1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HK II - NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

3 712 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 68 KB

Nội dung

ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HK II - NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN

PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HỌC KỲ IINĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: Lịch sử Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề) I. Phần nhận thức chung. Câu 1. Trong việc kiểm tra đánh giá học sinh, chuẩn kiến thức, kỹ năng được xác định theo các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Đồng chí hãy lấy ví dụ ở dạng trắc nghiệm khách quan theo chuyên môn của mình để minh hoạ các mức độ trên. Câu 2. Cho bảng kết quả học tập HKI của 04 học sinh như sau (học sinh không học môn Tin học): STT Họ và tên Điểm trung bình môn Xếp loại các môn Điểm TB các môn học Xếp loại HL học kì I Toán Vật lí Hóa học Sinh học Ngữ văn Lịch sử Địa lí Tiếng Anh GD CD Công nghệ Thể dục Âm nhạc Mĩ thuật 1 Nguyễn Văn A 9.0 7.5 9.0 9.0 8.0 9.0 9.0 4.8 9.0 9.0 Đ Đ Đ ? ? 2 Nguyễn Văn B 9.0 9.0 9.0 9.0 8.0 9.0 9.0 2.0 9.0 9.0 Đ Đ Đ ? ? 3 Nguyễn Văn C 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 Đ Đ Đ ? ? 4 Nguyễn Văn D 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 Đ CĐ Đ ? ? Đồng chí hãy tính điểm trung bình các môn học và xếp loại học lực học kỳ I của 04 học sinh trên, giải thích? II. Phần kiến thức chuyên môn. Câu 1. Đồng chí hãy giải thích các thuật ngữ Lịch sử sau: - Phát xít (chủ nghĩa). - Thuộc địa – nửa phong kiến (nước). - Phân biệt chủng tộc (Apacthai). - Trật tự thế giới. Câu 2. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Tác động của chính sách đó đối với nền kinh tế Việt Nam? Câu 3. Trình bày đặc điểm tình hình Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai? ------Hết------ PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HỌC KỲ IINĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: Lịch sử II. Phần kiến thức chuyên môn. Câu 1 ( 2 điểm). Mỗi ý đúng 0.5 điểm * Chủ nghĩa phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, đàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược để thống trị thế giới. * Thuộc địa - nửa phong kiến: Thực chất là nước thuộc địa, nhưng chế độ phong kiến được duy trì để làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân. * Phân biệt chủng tộc Apácthai: Là chính sách của chính quyền thiểu số người da trắn nhằm phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử dã man với người da đen ở một số nước miền Nam châu Phi. Ở Cộng hòa Nam Phi, nhà cầm quyền da trắng đã ban bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của người da đen và da màu, quyền bóc lột được ghi vào hiến pháp của nước này. Các nước tiến bộ trên thế giới đều lên án gay gắt chính sách Apacthai. Liên hợp quốc coi Apacthai là "một tội ác chống nhân loại". * Trật tự thế giới: Hiện nay có nhiều định nghã về Trật tự thế giới. Có thể hiểu trật tự thế giới là sự sắp xếp, phân bổ và cân bằng quền lực giữa các cường quốc nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống các quan hệ quốc tế. Trật tự thế giới được xác lập có thể gắn liền với chiến tranh thế giới (như trật tự Véc –xai – Oa sinh tơn và trật tự hai cực I an ta trong thế kỷ XX) hoặc trật tự thế giới ngày nay sau "chiến tranh lạnh"đang trong quá trình hình thành. Câu 2 (3điểm) Yêu cầu Kiến thức: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa, đặt xong bộ máy cai trị ở Việt Nam, nhu cầu khai thác thuộc địa ngày càng lớn. Thực dân Pháp đã tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách có quy mô. * Chính sách về kinh tế (mỗi ý đúng 0,5 điểm) + Về nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Bắc kì năm 1902 Pháp chiếm 182.000 (ha) ruộng đất. Nam Kì bọn Giáo hội thiên chúa chiếm ¼ diện tích cày cấy, bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam… + Về công