1)Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, luôn là một mắt xích quan trọng trong bất kì thể chế tài chính nào trên thế giới, là trái tim của nền kinh tế, phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng phát triển của bản thân quốc gia. Bởi vậy khả năng hoạt động kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ, kích thích tăng trưởng kinh doanh vẫn luôn các ưu tiên hàng đầu trong các chính sách của Nhà nước. Một trong những yếu tố quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào là nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn hay còn gọi vốn lưu động. Vốn lưu động được hiểu là điều kiện đầu tiên để bất kỳ doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh bởi để tiến hành sản xuất thì ngoài các TSCĐ ( máy móc, thiết bị, nhà xưởng,..) doanh nghiệp luôn cần bỏ ra một lượng vốn nhất định để chuẩn bị hàng hóa, nguyên vật liệu,.. phục vụ cho quá trình kinh doanh nên có thể coi vốn lưu động là một trong những yếu tố then chốt với bất kỳ doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ nào. Tiếp đó VLĐ giúp duy trì tính xuyên suốt, bảo vệ tính ổn định của một chu kỳ kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp và trực tiếp phản ánh quá trình quản lý nguồn vốn, thực trạng hoạt động cũng như quy mô của doanh nghiệp vì vậy việc sử dụng tối hóa lợi ích từ nguồn VLĐ luôn là một trong các vấn đề trọng tâm cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với một thị trường tuổi đời còn non trẻ so với các thế giới nhưng vô cùng giàu tiềm năng như thị trường Việt Nam. Nhu cầu VLĐ ở thị trường doanh nghiệp nước ta là vô cùng lớn, luôn biến động cùng các chu kỳ kinh doanh và bởi lẽ đó nên thị trường nguồn cung vốn chủ yếu từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác trở nên vô cùng sôi nổi, đi cùng các ưu đãi đáng kể nhằm mời gọi các doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn VLĐ không hiệu quả gây thất thoát, tổn hại nghiêm trọng nguồn vốn của các NHTM cũng như các TCTC khác, ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới tình hình thị trường tài chính của nước ta, thậm chí rất nhiều doanh nghiệp làm ăn không minh bạch, thua lỗ tiếp tục sử dụng các kẽ hở trong báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh hay luật doanh nghiệp để tiếp tục chiếm dụng nguồn vốn từ các TCTC nói trên. Chính vì vậy việc xác định, đánh giá chính xác lượng VLĐ, nhu cầu VLĐ trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp qua đó kiểm soát chặt chẽ nguồn VLĐ cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp trở thành một vấn đề nhức nhối, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý thị trường tài chính của đất nước nói chung hay việc phát triển hiệu quả kinh doanh, mức độ lớn mạnh của các doanh nghiệp nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng đó nên người viết đã quyết định lựa chọn đề tài : “ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG “ 2)Mục đích nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu của người viết tập trung vào tìm hiểu cũng như giải quyết các vấn đề sau đây : Thứ nhất, sinh viên sẽ tổng hợp kiến thức về hoạt động kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, đi cùng đó là các đặc điểm tài sản của từng loại hình rồi đến đặc điểm VLĐ, nhu cầu VLĐ và hệ thống các chỉ tiêu đo lường vốn lưu động cũng như các chỉ tiêu xác định nhu cầu VLĐ hợp lý. Thứ hai, phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưu động cũng như đo lường nhu cầu vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng để thấy điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục Thứ ba, Để xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng. 3)Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vốn lưu động luôn là một trong những yếu tố tiên quyết vào sự thành công trong chu kỳ kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đi cùng với đó là xác định nhu cầu VLĐ chính xác giúp các tổ chức tài chính có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách hiệu quả mà không lãng phí nguồn lực. Bởi vậy khóa luận chỉ tập trung vào đối tượng thực trạng VLĐ, nhu cầu VLĐ tại Công ty Cp phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng. 4)Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học: -Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. -Phương pháp thống kê, so sánh, sử dụng hệ thống bảng biểu số liệu làm căn cứ phân tích. -Phương pháp phân tích, tổng hợp. -Phương pháp nghiên cứu, khảo sát. 5)Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận,danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng nhu cầu vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng Chương 3: Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại Công ty Cp phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu làtrung thực và xuất phát từ báo cáo tài chính của Công ty CP phát triển thương mại
TH và đầu tư Hải Phòng
Sinh viênNguyễn Hoàng Hiệp
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG” đã được hoàn thành trong quá trình nghiên cứu số liệu,
thu thập thông tin từ các nguồn cần thiết
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Thầy giáohướng dẫn trực tiếp là Thạc Sỹ Nguyễn Thành Trung - người đã tận tình chỉ bảo vàgiành cho em sự giúp đỡ nhiệt tình nhất trong việc định hướng và hoàn thành khóaluận Em cũng bày tỏ sự biết ơn tới các Thầy, Cô giáo trong Khoa Tài chính – Ngânhàng, những người đã dẫn dắt em không những kiến thức kinh nghiệm mà còn cảnhững trải nghiệm thực tế, cách sống, cách làm người để mai đây em có thể bướcvào đời tự tin, vững vàng hơn Đồng thời, nhờ những kiến thức quý báu mà cácThầy, Cô giáo truyền đạt cho em, nhất là kiến thức nền tảng về quản trị doanhnghiệp cũng như phân tích báo cáo tài chính đã giúp đỡ em rất nhiều trong việchoàn thiện được khóa luận này
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên khóa luận không thểtránh khỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô để bàiviết của em đạt được kết quả tốt nhất
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 – 2017 16Bảng 2.2 Tình hình biến động TSNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 –
2017 21Bảng 2.3 Tình hình biến động NNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 –
2017 26Bảng 2.4 So sánh các khoản thu và các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn của
doanh nghiệp giai đoạn 2015-2017 29Bảng 2.5 Tình hình biến động của TSNH của doanh nghiệp trong 12 tháng
năm tài chính 2017 30Bảng 2.6 Tình hình biến động của NNH của doanh nghiệp trong 12 tháng năm
tài chính 2017 33Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn
2015 – 2017 37Bảng 2.8 Chỉ tiêu vòng quay tiền của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 39Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá vòng quay VLĐ của Công ty giai đoạn 2015 –
2017 40Bảng 3.0 Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh lời của VLĐ của Công ty giai đoạn
2015 – 2017 41
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của “Công ty CP phát triển thương mại TH
và Đầu tư Hải Phòng” 14
Biểu đồ 1.2: Doanh thu công ty trong giai đoạn 2015 - 2017 17
Biểu đồ 1.3: Chi phí công ty trong giai đoạn 2015 - 2017 18
Biểu đồ 1.4: Lợi nhuận công ty trong giai đoạn 2015 - 2017 20
Biểu đồ 1.5: Tình hình biến động TSNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 -2017 21
Biểu đồ 1.6 Cơ cấu TSNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017 23
Biểu đồ 1.7: Tình hình biến động NNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 - 2017 26 Biểu đồ 1.8 Cơ cấu NNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017 28
Biểu đồ 1.9.: Tình hình biến động của TSNH của doanh nghiệp trong 12 tháng năm tài chính 2017 31
Biểu đồ 2.0: Tình hình biến động của NNH của doanh nghiệp trong 12 tháng năm tài chính 2017 34
Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động của VLĐ của doanh nghiệp trong 12 tháng năm tài chính 2017 34
Biểu đồ 2.2: Biến động khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 37
Biểu đồ 2.3: Biến động các chỉ tiêu VLĐ của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 40
Biểu đồ 2.4: Biến động hệ số sinh lời VLĐ của Công ty giai đoạn 2015 - 2017 41
Trang 7MỤC LỤ
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỌNG TẠI DOANH NGHIỆP 1
1.1.Tổng quan về nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp 1
1.1.1.Khái niệm 1
1.1.2.Đặc trưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.2.Phân tích nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.2.1.Tầm quan trọng của hoạt động tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp 6
1.2.2.Các chỉ tiêu đo lường 6
1.3.Mối liên hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp 9
1.4.Mối liên hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 13
2.1 Khái quát về công ty cổ phần phát triển thương mại tổng hợp và đầu tư Hải Phòng 13
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13
2.1.2 Khái quát về ngành nghề kinh doanh 13
2.1.3 Cơ cấu tổ chức 14
