Ứng dụngCNTTvào đổi mới phương pháp dạy học I. Đặt vấn đề: 1. Những thành tựu mới của khoa học và công nghệ nửa cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI đang làm thay đổi hình thức và nội dung các hoạt động kinh tế, văn hoá và xã hội của loài người. Một số quốc gia phát triển đã bắt đầu chuyển dần từ văn minh công nghiệp sang văn minh thông tin. Các quốc gia đang phát triển tích cực áp dụng những tiến bộ mới của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT), để phát triển và hội nhập. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụngCNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụngCNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” (Trích Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ Trưởng Bộ GD-ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụngCNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005). 2. Thực hiện tinh thần chỉ đạo nói trên của Bộ GD-ĐT và của Sở GD-ĐT Thừa Thiên-Huế, nhận thức được rằng, việc ứngdụngCNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp Dạy - Học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp Dạy - Học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất không có, hoặc còn thiếu thốn, trường THPT Hai Bà Trưng đã mạnh dạn thực hiện bước đầu thể nghiệm trong tổ Toán - Tin học, từ đó rút kinh nghiệm để nhân rộng ra các tổ bộ môn khác. II. Một số vấn đề về lí luận: 1. Theo tài liệu Hội nghị quốc tế về giáo dục và đào tạo thế kỷ XXI: "Tầm nhìn và hành động" (từ ngày 5- 9/10/1998 tại Paris do UNESCO tổ chức) đã dưa ra một hệ thống phân loại các mô hình giáo dục theo hướng phát triển: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động Máy tính cá nhân Kiến thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Như vậy Việt Nam đang dần chuyển dịch từ mô hình truyền thống sang mô hình thông tin, mà trong mô hình thông tin cũng cố chủ yếu là máy tính cá nhân và kết hợp với mạng LAN, WAN hoặc INTERNET. Chương trình hoạt động của Asia and the Parcific Programme of Educationnal Innovation for Development (APEID) của UNESCO chuẩn bị cho giai đoạn 2002 - 2007 đó nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng ICT để đối mới giáo dục (Information and Communication Technologies for Educational Innovations). Như vậy việc sử dụng ICT hỗ trợ quá trình dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học đã được đặt ra và thực hiện trên phạm vi toàn thế giới. Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay, việc sử dụng công nghệ thông tin đang ở mức độ sử dụng máy tính cá nhân cùng các thiết bị ghép nối như ổ đĩa CD, loa, máy chiếu Projector, . 1. Vấn đề sử dụngCNTT trong việc hổ trợ dạy học môn Toán ở Việt Nam Theo GS. TSKH Nguyễn Bá Kim và TS Đào Thái Lai thì với tính cách là công cụ dạy học, Máy vi tính được khai thác dưới những hình thức chủ yếu như sau: Giáo viên trình bày bài giảng có sự hổ trợ của máy tính. Học sinh làm việc trực tiếp với máy tính dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của giáo viên. Học sinh học tập độc lập trên máy tính theo chương trình. 3. Theo tài liệu free NCET (1995) ) leaflet, Mathematics and IT - apupil's entitlement, hai tác giả Sue Johnston - Wilder và David Pimm đã đưa ra 6 hướng chính sử dụngCNTT nhằm cung cấp các điều kiện cho người học toán, cụ thể là: Học tập dựa trên thông tin ngược: Máy tính có khả năng cung cấp nhanh và chính xác các thông tin phản hồi dưới góc độ khách quan. Từ những thông tin phản hồi như vậy cho phép người học đưa ra ước đoán của mình và từ đó có thể thử nghiệm, thay đổi những ý tưởng cuả mình. Khả năng quan sát các mô hình: Với khả năng và tốc độ xử lí của máy tính giúp người học đưa ra nhiều ví dụ khi khám phá các vấn đề trong toán học. Máy tính sẽ trợ giúp người học quan sát xử lí các mô hình từ đó đưa ra lời chứng minh trong trường hợp tổng quát. Phát hiện các mối quan hệ trong toán học: Máy tính cho phép tính toán biểu bảng, xử lí đồ hoạ một cách chính xác và liên kết chúng lại với nhau. Việc cho thay đổi một vài thành phần và quan sát sự thay đổi trong các thành phần còn lại đã giúp người học phát hiện ra mối tương quan giữa các đại lượng. Thao tác với các hình động: Người học có thể sử dụng máy tính để biểu diễn các biểu đồ, các quĩ tích một cách sinh động, giúp cho người học hình dung ra các hình hình học một cách tổng quát từ máy tính. Khai thác, tìm kiếm thông tin: Máy tính cho phép người học sử dụng làm việc trực tiếp với các dữ liệu thực, từ đó hình dung ra sự đa dạng của nó và sử dụng để phân tích hay làm sáng tỏ một vấn đề toán học. Dạy học với máy tính: Khi người học thiết kế giải thuật để sử dụng máy tính giúp tìm ra kết quả thì người học phải hoàn thành các dãy chỉ thị mệnh lệnh một cách rõ ràng chính xác, họ sắp đặt các suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách rõ ràng. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu giáo viên có sử dụng đồ hoạ máy tính trong quá trình giảng bài thì họ có thể đưa ra các câu hỏi với yêu cấu cao hơn so với lớp không sử dụng. . CNTT. Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng. hiện tinh thần chỉ đạo nói trên của Bộ GD- ĐT và của Sở GD- ĐT Thừa Thiên-Huế, nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp