1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề luyện thi đọc hiểu ngữ văn 9

32 757 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 101,73 KB

Nội dung

ĐỀ I Câu 1 (3đ) Cho đoạn văn sau: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”. 1. Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? (1đ) 2. Từ đó em hãy viết đoạn văn triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.” (2đ) Câu 2: (7đ) Cho câu thơ sau: “Ta làm con chim hót ................................... 1. Chép tiếp 7 câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ. Nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ có đoạn thơ trên? (2đ) 2. Giải thích nhan đề bài thơ? (1đ) 3. Bằng một đoạn văn TPH khoảng 1012 câu, có sử dụng một phép thế, thành phần biệt lập, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (3,5đ) 4. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có văn bản nói về những con người “lặng lẽ dâng cho đời”. Nêu tên văn bản đó cùng tên tác giả? (0,5đ)

Trang 1

ĐỀ I Câu 1 (3đ)

Cho đoạn văn sau:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.

1 Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? (1đ)

2 Từ đó em hãy viết đoạn văn triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bịhành trang bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.” (2đ)

Câu 2: (7đ)

Cho câu thơ sau:

“Ta làm con chim hót

1 Chép tiếp 7 câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ Nêu tên tác giả, tác phẩm và hoàncảnh ra đời của bài thơ có đoạn thơ trên? (2đ)

2 Giải thích nhan đề bài thơ? (1đ)

3 Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu, có sử dụng một phép thế, thành phầnbiệt lập, trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (3,5đ)

4 Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có văn bản nói về những con người “lặng lẽdâng cho đời” Nêu tên văn bản đó cùng tên tác giả? (0,5đ)

- - -

ĐÁP ÁN ĐỀ I Câu 1 (3đ)

1 Nội dung đoạn văn: Cái mạnh của người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén vớicái mới nhưng lại bị hạn chế bởi những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và khả năng thựchành, sáng tạo (1đ)

2 Viết đoạn văn:

+ Hs khái quát được yêu cầu của nền kinh tế mới

+ Hs nói được những mục tiêu rèn luyện theo suy nghĩ riêng của mình (hoặc dựatheo sự chuẩn bị mà tác giả Vũ Khoan nói trong tác phẩm là được)

+ Khuyến khích những hs có quan điểm riêng

Câu 2 (7đ)

1.

 Chép đúng 7 câu còn lại được (0,5đ)

 Tác giả: Thanh Hải (0,5đ)

Trang 2

 Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (0,5đ)

 Hoàn cảnh ra đời: 11/1980, trước một tháng khi nhà thơ qua đời (0,5đ)

2 Giải thích đúng nhan đề (1đ)

 Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của nhàthơ Mùa xuân là khái niệm trừu tượng, vô hình được đặt bên cạnh tính từ nho nhỏlàm cho hình ảnh mùa xuân trở nên hữu hình, cụ thể, Hình ảnh “Mùa xuân nhonhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗicon người

 Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân vớicộng đồng

 Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sốngvới tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏgóp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung Đó cũng là chủ đề của bàithơ mà nhà thơ muốn gửi gắm

3 Viết đoạn văn (3,5đ)

 Hình thức đúng đoạn văn, đoạn văn T-P-H (0,5đ)

Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử Trong thế kỉ tới

mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.

(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)

1) Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết

nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn

bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

2) Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là

“thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bịhạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề” Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên?

3) Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷXXI?

Tự luận (6đ): Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo

nghệ thuật Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Và sau đó, tác giả thấy:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Trang 3

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim! "

Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời

của bài thơ ấy

Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết

cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì saonhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy

nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu

và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng

Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca Hãy chép chính xác một câu thơ

khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm

- - -

ĐÁP ÁN ĐỀ 2 Phần I: Đọc - hiểu (4đ)

 Yêu cầu về nội dung:

Thí sinh cần làm rõ các nội dụng sau:

 Nêu được vấn đề cần nghị luận

 Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh, nhạy bén với cái mới(Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam;

ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5 điểm)

 Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt Nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạnchế do lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm

rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5 điểm)

 Liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để tử đó có hướng phát huy, khắcphục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành vàvận dụng (1 điểm)

Câu 3 Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào

thế kỷ 21? (1đ)

 Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức

 Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xãhội (Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng)

Phần II Tự luận (6 điểm)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương Bài

thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thốngnhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếngBác

Trang 4

Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra

ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác

 Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi

 Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ungdung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấcnay đã có được giấc ngủ bình yên

Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:

 Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thếung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác

 Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề Trình tự nghị luận làqui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú

Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy

"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giậtmình" Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu



ĐỀ 3

Câu 1: (2 điểm) Về bài thơ “Viếng lăng bác” (Viễn Phương), em hãy cho biết:

a Bài thơ được sáng tác năm nào?

b Chép lại những câu thơ trong bài thơ có hình ảnh hàng tre, cây tre Nêu ngắn gọn ýnghĩa của hình ảnh này trong bài thơ

Câu 2: (1 điểm) Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất

Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử Trong thế kỉ tới

mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò conngười lại càng nổi trội”

(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006).

a Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân

con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 3: (2 điểm) Với chủ đề về môi trường, em hãy dựng một đoạn văn khoảng 10 đến 12

câu về hậu quả của nó đối với sức khỏe của con người

Câu 4: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải):

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa caMột nốt trầm sao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏLặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Ngữ văn 9, tập II, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007).

Trang 5

-ĐÁP ÁN ĐỀ 3 Câu 1 (2 điểm)

a Bài thơ được sáng tác năm 1976 (0,5 điểm)

b

* Những câu thơ có hình ảnh cây tre: (0,75 điểm)

1 Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

2 Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

3 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

* Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre:

- Cây tre hiện lên với vẻ bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng, trung hiếu

 Tả thực cây tre bên lăng bác (dáng thẳng, được trồng thành hàng, màu xanh, ngày ngàybên lăng…) (0,5 điểm)

- Ý nghĩa ẩn dụ: Tre là hình ảnh của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã thành một biểutượng của dân tộc – là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc (0,5 điểm)

Câu 2: (1 điểm).

a Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả VũKhoan (0,25 điểm)

b Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (0,25 điểm)

c Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp (0,25 điểm)

d Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu (0,25 điểm).

Câu 3: (2 điểm)

- Hình thức: (0,5 điểm)

+ Đoạn văn mạch lạc nhờ có phép liên kết

- Nội dung: (1,5 điểm)

+ Mở đoạn: Nêu thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay

+ Thân đoạn: Chỉ rõ tác hại, hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe conngười (ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, hiệu ứng nhàkính…); đưa ra biện pháp khắc phục, cách xử lí…

+ Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, và đưa ra lời khuyên

Câu 4: (5 điểm) Phân tích đoạn thơ:

a Mở bài: (0,5 điểm)

+ Dẫn dắt giới thiệu vấn đề (tác giả, tác phẩm, đoạn trích…)

+ HS không phải chép lại đoạn thơ

b Thân bài: (4 điểm) Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách tự nhiênsang bày tỏ suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ

* Hai ý (luận điểm) cần làm sáng tỏ

1 Khát vọng, mong ước được sống ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đờicủa tác giả

2 Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, gián dị, khiêm nhường

Một số phân tích cụ thể:

* Khổ 1: (2 điểm)

 Điều tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh

tự nhiên, giản dị và đẹp Phân tích các hình ảnh: con chim hót, một cành hoa, một nốt

trầm xao xuyến… để thấy ước nguyện của Thanh Hải.

