ĐỌC HIỂU 3,0 điểm Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… 1 Những trường học kiểu quý tộc nổi tiếng thường dạy theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡ
Trang 1TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
-
ĐỀ THI THỬ LẦN 2
(Đề thi gồm 02 trang)
KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QG NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN (Ngày thi 22/3/2019) Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
_
Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm
- Kiến thức đời sống
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học)
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“… (1) Những trường học kiểu quý tộc nổi tiếng thường dạy theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡng tinh thần kỉ luật và ý thức hợp tác của thí sinh Quý tộc là phải tràn đầy khả năng tự kiềm chế, có tinh thần mạnh mẽ, và tinh thần này cần được bồi dưỡng rèn luyện từ thủa nhỏ (2) Trường nội trú Eton đã áp dụng phương pháp này để đào tạo được nhiều nhân tài ưu tú, ví dụ như tướng Wellington, người từng đánh bại Napoleon, là người từng theo học tại Eton
(3) Tướng Wellington là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới, từng có một sự tích nổi tiếng về ông trước trận chiến sinh tử với Napoleon Khi đó bất chấp hỏa lực nguy hiểm, tướng Wellington vẫn xông pha lên tiền tuyến theo dõi đối thủ, thấy thế người tham mưu khuyên ông sớm trở về, vì tiền tuyến quá nguy hiểm, nhưng Wellington vẫn cứ đứng bất động, viên tham mưu đành hỏi “Ngài có nhắn nhủ điều gì nếu chẳng may tử trận?” Wellington vẫn không buồn quay người lại, cứ đứng yên đáp: “Nhắn với mọi người, trăn trối của ta là giống như ta đang đứng đây”
(4) Cuộc sống quý tộc theo tưởng tượng của đa số người hiện nay là ở trong biệt thự, mua xe Bentley, chơi golf, là chỉ tay năm ngón tùy tiện sai khiến người khác… Thực tế đây không phải là tinh thần quý tộc mà chỉ là thứ tinh thần của lớp nhà giàu mới nổi Trong quan niệm của nhiều người, trường học quý tộc cần hưởng thụ các điều kiện quý tộc, có cuộc sống quý tộc
(5) Nhưng thực tế, thí sinh học trường quý tộc Anh quốc, phải ngủ giường cứng, ăn uống đạm bạc, hàng ngày phải tiếp nhận chương trình rèn luyện gian khổ hơn nhiều so với những trường dành cho giới bình dân Đa số người ta thường đánh đồng khái niệm Phú và Quý Thực tế hai khái niệm này thuộc hai cảnh giới khác nhau: Phú chỉ là vật chất, Quý là chỉ tinh thần
(6) Trong tinh thần quý tộc, trước tiên là chỉ về ý thức tự kỉ luật, phải khắc kỷ dâng hiến bản thân phục vụ quốc gia Hoàng tử Willam và hoàng tử Harry của Anh có thể xem là dẫn chứng điển hình của tinh thần quý tộc…”
(Suy nghĩ lệch lạc trong giới nhà giàu mới nổi về tinh thần quý tộc – Đường Hải, theo trithuc.vn.net)
Câu 1 (0,5 điểm) Nhận biết
Nêu những suy nghĩ lệch lạc về cuộc sống quý tọc được nhắc đến trong đoạn trích?
Câu 2 (0,75 điểm) Thông hiểu
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của việc sử dụng thao tác lập luận so sánh trong đoạn văn (4) và (5)?
Câu 3 (0,75 điểm) Thông hiểu
Theo anh/chị, Welllington muốn nhắn nhủ điều gì trong lời trăn trối: “Nhắn với mọi người, trăn trối của
ta là giống như ta đang đứng đây”
Trang 2Câu 4 (1,0 điểm) Thông hiểu
Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Dạy học theo kiểu quân sự hóa nghiêm khắc và gian khổ, mục đích để bồi dưỡng tinh thần kỉ luật và ý thức hợp tác của thí sinh” hay không? Vì sao?