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây 16
2.2 Thực trạng biến động và cơ cấu vốn lưu động trong Công ty Cp phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng trong giai đoạn 2015 – 2017 20
2.2.1.Tài sản ngắn hạn 21
2.2.2.Nợ ngắn hạn 25
2.2.3.Nhu cầu vốn lưu động 29
2.3 Đánh giá hiệu quả trong quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty CP phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng giai đoanh 2015 - 2017 37
2.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán 37
Trang 82.3.2 Chỉ tiêu vòng quay tiền 39
2.3.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động 39
2.3.4 .Sức sinh lời của VLĐ 41
2.4 Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty CP phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng 41
2.4.1 Kết quả doanh nghiệp đạt được 41
2.4.2 Hạn chế còn tồn tại 43
2.4.2 Nguyên nhân 44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 48
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG 49
3.1 Định hướng phát triển của Công ty CP phát triển thương mại và Đầu tư Hải Phòng 49
3.2 Định hướng sử dụng nguồn vốn lưu động của Công ty CP phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng 51
3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động tại công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng 52
3.3.1 Chủ động trong công tác huy động và sử dụng vốn lưu động 52
3.3.2 Quản trị tiền mặt 53
3.3.3 Quản lý các khoản nợ phải thu trong ngắn hạn 55
3.3.4 Thay đổi cơ cấu tổ chức để phù hợp hơn với hoạt động sản xuất kinh doanh 56
3.3.5 Giảm bớt khối lượng hàng tồn kho số lượng lớn còn tồn đọng 58
3.3.6 Phát triển nguồn nhân lực 58
3.4 Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 59
3.4.1 Chính phủ cần nâng cao tính hiệu quả trong các chính sách phát triển thương mại 59
3.4.2 Chính phủ cần giữ được tính ổn định của thị trường tài chính Việt Nam 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 61
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một
kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, luôn là một mắt xích quan trọngtrong bất kì thể chế tài chính nào trên thế giới, là trái tim của nền kinh tế, phản ánhtình trạng sức khỏe, khả năng phát triển của bản thân quốc gia Bởi vậy khả nănghoạt động kinh doanh hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗtrợ, kích thích tăng trưởng kinh doanh vẫn luôn các ưu tiên hàng đầu trong cácchính sách của Nhà nước Một trong những yếu tố quan trọng với bất kỳ doanhnghiệp nào là nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn haycòn gọi vốn lưu động
Vốn lưu động được hiểu là điều kiện đầu tiên để bất kỳ doanh nghiệp tiếnhành các hoạt động kinh doanh bởi để tiến hành sản xuất thì ngoài các TSCĐ ( máymóc, thiết bị, nhà xưởng, ) doanh nghiệp luôn cần bỏ ra một lượng vốn nhất định
để chuẩn bị hàng hóa, nguyên vật liệu, phục vụ cho quá trình kinh doanh nên cóthể coi vốn lưu động là một trong những yếu tố then chốt với bất kỳ doanh nghiệp
dù lớn hay nhỏ nào Tiếp đó VLĐ giúp duy trì tính xuyên suốt, bảo vệ tính ổn địnhcủa một chu kỳ kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp và trực tiếp phản ánhquá trình quản lý nguồn vốn, thực trạng hoạt động cũng như quy mô của doanhnghiệp vì vậy việc sử dụng tối hóa lợi ích từ nguồn VLĐ luôn là một trong các vấn
đề trọng tâm cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt với một thịtrường tuổi đời còn non trẻ so với các thế giới nhưng vô cùng giàu tiềm năng nhưthị trường Việt Nam
Nhu cầu VLĐ ở thị trường doanh nghiệp nước ta là vô cùng lớn, luôn biếnđộng cùng các chu kỳ kinh doanh và bởi lẽ đó nên thị trường nguồn cung vốn chủyếu từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác trở nên vô cùng sôinổi, đi cùng các ưu đãi đáng kể nhằm mời gọi các doanh nghiệp Tuy nhiên trênthực tế rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn VLĐ không hiệu quả gây thấtthoát, tổn hại nghiêm trọng nguồn vốn của các NHTM cũng như các TCTC khác,ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới tình hình thị trường tài chính của nước ta, thậm chí rấtnhiều doanh nghiệp làm ăn không minh bạch, thua lỗ tiếp tục sử dụng các kẽ hởtrong báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh hay luật doanh nghiệp để tiếp tụcchiếm dụng nguồn vốn từ các TCTC nói trên
Trang 10Chính vì vậy việc xác định, đánh giá chính xác lượng VLĐ, nhu cầu VLĐtrong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp qua đó kiểm soát chặt chẽ nguồn VLĐcũng như nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động trong doanh nghiệp trởthành một vấn đề nhức nhối, có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý thịtrường tài chính của đất nước nói chung hay việc phát triển hiệu quả kinh doanh,mức độ lớn mạnh của các doanh nghiệp nói riêng Nhận thấy tầm quan trọng đó nên
người viết đã quyết định lựa chọn đề tài : “ PHÁT TRIỂN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ TẠI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG “
Thứ hai, phân tích, so sánh, đánh giá thực trạng hoạt động sử dụng vốn lưuđộng cũng như đo lường nhu cầu vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thươngmại TH và đầu tư Hải Phòng để thấy điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục
Thứ ba, Để xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp phát triển, nâng caohiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tưHải Phòng
3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vốn lưu động luôn là một trong những yếu tố tiên quyết vào sự thành côngtrong chu kỳ kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào, đi cùng với đó là xác địnhnhu cầu VLĐ chính xác giúp các tổ chức tài chính có thể hỗ trợ doanh nghiệp mộtcách hiệu quả mà không lãng phí nguồn lực Bởi vậy khóa luận chỉ tập trung vàođối tượng thực trạng VLĐ, nhu cầu VLĐ tại Công ty Cp phát triển thương mại TH
và đầu tư Hải Phòng
4) Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu khoa học:
-Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
-Phương pháp thống kê, so sánh, sử dụng hệ thống bảng biểu số liệu làm căn
Trang 11cứ phân tích.
-Phương pháp phân tích, tổng hợp
-Phương pháp nghiên cứu, khảo sát
5) Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận,danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục tài liệu thamkhảo, nội dung khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng nhu cầu vốn lưu động tại Công ty CP phát triển
thương mại TH và đầu tư Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng quản lý và hiệu quả
sử dụng nguồn vốn lưu động tại Công ty Cp phát triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng
Trang 12CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN LƯU ĐỌNG TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan về nhu cầu vốn lưu động tại doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm
a Vốn lưu động:
Vốn lưu động ( hay còn có thể gọi bằng “ vốn kinh doanh thuần” hoặc “ vốn luânchuyển thuần”) có thể được giải thích ở nhiều góc độ khác nhau, cách xác định khácnhau Đặt vào tình huống doanh nghiệp muốn bắt đầu chu kỳ sản xuất kinh doanh,thì ngoài tài sản cố định họ còn cần cả tài sản lưu động Cụ thể hơn trong tình huốngdoanh nghiệp sản xuất thì nguồn TSLĐ này có thể được chia thành TSLĐ lưu thônggồm tiền mặt, các khoản phải thu trong ngắn hạn, hàng hóa lưu kho,… và TSLĐphục vụ sản xuất như nguyên vật liệu, thành phẩm dang dở, chi phí bốc dỡ, phânphối,…Nhằm đảm bảo quá trình hoạt động ổn định, không bị ngắt quãng cần tổchức đứng ra đảm bảo một lượng vốn nhất định cho các loại tài sản kể trên, nguồnvốn chính là VLĐ
“Vốn lưu động hay còn gọi vốn hoạt động thuần là chỉ tiêu phản ánh số vốn tối
thiểu của doanh nghiệp được sử dụng để duy trì những hoạt động diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp Với số vốn hoạt động thuần này, doanh nghiệp có khả năng bảo đảm chi trả các khoản chi tiêu mang tính chất thường xuyên co các hoạt động diễn ra mà không cần phải vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ một khoản nào khác
Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn – Vốn ngắn hạn
Và: Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn “
( Giáo trình “Phân tích báo cáo tài chính”, Đại học Kinh Tế Quốc Dân) Nhìn chung, các tổ chức kinh doanh sử dụng VLĐ để giữ vững tính ổn định trongquá trình hoạt động Khi một chu trình kinh doanh bắt đầu thì toàn bộ giá trị củaVLĐ được đưa vào lưu thông và quay trỏ lại khi chu trình kết thúc
Nếu VLĐ âm điều đó có nghĩa lượng tài sản dài hạn lớn hơn lượng vốn dàihạn ,trong trường hợp này lượng tài sản dài hạn phải được tài trợ thêm bởi mộtlượng vốn ngắn hạn hoặc là vốn ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, điều này thểhiện tài sản ngắn hạn đang không đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽphải sử dụng sang một phần tài sản dài hạn Những doanh nghiệp đang có VLĐ âmtức là đang thực hiện chính sách tài trợ bảo thủ, điều này sẽ gây tác động xấu đến
Trang 13cán cân thanh toán của tổ chức.