Trang 6

Con chim hót, một cành hoa, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên Ở phần đầu

bài thơ, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh một bông

hoa tím biếc, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện hót chi mà vang trời Đến khổ

thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện chân thành củamình: Đem cuộc đời mình hòa nhập và cống hiến cho đất nước…Giữa bản hòa ca tươi

vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm một nốt trầm xao xuyến => Hiểu mối

quan hệ riêng chung sâu sắc: Chỉ xin làm một nốt trầm trong bản hòa ca chung

Điệp từ ta làm…, ta nhập vào… diễm tả một cách tha thiết khát vọng được hòa nhập

vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của cuộc đờimình cho cuộc đời chung, cho đất nước

 Điệp từ một diễn tả sự nhỏ bé ít ỏi, khiêm nhường

* Khổ 2: (1,5 điểm)

Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một hình ảnh thật đặc sắc: Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời Hình ảnh ẩn dụ mang vẻ

đẹp gián dị, khiêm nhường thể hiện thật xúc động tâm niệm chân thành, tha thiết của

nhà thơ Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ đầy bất ngờ thú vị và sâu sắc: đặt cái vô hạn của

trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối quan hệ cá nhân và xã hội

 Sự thay đổi trong cách xưng hô tôi sang ta mang ý nghĩa rộng lớn là ướcnguyện chung của mọi người

 Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào lòng ngườiđọc, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến cho cuộc đờichung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù nhỏ bé, cho đất nước, vàkhông ngừng cống hiến Lặng lẽ, Dù là tuổi hai mươi – Dù là khi tóc bạc Đó mới là ýnghĩa cao đẹp của đời người

c, Kết bài: (0,5 điểm)

 Học sinh tóm lại vấn đề (khẳng định giá trị của đoạn thơ, nêu cảm nghĩ của bản thân)



ĐỀ 4

Câu 1: “… Anh gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ , anh muốn đem một phần

của mình góp vào đời sống chung quanh…”

a Câu trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? (1đ)

b Trình bày nội dung chính được thể hiện trong câu trên? (1đ)

Câu 2:

a Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?

b Điền vào lượt thoại của B một hàm ý với nội dung từ chối:

A: Chiều nay đi thư viện với mình đi

B: ………

A: Đành vậy

Trang 7

Câu 3 (2.5 điểm): Mở đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" nhà thơ Thanh hải viết:

"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc."

a, Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

b, Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả nghệ thuật của biện phápnghệ thuật ấy trong văn cảnh

Câu 4 (5.5 điểm): Phân tích vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong

truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long (Sách giáo khoa Ngữ văn 9,tập 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ 4 Câu 1: (2đ)

a Câu văn trên trích trong tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ”, tác giả Nguyễn Đình Thi.(1đ)

b Nội dung: Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng,tình cảm của nghệ sĩ; văn nghệ thể hiện đời sống tinh thần cá nhân, dấu ấn riêng của ngườisáng tác (1đ)

+ Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói (0.25đ)

+ Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán được hàm ý (0.25đ)

b Điền đúng câu có hàm ý từ chối (0,5đ)

Ví dụ: Mình làm chưa xong bài tập

Mình cùng đi với mẹ về thăm ngoại

Câu 3:

a Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh (1980), Thanh Hải đã gửi gắm tất cả tấmlòng, tình cảm và những nghĩ suy sâu lắng của đời mình vào bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ".Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tácgiả (1,0đ)

b Trong thơ xưa, hình ảnh cánh hoa, cánh bèo trôi nổi trên mặt nước thường gợi liêntưởng về kiếp người lênh đênh, chìm nổi (0,5đ)

Trong câu thơ của Thanh Hải, bằng biện pháp tu từ đảo ngữ và từ "mọc", tác giả khiếnngười đọc có cảm giác những bông hoa lục bình như có cội rễ, được nuôi dưỡng bằngnguồn sống của dòng sông mùa xuân (1,0đ)

Câu 4:

Học sinh vận dụng cách làm văn nghị luận về nhân vật văn học để viết bài cảm nghĩ vềanh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" – là nhân vật điển hình cho tấm gương lao động tríthức trong những năm đất nước còn chiến tranh:

a Mở bài: Đề tài về tinh thần yêu nước và ý thức cống hiến của lớp trẻ là một đề tài thú vị

và hấp dẫn của văn học kháng chiến chống Mĩ mà Lặng lẽ Sa Pa là một tác phẩm tiêubiểu (0,5đ)

b Thân bài: Phân tích những phẩm chất tốt đẹp của anh thanh niên:

