7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 2 chương: CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận về ngôn ngữ 10 1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ 10 1.1.3. Chức năng của ngôn ngữ 12 1.1.4. Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em 14 1.1.5. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 6 tuổi 20 1.2. Cơ sở lí luận về tật KTTT 24 1.2.2. Thuật ngữ “khuyết tật trí tuệ” 24 1.2.3. Khái niệm KTTT 24 1.2.4. Các mức độ KTTT 31 CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ KTTT 34 2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát 34 2.1.1. Trường mầm non Ánh Sao và trẻ N.T.T 34 2.1.2. Làng Hữu Nghị Việt Nam và trẻ N.V.T 35 2.1.3. Trung tâm An Phúc Thành và trẻ N.V.N 36 2.2. Quá trình khảo sát 36 2.2.1. Thời gian và tiến trình khảo sát 36 2.2.2. Công cụ khảo sát 37 2.2.3. Cách đánh giá 40 2.3. Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT 40 2.3.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ KTTT 0 2.3.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT 50 2.3.3. So sánh khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của 3 trẻ KTTT 63 2.4. Nhận xét khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT 70 2.4.1. Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ KTTT 70 2.4.2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT 71 2.4.3. Mối tương quan giữa khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
NGUYỄN PHƯƠNG HOÀI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ
TUỆ
LỚP VHVL K8 - KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
GV hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Cẩm Hường
Hà Nội , 2018
z
Trang 31 Lý do chọn đề tài
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.Thông qua hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người có thể tiếp thu,lĩnh hội các giá trị văn hóa, tinh thần, các chuẩn mực đạo đức xã hội đểhình thành, phát triển nhân cách của mình
Vấn đề giao tiếp bằng ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng đối vớitrẻ trong độ tuổi mầm non, vì đây là thời kì trẻ dần hoàn thiện ngôn ngữnói Trong khi đó, đối với những trẻ khuyết tật trí tuệ (KTTT), khả nănggiao tiếp bằng ngôn ngữ rất hạn chế bởi những đứa trẻ này không biết thểhiện rõ nhu cầu của mình khi giao tiếp với người khác và cũng không đủkhả năng để giao tiếp với người khác Khó khăn trong hoạt động giao tiếpcủa trẻ KTTT thể hiện ở khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ củatrẻ Khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ có mối quan hệ khăngkhít với nhau, bởi vì để trẻ có thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng ngôn ngữthì trước hết trẻ phải hiểu được ngôn ngữ
Theo số liệu công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay vẫncòn hơn 500 triệu người, trong đó có 150 triệu là trẻ em, là những ngườikhuyết tật Số người bị KTTT chiếm 2 – 3% dân số thể giới, trong đókhoảng 75% số người bị KTTT thuộc loại nhẹ Ở Việt Nam “ít nhất có trên
7 triệu người khuyết tật (khoảng 1% dân số) và trong đó có khoảng 0.5triệu trẻ em KTTT” [17] Những người bị KTTT (đặc biệt là những ngườithuộc loại nhẹ) nếu được can thiệp và điều trị kịp thời có thể hòa nhập vớicộng đồng Do đó, vấn đề trị liệu cho những người khuyết tật trong đó cótrẻ KTTT luôn là vấn đề cấp bách đối với mọi thời đại, mọi xã hội, đặc biệttrong xã hội ngày nay
Trang 4Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục học, yhọc nhằm hỗ trợ giao tiếp cho trẻ KTTT Tuy nhiên, chưa có những nghiêncứu đầy đủ về vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT Đó là lí
do chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề về phục hồi chức năngngôn ngữ cho trẻ KTTT”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻKTTT, đưa ra những liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho đốitượng này
Với mục đích như trên, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở líthuyết về trẻ KTTT; nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
em bình thường để so sánh với trẻ KTTT; nghiên cứu thực trạng khả nănghiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT; đề xuất một số liệu pháp nhằmnâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Để có thể đưa ra những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữcho trẻ KTTT chúng tôi khảo sát điển hình 3 trẻ KTTT (5 – 6 tuổi) tại 3 cơ
sở trị liệu cho trẻ khuyết trên địa bàn Hà Nội đó là, trẻ N.T.T - trường mầmnon Ánh Sao; N.V.T ở làng trẻ Hữu Nghị Việt Nam và N.V.N ở trung tâm
4 Giả thuyết khoa học
Bản chất của vấn đề “phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT”không nằm ngoài mục tiêu tìm ra những phương pháp giúp trẻ KTTT có thểgiao tiếp, hòa nhập với cộng đồng Hiện nay phương pháp được các tác giả
sử dụng phổ biến giúp trẻ giao tiếp là phương pháp “giao tiếp tổng thể”
Trang 5(Total Communication) với trẻ KTTT Giao tiếp tổng thể có nguồn gốc từnhững nghiên cứu về người điếc Tuy vậy có thể coi đây là tôn chỉ cơ bảnkhi làm việc với trẻ KTTT.
