1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC

89 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: KH

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ

TÀI NGUYÊN NƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

VŨ BÁ HẢI

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ

TÀI NGUYÊN NƯỚC

VŨ BÁ HẢI

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 8440301

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS THÁI THỊ THANH MINH

2 TS TRƯƠNG ĐỨC TRÍ

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính : TS Thái Thị Thanh Minh

Cán bộ hướng dẫn phụ : TS Trương Đức Trí

Cán bộ chấm phản biện 1: TS Tăng Thế Cường

Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS Nguyễn An Thịnh

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Ngày … tháng … năm 20

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi

rõ trong phần tài liệu tham khảo

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Bá Hải

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin cảm ơn đến các quý Thầy Cô Khoa Môi Trường tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Em đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Thái Thị Thanh Minh và TS Trương Đức Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dạy em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình làm Luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình viết Luân văn, do hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô để bài Luận văn tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Bá Hải

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 3

1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu 3

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 3

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 3

1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 7

1.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên 16

1.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 17

1.2.1 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam 17

1.2.1.1 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới 17

1.2.1.2 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu tại Việt Nam 24

1.2.1.3 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu tại Thái Bình 28

1.3 Nghiên cứu về biến động của tài nguyên nước mặt dưới tác động của biến đổi khí hậu 31

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước 31

1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 32

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

Trang 7

2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 35

2.2 Phương pháp nghiên cứu 35

2.2.1 Phương pháp chọn lọc, kiểm định tài liệu, số liệu có liên quan 35

2.2.2 Phương pháp chuyên gia 36

2.2.3 Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố 37

2.2.4 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 38

2.2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 40

2.2.6 Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến TNN 41

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 43

3.1 Xu thế biến đổi của một số yếu tố ảnh hưởng đến tài nguyên nước mưa huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình 43

3.1.1 Xu thế biến đổi của lượng mưa 43

3.1.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ 49

3.2 Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình 54

3.2.1 Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ 54

3.2.2 Tác động của mực nước và xâm nhập mặn 57

3.3 Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước 64

3.3.1 Nhóm giải pháp công trình 64

3.3.2 Nhóm giải pháp phi công trình 65

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC

Trang 8

THÔNG TIN LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Vũ Bá Hải

và tốc độ tăng nhiệt độ từ 1976 đến nay là trên 0,150C /thập kỷ Trong đó năm 1998

và 2005 được ghi nhận là năm nóng nhất trong vòng 11 năm trở lại đây Điều này

đã tác động không nhỏ đến khí hậu các khu vực trên thế giới mà biểu hiện là mực nước biển dâng, diện tích băng giảm làm biến đổi hoàn lưu đại dương, thúc đẩy nhanh hơn sự nóng lên của các vùng lạnh giá, nước ở đại dương ấm lên làm cho các đảo san hô trên thế giới phá hủy, các hệ sinh thái biến đổi, tần suất các yếu tố cực trị

và hiện tượng cực đoan gia tăng, v…v…

Đối với Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển dâng (NBD) 20cm Các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là bão,

lũ lụt và hạn hán ngày càng xảy ra ác liệt Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 22.604ha, có 23km bờ biển, 03 cửa sông lớn đổ ra biển là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà Lý và cửa Lân, với đặc điểm vùng

bờ biển được bồi tụ đã hình thành lên vùng đất bãi bồi, đất ngập nước ven biển rộng

Trang 9

hơn 6.000ha có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng Trong đó, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tiền Hải có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một cách đa dạng Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Tiền Hải chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy, nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán v v Điều này đã tác động nghiêm trọng đến các ngành/lĩnh vực của địa phương Trong đó, lĩnh vực bị tác động nhiều nhất

là tài nguyên nước Một nguồn tài nguyên quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp

ở đây Do đó, việc phân tích, đánh giá và nhận định sự thay đổi của tài nguyên nước mặt thông qua biểu hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng, độ cao mực nước, độ mặn, và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là việc làm có ý nghĩa thực khoa học và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Điều tra, thu thập số liệu (nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn ), tài liệu phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê, xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, trên địa bàn nghiên cứu;

- Đánh giá xu thế biến đổi của một số yếu tố tác động đến tài nguyên nước mưa thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Xây dựng mẫu phiếu, điều tra và khảo sát cán bộ và người dân trên địa bàn nghiên cứu;

Trang 10

- Phân tích, đánh giá kết quả trên mẫu phiếu điều tra từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Nội dung 2: Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Nhóm giải công trình

- Nhóm giải pháp phi công trình

4 Kết quả nghiên cứu đạt được

Theo kịch bản BĐKH, lượng mưa hàng năm tại khu vực nghiên cứu giảm, nhiệt độ có xu hướng tăng theo hướng ngày càng khắc nghiệt như nhiệt độ, lượng mưa tăng vào mùa hè (mùa lũ) và giảm vào đông (mùa kiệt) Tuy nhiên, qua phân tích số liệu quan trắc cho thấy xu hướng lượng mưa trung bình năm giảm nhưng với tốc độ thấp hơn dự bảo đồng thời có xu hướng tăng vào mùa kiệt và giảm vào mùa

lũ Bên cạnh đó, tốc độ tăng nhiệt độ cũng thấp hơn nhiều so với kịch bản Điều này cho thấy, biến đổi khí hậu ít có tác động với tài nguyên nước Tiền Hải hơn so với kịch bản BĐKH đưa ra

Tuy có những dấu hiệu cho thấy tác động hạn chế của BĐKH tại khu vực, nhưng nhu cầu tích nước cho sản xuất, sinh hoạt trên cả lưu vực ngày càng cao, lượng nước mặt bổ sung cho Tiền Hải sẽ có nguy cơ giảm, các biện giải pháp khai thác, sử dụng nước mưa cần phải được tính đến: (i) Nhóm giải pháp công trình: Xây dựng hệ thống trữ nước quy mô vừa và nhỏ; Nâng cấp, bảo trì hệ thống đê, trạm bơm đảm bảo cấp và tiêu thoát nước kịp thời, nâng cấp trạm quan trắc (ii) Nhóm giải pháp phi công trình: Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ và tiết kiệm tài nguyên nước; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường không khí nhằm hạn chế tạp chất trong nước mưa; tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển các mô hình dự báo, nâng cao năng lực và độ tin cậy của thông tin dự báo; tăng cường tính thích ứng với điều kiện tài nguyên nước thay vì chống chịu; tăng cường cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý thủy lợi cấp huyện, tỉnh với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa có liên quan; tăng cường công tác trồng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BĐKH : Biến đổi khí hậu