Trang 8

 Trẻ tuổi, yêu nghề và trách nhiệm cao với công việc Các dẫn chứng tiêu biểu: Mộtmình trên đỉnh núi cao chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấymình với công việc là đôi, một giờ sáng đi ốp nhưng anh không bỏ buổi nào -> thểhiện ý thức quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ rất cao (1,5đ)

 Cởi mở, chân thành, nhiệt tình chu đáo với khách và rất lịch sự khiêm tốn (nóichuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường,khiêm nhường khi nói về mình mà giới thiệu những tấm gương khác) (1,0đ)

 Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống củamình tốt đẹp hơn: Không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách đang

mở, vườn hoa đàn gà là những sản phẩm tự tay anh làm đã nói lên điều đó (1,0đ)

* Đánh giá: Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niênlàm công tác khí tượng và cái thế gới những con người như anh Tác giả muốn nói vớingười đọc: "Trong cái lặng im của Sa Pa ( ), có những con người làm việc và lo nghĩ nhưvậy cho đất nước" Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ranhững vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chínhđối với con người (1,0đ)

c Kết bài: Hình ảnh anh thanh niên là bức chân dung điển hình về con người lao động trí

thức lặng lẽ dâng cho đời đáng được ngợi ca, trân trọng (0,5đ)



ĐỀ 5

Câu 1: (3,0 đ) Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

Đất dưới chân chúng tôi rung Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung Tất cả, cứnhư lên cơn sốt Khói lên và cửa hang bị che lấp.Không thấy mây và bầu trời đâu nữa ChịThao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành: “Định ở nhà Lấn này

nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa

Tôi không cãi chị Quyền hạn phân công là ở chị Thời gian bắt đầu căng lên Trínão tôi cũng không thua Những gì đã qua, những gì sắp tới không đáng kể nữa Có gì líthú đâu, nếu các bạn tôi không quay về ? Điện thoại réo Đại đội trưởng hỏi tình hình Tôinói như gắt vào máy:

- Trinh sát chưa về!

(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)

1 Đoạn văn trên được kể từ nhân vật nào?

- Nhân vật phương Định

2 Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?

- Chân thực, đi sâu vào nhân vật kể chuyện, thuyết phục người đọc

3 Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?

- Một lần đi trinh sát của các cô gái trên một cao điểm ở Trường Sơn

Câu 2: Nêu cảm nhận về tình mẹ yêu thương con trong 2 câu thơ sau: (2,0 đ)

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

(Con cò-Chế Lan Viên)

Từ đó nêu suy nghĩ của mình về đạo làm con

Trang 9

 Hiểu công lao và tình yêu thương của cha mẹ

 Yêu thương kình trọng, vâng lời lễ phép

 Không làm buồn lòng cha mẹ

 Nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ ốm đau, già nua

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa

xôi” của Lê Minh Khuê (5 điểm)

3.1 - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nhân vật Phương Định (0,5 đ)

- Vẻ đẹp phẩm chất và tâm hồn Phương Định đã để lại

3.2 Vẻ đẹp nhân vật Phương Định (3 điểm)

 Trẻ trung, xinh đẹp, giàu tình cảm

 Tâm hồn trong sáng hay mơ mộng và thích ca hát

 Dũng cảm, gan dạ, không sợ huy sinh

 Nghệ thuật xây dựng nhân vật (1 điểm)

3.3 Nhận định, đánh giá chung về Phương Định, liên hệ bản thân (0,5 đ)



ĐỀ 6

Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.

(SGK Ngữ Văn 9, tập 2)a) Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào?

b) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

c) Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là gì?

