1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vai trò của các tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội phần 2

377 59 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 377
Dung lượng 26,44 MB

Nội dung

- Thực hiện chức năng và cũng là phát huy thê mạnh về kiến thức, khoa học và trình độ chuyên môn sâu của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, Liên hiệp Hội và nhiều thành viên đã tích

Trang 1

PHẨN THỨ HAI

VAI TRÒ CỦA CÁC TÒ CHỨC

XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

217

Trang 3

Chương 1

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

VÀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI - NGHÊ NGHIỆP

1 Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ th u ậ t Việt Nam

(dưới đây gọi tắ t là Liên hiệp Hội) là tổ chức chính trị -

xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, gồm 125 tổ chức thành viên, trong đó có 70 Hội ngành Trung ương

và 55 Liên hiệp Hội địa phương Trong số các Hội ngành

Trung ương có: 4 Tổng hội là các Tổng hội Y học Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Tổng hội Địa châ't

Việt Nam và Tổng hội Cơ khí Việt Nam với hơn 80 hội

th à n h viên chuyên ngành hoạt động trong phạm vi cả nước Nếu kê cả số Hội ngành của các Tổng hội, các Hội

ngành có phạm vi hoạt động toàn quổc và Liên hiệp Hội

các địa phương, Liên hiệp Hội có tổng số là 233 tổ chức,

VỚI khoảng 1,8 triệu hội viên, trong đó khoảng 80 vạn hội viên là trí thức khoa hục và công nghệ, chiếm klioảng 1/3

tổng sô trí thức trong cả nước

Trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công

nghệ (năm 2000) và Nghị định sô" 81/2002/NĐ-CP ngày

2 1 9

Trang 4

17-10-2002 quy định chi tiết thi hành một sô điểu của Luật Khoa học và Công nghệ, đến nay đã có gần 600 đơn

vị khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động trực thuộc Liên hiệp Hội hoặc các tô chức thành viên, trong đó trên 260 đơn vị trực thuộc Liên hiệp Hội

Liên hiệp Hội có 198 tờ báo, tạp chí, bản tin và website, chiếm gần 1/3 tổng sô" báo chí cả nước, trong đó có

37 tạp chí khoa học chuyên ngành được tính điểm công trình để xét danh hiệu giáo sư, phó giáo sư, có một nhà xuất bản là Nhà xuất bản Tri thức

Trên thực tế, sô người có liên quan đến hoạt động Liên hiệp Hội ước tính từ 5.000 - 10.000 người, với khoảng 30% đang làm việc tích cực cho phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó, sô người đang tham gia các hoạt động R&D ưốc tính khoảng 10% (từ 500 đến 1.000 người), 20% còn lại tham gia các hoạt động phổ biến kiến thức và phát triển cộng đồng

Liên hiệp Hội cũng đang phát triển thử nghiệm mô hình các tổ chức dựa vào cộng đồng (các tô chức CBO) dê đưa nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào cuộc sông

Như vậy, Liên hiệp Hội là một tố hợp trên danh nghĩa gồm ba bộ phận cấu thành: 1 Các tổng hội và các hội chuyên ngành; 2 Các liên hiệp hội địa phương; 3 Các đơn

vị nghiên cứu Liên hiệp Hội đang trong quá trình phát triển theo chiều rộng khi xã hội và con người Việt Nam chu trọng nhiều hơn đến hiệu quá công việc, cũng như những khoản viện trợ nước ngoài

Liên hiệp Hội có các chức năng: tập hợp, đoàn kết, điều hòa, phôi hợp, tuyên truyền, vận động đội ngũ trí

Trang 5

thức khoa học và công nghệ là thành viên, hội viên của Liên hiệp Hội làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ đôi với xã hội đất nước: đại diện cho đội ngũ trí thửr khoa học và rông nghệ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, M ặt trận Tô quốc: tham gia quản lý sự phát triến của kinh tê - xã hội của nước ta: đại diện và bảo vệ quyên

và lợi ích hợp pháp của đội ngù trí thức khoa học và công nghệ, của thành viên và hội viên Liên hiệp Hội có các nhiệm vụ chủ yêu là:

- Xây dựng, phát triển, củng cô" tể chức; tập hợp, đoàn kết, phát triển hội viên ngày càng đông đảo, lớn mạnh

- Tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

- Tố chức, vận động trí thức khoa học và công nghệ, các thành viên, hội viên phát huv truyền thông yêu nước, lòng tự hào dân tộc ý thức trách nhiệm công dân đóng góp vào sự phát triển kinh tê - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Phản ánh nguyện vọng và những ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ đôi VỚI Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tố quôc Việt Nam

- Góp phần chăm lo việc thực hiện các chế độ, chính sách, cải thiện đời sông vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cúa đội ngũ trí thức khoa học va cong nghẹ Việt Nam

- Tăng cường công tác hợp tác quôc tế, tích cực tham gia vào cuộc đâu tranh bảo vệ hòa bình, vì tình hữu nghị,

sự hiểu biết và hợp tác giữa các dân tộc

221

Trang 6

Qua 27 năm kê từ ngày thành lập đến nay Liên hiệp Hội và các thành viên đã không ngừng phấn đấu

p h át triển, hoạt động trong nhiêu lĩnh vực và đà đạt được nhiều thành tích, góp phần tích cực vào sự p h át triển xã hội, xây dựng và bảo vệ Tô quôc Các Hội ngành

T rung ương, Liên hiệp Hội địa phương, các tố chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội, các hội viên, trí thức đã tích cực đóng góp vào phát tn e n xã hội như: giải quyết việc làm; xóa đói, giảm nghèo; p h á t trier) khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao châ't

lượng dân số, phòng, chông HIV/AIDS; chăm sóc và bảo

vệ sức khỏe nhân dân; bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường

- Thông qua các tổ chức th à n h viên, các đơn vị khoa học và công nghệ, Liên hiệp Hội đã thực hiện tương đôi tốt chức năng, nhiệm vụ tập hợp đội ngù trí thức khoa học và công nghệ trong nước, bưốc đầu tập hợp một sô trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nưóc ngoài; điều hòa, phôi hợp để cùng nhau phấn đấu theo tôn chỉ, mục đích của Liên hiệp Hội; góp phần tăng cường khôi đại đoàn kết toàn dần tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức, dưói sự lãnh đạo của Đảng vì sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tô quốc

- Liên hiệp Hội và các thành viên đã động viên trí tuệ của đông đảo trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam tham gia đóng góp ý kiên xây dựng các văn bản pháp

Trang 7

luật, chê độ, chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tê - xã hội của đâ’t nưốc và của các địa phương: thực hiện các hoạt động tư vân, phản biện và giám định

xã hội như:

+ Tư vâ'n đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình quốc gia phát triển kinh tế - xã hội khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế bảo hộ lao dộng, bảo

vệ môi trường

+ Tham gia phản biện, sửa đổi, bổ sung, lựa chọn phương án cho nhiều dự án, đề án của quổc gia, của các ngành, địa phương như dự án Thủy điện Sơn La: Đường

Hồ Chí Minh; ihay nước Hồ Tây; bảo tồn khu di tích Hoàng thành Thăng Long, bảo tồn cột cờ Hà Nội; phòng, chống dịch cúm gia cầm; quy hoạch thành phô" Hà Nội hai bên bờ sông Hồng; xây dựng Nhà máy Điện nguyên tử xây dựng Khu du lịch Tam Đảo 2, V.V

+ Phản biện, đê xuâ't phương án, kiến nghị sửa đôi, bồ sung cho nhiêu vân để liên quan đến lĩnh vực chuyên sâu của ngành mình như: công bố danh sách những đơn vị xây dựng, những dự án có dấu hiệu th ấ t thoát, lãng phí, sai phạm của Tông hội Xây dựng Việt Nam; vân đê vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trong việc xăng pha axeton, sữa tươi chê biến từ sữa bột, điện kê điện tử của Hội Tiêu chuẩn, bảo vệ người liêu dùng Việt N am , vấn đề "Dự á n phát triển 1 triệu ha lúa lai" của Hội giông, cây trồng Việt Nam; dự án luật về hành nghề y dược tư nhân, về luật khám , chữa bệnh của Tổng hội Y học và Hội Dược học