GCMs : Global Circulation Model System

IPCC : Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu KNK : Khí nhà kính

TNN : Tài nguyên nước

TNMT : Tài nguyên môi trường

RNM : Rừng ngập mặn

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Số giờ nắng trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9] 4Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9] 5Bảng 1.3 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình [10] 9Bảng 1.4 Hiện trạng trồng rừng các loại [10] 9Bảng 1.5 Diện tích có khả năng NTTS của huyện Tiền Hải và các huyện khác thuộc tỉnh Thái Bình [5] 11Bảng 1.6 Dân số tỉnh Thái Bình phân bố theo các huyện, giai đoạn 2013-2017 [5] 15Bảng 1.7 Mức tăng nhiệt độ (0C) của thập kỷ 2001-2010 so với các thời kỳ trong quá khứ (Mai Văn Khiêm và cộng sự, 2014 [4]) 25Bảng 3.1 Kịch bản BĐKH về mức tăng nhiệt độ cho tỉnh Thái Bình [10] 53Bảng 3.2 Kết điều tra đối với cán bộ quản lý về tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) đến tài nguyên nước mặt 56Bảng 3.3 Kết điều tra đối với các hộ gia đình về tác động của biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) đến tài nguyên nước mặt 57Bảng 3.4 Mực nước trung bình tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2006-2016) [2] 58Bảng 3.5 Lưu lượng nước trung bình tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2015-2016) [2] 59Bảng 3.6 Độ mặn cao nhất tháng Trạm Thủy văn Ba Lạt (2006-2016) [2] 61Bảng 3.7 Mực nước biển dâng theo kịch bản phát thải thấp (cm) [10] 62Bảng 3.8 So sánh mức tăng xâm nhập mặn giữa kịch bản B1 và hiện trạng (km) [10] 62

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [10] 3

Hình 1.2 Bản đồ phân bố lượng mưa ở Thái Bình [10] 5

Hình 1.3 Nhiệt độ trung bình toàn cầu (IPCC, 2007 [21]) 18

Hình 1.4 Phân bố dị thường nhiệt độ mặt nước biển thời đoạn 1900-2005 so với thời kỳ chuẩn 1961-1990 (IPCC, 2007 [21]) 19

Hình 1.5 Phân bố lượng mưa trung bình năm từ 1990-2005 (IPCC, 2007 [21]) 20

Hình 1.6 Diện tích độ phủ tuyết ở Bắc Bán Cầu ttrung bình tháng 3và 4 qua các năm (IPCC, 2013 [21]) 21

Hình 1.7 Xu thế biến đổi của băng biển, 1979-2013 (IPCC, 2013 [21]) 23

Hình 1.8 Diễn biến nhiệt độ tháng I và VII tại Thái Bình, 1960-2010 [10] 28

Hình 1.9 Diễn biến nhiệt độ trung bình năm tại Thái Bình, 1960-2010 [10] 29

Hình 1.10 Diễn biến tổng lượng mưa năm tại Thái Bình, 1960-2010 [10] 30

Hình 2.1 Khu vực điều tra, khảo sát thực địa 38

Hình 3.1 Biểu đồ lượng mưa trung bình năm của Trạm Ba Lạt 43

Hình 3.2 Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa của Tiền Hải và các vùng 44

lân cận 44

Hình 3.3 Biểu đồ lượng mưa trung bình mùa lũ của Trạm Ba Lạt 45

Hình 3.4 Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa mùa lũ của Tiền Hải và các vùng lân cận 45

Hình 3.5 Biểu đồ lượng mưa trung bình mùa kiệt của Trạm Ba Lạt 46

Hình 3.6 Biểu đồ xu hướng biến đổi lượng mưa mùa kiệt của Tiền Hải và các vùng lân cận 47

Hình 3.7 Kịch bản biến đổi lượng mưa mùa hè và mùa đông Thái Bình 47

Hình 3.8 Biểu đồ kết quả điều tra về biến đổi lượng mưa 48

Hình 3.9 Biểu đồ nhiệt độ trung bình của Trạm Ba Lạt 49

Hình 3.10 Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ của Tiền Hải và các vùng 50

lân cận 50

Hình 3.11 Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng nóng của Trạm Ba Lạt 51

Trang 14

Hình 3.12 Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ tháng nóng của Tiền Hải và các

vùng lân cận 52

Hình 3.13 Biểu đồ nhiệt độ trung bình tháng lạnh của Trạm Ba Lạt 52

Hình 3.14 Biểu đồ xu hướng biến đổi nhiệt độ tháng lạnh của Tiền Hải và các vùng lân cận 53

Hình 3.15 Biểu đồ kết quả điều tra về biến đổi nhiệt độ 54

Hình 3.16 Biểu đồ kết quả điều tra về ảnh hưởng biến đổi lượng mưa 56

Hình 3.17 Biểu đồ xu thế biến đổi mực nước Tiền Hải 59

Hình 3.18 Biểu đồ kết quả điều tra về các hiện tượng thời tiết khác (hạn hán, xâm nhập mặn) 63

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của Luận văn

Con người đã nhận ra xu hướng của ấm lên toàn cầu khi xem xét nhiệt độ trung bình toàn cầu từ cuối thế kỷ 19 Hiện tượng ấm lên tiếp tục xảy ra trong thế kỷ

21 với phạm vi chưa từng có, các nhà khoa học nhận thức được rằng có sự biến đổi sâu sắc trong hệ thống khí hậu Nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng lên 0,4-0,80C từ cuối thế kỷ 19 nhưng hầu hết xuất hiện ở 2 giai đoạn, từ 1910-1945 và từ 1976 đến nay

và tốc độ tăng nhiệt độ từ 1976 đến nay là trên 0,150C /thập kỷ Trong đó năm 1998

và 2005 được ghi nhận là năm nóng nhất trong vòng 11 năm trở lại đây Điều này

đã tác động không nhỏ đến khí hậu các khu vực trên thế giới mà biểu hiện là mực nước biển dâng, diện tích băng giảm làm biến đổi hoàn lưu đại dương, thúc đẩy nhanh hơn sự nóng lên của các vùng lạnh giá, nước ở đại dương ấm lên làm cho các đảo san hô trên thế giới phá hủy, các hệ sinh thái biến đổi, tần suất các yếu tố cực trị

và hiện tượng cực đoan gia tăng, v…v…

Đối với Việt Nam, trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển dâng (NBD) 20cm Các hiện tượng thiên tai, đặc biệt là bão,

lũ lụt và hạn hán ngày càng xảy ra ác liệt Trong đó, ảnh hưởng nhiều nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

Tiền Hải là một huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, với 35 xã, thị trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 22.604ha, có 23km bờ biển, 03 cửa sông lớn đổ ra biển là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cửa sông Trà Lý và cửa Lân, với đặc điểm vùng

bờ biển được bồi tụ đã hình thành lên vùng đất bãi bồi, đất ngập nước ven biển rộng hơn 6.000ha có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng Trong đó, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được xếp vào vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Tiền Hải có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, xã hội một cách đa dạng Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Tiền Hải chịu ảnh hưởng bởi những diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu như áp thấp nhiệt đới, bão lụt, lũ quét, lốc xoáy, nước biển dâng, nắng nóng, hạn hán v v Điều này đã tác động nghiêm trọng

Trang 16

đến các ngành/lĩnh vực của địa phương Trong đó, lĩnh vực bị tác động nhiều nhất

là tài nguyên nước Một nguồn tài nguyên quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp

ở đây Một ví dụ điển hình, năm 2017, khi mưa lớn kèm với thủy điện xả lũ đã làm hơn 30.000 ha lúa của Thái Bình bị ngập úng tàn phá trong đó có diện tích lúa tại Tiền Hải Do đó, việc phân tích, đánh giá và nhận định sự thay đổi của tài nguyên nước mặt thông qua biểu hiện sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, lưu lượng, độ cao mực nước, độ mặn, và đề xuất các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là việc làm có ý nghĩa thực khoa học và thực tiễn

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Điều tra, thu thập số liệu (nhiệt độ, lượng mưa, mực nước, xâm nhập mặn ), tài liệu phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê, xây dựng kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu, trên địa bàn nghiên cứu;