Ở Việt Nam, cho tới nay mới chỉ có một số tài liệu bồi dưỡng giáoviên dạy trẻ khuyết tật, tài liệu bồi dưỡng cho sinh viên khoa giáo dục hòanhập trẻ KTTT do Trung tâm nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật Viện Khoahọc giáo dục nghiên cứu và biên soạn Ngoài ra có một số khóa luận tốtnghiệp của sinh viên Khoa giác dục đặc biệt trường Đại học Sư phạm HàNội viết về vấn đề khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT như: “Tìm hiểu khảnăng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ Down lớp mẫu giáo” của NguyễnThanh Huyền; “Tìm hiểu ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt của mộttrẻ KTTT” của Chử Thị Hiểu; “Ngôn ngữ diễn đạt của trẻ khuyết tật trí tuệ
6 – 7 tuổi” của Phạm Thị Bích… Đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề về hồichức năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT” là vấn đề mới chưa có công trình khoahọc nào nghiên cứu Do đó, trong đề tài luận văn thạc sĩ này chúng tôimạnh dạn tìm hiểu làm tiền đề cho những nghiên cứu sâu hơn về vấn đềphục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT
5 Giới hạn nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻKTTT, đưa ra những liệu pháp nhằm nâng cao khả năng ngôn ngữ cho đốitượng này
Với mục đích như trên, nhiệm vụ của đề tài là nghiên cứu cơ sở líthuyết về trẻ KTTT; nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
em bình thường để so sánh với trẻ KTTT; nghiên cứu thực trạng khả nănghiểu và diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT; đề xuất một số liệu pháp nhằmnâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT
6 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp các thông tin, tài liệu (cả trong và ngoài nước) liên quan đến vấn đề phục hồi chức năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT
Phương pháp điều tra bằng anket (bộ công cụ đánh giá khả năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT); phương pháp quan sát (quan sát trẻ trong hoạt động học tập, vui chơi); phương pháp phỏng vấn và đàm thoại với trẻ
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát chúng tôi phân tích đánh giá mức độ hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của các em,
từ đó đề xuất những liệu pháp giúp nâng cao khả năng ngôn ngữ cho trẻ KTTT
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 2 chương:
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận về ngôn ngữ 10
1.1.2 Khái niệm ngôn ngữ 10
1.1.3 Chức năng của ngôn ngữ 12
1.1.4 Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em 14
1.1.5 Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi 20
1.2.Cơ sở lí luận về tật KTTT 24
1.2.2 Thuật ngữ “khuyết tật trí tuệ” 24
1.2.3 Khái niệm KTTT 24
1.2.4 Các mức độ KTTT 31
CHƯƠNG 2 KHẢ NĂNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ KTTT 34
2.1 Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát 34
2.1.1 Trường mầm non Ánh Sao và trẻ N.T.T 34
2.1.2 Làng Hữu Nghị Việt Nam và trẻ N.V.T 35
2.1.3 Trung tâm An Phúc Thành và trẻ N.V.N 36
2.2.Quá trình khảo sát 36
2.2.1 Thời gian và tiến trình khảo sát 36
Trang 72.2.2 Công cụ khảo sát 37
2.2.3 Cách đánh giá 40
2.3.Kết quả khảo sát khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT 40
2.3.1 Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ KTTT 0
2.3.2 Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT 50
2.3.3 So sánh khả năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ của 3 trẻ KTTT 63 2.4 Nhận xét khả năng ngôn ngữ của trẻ KTTT 70
2.4.1 Khả năng hiểu ngôn ngữ của trẻ KTTT 70
2.4.2 Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT 71