223

Trang 8

Việt Nam; tư vấn, thẩm định kỹ thuật cho hầu hết các nhà máy nhiệt điện của nước ta của Hội Khoa học - Kỹ

th u ậ t Nhiệt Việt Nam

+ Liên hiệp Hội của nhiều tỉnh, thành phô" như Thành phô’ Hồ Chí Minh, thành phô" Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố c ầ n Thơ, Lào Cai, Yên Bái, Hải Dương Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình Thừa Thiên - Huê Phú Yên, Đồng Nai, Tiền Giang đã tư vấn, phản biện, giám định cho nhiều nhiệm vụ kinh tê - xã hội quan trọng của địa phương

- Thực hiện chức năng và cũng là phát huy thê mạnh

về kiến thức, khoa học và trình độ chuyên môn sâu của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, Liên hiệp Hội và nhiều thành viên đã tích cực đóng góp trong hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, phố biến kiến thức; tham gia công tác giáo dục và đào tạo; thực hiện nhiều để tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp Nhà nưốc, cấp

bộ và cơ sở; chuyên giao công nghệ, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuâ't, góp phần thúc đẩy sự

phát triển của nhiều lĩnh vực xã hội, được xã hội hoan nghênh, đánh giá cao Liên hiệp Hội đã xây dựng được một mạng lưới khá hoàn chỉnh dọc từ trung ương tới tỉnh lẫn Lheo các ngành nghề khác nhau, làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động khoa học - công nghệ và phổ biến kiên thức Dặc biệt, dang dần hình thành các mạng lưới các tô chức và cá nhân cùng quan tâm đến một chủ đê hay

vấn đê cụ thể như:- hoạt động xóa đói, giảm nghèo; biến đổi

khí hậu Những mạng lưới như thê trên thực tế cho phép

Trang 9

Liên hiệp Hội có câu trả lời tương đối thoả đáng cho các vấn đê xã hội quan tâm.

- Trong các hoạt động công, hoạt động phát triển cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo, V.V., Liên hiệp Hội và các tô chức thành viên, nhất là các đơn vị khoa học và công nghệ trực thuộc và các Liên hiệp Hội địa phương đã có những đóng góp thiết thực, có hiệu quả cho xã hội, cho cộng đồng, đốì với những vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số: không chỉ huy động được các tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực của đội ngũ trí thức, mà còn sự đóng góp, tài trỢ kinh phí của các doanh nghiệp, các đơn vị trong nưốc của các tô chức quôc tế, các quốc gia, của một sô trí thức Việt kiểu

- Liên hiệp Hội tham gia cùng với một sô' bộ, ngành và

các tô chức chính trị - xã hội, tố chức xã hội - nghề nghiệp

dể tổ chức, vận động, đẩy mạnh phong trào quần chúng hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ, đưa khoa học

và công nghệ đến với quần chúng và huy động quần chúng

thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ ở nước

tạ Đặc biệt, trong những năm qua, Liên hiệp Hội đã tích cực tham gia vào thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng, xóa đói, giảm nghèo Liên hiệp Hội

dã tham gia cùng với Bộ Khoa học va Cong nghẹ, Tống Lièn đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tố chức các hội thi sáng tạo

kỹ th u ậ t hằng năm (sau này là 2 năm/lần) và là đơn vị

225

Trang 10

chủ trì đăng cai tổ chức giải thưởng sáng tạo Khoa học và công nghệ Việt Nam Từ năm 1992 ra đời Quỹ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Quỹ VIFOTEC) trực thuộc Liên hiệp Hội là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần đưa phong trào quần chúng hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ ngày càng phát triển.

- Liên hiệp Hội ngày càng nhận thức rõ và làm tốt hơn nhiệm vụ tuyên truyền, vận động đội ngủ trí thức khoa học và công nghệ là hội viên của mình học tập nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lôi của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Thông qua các tô chức thành viên và bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, Liên hiệp Hội đã chú ý giáo dục lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần đoàn kết, cộng tác, trung thực trong khoa học và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ trí thức, hội viên của mình đê hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; ngày càng có

sự chú ý, quan tâm đến đời sông vật chất, tinh thần, cải thiện điểu kiện làm việc, thực hiện các chê độ, chính sách cho trí thức, hội viên của mình

- Liên hiệp Hội và các hội thành vièn đã có bước phát triển mạnh trong hoạt động hợp tác quôc tế, mở rộng và thiết lập quan hệ với nhiều tổ chức quốc tê và quôc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Thông qua nhiều hình thức hoạt động như trao đối thông tin, trac đổi đoàn, tổ chức các hội thảo, hợp tác kỹ thuật, thực hiện các đề tài, dự án , nhiều tổ chức quốc tê và quôc gia đã có quan hệ, trao đổi, hợp tác VỚI Liên hiệp Hội và nhiều Hội ngành Trung ương

Trang 11

và một số Liên hiệp Hội dịa phương, mang lại những kết quả cụ thể thiết thực và góp phẩn nâng cao vị thế vai trò của Liên hiệp Hội và các hội thành viên.

Tuy nhiên, những đóng góp trên đây của Liên hiệp Hội chưa tương xứng với tiềm năng to lớn, số lượng đông dáo của đội ngũ trí thức, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội nước ta trong tình hình hiện nay Số lượng trí thức tập hợp trong Liên hiệp Hội vẫn còn khiêm tôn (mới chiêm 30% trí thức trong cả nước), nhiều trí thức trẻ, trí thức trong khu vực sản xuất vật chất, trí thức là Việt kiều còn chưa tham gia sinh hoạt Hội Trong số 1,8 triệu hội viên của Liên hiệp Hội, chỉ có 80 vạn là trí thức khoa học và công nghệ, còn lại khoảng 1 triệu hội viên, chủ yếu là nông dân, hội viên của Hội làm vưòn Việt Nam

- Việc thực hiện chức năng "Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên, hội thành viên và của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam" còn hạn chế; chưa

có chê tài và những quy định cụ thê đê thực hiện chức năng này Mối quan hệ điểu hòa, phổi hợp của Liên hiệp Hội đốì với các hội thành viên còn lỏng lẻo, thiếu hiệu quả, chưa có sự chỉ dạo và gắn kêt chặt chẽ

- Nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội còn nghèo nàn, lúng túng, có biểu hiện xơ cứng Công tac dieu hanh, phoi hợp của Liên hiệp Họi va cac hội thành viên thiếu năng động, sáng tạo, chưa theo kịp xu

th ế phát triển; mối quan hệ ngang - dọc trong Liên hiệp Hội còn vướng miắc Đội ngũ cán bộ hoạt động Hội vừa

227

Trang 12

thiếu, vừa yếu; nhiều cán bộ là những người lớn tuổi, dã

vê hưu, tuy có tâm huyết, trình độ, trách nhiệm và nhiệt

tình nhưng lại bị hạn chê về sức khỏe, thiếu kỹ năng hoạt động xã hội, không nhiều cán bộ trẻ tham gia hoạt

động Hội, nhất là ở những Hội ít có điều kiện thu nhập

vể kinh tê thì hầu như rất khó thu hút cán bộ trẻ tham

gia hoạt động

- Các hội ngành chưa tận dụng hết tiềm năng, th ế mạnh của các trí thức có trình độ cao trong ngành; một sô

Liên hiệp Hội địa phương chưa xác định đầy đủ và quán

triệt chính xác nội dung hoạt động của mình, thiếu hoặc

không có các cơ quan đế triển khai các hoạt động khoa học

và công nghệ Các tô chức khoa học và công nghệ được

thành lập theo Nghị định sô’ 81/CP thường phải đáp ứng

nhu cầu từ phía các nhà tài trợ nên tính chuyên môn hoá

chưa cao và rất ít đơn vị tạo dựng được uy tín của một tô chức khoa học chuyên ngành; nguồn kinh phí ít và không

