1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Đơn yêu cầu công nhận SKKN

17 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 167,5 KB

Nội dung

012554sasxz2casd4as5da21 á56d4as5d1asdasdf4w5asd0as21d2as1d21sa8d4w1d2asdasd54da3s2dw6d23as2das2da2sd3s2adahfnnbcnbhfasasdasdasdasdfwasdasdasdsadwdasdasddasdwdasdasdasdsadahfnnbcnbhfasdashdwuiyeuyuasdhasdhjsjjdddjdjajajaja âjajajhdasdhuwhdaushdashdaksjd

Trang 1

CỘNG HÒA-XÃ HỘI- CHỦ NGHĨA- VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi:Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp.

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn, Trường Mầm Non Hoa Hồng, năm học 2017-2018.

Số

TT

Họ và tên Ngày

tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ % đóng góp vào việc ra sáng kiến

01 Phạm Thị

Nghĩa

03/04/1985 Trường

MN Hoa Hồng

Giáo viên

Đại học 100%

Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn, Trường Mầm Non Hoa Hồng, năm học 2017-2018.

- Chủ đầu tư ra sáng kiến: Phạm Thị Nghĩa

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục

- Ngày sáng kiến được áp dụng: Ngày 15/9/2017 đến ngày 15/4/2018

- Mô tả bản chất của sáng kiến:

- Lớp học gồm 45 trẻ, trong lớp có nhiều trẻ là con em dân tộc trẻ còn nhút nhát, các hoạt động chưa linh hoạt, một số trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm chưa chú ý đến hoạt động cô cho trẻ trải nghiệm Chính vì vậy rất khó khăn cho việc dạy và học cũng như sinh hoạt hàng ngày

- Mô tả bản chất của sáng kiến1:

+ Tình trạng của giải pháp đã biết:

Hiện nay hoạt động vui chơi ở các trường Mầm non nói chung và trò chơi dân gian nói riêng còn chưa được chú trọng, chưa được giáo viên và các nhà quản lý quan tâm đúng mức, do vậy trẻ chưa thực sự có một khoảng không gian chơi chơi thật sự thoải mái, hứng thú và chủ động

Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ Tổ chức các hoạt động của trẻ theo kiểu lối mòn còn diễn ra nhiều, phương pháp tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên chưa thực sự sinh động, gây nhàm chán cho trẻ và cũng chưa thực sự tự giác, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ Các tài liệu và vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian ở một số giáo viên còn hạn chế, do vậy việc tổ chức các trò chơi thường lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao

1 Cần nêu rõ các nội dung theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến

Trang 2

Trẻ Mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian Tuy nhiên, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú

Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi

Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác

Trong mỗi lớp thường có những trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể

Chính vì những lý do trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non ở các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non Chiềng Hắc nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn

Kết quả khảo sát, thực nghiệm trên trẻ trong các giờ hoạt động chơi trò chơi dân gian của trẻ về mức độ nhận thức,hiệu quả sau các hoạt động, sự hứng thú của học sinh, kết quả cụ thể cho thấy: Đa số trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động, nắm kiến thức, kỹ năng của trò chơi hời hợt, không rõ ràng, cụ thể như sau:

Sau khi thực nghiệm lần 1

Kết quả

Số lượng trẻ Tỉ lệ %

2 Biết chơi và thuộc kết hợp đọc lời đồng dao 23/45 51,1%

+ Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

Mục đích của giải pháp;

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Xã hội ngày càng phát triển, những tòa nhà cao tầng đã mọc lên nhưng khu vui chơi dành cho trẻ chưa thật sự được chú trọng, trẻ em tiếp cận với trò chơi điện tử nhiều dần lên Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm rất cần thiết

và vô cùng ý nghĩa

Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với các giải pháp đã và đang được áp dụng;

Sau khi áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn Trung tâm”vào hoạt động thực tiễn trong năm học giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan

trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, đối với việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ Căn cứ vào đặc điểm chung và thực trạng của