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc"

(Ngữ Văn 9, tập 2, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)

ĐÁP ÁN ĐỀ 6 Câu 1 (2,0 điểm)

-a - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: "Nói với con" (0,5đ)

- Tác giả: Y Phương (0,5 điểm)

b Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần và vật chất củanhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng

Trang 10

khó khăn, thiếu thốn Từ hiện thực khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này để tâm sự vớichính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này (0,5 điểm)

c Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời thơ ấy là: Cha nhắccon "lên đường" đến những chân trời mới, dù ở bất cứ đâu cũng không bao giờ được sốngtầm thường nhỏ bé, phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí, nghị lực của người đồng mình

và có niềm tin vững bước trên đường đời HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đúng ývẫn cho điểm tối đa (1,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Mở bài

 Giới thiệu vấn đề nghị luận: nguồn cội yêu thương của mỗi con người

 Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ

là bến đỗ bình yên cho mỗi con người Trích dẫn câu nói (0,25 điểm)

Thân bài

1 Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người:

 Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta Nơi ấy mọi người taquen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấuthơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường

 Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâucũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương

 Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta ở nơi

ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành

2 Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình:

 Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi,chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng

 Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia cácphong trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn

xã hội đang diễn ra ở quê hương

 Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày mộtgiàu đẹp

3 Có thái độ phê phán trước những hành vi:

 Phá hoại cơ sở vật chất

 Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam

lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình

4 Liên hệ mở rộng: đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩacủa quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người "Quê hương" (Đỗ Trung Quân)

"Quê hương" (Giang Nam) "Quê hương" (Tế Hanh) "Nói với con" (Y Phương)

Kết bài: Khẳng định:

 Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quêhương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu giađình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước

 Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộngđồng



ĐỀ 7

Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:

Trang 11

" Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc "

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2)

a Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?

b Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về những nguyện ước chân thành của tác giảtrong đoạn thơ trên

Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: "Ý chí

là con đường về đích sớm nhất"

Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"

của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1) để thấy được vẻ đẹp trong cách sống,tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật

-ĐÁP ÁN ĐỀ 7

Câu 1:

a) Đoạn thơ trích trong tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" (0,25đ)

Tác giả: Thanh Hải (0,25đ)

b) Đoạn thơ đã diễn tả được nguyện ước chân thành, giản dị nhưng vô cùng cao đẹp củanhà thơ (1,5đ)

 Đó là ước nguyện hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến cho cuộc đờichung

 Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo

 Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến cho cuộc đờichung những gì tinh túy nhất dù là nhỏ bé, từ đó khơi gợi những khát vọng, lý tưởngsống tốt đẹp

Câu 2:

* Về phương diện nội dung (2,75 điểm)

 Kiểu bài: Nghị luận xã hội, vấn đề được bàn luận ở đây là sự cần thiết của ý chí, nghịlực trên con đường thành công của mỗi người

 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần tập trung vào những nộidung sau:

a) Mở bài (0,25 điểm)

Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến

b) Thân bài (2,25 điểm)

* Giải thích: (1,0 điểm)

 Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích

 Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới

 Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt độngcủa cuộc đời con người Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạtnhững mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với nhữngthành công

Trang 12

* Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? (1,0 điểm)

 Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đếnnhững thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động, khoa học, v.v

 Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếpthêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống

 Thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình là biểu hiệncủa thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh

 Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp (Lấy dẫn chứng trong thực tếcuộc sống để minh họa )

* Bài học nhận thức và hành động: (0,25 điểm)

 Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống Đốivới học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rènluyện

 Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với nhữngmục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa Phê phán những người thối chí,đầu hàng số phận, buông xuôi, đổ lỗi cho hoàn cảnh,

c) Kết bài (0.25 điểm)

Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân

* Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (0,25 điểm)

 Bài viết đảm bảo bố cục ba phần

 Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả

 Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng

Câu 3:

* Về phương diện nội dung (4,0 điểm)

 Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện – nhân vật văn học

 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bảnsau:

a) Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; tình cảm, thái độ của bản thân trước những phẩmchất cao đẹp của người thanh niên trong truyện

b) Thân bài (3,0 điểm)

* Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt của nhân vật anh thanh niên:

 Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, giữa

cỏ cây và mây mù lạnh lẽo

 Làm công tác khí tượng – một công việc đều đều, nhàm chán

 Sống một mình suốt bốn năm với nỗi "thèm người" - khát khao được hòa nhập với cuộcđời

 Hoàn cảnh sống cô đơn, buồn tẻ, khó khăn đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, nghị lực

để vượt qua Yêu nghề, say mê với công việc mình làm

 Suy nghĩ về công việc rất đẹp: anh thấy được việc mình làm có ích cho cuộc đời; côngviệc chính là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không cảm thấy cô đơn, cáchnghĩ về công việc cũng rất mơ mộng

 Hành động: Hy sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc nghiêmtúc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ Cách làm việc ấy ngấm cả vào nếp sống hàng ngày

* Lối sống: giản dị, khiêm tốn:

 Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản dị

Trang 13

 Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông họa sĩ vẽ mình.

 Kể về chiến công, đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường

* Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên, cởi mở:

 Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng anh biết rất rõ những người xung quanh mình:

vợ bác lái xe mới ốm dậy, hai anh cán bộ ở Sa Pa, ông kỹ sư nông nghiệp và anh cán bộnghiên cứu sét

 Anh chủ động hòa mình với cuộc đời: sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, đọc sách, nuôi gà,trồng hoa

c) Kết bài (0,5 điểm)

Cuộc sống giản dị, tâm hồn tươi đẹp của anh thanh niên làm ta trân trọng, khâm phục,truyền đến cho bạn đọc những suy nghĩ đẹp về cuộc sống, về cách sống của bản thân

 Đó là cách sống của người thanh niên có lý tưởng

 Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam

* Về phương diện hình thức và các tiêu chí khác (1,0 điểm)

 Bài viết đảm bảo bố cục ba phần

 Bài viết không sai lỗi diễn đạt, chính tả

 Lời văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng



ĐỀ 8 Câu 1 (1.0 điểm): Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ minh họa.

Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau

đây:

"Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn Nó ngơ ngác, lạ lùng Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động"

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà)

Câu 3 (2 điểm): Chép thuộc lòng khổ thơ thứ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác Em có nhận

xét gì về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?

Câu 4 (1 điểm): Qua truyện ngắn Bố của Xi-mông (Guy đơ Mô-pa-xăng), em rút ra được

bài học gì cho bản thân?

Câu 2 (1 điểm): Phép lặp từ ngữ: từ "anh"(câu 1) – "Anh" (câu 2) – "anh" (câu 5)

Từ "con"(câu 1) – "con" (câu 2)

Phép thế: "con"(câu 2) – "con bé" (câu 3) "con bé" (câu 3) – "Nó" (câu 4)

Câu 3 (2 điểm):

 Chép khổ 2 (0,5đ)

Bài thơ Viếng lăng Bác thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ

và mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác (0,75đ)

 Bài thơ có giọng điệu tha thiêt, trang trọng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm; ngônngữ bình dị mà cô đúc (0,75đ)

Trang 14

Câu 4 (1 điểm): Bài học: Lòng cảm thông và tình yêu thương bạn bè, nhất là những bạn

co hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tật nguyền, không nên xa lánh, trêu chọc



ĐỀ 9 Câu 1: (0,25 điểm) Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào?

- Chu Quang Tiềm

Câu 2: (0,25 điểm) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản "Con cò" của

Chế Lan Viên là:

- Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru

Câu 3: (2 điểm)

a, Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý?

b, Đọc mẫu chuyện ngắn sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ

Ba thằng bạn ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ

– Mẹ tao không cho tiền tiêu vặt, thật là chán!

– Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật!

Thằng thứ ba vẫn im lặng, chưa bao giờ nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả.

– Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn không? – Thằng thứ nhất hỏi.

– Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui thôi – thằng thứ ba trả lời.

Nó lại cười Nụ cười rưng rưng.

– Chỉ ra hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba?

