ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014 (Trang 34)

Cơ cấu vốn theo nguồn hình thành giai đoạn 2005-

2.6.ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KINH ĐÔ

2.6.1. Thành tựu

- Đối với NGƯỜI TIÊU DÙNG:

Kinh Đô là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống; cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm.

Kinh Đô không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tư.

- Đối với ĐỐI TÁC:

Kinh Đô tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Công ty không chỉ đáp ứng đúng xu hướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn được mong ước của khách hàng.

- Đối với CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN:

Tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy Kinh Đô luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy.

- Đối với CỘNG ĐỒNG:

Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, công ty chủ động tạo ra, đồng thời mong muốn được tham gia và đóng góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội.

2.6.2. Hạn chế

Năm 2013, kinh tế Việt Nam đã dần ổn định nhưng vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt. Tổng GDP của Việt Nam trong năm vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng là 5,42%, mức lạm phát trung bình là 6,03%. Tỷ giá hối đoái cũng tương đối ổn định với dự trữ đồng USD của chính phủ đang dần tăng lên. Bước sang năm 2014, các rủi ro vẫn còn tiếp tục đó là sự phục hồi chậm của nền kinh tế, nhưng điểm khác biệt là lạm phát được dự đoán sẽ đi trước chu kỳ kinh tế thay vì theo sau sự phục hồi. Như vậy Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với thách thức lạm phát đang được đẩy lên nhanh hơn so với sự phục hồi của nền kinh tế.

Nguyên nhân của vấn đề này vẫn chủ yếu là do các khoản nợ xấu và là hệ quả của việc quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng vẫn có xu hướng thiên về các công ty sản xuất lớn, hạn chế cho vay các doanh nghiệp

vừa và nhỏ do lo ngại rủi ro cao. Mặc dù điều này là hỗ trợ tăng trưởng bền vững của công ty nhưng lại hạn chế nhu cầu và tiêu dùng. Do đó dẫn đến tình trạng mặc dù nền kinh tế tương đối ổn định và phục hồi nhưng lại không có chất xúc tác rõ ràng cho nhu cầu tiêu dùng và sự phục hồi rõ rệt của nền kinh tế.

Do tác động của xu hướng này nên mặc dù Kinh Đô được hưởng mức lãi suất thấp và ưu đãi của các ngân hàng, nhưng các nhà phân phối và nhà bán lẻ vẫn không thể tiếp cận vốn với lãi suất hợp lý, tạo nên tình hình giảm nợ ở giai đoạn cuối trong chuỗi cung ứng.

Kết quả là, nhu cầu vẫn ở mức tương đối vừa phải trong khi các khách hàng không có động cơ hoặc vốn để tăng mức độ hàng tồn kho của họ. Do đó, các nhà phân phối đã tập trung vào việc bán các sản phẩm cốt lõi với mức độ thành công nhất định thay vì chịu rủi ro khi nhận bán các sản phẩm mới.

KẾT LUẬN

Từ thực trạng phân tích nguồn vốn tại Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh Đô đã trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng, trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung và Tập đoàn Kinh Đô nói riêng muốn tồn tại và phát triển đều phải nâng cao sức cạnh tranh và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đối với lĩnh vực sản xuất bánh mứt kẹo là một lĩnh vực có tính đặc thù khác biệt, sản phẩm làm ra không những phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn cao mà còn phải mang tính thẩm mỹ, sư phạm. Để đương đầu với thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh gia tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế, doanh nghiệp cần có những chiến lược để cải thiện một cách có hiệu quả chất lượng của lợi nhuận . Bằng phương thức quản trị có hệ thống ,chuyên nghiệp, bên cạnh việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nói chung và quản lý nguồn vốn bằng hệ thống phân tich thống kê nói riêng, doanh nghiệp cần đánh giá được tình hình sử dụng vốn và đề ra các chiến lược sử dụng vốn sao cho hiệu quả và đạt được mức lợi nhuận tối ưu nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và chất lượng hàng hóa, chất lượng phục vụ với chi phí hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thống kê quy mô, cơ cấu và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Kinh đô giai đoạn 2005-2014 (Trang 34)