Trang 3

lớp mình tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao

chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn” Để trẻ được

hoạt động vui chơi một cách thoải mái, dưới hình thức trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, dám thể hiện “bản lĩnh” của mình, bước đầu đặt nền tảng đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai

Từ kết quả trên cho thấy các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà

cô giáo tổ chức

Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp với các trò chơi đơn giản Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người

Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ

Nhằm giúp giáo viên thấy rõ hơn tác dụng và cách tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ, và đặc biệt lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm, hình thành và rèn luyện một số đức tính tốt phát triển toàn diện cho trẻ: thì đây sẽ là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện về nhiều mặt: Trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mỹ, góp phần làm phong phú, cụ thể hóa, chính xác hóa vốn hiểu biết (kinh nghiệm) của trẻ về cuộc sống xung quanh

Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp

+ Khả năng áp dụng của giải pháp: Trình bày về khả năng áp dụng vào thực tế của giải pháp tạo ra; có thể áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào.

Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với trẻ nhỏ Vì thế, giáo viên nên

có sự cân nhắc lựa chọn cho trẻ chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu

Bên cạnh đó, trong trường Mầm Non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi Mỗi độ tuổi lại có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi, chính vì vậy việc lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi là rất cần thiết

Khả năng áp dụng của sáng kiến.

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn” đã được tổ chức

áp dụng tại lớp Mẫu giáo lớn, lớp mẫu giáo nhỡ Trường Mầm Non Hoa Hồng,

huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La trong năm học 2017-2018 và đã đem lại hiệu quả cao Các hoạt động do giáo viên tổ chức trong các đợt thao giảng, kiểm tra chất lượng trong năm học đều được đánh giá xếp loại giỏi Sáng kiến này đã được một số giáo viên trong 2 nhà trường áp dụng và đạt kết quả tốt Sáng kiến kinh

nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi

Trang 4

dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn” chỉ có thể áp dụng trong lĩnh vực giáo

dục, cụ thể là giáo dục trẻ Mầm Non

Để thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm ở lớp cần phải có các điều kiện để

tổ chức cho trẻ hoạt động như: Về các hoạt động trên lớp cô phải tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, lồng ghép với các hoạt động hằng ngày, tuyên truyền với cha mẹ trẻ về tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ mầm non

Trước khi vào mỗi hoạt động cho trẻ ở trên lớp tôi cũng phải nghiên cứu làm thế nào khi hướng dẫn trẻ để trẻ dễ hiểu, cần chuẩn bị đồ dùng gì, tích hợp vấn đề nào, chơi trò chơi nào khuyến khích trẻ tích cực tham gia Sau mỗi hoạt động phải đánh giá được kết quả về nhận thức kỹ năng tình cảm xã hội, giao tiếp

để có biện pháp dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, rút ra kết luận và có biện pháp tốt hơn trong các hoạt động lần sau Đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện, để có kết quả so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, xem kết quả đó

có đạt với yêu cầu đề ra hay không

Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ” của tôi có thể áp dụng

trong lĩnh vực giáo dục trẻ mẫu giáo trong giáo dục mầm non toàn tỉnh, vì trong quá trình nghiên cứu tôi đã lựa chọn các nội dung, các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo nói chung Điều kiện tổ chức cũng đơn giản, không quá phức tạp, cầu kỳ, có thể tổ chức tại những nơi điều kiện khó khăn và những nơi thuận lợi

Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.

1 Hiệu quả kinh tế:

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho trẻ trong lớp làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã làm được 28 bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tổ chức các trò chơi dân gian, cụ thể được 10 quả còn, 02 đích ném còn, 90 lá cờ, 30 kg sỏi trắng, 24 bộ thẻ, dây thừng, khăn các loại… thông qua việc ủng hộ của các bậc cha mẹ học sinh và do chính tôi tự tạo từ các nguyên vật liệu do cha mẹ học sinh mang đến

Tổng giá trị của các đồ dùng trên (nếu phải đi mua) là 3.500.000 đồng

(Ba triệu năm trăm ngàn đồng)