VLĐ dương khi vốn dài hạn lớn hơn lượng TSDH hoặc lượng TSNHnhỏ hơn nguồnvốn ngắn hạn, thể hiện chính sách tài trợ mạnh dạn của tổ chức kinh doanh Vốn dàihạn hiện còn thừa sau khi đầu tư TSDH nên sẽ chuyển sang bên TSNH, cùng với đóthể hiện những dấu hiệu tích cực trong việc đảm ứng nhu cầu thanh toán các khoản
nợ của tổ chức
VLĐ bằng 0 khi vốn dài hạn bằng TSDH hoặc vốn ngắn hạn bằng TSNH, cho thấychính sách trung hòa của tổ chức Nguồn vốn dài hạn hiện đang đủ đảm bảo lượngTSDH yêu cầu và phần TSNH thì đảm bảo khả năng thanh toán hay nói cách khácdoanh nghiệp đang có dấu hiệu phát triển lành mạnh
b Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh của một công ty bắt đầu từ mốc thời điểm doanh nghiệp tiếnhành mua tài nguyên phục vụ sản xuất kinh doanh cho tới mốc thời điểm doanhnghiệp bắt đầu thu lời từ việc bán được hàng hóa, sản phẩm Với những loại hìnhdoanh nghiệp, các nhóm ngành khác nhau sẽ ứng với từng ðộ dài chu kỳ cũng khácnhau
c Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt
Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bắt đầu ở mốc thời điểm doanh nghiệm thực sự trảnợcho bên cung ứng đến mốc thời điểm doanh nghiệp thực sự thu được nguồn vốn
từ bên liên quan, hay nói cách khác được tính bằng khoảng thời gian sau khi lấy chu
kỳ kinh doanh trừ đi kỳ thanh toán bình quân
d Nhu cầu vốn lưu động
Nhu cầu VLĐ có thể hiểu là mức vốn tối thiểu cần đầu tư vào vào nguồn VLĐ đểdoanh nghiệp có thể chi trả nhu cầu nguồn vốn còn thiếu sau khi đã tận dụng cáckhoản ngắn hạn phải thanh toán, cụ thể :
Nhu cầu VLĐ = (khoản phải thu + hàng tồn kho) –khoản phải trả NH trong thanh toán
Trong đó các khoản nợ vay không tính vào khoản phải trả trong NH
Yêu cầu VLĐ phản ánh mức độ yêu cầu nguồn tài trợ trong ngắn hạn của cácdoanh nghiệp Bình thường, các doanh nghiệp khi muốn tài trợ cho các khoản thiếuhụt này thì sẽ sử dụng bản thân nguồn lợi nhuận ròng của họ hay phần lớn vay từcác nguồn bên ngoài ( tiêu biểu là các NHTM ) Một mức vốn lý tưởng chung chotoàn bộ các doanh nghiệp là không tồn tài, khi từng nhóm ngành, hình thức doanhnghiệp khác nhau sẽ ứng với những nét đặc trưng khác nhau kể cả khi doanh nghiệp
Trang 14thuộc cùng một ngành Nhu cầu VLĐ phụ thuộc vào đặc điểm trong hoạt động kinhdoanh của từng doanh nghiệp một, đặc biệt mức độ thường xuyên doanh nghiệpnhận được nguồn thu cũng như mức độ chi phí họ phải trả nhằm tiếp tục chu kỳhoạt động.
Nếu nhu cầu VLĐ dương, tức tổng các khoản nợ phải thu và hàng hóa lưu trữ vượtmức nợ ngắn hạn, phản ánh nguồn vốn ngắn hạn từ ngoài mà công ty tập hợp đượckhông thỏa mãn được yêu cầu sử dụng hiện thời Để xủ lý tình huống này công typhải dùng đến TSDH để bù đắp cho khoản chênh lệch
Nhu cầu VLĐ âm khitổng giá trị lượng hàng hóa dự trữ, khoản phải thu nhỏ hơn nợngắn hạn, thể hiện nguồn vốn ngắn hạn huy động được từ các nguồn bên ngoài củacông ty đã dư thừa trong sử dụng Doanh nghiệp không cần huy động thêm VLĐ
1.1.2 Đặc trưng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a Doanh nghiệp sản xuất
Sản xuất của cải vật chất là một trong những hoạt động cơ bản trong đời sốngkinh tế của con người, là quá trình tạo ra các sản phẩm nhằm lưu thông trongthương mại Doanh nghiệp sản xuất là các doanh nghiệp sử dụng những nguồn lựcđầu vào như nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại để tiếnhành sản xuất phục vụ thị trường
Đặc trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuấtđược quyết định qua các yếu tố : Quyết định sản xuất của doanh nghiệp – cho biếtsản phẩm mục tiêu doanh nghiệp hướng đến là gì; Quy trình sản xuất – một chuỗisắp xếp theo thứ tự các công việc thực hiện; Chi phí sản xuất – kinh phí phát sinhkhi hoạt động; Giá thành sản phẩm – chi phí sau khi tạo ra lượng sản phẩm mục tiêutrong một khoảng thời gian nhất định
TSNH của loại hình doanh nghiệp này bao gồm chủ yếu : tài sản tiền ( phần lớn làtiền mặt, tiền trong tài khoản tại các tổ chức tín dụng ); Hàng tồn kho ( tư liệu sảnxuất còn sau các chu kỳ kinh doanh, hàng hóa gửi đi bán, các sản phẩm còn dangdở, ) và cũng là phần tài sản tỷ trọng cao tron cơ cấu TSNH Các khoản mục TSDHluôn có giá trị nhất, tỷ trọng lớn nhất trong cấu tạo tổng tài sản, bao gồm Tài sản cốđịnh,mang tính thiết yếu với thời kỳ sử dụng trên một năm, giá trị sử dụng bị haomòn trong thời gian hoạt động ( nhà cửa, máy móc, dây chuyền sản xuất, thiết bịvận tải, ); Các khoản đầu tư dài hạn cùng với các loại tài sản khác ( đầu tư bấtđộng sản, chi phí trả trước ngắn hạn,…)
b Doanh nghiệp thương mại
Trang 15Trong cơ chế thị trường, hai hoạt động sản xuất và thương mại có mối quan hệchặt chẽ với nhau Các công ty sản xuất sẽ cung ứng hàng hóa cho thị trường còncác công ty thương mại chịu trách nhiệm của bên tiêu thụ với một phần lợi nhuậnnhận được từ bên sản xuất Điều này có nghĩa là công ty thương mại chủ yếu làmtrung gian giúp lưu thông hàng hóa đi cùng với đó là những đặc điểm trong hoạtđộng như sau :
- Làm trung gian chuyển tiếp sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để đáp ứngnhu cầu chung xã hội
- Thực hiện tiếp quá trình sản xuất trong khâu luân chuyển, thông qua việc cáccông ty thực hiện đóng bao bì, phân loại hàng hoá, tiến hành đồng bộ mặthàng, giám và cuối cùng là chuyển tiếp sản phẩm Trong suốt quá trình này,doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị sản phẩm để tăng tính cạnh tranh
- Các tổ chức kinh doanh thương mại hoạt động không vì mục đích chính làmua sản phẩm, dịch vụ mà mua để giao dịch, bán lại cho bên thứ ba, tuynhiên đây cũng được coi là hoạt động tiêu thụ
- Công ty thương mại khi tham gia lưu thông hàng hóa không chỉ giúp luânchuyển hàng hóa, dịch vụ mà còn thông qua các giao dịch đó, trực tiếp tiếpxúc tới quá trình tái sản xuất
Bởi những đặc trưng như vậy nên hoạt động sản xuất và thương mạiliên quan mậtthiết, cụ thể hoạt động thương mại có khả năng làm đình trệ dây chuyền sản xuấthoặc ngược lại thúc đẩy chính quá trình tái sản xuất
Các tổ chức kinh doanh thương mại không trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nên
dù phân bố các loại tài sản có giống với phân bổ của các doanh nghiệp sản xuấtnhưng vẫn có những khác biệt nhất định, điển hình như các khoản TSCĐ của họđều không dành cho hoạt động sản xuất sản phẩm ( không có nhà xưởng, xâychuyền sản xuất, ) Cơ cấu các khoản TSNH trong công ty thương mại cũng có néttương đồng khi cũng bao gồm chủ yếu tài sản tiền, hàng lưu trữ, nợ phải thu cùngcác mục TSNH khác Trong đó hàng lưu trữtỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu TSNH vàphần đông doanh nghiệp thương mại đều sở hữu tài sản tiền, các khoản tươngđương tiền biến động nhiều trong chu kỳ kinh doanh do đặc trưng trong hoạt độnglưu thông hàng hóa
Trang 16c Doanh nghiệp phân phối
Doanh nghiệp phân phối sẽ chỉ tập trung đầu tư nguồn lực vào nghiệp vụ phân phốihàng hóa, trở thành trung gian giao thương giữa các bên liên quan trong nền tàichính Phân phối hàng hóa quá trình tổ chức, quản trị việc đưa hàng hóa, dich vụ từbên sản xuất tới tận tay người tiêu dùng hoặc có thể hiểu đơn giản rằng các doanhnghiệp phân phối đóng vai trò là bên mua hàng, sau đó cất trữ hàng trong kho rồisau đó bán lại cho các doanh nghiệp phân phối, nhà bán lẻ khác hoặc bán trực tiếpđến bên tiêu dùng
