1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QUI ĐỊNH VỀ TTGD TRONG LUẬT GD

2 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 35 KB

Nội dung

Những quy định về thanh tra giáo dục tại Luật Giáo dục năm 2005 Luật Giáo dục năm 2005 cơ bản đã thừa kế Luật Giáo dục năm 1998 những quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, do Luật Thanh tra (có hiệu lực từ 01/01/2004) đã quy định khá cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành nên trong Luật Giáo dục năm 2005 không nhắc lại những nội dung cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005 cơ bản đã thừa kế Luật Giáo dục năm 1998 những quy định về thanh tra giáo dục. Tuy nhiên, do Luật Thanh tra (có hiệu lực từ 01/01/2004) đã quy định khá cụ thể về quyền hạn trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành nên trong Luật Giáo dục năm 2005 không nhắc lại những nội dung cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục. Luật Giáo dục năm 2005 có 3 điều về Thanh tra giáo dục. (gồm có điều 111; 112; 113). Trước hết tại khoản 1 điều 111 Luật giáo dục năm 2005 có nêu rõ chức năng của Thanh tra giáo dục: 1. Thanh tra giáo dục thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực giáo dục. Tại khoản 2 điều 111 cũng đã nêu rõ nhiệm vụ của thanh tra giáo dục: 2. Thanh tra chuyên ngành về giáo dục có những nhiệm vụ sau đây: a. Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục. b. Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử, cấp bằng, chứng chỉ, việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng giáo dục ở cơ sở giáo dục. c. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; d. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; e. Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; f. Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục, đề nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách và quy định của nhà nước về giáo dục; g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, trong Luật giáo dục 2005 những quy định về Thanh tra giáo dục đã đảm bảo cho thanh tra tham gia vào việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng cũng như việc thực hiện tốt những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Khi soạn thảo Luật giáo dục (sửa đổi) năm 2005 đã có nghiên cứu về Luật Thanh tra. Vì vậy những quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trong luật giáo dục cũng phù hợp với quy định trong Luật thanh tra. Ví dụ như ở Luật giáo dục năm 1998 có các điều quy định cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục, nay ở Luật giáo dục năm 2005 tại điều 112 nêu quyền hạn và trách nhiệm của Thanh tra giáo dục như sau: “Thanh tra giáo dục có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về thanh tra”. Về tổ chức hoạt động của thanh tra giáo dục Theo quy định tại điều 113 của Luật giáo dục năm 2005 các cơ quan thanh tra giáo dục ở các cấp quản lý nhà nước về giáo dục gồm có: - Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo Hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Để hoạt động thanh tra chuyên ngành được tổ chức và tiến hành ở các cơ sở giáo dục đào tạo, phát huy được vai trò của công tác thanh tra trong quản lý chuyên ngành, Luật giáo dục năm 2005 cũng đã quy định rõ tại điều 113: - Hoạt động thanh tra giáo dục ở cấp huyện do trưởng phòng giáo dục và đào tạo trực tiếp phụ trách, theo sự chỉ đạo nghiệp vụ của thanh tra sở giáo dục và đào tạo. - Hoạt động thanh tra giáo dục trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học do thủ trưởng cơ sở trực tiếp phụ trách theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Luật giáo dục đã căn cứ vào những quy định của pháp luật về thanh tra để đặt ra yêu cầu về hoạt động thanh tra trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đang soạn thảo Quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong các trường đại học, cao đẳng. Dự kiến tháng 12 năm 2005 sẽ ban hành Quy định này. Tháng 12 năm 2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định 101 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục. Sau khi luật Thanh tra được ban hành vào tháng 6 năm 2004 và Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 20/5/2005 thì hiện nay Bộ GD&ĐT đang soạn thảo để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục thay thế cho nghị định 101 ban hành ngày 10/12/2002. Bàn về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục tôi xin được lưu ý thêm một số vấn đề: các tổ chức, cá nhân muốn tham gia vào hoạt động giáo dục đào tạo cần phải nắm vững Luật giáo dục. Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp các văn bản Luật ở nhiều lĩnh vực có những vấn đề liên quan hoặc khác nhau thì phải tuân theo luật chuyên ngành. Nói một cách khác đi: Phải tuân thủ Luật giáo dục khi tham gia hoạt động giáo dục đào tạo. . quy định của nhà nước về giáo dục; g. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, trong Luật giáo dục 2005 những quy định về Thanh. những quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục trong luật giáo dục cũng phù hợp với quy định trong Luật thanh tra. Ví dụ như ở Luật giáo

Ngày đăng: 30/08/2013, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w