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về lối sống chạy theo vật chất của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Đọc tác phẩm văn học, ta luôn bắt gặp những khoảnh khắc vô tận, ngắn ngủi về thời gian vật lí nhưng vô tận về ý nghĩa nhân sinh
Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc (Vợ nhặt, Kim Lân) Hãy trình bày những cảm nhận của anh/chị về hai “khoảnh khắc vô tận” trên
- HẾT -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
( http://tailieugiangday.com – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)
Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
1
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích
Cách giải:
Cuộc sống quý tộc theo tưởng tượng của mọi người là ở trong biệt thự, mua xe Bentley, chơi golf, là chỉ tay năm ngón tùy tiện sai khiến người khác,…
2
Phương pháp: căn cứ phép lập luận so sánh, phân tích
Cách giải:
- Tác giả so sánh những tưởng tượng của mọi người về lối sống quý tộc (ở trong biệt thự, mua xe Bentley, chơi golf, là chỉ tay năm ngón tùy tiện sai khiến người khác,…) với thực tế cuộc sống của họ (trường học quý tộc, học sinh phải ngủ giường cứng, ăn uống đạm bạc, hàng ngày phải tiếp nhận chương trình rèn luyện gian khổ hơn nhiều so với những trường dành cho giới bình dân)
- Tác dụng: sử dụng thao tác lập luận so sánh tác giả đã cho thấy rõ nét tương phản trong suy nghĩ của mọi người và thực tế về quý tộc Qua đó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về quý tộc, sự quý tộc của họ là toát lên từ phẩm chất, trí tuệ bên trong
Trang 33
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Có thể hiểu lời trăn trối ấy là:
- Dám đương đầu mọi khó khăn, thử thách, nguy hiểm
- Ý thức kỉ luật cao, sẵn sang dâng hiến bản thân phục vụ quốc gia
- …
PHẦN II LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
1 Giới thiệu vấn đề: Lối sống chạy theo vật chất của giới trẻ
2 Giải thích
- Chạy theo vật chất là lối sống đua đòi, chạy theo xu hướng, chỉ quan tâm đến vẻ hình thức bên ngoài mà không chú trọng nâng cao phẩm chất bên trong
=> Đây là lối sống xấu của giới trẻ cần phải xóa bỏ
3 Bàn luận vấn đề
- Giới trẻ ngày nay ngày càng thích sống ảo, sống không thật với chính mình, ăn chơi đua đòi: post hình
đi ăn sang, mua điện thoại xịn, quần áo hàng hiệu,… cốt để khoe khoang với mọi người mình có điều kiện
- Giới trẻ ngày càng hướng đến lối sống hưởng thụ, không lo làm việc, tích lũy cho tương lai Trong họ luôn tràn ngập suy nghĩ vui chơi, hội hè thay vì lao động, làm việc
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lối sống này:
+ Sống buông thả, đua đòi
+ Hiểu sai các giá trị đạo đức cốt lõi
+ Do gia đình thiếu quan tâm con cái
+ …
- Lối sống chạy theo vật chất sẽ chỉ làm cho con người dần trở nên tha hóa, biến chất Đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp của bản thân
- Là một học sinh trước tiên chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, có mục tiêu sống đẹp, cống hiến cho đất nước , cho xã hội
Trang 4Câu 2 (5,0 điểm) Vận dụng cao
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Tô Hoài là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại Sáng tác của ông thiên về diễn tả những
sự thật của đời thường Ông có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta Sáng tác của ông hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân và thông tục nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc
-Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc, được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955, sau hơn nửa thế kỉ đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc
-Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn Ông thường viết về nông thôn và người nông dân Dù viết