- Đánh giá xu thế biến đổi của một số yếu tố tác động đến tài nguyên nước mưa thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình;

- Xây dựng mẫu phiếu, điều tra và khảo sát cán bộ và người dân trên địa bàn nghiên cứu;

- Phân tích, đánh giá kết quả trên mẫu phiếu điều tra từ đó đưa ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Nội dung 2: Đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước mặt huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

- Nhóm giải công trình

- Nhóm giải pháp phi công trình

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHÊN CỨU 1.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20017’ đến 20028’ độ vĩ Bắc và từ 106027’ đến 106035’ kinh Đông Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy, Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý; Phía Nam giáp huyện Giao Thủy, Nam Đinh, ranh giới là sông Hồng; Phía Tây giáp huyện Kiến Xương, Thái Bình; Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 23 km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt [10]

Hình 1.1 Bản đồ hành chính huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình [10]

Trang 18

b Địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 2 m Địa mạo của tỉnh Thái Bình được phân thành 2 khu vực:

Khu vực phía Bắc sông Trà Lý: đất được hình thành sớm bởi phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp, đây là vùng tương đối cao (trừ vùng Nam huyện Đông Hưng)

Khu vực phía Nam sông Trà Lý: tương đối bằng phẳng, thấp hơn so với khu vực phía Bắc Đây là vùng điển hình của phù sa sông Hồng

Trong thực tế, từng khu vực cũng bị chia cắt thành những tiểu vùng khác nhau

về độ cao tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi thuận lợi

Nhìn chung, tỉnh Thái Bình tương đối bằng phẳng, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, sông Trà Lý, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước

c Khí hậu

Huyện Tiền Hải - Thái Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bức xạ mặt trời lớn với tổng bức xạ trên 100 kca/cm2/năm Số giờ nắng trung bình từ 1.600

- 1.800 giờ/năm, tổng nhiệt cả năm khoảng 8.5000C, nhiệt độ trung bình năm từ 23 -

240C lượng mưa trung bình năm 1.500 - 1.900 mm, độ ẩm từ 80 - 90%

Bảng 1.1 Số giờ nắng trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9]

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Số giờ 73,0 38,8 42,2 91,7 194 186,6 212,4 177,2 180,3 174,8 142 126,2

Mùa hè trùng với mùa lũ, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào cuối tháng 10 Mùa lũ với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất có thể đạt 200 - 300 mm/ngày Mưa lớn thường xẩy ra trong ngày có bão và dông Lượng mưa khá nhỏ, khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa cả năm Các tháng 12

và tháng 1 lượng mưa nhỏ thậm chí không có mưa Tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ

Trang 19

mưa phùn và ẩm ướt Nhìn chung, lượng mưa giữa các tháng trong năm không đều

Do đó cần có biện pháp đảm bảo nước cho cây trồng, nhất là vào đầu mùa

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trên 260C, cao nhất là 39,20C Trong mùa hè thường gặp hai kiểu thời tiết, thời tiết dịu mát và thời tiết khô nóng kiểu gió Lào Những ngày dịu mát nhiệt độ dưới 250C, những ngày khô nóng nhiệt độ có thể lên tới 39,20C, làm cho cây cối thoát nước mạnh, dễ bị khô héo

Bảng 1.2 Nhiệt độ trung bình tháng tại Tiền Hải - Thái Bình [9]

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII T( o C) 16.3 16.9 21.1 23.2 26.8 28.6 29.1 28.4 26.6 24.3 21.0 17.5

Hình 1.2 Bản đồ phân bố lượng mưa ở Thái Bình [10]

Gió thịnh hành là gió Đông Nam Tốc độ gió trung bình từ 2 - 4 m/giây Trong mùa hè thường hay xuất hiện bão Bão kèm theo gió mạnh và mưa to có sức tàn phá lớn Trung bình mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, cá biệt có năm có 6 cơn bão Gió hướng Bắc, Đông Bắc và Đông, thường gây ra lạnh đột ngột

Độ ẩm không khí: Mùa hè độ ẩm rất cao, nhất là những ngày mưa ngâu (tới 90%) Nhưng khi có gió Tây Nam xuất hiện, độ ẩm xuống thấp (dưới 30%) Ngày

Trang 20

khô hanh độ ẩm rất thấp, lượng bốc hơi cao, thường xuất hiện vào đầu mùa Trong thời kỳ này hay xảy ra hạn nhưng có điều kiện làm ải đất Thời tiết nồm thường xẩy

ra vào cuối đông và thời kỳ chuyển sang hè, độ ẩm lớn trên 90%

d Thủy văn

Tiền Hải - Thái Bình có hệ thống sông ngòi khá dày và phân bố khá đều giữa các vùng nội tỉnh, chủ yếu thuộc hệ thống sông Hồng, sông Trà Lý và sông Thái Bình Các sông có tiềm năng về giao thông vận tải và cung cấp lượng phù sa rất lớn cho nội đồng nói riêng và đồng bằng Nam sông Hồng nói chung

- Hệ thống sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc, ở độ cao trên 1.000 m, vào địa phận vùng tây Bắc bộ, qua vùng đồng bằng sông Hồng, đến Thái Bình, gồm: Sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý

• Sông Hồng chảy qua địa phận Thái Bình có chiều dài 70 km Lưu lượng trung bình 850 - 950 m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 8.160 m3/s Lưu lượng thấp nhất mùa kiệt là 105 m3/s Vào mùa kiệt tốc độ dòng chảy nước sông dao động khoảng 0,2 - 0,4 m/s, mùa lũ 1,3 - 1,5 m/s; bề rộng lòng sông là 500 - 1.000 m

• Sông Luộc là phân lưu của sông Hồng, chảy qua địa phận Thái Bình, từ xã Tân Lễ huyện Hưng Hà đến xã An Khê huyện Quỳnh Phụ qua 33 xã, có chiều dài 53km, chiều rộng dòng sông trung bình là 100 – 300 m

• Sông Trà Lý nối với sông Hồng tại xã Hồng Lý, chảy theo hướng Tây - Đông qua thành phố Thái Bình rồi đổ ra cửa Trà Lý Sông có chiều dài 65 km Bề rộng lòng sông trung bình là 100 – 200 m

- Sông Hoá là phân lưu của sông Luộc, bắt nguồn từ xã Anh Khê huyện Quỳnh Phụ chảy dọc biên giới giữa Thái Bình và Hải Phòng, sau đó đổ vào sông Thái Bình tại xã Thụy Tân huyện Thái Thụy đổ ra cửa sông Thái Bình, chiều dài sông Hóa chảy qua tỉnh Thái Bình là 35 km, bề rộng lòng sông trung bình là 100 –

250 m

- Sông Trà lý là phân lưu của sông Hồng, toàn bộ dòng chảy thuộc địa phận tỉnh Thái Bình; bắt đầu từ xã Hồng Minh huyện Hưng Hà sông chảy qua 7/8 huyện,

Trang 21

thành phố của tỉnh Thái Bình với 48 xã, phường ven sông sau đó đổ ra vịnh Bắc Bộ tại cửa Trà lý, sông có tổng chiều dài là 64km

- Hệ thống các cửa sông: bao gồm cửa Trà Lý - Sông Trà Lý, cửa Diêm Hộ - Sông Diêm Hộ (hay còn gọi là cửa Trà Linh), cửa Thái Bình - Sông Hoá, cửa Lân - Sông Kiến Giang, cửa Ba Lạt (Sông Hồng)

Chế độ thủy triều ở Tiền Hải - Thái Bình là nhật triều khá thuần nhất Biên độ dao động tối đa của thủy triều từ 3,0 đến 3,5 m, trung bình từ 1,7 đến 1,9 m và tối thiểu từ 0,3 đến 0,5 m Mực nước triều lớn nhất nhiều năm có thể đạt 4,0 m và thấp nhất khoảng 0,08 m Độ cao thủy triều trung bình là 1,8 m, độ cao tuyệt đối từ 0,6 đến 3,8 m Số ngày triều cường từ 3m trở lên có từ 152 đến 176 ngày Do biên độ thủy triều lớn nên độ mặn xâm nhập vào các cửa sông khá sâu: 22 km trên sông Hồng; 20 km trên sông Trà Lý

1.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Ngành sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản tuy chiếm tỷ trọng ngày càng giảm dần trong nền kinh tế tỉnh những vẫn là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đang từng bước tiếp cận với nền sản xuất hàng hoá Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là thóc, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm và hoa quả tươi, gỗ củi, thủy sản Đất đai ở Tiền Hải - Thái Bình chủ yếu là đất bồi tụ bởi các hệ thống sông, nên nhìn chung tốt, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong phú Năm 2017 tổng diện tích đất tự nhiên Thái Bình 225,8 km2

Trang 22

7.210 ha Với đai rừng rộng 800-2500 m, mọc ken dày hai loại chủ yếu là Bần cao

từ 5-10 m và tầng dưới là cây trang cao 2-3 m

Diện tích rừng phân tán trong nội đồng bình quân khoảng 1.900 ha, diện tích trồng tre bảo vệ đê sông vẫn chưa thể ước lượng được diện tích

Rừng ngập mặn phân bố ở huyện Tiền Hải, chủ yếu là rừng trồng và một phần

là rừng tự nhiên Trong đó có khoảng 5.152 ha rừng phòng hộ còn lại là rừng đặc dụng Rừng ngập mặn ở Tiền Hải có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn Rừng nơi đây được nhận một lượng lớn phù sa từ các con sông, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ động thực vật nơi đây rất phong phú, với nhều loài khác nhau

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của các cánh rừng ngập mặn, hiện nay mỗi năm, huyện Tiền Hải được tỉnh Thái Bình có những chủ trương trồng mới và trồng

bổ sung rừng Bên cạnh đó, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng luôn được tỉnh quan tâm chú trọng, huy động sức mạnh của cả cộng đồng tham gia Ở huyện Tiền Hải cũng như Thái Bình hiện nay, ý thức bảo vệ rừng đã trở thành việc làm mang tính tự nguyện, tự giác của mỗi công dân vùng ven biển Không còn tình trạng chặt phá RNM để nuôi tôm hoặc sử dụng vào mục đích khác Chính vì vậy, hiện nay hầu hết, diện tích rừng ngập mặn ở Thái Bình được quản lý rất tốt

Trang 23

Bảng 1.3 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình [10]

Ngoài ra, RNM còn có tác dụng hạn chế xâm nhập mặn Nhờ có rừng ngập mặn mà quá trình xâm nhập mặn diễn ra chậm và trên phạm vi hẹp, vì khi triều cao,

Trang 24

nước đã lan toả vào trong những khu RNM rộng lớn; hệ thống rễ dày đặc cùng với thân cây đã làm giảm tốc độ dòng triều, tán cây hạn chế tốc độ gió

Thảm thực vật tự nhiên

Thảm thực vật tự nhiên bao gồm các quần xã rau muống biển, cỏ mô với diện tích che phủ các bãi cát nổi khoảng 30% Tiếp giáp với các bãi lầy là phù sa và rừng trồng thứ sinh Rừng ngập mặn phát triển tốt khép tán đã đem lại hiệu quả cho việc bảo vệ đê biển, tăng đa dạng sinh học khi chim di cư về ngày một nhiều, đặc biệt xuất hiện nhiều cua biển nhỏ, làm xuất hiện nghề mới là nhặt cua giống

Thảm thực vật trồng và canh tác

Thảm thực vật trồng và canh tác phân bố trong nội đồng và ngoài bãi triều Thành phần của thảm thực vật bao gồm lúa nước, cây màu, cây ăn quả, cây lấy gỗ phân tán; rừng ngập mặn, cói, phi lao và một số cây

Ngành thuỷ sản

Do tiếp giáp biển với chiều dài bờ biển gần 54 km, chiều dài đường sông là 90

km gồm 5 cửa sông lớn: Thái Bình, Diêm Hộ, Trà Lý, cửa Lân, cửa Ba Lạt đã hình thành 3 loại thủy vực ở tỉnh Thái Bình, bao gồm: thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn, trong đó thủy vực nước mặn có diện tích 17 km2, các thủy vực còn lại chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật thủy sinh đa dạng về loài và phong phú về đối tượng Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của vùng ven biển thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh Thái Bình rất lớn và được xem là một trong những lĩnh vực chủ đạo trong công cuộc đẩy mạnh phát triển kinh tế Tổng diện tích tiềm năng phát triển NTTS 4.850 ha, trong đó nuôi nước mặn lợ 4.150 ha và nuôi nước ngọt 700 ha

Trang 25

Bảng 1.5 Diện tích có khả năng NTTS của huyện Tiền Hải và các huyện khác thuộc

Kiến Xương

Hưng

Quỳnh Phụ

Vũ Thư

Đông Hưng

Tp

Thái Bình

Tổng cộng

Giá trị sản xuất thủy sản

Giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 của huyện Tiền Hải và cả tỉnh Thái Bình là

2176 tỷ đồng, trong đó giá trị của khai thác là 704 tỷ đồng, chiếm 32,3% giá trị nuôi trồng là 1427 tỷ đồng, chiếm 65,6% và dịch vụ thủy sản là 46 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 2,1% Như vậy, tỷ trọng giá trị của nuôi trồng thủy sản cao nhất Giá trị nuôi trồng thủy sản theo giá so sánh tăng liên tục trong giai đoạn 2013-2017 Năm 2013 giá trị theo giá so sánh năm 1994 là 515 tỷ đồng thì năm 2013 đã tăng lên 775 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị trong giai đoạn 2013-2017 theo giá so sánh

Trang 26

nghiệp và ban hành quyết định số 2416/QĐ-UBND, ngày 06/12/2010 phê duyệt Đề

án Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình đến năm 2020, với 15 KCN và 43 CCN, tổng diện tích là 4.399 ha, trong đó: KCN 3.172 ha, CCN 1.226 ha

- Khu công nghiệp: Tính đến hết tháng 11/2017 tổng diện tích đất tự nhiên đã thu hồi ở các KCN là 625,02 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp quy hoạch cho thuê là 421,47 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 350,5 ha đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN là 83,16%

- Cụm công nghiệp: Tổng diện tích quy hoạch chi tiết là 739,8 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 534,1 ha; diện tích đất thu hồi 167,7 ha, đất đã cho thuê

là 136,9 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 81,63% diện tích đất thu hồi

- Điểm công nghiệp: Tổng diện tích đã quy hoạch chi tiết 268,5 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 176,2 ha; diện tích đất thu hồi 39,6 ha, đất đã cho thuê

là 24,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 61,11% diện tích đất thu hồi

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng: Để thu hút đầu tư, tỉnh đã đã chỉ đạo khẩn trương triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng theo hình thức cuốn chiếu, nhà đầu tư vào đến đâu thu hồi đất và xây dựng hạ tầng đến đó Đến nay kết hợp giữa vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách địa phương được đầu tư vào các KCN, CCN như sau:

- Khu công nghiệp: 280.130 triệu đồng, trong đó: KCN Phúc Khánh 116.066 triệu đồng, KCN Nguyễn Đức Cảnh 99.565 triệu đồng, KCN Gia Lễ 48.100 triệu đồng, KCN Cầu Nghìn 3.761 triệu đồng, KCN Tiền Hải 12.638 triệu đồng

- Cụm công nghiệp: Giai đoạn 2007 - 2009, UBND tỉnh hỗ trợ mỗi huyện, thành phố 3 tỷ đồng (trong 3 năm) cùng với một phần ngân sách địa phương để đầu

tư hạ tầng cho 01 CCN Ngoài ra là nguồn vốn đầu tư của nhà đầu tư

Những kết quả đạt được của ngành công nghiệp:

- Công nghiệp đã phát huy được vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2013-2017 tăng bình quân 25,4%/năm; Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công

Trang 27

nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 24% (năm 2012) lên 33% năm 2017 (tăng nhanh hơn so với ngành nông nghiệp, dịch vụ)

- Đóng góp thêm nguồn thu ngân sách cho tỉnh, tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2017 đạt 2.095 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2012

- Đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đã góp phần khuyến khích, kêu gọi các

dự án đầu tư vào tỉnh

- Quản lý nhà nước về công nghiệp tập trung được tăng cường: xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, đối với KCN trực tiếp là Ban Quản lý các khu công nghiệp, đối với cụm công nghiệp trực tiếp do UBND các huyện, thành phố

Phát triển du lịch

Du lịch biển bao gồm khu du lịch Đồng Châu và Cồn Vành Khu du lịch phố biển Đồng Châu có bãi biển dài 5 km, đã hình thành hệ thống các nhà hàng ăn uống phục vụ du khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng Khu du lịch Cồn Vành có khả năng thu hút du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn do nơi đây được công nhận là khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng Các chỉ tiêu kinh tế của ngành như: số lượng khách, doanh thu ngày một cao, năm sau cao hơn năm trước

Là vùng lõi của Khu Dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng, cũng như Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, ven biển huyện Tiền Hải nói chung và khu vực Cồn Vành nói riêng có nhiều lợi thế để phát triển du lịch Các sản phẩm du lịch đang và sẽ khai thác ở đây là tắm biển, thăm quan hệ sinh thái rừng ngập mặn, đi thuyền, quan sát và thăm quan đèn hải đăng cũng như tham gia các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản với người dân bản địa Khai thác lợi thế cảnh quan ven biển, năm 2008, UBND tỉnh Thái Bình đã phê duyệt quy hoạch khu

du lịch sinh thái Cồn Vành Trên cơ sở quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch như

hệ thống giao thông, các khu thăm quan và nhà hàng đang từng bước được xây dựng

Vì thế, người dân khu vực ven biển sẽ được hưởng lợi ngày càng nhiều hơn thông qua kinh doanh du lịch hoặc phục vụ du lịch Các hoạt động kinh doanh du

Trang 28

lịch như mở nhà hàng, nhà nghỉ, mở tuyến du lịch đưa đón khách tham quan Các hoạt động phục vụ du lịch như cung cấp các nguyên vật liệu, các loài hải sản, thực phẩm, nước ngọt, sức lao động cho các nhà hàng và hãng du lịch

Ngoài các khu du lịch Cồn Vành và Đồng Châu, còn có một số cồn, đảo có bãi tắm thoải cát và các di tích quốc gia gắn với lễ hội truyền thống như hội đền Chòi ở

xã Thụy Trường, hội đền Hét ở xã Thái Thượng, hội đền Quang Lang ở xã Thụy Hải, hội đền An Cố ở xã Thụy An và đền Bà ở xã Đông Minh cũng thu hút được nhiều khách du lịch

Số khách du lịch đến huyện Tiền Hải năm 2017 đạt 98260 lượt khách, tăng bình quân 2013-2017 là 22,82% Tổng doanh thu dịch vụ du lịch của riêng huyện Tiền Hải năm 2017 đạt 18 tỷ đồng, bình quân 2013-2017 tăng 28,6%/năm

Thương mại - dịch vụ

Tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2015 đạt 36.000 tỷ đồng và năm 2020 đạt 66.800 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,6%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 13,12%/năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 818 triệu USD và năm 2020 đạt 1.580 triệu USD Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 13,5%, giai đoạn 2016-2020 là 14%/năm Tổng kim ngạch nhập khẩu đến năm 2015 là 652 triệu USD và năm 2020 đạt 1.050 triệu USD Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 9%/năm

Xây dựng hệ thống thương mại trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng tới phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối để thu mua sản phẩm của người nông dân

Xây dựng phát triển các siêu thị, trung tâm thương mại tại thành phố Thái Bình và các trung tâm huyện lỵ, thị trấn Đến năm 2020 toàn tỉnh xây dựng khoảng

40 siêu thị và 14 trung tâm thương mại Thực hiện quy hoạch chợ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ tốt đời sống nhân dân

Trang 29

d Xã hội

Dân số trung bình năm 2017 của tỉnh Thái Bình là 1.786 nghìn người, chiếm hơn 10% dân số đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,2% dân số cả nước Dân số thành thị là 178,6 nghìn người, nông thôn là 1.607,4 nghìn người, trong đó nữ chiếm 52%; nam chiếm 48% Mật độ dân số trung bình là 1.155 người/km2, gần bằng mật độ dân số đồng bằng sông Hồng và cao gấp 4,7 lần so với cả nước

Dân số của các huyện Tiền Hải năm 2017 là 213616 người Mật độ dân số trung bình của hai huyện là 945 người/km2

Bảng 1.6 Dân số tỉnh Thái Bình phân bố theo các huyện, giai đoạn 2013-2017 [5]

Huyện Đông Hưng 245777 245260 234243 233844 234000

Huyện Thái Thụy 252513 250886 249123 247657 247800

Huyện Tiền Hải 206509 257157 207861 208444 208500

Huyện Kiến Xương 232487 231932 213121 212420 212500

Huyện Vũ Thư 224634 224787 219084 218978 218900

Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh Thái Bình là 1.052,2 nghìn người, chiếm 58,9% dân số toàn tỉnh, trong đó số người làm việc ở tỉnh vực nông, lâm, thủy sản là 615,5 nghìn người, chiếm 34,5% tổng dân số toàn tỉnh và 58,5% số người trong độ tuổi lao động Cơ cấu sử dụng lao động có chiều hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp xây dựng và giảm tương đối trong khu vực nông nghiệp

Năm 2016, phong trào thi đua yêu nước của huyện Tiền Hải được phát động rộng khắp, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng; nhiều chỉ tiêu kinh tế quan