Với việc không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ nên cácdoanh nghiệp phân phối sẽ có khoản mục TSNH biến động lớn trong kỳ kinhdoanh., đơn cử là tiền mặt và hàng tồn kho
d Doanh nghiệp dịch vụ
Những tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này không tạo ra các mặt hàng hữu hình
mà giao thương loại hàng hóa độc nhất Cụ thể một công ty dịch vụ điển hình sẽ bándịch vụ trực tiếp cho các bên tiêu thụ khác hoặc chính đối tượng người têu dùng.Mặt hàng dịch vụ là vô cùng đa dạng và phong phú và do đặc tính vô hình nên lưuthông linh hoạt trong thị trường tài chính Các dịch vụ vô hình trong tự nhiên, chỉxuất hiện khi bên tiêu thụ yêu cầu bởi vậy bản chất loại hình kinh doanh này rất đặcbiệt, có thể kể đến như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tư vấn đầu tư tài chính, dịch
vụ giáo dục, dịch vụ công cộng,…
Do các thành phần đầu ra có tính chất khác biệt cũng như đặc tính trong hoạt độngnên phần lớn các tổ chức kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thường cóphần TSNH lớn, biến động nhiều trong chu kỳ kinh doanh và phần TSCĐ sẽ khôngbao gồm nhà xưởng sản xuất mà chủ yếu chi phí trụ sở, công ty, các chi nhánh cùngmáy móc phục vụ nhu cầu kinh doanh
e Kết luận
Dù thuộc loại hình hoạt động nào thì doanh nghiệp cũng luôn hướng đến mụctiêu cuối cùng là giảm thiểu chi phí, tối đa hóa nguồn thu VLĐ luôn đóng vai tròthiết yếu với quá trình hoạt động, bởi vậy việc đo lường chính xác nhu cầu VLĐgiúp các tổ chức,doanh nghiệp có thể hoạch định rõ ràng chiến lược kinh doanh, các
tổ chức tín dụng có thể kiểm soát tốn nguồn vốn cho vay cũng như gia tăng chấtlượng trong hoạt động sử dụng VLĐ sẽ giúp giảm thiểu đáng kể chi phí trong chu
kỳ kinh doanh đó
Trang 171.2 Phân tích nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1 Tầm quan trọng của hoạt động tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của
doanh nghiệp
VLĐ đóng vai trò là một trong những yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động tới chutrình sản xuất kinh doanh, nguồn doanh thu, là nền tảng cho sự hình thành, hoạtđộng cũng như mở rộng của các tổ chức Cụ thể hơn một doanh nghiệp có lượngvốn lưu động hợp lý sẽ giúp ổn định khả năng thanh toán nhờ hình thành lên chutrình sản xuất liên tục, phát triển lợi thế cạnh tranh, có cơ hội tiếp nhận được khoảnchiết khấu nhiều hơn bên cung cấp Thêm vào đó, tổ chức có thể tận dụng đượcnhững ưu điểm của thị trường như gia tăng nhu cầu mua hàng đi cùng giá thấp, nắmgiữ lượng hàng tồn kho chờ đến thời điểm giá lên cao để thu được nguồn lợi nhuậnkhông nhỏ từ khoản chênh lệch giá Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp giữ quá nhiều vốnlưu động sẽ đẩy doanh nghiệp vào thực trạng phải chịu thêm mức kinh phí sử dụngvốn cao, như tổn thất khi đang không tận dụng hiệu quả loại vốn này, chi phí lưukho…
Vốn lưu động có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ như vậy nên đểlượng VLĐ hợp lý đượcđảm bảo, các tổ chức kinh doanh cần tính toán được mức độ VLĐ thiết yếu của tổchức mình trong từng thời kỳ cũng như điều kiện cụ thể
Nhu cầu VLĐ ròng chỉ ra yêu cầu cần tài trợ trong ngắn hạn của tổ chức kinhdoanh Thực tế các doanh nghiệp thường sử dụng nguồn lợi nhuận ròng hay vay nợ
từ các tổ chức tài chính bên ngoài để xử lý các khoản thiếu hụt vốn này và thôngthường phương án vay nợ từ bên ngoài chiếm tỉ trọng cơ cấu cao hơn, cụ thể là vay
từ các ngân hàng thương mại Như vậy dẫn đến kết luận rằng hoạt động hỗ trợ nhucầu VLĐ của các tổ chức kinh doanh là tối quan trong, không thể thiếu trong việcđáp ứng được các yêu cầu, các phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất , duy trì tính
ổn định trong suốt chu trình kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, tối thiểu chi phí, tăngcường sựchắc chắn của các phương án kinh doanh cũng như kích thích sự mở rộngquy mô và gia tăng chất lượng hoạt động
1.2.2 Các chỉ tiêu đo lường
1.2.2.1 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn lưu động
a Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần
Trang 18Tỷ số này thể hiện số vòng quay trong một kỳ kinh doanh của VLĐ, Chỉ tiêunày để đo lường hiệu năng trong sử dụng nguồn TSNH và từ đó doanh nghiệp sẽđưa các điều chỉnh danh mục tài sản hợp lý Chỉ tiêu này nếu lớn hơn chỉ tiêu trungbình của toàn ngành thì nghĩa là hoạt động sử dụng VLĐ có hiệu quả.
b Kỳ luân chuyển vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động
Tỷ số phản ánh số ngày cần để hoàn thiện một vòng quay VLĐ hoàn chỉnh củadoanh nghiệp Chỉ tiêu càng nhỏ chứng tỏ thời gian cần để hoàn thành vòng quayvốn ít, tốc độ vòng quay nhanh còn nếu càng lớn thì đảo lại
c Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm của vốn lư động = Vốn lưu động bình quânDoanh thu thuần
Hệ số thể hiện mỗi đồng vốn luân chuyển ứng với bao nhiêu đồng VLĐ Nếu
hệ số này thấp có nghĩa là nguồn vốn tiết kiệm được nhiều đi cùng với đó là hiệunăng cao trong sử dụng VLĐ và nếu hệ số cao thì đảo lại
d Sức sinh lời của vốn lưu động
Sức sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quânTổng lợi nhuận
Chỉ tiêu giúp xác định lợi nhuận thu được ứng với mỗi đồng VLĐ bỏ ra Nếu
tỷ số lớn, cho thấy tiềm năng sinh lời từ hoạt động sử dụng VLĐ càng lớn haydoanh nghiệp đã sử dụng VLĐ một cách hiệu quả
e Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu trên chỉ ra rằng nếu nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phátsinh thì doanh nghiệp hiện có thể chuyển đổi bao nhiêu tài sản để đáp ứng hay nóicách khác là khả năng trả nợ Nếu chỉ tiêu này sụt giảm, báo hiệu rủi ro tài chínhtiềm tàng và ngược lại Chỉ tiêu cao là dấu hiệu tích cực, tuy nhiên nếu quá cao thìphản ánh thực trạng tổ chức đang không quản lý TSNH tốt, ảnh hưởng trực tiếp đếnnguồn thu Để so sánh tính hiệu quả cần dựa vào hệ số trung bình toàn ngành mà
Trang 19doanh nghiệp kinh doanh.
f.Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn khoNợ ngắn hạn
Chỉ số xác định năng lực thanh toán hiện tại của doanh nghiệp dựa vào đolường lượng TSNH khả năng chuyển thành tiền tức thì Khả năng thanh toán nhanhcàng chắc chắn khi chỉ số này cao và nếu chỉ số này thấp thì đảo lại Để xác địnhmức độ hiệu quả của chỉ số này cần lấy chỉ số trung bình toàn ngành mà doanhnghiệp kinh doanh làm thước đo
g Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tiền và các khoản tương đương
tiền
Nợ ngắn hạn
Tử số là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản Tỷ sốchỉ ralượng tài sản tiền có năng lực bảo đảm cho mỗi đồng nợ ngắn hạn Hệ số càngcao càng chứng tỏ dòng tiền mặt ổn định, đáp ứng nhu cầu thanh toán phát sinh tứcthời, tuy nghiên nếu quá cao thì phản ánh thực trạng quản lý tài sản kém do lãng phímột lượng lớn tiền mặt không dùng vào đầu tư sinh lợi nhuận
h Vòng quay tiền
Vòng quay tiền = Tiền và tương đương tiền bình quânDoanh thu thuần
Hệ số trên cho biết số vòng luân chuyển tài sản tiền hoàn thành trong một nămcủa doanh nghiệp Chỉ tiêu này giúp thẩm định khả năng của hạng mục tài sản cótính thanh khoản cao nhất khi dùng để tạo ra doanh thu hay nói cách khác giữa mộtđồng “ tiền và tài sản tương đương tiền “ thì sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thuthuần