ôn định; trình độ của đội ngủ cán bộ nghiên cứu còn hạn

chế, thiếu kinh nghiệm và ít có cơ hội đê nâng cao trình độ

chuyên môn

Đê phát huy hơn nữa vị trí, vai trò tiêm năng, thê

mạnh của Liên hiệp Hội, góp phần tích cực hơn nữa vào

phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội, cần tiếp

tục nhận thức rõ hơn vai trò của đội ngũ trí thức Việt

Nam nói chung, trí lliức khoa học và công nghệ nói riêng

trong sự nghiệp cách mạng của nước ta dưới sự lãnh đạo

của Đảng vì mục tiêu dân- giàu, nước mạnh, xã hội dân

chủ công bằng, văn minh Liên hiệp Hộ] chú động

Trang 13

nghiên cứu đê bô sung, hoàn chỉnh mô hình bộ máy tô chức, quan hệ điểu hòa phôi hợp và sự phần cấp chi đạo của hệ thông từ trung ương đên các cấp hội ở ngành, địa phương của Liên hiệp Hội một cách hợp lý: quan tâm đến công tác cán bộ Hội yếu tô quan trọng đê thúc đẩy Hội phát triển Đồng thời Liên hiệp Hội và các hội thành viên phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của mình, tập hợp trí tuệ và năng lực của các hội viên, đội

ngủ trí thức trong nước và trí thức Việt kiều đẩy mạnh

các hoạt động trên nhiêu lĩnh vực đê phát triển xã hội; tố chức thực hiện tốt các chê độ, chính sách đối với đội ngũ trí thức, chăm lo cải thiện điểu kiện làm việc, đòi sông

vật chát, tinh th ần của đội ngũ trí thức và hội viên của Hội; tàng cường hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các tô chức quôc tê và quốc gia cùng nhau trao đối kinh nghiệm và tran h thủ sự ủng hộ

vế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ của đất

nước và hoạt động của Liên hiệp Hội

2 Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam

Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ật Việt Nam VỔ 1

tiền thân là Hội Văn nghệ Việt Nam được thành lập tháng

7 năm 1948, là tô chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh

dạu cua Dáng

Hiện nay, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t gồm 10 Hội chuyên ngành Trung ương là: Hội N hà văn Việt Nam; Hội Mỹ th u ậ t Việt Nam; Hội Nhạc sĩ Việt Nam;

229

Trang 14

Hội Nghệ sĩ sân khâu Việt Nam; Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; Hội Điện ảnh Việt Nam: Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; Hội Văn học - Nghệ th u ậ t các dân tộc thiểu sô Việt Nam ở cấp địa phương có 63 Hội Vãn học - Nghệ th u ậ t tỉnh, thành phô", VỚI tổng sô' trên 35.000 hội

viên; là đầu mối của các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t thành viên trong cả nưốc

Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ật Việt Nam là

tổ chức tập hợp, đoàn kết rộng rãi các hội viên hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, phát huy dân chủ, tính chủ động, tích cực xã hội và tài năng sáng tạo của đội

ngủ văn nghệ sĩ; là nơi tìm hiếu, nghiên cứu và trong hoạt

động văn học, nghệ thuật của các hội viên, góp phần tạo dựng đồng thuận xã hội

- Từ ngày thành lập đến nay, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và các hội chuyên ngành đã động viên, khích lệ đội ngũ văn, nghệ sĩ phát huy truyền thông văn hóa dân tộc và văn học, nghệ thuật cách mạng

đi sâu vào cuộc sông, nhận định những chiến công vô cùng

hiển hách của cách mạng Việt Nam, trí tuệ và tâm hồn con người Việt Nam, đem đến cho công chúng những tác phẩm rấ t đa dạng vê nội dung và hình thức Các tác phẩm

văn học, nghệ thuật đã thực sự chiếm lĩnh đòi sông văn hóa, tinh thần xà hội, loại dần dược sách, phim, ảnh, vail hóa nước ngoài thiếu lành mạnh; tạo dựng đòi sống văn hóa, tinh thần xã hội, đóng góp vào bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vào công cuộc xây dựng, ôn định xã

Trang 15

hội và bảo vệ Tô quốc Nhiều tác phẩm đạt đến trình độ cao vê tư tưởng và nghệ thuật, ghi dấu â'n vào đời sông nhân dân, góp phần làm phong phú, rạng rỡ nền văn học, nghệ th u ật nước nhà Ghi nhận những thành tựu ấy, Nhà nước ta đã tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ th u ật (2 đợt) cho 84 tác phẩm, cụm tác phẩm của 84 tác giả và Giải thưởng Nhà nước cho 174 tác phẩm, cụm tác phẩm của 174 tác giả văn học, nghệ thuật Liên hiệp

các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t Việt Nam hai lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, nhiều Hộ] Văn học - Nghệ th u ật th à n h viên được tặng thưởng H uân chương Sao vàng

- Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t Việt Nam đã tham gia xây dựng, phản biện các chính sách, pháp luật

phát triển văn học, nghệ thuật, góp phần quản lý phát triển xã hội Liên hiệp đã tích cực tham mưu, đề xuâ't với Đảng ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị

ngày 16-6-2008 vê tiếp tục xây dựng và phát triển văn

học, nghệ th u ậ t trong thời kỳ mới; kịp thòi triển khai xây dựng các chính sách về hỗ trợ sáng tạo, nghiên cứu, SƯU tầm tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật; chính sách

vê báo và tạp chí văn học, nghệ thuật; chính sách về giải thưởng văn học, nghệ thuật; đề án vê mô hình tổ chức, để

số biên chê phù hợp, tạo thuận lợi cho việc cấp kinh phí

thtírlng xuyên hằng năm pho oáo hôi Liên hiệp rỉã tírh n lr

đê nghị các cơ quan nhà nước quan tâm đến sự phát triển của Liên hiệp Hội, của giới văn nghệ sĩ, bô sung, điều chỉnh chế độ, chính sách đôi với đội ngủ văn nghệ sĩ

231

Trang 16

- Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ật Việt Nam và các hội thành viên thường xuyên liên kết chặt chẽ, có hiệu quả với Trung tâm hỗ trợ sáng tạo văn học, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ký kết "Chương trình phôi hợp hoạt động giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Uy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam"; tham gia xây dựng và chỉ đạo các hội chuyên ngành Trung ương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chương trình văn hóa, nghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

- Các Hội Văn học - Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và một sô" Hội Văn học - Nghệ th u ật tỉnh, thành phô"

đã đẩy mạnh các hoạt động văn học, nghệ thuật, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo, trao đổi về văn học, nghệ thuật, xác định quan điểm, định hướng phát triển văn học,

nghệ thuật của đất nước Nhiều tạp chí đã có những bài phê bình các tác phẩm văn học, nghệ thuật được đánh giá cao như Tạp chí Cửa Biển, Sông Hương, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam , góp phần định hướng dư luận xã hội, phát triển xã hội Hoạt động lý luận phê bình văn học, nghệ thuật ngày càng được chú trọng Hội đồng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật đã tô chức những cuộc hội thảo lớn vể phát triển văn học, nghệ th u ật trong cơ chế thị trường và hội nhập; về tính dân tộc và tính hiện đại trong văn học, nghệ thuật , được đông đảo các n h à lý luận, phô bình, các nhà văn, nghệ sĩ tham gia

- Tuyên truyền, giáo dục hội viên phát huy phẩm chất, năng lực, hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật, làm

Trang 17

nòng cốt cho hoạt động văn học, nghệ thuật, góp phần phát triển xã hội Nhằm tạo điểu kiện cho văn nghệ sĩ đi vào thực tê đời sông lấy cảm hứng sáng tác, các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t Trung ương và địa phương đã tổ chức được nhiều đoàn đi thực tê tìm hiểu về con người trong lao động sản xuât những vân đề của xã hội đương đại những mặt tích cực và cả những m ặt tiêu cực, sự đâu tranh của con người đê đạt tới những yêu cầu của thòi kỳ mới Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ật Việt Nam đã tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa Thê thao và Du lịch tổ chức triển lãm "Tác phẩm, công trình vãn học nghệ thuật" được Nhà nước tài trỢ và "Liên hoan Múa không chuyên năm 2009", thu hút hàng vạn lượt người tới xem, được các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin rộng rãi Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tô chức triển lãm các tác phẩm sáng tác về

Hà Nội từ xưa đến nay ủ y ban toàn quô’c Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t Việt Nam và 10 Hội chuyên ngành Trung ương, Hội Văn học - Nghệ th u ậ t các tỉnh, thành phô' phát động cuộc thi sáng tác vê chủ đề "Học tập

và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; phôi hợp với các cơ quan có liên quan mở cuộc thi sáng tác vê đê tài 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt N am được xuâ’t bản

đểu đặn 1 tháng/sô, giới thiệu nhiều sáng tác của hội viên

rnr hội chuyôn n g à n h trun g ương vù các hỏi văn liuc - nghệ th u ậ t địa phương; giới thiệu các tác phẩm mối của các tác giả trẻ, tác giả tham gia Trại sáng tác của Liên

hiệp, gây dược ấn tượng tốt cho đông đảo độc giả

233

Trang 18

- Các hội chuyên ngành trung ương luôn là nòng cốt cho hoạt động văn học, nghệ thuật trong cả nước Hội Nhà

văn Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ các

hoạt động sáng tạo văn học như: tổ chức các cuộc thi thơ, truyện ngắn, bút ký, tiểu thuyết và trao các giải thưởng để

vừa tôn vinh, vừa có tính định hướng sáng tạo; bảo vệ quyển tác giả; tô chức nhiều hội thảo, hội nghị vê lý luận

và phê bình vãn học, góp phần định hướng phát triển nền văn học; tổ chức các chuyên đi thực tế, dự trại sáng tác; hỗ trợ kinh phí cho sáng tác và công bô tác phẩm; thăm hỏi, động viên và tôn vinh các nhà vãn cao tuổi có nhiều đóng góp cho nền văn học nưốc nhà; tổ chức Ngày hội Thơ Việt Nam hằng năm ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phô’ thu hút hàng chục nghìn lượt người tham dự

Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức đều đặn các trại sáng tác và triển lãm mỹ thuật tại 8 khu vực trong cả nước, mang mỹ thuật vê với công chúng ở nhiều địa phương, đồng thời tạo điểu kiện cho các tác giả có điều kiện trưng bày tác phẩm của mình

Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tạo được bầu không khí sáng tạo sôi nổi, đều khắp, tổ chức các liên hoan âm nhạc vùng, miền, khu vực; sử dụng có hiệu quả Quỹ hỗ trợ sáng tác của Nhà nước, tổ chức các 'trại sáng tác, thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động biểu diễn của hội viên; tổ chức các đợt đi thực tê aáng tác, đưa nhạc sĩ đi B ầ u và gần bó hơn vối cuộc sông lao động và đấu tranh của nhân dân, củng cô và xây

dựng định hướng đúng cho sự phát triển âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ mới, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng trẻ,

Trang 19

góp phần phát triến đội ngũ trước yêu cầu ngày càng cao

và mới đôi vối âm nhạc

Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực, động viên, thúc đẩy và nâng cao chất lượng sáng tác; đào tạo và xây dựng đội ngủ qua việc tô chức các cuộc thi kiên trúc, tuyên chọn thiêt kế, bình chọn các công trình tiêu biêu trong 20 năm đôi mối, giải thưởng kiến trúc quốc gia; tô chức các hoạt động Liên hoan sinh viên kiến trúc toàn quôc, Hội trại Kiến trúc sư trẻ, các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ định kỳ; xây dựng một sô’ mô hình hoạt động mới như Gặp gỡ Mùa thu, Trại kiến trúc sư trẻ toàn quôc, T nến lãm kiến trúc quốc tê, Câu lạc bộ Kiến trúc sư trẻ, Câu lạc bộ sinh viên kiến trúc

Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam đã tô chức các trại sáng tác

múa khu vực và toàn quốc; tài trợ sáng tạo công trình, tác phẩm múa; tập huân nghiệp vụ biên đạo; tổ chức thâm nhập cuộc sông và múa dân gian cho khôi giảng viên; tổ chức các cuộc thi tác phẩm, thi tài năng biêu diễn và liên hoan múa; tổ chức các hội thảo, hội nghị, chuyên đề; tổ chức biếu diễn chào mừng các sự kiện quan trọng của đất nước và tham gia các liên hoan múa quôiíc tế

Hội Điện ảnh Việt Nam đã có nhiều cô gắng tổ chức sản xuâ't phim nhằm tăng thời lượng phát sóng phim Việt Nam trên sóng truyền hình; từ năm 2002 đã tổ chức định

kỳ giải thưỏng C ánh diều vàng

Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tiến hành tổng kiểm kê thực trạng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian và tìm hiểu, lên danh mục các vị nghệ nhân hàng đầu về các

235

Trang 20

loại hình di sản văn hóa văn nghệ dán gian đê khôi phụr những vốn cổ phi vật thể Hội đã ban hành quy chế và thực hiện việc phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân dân gian" cho các nghệ nhân hàng đẩu là một trong những biện pháp tôt nhất đế bảo tồn di sản văn hóa dân tộc trong dạng sông và do chính tác giả xưa của chúng, tức nhân dân thực hiện Hội đã kết hợp với Bộ Văn hóa Thê thao và

Du lịch xây dựng hồ sơ tài liệu trình lên UNESCO công nhận Nhã nhạc Huế, Quan họ, Ca trù Hát xoan là di sản văn hóa; tiến hành Dự án "Công bô", phô biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam" đê chọn lọc 1.000 - 2.000 công trình đầu tiên và đã xuất bản được 70 đầu sách

Hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu sô" Việt Nam có bước phát triển đáng kể đội ngũ văn nghệ sĩ dân tộc thiểu sô' được tăng cường vể số lượng và chât lượng, chất lượng sáng tạo được nâng cao hdn bản sắc dân tộc được thê hiện khá độc đáo và đậm nét góp phần làm cho bản sắc của nên văn học nghệ th u ật Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng; công tác S Ư U tầm bảo tồn phát huy

di sản văn học, nghệ thuật của các dân tộc thiểu sô" được chú trọng và đạt được những kết quả thiết thực

- Hằng năm Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam mỏ nhiều trại sáng tác giúp các tác giả có thời gian hoàn chỉnh tác phẩm hoặc suy ngẫm, sáng tạo những

tác phẩm vân học, nghệ thuật mới, đồng thời tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ có điểu kiện giao lưu, trao đổi, tiếp xúc bổ ích cho sáng tạo Nhiều trại sáng tác đã đạt được những kết quả tốt; các tác phẩm đã được tuyển chọn xuất bản và

Trang 21

tham dự các giải thưởng vãn học, nghệ thuật Liên hiệp các Hội Vãn học - Nghệ thuật Việt Nam phôi hợp VỐI các

bộ ban ngành, đoàn thê ở Trung ương xây dựng, hoàn thiện các Để án triển khai Nghị quyết sô’ 23 của Bộ Chính trị trình Chính phủ Ban Bí thư

Các Hội lựa chọn tác giả, đầu tư sáng tạo, nghiên cứu

SƯU tầm tác phẩm có chiểu sâu về n ộ i dung đế có nhiều tác phẩm tốt có giá trị; tô chức cho văn nghệ sĩ đi thực tê, thám nhập đời sông, đến các trọng điểm kinh tế, văn hóa vùng sâu, vùng xa bảo vệ an ninh quốc phòng; tô chức các cuộc hội thảo khu vực hội thảo các chuyên ngành, phôi hợp giữa các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t tỉnh, thành phố nhằm tìm ra thê mạnh của từng Hội đê có trọng tâm phát

huv thế mạnh sáng tác, nghiên cứu, SƯU tầm của địa

phương mình

Trong nhiệm kỳ vừa qua, với việc thành lập Hội Văn học - Nghệ th u ật tỉnh Bình Phước và tỉnh Hậu Giang, tâ't

cả 63 tinh, thành phô trực thuộc trung ương cả nước đều

có Hội Văn học - Nghệ thuật Nhờ vậy, các văn nghệ sĩ trong cả nước đểu có tố chức Hội tập hợp, sinh hoạt, học tập, chia sẻ kinh nghiệm nghê nghiệp và nhận thức nhiệm

vụ chính trị của văn nghệ sĩ Một sô" Hội có đông đảo hội viên các chuyên ngành có đủ điểu kiện đã thành lập các hội chuyên ngành sáng tạo trực thuộc, nâng tổ chức Hội Ihànli Liên hiệp các Ilội Vàn liục - Nghệ th u ậ t lỉnh, tliàiili phi) để tiện cho việc tô chức các hoạt động chuyên ngành sáng tạo m ang tính chuyên môn sâu Các Hội Văn học - Nghệ th u ậ t tỉnh, thành phô thường xuyên chăm lo củng

237

Trang 22

cô kiện toàn tô chức Hội; tranh thủ sự lãnh đạo và chỉ đạo của câ’p ủy đảng trong việc bô trí cán bộ chủ chôt, khắc phục những hạn chê yếu kém của nhiệm kỳ trước, tạo cho Hội hoạt động nền nếp, dân chủ đúng với quy định của Điều lệ Hội.

Hoạt động sáng tạo văn học, nghệ th u ậ t ở các Hội Văn

học - Nghệ thuật tỉnh, thành phô" cũng có nhiều khởi sắc; mặt bằng sáng tạo của các văn nghệ sĩ ở địa phương đã được nâng lên một bước đáng kể, xóa dần khoảng cách nghê nghiệp giữa Trung ương và địa phương Nhiều tác giả ở các Hội Văn học - Nghệ th u ật tỉnh, thành phố đã được trao giải thưởng cao của u ỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, giải thưởng của các hội chuyên ngành trung ương và của các tổ chức văn học, nghệ thuật có uy tín Bên cạnh đê tài chiến tranh cách mạng, đã xuất hiện nhiều tác phẩm phản ánh những vấn đê của xã hội hôm nay VỚI những xung đột vê lôi sông, tâm lý, tình cảm Nhiều tác giả cô" gắng đê sáng tạo tác phẩm tốt phản ánh kịp thòi công cuộc đổi mới đang diễn

ra sôi nôi ở mọi vùng đất nước

- Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam đã chú trọng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế Liên hiệp đã hợp tác với Trung Quốc và giao lưu vê văn hóa vối một sô nưóc Cam puchia, Lào, H àn Quốc, N h ậ t Bản, Hoa Kỳ Các hội chuyên ngành trung ương đều có quan hệ hợp tác,

tổ chức triển lãm, biểu diễn tại một sô nước ASEAN, Trung Quốc, Tây Au Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật

Trang 23

Đà Nẵng đã tổ chức thành công Hội thảo bản quyển Mỹ thuệt Việt Nam Hội N hà văn Việt Nam đã tô chức Hội nghị quốc tế giới thiệu Văn học Việt Nam, có 31 nước

th a n dự với 108 dịch giả, nhà văn, nhà xuất bản đã dịch sách Việt Nam Hội Nhạc sĩ phôi hợp với dàn nhạc Học viện Ảm nhạc quô’c gia công bô’ tác phẩm giao hưởng Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức

Tuy nhiên, phần đông hội viên các hội chuyên ngành đang già đi, "thế hệ vàng" của văn học, nghệ th u ậ t nước nhà đã m ất hoặc đã cao tuổi, sức khỏe đã yếu, sức sáng tạo hạn chế Ví dụ như Hội Nhà văn Việt Nam có gần 70% hội viên trên 60 tuổi; lực lượng sáng tác ở các địa phương chủ yếu có độ tuổi từ 50 trở lên, tuy có độ chín trong sáng tác nhưng ít có sự đột phá về phong cách, đổi mới vê nội

dung và hình thức Sô' tác giả dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất

khiêm tốn Trong khi đó, việc thu hú t lực lượng trẻ chưa mạnh, công tác kết nạp hội viên còn lúng túng, chưa thực

sự coi trọng tiếng nói từ cơ sở

Tính xã hội - nghê' nghiệp trong sinh hoạt Hội chưa được thể hiện rõ; tinh th ần đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau về nghê nghiệp của các hội viên còn hạn chế; sự gắn kết giữa trách nhiệm và quyển lợi của hội viên chưa cao

Mô hình tô chức các chi hội của các hội chuyên ngành ở Trung ương, n h át la ỏ các địa phương cố biểu hiện chồng chéo, vướng mắc Các Hội Vãn học - Nghệ th u ậ t tỉnh, thành phô" đang gặp nhiều khó khăn vê' kinh phí và điều kiện làm việc, chưa có mô hình tổ chức thông nhất Có Hội

239

Trang 24

được chính quyển địa phương giao nhiều biên chê chuyên trách và hỗ trợ nhiều kinh phí cấp trụ sở làm việc, nhưng

có tỉnh lại chỉ bô trí rất ít biên chê chuyên trá(ch và chỉ hỗ trợ tiền lương và chi thường xuyên khoảng 150 triệu đồng/năm

3 Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam

Liên hiệp các Tố chức hữu nghị Việt N am là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách vê đôi ngoại n h ân dân, gồm

54 tố chức thành viên, trong đó có 49 Hội hữu nghị, ú y ban đoàn kết song phương, 01 tổ chức hữu nghị và hợp tác khu vực và 4 tổ chức đa phương; sô" tổ chức th à n h viên địa phương là liên hiệp và tổ chức tương đương cấp tỉnh là 33 thành viên

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên hiệp các Tổ chúc hữu nghị Việt Nam trước hết và chủ yếu là nhằm phục vụ, phấn đấu cho lợi ích của quổc gia, dân tộc và nhân loại tiến bộ, không chỉ vì lợi ích của các cá nhân hay tổ chúc tham gia Hoạt động của Liên hiệp và các tố chức thành viên chủ yếu là trong lĩnh vực đôi ngoại nhân dân, do đó, Liên hiệp và các tố chức thành viên không chỉ đại diện ý chí, nguyện vọng cho tố chức, hội viên mà còn thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong quan hệ

đối với nhân dân các nước trên thê giới.

Liên hiệp các Tô chức hữu nghị Việt Nam là đầu mối, nòng cốt trong các hoạt động đôi ngoại nhân dân chung trên các lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác

Trang 25

nhân dân Trong công tác phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp là đầu môi trong công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đầu mối trong quan hệ VỚI các tố chức phi chính phủ nước ngoài, đồng thời là đầu môi nòng cốt trong quar hệ phôi hợp liên ngành đê thực hiện công tác quán lý nhà nước đôi với hoạt động của các tô chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam với tư cách là cơ quan thường trực cho Uy ban Công tác vê các tố chức phi chính phủ nước ngoài Trong m ặt trận đối ngoại, Liên hiệp là tô chức đối ngoại chuyên trách vê đối ngoại nhân dân, là bộ phận cấu thành của lực lượng đôì ngoại chuyên trách của nước ta gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nưốc và đối ngoại nhân dân.