Trang 30

trọng của huyện đều đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng Tổng giá trị sản xuất đạt trên 12.393,5 tỷ đồng, tăng 12,87% so với năm 2015 Trong đó nông, lâm, thủy sản đạt 4.156,2 tỷ đồng, tăng 3,66%; CN – TTCN và xây dựng đạt 6.112,7 tỷ đồng, tăng 20,30% Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 34 triệu đồng/người/năm Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục có bước tiến bộ, tình hình đời sống nhân dân ổn định và được nâng cao; công tác quốc phòng an ninh, trật tự xã hội được giữ vững Về thực hiện phong trào nông thôn mới, đến thời điểm này đã có 26 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới

1.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Tiền Hải được coi là cái nôi của nền công nghiệp dầu khí Việt Nam ngày 21/12/1975, giếng khoan thăm dò đầu tiên tại Tiền Hải, Thái Bình đã phát hiện có dầu khí

Ngày 19/4/1981, dòng khí công nghiệp đầu tiên tại giếng khoan 61 mỏ Tiền Hải (trầm tích Mioxen, hệ tầng Tiên Hưng, chiều sâu 1146-1156) với lưu lượng 100.000 m3/ngày đêm) đã được đưa vào buồng đốt tuabin nhiệt điện tại Tiền Hải, phát ra dòng điện công suất 10 MW hòa lưới quốc gia Đây là mốc son quan trọng đánh dấu lần đầu tiên, ngành dầu khí Việt Nam khai thác được sản phẩm khí công nghiệp, mở

ra triển vọng to lớn trên hành trình tìm kiếm, khai thác nguồn tài nguyên làm giàu cho đất nước, đồng thời tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam

Từ giếng khoan 61, một loạt giếng khoan đã được thực hiện trong những năm tiếp theo Tính đến nay, tại khu vực Tiền Hải đã phát hiện tổng cộng 13 vỉa khí với tổng trữ lượng tại chỗ là 1,3 tỷ m3 Từ năm 1981 đến nay, tổng sản lượng khí khai thác và cung cấp đạt 850 triệu m3

Năm 2012 khởi công dự án đưa khí ngoài thềm lục địa vào đất liền và xây dựng nhà máy chế biến khí đốt

Trang 31

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nguồn tài nguyên nước khoáng với những thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như nước khoáng vital, nước khoáng Tiền Hải

Trên địa bàn huyện có 2 Khu du lịch là Đồng Châu và Cồn Vành

Với chiều dài 23 km bờ biển, Tiền Hải là địa phương có thế mạnh về phát triển nuôi trồng thủy, hải sản Năm 2016, huyện có tổng diện tích nuôi trồng là 4.073 ha, tăng 0,1% so với năm 2015 Trong đó: diện tích nuôi nước ngọt: 907 ha; diện tích nuôi nước lợ: 2.046 ha; diện tích nuôi nước mặn: 1.120 ha với tổng sản lượng đạt 39.100 tấn, tăng 27,5% so với năm 2012 Với diện tích 1.380 ha, ngao là vật nuôi đạt sản lượng cao, với 32.000 tấn và có giá trị kinh tế cao Ngao của Tiền Hải đã xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới

1.2 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu

1.2.1 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam

1.2.1.1 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu trên thế giới

a Nhiệt độ

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, các thiết bị và mạng lưới giám sát gần đây đã cho phép đưa ra những kết quả phân tích đáng tin cậy cao về sự biến đổi của nhiệt độ Nhiệt độ trung bình toàn cầu đang tăng Trong 100 năm, từ năm 1906 đến 2005, nhiệt độ đã tăng +0,74±0,180C Tốc độ tăng nhiệt độ trong 50 năm cuối là +0,13±0,030C/thập kỷ, gần bằng tốc độ tăng trong thời kỳ 1906-2005

Số liệu quan trắc cho thấy, trên các vùng lục địa, trong 12 năm, từ 1995-2006, có 11 năm (trừ 1996) là những năm nóng nhất kể từ 1850 Giai đoạn 1961-1990, nhiệt độ tối cao tăng 0,140C/thập kỷ và nhiệt độ tối thấp tăng 0,20C/thập kỷ Xu thế tuyến tính của nhiệt độ theo mùa nhìn chung ấm lên Xu hướng lạnh đi nhẹ ở một số khu vực của vùng vĩ độ trung bình Nam Bán cầu, đông Canada vào mùa đông

Trang 32

Hình 1.3 Nhiệt độ trung bình toàn cầu (IPCC, 2007 [21])

Nhiệt độ mặt biển cũng có xu thế tăng rõ rệt từ đầu thế kỷ 20 trên các đại dương Song tốc độ ấm lên trên đất liền lớn hơn trên đại dương Trong giai đoạn 1979-2005, nhiệt độ trên đất liền tăng 0,270C/thập kỷ còn trên đại dương là 0,130C/thập kỷ So sánh phân bố nhiệt độ mặt nước biển trên Đại Tây Dương, Ấn

Độ Dương và Thái Bình Dương (Hình 1.4) cho thấy sự gia tăng nhiệt độ trên biển Đại Tây Dương lớn hơn so vùng biển còn lại, đặc biệt tập trung tại vùng vĩ độ từ 30-600N Biển Thái Bình Dương nhiệt độ có xu thế tăng đồng đều hơn giữa các vùng vĩ độ, so với với biển Ấn Độ Dương

Những nơi nóng lên mạnh nhất nằm sâu trong lục địa châu Á và Tây Bắc của Bắc Mỹ Tuy nhiên cũng có một số vùng bị lạnh đi từ năm 1979, đa phần ở đại dương và Nam Bán cầu

Nhiệt độ trung bình của Bắc Bán cầu trong nửa sau thế kỷ 20 cao hơn giai đoạn 50 năm nào trong giai đoạn 500 năm gần đây và có thể cao nhất trong ít nhất 1.300 năm qua

Trang 33

Hình 1.4 Phân bố dị thường nhiệt độ mặt nước biển thời đoạn 1900-2005 so với

thời kỳ chuẩn 1961-1990 (IPCC, 2007 [21])

Trong thời kỳ 1958-2005 nhiệt độ trong tầng đối lưu có xu thế tăng lên, phù hợp với xu thế nhiệt độ tại bề mặt đất Tốc độ tăng nhiệt độ trong lớp đối lưu dưới khoảng 0,16 đến 0,180C mỗi thập kỷ, tính từ năm 1979 Ngược lại xu thế nhiệt độ của lớp bình lưu dưới giảm với tốc độ 0,3 đến 0,60C mỗi thập kỷ

Trang 34

Hình 1.5 Phân bố lượng mưa trung bình năm từ 1990-2005 (IPCC, 2007 [21])

Ở Nam Mỹ, mưa lại tăng lên trên lưu vực Amazon và vùng bờ biển Đông Nam nhưng lại giảm đi ở Chilê và vùng bờ biển phía Tây

Ở Châu Phi, lượng mưa giảm ở Nam Phi, đặc biệt là Sahel trong giai đoạn 1960-1980

Ở khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi với xu thế là 7,5% cho

cả thời đoạn 1901-2005 Khu vực có tính địa phương rõ rệt nhất trong xu thế biến đổi lượng mưa là Australia do tác động của ENSO

Ở đới vĩ độ trung bình và vĩ độ cao, lượng mưa tăng lên rõ rệt ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu và Trung Á

Trên phạm vi toàn cầu lượng mưa tăng lên ở các đới phía Bắc vĩ độ 300N thời

kỳ 1901-2005, giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới kể từ thập kỷ 1990