Trang 201.3 Mối liên hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp với quy mô dù lớn hay nhỏ luôn chú trọng đến hoạt độngquản trị nguồn VLĐ, đặc biệt loại hình doanh nghiệp sản xuất và thương mại Mụcđíchcuối cùng trong việc quản trị nguồn vốn này là tìm ách duy trì mức vốn tối ưuđối với từng thành phần tạo nên VLĐ để hỗ trợ quá trình doanh nghiệp hoạt động.Việc duy trì mức vốn này được thực hiện bằng cách quản trị các khoản mục tài sản
“tiền và các khoản tương đương tiền”, “hàng tồn kho”, các “khoản phải thu”, “ nợphải trả” trong ngắn hạn và việc vận dụng tiền mặt có hiệu năng cao trong kinhdoanh hằng kỳ ( theo kết quả nghiên cứu của Fillbeck, Krueger cùng các cộng sự -2005) Tiếp đó nghiệp vụ không thể thiếu trong quá trình xác lập mức vốn tối ưunày là nghiệp vụ tính toán yêu cầu VLĐ hợp lý nhất trong việc cân bằng các yếu tốlợi tức và rủi ro vừa đủ để tổ chức có thể vận hành tốt , mức nhu cầu VLĐ này cònđược định nghĩa khác là lượng vốn tối thiểu, đã tính cả các chi phí hoạt động đểdoanh nghiệp phát triển mức độ cao nhất ( kết luận của Howorth,Wesshead – 2003
và Afza, Nazir – 2007 ) Bởi vậy có thể thấy hai nhân tố VLĐ và yêu cầu VLĐtrong các tổ chức kinh doanhquan hệ mật thiết và thường liên hệ ngược chiều nhau,
ví dụ khi lượng VLĐ phục vụ cho quá trình hoạt động thấp, sụt giảm lớn thì ngượclại nhu cầu V LĐ lại càng tăng cao
Mối quan hệ hai chiều trên càng được chứng minh rõ ràng trong công trìnhnghiên cứu của Blazenki, Vandezande (2003); Appuhami cùng các cộng sự (2008)khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố doanh thu, khả năng sinh lời của công ty
và mức độVLĐ cần thiết có quan hệ cùng chiều, liên kết chặt chẽ tới nhau Cụ thểcác nghiên cứu chỉ ra rằng trong chu kỳ kinh doanh nếu doanh nghiệp nhận thấydấu hiệu doanh tu tăng cao thì sẽ đẩy mạnh đầu tư vào vốn lưu động, trực tiếp đẩymạnh nhu cầu VLĐ lên cao Ngược lại trong nghiên cứu của Hill (2006) trên nhómđối tượng doanh nghiệp mang tính thời vụ thì việc biến động doanh thu lại giúpdoanh nghiệp kéo dài thời gian trả nợ trong chu kỳ kinh doanh tức là vẫn có thể tácđộng ngược chiều lên nhu cầu VLĐ VLĐ lại đóng góp trực tiếp vào tình hìnhdoanh lợi bởi vậy có thể kết luận rằng VLĐ đã tác động gián tiếp lên nhu cầu VLĐthông qua yếu tố doanh thu, khả năng sinh lời của tổ chức
Một yếu tố khác làm trung gian trong mối lien hệ của VLĐ và yêu cầu VLĐ
là chu kỳ chuyển đổi của các tài sản ngắn hạn – yếu tố cấu tạo nguồn VLĐ Việcgiám sát các nguồn TSNH hay quản lý VLĐ tác động đến chu kỳ chuyển đổi lượng
Trang 21tiền mặt tại quỹ, chu kỳ các khoản nợ phải thu hồi, hàng lưu kho và các chu kỳ luânchuyển này tác động tới mức nhu cầu vốn lưu động Cụ thể trong nghiên cứu củaRasha T.Abbadi cùng các cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng việc doanh nghiệp có chu
kỳ chuyển đổi TSNH càng ngắn đồng nghĩa với việc giảm thiểu thời gian đồng vốn
bị tồn đọng, đây là dấu hiệu của một dòng tiền tích cực và ngược lại, từđó mứcVLĐ cần thiết sẽ giảm bởi sự luân chuyển vốn đã tự thực hiện tốt, đảm bảo đủ nhucầu thời điểm đó nên tổ chức kinh doanh sẽ tìm cách giảm bớt lượng chi phí đi Thông qua các nhân tố trung gian việc quản trị nguồn vốn lưu động có mốiquan hệ trực tiếp đến nhu cầu sử dụng VLĐ của các doanh nghiệp theo cả quan hệthuận chiều lẫn quan hệ ngược chiều
1.4 Mối liên hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
VLĐ luôn không thể thiếu với chu trình kinh doanh của các công ty, tổ chứckinh doanh, quyết định tính chắc chắn, hiệu quả xuyên suốt chu trình đó, bởi vậy cóthể nói nhu cầu VLĐ có mối lien hệ sâu đậm với lợi nhuận của doanh nghiệp Điều này đã được chứng minh, củng cố qua nhiều công trình nghiên cứu trênthế giới cụ thể: sau khi tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu từ 88 doanh nghiệp lớnnhỏ trên thị trường chứng khoán New York ( số liệu 3 năm từ 2005 đến 2007 ),Amarjit Gill, Nahum Biger, Neil Mathur cùng các cộng sự đã rút ra kết luậnrằngviệc có thể quản trị tốt VLĐ có tác động mạnh mẽ tới lợi nhuận đầu ra và quan
hệ thuận với lợi ích các cổ đông của doanh nghiệp sẽ nhận được vào cuối chu kỳkinh doanh, nghiên cứu tập trung hơn vào vòng quay tiền trong số tiêu chí liên quanhiệu năng vận dụng VLĐ, chỉ ra rằng với vòng quay tiền càng mở rộng thì trực tiếpnguồn VLĐ mở rộng nhanh theo, có thể dẫn đến doanh thu bán hàng đầu ra cao hơn
và lợi nhuận đi lên, tuy nhiên nếu như chi phí của các khoản đầu tư mở rộng quánhanh, vượt mức độ đem lại lợi nhuận dự tính từ việc vòng quay mở rộng sẽ tácđộng đến việc lợi nhuận giảm mạnh mặc dù vòng quay tiền lớn
Kết quả nghiên cứu trên càng được ủng hộ trong nghiên cứu về “ Mối quan
hệ giữa quản lý nguồn vốn lưu động và lợi nhuận “, được thực hiện bởi AbulRaheman cùng Mohamed Nasr ( 2007 ) khi tiến hành khảo sát số liệu 94 tổ chức,đoàn thể kinh doanh được niêm yết trên sàn chứngkhoán Pakistan, số liệu lấy trongcác năm 1999 – 2004, nghiên cứu càng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu vốnlưu động tới tính thanh khoản cũng như lợi nhuận thu được, cụ thể một công ty sản
Trang 22xuất điển hình trên thị trường Pakistan bấy giờ, nguồn vốn lưu động chiếm hơn nửatổng tài sản của cả doanh nghiệp, và như một hệ quả từng thay đổi nhỏ trong nguồnvốn lưu động dễ dàng thay đổi mực doanh thu của các hoạt động đầu tư, nguồn vốncàng lớn thì nguồn lợi nhuận thu về hầu như cũng tăng cao và ngược lại phần lớncác doanh nghiệp với mức VLĐ quá ít gây lên thực trạng thiếu hụt, hỗn loạn, tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác là tạo khó khăntrong nỗ lực duy trì tính ổn định trong suốt chu trình ( kết luận được tham khảothêm từ nghiên cứu của tiến sĩ Horne cùng tiến sĩ Wachowicz, năm 2000 )
Cùng nghiên cứu tương tự trên hệ thống tổ chức kinh doanh được niêm yếttrên sàn chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1998 - 2007 của F Samiloglu và K.Demirgunes năm 2008 cũng dẫn đến các kết luận tương tự về quan hệ chặt chẽ giữamức VLĐ cần thiết và nguồn lợi nhuận thu về của doanh nghiệp, cụ thể tác giả cùngcác cộng sự tập trung hơn vào đối tượng doanh nghiệp nhỏ trên thị trường lúc đó,
họ nhận thấy rằng VLĐ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn với nhóm đối tượng này so vớicác nhóm doanh nghiệp khác, khi với xu thế doanh nghiệp nhỏ cực kỳ hạn chế cáccách tiếp cận được thị trường nguồn vốn, và bọn họ sẽ khắc phục bằng cách tiếnhành hàng loạt các hợp đồng đồng vay ngắn hạn, qua đó làm vốn lưu động thực sựtrở thành nguồn vốn bổ sung cấp thiết cho các hoạt động nói chung của nhóm đốitượng này, không chỉ vậy nguồn vốn lưu động còn giúp tăng tính an toàn trong hoạtđộng, dự đoán rủi ro, giúp các doanh nghiệp nhỏ mạnh dạn thực hiện các quyết địnhkinh doanh mạo hiểm hơn, đương nhiên sẽ hứa hẹn khả năng lợi nhuận cao hơn( nghiên cứu có tham khảo thêm kết quả từ bài viết của tác giả Moyer et al trên NhậtBáo Kinh Doanh năm 1992 )
MứcVLĐ cần thiết choquá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinhdoanh nhìn chung có liên hệ mật thiếttới tính hiệu quả trong kinh doah Việc quản
lý nguồn VLĐ cũng như xác định mức nhu cầu VLĐ cần thiết là rất quan trọngtrong hoạch định chiến lược kinh doanh lâu đài