về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thông minh, hóm hỉnh, tài hoa
-Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962) Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này
- Đây là hai nhà văn hiện thực xuất sắc, biết vận dụng những chi tiết rất đời thường mà cũng đầy ý nghĩa, đặc biệt là ở chi tiết:
+ Đó là khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống (Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài)
+ Đó là khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc (Vợ nhặt, Kim Lân)
• Giới thiệu nhân vật Mị và phân tích khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống
*Giới thiệu nhân vật Mị:
-Mị là một cô gái vùng cao có nhan sắc, tài năng, phẩm chất tốt đẹp, khao khát tự do
-Do món nợ truyền kiếp của gia đình mà Mị trở thành con dâu gạt nợ -> sống trong bi kịch
*Phân tích khoảnh khắc Mị vụt chạy theo A Phủ để tìm đường sống:
-Vị trí xuất hiện chi tiết: chi tiết xuất hiện ở cuối phần một của truyện A Phủ là người ở gạt nợ nhà thống
lí Pá Tra Trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò nên
đã bị trói đứng Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân => hai người gặp gỡ nhau
- Nguyên nhân dẫn đến quyết định “chạy theo A Phủ”:
+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”
- Diễn biến tâm trạng:
+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người
+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói
+ Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ
-Ý nghĩa khoảnh khắc đó:
+Khoảnh khắc đó phản ánh sự thức tỉnh của Mị, biểu hiện của lòng ham sống mãnh liệt và khao khát tự
do cháy bỏng
+Khoảnh khắc đó mở ra một trang mới trong cuộc đời của Mị Từ đây Mị đã tìm được lối thoát cho chính mình
+Khoảnh khắc thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho nhân vật của mình
Trang 5• Giới thiệu nhân vật Tràng và khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
*Giới thiệu nhân vật Tràng:
-Tràng là dân ngụ cư, gia cảnh nghèo và ngoại hình xấu xí -> hội tụ đầy đủ những “tiêu chuẩn” ế vợ -Tuy nhiên trong cuộc đời Tràng đã xuất hiện một sự kiện làm thay đổi nhiều thứ - sự kiện “nhặt vợ”
*Phân tích khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
-Vị trí xuất hiện chi tiết: Chi tiết xuất hiện ngay ở phần đầu tác phẩm Khi Tràng gặp lại cô gái đã đẩy xe
bò giúp mình và bông đùa vài câu, ai ngờ cô gái đồng ý theo Tràng về làm vợ Tràng ban đầu cũng lo sợ nhưng sau tặc lưỡi: “Chậc, kệ!”
-Nguyên nhân khiến Tràng tặc lưỡi:
+Khao khát tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình mà nay cơ hội đó đến
+Lòng thương cảm dành cho người “vợ nhặt”
-Diễn biến tâm lý sau khi tặc lưỡi “Chậc, kệ!”:
+Trước khi dẫn cô vợ nhặt về nhà có bỏ tiền ra mua cho cô 1 cái thúng con, 2 hào dầu…-> chuẩn bị cho một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc
+Trên đường về: phớn phở, tủm tỉm cười, khuôn mặt vênh vênh tự đắc với mình
+Về tới nhà ngượng ngùng giới thiệu với mẹ về cô vợ nhặt,…
+Sáng hôm sau thức dạy cảm thấy mình cần có trách nhiệm, có bổn phận với gia đình hơn…
-Ý nghĩa khoảnh khắc Tràng tặc lưỡi “Chậc, kệ!”, đưa thị về nhà để tìm hạnh phúc
+Khoảnh khắc đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời của Tràng
+Thể hiện lòng thương cảm, tình người của các nhân vật dành cho nhau, rộng hơn là tình thương yêu giữa những con người nghèo khổ
+Thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành cho những người lao động
• Đánh giá hai khoảnh khắc trên
-Cả hai khoảnh khắc đều là những khoảnh khắc đánh dấu những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật, đưa nhân vật tìm đến ánh sáng, tương lai
-Cả hai khoảnh khắc đều khơi dậy sức sống tiềm tàng hay phẩm chất tốt đẹp trong mỗi nhân vật
-Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn
• Tổng kết