Nhưng kể từ khi Chinh phụ ngâm khúc ra đời, thì tình yêu vợ chồng - một thứ tình cảm rất nhân văn - đã được Đặng Trần Côn đề cao.. Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, chuyên luận nghiên
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ––––––––––––––––––––––
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tình vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII ” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả của đề tài là trung
thực và chưa được công bố ở các công trình khác
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hồng Vân
Trang 4Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, phòng Sau Đại học, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên, Thư viện Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho em nhiều nguồn tư liệu bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu.
Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Tác giả luận văn
Phạm Thị Hồng Vân
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
MỞ ĐẦU .1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề .2
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
8 Đóng góp của đề tài 8
NỘI DUNG 9
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 Tác phẩm trữ tình 9
1.2 Tình vợ chồng trong văn học trung đại 12
1.3 Bối cảnh lịch sử, kinh tế, đời sống tư tưởng văn hóa thế kỷ XVIII 17
1.3.1 Bối cảnh lịch sử 17
1.3.2 Tình hình kinh tế .19
1.3.3 Đời sống tư tưởng, văn hóa 20
1.4 Khái quát về một số tác giả và tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII 21
1.4.1 Tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc 21
1.4.2 Tác giả Phạm Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường lục 23
1.4.3 Tác giả Lê Ngọc Hân và tác phẩm Ai tư vãn .24
Tiểu kết chương 1 25
Trang 6Chương 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TÌNH CẢM VỢ CHỒNG 26
Trang 72.1 Tình cảm thương nhớ 26
2.1.1 Nỗi thương nhớ khi vợ chồng sống xa cách 26
2.1.2 Nỗi thương nhớ khi vợ (chồng) đã khuất 32
2.2 Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ 38
2.2.1 Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ của người ở hậu phương 39
2.2.2 Nỗi buồn đau, cô đơn, lo sợ của người còn lại nơi dương thế 45
2.3 Niềm hạnh phúc, hy vọng 51
2.3.1 Niềm hạnh phúc và hy vọng được trùng phùng sau những ngày xa cách 52
2.3.2 Niềm hạnh phúc, hy vọng được tái hợp ở kiếp sau 56
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU THỂ HIỆN TÌNH VỢ CHỒNG 61
3.1 Hình tượng nhân vật trữ tình 61
3.1.1 Hình tượng nhân vật trữ tình nhập vai 61
3.1.1 Hình tượng nhân vật trữ tình là tác giả 63
3.2 Không gian, thời gian nghệ thuật 68
3.2.1 Không gian nghệ thuật 68
3.2.2 Thời gian nghệ thuật 75
3.3 Ngôn ngữ, thể thơ và giọng điệu 81
3.3.1 Ngôn ngữ và thể thơ 81
3.3.2 Giọng điệu 87
Tiểu kết chương 3 900
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
Trang 81 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Trang 9Văn học trung đại Việt Nam là nền văn học tồn tại và phát triển trong xã hộiphong kiến Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức được đào tạo từ cửaKhổng sân Trình Họ chịu ảnh hưởng khá lớn của Nho học Quan niệm sáng tác vănhọc của họ theo phương châm thơ để nói chí (chí của người quân tử - tu thân, tề gia,trị quốc, bình thiên hạ); văn để tải đạo (chuyển tải đạo lý thánh hiền đến với cộngđồng, giáo hóa nhân quần) Nhưng đời sống văn học luôn vận động không ngừng nhưmột dòng chảy liên tục Dần dần các nhà thơ coi nhẹ quan niệm chính thống mà đề
cao quan niệm thơ nói tình Có thể nói, sang thế kỉ XVIII, nhân vật trữ tình không
phải là nhà chính trị, bậc nho sĩ “ưu quốc ái dân”, cũng không phải là bậc thánh nhânquân tử hướng đến lí tưởng tu thân; mà là những con người đời thường (bao gồm cảngười phụ nữ) với trạng thái tâm lí hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, ghét,thương, sợ, muốn)
Các thi sĩ đã mở rộng phạm trù tình trong thơ của mình Thơ không còn bó hẹp trong chữ chí của kẻ sĩ tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ, mà đã được mở rộng tới
các cung bậc cảm xúc của con người trước cuộc đời, trong đó có tình yêu đôi lứa.Song dưới thời phong kiến, tình yêu nam nữ bị cấm kỵ trong đời sống xã hội Phápluật và lễ giáo phong kiến không thừa nhận con người có quyền tự do yêu đương, tự
do kết hôn Hôn nhân là quyền của bố mẹ, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” Vì thế, khinói đến tình cảm vợ chồng, hầu hết các nhà nho thường né tránh, hoặc diễn tả rất xa
xôi, bóng gió, mờ nhạt Nhưng kể từ khi Chinh phụ ngâm khúc ra đời, thì tình yêu vợ
chồng - một thứ tình cảm rất nhân văn - đã được Đặng Trần Côn đề cao Một số nhàthơ trung đại đã không ngần ngại khi viết về tình cảm vợ chồng của chính mình như:Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, thậm chí có những nhà nho đã dành cả tập thơ đểviết về tình cảm vợ chồng với hạnh phúc ngắn ngủi nơi trần thế, về nỗi đau của người
chồng khi mất đi người vợ yêu dấu như: Ngô Thì Sĩ với Khuê ai lục, Phạm Nguyễn
Du với Đoạn trường lục Và Hoàng hậu Lê Ngọc Hân cũng không thể giấu kín tình cảm cá nhân qua khúc ngâm Ai tư vãn.
Vậy, sống trong xã hội phong kiến, tình cảm vợ chồng được biểu hiện với các
cung bậc cảm xúc như thế nào? Điều này đã thôi thúc chúng tôi tìm hiểu đề tài Tình
Trang 10vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII, với mong muốn đóng góp thêm
một cái nhìn mới mẻ về tiếng nói nhân văn của văn học ở thế kỷ này
2 Lịch sử vấn đề
Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn là những tác phẩm có giá
trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Do đó, các nhà nghiên cứu xưa nay đã dànhnhiều bút lực để tìm hiểu, đánh giá về những tác phẩm này
Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
Đây là tác phẩm nổi tiếng của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể
thơ Cổ phong trường đoản cú Ngay từ khi ra đời, tác phẩm này đã được người
đương thời hết sức hâm mộ và tán thưởng Vì thế có rất nhiều văn sĩ đã dịch tác phẩm
ra chữ Nôm Bản dịch thành công nhất, phổ biến nhất xưa nay và được đông đảo nhân
dân yêu thích là bản dịch Chinh phụ ngâm khúc hiện hành theo thể song thất lục bát
(tương truyền của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm - người cùng thời với Đặng Trần Côn) Trongkhi dịch tác phẩm ra Quốc âm, các học giả đã bình giá tác phẩm thiên về phương diệnnghệ thuật Phan Huy Chú là người đầu tiên chú ý đến cảm hứng chủ đạo của Đặng
Trần Côn Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: “Chinh phụ
ngâm, một quyển Hương cống Đặng Trần Côn soạn Vì đầu đời Cảnh Hưng có việc
binh đao, cảnh biệt li của người đi chinh thú khiến ông cảm xúc mà làm” [2, tr.502]
Từ đầu thế kỉ XX, trong khi làm công việc khảo thích, chú giải tác phẩm Chinh
phụ ngâm khúc, các nhà nghiên cứu bình luận, đánh giá tác phẩm trên hai phương diện
nội dung và nghệ thuật Các tác giả ca ngợi người chinh phụ là tấm gương của nền đạo
đức Nho giáo Tác giả Nguyễn Đỗ Mục trong Chinh phụ ngâm khúc dẫn giải viết:
“Một người đàn bà trong khi vắng chồng hàng bao nhiêu năm mà vẫn giữ trọn đượcbổn phận như thế phỏng có phải là cái gương quý báu đáng soi ở cõi Á Đông này
không” [25, tr.8] Tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã
viết: “Bao nhiêu tâm sự của một người phụ nữ vắng chồng mà biết thủ tiết được tả rõ
cả ra” [11, tr.306]
Cuốn Giảng văn chinh phụ ngâm của Giáo sư Đặng Thai Mai đã phân tích toàn
diện về tác phẩm và cho rằng: nội dung của khúc ngâm chủ yếu nhằm diễn tả mối sầu
xa cách của đôi vợ chồng trẻ đang sống hạnh phúc nhưng phải chia lìa bởi ngườichồng hăng hái ra đi thực hiện nghĩa vụ làm trai
Trang 11Lương Văn Đang - Nguyễn Thạch Giang - Nguyễn Lộc trong cuốn Những khúc
ngâm chọn lọc có nói về tác giả, dịch giả, giới thiệu những nét khái quát về nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc Các tác giả đã đưa ra nhận xét:
“Chinh phụ ngâm khúc đã nói những vấn đề của thời đại bằng chính tiếng nói của
thời đại Thế kỷ XVIII, con người được phát hiện, vươn lên đòi quyền sống, quyềnyêu đương tự do Một trào lưu có tính chất nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc đã thấm nhuầnvào từng tác phẩm, trong đó có những tác phẩm ngâm khúc” [7, tr.16]
Trong cuốn Định giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc theo đặc trưng thể loại, tác
giả Ngô Văn Đức đã tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình dưới góc độ đặc trưngthể loại ngâm khúc và khẳng định rằng: “Chính hạnh phúc của tình yêu tuổi trẻ sốngbên nhau mới là thứ hạnh phúc quý giá nhất trên đời” [10, tr.50]
Trong cuốn Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn tiếp cận Chinh phụ ngâm khúc dưới góc độ văn hóa học Ông cho rằng Chinh phụ ngâm khúc chính là tác phẩm đậm sắc thái nữ quyền của văn học Việt
Nam trung đại Bởi vì, ở khúc ngâm đó “tác giả là một nho gia - một người đàn ông,nhưng đã đứng trên điểm nhìn của người phụ nữ - người vợ lính, phát ngôn “thiếp”,tức nhân danh nhân vật trữ tình để giãi bày lên trang giấy các tâm tư nguyện vọng,nỗi niềm sâu kín của người phụ nữ xa chồng ” [47, tr.431]
Ngoài ra còn rất nhiều các bài báo, chuyên luận nghiên cứu về các khía cạnh
của tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc như: Phong Châu - Chinh phụ ngâm khúc, khúc
ca oán ghét chiến tranh, Văn Tân - Đoàn Thị Điểm với Chinh phụ ngâm hay là một tác phẩm chống chiến tranh, Ngô Văn Đức - Ngâm khúc - Quá trình hình thành, phát triển và thi pháp thể loại, Đàm Thị Thu Hương - Chinh phụ ngâm và sự phá vỡ ranh giới giữa tự sự và trữ tình, Trầm Thanh Tuấn - Thời gian nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm nhìn từ góc độ ngôn ngữ,
Tác phẩm Đoạn trường lục
Đây là tác phẩm nói về nỗi đau của chính tác giả Phạm Nguyễn Du khi mất đi
người vợ yêu dấu Trong cuốn Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, tác giả Nguyễn Đổng
Chi nhận
Trang 12xét: “Tiếng khóc vợ của Phạm Nguyễn Du, Ngô Thì Sĩ đượm tính chất cận đại, tác
phẩm của họ có bóng dáng Linh phượng ký của Đông Hồ” [40, tr.529].