Câu 4: (5 điểm) "Nói với con" – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình quê

hương của nhà thơ Y Phương

-ĐÁP ÁN ĐỀ 9

Câu 3a: (1 điểm)

 Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

 Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câunhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy

- Giới thiệu bài thơ ''Nói với con'' của tác giả Y Phương thể hiện tình yêu thương và ước

nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyềnthống tốt đẹp của quê hương

(Ca dao từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn" Có phải vì vậy mà người cha luônkhao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường đời Qua bàithơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và mong ước của một ngườicha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và thiêng liêng, giản dị Bài thơđồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về trách nhiệm của người làm

Trang 15

con Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người,đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình Nhàthơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hượng, từ những kỷ niệm gần gũi,thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống)

Thân bài

1)Khái quát :

Với lời thơ đậm đà bản sắc dân tộc, giọng thơ tha thiết và mạnh mẽ, bài thơ là lời dặn dòcủa người cha đối với con về quê hương nguồn cội của mình để con vào đời và sống xứngđáng hơn

2) Phân tích :

a /Lời nhắc nhớ con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống

cần lao của quê hương:

- Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnhgiản dị và cách diễn đạt mộc mạc Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc ;chiếc nôi đầu đời cho con

- Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đờisống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình

b/ Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con:

- Mong con tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,quê hương ; từ đó biết chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềmtin vững chắc

- Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc

c/ Lời dặn con lên đường

Không được sống nhỏ bé.

Kết bài

- Bài thơ thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn nói với con Đó chính làlòng tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quêhương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời

- Qua bài thơ ''Nói với con'', người đọc rung động trước tình cảm cha con thắm thiết và

tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ

(Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất làcách thể hiện, diễn tả tình cảm Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồngthời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao Bài thơ nhắc nhởchúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽcủa quê hương, của dân tộc Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâusắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con Những bài học mà người cha trongbài thơ Nói với con có lẽ là những bài học mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy chocon mình Và những bài học giản dị, mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đườngđời, bài học của cha – bài học đầy ý nghĩa sâu sắc.)



ĐỀ 10 Câu 1: (3đ)

Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết:

"Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc."

1 Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trongvăn cảnh?

Trang 16

2 Chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ?

3 Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

4 Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa Chépnguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai?

Câu 2: (7đ)

Cho đoạn thơ sau:

"Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn

3 Từ những phẩm chất cao đẹp của "người đồng mình" trong văn bản trên, em hãy viết 1đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trongthời đại hiện nay?

-ĐÁP ÁN ĐỀ 10

Câu 1: (3đ)

1 Nêu đúng biện pháp tu từ: Đảo ngữ (0,5đ)

Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa mọc lên từ dòng nước trong xanh, khoe sắcmàu tươi sáng và tràn đầy sức sống (0,75đ)

2 Chép đúng 5 dòng tiếp theo của khổ thơ (0,5đ)

3 Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/ 1980 khi ông đang nằm trên gườngbệnh chỉ còn vài tuần trước khi ông qua đời (0,5đ)

4 Chép đúng 2 câu thơ: " Muốn làm tỏa hương đâu đây" (0,25đ)

Bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa là bài "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.(0,5đ)

Câu 2: (7đ)

1 Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo (0,5đ)

 Nêu đúng tên tác phẩm: Nói với con (0,25đ)

 Nêu đúng tên tác giả: Y Phương (0,25đ)

2 HS đảm bảo các yêu cầu sau:

* Về hình thức:

 Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định, có đánh số thứ tự câu, đúng đoạn văn diễndịch (0,5đ)

 Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối.(0,5đ)

* Về nội dung: Cần đảm bảo được các ý sau: (4đ)

 Tâm hồn mộc mạc, chất phác vừa sâu sắc, lãng mạn vừa hồn nhiên phóng khoáng củangười dân miền núi

 Tư thế tầm vóc hiên ngang, giàu nghị lực, sức sống mãnh liệt: không nhỏ bé, khôngchịu khuất phục trước thử thách, gian nan của cuộc sống, luôn gắn bó và có thái độsống ân nghĩa, thủy chung với quê hương

 Cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường để dựng xây cuộc sống và tạo lập, gìn giữ nhữngtruyền thống tốt đẹp cho quê hương

Ngày đăng: 24/04/2019, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w