Trang 23KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kết thúc chương 1, sinh viên nhận thấy vấn đề cấp thiết gia tăng hiệu năngtrong hoạt động sử dụng nguồn VLĐ khi nhu cầu VLĐ đã đang và luôn đóng vai tròkhông thể thiếu trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp dù hình thức kinhdoanh là gì khi nó tác động mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản cùng nguồn lợinhuận thu được sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Việc nângcao hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những tiêu chí hàng đầu trong xây dựngchiến lược kinh doanh thời gian tới của bất kỳ tổ chức, đoàn thể kinh doanh nào, tuynhiên làm sao để thực hiện tiêu chí đó lại là một vấn đề khác Chương I đã giớithiệu cơ sở lý luận về VLĐ, yêu cầu VLĐ, phân loại các loại hình doanh nghiệp,các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ, mối quan hệ giữa VLĐ – nhu cầuVLĐ, nhu cầu VLĐ – kết quả kinh doanh, cùng lý do nhu cầu vốn trở lên rất quantrọng với việc giảm thiếu chi phí, tối đa hóa nguồn thu trong kinh doanh của các tổchức tài chính Đây là cơ sở lý luận quan trọng, làm nền tảng để giải quyết các vấn
đề ở chương II và chương III Chương II, khóa luận sẽ đi sâu phân tích thực trạngthực trạng nhu cầu vốn lưu động tại Công ty CP phát triển thương mại TH và đầu tưHải Phòng
Trang 24CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP PHÁT
TRIỂN THƯƠNG MẠI TH VÀ ĐẦU TƯ HẢI PHÒNG
2.1 Khái quát về công ty cổ phần phát triển thương mại tổng hợp và đầu tư Hải Phòng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Các thông tin được lưu giữ theo giấy xác nhận đăng ký kinh doanh công ty
cổ phần lần đầu vào ngày 17 tháng 03 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 9 vào này
- Viết tắt tên doanh nghiệp : TRADEINCO
- Vị trí : Số 610 Lê Thánh Tông, Đông Hải 1, Quận Hải An, Thành phố HảiPhòng, Việt Nam
- Điện thoại : 031.3633816
- Fax : 031.3633818
- Hình thức sở hữu : doanh nghiệp cổ phần
- Vốn điều lệ : tại thời điểm 23/09/2016 là 23.000.000.000 đồng
( Bằng chữ : Hai mươi ba tỉ đồng )
- Đại diện pháp luật : Chủ tịch hội đồng quản trị Bùi Thị Kim Huyền
Công ty cổ phần phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng được thànhlập từ cổ phần hóa Chi nhánh vải sợi may mặc Hải Phòng Thực hiện nghị quyếtHội nghị lần thứ 3, nghị định số 64/2002/NĐ – CP, Quyết định 1489/QĐ – BTMngày 11/11/2003 của Bộ thương mại, tháng 2 2 năm 2004, đơn vị được chuyển đổi
từ chi nhánh vải sợi may mặc Hải Phòng sang Công ty CP phát triển thương mại TH
và Đầu tư Hải Phòng với 100% không có cổ phần vốn nhà nước
2.1.2 Khái quát về ngành nghề kinh doanh
Quý công ty đã nhiều lần thay đổi, chỉnh sửa giấy phép đăng ký ngành nghềkinh doanh để thay đổi phù hợp với biến động thị trường trong giai đoạn sau khủnghoảng kinh tế Việt Nam cuối năm 2008, dựa theo giấy phép đăng ký kinh doanhdoanh nghiệp sửa đổi lần thứ 10 vào ngày 23 tháng 9 năm 2016 thì sau đây là các
Trang 25ngành nghề mà công ty ghi nhận với Sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng :
- Bán buôn hàng may sẵn, vải, giầy dép
- Giao thương sản phẩm dệt
( Chi tiết : Giao thương vải dệt kim, thoi, đan móc và vải không dệt khác )
- Giao dịch mua bán kim loại và quặng kim loại
( Chi tiết : Mua bán sắt, thép, đồng, nhôm )
- Bán buôn vật dụng trong gia đình
- Mua bán thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Qua các ngành nghề đăng ký kinh doanh có thể dễ dãng nhận thấy quý công
ty có các đặc trưng của một doanh nghiệp thương mại, làm trung gian giúp phânphối hàng hóa, thỏa mãn các nhu cầu trên thị trường Trong số các ngành nghề trênthì ngành nghề chủ yếu góp phần lớn vào doanh thu của “công ty Cp phát triểnthương mại TH và Đầu tư Hải Phòng” là :
- Bán buôn các sản phẩm liên quan đến vải sợi may mặc
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của “Công ty CP phát triển thương mại TH và
Đầu tư Hải Phòng”
Trang 26Doanh nghiệp được sắp xếp theo mô hình chiến lược do Hội đồng quản trị đềxuất với châm ngôn “ Đơn giản – Hiệu quả “, tập trung vào sự hợp tác chặt chẽ giữacác đơn vị với nhau Mô hình công ty là mô hình thông tin hai chiều giúp các cấpquản lý tương tác tốt với nhau, mệnh lệnh truyền đi từ cấp cao nhất xuống cấp thấpnhất và ngược lại báo cáo, đề xuất từ thấp cấp nhất lên cấp cao nhất luôn tiết kiệmthời gian nhất để công việc được xử lý nhanh gọn, kịp thời.Tìm hiểu kỹ hơn về chứcnăng nhiệm vụ từng đơn vị :
Việc kiểm soát được cấu trúc như một cơ cấu của chính quyền dân chủ, trong
đó những cổ đông là chủ sở hữu, định kỳ bỏ phiếu chọn ra hội đồng quản trị Hộiđồng quản trị về cơ bản có trách nghiệm trong việc xác định những kế hoạch vàmục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, thiết lập chính sách chung thông qua việc chitiêu của tổ chức như việc mua sắm vật tư, chi trả nhân công, Đồng thời, họ cũng
có quyền thuế và sơ thải công nhân và cán bộ quản lý, bồi thường và giám sátnhững vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp
Tiếp đó Hội đồng quản trị sẽ thuê những người quản trị doanh nghiệp vàthành lập Ban giám đốc Những người này phải đảm bảo là đầu tàu dẫn dắt, bởivậynên phải được trang bị kiến thức lẫn kinh nghiệp dày dặt về lĩnh vực đang hoạtđộng, chiến lược chỉ đạo cũng như quản lý rủi ro
Đồng thời Hội đồng quản trị sẽ thành lập Ban kiểm soát Ban kiểm soát trongcông ty được hiểu đơn giản là một cơ quan "tư pháp" riêng trong bộ máy nội bộ của
tổ chức với nhiệm vụ quan trọng là giám sát đồng thời thẩm định quá trình làm việccủa các cấp quản lý vì lợi ích của các cổ đông công ty
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc là các phòng ban với từng nhiệm vụ đặctrưng như sau :
Phòng kinh doanh :nằm trong số phòng thiết yếu nhất, tác động to lớn tới các
quyết định cũng như hướng đi của doanh nghiệp, trong bộ phận này bao gồm phòngKinh doanh phân phối, phòng Kinh doanh các dự án và bộ phận Chăm sóc KH.Phòng Kinh doanh phân phối có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược về lĩnhvực kinh doanh, đầu tư phát triển của Công ty, tìm kiếm các cơ hội đầu tư sinh lời
Phòng kỹ thuật : chức năng chính là cố vấn cho HĐQT và “Tổng giám đốc” về
công nghệ, kỹ năng, các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm làm cơ sở hạch toán,nghiệm thu chất lượng hàng hóa, ký kết hợp đồng kinh tế và sau cùng là kiểm tra,nghiệm thu chất lượng sản phẩm
Phòng Tổ chức hành chính : nhiệm vụ chính là cố vấn, phụ cấp quản lý giám
Trang 27sát đội ngũ nhân viên, cam kết lao động, hỗ trợ doanh nghiệp chấp hành chính sách
được Quốc gia ban hành với đối tượng lao động cũng như bảo an chính trị trong nội
bộ, giúp xây dựng nội quy, bảng biểu trong cơ quan và tham gia cai quản tình hình
tài chínhcủa tổ chức Thu chi đúng mục đích, quy tắc Nhà nước và nguyên tắc tài
chính
Phòng Tài vụ - Kế toán :thực hiện các chính sách kế toán, thống kê qua đó
đánh giá, quản lý tình hình thu chi hàng tháng đồng thời hoạch định kế hoạch chi
tiêu trong thời gian tiếp theo để đảm bảo tổ chức tài chính hoạt động hiệu quả, giúp
các cấp quản lý giám sát tình hình sử dụng vốn, nợ phải thu, nợ phải trả đi cùng
những đề xuất biện pháp xử lý kịp thời
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm
Tương đối(%) (6)=(5)/
(2)
Tuyệt đối (7)=(4)- (3)
Tương đối(%) (8)=(7)/ (3) 1.Doanh thu
Trang 28Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của “Công ty CP phát
triển thương mại TH và đầu tư Hải Phòng” năm 2015, 2016, 2017.
Kết quả kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
tính hiệu quả trong hoạt động, hiệu năng trong vận dụng nguồn vốn doanh nghiệp
Bởi vậy trước khi đánh giá nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp cũng như chất lượng
vận dụng nguồn vốn trên thì cần đánh giá tình hình kinh doanh của công ty với số
liệu giai đoạn 2015 – 2017
Chỉ tiêu đầu tiên kể đến của doanh nghiệp là doanh thu Từ bảng trên ta có thể
thấy thấy chiếm tỉ trọng lớn nhất trong nguồn doanh thu thu về của doanh nghiệp là
nguồn thu đến từ hoạt động “bán hàng và cung cấp dịch vụ”, cụ thể trong chu kỳ 3
năm đang xét doanh thu quý công ty đạt đỉnh vào năm 2017 ở mức 112.540 triệu
đồng với chu kỳ doanh thu tăng trưởng đều, từ năm 2015 đến năm 2016 mức doanh
thu từ hoạt động bán buôn tăng nhẹ 0,69 % còn trong một năm từ 2016 đến 2017 thì
mức doanh thu tăng trưởng mạnh hơn ở mức 4,29%, có thể kết luận với hoạt động
thu lời chính là “bán hang và cung cấp dịch vụ” thì công ty phát triển khá ổn đinh,
một tín hiệu tốt
Trang 29Theo sau đó, chiếm tỉ trọng thấp hơn rất nhiều là nguồn thu đến từ “hoạt động
tài chính” Doanh thu từ “hoạt động tài chính” của Công ty có xu hương biến động
khá mạnh trong thời gian 3 năm, khi đạt đỉnh vào cuối năm 2015 ở mức xấp xỉ 54
triệu đồng, sau đó làm cú giảm lớn đến 96,29% xuống đến mức xấp xỉ 2 triệu đồng
vào cùng kỳ năm tiếp theo, điều này có thể lí giải như sau : doanh thu từ hoạt động
tài chính của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ hoạt động chiết khấu thanh toán các
loại hàng hóa đầu vào và trong vòng một năm từ 2015 – 2016 công ty đã thay đổi
chiến lược kinh doanh vì nhiều yếu tố và quyết định thắt chặt lượng hàng hóa nhập
vào khiến chỉ tiêu doanh thu của khoản mục này giảm mạnh mẽ, mặc dù đến giai
đoạn tiếp theo mức doanh thu này có tỉ lệ tăng trưởng tốt tuy nhiên sức hồi phục
vẫn rất yếu nếu so với mốc khởi điểm năm 2015, ở mức 50% Chỉ tiêu này đã phản
ánh lên thực trạng quý công ty cần chú ý hơn vào việc thanh toán sớm cho nguồn
cung hang để đảm bảo lượng hàng hóa lưu thông được ổn định, tránh ảnh hưởng
xấu đến chu trình kinh doanh
Chỉ tiêu thứ hai cần quan tâm của công ty là mức chi phí bỏ ra trong thời gian
2015-2017 Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong mục chi phí trong chu kỳ hoạt động của công
ty là “chi phí tài chính” mà chi tiết hơn là chi phí đến từ “chi phí lãi vay” bắt nguồn
từ hoạt động vay vốn tài trợ của các NHTM Cụ thể :
Trang 30Mức chi phí lãi vay của công ty biến động nhẹ trong chu kỳ 3 năm, tăng nhẹ
6,39% từ năm 2014 đến năm 2016, trước khi giảm nhẹ gần 11% từ năm 2016 đến
năm 2017, mức biến động nhìn chung khá ổn định, có thể nói doanh nghiệp vẫn giữ
được các nguồn vốn tài trợ của ngân hàng trong vùng kiểm soát, mức chi phí lãi vay
thay đổi chủ yếu đến từ yếu tố lãi suất của thị trường liên ngân hàng biến động theo
các điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước “Chi phí quản lý doanh nghiệp” của công
ty khá cao, có biến động lên xuống trong thời gian 3 năm đang xét Cụ thể chi phí
quản lý doanh nghiệp là 1.342 triệu đồng vào cuối năm 2015, sau đó giảm đáng kể
xuống mức 859 triệu đồng, tức gần 36% vào năm 2016 rồi lại tăng mạnh trở lại lên
1.205 triệu đồng, tức 40,28% cuối năm 2017 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” của
quý doanh nghiệp cao chủ yếu đến từ chi phí trả lương nhân công gia tăng chiếu
theo chính sách tăng lương của Nhà nước trong giai đoạn từ 2011- 2014, ngoài ra
chi phí xăng, dầu, điện, nước cũng biến động mạnh cũng như các khoản mua ngoài,
đợt giảm mạnh mức chi phí này đầu của doanh nghiệp đến từ hoạt động cải tổ bộ
máy hoạt động, giảm nguồn nhân công xuống nhằm đảm bảo tính ổn định, tối đa
hóa lợi nhuận, phù hợp với xu hướng thị trường, sau đó trong vòng 1 năm tiếp theo
chi phí này tăng mạnh bắt quá trình kinh doanh của công ty có dấu hiệu khởi sắc,
ban lãnh đạo công ty đã chủ động mở rộng nguồn nhân lực cũng như chịu tăng thêm
các khoản chi phí ngoài nhằm theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh doanh
Trang 31Cuối cùng xét đến chỉ tiêu lợi nhuận – chỉ tiêu quan trọng nhất , được đặt lênhàng đầu, chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh doanh của bản thân doanh nghiệpđạt được trong chu kỳ kinh doanh.
ở mức 2.085 triệu đồng, sau đó tăng 4,12% lên mức 2.171 triệu đồng vào cuối năm
2016, rồi tiếp tục đà tăng trưởng lên mức 2.220 triệu đồng, tức 2,11 % vào năm
2017 Nhìn chung qua các tiêu chí nền tảng trong thẩm định hiệu năng kinh doanhtrong những năm gần đây, có thể nhận xét giai đoạn 3 năm từ 2015 đến 2017 quýcông ty giữ được tình hình kinh doanh ổn định, làm tốt trong hoạt động kiểm soátchi phí cũng như bán buôn, giúp cho doanh nghiệp dù đặt trong giai đoạn nhiều thayđổi chính sách đã bắt kịp được các tín hiệu khởi sắc của thị trường đang phục hồi
mà phát triển, giữ mức doanh thu cũng như lợi nhuận ổn định, tăng đều, năm sautrội hơn trước, tuy nhiên hiệu quả sử dụng các nguồn vốn nói chung có thể thấy rất
rõ là vẫn chưa được cao
2.2 Thực trạng biến động và cơ cấu vốn lưu động trong Công ty Cp phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải Phòng trong giai đoạn 2015 – 2017
Trong phần cơ sở lý thuyết xây dựng ở chương I đã xác định nguồn VLĐbằng các phần TSNH hạn trừ đi nguồn vốn ngắn hạn, vậy ở đây để theo dõi dao
Trang 32động nguồn VLĐ của quý doanh nghiệp, sinh viên tập trung theo dõi các tài khoản
trong mục tài sản ngắn hạn ( tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản trong ngắn hạn phải
thu hồi, các khoản TSNH khác ) và tài khoản nợ cần trả ngắn hạn
Chênh lệch 2016-2017Tuyệt
đối
Tươngđối(%)
Tuyệt đối
Tươngđối(%)1.Tiền và
Từ bảng 2.2 trên : nguồn TSNH cấu thành lên vốn lưu động biến động rất
mạnh, điều này có thể lí giải xuất phát từ bản chất tài sản ngắn hạn và VLĐ chỉ tồn
tại trong một khoảng thời gian của quá trình hoạt động, các biến động lớn chi tiết
như sau:
Trang 33Nguồn : Tổng hợp từ "BCĐKT của “Công ty CP phát triển thương
mại TH và đầu tư Hải Phòng” năm 2015 - 2017"
Biểu đồ 1.5 Tình hình biến động TSNH của doanh nghiệp trong giai
Đầu tiên là khoản mục “tài sản tiền và các khoản tương đương tiền” Có thể dễdàng nhận thấy rằng tài sản tiền của doanh nghiệp chính là khoản mục biến độngmạnh nhất, điều này xuất phát từ đặc điểm khoản mục này của công ty hoàn toàn làtiền chứ không có các khoản mục đầu tư ngắn hạn có thu hồi, đáo hạn dưới 3 tháng
mà khả năng chuyển sang “tín phiếu kho bạc”, “kỳ phiếu ngân hang”,… bởi vậykhoản mục này tính thanh khoản cao nhất và rất dễ biến động như tiền mặt Vàocuối năm 2015, trong tổng kết tài khoản tiền doanh nghiệp đạt mức cao nhất giữa 3năm đang xét, tại 5.923 triệu đồng, trước khi giảm mạnh mẽ xuống 93,61% ở mức
378 triệu đồng rồi đến cuối năm 2017 tăng ngược lại gần như gấp 4 lần lên tới mức1.916 triệu đồng Khoản mục này biến động lớn dựa vào tính thanh khoản mạnh của
nó cũng như với diễn biến trong quá trình doanh nghiệp hoạt động, việc giảm mạnh
mẽ nguồn tiền từ năm 2015 đến năm 2016 có thể lí giải rằng công ty ra quyết địnhkinh doanh theo xu hướng không trú trọng việc để lượng tiền mặt tồn quỹ quá nhiều
so với mức đề ra cho hoạt động kinh doanh, bởi điều đó tác động tỷ lệ sinh lời, hạnchế kết quả kinh doanh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp cũng như khảnăng bảo quản tài sản, kết hợp tính chất là một doanh nghiệp bán buôn nên bản thâncông ty biến động lượng tiền mặt do nhu cầu mua hàng hóa, vật liệu số lượng lớnthỏa mãn yêu cầu sản xuất kinh doanh Sau đó chỉ tiêu này tăng nhanh chóng mặttrong vòng một năm thể hiện rằng doanh nghiệp thu hồi các nguồn doanh thu từviệc bán buôn các mặt hàng kinh doanh hoặc đơn giản thay đổi xu hướng quản lýnguồn tiền tại quỹ Tiêu chí về tài khoản tiền luôn có sự quan tâm đặc biệt từ phía
Trang 34công ty và cụ thể luôn cố gắng giữ nguồn tiền mặt tại quỹ ở mức thấp nhất có thểchấp nhận được với quá trình sản xuất kinh doanh để đạt hiệu năng hoạt động caonhất, doanh nghiệp phải giữ tài khoản ở “ mức thấp nhất có thể chấp nhận được “ làbởi vì nếu tài khoản này quá thấp thì bản thân doanh nghiệp cũng gặp nguy hiểm, cụthể có những khoản công ty bắt buộc phải thanh toán trực tiếp bằng tiền như tiềnlương đội ngũ nhân viên, tiền trả trước hay mua hàng trả ngay… và trên thực tế cácdoanh nghiệp luôn cố gắng ít nhát gửi các nguồn tiền rảnh rỗi vào các tổ chức tàichính để tăng tính bảo mật cũng như hưởng thêm nguồn thu từ lãi vay.