Cuốn Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam của Trần Ngọc Vương đã giới thiệu
hai loại hình nhà nho chính thống (nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật) và loại hìnhnhà nho tài tử; đồng thời nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cũng trích dẫn các tác
phẩm văn chương tài tử tiêu biểu, trong đó có bốn bài thơ rút ra từ tập Đoạn Trường
lục của Phạm Nguyễn Du.
Cuốn Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14 - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà
Nội, 2000, tác giả Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, giới thiệu những thành tựu nổibật trên lĩnh vực văn chương - học thuật qua văn thi phẩm của một số tác gia tiêu biểu
từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX Ở phần Khải luận đầu tập sách, tác giả nhận xét về
Phạm Nguyễn Du: “Chính ông cũng đã bộc lộ một cách sinh động, sâu sắc, thống thiết
tình nhớ thương người vợ trẻ qua đời trong tác phẩm Đoạn trường lục” [34, tr.27] Khi dịch chú và giới thiệu về tập Đoạn trường lục, nhà nghiên cứu Phan Văn Các đã rất có lí khi nhận xét: “Sự xuất hiện của Đoạn trường lục với ngót một trăm
đơn vị sáng tác (văn tế, văn cúng, thơ, câu đối) tập trung vào đề tài nhớ thương người
vợ mới qua đời của Phạm Nguyễn Du, cùng với Khuê ai lục của Ngô Thì Sĩ gần như đồng thời (Khuê ai lục 1770 - 1772, Đoạn trường lục 1772 ) quả thật đã mang lại một
nét mới cho văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII” [5, tr.45]
Luận án Tiến sĩ Thơ tình Việt Nam: Thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XIX của Đặng Thị
Hảo có đề cập đến nhà thơ Phạm Nguyễn Du Khi nghiên cứu về mảng thơ tình ở thế
kỉ XVIII, tác giả luận án đã xếp hai nhà thơ Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ vào mộtnhóm, bởi hai nhà thơ này có những điểm tương đồng về phong cách lại cũng rất gầnnhau trong cùng một giai đoạn sáng tác “Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du - hai nhà thơtiêu biểu của thơ tình yêu trong hôn nhân, mở cánh cửa thơ tình thế kỷ XVIII - nửađầu thế kỷ XIX” [13, tr.102] “Các ông bước thẳng vào tình yêu cá nhân, mỗi ngườimột tiếng nói riêng, không pha trộn, không lẫn, có riêng nhưng cũng có những tươngđồng gặp gỡ Và người đọc cảm xúc đối với những vần tâm sự của các ông như đangđược đọc chính nỗi lòng mình” [13, tr.119]
Gần đây nhất vào năm 2017, khóa luận tốt nghiệp đại học của Đặng Thị Hồng
Nhung với nhan đề “Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục”
đã trình bày khái quát về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, nhưng tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu các cung bậc tình cảm vợ chồng trong tác phẩm Đoạn Trường lục.
Trang 13Tác phẩm Ai tư vãn
Ai tư vãn là áng văn Nôm trữ tình đặc biệt của Lê Ngọc Hân Đây là một trong
những tác phẩm sáng giá và ra đời sớm nhất viết về vua Quang Trung - Nguyễn Huệ,người anh hùng “áo vải” được lưu danh trong lịch sử văn hóa dân tộc
Năm 1999, kỷ niệm 200 năm ngày mất của Hoàng hậu Lê Ngọc Hân (1799
-1999), PGS.TS Chu Quang Trứ có bài viết Danh nhân Lê Ngọc Hân Trong bài viết, nhà nghiên cứu Chu Quang Trứ đã nói về cuộc đời của Lê Ngọc Hân và đánh giá Ai
tư vãn là tác phẩm văn học ca ngợi sự nghiệp của vua Quang Trung một cách súc tích
mà ngắn gọn
Khi nghiên cứu về Ai tư vãn, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn đã nhìn nhận tác phẩm từ góc độ tâm lý sáng tạo nghệ thuật Qua bài viết Ai tư vãn, bằng cớ mối tình
sâu nặng Ngọc Hân - Nguyễn Huệ, Nguyễn Hữu Sơn khẳng định nỗi niềm riêng tư
của Lê Ngọc Hân chính là nguồn cảm xúc cơ bản, cốt lõi nhất, nó chi phối, định
hướng toàn bộ nội dung trữ tình của Ai tư vãn.
Ở bài viết Tiếng khóc thành ngâm, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã đề cập đến cách phân chia bố cục và khái quát nội dung tác phẩm Ai tư vãn Nhà phê bình cho
rằng Lê Ngọc Hân không có ý định làm thi sĩ “nhưng nỗi khổ đau, sự can đảm giãibày nội tâm, việc chọn đúng thể loại ngâm khúc và tài năng sử dụng ngôn ngữ đãkhiến bà trở thành một thi sĩ, một thi sĩ ngoài ý muốn nhưng thật tuyệt vời” [49,tr.172]
Năm 2014, nhân kỷ niệm 215 năm ngày Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân qua
đời (1799 - 2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cho ra mắt cuốn Bắc cung
Hoàng hậu Lê Ngọc Hân thời ở Huế Đây là một công trình nghiên cứu lịch sử có giá
trị, nhiều tư liệu quý hiếm về Ngọc Hân Với sự nghiên cứu công phu, cùng vớinhững luận giải logic, nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân đã góp phần làm sáng tỏ cácnghi án và giải tỏa những hàm oan cho Lê Ngọc Hân Một vấn đề quan trọng nữa lànhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều chứng cứ để khẳng định Lê Ngọc Hân viết tác phẩm
Ai tư vãn ở chùa Kim Tiên và cũng tại ngôi chùa này bà đã qua đời.
Ở bài viết Biểu hiện của ngôn ngữ giới trong “Ai tư vãn ”của Lê Ngọc Hân, tác
giả Võ Thanh Hương đã chỉ ra các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến ngôn từ, đặc biệt là
sự “ảnh hưởng của giới” lên cách lựa chọn ngôn từ của Lê Ngọc Hân “Ngôn từ trong
Ai tư vãn của Lê Ngọc Hân nữ tính, khiêm nhường, luôn biết nép mình trong câu chữ
để tạo nên sự cao cả cho đối tượng được ca tụng Từ sự nép mình cao cả ấy, đức hi
Trang 14sinh cao đẹp của người phụ nữ chung tình, thủy chung hiện lên trọn vẹn, rạng ngời”[16, tr.94]
Trang 15Ngoài ra còn có một số bài báo, chuyên luận nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau của tác phẩm Ai tư vãn như: Hà Thị Phượng - Đặc trưng thi pháp của Ai Tư Vãn
và Quả Phụ Ngâm trong cái nhìn đối sánh; Hoài Nam - Tiếng khóc thành thơ của một bà hoàng; Vương Thị Phương Thảo - Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - đầu XIX với vấn đề cái chết; Nguyễn Thị Thu - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật trong
Ai tư vãn; Những bài viết này ít nhiều đã làm sáng rõ giá trị của tác phẩm về
phương diện nội dung và nghệ thuật
Như vậy, qua việc khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy rằng: tác phẩm Chinh phụ
ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn đã được các nhà nghiên cứu quan tâm, chú
ý ở nhiều mức độ, khía cạnh khác nhau Nhưng cho đến nay chưa có một công trìnhnào đặt vấn đề tình cảm vợ chồng trong những tác phẩm trên làm đối tượng nghiêncứu chính Do vậy, tiếp thu những ý kiến, những gợi dẫn quý báu của các nhà nghiên
cứu đi trước, chúng tôi thực hiện đề tài: Tình vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình
thế kỷ XVIII, với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn có tính hệ thống, toàn diện
và rõ hơn về một trong những giá trị nhân văn của văn học giai đoạn này - tình cảm
vợ chồng
3 Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu tình vợ chồng trong
một số tác phẩm văn học thế kỷ XVIII như: Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục
và Ai tư vãn với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về chủ
nghĩa nhân văn được thể hiện qua những tác phẩm xuất sắc này
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: tác phẩmtrữ tình; tình vợ chồng trong văn học Việt Nam trung đại; bối cảnh lịch sử, kinh tế,đời sống tư tưởng văn hóa thế kỷ XVIII; thân thế và thời đại Đặng Trần Côn, PhạmNguyễn Du, Lê Ngọc Hân
Phân tích các đặc điểm tình cảm vợ chồng trong Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn
trường lục và Ai tư vãn Đồng thời luận văn cũng chỉ ra và phân tích các hình thức
nghệ thuật được sử dụng để làm nổi bật tình cảm vợ chồng trong những tác phẩm trên
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tình vợ chồng trong một sốtác phẩm văn học trữ tình tiêu biểu thế kỷ XVIII
Trang 165.2 Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), bản dịch Chinh phụ ngâm
khúc hiện hành theo thể song thất lục bát, dài 408 câu (tương truyền của Đoàn Thị
Điểm), trích trong Những khúc ngâm chọn lọc, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm
1994
- Tác phẩm Đoạn trường lục (Phạm Nguyễn Du), Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội, năm 2001
- Tác phẩm Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân), trích trong Tổng tập văn học Việt Nam,
tập 13B, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1997
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này chúng tôi sử dụng trong việc thống
kê cụ thể các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu như: từ ngữ, giọng điệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích,tổng hợp nhằm tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến đề tài Phân tích những dẫnchứng cụ thể, tiêu biểu để làm rõ tình vợ chồng trong một số tác phẩm trữ tình thế kỷXVIII Phương pháp tổng hợp không chỉ giúp chúng tôi có một cái nhìn khái quát vềvấn đề nghiên cứu; mà còn giúp chúng tôi khái quát lại những nội dung chính ở cácchương, mục
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này làm nổi bật những sáng tạo mới mẻcủa đối tượng nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cóliên hệ, sử dụng một cách đúng mực kiến thức của các ngành văn hóa học, lịch sử,triết học, nhằm giúp cho việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề nghiên cứu được toàndiện, sâu sắc hơn
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn của chúng tôi ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần
Nội dung được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài
Chương 2: Một số biểu hiện của tình cảm vợ chồng
Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật tiêu biểu thể hiện tình vợ chồng
Trang 178 Đóng góp của đề tài
Đề tài đã chỉ ra những cơ sở để nảy sinh tình vợ chồng trong văn học trung đại,
từ đó đi sâu diễn giải các đặc điểm tình cảm vợ chồng, nghệ thuật thể hiện các cung
bậc tình cảm đó trong ba tác phẩm trữ tình tiêu biểu ở thế kỷ XVIII: Chinh phụ ngâm
khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn.
Đề tài là một trong những nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu vàgiảng dạy về thơ ca trữ tình thế kỷ XVIII ở nhà trường các cấp
Trang 18NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tác phẩm trữ tình
“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tậpthể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người,biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại Tác phẩm văn học cóthể tồn tại dưới hình thức truyền miệng hay hình thức văn bản nghệ thuật được giữgìn qua văn tự, có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi” [12, tr.290]
Tác phẩm văn học nào cũng tồn tại trong một hình thức nghệ thuật phù hợp nhấtđịnh Hình thức cơ bản nhất, quan trọng nhất của tác phẩm văn học chính là thể loạivăn học Quan niệm phân chia thể loại văn học đã có từ thời cổ đại trong tác phẩm
Nghệ thuật thơ ca của Arixtốt (Hy Lạp) Có nhiều cách phân chia thể loại nhưng cơ
sở chung để phân loại là dựa vào phương thức (cách thức phản ánh hiện thực và biểuhiện tình cảm của tác phẩm) Phần lớn các nhà nghiên cứu đều tán thành phân các tácphẩm văn học ra làm ba loại lớn: tự sự, trữ tình và kịch
“Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự vàkịch) làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học” [12, tr.373] Tự sự thể hiện tư tưởng,tình cảm của tác giả bằng cách tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đờisống Còn trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người.Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nhưng mỗi loại tácphẩm lại thể hiện theo cách khác nhau Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh
về cuộc sống, trong đó các nhân vật có đường đi và số phận của chúng Viết về đề tàingười nông dân nghèo, các nhà văn Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đãdựng lên bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trước Cáchmạng tháng Tám năm 1945 Trong bức tranh xã hội đó, mỗi người nông dân có một
số phận bi thảm riêng: chị Dậu khốn khổ vì sưu cao thuế nặng, anh Pha khốn đốn vìnạn cho vay nặng lãi, nạn quan lại tham nhũng, hay Chí Phèo bị đẩy vào tình trạngtha hóa, lưu manh hóa,
Trang 19Còn ở kịch bản văn học, bằng những đối thoại và độc thoại, tác giả kịch lại thểhiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn xung đột Lời thoại
trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng cho thấy tính cách nổi bật nhất của
Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, mang trong mình niềm khát khao vàđam mê sáng tạo cái đẹp; tính cách của Đan Thiềm là tính cách của người đam mê cáitài (cụ thể là tài sáng tạo nên cái đẹp) Lời thoại của các nhân vật cho thấy nhiềuxung đột kịch: xung đột giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của thường dân;xung đột giữa niềm khát khao hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ tài bavới lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân Trong đó, xung đột thứ hai là chủyếu và tạo nên bi kịch của Vũ Như Tô
Tác phẩm trữ tình là tác phẩm chủ yếu dùng phương thức trữ tình để miêu tả.Trong tác phẩm trữ tình, thế giới chủ quan của con người (cảm xúc, tâm trạng, ýnghĩ) được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu Thơ ca trữ tình biểuhiện tâm hồn con người với mọi cung bậc cảm xúc như:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông
về quê mẹ ruột đau chín chiều.
(Ca dao)
Trang 20Hay:
Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đến đã lâu rồi
Từ độ yêu nhau hoa nở mãi.
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi.
(Xuân Diệu, Nguyên đán)
Tác phẩm trữ tình phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ
quan của con người Trong bài Ðây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, ẩn sau bức tranh
thiên nhiên xứ Huế mộng mơ là tâm trạng và cảm xúc của chính nhà thơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Hàn Mặc Tử, Ðây thôn Vĩ Dạ)
Trang 21Tác phẩm trữ tình thường mang đậm dấu ấn riêng của tác giả Tác giả trực tiếpbộc lộ những tình cảm yêu thương, căm giận của mình trước hiện thực cuộc đời.Chính tình cảm riêng tư của tác giả giữ vai trò quan trọng tạo nên giá trị của tácphẩm Những tác phẩm trữ tình có giá trị được người đọc yêu mến xưa nay bao giờcũng thắm đẫm suy tư của cá nhân nhưng đồng thời cũng đánh động tình cảm, tâm
trạng của cả một lớp người, một thời đại nhất định Xuyên suốt bài thơ Tràng giang
của Huy Cận là một nỗi buồn triền miên vô tận Đó không chỉ là nỗi buồn của HuyCận trước sông núi đất trời mà còn là nỗi buồn của cả một thế hệ các nhà thơ mới, cảdân tộc Việt Nam trong những năm ngột ngạt dưới thời Pháp thuộc
Ở tác phẩm trữ tình, nhân vật trữ tình là người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảmxúc Nói cách khác, nhân vật trữ tình chính là chủ thể trữ tình, người tự phát ngôn, tựmiêu tả và tự bộc lộ Xác định được “ai đang nói” là biết được nhân vật trữ tình Cảmxúc của nhân vật trữ tình thường nảy sinh do một sự kiện, hình ảnh, ngoại cảnh tácđộng, đó chính là “xúc cảnh sinh tình”
Lời văn trong tác phẩm trữ tình mang tính biểu cảm, giàu hình ảnh, nhạc điệu.Không chỉ thơ trữ tình mà những tác phẩm trữ tình viết bằng văn xuôi cũng giàu chấtthơ Nhà văn Nguyễn Tuân viết về vẻ đẹp trữ tình của con sông Đà với câu văn giàuhình ảnh, mang dáng dấp mềm mại, yên ả, trải dài như chính dòng nước đó: “ConSông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trongmây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèođốt nương xuân” [50, tr.596] Thậm chí, tác giả còn sử dụng câu văn toàn thanh bằngdiễn tả con thuyền êm ái nhẹ nhàng trôi: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” [50, tr.597].Lời văn của tác phẩm trữ tình thường là lời bộc lộ Chủ thể đánh giá, phẩm bìnhđối tượng miêu tả, trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình Nhà thơ Tố Hữu đã không thểgiấu được cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Nam:
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi ! Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca
(Tố Hữu, Ta đi tới)
Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, cho dù nó là tiêu biểu nhất.Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, ca trù, từ khúc,
Trang 22Như vậy, tác phẩm trữ tình là văn bản chủ yếu dùng phương thức trữ tình đểbiểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống Trên cơ sở lí luận về tácphẩm trữ tình, chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình vợ chồng trong ba tác phẩm văn học
trữ tình ở thế kỷ XVIII là Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn.
1.2 Tình vợ chồng trong văn học trung đại
Văn học viết Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX là nền văn học tồn tại vàphát triển trong xã hội phong kiến Mười thế kỷ văn học này còn được gọi là văn họctrung đại (hay văn học cổ) Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức chịu ảnhhưởng sâu sắc của Hán học Quan niệm về văn học của họ là coi trọng mục đích giáohuấn “thi dĩ ngôn chí”, “văn dĩ tải đạo” Đạo đức Nho gia khuôn nén con người, màchủ yếu là tầng lớp Nho sĩ phải “khắc kỷ phục lễ”, phải “tu thân, tề gia, trị quốc, bìnhthiên hạ”, hay “an bần lạc đạo”
Để chứng tỏ quyền lực tối cao và phục vụ cho lợi ích của mình, giai cấp phongkiến thống trị áp đặt con người cả thể xác và tâm hồn Con người bị trói buộc bởi cácmối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ nam nữ, quan hệ yêu đương Việc kết hôn phải
do cha mẹ sắp đặt, phải được xã hội thừa nhận
Dưới thời phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ vô cùng nặng nề Đàn ông
là người có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, nên việc họ có năm thêbảy thiếp được xã hội công nhận và là điều phổ biến trong xã hội phong kiến xưa.Chính tư tưởng này đã khiến đàn ông tự cho mình quyền gia trưởng Còn người phụ
nữ phải tam tòng, tứ đức Họ phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng
tử”, phải có đủ các phẩm chất “công, dung, ngôn, hạnh”, họ phải lấy chữ “tiết”, chữ
“trinh” mà noi theo để giữ gìn phẩm giá Nói cách khác, nữ giới không có bất cứ mộtquyền hạn gì, không được có chủ kiến, phải sống phụ thuộc vào người khác Vai tròcủa người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội không được đề cao, thậm chí còn bịcoi rẻ
Có thể nói, lễ giáo phong kiến đã kiềm tỏa tình cảm của con người, không đểcho tình cảm riêng tư xuất hiện, đặc biệt là tình yêu đôi lứa Nhưng lịch sử loài ngườiluôn vận động phát triển Cùng với quá trình thức tỉnh, trỗi dậy lớn mạnh của conngười cá nhân, thì cái “tôi” trong văn học được biểu hiện rõ hơn, tình cảm cá nhân,tình yêu (vốn có nguồn gốc sâu xa từ văn học dân gian) dần đậm nét và định hìnhtrong văn học trung đại Các nhà nho đã dành những trang thơ văn viết về đời sốngriêng tư, về tình cảm vợ chồng của chính mình
Trang 23Trước thế kỷ XVIII, các nhà thơ rất ít khi viết về tình cảm vợ chồng của chínhmình, hoặc nếu có viết thì cũng rất xa xôi, bóng gió Nhưng từ thế kỷ XVIII trở đi,những chuyển biến mạnh mẽ của lịch sử, xã hội đã tác động sâu sắc đến đời sống vănhọc Tư tưởng dân chủ phát triển tạo điều kiện cho con người cá nhân xuất hiện, nhucầu giải phóng tình cảm đã trở nên cấp thiết, một trong những tình cảm cần được giảiphóng là tình vợ chồng Tình yêu và hạnh phúc gia đình trở thành vấn đề chủ yếu củacon người thời đại Lớp nhà nho đương thời không còn coi tình yêu là một điều đáng
sợ như các bậc tiền bối nữa, mà họ luôn coi trọng nó Tình yêu trở nên cao đẹp và làcội nguồn của hạnh phúc Đề tài tình yêu nói chung, tình vợ chồng nói riêng như có
ma lực thu hút hầu hết các tầng lớp xã hội như: những sĩ phu đạo mạo, những quanlại trang nghiêm, những tiểu thư khuê các Một số thi sĩ không chỉ mượn nỗi lòngcủa kẻ khác, câu chuyện của người khác để biểu đạt tình yêu mà còn trình bày trựctiếp trước công chúng độc giả chuyện tình yêu của chính mình Đó là Nguyễn Kiềuđau quặn lòng trước linh cữu Đoàn Thị Điểm - một nữ sĩ tài ba nhất trong lịch sử vănhọc nước Nam:
Đào chưa quả đã vội khô, Quế đang thơm mà đã rủ!
Rừng sâu bể rộng Nàng hỡi đi đâu?
Ngọc nát châu chìm, lòng tôi quặn nhớ.
(Văn tế Đoàn Thị Điểm)
Hay là Ngô Thì Sĩ đau khổ, đã phải thốt ra lời cái ý nghĩ day dứt “Nếu sớm biết
vì làm quan xa mà phải ly biệt đau khổ đến thế, thì chức vạn hộ hầu có đáng kể gì”
trong Khuê ai lục; là Phạm Nguyễn Du khóc nức nở: “Ôi ! Ta với nàng là một người /
Cớ sao vừa hợp lại đã vội phân chia” trong Đoạn trường lục; là Hoàng hậu Lê Ngọc Hân bàng hoàng, hụt hẫng “nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ!” trong Ai tư vãn Ngay
cả Tự Đức - vị vua nổi tiếng trong lịch sử triều Nguyễn cũng từng than tiếc, nhớnhung một người phi yêu dấu chẳng may thác sớm:
Ới Thị Bằng ơi ! đã mất rồi!
Ới tình, ới nghĩa, ới duyên ôi!
Trang 25Có lẽ, đây là những câu hay nhất, lãng mạn nhất và cảm động nhất trong bài thơ
Khóc Bằng phi của vua Tự Đức Nhân vật trữ tình vì quá nhớ thương người bạn đời
nên đập vỡ tấm gương cũ mà nàng đã từng soi để mong tìm thấy bóng nàng trong đó,
và xếp chiếc áo cũ mà nàng đã từng mặc, đem cất kỹ để giữ lại dư hương của nàng.Còn viết về cuộc chia tay “không bao giờ gặp lại” với người vợ cả, NguyễnKhuyến lại sử dụng ngôn ngữ mộc mạc hơn nhưng vẫn chan chứa nghĩa tình Câu đối
Khóc vợ của Nguyễn Khuyến không chỉ giúp người đọc hình dung ra bức chân dung
của người vợ cả lam lũ, suốt đời chịu thương chịu khó mà còn cho thấy nỗi lòng củanhà thơ khi vợ mất:
Lão cũng đã mừng thay! Nhờ được bà hay lam, hay làm, thắt lưng
bó que, xắn váy quai cồng, tất tả chân đăm đá chân chiêu, vì lão đỡ đần trong mọi việc;
Bà đi đâu vội bấy! Để cho lão vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ, gật gù tay đũa chạm tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
(Khóc vợ)
Bà cả là người vợ mà Nguyễn Khuyến vô cùng yêu quý, bởi bà là người kề vaisát cánh cùng chồng vượt qua bao khó khăn thử thách Bà lo lắng, gánh vác, đỡ đầnmọi việc để chồng an tâm thi cử và chăm lo việc nước Vì vậy, khi bà mất đi thì ôngcũng mất luôn một chỗ dựa tinh thần, khiến ông sống “vất vưởng” một mình nơi trầnthế, biết cùng ai “kể lể chuyện trăm năm”
Nguyễn Khuyến là một nhà nho sống dưới chế độ phong kiến nên chịu ảnhhưởng của đạo Nho khá nhiều và cũng giống như bao người đàn ông khác trong xãhội cũ, Nguyễn Khuyến có tới bốn bà vợ Tuy nhiên, ông không thể hiện uy quyền vàkhuôn họ vào những luật lệ khắt khe mà Nho giáo đề ra đối với người phụ nữ Vì thấuhiểu nỗi gian truân, vất vả của người phụ nữ nên ông luôn quan tâm, yêu thương, bảo
ban vợ (Khuyên vợ cả); ông trân trọng, đề cao người bạn đời tri âm tri kỉ của mình (Nhất vợ, nhì giời) Mặc dù ông dành nhiều tình cảm cho bà cả nhất, song không quá
thiên vị ai, ông san sẻ tình cảm của mình cho bốn bà Ông khóc thương, day dứt ânhận khi người vợ hai mất ở nơi đất khách quê người mà không kịp gặp mặt bà lần
cuối (Lữ thấn khốc nội), ông bày tỏ nỗi đau xót khi người vợ tư bất hạnh chết trẻ lại không con (Vãn thiếp Phạm thị), ông đau đớn đến tột độ thương người vợ cả mất đi
mà chưa một lần được sống trong cảnh vinh hoa phú quý (Điệu nội) Nguyễn Khuyến
Trang 26chỉ có 6 tác phẩm viết về người vợ (5 bài thơ và 1 câu đối), tuy số lượng không nhiềunhưng cũng đủ cho thấy ông là một người chồng thương yêu tin tưởng vợ hết mực,luôn đề cao và coi trọng tình nghĩa vợ chồng.
Tú Xương cũng giống như Nguyễn Khuyến, ông rất trân trọng vợ mình Vợ ông
là bà Phạm Thị Mẫn, xuất thân dòng dõi nho gia “con gái nhà dòng, lấy chồng kẻchợ” Bà là người vợ đảm đang chịu khó, quanh năm buôn bán nơi đầu sông cuối bến
để nuôi chồng ăn học cùng với đàn con thơ dại Mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều domột tay bà Tú gánh vác Vì vậy, Tú Xương viết về vợ như một sự tri ân, thể hiện thái
độ trân trọng của nhà thơ đối với vợ Qua các bài như: Thương vợ, Văn tế sống vợ,
Tú Xương đã khắc họa rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những nétphẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam
Viết về tình vợ chồng, các nhà nho trung đại không chỉ kể về chuyện tình củachính mình mà họ còn mượn nỗi lòng của kẻ khác, câu chuyện của người khác để
biểu đạt tình yêu, khát vọng hạnh phúc của con người Ở Chuyện người con gái Nam
Xương (Truyền kì mạn lục), Nguyễn Dữ ca ngợi sự gắn bó son sắt trong tình cảm vợ
chồng giữa Vũ Nương và Trương Sinh Vợ chồng họ đã từng có thời gian sống hạnhphúc, không để xảy ra chuyện thất hòa Hạnh phúc đó không chỉ do sự cố gắng củamột mình Vũ Nương, mà còn do Trương Sinh hết lòng chăm chút và nâng niu tổ ấmcủa mình Tình cảm của Trương Sinh dành cho Vũ Nương hoàn toàn hồn nhiên, trongsáng và đáng quý Thế nhưng hạnh phúc của vợ chồng họ quá ngắn ngủi Nguyênnhân chính và sâu xa dẫn đến vợ chồng âm dương cách biệt là do “tính đa nghi”, “hayghen” của chồng Trong tình yêu, ghen tuông là điều khó tránh khỏi Cơn ghen khiếnngười chồng mất khả năng kiểm soát hành vi của bản thân, chàng đã “mắng mỏ,nhiếc móc, đánh đuổi” vợ Khi Vũ Nương quyên sinh, chàng Trương động lòngthương xót tìm vớt thây nàng Đây là một hành động đáng trân trọng, thể hiện tìnhcảm của chàng với người vợ bất hạnh Sống trong sự dằn vặt, hối hận, Trương Sinh
đã lập đàn tràng giải oan cho Vũ Nương tại bến Hoàng Giang Có thể nói, đó là cốgắng cuối cùng của chàng để níu kéo hạnh phúc đã mất, nhưng tất cả đã quá muộn
màng Qua những truyện viết về tình cảm vợ chồng như Chuyện người con gái Nam
Xương, Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Nguyễn Dữ muốn nhắn gửi tới
người đọc một thông điệp: hãy biết trân trọng, xây dựng, bảo vệ tình cảm gia đình,hạnh phúc lứa đôi
Trang 27Có thể nói, nếu ở thế kỷ XVI, Nguyễn Dữ đã đề cập đến tình vợ chồng nhưngvẫn đậm chất giáo huấn và màu sắc hoang đường kì ảo thì từ thế kỷ XVIII trở đi, cácnhà nho viết về tình vợ chồng không còn là thứ tình e ấp, bóng gió, kín đáo mà tìnhyêu luôn gắn với khát khao hạnh phúc ái ân Niềm khát khao hạnh phúc ái ân ấy đãđược các nhà thơ thể hiện trong những thi phẩm hàng đầu của văn chương thế kỷ
XVIII - XIX như: Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Truyền kỳ tân phả (Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Truyện Kiều (Nguyễn Du),
Chinh phụ ngâm khúc là lời than thở bi đát về cuộc sống lẻ loi của người chinh
phụ Chiến tranh đã làm cho vợ chồng nàng đang sống hạnh phúc phải chia lìa đôingả Người chồng ra đi biền biệt, đến ngày hẹn mà vẫn không trở về Nàng sốngtrong tâm trạng ngóng trông, chờ đợi, khát khao có được một cuộc sống bình thường,vui vẻ hạnh phúc bên người chồng Năm tháng qua đi, nhớ thương ngày một chấtchồng trong lòng người chinh phụ Nàng tìm đến giấc mộng ái ân với chồng để giảithoát cho nỗi nhớ mong đằng đẵng của mình:
Duy còn hồn mộng được gần, Đêm đêm thường tới giang tân tìm người.
Tìm chàng thuở Dương Ðài lối cũ, Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa.
(Chinh phụ ngâm khúc) Còn Cung oán ngâm khúc là bài ca ai oán của người cung nữ tài sắc lúc đầu
được nhà vua yêu chuộng, ái ân nồng nàn thắm thiết nhưng chẳng bao lâu đã bị ruồng
bỏ Nàng đã sống hết mình, yêu hết mình, nhưng tình yêu của thân phận cung nữ đã
không giúp nàng tìm được hạnh phúc Nàng sống trong tâm trạng sầu tủi, buồn bã,nhớ nhung, giận hờn, trách móc, thương cho tuổi xuân xanh của người con gái trôiqua chóng vánh Nàng khao khát được yêu thương, được hòa hợp về thể xác và tâmhồn với người mình yêu Nàng thấp thỏm chờ đợi sự đoái hoài của đấng quân vương.Trong cuộc đời chờ đợi dài dằng dặc của nàng, những giây phút cùng nhà vua chungchăn chung gối được xem như một kỷ niệm lớn Mỗi khi hồi tưởng lại ngày đầu đượcnhà vua sủng ái, người cung nữ vẫn còn rạo rực khao khát:
Cái đêm hôm ấy đêm gì, Bóng dương lồng bóng đồ mi trập trùng.
(Cung oán ngâm khúc)
Trang 28Đâu chỉ có Đăng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều mới viết về niềm khao khát hạnh
phúc ái ân của vợ chồng, mà Nguyễn Du cũng đã đề cập tới điều này trong Truyện
Kiều Dưới ngòi bút tài tình của Nguyễn Du, tình cảm vợ chồng Thúy Kiều - Thúc
Sinh trong những ngày đầu thật êm ấm và tràn ngập niềm hạnh phúc ái ân:
Một nhà sum họp trúc mai, Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông.
Hương càng đượm lửa càng nồng, Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen.
(Truyện Kiều)
Tóm lại, những cung bậc và sắc thái khác nhau trong tình cảm vợ chồng đã phảnánh sự phong phú của tâm hồn con người ở mỗi thời đại Có thể nói, những truyện ca
ngợi tình nghĩa vợ chồng trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ cho thấy chủ đề
tình vợ chồng dần dần đậm nét và định hình trong văn học trung đại Đặc biệt, từ thế
kỷ XVIII trở đi, chủ đề tình vợ chồng đã nở rộ góp phần làm nên sự phong phú, đadiện của văn học trung đại Việt Nam
1.3 Bối cảnh lịch sử, kinh tế, đời sống tư tưởng văn hóa thế kỷ XVIII
1.3.1 Bối cảnh lịch sử
Ở thế kỷ XVIII, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê,
có danh mà không có quyền hành chính trị Quyền lực thực sự nằm trong tay hai họTrịnh - Nguyễn, các chúa Trịnh ở phía Bắc kiểm soát nhà vua và điều khiển triềuđình ở Thăng Long; các chúa Nguyễn ở phía Nam, đóng đô tại thành Phú Xuân(Huế) Hai bên từng xảy ra bảy lần đại chiến để giành quyền kiểm soát toàn bộ đấtnước trong suốt 45 năm (1627- 1672) và đều tuyên bố trung thành với nhà Hậu Lênhằm củng cố quyền lực cho mình Sau nhiều năm giao chiến, cả hai bên đều kiệt quệ
về sức người sức của nên phải chấp nhận đình chiến, lấy sông Gianh (Quảng Bình)làm ranh giới chia nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài
Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trongsuy yếu dần Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm Phủ chúa quanh năm tổ chứcyến tiệc, ăn chơi hưởng lạc Quan lại, địa chủ cường hào kết thành bè cánh bóc lột,lấn chiếm ruộng đất của nông dân Binh lính cũng thừa dịp hoành hành, nhũng nhiễudân chúng Việc mua quan bán tước ngày càng phổ biến, vì vậy dân gian đã có câu:
“Mười quan thì được tước hầu/ Năm quan tước bá ai nào kém ai” Số quan lại ngàycàng tăng, nhất là quan thu thuế Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm,
Trang 29hàng hóa Vì thu thuế quá mức mà người dân bần cùng phải bỏ nghề nghiệp “Cóngười vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn, có người vì thuế vải lụa mà phải phákhung cửi Cũng có kẻ vì nộp gỗ cây mà bỏ rìu búa, vì phải bắt cá tôm mà xé lướichài, vì phải nộp mật mía mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà phải bỏhoang vườn tược” [2, tr.145] Thêm vào đó là hạn hán, lụt lội, vỡ đê và mất mùa xảy
ra liên tiếp Hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải rời bỏ làng quê
“Dân phiêu tán dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường Giá gạo cao vọt, một trăm đồngtiền không được một bữa no, nhân dân phần nhiều phải ăn rau, ăn củ, đến nỗi ăn cảthịt rắn, thịt chuột, chết đói chồng chất lên nhau; số dân còn lại mười phần khôngđược một Làng nào vốn có tiếng trù mật cũng chỉ còn lại độ năm ba hộ mà thôi” [32,tr.852]
Đứng trước thảm cảnh trên, nhân dân chỉ còn một con đường duy nhất là vùnglên khởi nghĩa Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra như: khởi nghĩa Nguyễn DươngHưng (1737) ở Sơn Tây, khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770) ở Thanh Hóa và Nghệ
An, khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), khởinghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) ở Đồ Sơn (Hải Phòng), khởi nghĩa HoàngCông Chất (1739 - 1769) ở Điện Biên (Lai Châu), khởi nghĩa của chàng Lía ở BìnhĐịnh, Mặc dù, cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại, nhưng ý chí đấu tranhcủa nhân dân đã làm cho chính quyền phong kiến lung lay tận gốc rễ và chuẩn bị cho
sự bùng nổ và thắng lợi của phong trào Tây Sơn
Mùa xuân năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lênvùng Tây Sơn lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống lại chính quyền họ Nguyễn.Nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
đã lật đổ chính quyền phong kiến trong nước, đánh dẹp hai cuộc xâm lược của quânXiêm La và Mãn Thanh làm cho “núi non vang động, đất trời đổi mới”
Đất nước tạm thời ổn định sau bao cuộc “thay vua đổi chúa” Nhưng đến năm
1792, Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời ở tuổi ba mươi chín Sự ra đi củaNguyễn Huệ là một tổn thất không thể bù đắp cho nhà Tây Sơn Cơ nghiệp ông để lạikhông có người thừa kế xứng đáng bảo tồn nên đã nhanh chóng mất về tay NguyễnÁnh Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế với niên hiệu Gia Long, lập ravương triều nhà Nguyễn - vương triều cuối cùng của nền đế chế phong kiến trungương tập quyền Việt Nam
Như vậy, có thể nói thế kỷ XVIII được mệnh danh là “thế kỷ nông dân khởinghĩa” Đây là thời kỳ lịch sử đau thương nhưng quật khởi của dân tộc Trải qua
Trang 30nhiều biến động nhưng cuối cùng xã hội Việt Nam vẫn lâm vào tình trạng bế tắckhông lối thoát Tuy nhiên phong trào đấu tranh rầm rộ của quần chúng liên tiếp nổ ratrong suốt thế kỷ đã làm quật cường thêm tinh thần dân tộc, tinh thần đấu tranh chống
áp bức, bóc lột của nhân dân Một thời kỳ lịch sử như vậy hẳn đã tạo nên ở dân chúngmột ý thức cao về quyền sống, quyền được yêu, quyền được hưởng hạnh phúc củamình sau bao nhiêu năm bị đè nén Đây là một trong những tiền đề xã hội quan trọngtác động và làm thay đổi nội dung của văn học
1.3.2 Tình hình kinh tế
Về nông nghiệp: Đầu thế kỷ XVIII, tình hình nông nghiệp trong nước vẫn có
dấu hiệu tương đối ổn định và phát triển Tuy nhiên, từ những năm 30 của thế kỷXVIII, những dấu hiệu khủng hoảng của chế độ phong kiến bắt đầu từ nông nghiệp
đã lộ rõ Ở Đàng Ngoài, chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứckhai hoang Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm đợ hoặc bán Mấtmùa, đói kém xảy ra dồn dập, nông dân nghèo khổ “không có đất cắm dùi” phải bỏlàng phiêu bạt khắp nơi Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấpnông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp mới Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiênthuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt Nông nghiệp phát triển dẫnđến sự hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất của nông dân
Về thủ công nghiệp: Một số ngành thủ công nghiệp nhà nước như đóng tàu,
thuyền, đúc tiền, đúc súng, khai thác mỏ được mở rộng và phát triển Các ngành thủcông nghiệp truyền thống như làm gốm, dệt vải, làm giấy, làm đường mía, ngàycàng phổ biến và nâng cao trình độ cao kỹ thuật
Về thương nghiệp: Nghề thủ công phát triển thì việc buôn bán, trao đổi hàng
hóa cũng được mở rộng Các vùng đồng bằng và ven biển đều có chợ và phố xá Ở đôthị, các trung tâm buôn bán lớn đã xuất hiện Ngoài kinh đô Thăng Long còn có PhốHiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định(Thành phố Hồ Chí Minh) Bấy giờ dân gian có câu: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì PhốHiến” Nhiều thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buônbán khá tấp nập Chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buônbán để nhờ họ mua vũ khí Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoạithương Do đó, ở nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần
Tóm lại: Mặc dù đất nước bị chia cắt bởi các cuộc nội chiến kéo dài, nhưng nềnkinh tế công thương nghiệp của nước ta ở giai đoạn này vẫn có những bước phát triển
Trang 31nhất định Thương nghiệp phát triển, trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh mẽ kéo theo sựxuất hiện của tầng lớp thị dân và thương nhân mang theo luồng gió mới về tư tưởng,tác động trực tiếp đến suy nghĩ và tình cảm của nhân dân Do có đời sống tinh thần vàthị hiếu mới nên tầng lớp thị dân, thương nhân nảy sinh nhu cầu thưởng thức một thứvăn chương mới Văn chương phải hướng về con người cá nhân với những quyền lợichính đáng, quyền được sống, quyền được yêu, được hưởng hạnh phúc, Vì vậy, cóthể nói đề tài tình yêu (trong đó có tình vợ chồng) trở thành một trong những đề tàilớn của văn học giai đoạn này.
1.3.3 Đời sống tư tưởng, văn hóa
Sự thay đổi của tình hình chính trị và kinh tế đã có tác động lớn đến đời sống tưtưởng, văn hóa trong xã hội:
Về đời sống tư tưởng: Thứ nhất là sự suy yếu của hệ tư tưởng chính thống
Nho giáo Giai cấp phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm quốc giáo, dựa vào Nhogiáo để thống trị nhân dân Nhưng ở thời kỳ này, chế độ phong kiến đã bước vào thời
kỳ suy vong, khủng hoảng thì Nho giáo không còn giữ được vị trí độc tôn nữa Thứhai là sự xuất hiện và phát triển của một luồng tư tưởng mới, đó là tư tưởng dân chủ
Tư tưởng này vốn manh nha từ những thế kỷ trước (mà Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ ở thế kỷ XVI là một biểu hiện tiêu biểu) đến nay nó phát triển khá mạnh
mẽ và trở thành một luồng tư tưởng chính chi phối mọi mặt đời sống tinh thần củathời đại, đặc biệt là văn học
Một biểu hiện quan trọng về sự thay đổi trong nhận thức của con người là: sự ýthức về bản thân và nhận thức về “quyền con người” được tồn tại, được yêu đương,được mưu cầu hạnh phúc Trước đây, tình yêu nam nữ (đặc biệt là tình yêu mang màusắc dục) được xem là điều cấm kị, là bước kìm hãm sự nghiệp của người quân tử(quan niệm của Nho giáo), là nguyên nhân của mọi khổ đau trên đời (quan niệm Phậtgiáo) Đến nay, tình yêu không còn là điều đáng sợ kiểu “nhi nữ trường tình, anhhùng khí đoản”, tình yêu đã trở nên cao đẹp và là cội nguồn của hạnh phúc Tình yêutrở thành khát vọng và tư tưởng sống của lớp người đương thời
Về văn hóa: Sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp bởi những tín điều khô cứng của
Nho giáo, lúc này những yếu tố văn hóa truyền thống của dân tộc được phục hưng
Đó là tinh thần dân tộc biết đoàn kết, yêu ghét phân minh, là truyền thống tôn trọngphụ nữ Những nét đẹp của văn hóa cổ truyền này không chỉ thể hiện ở đời sống tinhthần mà còn đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học dân gian và văn học viết
Trang 32Trong khi chế độ chính trị khủng hoảng, ý thức hệ Nho giáo đang phá sảnnghiêm trọng thì nền văn hóa của dân tộc lại phát triển rực rỡ Các lĩnh vực âm nhạc,nghệ thuật, sân khấu, kiến trúc, điêu khắc, đều đạt được những thành tựu xuất sắc.Ngành nghiên cứu lịch sử, địa lý, y học, văn học, phát triển khá mạnh gắn với têntuổi của các nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Ðôn, Phan Huy Chú, Lê Hữu Trác, Như vậy, thế kỷ XVIII là “thời kì đột biến phát triển văn hóa” [21, tr.24] Mặc
dù chịu sự tác động mạnh mẽ của tình hình lịch sử, kinh tế, xã hội nhưng đời sốngtinh thần, văn hóa của dân tộc lại có một diện mạo rất đáng tự hào “Chính tinh thầndân tộc và truyền thống nhân văn đã thổi một luồng sinh khí lành mạnh vào tâm hồn
và trí tuệ con người thời đại, vào đời sống văn hóa nghệ thuật, văn học nghệ thuật”[21, tr.24] Từ đấy một thế hệ các nhà Nho mới xuất hiện mang theo một quan niệmsống mới, một cách nhìn mới về cuộc đời Họ là Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều,Nguyễn Huy Tự, Phạm Thái, Nguyễn Du, Sự xuất hiện của các nhà Nho này gópphần quan trọng làm nên sự phong phú, đa diện của một thời kỳ văn học được coi làđỉnh cao nhất của văn học trung đại Việt Nam
1.4 Khái quát về một số tác giả và tác phẩm trữ tình thế kỷ XVIII
1.4.1 Tác giả Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm và tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
* Tác giả Đặng Trần Côn
Đặng Trần Côn (chưa rõ năm sinh, năm mất) người làng Nhân Mục, (còn gọilàng Mọc), huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận T hanh X uâ n ,Hà
Nội Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII Ông đỗ H ư ơng cố n g , làm huấn đạo
ở một trường phủ, hutri y ệ n ở Thanh Oai, cuối đời nhận chức Ngự sử đài chiếu khám
Về sáng tác, ngoài tác phẩm chính là Chinh phụ ngâm khúc, ông còn làm thơ chữ Hán
và viết một số bài phú chữ Hán Bên cạnh đó, mới đây các nhà nghiên cứu đã phát
hiện thêm một chùm từ của Đặng Trần Côn viết về chủ đề chinh phu, chinh phụ: Thú
phụ ký chinh phu (2 bài), Chinh phu ký hoàn (4 bài) trong cuốn Danh ngôn tạp trước
kí hiệu A.1073 đang được lưu trữ ở kho sách của Viện nghiên cứu Hán Nôm
Theo các tài liệu lịch sử, đầu đời Lê Cảnh Hưng, có nhiều cuộc khởi nghĩa nôngdân nổ ra Triều đình cất quân đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã người thân ratrận Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là những người vợ
lính trong chiến tranh, Đặng Trần Côn đã viết Chinh phụ ngâm khúc bằng chữ Hán.
Trang 33Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ra đời là một sự kiện quan trọng
trong đời sống văn học dân tộc lúc bấy giờ Tác phẩm viết bằng chữ Hán giữa thờiđại văn học chữ Nôm đang nở rộ, cho nên nhiều học giả đã tìm cách dịch tác phẩm ra
chữ Nôm để mọi người có thể thưởng thức được dễ dàng Chinh phụ ngâm khúc có 7
bản dịch và phỏng dịch bằng các thể thơ lục bát (3 bản) hoặc song thất lục bát (4 bản)của các dịch giả: Đoàn Thị Điểm, Phan Huy Ích, Nguyễn Khản, Nguyễn Huy Lượng(Bạch Liên Am Nguyễn) và ba tác giả khuyết danh Bản dịch thành công nhất và lưuhành rộng rãi nhất xưa nay theo thể song thất lục bát, tương truyền của Đoàn ThịĐiểm (?) Thành công tuyệt vời của bản dịch đã có giá trị quyết định làm cho tácphẩm được phổ biến trong đông đảo công chúng Việt Nam trên hai thế kỷ qua
* Dịch giả Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm (1705-1748) hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm,huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) Bà nổi tiếng thông minh
từ nhỏ, sớm hay chữ Bà lập gia đình khá muộn, năm ba mươi bảy tuổi bà nhận lờilàm vợ kế Nguyễn Kiều Lấy chồng chưa đầy một tháng, bà đã phải tiễn chồng đi sứ
Trung Quốc ba năm Có thể trong thời gian này, bà đã dịch Chinh phụ ngâm khúc ra
quốc âm Nguyễn Kiều sau khi đi sứ về nước, năm 1748 được cử làm Đốc đồng trấnNghệ An Bà theo chồng đi nhậm chức, trên đường đi bà bị bệnh và mất ở Nghệ An,hưởng thọ bốn mươi bốn tuổi Về tác phẩm của Đoàn Thị Điểm, ngoài bản dịch
Chinh phụ ngâm khúc, bà còn là tác giả của tập truyện chữ Hán là Truyền kì tân phả.
* Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc
Chinh phụ ngâm khúc là một thi phẩm chữ Hán chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài
470 câu theo thể tr ư ờ n g đoản cú (bản dịch hiện hành dài 408 câu theo thể song thấtlục bát) Tác phẩm nói lên sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt làthể hiện tâm trạng khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ra đời khoảng sau năm 1740, là một
trong những tác phẩm sớm khẳng định vị trí của thể loại ngâm khúc trong tiến trìnhvăn học Việt Nam Sự thành công của tác phẩm không chỉ do nội dung lâm li thathiết, hình thức đẹp đẽ, mà còn do tính độc đáo của tác phẩm Có thể nói, lần đầu tiêntrong nền văn học nước nhà xuất hiện một thi phẩm đẹp, dài hơi, diễn tả các cung bậctâm trạng của người phụ nữ đằng đẵng chờ chồng đi chiến trận Văn tài của ĐặngTrần Côn là ở chỗ ông đã thực sự “hóa thân” vào nhân vật người chinh phụ, hư cấu
Trang 34giọng nữ để biểu hiện thế giới tâm hồn nàng Bằng những câu thơ đẹp vào bậc nhất
trong thơ Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc đã có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với
những tác giả ngâm khúc mà còn ảnh hưởng tới cả những tác giả truyện thơ trongmấy thập kỷ sau
1.4.2 Tác giả Phạm Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường lục
Phạm Nguyễn Du (1739 - 1786) nguyên tên là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức,hiệu Thạch Động, Dưỡng Hiên, người làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ
An (nay là xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) Ông học giỏi, có tiếnghay chữ từ nhỏ Ông đậu tiến sĩ năm 1779, từng làm Giám sát ngự sử đạo Hải Dương,khi chúa Trịnh đánh chiếm Thuận Hóa của chúa Nguyễn, ông được cử vào tiếp quảnđạo Thuận Hóa, sau đổi làm Đốc đồng Nghệ An Năm 1786 Tây Sơn kéo quân raBắc, ông không ra giúp mà lánh vào rừng rồi mất cùng năm đó
Phạm Nguyễn Du là một danh sĩ đương thời, ông viết khá nhiều tác phẩm đềcập đến lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn học, quân sự, xã hội, lịch sử Ông để lại một
khối lượng tác phẩm không nhỏ như: Luận ngữ ngu án, Nam hành kí đắc tập, Thạch
Động văn sao, Thạch Động thi sao, Độc sử si tưởng, Đoạn trường lục Nhìn chung,
tác phẩm của ông được người đương thời và đời sau đánh giá cao, trong đó Đoạn
trường lục là tập thơ đặc sắc, đánh dấu bước phát triển của thơ trữ tình Việt Nam Đoạn trường lục (ghi chép nỗi đau xé lòng) là một tập thơ khóc vợ, được Phạm
Nguyễn Du sáng tác trong khoảng thời gian gần ba tháng, kể từ ngày vợ mất, đưa linhcữu người vợ trẻ xuống thuyền về quê cho đến khi trở lại Thăng Long Vợ PhạmNguyễn Du là bà Nguyễn Thị Đoan Hương, người làng Đông Hải, huyện Chân Phúc,trấn Nghệ An, là chị ruột của Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh Bà làm vợ PhạmNguyễn Du từ năm mười sáu tuổi, đến năm hai mươi chín tuổi thì mất
Đoạn trường lục gồm 14 bài văn tế, 49 câu đối cúng và phúng viếng, 34 bài thơ.
Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, diễn tả nỗi nhớ thương được sắp xếp theo trình tựthời gian, giống như một tập nhật kí đau thương của Phạm Nguyễn Du Các bài ở đâyđều có lời lẽ chân thực, thống thiết đi vào chuyện riêng tư thấm đượm tình vợ chồng.Chính tình cảm chân thành, nỗi đau “đứt ruột” của người chồng mất vợ, người tìnhnhân mất tình nhân đã làm nên một tiếng khóc lạ trên thi đàn Việt Nam trung đại
Trang 351.4.3 Tác giả Lê Ngọc Hân và tác phẩm Ai tư vãn
Lê Ngọc Hân (1770 - 1799) là con gái của vua Lê Hiển Tông (1717 - 1786) Mẹ
là Phù Ninh Từ cung Nguyễn Thị Huyền, người làng Phù Ninh, huyện Từ Sơn, trấnKinh Bắc (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) Ngọc Hân là con gái yêu củavua Hiển Tông, từ bé được học thông kinh sử và tập làm thơ văn Năm 1786, NguyễnHuệ đem quân ra Bắc lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”, vua bèn phong NguyễnHuệ làm Nguyên soái và gả công chúa Ngọc Hân cho Năm ấy Ngọc Hân mới mườisáu tuổi, còn Nguyễn Huệ ba mươi ba tuổi Năm 1789, Ngọc Hân được vua QuangTrung phong làm Bắc cung Hoàng Hậu
Cuộc hôn nhân giữa Nguyễn Huệ - Ngọc Hân xuất phát ban đầu là phục vụ mụcđích chính trị Nhưng trong quá trình sống bên chồng, nàng đã chiếm trọn niềm tin,tình yêu say đắm của người anh hùng áo vải Vua Quang Trung yêu quý Ngọc Hânkhông chỉ vì sắc đẹp, đức hạnh mà coi trọng nàng ở tài văn chương nhạc họa và cảnhững kiến thức về thời cuộc của quốc gia Tình yêu của họ ngày càng nồng thắm vàtrở thành huyền thoại trong lịch sử Nhưng họ chỉ sống hạnh phúc được sáu năm.Năm Nhâm Tý (1792) nhà vua băng hà, để lại cho Ngọc Hân hai con nhỏ sống bơ vơgiữa thời loạn lạc, rối ren Tiếc thương người chồng yêu quý, một vị vua tài giỏi
nhưng sự nghiệp dở dang, Ngọc Hân đau đớn khôn cùng Nàng đã viết Ai tư vãn để
khóc chồng với lời thơ đầy lâm ly thống thiết
Ai tư vãn là bài vãn ca về nỗi buồn đau tưởng nhớ của Ngọc Hân đối với vua
Quang Trung Tác phẩm thuộc thể loại ngâm khúc, gồm 164 câu thơ viết theo thể
song thất lục bát Ai tư vãn chính là sự kết tụ những giọt nước mắt khóc thương, nhớ
tiếc người anh hùng áo vải, người bạn đời của Ngọc Hân Xét trong dòng văn thơ yêunước thời Tây Sơn và trực tiếp là mảng văn thơ tưởng niệm người anh hùng dân tộc
Quang Trung, tác phẩm Ai tư vãn góp một tiếng nói riêng làm xúc động lòng người Tác phẩm Ai tư vãn kế thừa thành tựu của Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán
ngâm khúc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai khúc ngâm này Tuy nhiên, tác phẩm
viết về một trường hợp cụ thể nên có nhiều chi tiết hiện thực cảm động Với ngôn ngữtrong sáng, giản dị, tác phẩm đã tái hiện đầy đủ các cung bậc tình cảm của một người
vợ - một bà Hoàng hậu đối với người chồng - Hoàng đế Quang Trung
Trang 36tư tưởng tình cảm của tác giả đối với vấn đề được nói đến.
Về thực tiễn: Tìm hiểu tình vợ chồng trong văn học trung đại và những cơ sở đểnảy sinh tình cảm này trong văn học (tư tưởng dân chủ, giải phóng tình cảm, ) chúngtôi nhận thấy: Những tác phẩm mà chúng tôi tìm hiểu là những tác phẩm trữ tình đặcsắc đã thể hiện được tiếng nói của con người thời đại - tình vợ chồng Đây là một vấn
đề khá phong phú và hấp dẫn, tuy nhiên ở mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi giai đoạn văn học,các tác giả có cách bộc lộ các cung bậc sắc thái trong tình cảm vợ chồng khác nhau
Có thể nói, đây là những cơ sở quan trọng, là tiền đề cơ bản để chúng tôi áp dụng vàtriển khai vấn đề nghiên cứu ở các chương sau của đề tài
Trang 37Chương 2 MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA TÌNH CẢM VỢ CHỒNG
Trong xã hội phong kiến thời xưa, chuyện hôn nhân không được tự do lựa chọnnhư ngày nay Hầu hết các cuộc hôn nhân thời đó đều do cha mẹ định đoạt hoặc dongười mai mối xếp đặt Vì thế nhiều khi có hôn nhân rồi mới có tình yêu, song tìnhyêu trong hôn nhân không vì thế mà kém sự sâu sắc, nồng nàn cảm động Thế kỷXVIII, xã hội loạn lạc chinh chiến liên miên dẫn đến tình trạng li tán thường xuyên đãchi phối tới cuộc sống gia đình và số phận con người thời bấy giờ Nỗi sầu chia li khiphải xa cách của những cặp vợ chồng đã vọng vào văn chương tạo nên giọng điệutình thi ai oán Thêm nữa những cái chết của người vợ, người chồng đoản mệnh cũngkhiến các nhà thơ tìm đến sự chia sẻ của thơ ca Khi tìm hiểu một số tác phẩm trữ tình
tiêu biểu ở thế kỷ XVIII như Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn trường lục và Ai tư vãn,
chúng tôi nhận thấy tình cảm vợ chồng được biểu hiện khá phong phú, đa dạng Cụthể là ở những điểm sau:
2.1 Tình cảm thương nhớ
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: Tình cảm là “sự rung động
trước một đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu của bản thân, là sự
yêu mến gắn bó giữa người với người” [30, tr.978] Còn thương nhớ là “nhớ đến,
nghĩ đến người đi xa hay người đã khuất nào đó với tình cảm thương yêu tha thiết,đượm nỗi buồn” [30, tr.959]
Có thể hiểu khái quát tình cảm thương nhớ là sự rung động của con người với
sự yêu mến, buồn thương khi nghĩ đến, nhớ đến người đi xa hay người đã mất.Thương nhớ vốn là một tình cảm khó hình dung nhưng qua ngòi bút của các thi sĩ thìtình cảm thương nhớ được thể hiện rất rõ qua một số tác phẩm trữ tình viết về tình vợ
chồng Tìm hiểu tình cảm thương nhớ trong ba tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, Đoạn
trường lục và Ai tư vãn, chúng tôi nhận thấy nỗi thương nhớ được biểu hiện trong
những hoàn cảnh cụ thể như: khi vợ chồng sống xa cách và khi vợ (chồng) đã khuất
2.1.1 Nỗi thương nhớ khi vợ chồng sống xa cách
Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm trữ tình nói về tâm sự của một người vợ có
chồng đi chiến trận Vì thế mà người chồng - chinh phu chỉ xuất hiện trong những hồi
ức và trong nỗi nhớ nhung của người vợ Tuy nhiên qua ngòi bút của Đặng Trần Côn,người đọc cũng phần nào hình dung ra hình ảnh người chinh phu trong xã hội phongkiến đương thời
Trang 38Chiến tranh nổ ra, đất nước “thanh bình ba trăm năm” đã lui vào quá khứ Giữacảnh khói lửa mờ mịt, tiếng trống Tràng Thành giục giã, nhà vua vào lúc nửa đêm đãphải truyền hịch xuất chinh Là trang nam nhi, người chinh phu phải lên đường thamchiến để đền đáp ân mệnh của quân vương:
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt, Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng, Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chàng vốn là một người hào kiệt, đã từng theo “bút nghiên” nhưng nay vì “phépcông” nên đành rời phòng sách, rời xa gia đình, cầm gươm ra trận Dưới thời phongkiến, triều đình tuyển chọn nhân tài bằng con đường khoa cử Vì thế kẻ sĩ phải dấnthân vào con đường thi cử, mong đỗ đạt được ghi tên vào bảng vàng để làm quan Ởthời bình, kẻ sĩ đem tài kinh bang tế thế, trị nước cứu đời làm cho đất nước cườngthịnh Gặp thời loạn thì người nam nhi phải giúp vua dẹp giặc đem lại thái bình choquê hương mình
Đất nước có giặc, chàng nghe theo tiếng gọi của “sứ trời” lên đường chiến đấu.Chàng gạt bỏ mọi nỗi niềm riêng tư, quyết chí đánh giặc lập công để mang lại phúquý hiển vinh cho gia đình Dẫu biết rằng “cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi” (từ xưa đếnnay người đi chinh chiến có mấy ai trở về) nhưng chàng vẫn tình nguyện ra đi và xemcái chết nhẹ tựa lông hồng:
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa, Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Trong buổi tiễn đưa, người chinh phu xuất hiện thật lộng lẫy, oai phong Chàngmặc chiếc chiến bào màu đỏ và cưỡi ngựa sắc trắng như tuyết Ở chàng toát lên mộtkhí thế lẫm liệt với cử chỉ hùng dũng khi quăng chén rượu li biệt, múa thanh gươmLong Tuyền, cầm ngang ngọn giáo chỉ vào hướng địch và thề quyết giết giặc lập công:
Múa gươm rượu tiễn chưa tàn, Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Có thể nói qua nguồn gốc xuất thân, qua tác phong, qua ý chí chiến đấu củachinh phu, nhà thơ Đặng Trần Côn muốn xây dựng lên hình ảnh về một người anhhùng lý tưởng trong xã hội phong kiến Nhưng ẩn sâu bên trong con người lý tưởng
đó vẫn tồn tại một con người cụ thể với những cảm xúc rất chân thực, rất đời thường,bởi “Tình gia thất nào ai chẳng có” Hơn nữa chàng mới ở độ tuổi đôi mươi, lại có
Trang 39người vợ trẻ cô đơn chốn khuê phòng, có con thơ tuổi măng sữa và có người mẹ giàtóc bạc như sương Nếu như lúc xuất quân chàng oai phong “khinh li biệt” bao nhiêuthì trên con đường ra trận người chinh phu lại bịn rịn, lưu luyến, nhớ thương bấynhiêu:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương, Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Người làm trai thời loạn dẫu đã quyết lòng ra đi chinh chiến vì sự nghiệp, vìnghĩa vụ “Phép công là trọng, niềm tây xá nào”, nhưng khi phải li biệt những ngườithương yêu nhất thì mấy ai vui? Ngay cả Hector - một trong những chiến binh vĩ đại
nhất của cuộc chiến thành Troie (Sử thi Iliat của Homer) giây phút từ biệt vợ trẻ con
thơ trước khi lên đường ra trận cũng xiết bao bùi ngùi, lưu luyến Và đến người chiến
sĩ trong bài thơ Nhà tôi của Yên Thao cũng có tâm trạng tương tự như vậy: “Tôi có
người vợ trẻ đẹp như thơ/ Tuổi chớm đôi mươi cưới buổi dâng cờ/ Má trắng mịnthơm thơm mùa lúa chín/ Ai ra đi mà không từng bịn rịn/ Rời yêu thương nào đã mấy
ai vui/ Em lặng buồn nhìn với lúc chia phôi/ Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ”
Hay người vệ quốc quân trong bài Màu tím hoa sim cũng mang trong lòng một nỗi
thương nhớ, lo lắng cho người vợ trẻ ở quê nhà:
Lấy chồng thời chiến binh Mấy người đi trở lại Nhỡ khi mình không về thì thương
ở bến Tiêu Tương hãy còn trông sang, nhưng đã cách xa muôn trùng nên vợ chồngchàng “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy/ Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu”
Sự lưu luyến của chàng đã vượt xa cái mức độ thường tình, đến nỗi người vợ phảinghi ngờ và đặt câu hỏi:
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
Trang 40Trong xã hội phong kiến, những nhớ thương, lưu luyến đó được liệt vào thói
“nữ nhi thường tình” Nhưng chàng vốn là khách phong lưu tuổi trẻ “lương nhân nhịthập”, vợ chàng là gái phòng khuê đương xuân nên những tình cảm, cảm xúc nhớthương, lưu luyến ấy cũng là điều dễ hiểu Ở đây chinh phu không chỉ là “con ngườichức năng theo luân thường” mà vẫn là một người giàu tình cảm Xã hội phong kiếntoả chiết tình cảm của con người trong mọi quan hệ nhưng gay gắt nhất là trong quan
hệ nam nữ và quan hệ yêu đương Vì thế các tác phẩm văn học trước thế kỉ XVIII ít
đề cập cùng một lúc hình ảnh con người vừa oai phong lẫm liệt, lại vừa có những cảm
xúc yêu đương nồng thắm Trong Chinh phụ ngâm khúc, tác giả đã mượn những suy
nghĩ của người vợ để phác họa lên hình ảnh của người chinh phu nhưng điều đókhông làm phai nhạt đi bóng dáng hiên ngang, hào hùng với một tấm lòng yêu thươngđằm thắm Người chinh phu ấy vẫn không ngừng nuôi giấc mơ đoàn viên với giađình Lúc lên đường ra trận, chàng vẫn không quên hẹn vợ ngày về:
Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu, Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ,
Năm ngoái chàng viết thư hẹn nàng đợi Năm nay chàng cũng viết thư hẹn nàng
ngày về Không chỉ một lần hẹn ngày đoàn viên mà những mười lần hẹn ước (thập
ước), người chinh phu thường hướng về nhà nơi có người vợ trẻ đang ngóng trông
đức lang quân từng ngày Chàng đã từng có những ngày gắn bó yêu thương vợ nhưhình với bóng “Xưa sao hình ảnh chẳng rời” nên khi cách trở nghìn trùng phải đốimặt với chốn hiểm nguy binh lửa, thấy tính mạng rẻ như cỏ cây, chàng lại càng khátkhao cuộc sống bình yên và trân trọng thứ hạnh phúc giản dị đó
Mặc dù hình ảnh người chinh phu với nỗi thương nhớ sầu bi chỉ xuất hiện giántiếp qua hồi ức nhớ nhung của người vợ, song tác giả đã tái hiện được cảm xúc chânthực của người chinh phu trong xã hội đương thời Người chinh phu bên ngoài dù cóthể hiện oai phong đến đâu thì ẩn sâu trong lòng chàng vẫn là một nỗi thương nhớ da