nghiệp: Thực dân Pháp tập trung khai thác than và kim loại. Năm 1912 sản lượng than tăng 2 lần so với năm 1903…Bên cạnh công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước…cũng đem lại cho Pháp nguồn lợi lớn. + Về GTVT: Xây dựng hệ thống GTVT để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Năm 1912 tổng chiều dài đường sắt xây dựng được là 2059 km. + Về thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế, trong khi hàng hóa nước ngoài nhập vào Việt Nam bị đánh thuế nặng, có mặt hàng bị đánh thuế tới 120% .hàng hóa Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Pháp, Pháp còn đánh thuế nặng các mặt hàng Muối, Rượu, Thuốc phiện… *Tác động: (1 điểm) - Tích cực: Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa, mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. (0,5đ) - Tiêu cực: Mục đích của chính sách khai thác của Pháp là nhằm vơ vét sức người, sức của, bóc lột nhân dân ta, độc chiếm thị trường VN do vậy đã làm cho nguồn TNTN của ta bị khai thác cạn kiệt dần, nông nghiệp chậm phát triển, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng, làm cho nền kinh tế VN cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc, đời sống nhân dân VN khổ cực . (0,5đ) Câu 3: (3điểm) Yêu cầu kiến thức: - Đông Nam Á là khu vực rộng gần 4,5 triệu km 2 , gồm 11 nước ( .) với số dân 536 triệu người (năm 2002). (0,25đ) - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước ĐNA (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân phương Tây. (0,25đ) - Trong thời gian chiến tranh (1939- 1945), các nước ĐNA bị quân Nhật chiếm đóng, thống trị và gây nhiều tội ác . (0,25đ) - Lợi dụng thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh( 8.1945), nhân dân ĐNA đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. (0,5đ) + Ngày 17.8.1945, In đô nê xi a tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa In đô nê xi a. + Ngày 19.8.1945, nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền và ngày 2.9.1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. + Tháng 8.1945 nhân dân Lào nổi dậy, ngày 12.10.1945 Lào tuyên bố độc lập. + Các nước Mã Lai (nay là Ma- lai - xi - a) Miến Điện (nay là Mi- an -ma), Phi líp pin . đều nổi dậy đấu tranh chống phát xít Nhật - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, song nền độc lập của các nước ĐNA chỉ tồn tại được ít lâu vì nhiều dân tộc ĐNA phải cầm súng kháng chiến chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược trở lại của các nước đế quốc như: VN, In đô nê xi a . (0,25đ) - Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, các nước đế quốc Mỹ, Anh đã trao độc lập cho nhiều nước: Phi líp pin: 7.1946; Miến Điện: 1.1948; Mã lai: 8.1957; đến giữa năm 50 của thế kỷ XX, các nước ĐNA lần lượt giành độc lập dân tộc . (0,25đ) - Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, tình hình ĐNA ngày càng căng thẳng do Mỹ can thiệp vào khu vực. (0,25đ) - Tháng 9.1954 Mỹ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự ĐNA (SEATO) nhằm ngăn chặn ảnh ảnh hưởng của CNXH và đẩy lùi phong trào giải phóng dâ tộc trong khu vực (0,5đ) - Khi Mỹ xâm lược VN và mở rộng sang Lào, CPC tình hình ĐNA trở lên căng thẳng. Trong thời kỳ này, các nước ĐNA có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại: In đô nê xi a, Miến điện thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào các khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc; Thái Lan, Phi Líp pin trở thành đồng minh của Mỹ . (0,5đ)

Ngày đăng: 29/08/2013, 14:23

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Cho bảng kết quả học tập HKI của 04 học sinh như sau (học sinh không học môn Tin học): - ĐỀ KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN THCS HK II - NĂM HỌC 2012-2013 MÔN LỊCH SỬ - PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN
ho bảng kết quả học tập HKI của 04 học sinh như sau (học sinh không học môn Tin học): (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w