trong kỳtheo từng loại sản phẩm cũng chính là giá thành của sản phẩm đó.
VD: Trong tháng 10/2009 phân xưởng sản xuất và lắp ráp hoàn thành 1000 chiếcđiên thoại không dây Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng để sản xuất và lắp ráp1000 chiếc điện thoại trên là
- Chi phí NVL trực tiếp: 164 429 629đ- Chi phí nhân công trực tiếp: 28 596 457đ- Chi phí sản xuất chung: 57 129 914đTổng giá thành của lô điện thoại không dây là:
164 429 629 + 28 596 457 + 57 129 914 = 250 156 000đGiá thành đơn vị của một chiếc điện thoại không dây là 250 219 000 : 1000 = 250 156 đ
Trang 33Sau khi tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tính giá thành theotừng khoản mục chi phí (Phụ lục 22)
Trang 34CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁCKẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
3.1 Đánh giá chung về công tác kê toán tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, được sự giúp đỡ củacác lãnh đạo công ty, của các cán bộ phòng kế toán tổng hợp, trên cơ sở những kiếnthức đã được trang bị ở nhà trường em đã có được những hiểu biết nhất định về tìnhhình thực tế công tác kế toán tại công ty nói riêng và hạch toán các nghiệp vụ kinh tếphát sinh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung Điều này đã giúp em rất nhiều trongviệc củng cố thêm những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường, phục vụ đắc lực cho nghềnghiệp kế toán của em sau này Qua những kiến thức đã tiếp thu được, em xin nêu mộtvài ý kiến nhận xét về tổ chức công tác kế toán nói chung và về tổ chức công tác kếtoán tập hợp CPSX và tính GTSP nói riêng tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện nhưsau :
- Về hệ thống kế toán
Các loại chứng từ kế toán được công ty áp dụng đúng mẫu do bộ tài chính ban hành và một số chứng từ được công ty sửa đổi phù hợp với tình hình HĐKD Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ ban đầu do các nhân viên nghiệp vụ thực hiện Quá trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận có liên quan đều đặn, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.
- Về hệ thống TK kế toán
Công ty đã áp dụng hệ thống TK theo đúng quy định của bộ Tài chính ban hành đồng thời còn mở chi tiết các TK cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty Những tài khoản được mở chi tiết rất phù hợp cho công việc kế toán của công ty.
- Về hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã vận dụng hình thức sổ “ Nhật ký chứng từ” một cách sáng tạo và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Trong quá trình hạch toán công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo đúng quy định do bộ tài chính ban hành Nhìn chung các bộ phận của công ty đều được kế toán theo dõi trên sổ sách một cách đầy đủ.
3.2 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm của công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện