Những cuốn sách khác trong chuỗi ‘Practical IELTS Strategies’ bao gồm: Quyển 1: Kỹ năng Đọc Quyển 3: Kỹ năng Viết Phần 1 [Học thuật] Quyển 4: Kỹ năng Viết Phần 2 [Học thuật] Quyển 5: Các
Trang 1MỤC LỤC
VỀ CUỐN SÁCH NÀY 3
VỀ PHẦN THI KỸ NĂNG NÓI IELTS 7
VỀ KỸ NĂNG NÓI IELTS 11
BẢNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRONG IELTS 13
CÁC MẸO CHUNG MẸO 1: Nền tảng của việc nói tốt 16
MẸO 2: Một số cấu trúc ngữ pháp thông dụng 20
MẸO 3: “Chủ đề hóa cuộc đời của bạn” 29
MẸO 4: Thích nghi với tình huống 34
MẸO 5: Thích nghi với văn hóa 45
MẸO 6: Từ nối chỉ cảm xúc 50
MẸO 7: Về cách sử dụng từ 63
SPEAKING PART 1: PHỎNG VẤN MẸO 8: Trả lời, Giải thích, Lấy ví dụ (Và ngắt nghỉ) 73
MẸO 9: Chia thành nhiều ý trả lời 86
MẸO 10: Phân chia và bắt đầu trả lời 92
MẸO 11: Dẫn dắt và ra hiệu 103
SPEAKING PART 2: "THE LONG TURN" MẸO 12: Suy nghĩ 111
MẸO 13: Ghi chép 114
MẸO 14: Chuẩn bị sẵn sàng trả lời 116
MẸO 15: Triển khai câu hỏi 123
Trang 2MẸO 16: Về giọng điệu 130
SPEAKING PART 3: THẢO LUẬN MẸO 17: Câu giờ 141
MẸO 18: Tìm ý mở đầu 150
MẸO 19: Muốn trả lời câu hỏi! 156
KẾT HỢP TẤT CẢ CÁC MẸO VỚI NHAU TỔNG KẾT CÁC MẸO 172
MẸO 20: Quy trình của một bài nói 176
BÀI TẬP TỔNG HỢP 179
CÁC ĐỀ LUYỆN SPEAKING 1-4 198
KẾT LUẬN 209
ĐÁP ÁN 211
PHỤ LỤC 220
Trang 3liên quan đến tình huống thực; đúng đắn
hoặc có tính thông minh, có khả năng thành công cao Strategy
quá trình thực hiện một kế hoạch một cách thành thạo
Quyển sách này – Quyển Hai – có nội dung về phần thi kỹ năng Nói IELTS Đây không phải là sách ngữ pháp, không phải là là sách luyện đề, không phải là sách từ vựng, mặc
dù tất cả những yếu tố đó đều xuất hiện trong đây Nhìn một cách tổng quan, cuốn sách này vừa mang tính thiết thực vừa mang tính chiến lược, giống như những gì đã định
nghĩa ở trên Tình huống thực là kỳ thi IELTS, và mục đích cụ thể hay kế hoạch chính là
giúp bạn đạt được điểm số cao nhất có thể
Những cuốn sách khác trong chuỗi ‘Practical IELTS Strategies’ bao gồm:
Quyển 1: Kỹ năng Đọc
Quyển 3: Kỹ năng Viết Phần 1 [Học thuật]
Quyển 4: Kỹ năng Viết Phần 2 [Học thuật]
Quyển 5: Các bài tập luyện tập IELTS
Ở giai đoạn này, việc các bạn tin tưởng tôi là rất quan trọng, và để làm được điều này, bạn cần phải biết lý do tôi viết những cuốn sách này Trước hết người học tiếng Anh thường tìm đến tôi và hỏi, ‘Làm thế nào để tôi đỗ kỳ thi IELTS?’ Đây là câu hỏi sai lầm – bạn không đỗ hay trượt kỳ thi; bạn chỉ nhận được những mức điểm số Tuy nhiên, tôi hiểu
ý của những học sinh đó Họ muốn hỏi làm thế nào để đạt được mức điểm số mà họ cần – thường là 6.5 hoặc 7.0 overall
Vậy tôi trả lời với những học sinh đó như thế nào? Tôi thường nói là chẳng có phép màu
nào để đạt mức điểm cao hơn trong kỳ thi IELTS Đó là bài tập kiểm tra trình độ tiếng Anh, nên đương nhiên, bạn sẽ đạt mức điểm cao hơn bằng mức trình độ cao hơn Việc tốt nhất
để nâng cao trình độ chỉ đơn giản là luyện tập kỹ năng nghe, đọc, viết, và nói Tuy nhiên,
dù trình độ tiếng Anh của bạn có tốt đến đâu chăng nữa, bạn hoàn toàn có thể bị thiếu sự
Trang 4chuẩn bị, thiếu luyện tập, và cố làm bài thi IELTS theo cách làm sai, dẫn đến kết quả thấp hơn (rất nhiều) so với trình độ thật của bạn Đây là lý do tại sao việc chuẩn bị và luyện tập cũng rất quan trọng Tôi cũng nói điều này với học sinh của tôi Tuy nhiên tôi biết là họ muốn có một câu trả lời dứt khoát hơn
Đây là lý do tại sao có quá nhiều tài liệu ‘ôn tập IELTS’ tràn lan trên thị trường, và nhiều học sinh của tôi cũng có sở hữu, đọc qua, và dùng qua, nhưng liệu những tài liệu này có luôn đưa ra những lời khuyên và cách tiếp cận hiệu quả nhất? Câu trả lời là không Người học nên biết rằng không có phép màu nào cả, và việc chuẩn bị cũng như luyện tập là vô cùng cần thiết để đạt mức điểm IELTS cao, nhưng rõ ràng họ muốn và họ cần những cách tiếp cận thiết thực và mang tính chiến lược, và họ thường bị phụ thuộc vào những tài liệu kém chất lượng
Thế nên đó chính là lý do tôi viết những cuốn sách về IELTS Nói một cách ngắn gọn, những cuốn sách này trả lời cho câu hỏi làm thế nào để ‘đỗ’ kỳ thi IELTS Câu trả lời là nghe theo những lời khuyên trong chuỗi sách này Cuốn sách này có tất cả 20 mẹo và hơn 40 bài tập Mỗi mẹo được xây dựng dựa trên mẹo trước Mỗi mẹo đều có cơ sở, được chứng minh, được lý giải Các bài tập đều có phần giải đáp Toàn bộ kiến thức đều được tóm tắt và trình bày ở cuối cuốn sách để tạo nên một bộ khung rõ ràng và có thể thực hiện được Cuốn sách này chính là cách để bạn ‘đỗ’ kỳ thi Vậy nên, chúng ta hãy cùng khởi hành trên con đường này
Trang 51 At first I didn’t understand, but the teacher _ it nicely
2 The doctor gave me no _ that there was a problem
3 The _ of your argument is that all people want money
4 I _ her request for help by offering her a job
5 He showed me _ of his age, so I let him enter the bar
6 This animal has a very large _: over half of Africa
7 I tried to _ to her question but she wouldn’t listen
8 His speech was boring He just _ the whole time
9 He spilt coffee on the computer and there was a _
10 The light hits the mirror then _ back into your eyes
11 Could you explain more? I’m not _ with the subject at all
12 He said that he would _ me when the time was up
13 The rope has worn a _ in this piece of wood
14 The ball _ off the wall, and through the window
15 You can _ me, but don’t go too far; I don’t like _
16 When I told him the news, his _ was bad
17 I know what you’re saying, but it’s not _ to the issue
18 I want you to sort these applications into three _
19 I’m afraid that your behavior is simply not _
Trang 620 Tell me about everything that happened, but put it in _ order
Trang 7VỀ PHẦN THI KỸ NĂNG NÓI IELTS
Trước khi bước vào lời khuyên cụ thể, tôi muốn chắc chắn rằng chúng ta biết tất cả những gì có thể về phần thi kỹ năng Nói IELTS Điều này cũng sẽ giúp những lời khuyên trong quyển sách này dễ hiểu hơn
Có lẽ chúng ta sẽ nhìn nhận bài thi nói một cách toàn diện hơn với bài kiểm tra dưới đây, sau đó thảo luận về câu trả lời Vì thế, bạn hãy thử xem Rủ một người bạn làm cùng nếu
có thể
Bài kiểm tra kiến thức về IELTS: Đúng hay Sai
1 Phần thi Nói được ghi âm lại
2 Bạn bắt buộc phải mang hộ chiếu
3 Phần thi Nói kéo dài 15 phút
4 Phần thi Nói có bốn phần
5 Mỗi phần là một bài tập thuyết trình
6 Ngữ pháp/độ chính xác là điều quan trọng nhất
7 Bạn có thể nói bất cứ những gì bạn muốn
8 Trang phục của bạn có thể ảnh hưởng đến điểm số
9 Nói tốt về giám khảo có thể giúp bạn tăng điểm số
10 Học thuộc lòng một số câu nói là một ý tưởng hay
Câu 1 là đúng Phần bạn nói sẽ được ghi âm lại vì hai lý do: một, để giám khảo của bạn
có thể nghe lại sau khi bạn đã hoàn thành bài thi; và hai, để bạn có thể xin phúc khảo bài thi nói
Câu 2 là đúng (đối với một số quốc gia) Bạn cần phải mang hộ chiếu để xác nhận danh tính ở đầu buổi thi, hoặc ở một số quốc gia như Việt Nam, bạn chỉ cần mang Chứng minh
thư nhân dân/thẻ Căn cước công dân là được Câu 3 cũng là đúng Phần thi Nói đúng là
kéo dài trong 15 phút, nhưng thường kết thúc sớm hơn khoảng thời gian đó
Câu 4 và 5 là sai Bài thi nói có ba phần, và mỗi phần có sự khác biệt như dưới đây:
Trang 8Bài thi nói
Phần Một
Phỏng vấn
bao gồm những câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn về những chủ
đề quen thuộc, kéo dài từ 4 đến 5 phút
Phần Hai
Nói liên tục
sau một phút suy nghĩ và chuẩn bị ý ra giấy nháp, bạn phải nói
về một chủ đề trong tối đa 2 phút
1 Fluency & Coherence
(Bạn có thể nói dài, nói rõ và không gặp khó khăn?)
(Phát âm của bạn có rõ ràng và được dùng một cách hiệu quả
[trọng âm và ngữ điệu cũng được dùng để thể hiện ý của câu nói]?)
Câu 7 không đơn giản như bạn nghĩ Theo như phần ‘Về Kỹ năng Nói IELTS’ và các Mẹo
17, 18, và 19 giải thích, bạn vẫn có thể ‘trả lời linh động’, và trong phần thi Nói, giám khảo không đánh giá trên tiêu chí ‘Task Achievement’ (khả năng hoàn thành yêu cầu đề) hay
‘Task Response’ (khả năng trả lời đề) Vì thế, ví dụ trong Phần Hai của bài thi nói, người học thường hỏi:
1 Tôi có phải nói trong hai phút?
2 Tôi có phải nói về đúng chủ đề đó?
3 Tôi có thể thay đổi chủ đề giữa chừng không?
4 Tôi có phải trả lời hết các câu hỏi trong trang đó?
Trang 9Câu trả lời là những thông tin hay hướng dẫn về vấn đề này nằm trong bản công khai của
‘IELTS Band Descriptors’ (Các tiêu chí đánh giá IELTS) Nó nói rằng bạn được đánh giá
chỉ dựa trên bốn tiêu chí đã đưa ra trong phần giải thích đáp án Câu 6 Như vậy những
đáp án đại khái cho các câu hỏi trên là ‘Không, Không, Có, Không’ theo thứ tự Bạn sẽ
không bị đánh giá trực tiếp dựa trên tính hoàn thiện, chính xác, thông minh, hay liên quan của câu trả lời bài nói của bạn, mặc dù một câu trả lời hoàn thiện, chính xác, thông minh,
và liên quan đương nhiên là rất tốt
Điều này có nghĩa là, trong một giới hạn nào đó, bạn có thể nói về bất kỳ chủ đề nào theo bất kỳ cách nào mà bạn muốn, ở bất kỳ phần nào của bài thi Ví dụ, nếu bạn thật sự hiểu sai chủ đề câu hỏi Phần Hai bài thi nói, và nói về một thứ hoàn toàn ‘lạc đề’ (điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả người bản địa), thì bạn vẫn có thể nhận được một mức điểm số IELTS cao! Bạn chỉ cần trả lời một cách trôi chảy, rõ ràng, sử dụng xuất sắc vốn
từ vựng và phát âm chuẩn
Mặt khác, như Mẹo 4, Phần Hai sẽ giải thích, khi được yêu cầu nói về những chủ đề
chung chung, n ếu bạn ‘lạc trôi’ sang câu trả lời mang tính cá nhân, giám khảo sẽ nghĩ là
khả năng tiếng Anh của bạn không đủ để trả lời câu hỏi Tuy nhiên, nếu như bạn có thể đưa ra ‘lời giải thích’ cho sự ‘lạc trôi’ này với những lý do thành thật, thì câu trả lời của bạn lại là tốt
Trong phần thi Nói IELTS, việc mà không có tiêu chí chấm nào về hoàn thành mục tiêu câu hỏi chỉ đơn giản chứng minh tính thoải mái và không có quy luật của lối nói thông tục, thứ mà chỉ đơn giản là không thể ‘kiểm soát’ Kể cả những người nói tốt cũng có thể ‘lạc trôi’ ngoài chủ đề, ‘nhảy sang’ những chủ đề khác có vẻ thú vị hơn, né tránh câu hỏi, và thú nhận là họ không biết điều gì đó Bạn được đánh giá dựa trên những yếu tố sau nhiều hơn:
1 cách mà bạn trình bày
2 tính phù h ợp của câu trả lời của bạn
Vì vậy, câu trả lời cho Câu 7 là đúng, miễn là phần bạn nói phù hợp với tình huống Mẹo 4
và 5, và 17 và 18 sẽ giải thích vấn đề này kỹ hơn
Với Câu 8, giám khảo chấm thi IELTS cũng là con người, vậy nên họ có thể bị ảnh hưởng, kể cả khi họ không nhận ra, nhưng dù giám khảo nghĩ thế nào, họ sẽ không bị
Trang 10ảnh hưởng bởi cảm xúc cá nhân Họ chỉ đơn giản đánh giá phần nói theo những gì họ nghe được
Mặc đồ chỉnh tề, nhưng đơn giản thôi Mặc đồ thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất – tức là, mặc theo cách mà bạn thường mặc, và bỏ ngay lối suy nghĩ là trang phục làm nên con người Cảm giác thoải mái, tự nhiên, đúng bản thân mình nhất, sẽ giúp các bạn bớt
căng thẳng, và điều đó sẽ giúp các bạn nói tốt hơn
Câu 9 rõ ràng là sai Nhớ rằng, đặc biệt với văn hoá Tây, bạn và giám khảo đều như nhau Với Câu 10, đáp án cũng là sai Những câu nói học thuộc sẽ lộ rõ với bất kỳ ai đang nghe Thường thì giám khảo sẽ không đánh giá điều này, và họ sẽ thay đổi chủ đề để đảm bảo câu trả lời là ‘của bạn’ [Xem Mẹo 5, Bài tập 17, Tình huống 4.]
Trang 11VỀ KỸ NĂNG NÓI IELTS
Nói là một kỹ năng mang tính ‘tự sản xuất’ Nó khác biệt với nghe và đọc - quá trình mà chúng ta tiếp nhận thông tin Trong khi nói, chúng ta đang ‘sản xuất’ từ ngữ Ta cần nhận
ra là điều này cho chúng ta quyền kiểm soát thông tin
Thứ hai, bài thi nói này kém trang trọng hơn bài thi Viết IELTS rất nhiều Điều này là bởi vì chúng ta nói trực tiếp cho người nghe, thế nên không cần phải giải thích tình huống, và cũng bởi vì nói chỉ là các câu chữ biến mất trong không khí Tính thiếu trang trọng này có nghĩa là, giả dụ nhé, việc bạn nói lạc đề cũng không phải quá tệ; trên thực tế, ‘nói nhảm’ như vậy lại là một đặc trưng tự nhiên của lối nói thường ngày
Một lợi thế khác của kỹ năng Nói IELTS là nó diễn ra theo một quy trình, và hiểu về quy trình này đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tìm ra những mẹo để thực hiện nó một cách tốt nhất Hơn nữa, điểm phần thi Nói được quyết định bởi giám khảo chấm thi IELTS Người này dùng một bản đánh giá mỗi thang điểm Bản đánh giá đó không công khai Tuy nhiên, có một phiên bản công khai trên trang www.ielts.org
Bằng cách tham khảo bản đó, chúng ta có thể biết là điểm bài thi nói được quyết định trên bốn tiêu chí, như những gì chúng ta đã thấy ở Bài kiểm tra kiến thức về IELTS Bản Đánh giá thang điểm IELTS công khai này cũng cho phép chúng ta tự suy ra là những tiêu chí
đó có thể được chia thành hai nhóm tiêu chí phụ như dưới đây:
Trang 12Phát âm phát âm
2 Có thể nghe hiểu được
Các bạn hãy nghiên cứu kỹ bảng trên, vì tôi sẽ đề cập lại vấn đề này liên tục trong cả cuốn sách này Điểm IELTS cho những tiêu chí này sẽ còn cao hơn nữa khi bạn ít phải tự sửa lỗi, lặp từ và cấu trúc, ít đoạn nghỉ, ngập ngừng hay thậm chí hoảng loạn, và, nếu ở
trình độ cao hơn, nói một cách linh hoạt, rõ ràng, phù hợp, chính xác và tự nhiên hơn
Một điều quan trọng cần phải nắm được, đó là bạn cần phải đáp ứng được cả hai tiêu chí phụ để đạt mức điểm IELTS tương ứng Ví dụ, để đạt được 6.0 IELTS cho tiêu chí
‘Fluency and Coherence’, phần nói của bạn phải 1 mạch lạc mà không cần quá cố gắng,
và 2 sử dụng liên từ và các cụm từ nối, theo như những gì được mô tả trong phần đánh giá thang điểm 6.0 IELTS
Tóm lại, kỹ năng Nói IELTS bao
gồm:
1 kiểm soát thông tin
2 một tình huống đời thường
3 một quy trình mà chúng ta đã nắm được
4 các tiêu chí đánh giá Bốn yếu tố trên đồng nghĩa với việc chúng ta có thể tìm ra rất nhiều mẹo Tuy nhiên, không có nghĩa là nói là dễ; trên thực tế, nếu bạn chỉ học mỗi ngữ pháp, Nói có thể là kỹ năng kém nhất của bạn Sẽ là một ý hay nếu bạn rủ được bạn bè hay ai đó muốn thi IELTS, và các bạn có thể cùng nhau nghiên cứu những mẹo và bài tập trong cuốn sách này
Tóm lại, hãy bắt đầu hành trình tìm hiểu các mẹo để giúp các bạn làm tốt hơn ở bài thi Nói IELTS
Trang 13Bảng các tiêu chí đánh giá trong IELTS
Band 9.0 – Thông thạo
Có khả năng làm chủ ngôn ngữ hoàn toàn: phù hợp, chính xác, thành thạo với khả năng hiểu hết
Band 8.0 – Rất tốt
Có khả năng làm chủ ngôn ngữ hoàn toàn, chỉ có rất ít lỗi không chính xác, không phù hợp nhưng không mang tính hệ thống Có thể hiểu sai trong những tình huống bất thường Xử lý tốt các chủ đề tranh luận phức tạp và cụ thể
Band 3.0 – Rất hạn chế
Chỉ có thể hiểu và truyền đạt được nghĩa tổng quát trong các tình huống quen thuộc Thường xuyên gặp khó khăn trong giao tiếp
Trang 14Band 2.0 – Yếu
Gần như không thể giao tiếp trừ các thông tin rất cơ bản bằng cách sử dụng các từ bị
cô lập hoặc các cấu trúc ngắn trong các tình huống quen thuộc và để đáp ứng nhu cầu
trước mắt Khó khăn lớn trong việc hiểu tiếng Anh nói và viết
Band 1.0 – Không biết tiếng Anh
Không có khả năng sử dụng tiếng Anh ngoài một số từ nhất định
Tái bản với sự cho phép của Cambridge English© 2013
Trang 15MẸO CHUNG: 1-7
Trang 16Lời mở đầu
Một trong những lời khuyên quan trọng nhất trong bài thi nói IELTS là gì? Câu trả lời
chính là… nói! Bài thi này không phải là lúc để bạn ngại ngùng hay im lặng Bạn cần
phải chứng tỏ bản thân mình là một người nói tốt Giám khảo chỉ đánh giá phần nói mà
đã được ghi âm lại Vì vậy, việc đưa ra các quan điểm và ý kiến một cách rõ ràng và thuyết phục là rất quan trọng Đúng là điều này không đơn giản, nhưng có rất nhiều
người cho là nó dễ và đưa ra những lời khuyên tệ hại – lời khuyên mà không phải là
nền tảng của việc nói tốt Vậy, cái nền tảng này là gì?
Trước hết, chúng ta hãy xem thế nào được coi là nói một cách hoàn hảo Làm thế nào
để bạn đạt 9.0 bài thi Nói IELTS? Chúng ta hãy xem xét những người ‘bản địa’ hoặc những người nói tiếng Anh ‘tự nhiên’ Bạn sẽ rất bất ngờ khi biết rằng kể cả những người bản địa có học thức đôi khi phải thi IELTS Các bác sĩ người Úc muốn làm việc tại Anh là một ví dụ Họ không bao giờ đọc những quyển sách ôn thi IELTS, nhưng họ thường đạt 9.0 bài thi nói IELTS Bằng cách nào? Họ có vốn ngữ pháp và từ vựng gần như hoàn hảo: họ nói một cách dễ dàng, trôi chảy, tự nguyện, và họ không phải giả tạo hay nói dối Khi làm điều này, họ sử dụng tất cả những đặc trưng phát âm cơ bản mà chứng minh được khả năng nói của mình với giám khảo Chúng ta hãy cùng xem qua một số đặc trưng đó
MẸO 1 NỀN TẢNG CỦA VIỆC NÓI TỐT
Trang 17Những đặc trưng của một bài nói tự nhiên
A ‘It’s a toss-up between the two.’
B ‘There’s four people there.’
C ‘If I did go to England, I’d definitely miss my country.’
D ‘Every Tom, Dick, and IELTS candidate.’
E ‘…be that as it may…’
F ‘Got a cold Long time Feeling bad.’
G ‘He was, kind of, y’know, tired.’
H ‘I was gonna be late ‘cos I missed the bus.’
I ‘Anyway, everyone had a good time.’
J ‘The thing went ‘whoosh’ right passed me.’
‘Nhịp điệu’ của tiếng Anh
Một đặc trưng khác của nói tự nhiên là có nhịp Một người nói tiếng Anh bản địa sẽ nói
‘What are you doing?’ như thế nào? Họ sẽ không nói ‘What – Are – You – Doing?’ mà rất
có thể sẽ nói,
‘Whadayado’n?’
/ wɒdəjəduən / Tiếng Anh là loại ngôn ngữ ‘stress-timed’, tức là thời gian nói tuỳ thuộc vào trọng âm của câu chữ, đồng nghĩa với việc sẽ có một ‘nhịp điệu’ khi nói Ví dụ:
Trang 18‘WHERE did you GO, and WHAT did you DO, and WHO did you MEET?’
Hãy thử tập nói câu này, nhấn mạnh vào các từ khoá Bạn có thấy điều gì không? Bạn nên để ý rằng những phần nằm giữa những ‘nhịp’ đó không được phát âm quá rõ Chúng được gọi là dạng yếu – khi mà những từ bị nói dồn vào nhau, thường phát âm /ə/ khá nhẹ Trong ví dụ đầu tiên của chúng ta, ‘are you’ trở thành /əjə/
Khi nghe người bản địa nói tiếng Anh, bạn sẽ liên tục nghe được những âm dạng yếu như vậy Khi bạn nói, bạn nên nghĩ về việc làm tương tự Nó không phải là phát âm ‘tệ’, nó là
phát âm t ự nhiên, và trong bài thi IELTS, ‘nhịp điệu’ của tiếng Anh sẽ giúp tăng thêm điểm
tương ứng với bản đánh giá thang điểm cho tiêu chí Phát âm Hãy thử đọc to câu dưới và thêm ‘nhịp điệu’
/ dəjəʌndəstænd /?
Bài tập 2
Trong câu trả lời bài thi Nói IELTS Phần 1 dưới đây, từ nào mà bạn nghĩ là được nhấn mạnh? Hãy đọc từ đó thật to Đọc to lại lần nữa, đọc đi đọc lại và cố gắng biến nó thành một phản xạ tự nhiên Câu trả lời, cũng như một số quy tắc sẽ được đưa ra trong mục Đáp án
Actually, I prefer cats You see, … I have personal experience with cats I grew up with them, and I really began to admire their grace, cleanliness, and attitude to life I remember a bumper sticker I once read, which said, ‘Dogs have masters; cats have servants.’ And guess what? I actually like that attitude in cats Seeing their complete self-indulgence actually makes me feel relaxed
Những đặc trưng của ngôn ngữ nói trong Bài tập 1, và phát âm trong Bài tập 2, không thể
có được bằng cách học thuộc tất cả các câu, hay là nghĩ quá nhiều về ‘chiến thuật’ Nếu bạn học thuộc và tính toán, bạn sẽ có thể nói một cách không phù hợp và không tự nhiên,
và điểm của bạn có thể bị thấp bởi vì những lý do này
Về cơ bản, những Đặc trưng 1-10 có được nhờ việc trau dồi thêm về ‘tiếng Anh đậm chất Anh’, chứ không phải loại ‘Tiếng Anh IELTS’ đưa ra bởi một số người chỉ muốn trục lợi từ
Trang 19IELTS Các Đặc trưng 1-10 có được khi bạn có thể phát triển sự thoải mái và thật thà và
tự nhiên trong những gì bạn nói Đó mới là nền tảng của việc nói tốt
Trang 20Lời mở đầu
Trong mẹo đầu tiên, tôi đã khuyên bạn nên thoải mái, thật thà, tự nhiên, và nói Vì vậy, với mẹo này, chúng ta hãy … thoải mái, thật thà, tự nhiên, và nói Chúng ta có thể làm được việc đó bằng cách xem qua một số cấu trúc ngữ pháp thông dụng khi nói, cũng chính là những cấu trúc ngữ pháp thông dụng trong bản thân bài thi Nói IELTS
Trong phần đầu tiên của bài thi, bạn sẽ nói về ba chủ đề khác nhau, tất cả đều mang tính cá nhân về cuộc đời bạn Trong phần hai, bạn sẽ nói (dài) về một chủ đề cá nhân nữa Trong phần ba – phần cuối, các chủ đề sẽ ít mang tính cá nhân, nhưng bài nói vẫn
sẽ phải dựa theo từng chủ đề
Tóm lại, bài thi nói chỉ là một chuỗi các chủ đề, phần lớn liên quan đến cuộc sống của bạn Của bạn! Hãy quen với việc nói về chúng
Phần 1: Những trải nghiệm
Bài tập 3
Trước khi làm bất kỳ việc gì, hãy điền vào bảng dưới:
MẸO 2 MỘT SỐ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP
THÔNG DỤNG
Trang 21Nguyên mẫu (V1)
Quá khứ (V2)
Quá khứ phân từ (V3)
Nguyên mẫu (V1)
Quá khứ (V2)
Quá khứ phân từ (V3)
Những trải nghiệm không bình thường
Giờ hãy nhìn lại một chút về cuộc đời tôi, kể từ khi tôi sinh ra đến giờ Hãy xem xét một trải nghiệm không mấy bình thường, ‘bị gãy xương’
Trang 22Giờ tôi có một số câu hỏi cho bạn Bạn đã dùng thì gì trong câu hỏi đầu tiên? Bạn nên
dùng Thì Hi ện tại hoàn thành như sau: ‘Have you ever broken a bone?’
Bạn đã dùng thì gì cho những câu hỏi khác? Bạn nên dùng Thì Quá khứ đơn như sau:
‘When did you break the bone?’
Thì Hiện tại hoàn thành ám chỉ quá khứ không xác định, nói đến bất kỳ một mốc thời gian không xác định trong quá khứ Thì Quá khứ đơn ám chỉ quá khứ xác định, nói đến một mốc thời gian xác định
Với cách dùng này, thì Hiện tại hoàn thành dùng để giới thiệu hay hỏi về những trải nghiệm không bình thường Đây là một đặc điểm về ngữ pháp rất phổ biến trong tiếng Anh, và chắc chắn là giám khảo có thể dùng để hỏi ‘Have you ever…?’ mà bạn có thể trả
Trang 23lời ‘Yes, I have It happened last year I was…’ và tiếp tục nói về trải nghiệm đó sử dụng thì Quá khứ đơn
Những trải nghiệm bình thường
Cho phép tôi hỏi thêm một câu nữa Have you ever made a phone call? Hửm? Đương nhiên là rồi! Ai cũng đã từng! ‘Have you ever V3’ chỉ dùng cho những trải nghiệm không mấy bình thường, và thực ra trong bài thi Nói IELTS bạn rất có thể sẽ được hỏi về những chủ đề quen thuộc Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đặt ra câu hỏi có ý nghĩa về chúng? Một cách là hỏi lần cuối bạn làm việc đó là khi nào Hãy dùng thì Quá khứ đơn Hãy thoải mái, thành thật, và nói trong bài tập tiếp theo Bạn sẽ phải luyện tập rất nhiều đấy
this morning this afternoon yesterday
a little while ago
a long time ago ages ago
Nói về những trải nghiệm không bình thường
Hãy luyện tập nói về những trải nghiệm không mấy bình thường dưới đây: tất cả 27 chủ
đề Sử dụng câu hỏi ‘Have you ever V3?’ để bắt đầu Câu trả lời có thể là ‘Actually, I’ve
never done that before.’ Trong Tình huống đó, hãy giải thích tại sao
Trang 24Những trải nghiệm không bình thường
go hiking hold a snake see a lightning strike write something for a magazine
look after a baby lose a lot of money meet a famous person smoke cigarettes punch someone travel abroad have a bad accident
be in an earthquake invest in the stock market
Nói về những trải nghiệm bình thường
Hãy luyện tập nói về những trải nghiệm bình thường dưới đây: thêm 24 chủ đề nữa Sử dụng câu hỏi ‘When did you last V1?’ để bắt đầu
Mặc dù đây đúng là những trải nghiệm bình thường, câu trả lời có thể là ‘Actually, I’ve never done that before.’ Trong Tình huống đó, hãy giải thích tại sao
Những trải nghiệm bình thường
go to the dentist cook a meal visit a park
get a present write a letter eat a hamburger
go shopping
do some exercise
Trang 25take a photograph drink a soft drink
go out with friends
Phần 2: Thói quen hàng ngày
Chúng ta hãy tiếp tục thoải mái, thành thật và tự nhiên, và nói, cùng với việc xem qua một đặc điểm khác về ngữ pháp rất hữu ích trong bài thi Nói IELTS, được đúc kết dựa trên việc bài thi Nói IELTS phụ thuộc vào các chủ điểm và mang tính cá nhân
Tuy nhiên, trước hết, tôi sẽ đưa ra hai bài tập ngắn Tại sao? Vì bây giờ là thời điểm rất tốt để làm, và Mẹo 3 sẽ nhắc nhở tôi là phải nắm bắt mọi cơ hội có thể Đầu tiên, tôi có một số câu hỏi về từ vựng (Bài tập 5), sau đó chúng ta có thể làm thêm một số bài tập luyện tập (Bài tập 6) Sử dụng từ điển nếu cảm thấy cần thiết
Bài tập 5
Trả lời những câu hỏi dưới đây
1 What is the object on the right-hand side?
2 What does this object show?
3 What ‘scale’ does it use?
4 Do you have one of these?
5 Have you ever used one of these? (Really! )
6 If you put it in your mouth, what level will it show?
7 What happens at 100?
8 What happens at zero?
9 How do we describe when it is lower than zero?
10 Who uses these in their jobs? Why?
Vật dụng trên đây là nhiệt kế (thermometer), dùng để chỉ nhiệt độ (temperature), đơn vị đo
thường là độ C (degrees Celsius) Nó có thể đo nhiệt độ cơ thể người (body temperature)
(khoảng 37 độ) Ở 100 độ, nước sôi (boils); ở 0 độ, nước đóng băng (freezes); và đôi khi nhiệt độ còn có thể dưới mức 0 độ (below zero), hoặc âm độ (minus degrees) Các bác sĩ,
Trang 26y tá và nhân viên y tế (medical staff) thường xuyên sử dụng vật dụng này Có thể bạn nhìn thấy cái nhiệt kế ở trong nhà bạn hàng ngày, nhưng bạn có bao giờ nghĩ về từng chủ đề
‘temperature’ hay ‘weather’ không?
Bài tập 6
Hỏi và trả lời những câu hỏi rất ‘IELTS’ dưới đây
1 Which season do you prefer? Why?
2 Describe the seasons in your country
3 Would you like to live in a snowy country?
4 Do you complain much about the weather?
5 What is the usual temperature in your country?
6 Does your country sometimes have severe weather?
7 How do people react to very high, or low, temperatures?
8 How is the weather different in different parts of your country?
9 Can you describe when some severe weather last happened?
10 Do you believe that the climate in your country is changing? Why (not)?
Sau Bài tập 5 và 6, tôi muốn quay trở về nội dung chính của mẹo này Cùng với những trải nghiệm cuộc sống của bạn, trong bài thi Nói IELTS, bạn sẽ được hỏi rất nhiều những câu hỏi mang tính cá nhân về cuộc đời bạn hiện tại và còn gì có thể mang tính cá nhân hơn là những thói quen, sở thích, tập tục hiện tại của bạn – những hành động chúng ta làm đi làm lại Trong những chủ đề này, trạng từ/cụm trạng từ chỉ tần suất được sử dụng
‘thường xuyên’ Những từ đó là gì? Hãy xem bài tập tiếp theo
Bài tập 7
Hãy xếp những từ dưới đây vào đúng vị trí trên chiếc nhiệt kế Hai từ đã được xếp sẵn cho bạn
Trang 27all the time occasionally a lot often
almost never never
Bạn đã làm Bài tập 7 như thế nào? Bạn đã có thứ tự: always/all the time/often/a lot – occasionally/sometimes – seldom/rarely/hardly ever/almost never/never, với once/twice/three times a week ở đâu đó trong nửa trên? Hãy dùng những từ này để nói về những thói quen, sở thích và tập tục hiện tại của bạn, bởi vì những câu hỏi này có khả năng cao sẽ xuất hiện trong bài thiIELTS
Bài tập 8
Làm bài tập này với một người bạn, hoặc bạn có thể tự hỏi chính mình
How often do you use a computer?
[Your answers]
Hãy tiếp tục thêm ý tưởng Nếu câu trả lời là ‘I don’t’, sử dụng các cấu trúc ngữ pháp trong Phần Một, và hỏi ‘Have you ever V3?’ Nếu câu trả lời vẫn là ‘no’, hãy giải thích tại sao
brush your teeth
drink a soft drink
go to restaurants
comb your hair
?
Trang 29Gợi ý 1: Tìm chủ đề
Tôi đang viết tay những dòng chữ này trong căn phòng khách của một ngôi nhà cũ kỹ ở Bình Định, vào ngày Mùng 3 Tết Nguyên Đán Tôi đang ngồi trên một chiếc ghế sofa; con trai tôi và mấy đứa cháu đang chơi mấy trò trên mạng bằng máy vi tính và đang tranh cãi đến lượt ai chơi Anh rể tôi đang ngủ trên chiếc sofa còn lại Chúng tôi vừa trở
về sau bữa ăn tại một nhà hàng với cả gia đình Tôi có thể nghe thấy tiếng trống múa lân bên ngoài và ngửi thấy mùi đốt tiền ‘âm phủ’ ngoài phố
Đó là một bức tranh về cuộc sống thường ngày – chỉ trong vòng một phút – và có bao nhiêu chủ đề trong đó? Dưới đây là 15 chủ đề
Trang 302 Have you ever accidentally burnt yourself?
3 Have you ever made a natural fire?
4 Are there many accidental fires in your country?
5 Have you ever seen one of these fires?
6 What safety measures are there against these?
7 What are the good uses of fire?
8 What fuels are burnt for cooking?
9 What objects are burnt for celebrations?
10 Do you think these previous two methods are changing?
Rất đậm chất IELTS Hãy xem 14 chủ đề còn lại Tự đưa ra câu hỏi và trả lời Sử dụng cấu trúc ngữ pháp từ Mẹo 2
Have you ever [V3]? [drawn, done, used, had, played…]
How often do you
When did you last
[V1]? [use, eat, see, go to, meet…]
Tôi hy vọng là bạn đã hiểu điều mấu chốt ở đây Hãy bắt đầu ‘chủ đề hoá’ những trải nghiệm thường ngày của bạn thành những bài nói ngắn Luyện tập một vài lần mỗi tối Khi bạn đang tắm, hãy nói về chủ đề nước/tắm rửa Khi bạn nhìn thấy chiếc nhiệt kế, hãy nói (như những gì chúng ta đã làm ở Mẹo 2) về chủ đề nhiệt độ và/hoặc thời tiết Mỗi một sự vật và ý tưởng mà bạn gặp trong cuộc sống thường ngày là một chủ đề và có thể sẽ xuất hiện trong bài thi nói IELTS sắp tới của bạn
Chúng ta hãy tìm một số chủ đề để nói bằng việc sử dụng một đặc trưng ngữ pháp khác
về nói trong IELTS Trước hết, hãy hỏi tôi những câu hỏi dưới
What…
Who…
(be) interested (sometimes) argue
Trang 31hoặc là mối liên hệ (‘I often complain about the weather’) Giới từ thường đứng trước danh từ hoặc các cụm tương đương danh từ (‘I am interested in playing chess’, ‘I’m afraid
of being touched’) Tiếng Anh sử dụng rất nhiều giới từ trong ngữ pháp, nhiều hơn bất kỳ những ngôn ngữ khác, và chúng có thể rất khó Hãy làm thử bài tập sau
_
_
_ anything _
(sometimes) get angry like to eat
(usually) go out (usually) dream
_
_
_
?
Trang 32hope
_ anything _
‘Actually, I’m quite good at playing chess Well, not really good because I long ago realised, with a somewhat sinking heart, that I lacked the real talent needed to be a truly great player along the lines of Kasparov or Fischer, but still, a lifetime’s obsession with the game has seen me become pretty good, in fact better than most people, although it’s all relative of course When I was a kid, I joined a chess club…’
Gợi ý 2: Nhấn trọng âm để làm rõ ý và sửa ý
Nói về nhiều chủ đề có thể sẽ làm bạn bối rối Bạn đôi khi có thể sẽ phải làm rõ ý của mình hoặc sửa lại Sử dụng trọng âm để làm rõ ý và sửa ý là một đặt trưng rất quan trọng của phát âm, và chắc chắn sẽ gây ấn tượng cho giám khảo IELTS Hãy luyện tập điều này với một bài tập Xem phần Đáp án để kiểm tra mình đã đúng hay sai
Bài tập 11
Phần 1
Việc nhấn trọng âm vào một từ có thể thay đổi nghĩa của câu nói như thế nào? Hãy nói nốt những câu sau Câu đầu tiên đã được điền sẵn để làm ví dụ
Trang 33Steven liked the singer with the red dress, but John did not
Steven liked the singer with the red dress, but…
Steven liked the singer with the red dress, but…
Steven liked the singer with the red dress, but…
Steven liked the singer with the red dress, but…
Giờ thì hãy tập nói những câu trên và nhấn trọng âm vào những từ in đậm
Phần 2
Câu trả lời là ‘Steven gave Susie a pencil.’ Nhưng bạn sẽ nói câu đó như thế nào nếu như câu hỏi là:
1 Who gave Susie a pencil?
2 How did Susie get a pencil?
3 Who did Steven give a pencil to?
4 What did Steven give Susie?
Phần 3
Hãy xem bốn câu dưới đây Tại sao chúng ta lại nhấn trọng âm vào những từ in đậm?
1 I want a big red book
2 No, I want a big red book
3 No, I want a big red book
4 No, I want a big red book
Here [Big red cup]
Here [Big blue book]
Here [Small red book]
We don’t have one
Hãy tự tập nói câu 1-4 Giờ, hãy đánh dấu những từ cần nhấn trọng âm trong bốn câu tiếp theo (5-8), sau đó tự tập nói
5 I want a small white coffee
6 No, I want a small white coffee
7 No, I want a small white coffee
8 No, I want a small white coffee
Here [Small black coffee]
Here [Small white tea]
Here [Large white coffee]
We don’t have one
Trang 342 một nền văn hoá – trong Tình huống này là nền văn hoá phương Tây
Việc thích nghi với những điều kiện trên sẽ có ích với tất cả mọi người, đặc biệt là bạn Chúng ta cần xem xét kỹ hoàn cảnh và văn hoá Mẹo 4 này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về tình huống
Phần 1: Những bình luận không phù hợp
Bối cảnh bài thi IELTS là:
1 không trang trọng Đây không phải là một bài tập giảng, thuyết trình, diễn thuyết,
hay đóng kịch Bạn không cần phải gây ấn tượng với giám khảo bằng bất kỳ hình thức nào trừ phần nói của mình
2 rất ‘cởi mở’, không đánh giá về ‘Task Fulfilment’ hay ‘Task Response’
3 mặt đối mặt, nghĩa là hai người chỉ nhìn thấy khuôn mặt và cơ thể của đối phương
Vậy điều này có nghĩa là gì với bạn? Nó có nghĩa là bạn không nên…
MẸO 4 THÍCH NGHI VỚI TÌNH HUỐNG
Trang 35 không thân thiện, hoặc không biểu lộ cảm xúc,
liên tục né tránh giám khảo – ví dụ, bằng cách nhìn chằm chằm vào bàn,
nói mà không thể hiện cảm xúc hay sự hứng thú [Xem Mẹo 19],
‘học thuộc’ kiểu ngôn ngữ không tự nhiên mà bạn tưởng là trang trọng hơn,
bỏ qua ngôn ngữ cử chỉ, khuôn mặt, cơ thể mà khiến cho thông điệp bạn nói rõ ràng hơn, hoặc giúp bạn nói tốt hơn
Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không nhất thiết phải:
gọi giám khảo là ‘sir’ hay ‘madam’,
bắt tay giám khảo trước hoặc sau khi kết thúc bài thi
Mặt dù đây là bối cảnh thông thường, nhưng nó vẫn là một bài thi, và phải có những quy tắc Điều này có nghĩa bạn không nên đưa ra những lời bình luận như trong bài tập tiếp theo
Bài tập 12
Có vấn đề gì với những bình luận sau của thí sinh?
Trong lúc thi Sau khi thi
1 You are dressed so well
2 It’s so nice of you to come here today
3 What do you think of my English?
4 Why do you like cats?
5 I really really need to get an IELTS six
6 My full name is Phan Cong Ly, but you
can call me Cliff
7 The examiner was unfriendly He looked too serious
8 The examiner did not answer my questions
Bạn nên nhận ra ngay lập tức là Câu 1 không cần thiết vì bạn không nên khen ngợi giám khảo Giám khảo được trả lương để làm việc này, và chẳng có gì là ‘nice’ về việc họ bằng lòng chấm bài tập cho bạn cả [Câu 2] Họ không được phép bình luận trực tiếp về tiếng Anh của bạn [Câu 3] Họ cũng phải tuân theo các quy tắc, và không thể nói một cách tự
Trang 36do [Câu 4], và b ạn mới là người phải nói chủ yếu Họ cũng chẳng muốn biết về cuộc sống
đời tư của bạn hay những áp lực bạn đang gặp phải [Câu 5]
Đối với Câu 6, trước hết, chúng ta hãy xem xét cấu trúc câu khá phổ biến ‘… but you can call me [English Name]’ Câu này thì có vấn đề gì? Không quá lớn, nhưng hãy nhớ ba điều dưới
1 Khi giám khảo hỏi tên bạn, họ chỉ đang làm theo yêu cầu của bài thi, đó là xác nhận danh tính của bạn rõ ràng trên thiết bị ghi âm
2 Nếu bạn muốn dùng tên tiếng Anh, bạn nên nói với họ trước khi bắt đầu thi – lúc nói chuyện ‘phiếm’ Ít nhất thì nó sẽ tự nhiên hơn, và có thể giúp bạn và giám khảo hiểu nhau hơn – điều này có thể sẽ có lợi
3 Cấu trúc ‘… but you can call me…’ nghe khá ‘máy móc’, đặc biệt là khi phát âm Theo lôgic này, tại sao bạn lại không biến đổi nó một chút cho gần gũi hơn và nghe ‘thật’ hơn nhỉ? Hãy chứng minh ngay từ đầu rằng bạn không phải là một sản phẩm của các tài liệu IELTS kém chất lượng
or ‘Cliff’ if you like
although I sometimes use the name ‘Cliff’
but, to my English-speaking friends, I’m called ‘Cliff’
otherwise known as ‘Cliff’ in an English-speaking context
but I could give you an English name if you want, and that name would be ‘Cliff’
‘Cong Ly’ being my first name, and sounding a little like ‘Cliff’, my English name
Tôi cho rằng là bạn đang muốn học thuộc những cấu trúc trên – điều mà đi ngược lại với mục đích của tôi khi cung cấp cho bạn những cấu trúc này Hãy nghĩ về phiên bản của riêng bạn, và sau đó thì đừng nghĩ ngợi nhiều
Đối với 2 câu cuối của Bài tập 12, giám khảo IELTS cũng là con người, và đó là những sự khác biệt trong hành vi của mỗi người Một số giám khảo có thể cười nhiều hơn, hay khích lệ động viên hơn; người thì không như vậy Hãy chấp nhận sự thật và đừng lo lắng
về điều đó
Trang 37Cũng nên nhớ là nhiệm vụ của giám khảo là làm theo một kịch bản và khuyến khích bạn
nói Điều này có nghĩa là bạn không nên ngạc nhiên trước sự ‘thiếu quan tâm’ từ họ Không phải là họ kém thân thiện; chỉ là họ phải đảm bảo tính công bằng của bài thi cho tất
cả thí sinh Trong Phần Một và Hai, những câu hỏi duy nhất mà thí sinh được hỏi (và được nhận câu trả lời) là những câu hỏi ‘đóng’:
1 What does [Word] mean?
2 Can you repeat that question?
Bạn sẽ không được giám khảo trả lời cho những câu hỏi ‘mở’, ví dụ như:
1 What does that question mean?
2 Can you explain that?
Tóm lại, hãy ghi nhớ, giám khảo phải làm theo quy trình, được đào tạo bài bản, chắc cũng hơi mệt một chút, và họ phải cùng một lúc xử lý rất nhiều yếu tố của một bài thi – ví dụ:
1 điều khiển thiết bị ghi âm,
2 hỏi theo kịch bản bài thi nói và chủ đề nói,
3 theo dõi thời gian,
4 đánh giá bốn tiêu chí trong bài nói của bạn, và
Trang 38Why do people have hobbies?
I like watching TV because it has many entertaining programs
Why do people have hobbies?
Well, TV relaxes me When I was watching it last night… [và cứ thế liên
What electronic devices do young people like?
They like the Internet; they like MP3 players; they like iPods; they like smart phones and mobile phones They like USB sticks and PSP, and they like Kindle as well
Giám
khảo:
Thí sinh:
What’s your favourite food?
I like noodles, chicken, and I like rice I like meat, pork, and sometimes bacon I like eggs and vegetables I like eggplant, spinach, and carrots I eat beans and peas, and fruit…
Tình huống 4
Giám
khảo:
Thí sinh:
Why do people generally like to eat in restaurants?
I think people generally like to eat in restaurants because… [Answer]
Giám Why do young people often prefer rock music to classical music?
Trang 39khảo:
Thí sinh:
I think young people often prefer rock music to classical music because rock music is different to classical music, so young people prefer rock music to classical music, but some prefer classical music, and not just rock music, but rock music is more popular generally than classical music
Tình huống 5
Giám
khảo:
Thí sinh:
Why do people prefer going to cinemas to watching TV?
I would attribute this phenomenon to many causes, the most prevalent being the alleviation of pressure consequent to the psychological conflicts in modern society Not only is the cinema very relaxing, but it is also a social activity allowing various other activities People can not only have time with their families, but they can also be entertained
Tình huống 1 xảy ra rất phổ biến Một số học sinh nghĩ rằng ‘nói nhanh = trôi chảy’; tuy
nhiên, nói nhanh một cách không tự nhiên sẽ gây ra nhiều vấn đề mà có thể làm giảm mức điểm của bạn Tiêu chí ‘Fluency & Coherence’ trong bản công khai của Các tiêu chí đánh giá điểm bài nói không đề cập đến tốc độ nói ở Band 6 và cao hơn Những mức band cao hơn đòi hòi các bạn:
1 rất ít khi phải tự sửa lỗi, ngập ngừng, nói lặp từ/cấu trúc
2 phát triển ý theo chủ đề một cách rõ ràng, có thể nói dài
3 có mạch nói, sử dụng liên từ và cụm từ nối phù hợp [Xem Mẹo 6]
Đây không phải là bài thi về tốc độ Hãy nhớ rằng, người bản địa thường nói tiếng Anh khá là chậm (nhưng họ làm được cả 3 điều trên) Vì thế, đừng cố ‘vội’ hay ‘ép’ phần nói của bạn
Ngoài ra, đôi khi bạn sẽ cần phải suy nghĩ một chút trước để đưa ra một câu trả lời tốt, và điều này là hoàn toàn tự nhiên và được chấp nhận bởi giám khảo IELTS và các tiêu chí
đánh giá Tuy vậy vẫn phải nhớ là, nghĩ ý tưởng thì tốt, những nghĩ từ vựng thì không nên Nghĩ từ vựng có nghĩa là không có khả năng nói Một vài khoảng lặng để ‘suy nghĩ’ có thể
sẽ giúp bạn, đặc biệt là nếu được thể hiện rõ bằng ‘ngôn ngữ cơ thể’ – xem Phần Ba Tuy nhiên, nếu những khoảng lặng của bạn kéo dài, Mẹo 17 và 18 sẽ giúp các bạn giải quyết vấn đề này
Trang 40Chuyển sang Tình huống 2, giám khảo đã đưa ra một câu hỏi chung chung về con người
nói chung, không ph ải về con người thí sinh Tuy nhiên, người nói liên tục trả lời một cách
rất cá nhân Trong Mẹo 14, Gợi ý 2, chúng ta cũng sẽ xem xét vấn đề này Không có tiêu chí ‘task fulfilment’ trong bài thi nói IETLS, nhưng giám khảo dày dặn kinh nghiệm hơn sẽ nhận ra là bạn đang nói về cá nhân bạn vì dễ nói hơn Giám khảo sẽ nhận ra là khả năng tiếng Anh của bạn không đủ để giải quyết nhưng chủ đề chung chung hoặc không quen thuộc Có thể bạn đạt mức điểm 5 cho Từ vựng IELTS:
Sử dụng một số từ cho những chủ đề quen thuộc và không quen thuộc
… nhưng bạn không phải là mức điểm 6 cho Từ vựng IELTS:
Sử dụng nhiều từ cho đa dạng các chủ đề
[Xem Các tiêu chí đánh giá Từ vựng ở Mẹo 7, Gợi ý 1]
Vậy khi được hỏi một câu hỏi chung chung, nếu bạn chỉ có thể trả lời một cách cá nhân, hoặc bạn muốn giải thích một luận điểm thông qua ví dụ về cá nhân [điều này thường được coi là tốt – xem Mẹo 19], bạn nên ra hiệu cho giám khảo bằng cách sử dụng các
‘cụm từ nối’ [Xem Mẹo 6] hoặc một câu trình bày trực tiếp Bạn có thể nói:
As for myself, I guess…
Well, speaking personally here, I can say that I like TV because…
I’m not sure, but personally I can say that watching TV can…
Perhaps I can answer that by looking first at myself I like TV because…
Perhaps my own reasons can illustrate an answer TV relaxes me…
In fact [past time reference, e.g ‘just last week’], I…
Bạn có thể liên kết những ý này với góc nhìn khách quan bằng những câu kết bắt đầu bằng ‘So…’ Trong ví dụ của chúng ta, bạn có thể nói:
So, I think other people would generally feel the same way
probably most people have hobbies for the same reasons as me
I’m probably typical of most people in this respect
I guess most people would feel similar to that
that’s probably why people like TV