- Tập hợp các tầng lớp nhân dân, giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, tạo động lực xây dựng và phát triến xã hội là một đóng góp quan trọng của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Do các đặc điểm vê' tôn chỉ, mục đích, tính chất của tổ chức nêu ở trên và do hoạt động đối ngoại của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia nên "hoạt động đôi ngoại của Liên hiệp phải được tổ chức chặt chẽ, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng theo Quy chê về thông nhất quản lý hoạt động đôi ngoại, vừa phát huy được tính chủ động, linh hoạt của

đối ng o ại n h â n Hân t r ê n rrl srl r á c q u a n íỉipm , đưring lối

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp vối các giá trị tiến bộ của n hân loại, vừa giữ vững nguyên tắc bảo vệ nội

241

Trang 26

bộ, bảo đảm an ninh chính trị độc lập, chú quyển quốc gia

và bảo vệ, củng cô' chê độ xã hội chủ nghĩa"1

- Liên hiệp đã tập hợp được đông đảo thành viên, hội viên tham gia, góp phần củng cô đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế Trong thực tiễn hoạt động của mình, việc giáo dục chủ nghĩa yêu nưốc, tinh thần đoàn kết quốc tê được Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam quan tâm và thực hiện tốt, COI đó là một nội dung quan trọng trong công tác của mình, góp phần tạo ra động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc

- Liên hiệp chủ động nghiên cứu tình hình và các vấn

đề quốc tế có liên quan đến hoạt động đôi ngoại của Liên hiệp, tìm hiểu các đôi tác đã và đang có quan hệ và những tổ chức có khả năng thiết lập quan hệ Trên cơ sỏ

đó, đề ra những biện pháp, bước đi thích hợp nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ đôi ngoại Liên hiệp phản ánh

vê dư luận nhân dân các nước và bạn bè quôc tê vê Việt Nam; nghiên cứu vê các vấn để liên quan đến đôi ngoại chung và tham gia phản biện xã hội với chức nàng của một tổ chức chính trị - xã hội, đề xuất và kiên nghị với Đảng và Chính phủ vê các chủ trương, chính sách, giải pháp liên quan

Trong thời gian qua, Liên hiệp đã tham mưu, đề xuất nhiều biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi

1 Trích Chỉ thị sô 28-CT/TW ngày 2-12-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng vê tiếp tục đổi mối và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam

Trang 27

cho các tố chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động phù hợp VỚI lợi ích quôc gia; hướng dẫn giúp đỡ các tố chức phi chính phu nước ngoài hoạt động theo quy định của pháp

luật Việt Nam Liên hiệp và một số tổ chức thành viên đã

tích cực triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu tham mưu trên các lĩnh vực chủ yêu: tình hình phong trào nhân dân thê giới: vấn để dân chủ nhân quyền; vấn để phát triến, toàn cầu hóa; tô chức và hoạt động của các tô chức phi chính phủ nước ngoài; quan hệ giữa Việt Nam với một sô' nước lớn

Liên hiệp đã có những đê xuât, kiến nghị, các cấp có thẩm quyền về chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo đôi với các vấn đề liên quan, đóng góp xây dựng các văn bản chỉ đạo các văn bản pháp quy có liên quan như:

+ Các hoạt động đối ngoại n h ân dân, vê công tác chỉ đạo đôi với hoạt động đôi ngoại nh ân dân; xây dựng Quy chế về thông n h ất quản lý hoạt động đôi ngoại; xây dựng

dự tháo Chi thị của Ban Bí th ư vê công tác đôi ngoại nhân dân

+ Chủ trì xây dựng dự thảo Chương trình quốc gia về xúc tiến vận động viện trợ phi c h ín h p h ủ nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010; dự thảo Q uyết định sô" 340 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định của Chính phủ vể quản lý hoạt động của các tố chức phi chính phủ nưóc ngoài tại

Việt Nam, tham gia dự lliảu Q uyếl định Hố 04/QD-TTg

của Thủ tướng Chính phủ Nghị định sô 93/NĐ-CP của Chính phủ vể quản lý viện trỢ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

243

Trang 28

+ Chủ trương, giải pháp, đôi sách đổi VỚI một sô vân

dề và quan hệ đôi ngoại quan trọng, nhất là quan hệ đỗi với các nưốc láng giềng, các nước lớn; vấn đê dân chủ, nhân quyền, vấn đề thúc đây giải quyết hậu quả chât độc

da cam tại Việt Nam

+ Chính sách hội nhập kinh tê quốc tế; chính sácb phát triển; vê cải cách giáo dục

+ Tô chức và quản lý hoạt động đối với các tô chức nhân dân Việt Nam thông qua việc đóng góp cho quá trình

dự thảo Luật về Hội; dự thảo Nghị định thay thê Nghị định sô 88 vê tố chức và quản lý hoạt động của Hội

Ngoài ra, Liên hiệp các Tô chức hữu nghị Việt Nam còn có những dóng góp để xuất, khuyên nghị khác theo yêu cầu của các cơ quan của Đảng và Nhà nước về các vấn

đề liên quan đến công tác đôi ngoại

- Liên hiệp làm nòng cốt hướng dẫn, phôi hợp tố chức hoạt động đôi ngoại nhân dân trong việc giữ gìn hòa bình, đoàn kết, hữu nghị một sô hoạt động đối ngoại nhân dân chung Là cơ quan thường trực của Uỷ ban Công tác vê các

tố chức phi chính phủ nước ngoài, Liên hiệp trực tiếp tham gia công tác quản lý nhà nước đôi với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam với các nhiệm vụ chính sau:

+ Nghiên cứu phục vụ công tác quản lý hoạt động của các tố chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

+ Thường xuyên phôi họp vúi các thành viên của nhóm công tác phi chính phủ nưốc ngoài, tham mưu cho u ỷ ban trong việc cấp, bổ sung, sửa đổi, gia hạn và thu hồi giấy phép hoạt động của tô chức phi chính phủ nước ngoài

Trang 29

+ Là đẩu môi xử lý công việc h ằn g ngày của Uý ban thay m ặt u ý b an làm việc vói các cơ quan, tô chức địa phương của Việt Nam và các tô chức phi chính phủ

nước ngoài

+ Tố chức, tham gia thẩm định các chương trình, dụ

án viện trợ của các tố chức phi chính phú nước ngoài: tham gia ý kiến với Bộ Tài chính vê các khoản viện trợ phi

dụ án thuộc thâm quyển quyết định của Thú tướng Chính

phủ: tô chức, tham gia theo dõi kiêm tra đánh giá việc thực hiện các dự án viện trợ của các tô chức phi chính phủ

nước ngoài và thực hiện chê độ báo cáo theo quy định

+ Phôi hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ ngành liên quan kiên nghị với Thú tướng Chính phủ vê chủ trương

vận động nước ngoài cứu trợ khẩn cấp

+ Hướng dẫn các đôi tác Việt Nam trong quan hệ nhận viện trợ và hợp tác với các tô chức phi chính phủ nước ngoài

+ Tổ chức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các đổi tác Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức

phi chính phủ nước ngoài

+ Làm thủ tục đón, theo dõi hoạt động và kết quả làm việc của các đoàn tố chức phi chính phủ nước ngoài vào

Việt Nam hoạt động viện trợ phi chính phủ theo quy dịnh hiện hành

- Tuy nhiên, hoạt động của Liên hiệp các Tô chức hữu nghị Việt Nam còn một sô" hạn chê như: trong quan

hệ đôi ngoại còn th iếu chiểu sâu, có lúc chưa phát huy

tố t vai trò của m ìn h với tư cách là m ột tổ chức phi chính

245

Trang 30

phủ chuyên trách về quan hệ đôi ngoại; việc thực hiện những nội dung, hình thức và biện pháp có lúc chưa

th ậ t sự linh hoạt, làm hạn chê đến khả năng p h át huy

th u ậ n lợi và yếu tô" ngoại lực phục vụ cho sự p h át triển đất nưốc, n h ất là trong điều kiện cách m ạng khoa học - công nghệ và xu th ế toàn cầu hóa phát triển m ạnh mẽ như ngày nay

4 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (dưới đây viết tắt là VCCI) được thành lập từ năm 1963, là tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm mục đích phát triển, bảo vệ, hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triên kinh

tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy các quan hệ hợp tác kinh

tế, thương mại, khoa học - công nghệ giữa Việt Nam với các nước trên cơ sỏ bình đảng và cùng có lợi

VCCI là tổ chức đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyển lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh

nghiệp ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc

tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp, liên kết giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, hiệp hội doanh nghiệp, xuc tiến và hỗ trợ các hoạt động thương mại đầu tư, hợp tác khoa học - công nghệ và các hoạt động kinh doanh khác của các doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài

Trang 31

Tông sô hội viên của VCCI là 65.000 doanh nghiệp, trong đó có 9.000 hội viên trực tiếp Vê cơ cấu: 20% hội viên là doanh nghiệp nhà nước; 80% hội viên là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vôn đầu tư nước ngoài

và hiệp hội doanh nghiệp Nếu xét theo vùng lãnh thổ, 35% hội viên thuộc các tỉnh phía Bắc, 50% thuộc các tỉnh phía Nam và 15% thuộc các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp lớn đều là hội viên của VCCI Đa sô" các hội viên của VCCI kinh doanh ổn định, có uy tín và thương hiệu trên thị trường, đóng góp tích cực vào sự phát

triển kinh tế - xã hội đất nước

Trong những năm qua, VCCI đã mở rộng các hoạt động vận động chính trị trong giới doanh nghiệp, tập hợp

và phản ánh nguyện vọng, ý kiến của doanh nghiệp, doanh nhân: tham mưu cho Đảng và Nhà nước vê các chính sách phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, thực hiện các biện pháp thúc đẩy p h á t triển doanh nghiệp; bước đầu khẳng định vai trò xã hội của VCCI là rất lớn và

nghiệp và sự phát triển xã hội

2 4 7

Trang 32

- VCCI tích cực tư vấn chính sách vê ban hành các nghị định phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Tham mưu góp ý vể các văn bản: Luật Doanh nghiệp, Quy chế Quỹ bảo lãnh tín dụng, Kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa

và nhỏ, triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó tiêu biểu là tổ chức các tuần ]ễ chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phương và ở cấp quốc gia

VCCI đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tham gia vào các hoạt động của Ban soạn thảo và tổ biên tập Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động; tham gia nhóm nghiên cứu Công ước ILO do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì; tham gia nhóm xây dựng thỏa ước lao động tập thê cho ngành dệt may Trong những năm gần đây, trước tình hình gia tăng các vụ đình công tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, VCCI đã chủ động phối hợp với các cơ quan lao động và công đoàn các tỉnh, thành phố để bàn biện pháp chấm dứt các vụ đình công, bảo đảm quyển lợi các bên và hạn chế các vụ đình công Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5-6-2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định

và tiến bộ trong doanh nghiệp, Quyết định sô" 1129/QĐ-TTg của Thủ tưống Chính phủ ngày 18-8-2008 vê việc ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW, VCCI đã tích cực triển khai xây dựng hệ thống tô chức đại diện người sử dụng lao động ở câ'p trung ương và địa phương, tập trung hỗ trợ xây dựng các hiệp hội doanh nghiệp ở

Trang 33

cáp tỉnh và ở các khu công nghiệp, khu chê xuât lớn

trong toàn quôc

Đê p h át triển tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động tại các địa phương VCCI đã thành lập Hội dồng Người sử dụng lao động tại các tỉnh Hà Tây, Nghệ An,

K hánh Hòa Lâm Đồng, thành phô' Đà Nằng Hội đồng có chức năng đại diện cho ngườ] sử dụng lao động tại các tỉnh, th à n h phố; thiết lập và triển khai cơ chê hợp tác ba bên tại địa phương vê quan hệ lao động và hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động thuận hòa tại các doanh nghiệp VCCI đã xây dựng và tô chức thực hiện cốc chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực quan hệ lao động VCCI cùng tích cực tham gia xây dựng Đê án "Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật vê quan hệ lao động và hoàn thiện

cơ chê phôi hợp giữa Nhà nưốc, chủ doanh nghiệp, công doàn đế giải quyết vấn đê tran h chấp lao động, vấn đê bảo hiểm xã hội, vấn đê lương tối thiểu" và nghiên cứu triển khai việc thí điểm xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại các khu công nghiệp, khu chê xuâ't nhằm giảm thiểu các cuộc đình công không đúng trình tự pháp luật Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, VCCI tham gia đê xuất

th à n h lập ủ y ban Q uan hệ lao động quốc gia xây dựng

và triển khai hoạt động trong khuôn khổ cơ chê hợp tác

ba bên ở phạm vi quôc gia va hợp tac hai ben trong doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện pháp lu ậ t lao

dộng và quan hệ lao động Hoạt động của VCCI trong các

cơ chê này đã có tác dụng xúc tiến xây dựng quan hệ lao

249

Trang 34

động ở Việt Nam, góp phần xây dựng quan hệ lao dộng thuận hòa trong doanh nghiệp, bảo đảm lợi ích cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

- VCCI quan tâm đào tạo, cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanh nghiệp, xúc tiến phát triển thị trường dịch vụ, hỗ trợ phát triển kinh doanh, gắn hoạt động hỗ trỢ doanh nghiệp VỐI phát triển kinh tê địa phương và xóa đói, giảm nghèo; thúc đây việc hợp tác giữa các cấp chính quyền vối doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, môi trường kinh doanh; hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại các địa phương Một trong các chương trình trọng tâm của VCCI

là Chương trình đào tạo khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB) được Tổ chức Lao động quốc tê (ILO)

và Sida hỗ trợ thực hiện và chuyển giao cho VCCI từ năm

2004 để mở rộng hoạt động và phát triển Đến nay, chương trình đã xây dựng được mạng lưối đội ngũ VỐI trên 300 giảng viên và đôi tác rộng khắp trong toàn quốc, kê cả

vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo VỐI các hình thức

đào tạo đa dạng, như đào tạo trực tiếp, đào tạo gián tiếp qua sóng phát thanh, đào tạo thông qua đội ngũ giảng viên chủ chôt Chương trình đào tạo có nội dung thực tiễn

cao được đánh giá là thực sự hữu ích đối với sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp; đến nay có trên

30.000 người đã tiếp cận chương trình Các chương trình của VCCI còn hướng tới "tạo việc làm co chất lượng" (việc làm đàng hoàng) Các chương trình tuyên truyền an toàn

vệ sinh lao động được VCCI tổ chức đến nhiều ngành nghề như: dệt may, da giày, khai thác đá VCCI đã phôi

Trang 35

hợp với các công ty bảo hiếm Ihiêt kê các sản phẩm bảo hiểm phù hợp với người lao động tại các doanh nghiệp, tô chức các khóa tập huân chuyên đê vê Luật Bảo hiểm xã hội; tổ chức các tọa đàm, trao đổi trên truyền hình vể các giải pháp ngăn ngừa đình công, các hội nghị phô biến chương trình quôc gia về an toàn lao động, phòng, chông HIV, AIDS tại nơi làm việc.

- Việc nâng cao châ't lượng bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp được VCCI quan tám một cách có hệ thông

và chi tiết tỉ mỉ, với các hoạt động như: Tố chức lớp đào tạo cán bộ nguồn của hệ thông VCCI vê an toàn vệ sinh lao động - bảo hiểm lao động; tổ chức các hội thảo, tập

h u ấn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quôc; xuât bản bản tin hàng quý, ápphích, pano, tợ rơi quảng

bá, biên tập các tiểu phẩm văn nghệ để nội dung tuyên

truyền về an toàn vệ sinh lao động; thực hiện công tác

truyền thông về dự án và các hoạt động trên trang web,

báo chí; viết tài liệu tập h u ấn về an toàn vệ sinh lao động cho ngưòi sử dụng lao động Hoạt động xây dựng quan

hệ lao động của VCCI tạo môi trường th u ậ n lợi cho doanh nghiệp đê phát triển sản xuất - kinh doanh; bảo đảm thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật; góp phần xây dựng giai cấp công nhân và đội ngũ doanh

n h â n Viột N um trong tliời kỳ đấy m ạnli công nghiệp lióa, hiện đại hóa đất nước

Ngoài ra, VCCI còn phối hợp VỚI Bộ Lao động - Thương binh và Xả hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