2 Hiệu quả xã hội:

Tôi đã tổ chức được các trò chơi dân gian trong các hoạt động trên lớp và tạo môi trường trong và ngoài lớp học được nhà trường đánh giá cao của các bậc cha mẹ học sinh, qua đó góp phần tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết của cha

mẹ học sinh về ngành giáo dục mầm non

Trò chơi dân gian là một trong nhưng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam nội dung này là một trong những nội dung rất quan trọng trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non Góp phần tích cực nâng cao giáo dục toàn diện cho trẻ đáp ứng được nhu cầu giáo dục hiện nay, đồng thới góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thực hiện tốt

cuộc vận động: “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” và Xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm“ do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Trang 5

Đối với trẻ

Nhiều trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người

Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ

Kết quả so sánh với đầu năm có sự thay đổi rõ ràng như sau:

* Biểu 3: Bảng so sánh trước và sau khi thực nghiệm

Trẻ biết cách chơi theo

nhóm

Biết chơi và thuộc kết hợp đọc lời đồng dao Trẻ tích cực hứng thú

Trước thực

nghiệm

Sau T.

nghiệm

So sánh

Trước thực nghiệm

Sau T.

nghiệm

So sánh

Trước thực nghiệm

Sau T.

nghiệm

So sánh

14/45= 31,1% 44/45= 97,7% 66,6%Tăng 10/45=22,% 43/45 =95,6% 73,4%Tăng 9/45 = 20% 44/45=97,% 77,7%Tăng

Sau khi thực nghiệm áp dụng các biện pháp trên tại lớp mẫu giáo nhỡ trương Mầm Non Hoa Hồng

Số lượng trẻ Tỉ lệ %

2 Biết chơi và thuộc kết hợp đọc lời đồng dao 22/24 92%

Đối với giáo viên

Qua thử nghiệm với cách tổ chức trò chơi dân gian tôi đã được đồng nghiệp đánh giá cao về các biện pháp hướng dẫn cho trẻ Sáng kiến kinh nghiệm đã được cán bộ, giáo viên trong nhà trường, không những ở khối Mẫu giáo lớn ( 5-6 tuổi) mà giáo viên ở khối Nhà trẻ, Mẫu giáo Nhỡ, Mẫu giáo Lớn cũng nhất trí cao trong việc

tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen các trò chơi dân gian

Bản thân tôi đã hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn cho các bạn đồng nghiệp thực hiện

Qua thực tế tôi lại càng nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian, bản thân tôi rất yêu thích và tự tin hơn khi tổ chức trò chơi dân gian có lồng ghép ca dao, đồng dao vào các trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm “ Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn, Trường mầm non Hoa Hồng” Huyện Mộc Châu, Năm học 2017-2018 đã thành công trong

năm học 2017-2018 mà tôi sẽ tiếp tục triển khai thực hiện và hoàn thiện tốt hơn trong những năm học tiếp theo

Đối với cha mẹ trẻ

100% cha mẹ học sinh được tuyên truyền, đa số cha mẹ trẻ đã quan tâm nhiều hơn trong việc chăm sóc giáo dục các cháu khi ở gia đình, cha mẹ trẻ có

sự phối hợp giữa gia đình và cô giáo, sưu tầm và ủng hộ nguyên vật liệu để cô giáo làm đồ dùng, đồ chơi, mô hình… phục vụ cho các hoạt động của các cháu

- Những thông tin cần bảo mật: Không

Trang 6

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

+ Địa điểm: Lớp Mẫu lớn trung tâm Trường Mầm Non Hoa Hồng

+ Học sinh 45/45 trẻ lớp mẫu lớn Trường MN Hoa Hồng,

+ Ban giám hiệu, các đoàn thể trường Mầm Non Hoa Hồng

+ Phụ huynh lớp Mẫu giáo lớn - Mẫu giáo nhỡ Mầm Non Hoa Hồng

- Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến:

Sáng kiến“ Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn, Trường mầm non Hoa Hồng” Huyện Mộc Châu, Năm học 2017-2018

Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, ham học hỏi và tìm tòi khám phá những gì mới lạ Mặt khác trẻ ở lứa tuổi này tâm lí thường là: “ Học mà chơi chơi mà học” không thể gò ép trẻ vào một khuôn khổ hay hình thức mang tính áp đặt nào Mà ở trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự hưng phấn của trẻ Chính vì vậy hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là hoạt động tạo nên cuộc sống của trẻ Có thể khẳng định rằng: Nếu trẻ không chơi thì trẻ sẽ không phát triển toàn diện được và nếu không chơi thì đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là sống Đó là một thực tế mang tính quy luật Trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần và đây cũng chính là hoạt động sống của trẻ Muốn được như vậy thi làm rõ những vấn đề có liên quan đến tổ chức hoạt động vui chơi, và thấy được vai trò của nó đối với sự phát triển tâm lý trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo

Đối với trẻ: Giúp trẻ trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần Phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ “ Học mà chơi, chơi mà học” Trẻ tích cực hoạt động, tự khám phá bằng các giác quan, chú trọng đến giáo dục cá nhân, kết hợp giáo dục trong nhóm giữa hoạt động chung và hoạt động góc, tăng cường giao tiếp giữa cô và trẻ

Từ kết quả trên cho thấy các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà

cô giáo tổ chức

Nhiều trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt, trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người

Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ

Đối với giáo viên: Giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp, hình thức tổ chức phù hợp trong quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ Biết cách sắp xếp môi trường phù hợp, chất lượng chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp được nâng lên rõ rệt, bản thân nắm vững phương pháp dạy đổi mới lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ có các hình thức linh hoạt sáng tạo, có tác phong sư phạm tốt, biết lồng ghép đan xen giữa các bộ môn để giáo dục trẻ phù hợp, các cháu học có nền nếp có chất lượng Kiểm tra chất lượng trẻ cuối năm theo 5 lĩnh vực phát triển đạt tỷ lệ cao Qua thử nghiệm với cách tổ chức trò chơi dân gian tôi đã được đồng nghiệp đánh giá cao về các biện pháp hướng dẫn cho trẻ Sáng kiến kinh nghiệm đã được cán bộ, giáo viên trong nhà trường, không

Trang 7

những ở khối Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) mà giáo viên ở khối Nhà trẻ, Mẫu giáo Nhỡ, Mẫu giáo Lớn cũng nhất trí cao trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen các trò chơi dân gian

Bản thân tôi đã hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn cho các bạn đồng nghiệp thực hiện

Qua thực tế tôi lại càng nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi dân gian, bản thân tôi rất yêu thích và tự tin hơn khi tổ chức trò chơi dân gian có lồng ghép ca dao, đồng dao vào các trò chơi

- Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ( nếu có)

Số

TT

Họ và tên Ngày tháng

năm sinh

Nơi công tác hoặc nơi thường trú

Chức danh

Trình độ chuyên môn

nội dung công việc

hỗ trợ

01 Phạm Thị Nghĩa 03/04/1985 Trường

MN Hoa Hồng

Giáo viên

Đại học 01

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Mộc Châu, ngày 26 tháng 4 năm 2018

Người nộp đơn

Phạm Thị Nghĩa

Trang 8

CỘNG HÒA-XÃ HỘI- CHỦ NGHĨA- VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mộc Châu,ngày 26 tháng 04 năm 2018

BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG, BẢN CHẤT, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN

- Kính gửi: hội đồng thi đua khen thưởng Các cấp

Trang 9

- Tên sáng kiến““ Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng

tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn trung tâm, Trường mầm non Chiềng Hắc” Huyện Mộc Châu, Năm học 2017-2018

- Tên cá nhân thực hiện: Phạm Thị Nghĩa

- Đơn vị: Trường Mầm Non – Chiềng Hắc – Mộc Châu Trường Mầm Non – Hoa Hồng

Thời gian đã được triển khai thực hiện: Ngày 15/ 9/ 2017 đến ngày 15/4/2018

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thỏa mãn nhu cầu vui chơi Xã hội ngày càng phát triển, những tòa nhà cao tầng đã mọc lên nhưng khu vui chơi dành cho trẻ chưa thật sự được chú trọng, trẻ em tiếp cận với trò chơi điện tử nhiều dần lên Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm rất cần thiết và vô cùng ý nghĩa

Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với các giải pháp đã và đang được áp dụng;

- Sau khi áp dụng sáng kiến“Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn Trung tâm”vào hoạt động thực tiễn trong năm học giúp giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, đối với việc hình thành nhân cách, phát triển toàn diện cho trẻ Căn cứ vào đặc điểm chung và thực trạng của lớp mình tôi đã mạnh

dạn đưa ra “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn Trung tâm” Để trẻ được hoạt động

vui chơi một cách thoải mái, dưới hình thức trẻ làm trung tâm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động tích cực, mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin và hứng thú, dám thể hiện

“ bản lĩnh ” của mình, bước đầu đặt nền tảng đào tạo nên những con người dám nghĩ, dám làm trong tương lai

Từ kết quả trên cho thấy các bài đồng dao đã gây được hứng thú, thu hút trẻ vào các hoạt động, trẻ háo hức được tham gia vào các trò chơi dân gian mà

cô giáo tổ chức

Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp với các trò chơi đơn giản Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người

Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ

Nhằm giúp giáo viên thấy rõ hơn tác dụng và cách tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ, và đặc biệt lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm, hình thành và rèn luyện một số đức tính tốt phát triển toàn diện cho trẻ: thì đây sẽ là phương tiện giáo dục trẻ toàn diện về nhiều mặt: Trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mỹ, góp phần làm phong phú, cụ thể hóa, chính xác hóa vốn hiểu biết (kinh nghiệm) của trẻ về cuộc sống xung quanh

Trang 10

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp thu hút nhằm nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ tại lớp mẫu giáo lớn” chỉ có thể áp dụng

trong lĩnh vực giáo dục, cụ thể là giáo dục trẻ Mầm Non

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động vui chơi, chơi trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, bước đầu đề xuất một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi các trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La

1 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong chương trình giáo dục mầm non mới

Khảo sát thực trạng ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Chiềng Hắc

2 Mô tả bản chất của sáng kiến:

+ Tình trạng của giải pháp đã biết:

Hiện nay hoạt động vui chơi ở các trường Mầm non nói chung và trò chơi dân gian nói riêng còn chưa được chú trọng, chưa được giáo viên và các nhà quản lý quan tâm đúng mức, do vậy trẻ chưa thực sự có một khoảng không gian chơi chơi thật sự thoải mái, hứng thú và chủ động

Đối với giáo viên: Có thể một bộ phận giáo viên chưa thực sự tự chủ trong việc tự học, tự nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ Tổ chức các hoạt động của trẻ theo kiểu lối mòn còn diễn ra nhiều, phương pháp tổ chức trò chơi dân gian của giáo viên chưa thực sự sinh động, gây nhàm chán cho trẻ và cũng chưa thực sự tự giác, chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của trẻ Các tài liệu và vốn hiểu biết về các trò chơi dân gian ở một số giáo viên còn hạn chế, do vậy việc tổ chức các trò chơi thường lặp đi lặp lại dẫn đến sự nhàm chán ở trẻ, nên hiệu quả giáo dục chưa cao

Trẻ Mầm non thường rất mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi dân gian Tuy nhiên, khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn kém Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi khi trẻ không còn hứng thú

Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi

Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các hoạt động khác

Trong mỗi lớp thường có những trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể

Chính vì những lý do trên mà việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non ở các trường Mầm non nói chung và trường Mầm non Chiềng Hắc nói riêng chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn

Kết quả khảo sát, thực nghiệm trên trẻ trong các giờ hoạt động chơi trò chơi dân gian của trẻ về mức độ nhận thức, hiệu quả sau các hoạt động, sự hứng thú của học sinh, kết quả cụ thể cho thấy: Đa số trẻ không hứng thú tham gia

Ngày đăng: 05/05/2019, 18:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w