2.4.3 Mối tương quan giữa khả năng hiểu và khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ KTTT
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận về ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một khái niệm rộng, dưới mỗi góc nhìn khác nhau, người
ta có những khái niệm về “ngôn ngữ” khác nhau
Theo sinh lí học thần kinh, “ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai củacon người” Ngôn ngữ thể hiện bằng lời nói, chữ viết mà con người có thểnghe thấy và tư duy được Ngôn ngữ được hình thành dần trong quá trìnhsống
Theo tâm lí học thì ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhấtcủa con người đồng thời là phương tiện của tư duy
Theo cách hiểu của ngôn ngữ học, “ngôn ngữ là sự tập hợp các đơn vị
và quy tắc (phát âm, dùng từ, đặt câu) đã được xã hội quy ước và quy định.Những quy ước và quy định này chính là cơ sở mà các thành viên của cộngđồng có thể dựa vào đó để tạo ra các sản phẩm ngôn ngữ có thể hiểu đượcđối với các thành viên khác cùng cộng đồng” [16]
Theo cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, C Mác và Ăngghen đã viết “Ngôn ngữ
là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những ngườikhác nữa, như vậy là cũng tồn tại lần đầu tiên cho bản thân tôi nữa; và,cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu cầu, do cần thiết phải giaodịch với người khác” [12]
Như vậy, dù theo quan niệm nào thì ngôn ngữ cũng là một hiện tượng
xã hội, ngôn ngữ tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan, không phụthuộc vào ý muốn chủ quan của con người
Vật thật giúp cho việc hình thành trí nhớ của trẻ bền vững
1.1.2 Chức năng của ngôn ngữ
Trang 9Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, ngôn ngữ được hình thành, pháttriển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu của con người Ngônngữ có nhiều chức năng song chức năng giao tiếp và công cụ của tư duy làhai chức năng quan trọng nhất.
1.1.2.1 Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người
Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác vớimột mục đích nhất định Trong quá trình giao tiếp người ta trao đổi tưtưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết…với nhau, qua đó tác động lẫn nhau.Chính vì thế mà con người mới tập hợp thành một cộng đồng xã hội có tổchức và hoạt động, kinh nghiệm, tư tưởng, trí tuệ được truyền từ thế hệ nàysang thế hệ khác
Ngoài ngôn ngữ, con người còn sử dụng nhiều công cụ giao tiếp khácnhư cử chỉ, các loại kí hiệu, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…
1.1.2.2 Ngôn ngữ là công cụ của tư duy
Bên cạnh chức năng là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, ngônngữ còn có chức năng là công cụ của tư duy Ngôn ngữ ra đời và phát triển
do nhu cầu muốn trao đổi thứ gì đó của con người Trước khi trao đổi conngười cần phải có “một cái gì đó để trao đổi” và phương tiện để trao đổi.Hay, con người phản ánh thực tại khách quan và mong muốn trao đổi kếtquả ấy cho người khác bằng phương tiện ngôn ngữ Từ đó nảy sinh mốiquan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ có chức năng là công cụ của tư duy thể hiện ở các khía cạnhsau:
Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Điều này được chứngminh ở điểm, bất cứ từ nào, câu nào cũng biểu hiện khái niệm, tưtưởng và ngược lại, bất cứ ý nghĩ, tư tưởng nào cũng tồn tại dưới dạngngôn ngữ Ngôn ngữ trực tiếp tham gia và quá trình hình thành tư tưởng.Mọi ý nghĩ, tư tưởng trở nên rõ ràng khi được biểu hiện bằng ngôn ngữ
Trang 10C.Mác và Ăngghen đã viết: “Sự sản sinh ra ý tưởng, biểu tượng và ý thứctrước hết là gắn liền trực tiếp và mật thiết với hoạt động vật chất và vớigiao dịch vật chất của con người – đó là ngôn ngữ của cuộc sống thực tiễn”[8].
Như vậy có thể thấy rằng, ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưngkhông đồng nhất Ngôn ngữ là công cụ của tư duy và chính ngôn ngữ làphương tiện để diễn đạt tư duy
1.1.3 Sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ em
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về sự thụ đắc ngôn ngữ ở trẻ
em, trong đó đáng chú ý là lí thuyết “hành vi luận” của B.F Skinner, líthuyết “bẩm sinh luận” của Noam Chomsky và lí thuyết “tương tác luận”của Piaget, Vygotsky và Halliday
Theo Skinner (1957) và các nhà hành vi luận, trẻ học ngôn ngữ từnhững người xung quanh thông qua một quá trình bắt chước và ghi nhớ.Quá trình thụ đắc này bắt đầu từ những kích thích bên ngoài (âm thanh,điệu bộ, cử chỉ, đồ vật ) hay bên trong (trạng thái tâm sinh lí của trẻ có thểquan sát được như sợ hãi, vui mừng, no, đói ) Một kích thích sẽ dẫn đếnmột phản ứng là hành vi ngôn ngữ của trẻ, và nó sẽ được định hình sau khiđược củng cố
Chomsky (1965) đã phê phán quan điểm của lí thuyết hành vi luậntrong việc coi trọng vai trò của môi trường đối với sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ, và cho rằng trẻ không thể học từng từ, từng câu và lưu giữ chúngtrong trí nhớ cùng với các thông tin về cảnh huống sử dụng để rồi dùng lạikhi hoàn cảnh tương tự xảy ra.Trẻ trải qua các giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ
- Các giai đoạn giống nhau cho tất cả những đứa trẻ nói cùng mộtngôn ngữ mặc dù tốc độ đạt được có khác nhau
- Các giai đoạn giống nhau cho tất cả các ngôn ngữ
- Ngôn ngữ của trẻ có qui tắc, có tính hệ thống; các qui tắc ngôn ngữcủa trẻ không nhất thiết giống các qui tắc của người lớn
- Trẻ không chấp nhận sự chỉnh sửa
Trang 11- Từng thời kì, trẻ có khả năng xử lí một số lượng qui tắc có hạn Khihai hay nhiều qui tắc cạnh tranh nhau, trẻ có thể quay trở lại qui tắc đếntrước.
Tuy nhiên, lí thuyết bẩm sinh luận của Chomsky cũng gặp phảinhững sự phản đối do quá coi nhẹ ảnh hưởng của môi trường trong sự pháttriển ngôn ngữ của trẻ em Theo các nhà bẩm sinh luận, môi trường chỉ cógiá trị kích hoạt các qui tắc ngữ pháp đã được mã hoá trong não trẻ, vì thếchất lượng của môi trường ngôn ngữ không ảnh hưởng gì đến sự phát triểnngôn ngữ
Những người theo lí thuyết tương tác luận không phủ nhận nhữngluận điểm
Piaget (1954) coi ngôn ngữ là một trong những hệ thống tín hiệu mà
đứa trẻ học được thông qua tương tác vật lí (bằng các giác quan và cơ bắp)
với môi trường, chứ không phải bẩm sinh như quan niệm của các nhà bẩmsinh luận, hay học được từ những người xung quanh như quan niệm củacác nhà hành vi luận Khả năng ngôn ngữ, theo Piaget, là một trong nhiềukhả năng được hình thành do sự hoàn thiện của nhận thức (vì lẽ đó lí thuyếtcủa Piaget còn được gọi là mô hình nhận thức luận)
Vygotsky (1978) đại diện cho khuynh hướng văn hoá - xã hội trongviệc lí giải sự phát triển ngôn ngữ của trẻ Theo Vygotsky, ngôn ngữ của
trẻ phát triển hoàn toàn trong tương tác xã hội Tác giả dùng khái niệm
vùng cận phát triển (zone of proximal development) để nói lên tầm quan
trọng của tương tác với những người xung quanh và các yếu tố văn hoá - xãhội trong môi trường đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Halliday (1975, 1985) nhấn mạnh vai trò của môi trường trong việc quyếtđịnh những hình thức và chức năng ngôn ngữ đứa trẻ học được trong líthuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống của ông
1.1.4 Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 - 6 tuổi
Trang 12Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân chia cũngnhư phân tích các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi Tronggiới hạn của luận văn này chúng tôi tóm lược các giai đoạn phát triển ngônngữ của trẻ dựa trên kiến thức chúng tôi thu nhận được Theo đó chúng tôichia thành 2 giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ đó là, giai đoạn từ 0 – 3tuổi và giai đoạn từ 3 – 6 tuổi.
1.1.4.1 Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi
Trong giai đoạn này chúng tôi tiếp tục chia nhỏ thành từng thời kì pháttriển ngôn ngữ của trẻ, cụ thể như sau:
Từ 0 – 3 tháng tuổi: Thời kì này trẻ phát ra những tiếng kêu “ọ, ẹ”,tiếng “gừ”…thể hiện sự khó chịu hay đòi ăn
Từ 3 – 4 tháng tuổi: Thời kì này trẻ đã bước đầu có những phản ứngvới âm thanh của người thân, trẻ mỉm cười khi nghe tiếng nói quen thuộc
Từ 4 – 5 tháng tuổi: Lúc này trẻ đã biết hóng chuyện, biết cười thànhtiếng
Từ 5 – 6 tháng tuổi: Trẻ đã nghe và phân biệt được âm thanh, trẻ cóthể nhìn vận động bộ máy phát âm của người khác và bắt chước
Từ 6 – 7 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu bập bẹ tương đối rõ một số nguyên âm
và phụ âm; trẻ đã phát âm được một số âm tiết mở như: bà, mama, baba…Trẻ có thể phân biệt được âm sắc giọng nói của những người xung quanh
Từ 7 – 8 tháng tuổi: Trẻ bước đầu hiểu được ý nghĩa của câu nói, nhậnbiết được tên mình khi có người gọi; trẻ có khả năng bắt chước âm thanh
và có thể hiểu được nghĩa của những câu giao tiếp ngắn thông dụng
Từ 9 – 10 tháng tuổi: Trẻ bập bẹ được nhiều từ có ý nghĩa giúp trẻbiểu đạt phần nào nguyện vọng của mình
10 - 11 tháng tuổi: Trẻ đã hiểu được những câu đơn giản
11-12 tháng tuổi: Tùy theo mỗi trẻ nhưng khi được khoảng 11 thánghay một tuổi trẻ nói được từ đơn khá rõ, thường là các từ có liên quan đến
Trang 13người, đồ vật hoặc sự kiện xung quanh hoặc các nhu cầu của bản thân trẻnhư: bố, mẹ; ạ, dạ, xin; ô tô, bíp bíp hoặc tiếng kêu các con vật: meo meo,
éc éc, gâu gâu [14]
12-15 tháng tuổi: Lúc này trẻ có thể hiểu được những yêu cầu đơngiản của người lớn như “con lấy đồ chơi đi” hoặc “con cất đồ chơi đi” Vốn
từ của trẻ lúc này có khoảng 2 – 10 từ Trẻ đã phát âm được các từ đơn giản
có các thanh: thanh không, thanh huyền, thanh sắc
15 – 20 tháng tuổi: Vốn từ của trẻ lúc này lên khoảng 20 – 30 từ, trẻbắt đầu biết đặt câu hỏi “đâu”, “ở đâu”; biết nói các từ “cái này”, “cái kia”.Trẻ đã nói được câu có 2 từ, biết “chào”, “bai bai”…
Ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu tự nối ghép được hai từ với nhau và bắtđầu hình thành các trật tự câu Trẻ có thể chỉ được ít nhất sáu bộ phận trên
cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như:hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…[14]
20 – 24 tháng tuổi: Trẻ phát âm a, o, ô, ơ, e, ê, i và các phụ âm b, m, g,
k, t, ch, kh (âm tắc, âm mũi) Trẻ nói được các từ “bà ơi”, “ăn cơm”… Vốn
từ của trẻ lên tới 400 từ gồm các loại danh từ, động từ, tính từ, đại từ Trẻphát âm được các âm tiết mang dấu thanh: sắc, nặng; trẻ bắt đầu làm quenvới các thanh: hỏi, ngã
Từ 2 – 3 tuổi: Trẻ hiểu các khái niệm về vị trí trong không gian: phíatrước, bên phải, bên ngoài…, hiểu một vài chức năng công dụng của đồ vật
và các bộ phận của cơ thể như: cốc để uống nước, lược để chải đầu, mũi để ngửi, miệng để ăn…
Lúc này trẻ có thể hiểu một vài đại từ, hiểu các từ mô tả: to/bé,ướt/khô
1.1.4.2 Giai đoạn từ 3 – 6 tuổi
Thời kì 3 – 4 tuổi: Đây là lứa tuổi trẻ bắt đầu đến trường mẫu giáo.Thời kì này trẻ hay hỏi, thích khám phá những điều mới lạ Trẻ có thể hiểu
Trang 14được lời nói của người lớn, có thể hiểu nội dung các bài thơ ngắn, các bàiđồng dao…
Thời kì 4 – 5 tuổi: Vốn từ của trẻ lúc này có khoảng 2500 từ và chúng
có thể hiểu được số lượng từ lớn hơn Trẻ rất hứng thú với những từ mớihọc, cũng có khi trẻ tự tạo ra từ mới và cảm thấy hứng thú với những từmới đó
Thời kì 5 – 6 tuổi: Vốn từ của trẻ tăng nhanh trong thời kì này, đạtmức khoảng 4000 – 5000 từ Trẻ đã nói được nhiều câu đơn và câu phứcđúng quy tắc ngữ pháp
Như vậy, sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là một quá trình liên tục, chấtlượng của thời kì sau phụ thuộc vào mức độ phát triển của thời kì trước
1.2 Cơ sở lí luận về tật KTTT
1.2.1 Thuật ngữ “khuyết tật trí tuệ”
Trước đây ở nước ta, đặc biệt là ở phía Bắc, những trẻ khuyết tật trí tuệ(KTTT) thường được gọi là “trẻ chậm khôn” hay “thiểu năng trí tuệ”, 2thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ
em của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện [11]
Hiện nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mangtính kì thị hơn đối với trẻ này như: trẻ ngoại lệ, trẻ có khó khăn về học tập,trẻ có khuyết tật về phát triển, trẻ có nhu cầu đặc biệt… Những cách sửdụng này nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng thuật ngữ
“khuyết tật trí tuệ” hoặc “chậm phát triển tâm thần”; vì những thuật ngữnày có thể làm cha mẹ trẻ cảm thầy buồn, trẻ dễ bị các bạn trêu chọc vàgiáo viên ít tin tưởng vào khả năng học tập của trẻ
Trên thế giới hiện nay có hai thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổbiến đó là thuật ngữ “Mental Retaration” do Hiệp hội khuyết tật trí tuệ Mỹlựa chọn và thuật ngữ “Intellectual Disability” do tổ chức nghiên cứu khoahọc quốc tế về KTTT (IASSID) lựa chọn Ở Việt Nam thuật ngữ được dùng
Trang 15phổ biến là “khuyết tật trí tuệ”, và đây cũng là thuật ngữ được chúng tôi sửdụng.
1.2.2 Khái niệm KTTT
Hiện nay có nhiều khác niệm khác nhau về tật KTTT, tùy thuộc vàotiêu chí xác định KTTT của mỗi tác giả
1.2.2.1 Khái niệm KTTT dựa trên trắc nghiệm trí tuệ
Hai tác giả người Pháp là Alfred Binet và Theodore Simon là nhữngngười đầu tiên phát minh ra trắc nghiệm trí tuệ vào đầu thế kỉ XX Mụcđích của trắc nghiệm này là để phân biệt trẻ em bình thường học kém vàcác trẻ học kém do KTTT Sau khi ra đời, trắc nghiệm này được các nhàtâm lí học Mỹ chú ý và nó được lấy làm cơ sở phát triển nhiều trắc nghiệmtrí tuệ khác
Từ khi trắc nghiệm trí tuệ ra đời năm 1905, đại đa số các chuyên gia
đã thống nhất sử dụng các trắc nghiệm trí tuệ để xác định KTTT Theo họ
“những người có chỉ số trí tuệ dưới 70 là KTTT” [17]
Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán KTTT có ưu điểm là kháchquan, đáng tin cậy và dễ thực hiện, đặc biệt là trong trường hợp cần đánhgiá, phân loại nhanh Tuy nhiên phương pháp này cũng có hạn chế nhấtđịnh như: chỉ số trí tuệ không phải là đơn vị đo lường duy nhất về tiềmnăng trí tuệ của con người; không phải lúc nào kết quả chẩn đoán trên trắcnghiệm trí tuệ cũng tương ứng với khả năng thích ứng của cá nhân trongcuộc sống thực tế Có nhiều trường hợp trẻ đạt chỉ số trí tuệ thấp nhưng lạithích nghi dễ dàng với môi trường Nhược điểm lớn nhất khi xác định trẻKTTT bằng trắc nghiệm trí tuệ là đối với trẻ em nghèo và trẻ có nguồn gốcvăn hóa khác nhau hiệu quả của phương pháp trắc nghiệm này không cao
1.2.2.2 Khái niệm KTTT dựa trên cơ sở khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xã hội
Trang 16Nhiều chuyên gia không sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoánKTTT mà dựa vào mức độ thích ứng với môi trường sống và văn hóa củamột cá nhân Năm 1954, nhà tâm lí học người Mỹ - Benda đã đưa ra quanniệm: “Một người KTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân
và xử lí các vấn đề của riêng mình, hoặc phải được dạy mới biết làm nhưvậy, họ có nhu cầu về sự giám sát, kiểm soát, chăm sóc sức khỏe bản thân
và sự chăm sóc của cộng đồng” [17] Khái niệm KTTT dựa trên cơ sở
khiếm khuyết về khả năng điều chỉnh xã hội
Nhiều chuyên gia không sử dụng trắc nghiệm trí tuệ để chẩn đoán KTTT mà dựa vào mức độ thích ứng với môi trường sống và văn hóa của một cá nhân Năm 1954, nhà tâm lí học người Mỹ - Benda đã đưa ra quan niệm: “Một người KTTT là người không có khả năng điều khiển bản thân
và xử lí các vấn đề của riêng mình, hoặc phải được dạy mới biết làm như vậy, họ có nhu cầu về sự giám sát, kiểm soát, chăm sóc sức khỏe bản thân
và sự chăm sóc của cộng đồng” [17]
Hạn chế về hai hoặc nhiều hơn những lĩnh vực kĩ năng thích ứng: giaotiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội, sử dụng các phươngtiện trong cộng đồng, tự định hướng, giải trí, làm việc…
Hiện tượng KTTT xuất hiện trước 18 tuổi
10 lĩnh vực kĩ năng thích ứng (giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại giađình, xã hội, sử dụng các phương tiện trong cộng đồng, tự định hướng, sứckhỏe và an toàn, học đường chức năng, giải trí và làm việc) quyết định khảnăng sống và liên quan mật thiết đến nhu cầu cần hỗ trợ của người KTTT.AAMR nhấn mạnh 4 vấn đề cần phải cân nhắc khi áp dụng khái niệmNày
Thứ nhất, một sự đánh giá hiệu quả phải tính đến sự đa dạng về vănhóa và ngôn ngữ, cũng như sự khác nhau về yếu tố giao tiếp
Thứ hai, sự hạn chế về kĩ năng thích ứng xảy ra trong môi trường đặctrưng cho tuổi đồng trang lứa và thể hiện rõ nhu cầu cần hỗ trợ của ngườiđó
Trang 17Thứ ba, với sự hỗ trợ thích hợp trong khoảng thời gian thích hợp, khảnăng hòa nhập cuộc sống của người KTTT sẽ được cải thiện.
Thứ tư, xã hội có trách nhiệm hỗ trợ để trẻ khuyết tật có khả năng hòanhập cộng đồng Hệ thống hỗ trợ người KTTT với nhiều dịch vụ và mức độphù hợp với người khuyết tật Nếu người khuyết tật càng nặng thì mức độ
hỗ trợ càng phải cao để giúp người đó hòa nhập vào xã hội ở mức tối đa
tiêu chí phân loại mức độ KTTT và đã phân ra làm 4 mức độ như sau:
Loại nhẹ: Chỉ số thông minh (IQ) của trẻ từ 50-70 Trẻ thuộc loại này
chiếm 75% tổng số trẻ KTTT Những đứa trẻ này có thể giáo dục được, cókhả năng tự chăm sóc và hòa nhập xã hội, có thể làm những công việc đơngiản, ít cần sự giúp đỡ
Loại trung bình: Chỉ số thông minh của trẻ từ 35-49 Trẻ thuộc loại
này có thể huấn luyện được Nếu được tác động từ bé, khi trưởng thành cóthể tự chăm sóc, có thể làm những công việc đơn giản Chúng cần sự trợgiúp ở một số thời điểm nào đó
Loại nặng: Chỉ số thông minh của trẻ từ 20-34 Trẻ thuộc loại này cần
theo dõi thường xuyên và cần trợ giúp hàng ngày
Loại rất nặng: Chỉ số thông minh của trẻ dưới 20 Trẻ thuộc loại này
cần chăm sóc đặc biệt và trợ giúp thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trẻ có
thể bị thêm một số bệnh khác như nghe kém, động kinh…[17] Hiệp hội
KTTT Mỹ (AAMR) sử dụng tiêu chí thích ứng để phân loại mức độ KTTT và phân ra 4 mức hỗ trợ như sau:
Hỗ trợ không thường xuyên: là loại hỗ trợ dựa theo nhu cầu, nó được
xác định trên cơ sở bản chất của từng giai đoạn và cá nhân không phải lúc
Trang 18nào cũng cần được hỗ trợ hoặc chỉ cần hỗ trợ ngắn hạn trong những giaiđoạn chuyển đổi của cuộc sống Loại hỗ trợ này có thể ở mức cao hoặcthấp.
Hỗ trợ có giới hạn: mức độ hỗ trợ tùy theo thời điểm và hạn chế về
thời gian chứ không phải là hình thức hỗ trợ gián đoạn Hình thức hỗ trợnày có thể đòi hỏi ít nhân viên hơn và kinh phí cũng thấp hơn các mức độ
hỗ trợ học tập trung/chuyên sâu
Hỗ trợ mở rộng: là loại hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao; hỗ trợ
nhiều trong môi trường và trong cuộc đời Loại này cần sự tham gia củanhiều người, nó là hình thức hỗ trợ mang tính xâm nhập nhiều hơn là hỗ trợ
mở rộng hay hỗ trợ hạn chế về thời gian
Hỗ trợ toàn diện: là loại hỗ trợ thường xuyên và ở mức độ cao, hỗ trợ
trong nhiều môi trường và trong suốt cuộc đời Loại hỗ trợ này cần sự thamgia của nhiều người, nó là hình thức hỗ trợ, mang tính xâm nhập nhiều hơn
và hỗ trợ mở rộng hay hỗ trợ hạn chế về thời gian [17]
Kisler (1964) cũng phân loại KTTT thành 4 mức như sau: Mức