Khoản mục trong TSNH tiếp theo xét đến trong bảng trên là khoản mục “cáckhoản phải thu ngắn hạn” Khoản mục này chủ yếu là các khoản “phải thu củakhách hang”, phải thu khác và các khoản cần trả cho người bán Qua số liệu trongbảng có thể nhận xét rằng các “khoản phải thu” của doanh nghiệp lớn, tỷ lệ trong cơcấu cao nhất, gấp nhiều lần các khoản mục khác trong cơ cấu nguồn TSNH của quýdoanh nghiệp
Biểu đồ 1.6 Cơ cấu TSNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017
Tiền, các khoản tương đương tiền
Cụ thể vào năm 2015 tổng “các khoản phải thu của doanh nghiệp” ( mà trong
đó chủ yếu là “các khoản phải thu khách hang” ) là 43.420 triệu đồng, chiếm đếnhơn 70% tổng TSNH doanh nghiệp, sau đó khoản mục này giảm 9,25% xuống mức39.403 triệu đồng vào cuối năm 2016 trước khi lại tăng mạnh lên mức 47.587 triệuđồng, tức tăng 20.77% Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường giai đoạn từ 2015 –
2017 thì việc doanh nghiệp có các khoản nợ chưa thu hồi là việc hoàn toàn dễ hiểu
và khó có thể tránh khỏi, ngược lại chính những khoản phải thu này cũng có các ảnh
Trang 35hưởng tích cực đến quá trình sản xuất kinh doanh của bản thân công ty, giúp doanhnghiệp thuận lợi hơn trong quá trình tiêu thụ sản xuất cũng như sản xuất kinhdoanh Tuy nhiên với việc các khoản phải thu của doanh nghiệp khá lớn so với cấutrúc tài sản của bản thận họ chứng tỏ rằng bản thân doanh nghiệp đang bị chiếmdụng một lượng vốn lớn, trực tiếp gây lãng phí cũng như giảm hiệu quả sử dụngTSNH nói riêng hay nguồn VLĐ nói chung Chỉ tiêu tăng giảm trong vòng 3 nămtrực tiếp phản ánh một phần thực trạng kinh doanh đã diễn ra của doanh nghiệp, dư
số lớn như vậy nghĩa rằng công ty đã phải bán chịu hàng hóa của mình nhằm tìmkiếm các đối tác thương mại, cơ hội bán hàng, tuy nhiên việc bán chịu nhiều thìkinh phí “các khoản” phải thu tự khắc tăng cao cũng như rủi ro chuyển biến thànhcác khoản nợ phải thu khó đòi không được thanh toán Thực tế trong tình hình hoạtđộng c ủa công ty thì dù “các khoản phải thu” khá lớn so với cơ cấu TSNH nhưngdoanh thu của họ vẫn phát triển bền vững qua các mạnh, duy có lợi nhuận biến động
do chi phí phát sinh tăng cao thể hiện rằng ban lãnh đạo của công ty vẫn đang giữđược tính ổn định trong tình hình kinh doanh của quý công ty
Tiếp đó trong tỷ trọng TSNH của công ty là khoản mục “hàng tồn kho” Trongvòng 3 năm từ 2015 đến 2017 nhìn chung theo xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnhtrong thời gian một năm từ 2015 đến 2016 chỉ số tăng trường lên đến 135%, từ mức11.753 triệu đồng vào năm 2014 lên mức 27.631 vào cuối năm 2016, sau đó giảmxuống 15.878 triệu đồng, tức 18,16% vào năm 2017 So với cơ cấu TSNH của công
ty thì bản thân khoản hàng tồn kho cũng có giá trị tương đối lớn, đứng thứ hai trong
tỉ trọng, chỉ xếp sau khoản mục “các khoản phải thu” Việc giá thành hàng tốn khotăng giảm chủ yếu đến từ các diễn biến trong hoạt đồng kinh doanh, vào năm 2016bên doanh nghiệp mở rộng quan hệ thương mại tới đối tác mới, bởi vậy họ đã tíchcực nhập mua lô hàng vải, sợi với số lượng lớn nhằm hưởng chiết khấu và tạo quan
hệ tốt với các đối tác này, do đó lượng hàng tồn kho trong năm tăng cao đến gần135% Tuy nhiên lượng hàng tồn kho còn tồn đọng lớn như vậy cũng thể hiện tínhkém hiệu quả trong việc vận dùng nguồn VLĐ của công ty, đơn cử lượng vốn lớntrong giá trị hàng tồn kho sẽ không sinh lời, hàng hóa lưu lại sẽ tốn thêm rất nhiềuchi phí bảo quản, chi phí lưu kho và nghiêm trọng nhất bản thân hàng hóa sẽ cónguy cơ hao mòn giá trị nếu không buôn bán được,… Bởi vậy khi chuyển sang năm
2017 doanh nghiệp đã chủ động giảm lượng hàng tồn kho đi 5.018 triệu đồng,tương đương 18,16% giá trị hàng hóa Một lý do khác tác động tới lượng giảm hànghóa tồn kho do doanh nghiệp tiến tới các thị trường mới mẻ có tiềm năng hơn là
Trang 36mua bán quặng kim loại nên đã không nhập nhiều lô hàng vải sợi Lượng “hàng tồnkho” giảm đã giúp doanh nghiệp thu lược bớt khoản chi phí lưu kho đắt đỏ tronglưu trữ và bảo quản, tích lũy thêm nguồn vốn để tái đầu tư vào lĩnh vực khác Tuynghiên ngành nghề chính cũng như nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp đến từ mặthàng vải, sợi may mặc bởi vậy sang kỳ kinh doanh tiếp theo mà nhu cầu khách hàng
vì lí do bất kỳ tăng cao bất thường sẽ làm công ty không có khả năng đáp ứng, trựctiếp tước đi cơ hội kinh doanh sinh lợi nhuận và nguy hiểm hơn là danh tiếng củabản thân công ty với khách hàng cũng như các đối tác, nhà phân phối lớn
Khoản mục sau cùng được theo dõi trang bảng số liệu trên là khoản mục
“TSNH khác”, khoản mục này chủ yếu các khoản thế chấp và kinh phí tạm ứng, kýquỹ ngắn hạn, ký cược Số dư khoản mục TSNH khác này theo xu hướng tăng mạnhtrong thời gian 3 năm từ 2015 đến 2017, cụ thể chỉ riêng một năm 2016, chỉ tiêu này
đã tăng trưởng đến 48,06% rồi trong năm tiếp theo tiếp tục tăng mạnh hơn với mứctăng 53,18% và dừng lại ở mức 1.057 triệu đồng vào cuối năm 2017 Xu hướngtăng trưởng mạnh mẽ như vậy phản ánh phát sinh số lượng lớn các giao dịch vớitiền thế chấp, kinh phí tạm ứng trước
Nhìn nhận tổng quan về tình hình quản lý TSNH của “Công ty CP phát triểnthương mại TH và Đầu tư Hải Phòng” thì có thể đưa ra nhận xét khoản mục TSNHbiến động rất nhiều trong quãng thời gian 3 năm từ 2015 đến 2017, điều này phảnánh khả năng duy trì tính ổn định chu kỳ kinh doanh còn chưa tốt Thực trạng cókhả năng tới từ tính chất doanh nghiệp thương mại luôn phải thay đổi nhanh chóngvới thị trường do đóng vai trò trung gian trên thị trường tài chính nhưng thực tếcũng đến từ khả năng quản lý nguồn TSNH chưa thực sự hiệu quả bản thân doanhnghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quản lý vốn lưu động
2.2.2 Nợ ngắn hạn
Tiếp đến trong phân tích tình hình dao động của VLĐ, sinh viên sẽ theo dõibiến động của số dư tài khoản nợ ngắn hạn trong giai đoạn ba năm tài chính liêntiếp từ 2015 đến 2017, số liệu đang rút ra từ bảng cân đối kế toán của bản thân côngty
Trang 37Bảng 2.3 Tình hình biến động NNH của doanh nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch2015-2016 Chênh lệch2016-2017
Tuyệt đối đối(%) Tương Tuyên đối đối(%) Tương
Từ bảng số liệu 2.3, với các số liệu ghi chép biến động các khoản mục trong
chỉ tiêu nợ ngắn hạn của “Công ty CP phát triển thương mại TH và Đầu tư Hải
Phòng” sinh viên rút ra nhận xét rằng số dư của chỉ tiệu nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp có biến động tốc độ vừa phải trong thời gian theo dõi 3 năm từ 2015 đến
2017, cụ thể :