251

Trang 36

Bộ Tư pháp, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam nghiên cứu các công ước của Tô chức lao động quốc tế trình Chính phủ phê duyệt; tổ chức hội thảo quôc gia về"Giải pháp cho vân đê việc làm thanh niên" và công bô' Dự thảo Báo cáo kết quả khảo sát việc làm thanh niên ở Việt Nam: phôi hợp với Liên đoàn giới chủ Xingapo xây dựng giáo trình đào tạo về kỹ năng giao tiếp và làm việc theo nhóm Hỗ trỢ phát triển doanh nghiệp để xóa đói, giảm nghèo (Dự án PRISED) Dự án PRISED được xảy dựng nhằm góp phần vào việc thực hiện mục tiêu thứ hai của CPRGS về tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và phát triển doanh nghiệp nhỏ Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia hiệp ước toàn cầu VCCI là một đơn vị đi đầu trong việc triển khai các

dự án xây dựng môi trường kinh doanh bền vững VCCI phối hợp với UNDP triển khai dự án "Thúc đẩy vai trò của cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao trách nhiệm

xã hội dựa trên những nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu tại Việt Nam", tập trung sâu vào các khái niệm "Trách nhiệm xã hội" (CSR) nhằm bảo đảm các doanh ngh.ệp xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên nền tảng CSR và nỗ lực khắc phục các hậu quả từ hoạt động kinh doanh tác động đến xã hội và môi trường

VCCI tổ chức tham gia soạn thảo và đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, như Luật đưa người lao động đi Lìm việc ở nước ngoài, Luật Bình đẳng giới Các kiến nghị của VCCI về các vân để lao động tại các khu công nghiệp được

để cập nhiều trong các báo cáo gửi tới các cơ quan liên

Trang 37

quan Đặc biệt các vấn đề lao động nữ tại các khu công nghiệp và vấn để lao động tay nghề cho các khu công nghiệp cũng được VCCI quan tâm nghiên cứu và để xuất giải pháp.

Để góp phần thực hiện chương trình nâng cao năng

lực cho giới sử dụng lao động, chôYig buôn bán trẻ em, phụ nữ, VCCI đã tham gia nhóm công tác Hên ngành chông HIV/AIDS tại nơi làm việc thông qua các hội thảo, tổ chức chương trình nâng cao nhận thức cho người

sử dụng lao động và các khóa đào tạo VCCI còn tiên hành

các hoạt động hết sức tích cực trong việc xúc tiến bình

dẳng giới trong kinh doanh, quan tâm các hoạt động hỗ trỢ kinh doanh cho phụ nữ, hỗ trợ cho chị em vượt qua các cản trở vê giới, để các chị em giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong kinh doanh mà cả trong cuộc sông, tô chức đời sống gia đình

Hiện nay tại Việt Nam, trong khu vực doanh nghiệp nhỏ, cực nhỏ, hộ kinh doanh cá thê mới có khoảng 30% là phụ nữ đang điểu hành: trong gần 380.000 doanh nghiệp - công ty mới, có khoảng 25% phụ nữ giữ vai trò làm chủ hơặc giám đốc điều hành Đế góp phần khắc phục hạn chế việc này VCCI đặc biệt chú ý đến vân đê tạo việc làm cho người lao động khuyết tậ t thông qua các hoạt động như tạo trang web diễn đàn việc làm, hội chợ việc làm dành cho người tà n Lật

- Tích cực mở rộng quan hệ hợp tác quôc tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, góp phần phát triển xã hội, VCCI đã thiết lập quan hệ hợp tác với 120 Phòng

253

Trang 38

Thương mại và các tô chức xúc tiến thương mại trên thê giỏi Thông qua mạng lưới này, VCCI đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu và hợp tác đầu tư - kinh doanh; đã hướng dẫn

và tạo điểu kiện cho doanh nghiệp tham gia các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế, các tổ chức kinh tê và kinh doanh

quốc tế mà VCCI là thành viên và có quan hệ như Phòng Thướng mại quốc tê (ICC), Liên đoàn Phòng Thương mại châu Á - Thái Bình Dương (CACCI), Phòng Thương mại các nước ASEAN (ASEAN CCI), Hội đồng hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (PECC), Diễn đàn doanh nghiệp Á - Âu (ASEM), Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC BAC, Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), Diễn đàn doanh nghiệp tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS-BF) Đến năm 2008, VCCI đã ký trên 100 thỏa thuận hợp tác vói các Phòng Thương mại và Tổ chức xúc tiến thương mại tại các nưốc

Từ năm 2003 - 2008, VCCI đã tổ chức đón tiếp trên3.000 đoàn với 98.800 lượt doanh nhân nước ngoài vào Việt Nam khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư - kinh doanh Đã tổ chức 1.230 đoàn với 27.900 lượt doanh nhân Việt Nam ra nưốc ngoài tham dự các hội nghị quốc

tế, khảo sát thị trường, tham dự hội chợ triển lãm Các hoạt động này đã hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khâu, đặc biệt lù đôi với những m ặ t liàng như may mặc, thủ công mỹ nghệ, da giày, gạo, cà phê, thủy hải sản, những mặt hàng có tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân nói chung, người nghèo nói riêng

Trang 39

VCCI đã phôi hợp VÓI các tổ chức quôc tế xây dựng chương trình thành lập "Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát

triển bển vững" ở Việt Nam tạo cơ chê hỗ trợ phát triển

bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam VCCI đã cùng Tô chức phát triển công nghiệp Liên hợp quôc (UNIDO) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp xây dựng chương trình "Trách nhiệm xã hội" nhằm

đê cao vai trò của doanh nghiệp đôi với trách nhiệm xã hội, thông qua việc thực hiện các nguyên tắc của các hiệp ước, đồng thòi tăng cường hợp tác công - tư để phát triển kinh tê bền vững

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động VCCI cũng gặp

một số khó khăn, vướng mắc: Là một tổ chức tự chủ về tài chính, nên nguồn ngân sách không nhiều, do đó các hoạt dộng chưa chuyển biến thành những chương trình quốc

gia lớn, chưa tạo được độ bao phủ rộng toàn quốc; nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân trong vấn đê tạo công ăn việc làm,

xóa đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội còn hạn chế, gây khó k h ăn n h ấ t định cho hoạt động của VCCI; vai trò của VCCI trong việc tham gia dự thảo các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, đên các

vấn đê xã hội trong các doanh nghiệp, hoặc xuất p h át từ (loanh nghiệp chưa được phát huy tốt, còn nhiều trở ngại;

nang lực của VCC1 trong việc vận động đội ngũ Uoanli nhân mở rộng sản xuất, phát triển doanh nghiệp, thực

hiện các trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, p h át triển các hiệp hội doanh nghiệp, liên kết kinh doanh,

255

Trang 40

tham gia tích cực vào cơ chê ba bên xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng tốt với yêu cầu phát triển của nền kinh tê đất nước; việc hỗ trợ VCCI phát huy các sáng kiến, xây dựng các mô hình để cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động xã hội, từ đó nhân rộng chưa được thực hiện tốt; N hà nưóc chưa hỗ trợ thỏa đáng cho VCCI xây dựng các chương trình, dự án tạo điều kiện cho người dân thuộc nhóm yếu thế, tàn tật phụ nữ, dân tộc thiểu sô’ được tiếp cận thị trường, có việc làm phù hợp

5 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là tổ chức kinh tế -

xã hội do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện cùng nhau thành lập, có sứ mệnh liên kết và hỗ trợ các hợp tác xã phát triển Mục tiêu của Liên minh là xây dựng một cộng đồng phát triển, hợp tác và đoàn kết, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường sông, góp phần vào sự phát triển bền vững của đâ't nước

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam được tô chức ở Trung ương (Liên minh Hợp tác xã Việt Nam) và ở 63 tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương tập hợp 18.195 hợp tác xã và

54 liên hiệp hợp tác xã, trong đó có 8.500 hợp tác xã chuyển đổi và 9.fì95 hợp tác xã Ihành lập mới

Trong những năm qua, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

đã có nhiêu đóng góp quan trọng đôi với phát triển xã hội

và quản lý phát triên xã hội trên một sô mặt tiêu biểu:

Ngày đăng: 20/04/2019, 18:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w