Tần số mưa lớn tăng lên trên nhiều khu vực, kể cả những nơi lượng mưa có xu thế giảm đi

Trang 35

Hình 1.6 Diện tích độ phủ tuyết ở Bắc Bán Cầu ttrung bình tháng 3và 4 qua các

năm (IPCC, 2013 [21])

Theo báo cáo AR4 của IPCC, từ số liệu quan trắc của vệ tinh đã cho thấy băng biển Bắc Bán cầu đã giảm khoảng 2,7±0,6%/thập kỷ kể từ năm 1978 Tốc độ giảm trong mùa hè lớn hơn trong mùa đông Vào mùa hè, tốc độ giảm khoảng 7,4±2,4

%/thập kỷ Ở Nam Bán cầu, độ phủ băng biển có sự biến động giữa các năm với xu thế không rõ rệt, khoảng 0,47±0,8%/thập kỷ Song báo cáo AR5 của IPCC chỉ rõ hơn về xu thế giảm băng ở Bắc Bán cầu với tốc độ 3,8% trên thập kỷ và Nam Bán cầu tăng 1,5% mỗi thập kỷ (Hình 1.7)

Tan sông băng và chỏm băng (không tính đến Greenland và Nam Cực) ước tính làm tăng mực nước biển tăng tương đương khoảng 0,5±0,18mm/năm trong giai đoạn 1993-2003, khoảng 0,77±0,22mm/năm trong giai đoạn 1961-2003

Ngày đóng băng của các sông và hồ đến muộn hơn với tốc độ khoảng 5,8 ngày/thế kỷ; trong khi đó ngày tan băng đến sớm hơn với tốc độ khoảng 6,5 ngày/thế kỷ

Tại Greenland, biến đổi nhiệt độ bề mặt cao trong giai đoạn 1989 đến 2005

Trang 36

Theo AR4, băng tại Greenlend mất khoảng -50 đến -100 Gt/năm, làm mực nước biển tăng tương đương khoảng +0,14 đến +0,18 mm/năm trong giai đoạn 1993-

2003 Thay đổi băng biển giai đoạn 1961-2003 được ước lượng tăng khoảng +25Gt/năm, song tốc độ giảm -60 Gt/năm

Tại Nam Cực khối lượng băng biển thay đổi tăng từ +100 Gt/năm đến giảm

-200 Gt/năm, tương đương với giảm -0,27 đến tăng + 0,56mm/năm mực nước biển giai đoạn 1993-2003 Giai đoạn 1961-2003 tăng từ + 50Gt/năm đến giảm -200Gt/năm, tương đương với giảm -0,14 đến tăng +0,55mm/năm mực nước biển Đất đóng băng vĩnh cửu và đất đóng băng theo mùa thể hiện sự biến đổi lớn ở nhiều khu vực trong những thập kỷ gần đây Biến đổi của đất đóng băng vĩnh cửu

có thể làm ảnh hưởng đến cấp nước cho sông suối, trao đổi cacbon, ổn định địa hình

và có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng Ghi nhận được nhiệt độ trên bề mặt của đất đóng băng vĩnh cửu tăng từ 30C từ thập niên 1980 Sự ấm lên của băng vĩnh cửu ở mức độ khác nhau được ghi nhận ở Bắc Canada, Siberia, cao nguyên Tây Tạng và Châu Âu Chẳng hạn như tốc độ tan băng vĩnh cửu thay đổi từ 0,14m/năm tại Alaska, 0,02mm/năm ở cao nguyên Tây Tạng Diện tích đất đóng băng theo mùa giảm khoảng 7% ở Bắc Bán cầu trong nửa cuối thế kỷ 20 với tốc độ giảm lớn nhất 15% vào mùa xuân

Trang 37

Hình 1.7 Xu thế biến đổi của băng biển, 1979-2013 (IPCC, 2013 [21])

Biến đổi nhiệt dung trong đại dương: Sự nóng lên ở lớp nước trên 700m của

đại dương là phổ biến trên các đại dương trên toàn cầu, trong đó Đại Tây Dương ấm lên ở phía nam vĩ độ 450N, sự ấm lên xâm nhập sâu hơn ở Đại Tây Dương hơn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Song một số vùng lạnh đi bao gồm một phần của Bắc Thái Bình Dương và xích đạo Thái Bình Dương, Bắc Đại Tây Dương khoảng 50 năm nay

d Mực nước biển

Trong khoảng 2000 năm trước năm 1870, sự biến đổi mực nước biển là nhỏ, với tốc độ thay đổi trung bình từ 0,0 đến 0,2mm/năm Từ năm 1961 đến năm 2003, mực nước biển trung bình toàn cầu dâng lên với tốc độ trung bình là 1,8±0,5 mm/năm

Giai đoạn 1993-2003, đo đạc từ vệ tinh Topex/Poseidong cho thấy mực nước biển tăng nhanh ở mức 3,1±0,7 mm/năm Người ta nhận thấy rằng giai đoạn này tăng nhanh hơn giai đoạn trước có thể là biểu hiện sự khác biệt giữa biến động của

Trang 38

các thập kỷ Nguyên nhân làm cho mực nước biển dâng chủ yếu là do sự giãn nở về nhiệt, sự tan băng của các chỏm băng và các tảng băng ở vùng cực.

1.2.1.2 Biểu hiện và xu thế biến đổi khí hậu tại Việt Nam

a Nhiệt độ

Trên quy mô toàn cầu, nhiệt độ trung bình thời kỳ 2001-2010 tăng khoảng 0,470C so với thời kỳ 1961-1990 Đối với lãnh thổ Việt Nam, nhiệt độ trung bình thời kỳ 2001-2010 trên toàn quốc vào khoảng 24,20C, cao hơn trung bình thời kỳ 1961-2000 (23,80C) khoảng 0,40C So với nhiệt độ trung bình thời kỳ chuẩn 1971-

2000, nhiệt độ trung bình các năm trong thời kỳ 2001-2010 hầu hết đều cao hơn, từ 0,20C vào năm 2004; 0,30C năm 2005; 0,40C năm 2001; 0,50C năm 2007; 0,60C năm 2009; 0,80C vào các năm 2003 và 2006; cao nhất vào năm 2010 có nhiệt độ cao hơn so với trung bình là 10C, duy nhất có năm 2008 là năm có nhiệt độ thấp hơn

so với trung bình là 0,10C Trên 7 vùng khí hậu, nhiệt độ cũng cao hơn so với trung bình từ 0,2 đến 0,60C với chuẩn sai của nhiệt độ trung bình cao nhất xảy ra ở khu vực Tây Bắc là khoảng 0,60C; 0,50C tại khu vực Đông Bắc; khoảng từ 0,3 đến 0,40C trên các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; thấp nhất là ở khu vực Nam Trung Bộ, với chuẩn sai vào khoảng 0,20C (Bảng 1.7) Phù hợp với xu thế trên toàn cầu, tại Việt Nam, 2 thập kỷ gần đây, trong đó thập kỷ 2001-2010 cũng là một thập kỷ nóng nhất trong lịch sử Tại các vùng khí hậu, chuẩn sai nhiệt độ cao nhất hầu hết xuất hiện ở thập kỷ này, đặc biệt là năm 2010; giá trị nhiệt độ nhỏ nhất xuất hiện vào năm 2008 và đây được xem là năm lạnh kỷ lục với 38 ngày rét đậm, rét hại xảy ra ở Bắc Bộ Xu thế ấm lên tại Việt Nam cũng như trên các vùng khí hậu được thể hiện rất rõ nét qua diễn biến của nhiệt độ không khí trung bình bề mặt trong từng thập kỷ cũng như chuẩn sai của nhiệt độ trung bình qua các năm từ 1961-2010

Trang 39

Bảng 1.7 Mức tăng nhiệt độ ( 0 C) của thập kỷ 2001-2010 so với các thời kỳ trong

quá khứ (Mai Văn Khiêm và cộng sự, 2014 [4])

2001 với mức vượt là 78,9 mm và năm 2005 vượt 55,1mm So với các thập kỷ trước, lượng mưa trung bình 2001-2010 lớn hơn lượng mưa trung bình năm thập kỷ 1961-1970 khoảng 70 mm, cao hơn gần 10 mm so với thập kỷ 1971-1980 và 1981-

1990, nhưng thấp hơn thập kỷ 1991-2000 khoảng 45 mm Khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ và Nam Bộ, lượng mưa trung bình năm giảm so với thời

kỳ chuẩn; riêng khu vực Trung Bộ (bao gồm cả Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ)

và khu vực Tây Nguyên, lượng mưa trung bình năm lại tăng lên so với thời kỳ chuẩn Khu vực Tây Bắc và Đồng Bằng Bắc Bộ có 3 thập kỷ liên tiếp 1981-1990,

Trang 40

1991-2000 và 2001-2010; khu vực Đông Bắc có 2 thập kỷ liên tiếp 1991-2000 và 2001-2010 lượng mưa đều thấp hơn thời kỳ chuẩn Ngược lại, khu vực Bắc Trung

Bộ và Tây Nguyên, có 3 thập kỷ liên tiếp 1981-1990, 1991-2000 và 2001-2010; Nam Trung Bộ, có 2 thập kỷ liên tiếp 1991-2000 và 2001-2010 lượng mưa đều cao hơn thời kỳ chuẩn Riêng khu vực Nam Bộ, thập kỷ 1991-2000 có lượng mưa trung bình năm cao hơn nhưng sang thập kỷ 2001-2010 lại có lượng mưa trung bình năm thấp hơn so với thời kỳ chuẩn Trong thập kỷ 2001 - 2010, lượng mưa trung bình năm trên các khu vực ở Bắc Bộ giảm đi so với thời kỳ chuẩn, với mức giảm nhiều nhất xảy ra trên khu vực đồng bằng Bắc Bộ là 125 mm, sau đó là ở Nam Bộ, mức giảm gần 105 mm Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm tăng, với mức tăng cao nhất xảy ra ở Nam Trung Bộ, khoảng hơn 150 mm

c Mực nước biển dâng

Vào cuối thế kỷ 21, mực NBD ở khu vực biển đông theo các kịch bản khí nhà kính RCPs như sau:

Theo RCP2.6, mực nước biển dâng khoảng 46cm (từ 28 cm đến 70 cm)

Theo RCP 4.5, mực nước biển dâng khoảng 55cm (từ 33 cm đến 75cm)

Theo RCP6.0, mực nước biển dâng khoảng 77 cm (từ 38 cm đến 84 cm)

Theo RCP8.5, mực nước biển dâng khoảng 77 cm (từ 51 cm đến 106 cm) Khu vực giữa Biển Đông và nam Biển Đông có mực NBD cao hơn đáng kể so với các khu vực khác Khu vực có mực NBD thấp nhất là vịnh Bắc Bộ Khu vực ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang có mực NBD cao hơn so với khu vực phía Bắc Kết quả này phù hợp với xu thế biến đổi mực NBD được tính theo số liệu thực

đo tại các trạm trong quá khứ

Theo kịch bản RCP2.6: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở khu vực quần đảo Trường Sa với giá trị khoảng 49cm (30cm ÷ 65cm); Thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu, với giá trị khoảng 44cm (27cm ÷ 65cm)

Theo kịch bản RCP4.5: Vào cuối thế kỷ 21, mực nước biển dâng cao nhất ở quần đảo Trường Sa với giá trị khoảng 58 cm (33cm ÷ 83cm); Thấp nhất ở khu vực Móng Cái đến Hòn Dáu, với giá trị khoảng 53cm (32cm ÷ 75cm)

Ngày đăng: 26/04/2019, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
20. Gleick, P. H. (1987b). Regional hydrologic consequences of increases in atmospheric CO2 and other trace gases. Climatic Change, 10(2), 137-160.21. http://www.ipcc.ch/ Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam Khác
3. Lại Tiến Vinh (2016). Nghiên cứu biến động tài nguyên nước vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Luận án tiến sĩ địa lý Khác
4. Mai Văn Khiêm (2014). Nghiên cứu xây dựng Atlas khí hậu và biến đổi khí hậu. Thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Mã số:BĐKH-17 Khác
6. Nguyễn Hoàng Minh (2013). Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước LVS Lô. Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 90 trang Khác
7. Nguyễn Long Biên (2012). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước tỉnh Hà Giang và đề xuất giải pháp ứng phó. Luận văn thạc sĩ Khác
10. Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình (2014). Bản cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2050 Khác
11. Thái Thị Thanh Minh (2016). Giáo trình khí hậu và biến đổi khí hậu. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Khác
13. Vũ Văn Minh, Nguyễn Hoàng Minh, Trần Hồng Thái (2011). Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 598(10/2011), Tr.26 - 31.Tiếng Anh Khác
14. Arnell, N. W. (1992). Factors controlling the effects of climate change on river flow regimes in a humid temperate environment. Journal of hydrology, 132(1), 321-342 Khác
15. Arnell, N. W. (1998). Climate change and water resources in Britain. Climate change, 39(1), 83-110 Khác
16. Andersen, H. E., Kronvang, B., Larsen, S. E., Hoffmann, C. C., Jensen, T. S Khác
17. Bultot, F., Dupriez, G. L., & Gellens, D. (1988). Estimated annual regime of energy-balance components, evapotranspiration and soil moisture for a drainage basin in the case of a CO2 doubling. Climatic Change, 12(1), 39-56 Khác
18. Burn, D. H. (1994). Hydrologic effects of climatic change in west-central Canada. Journal of Hydrology, 160(1), 53-70 Khác
19. Gleick, P. H. (1987a). The development and testing of a water balance model for climate impact assessment: modeling the Sacramento basin. Water Resources Research, 23(6), 1049-1061 Khác
22. Leavesley, G. H. (1994). Modeling the effects of climate change on water resources-a review. Climatic Change, 28(1-2), 159-177 Khác
23. Mansell, M. G. (1997). The effect of climate change on rainfall trends and flooding risk in the west of Scotland. Nordic Hydrology, 28(1), 37-50 Khác
24. Mimikou, M., Kouvopoulos, Y., Cavadias, G., & Vayianos, N. (1991). Regional hydrological effects of climate change. Journal of Hydrology, 123(1), 119-146 Khác
25. Panagoulia, D. (1992). Impacts of GISS-modelled climate changes on catchment hydrology. Hydrological sciences journal, 37(2), 141-163 Khác
27. Westmacott, J. R., & Burn, D. H. (1997). Climate change effects on the hydrologic regime within the Churchill-Nelson River Basin. Journal of Hydrology, 202 (1), 263-279 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w