1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ nội thành Hà Nội

62 94 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 4,74 MB

Nội dung

Làm rõ sự biến động về diện tích cũng như đánh giá nhanh mức độ phú dưỡng của các hồ nội thành Hà Nội sử dụng hiệu quả dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat miễn phí từ đó đề xuất các giải pháp giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian quan trắc so với phương pháp truyền thống.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA CHẤT Nguyễn Thiên Phương Thảo ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM TRONG GIÁM SÁT DIỆN TÍCH VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (Chương trình đào tạo chuẩn) Cán bộ hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Ha Ha Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, sinh viên xin cảm ơn TS.Nguyễn Thị Thu Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo phương hướng và giúp sinh viên hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Sinh viên cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ trong Bộ môn Địa chất môi trường, khoa Địa chất cùng các anh chị trong Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm động lực học Thủy khí Môi trường đã giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp tại Khoa, Trung tâm Cuối cùng, sinh viên xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ở bên động viên, quan tâm, đồng thời đóng góp những ý kiến quý báu trong thời gian thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thiên Phương Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI 4 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU 4 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC CÁC HỒ .5 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 5 1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .8 1.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC CÁC HỒ 12 CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 16 2.1.1 Ứng dụng của viễn thám trong nghiên cứu môi trường nước 16 2.1.2 Tổng quan về các công trình nghiên cứu về các hồ Ha Nội .19 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.2.1 Phương pháp khảo sát thực địa 20 2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu nước 23 2.2.3 Phương pháp phân tích ảnh vệ tinh 24 2.2.4 Phương pháp bản đồ va tính toán biến động 27 2.2.5 Phương pháp đánh giá tình trạng phú dưỡng 27 2.2.6 Phương pháp đánh giá độ chính xác 27 CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHANH ĐỘ PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT 29 3.1 BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH CÁC HỒ THEO NĂM 29 3.2.SƠ ĐỒ PHÂN BỐ CHLOROPHYLL-A THEO KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG NƯỚC CÁC HỒ 34 3.2.1 Phương trình tính toán nồng độ chlorophyll-a trong các hồ Ha Nội 34 3.2.2 Phân bố chlorophyll-a một số hồ có diện tích lớn ở nội thanh Ha Nội năm 2015 36 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MỨC ĐỘ PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ HÀ NỘI 40 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁM SÁT DIỆN TÍCH VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ HÀ NỘI SỬ DỤNG DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH 43 4.1 GIÁM SÁT VỀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC CÁC HỒ 43 4.2 GIÁM SÁT VỀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG Ở CÁC HỒ 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BOD5 CDOM COD DO TDS Nhu cầu oxy sinh hóa Các chất hữu cơ hòa tan có màu Nhu cầu oxy hóa học Nồng độ oxy hòa tan Tổng chất rắn hoà tan DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong thành phố Hà Nội 4 Hình 2: Dân số thành thị, nông thôn của Thủ đô Hà Nội qua các năm [2] .8 Hình 3: Dân số và mật độ dân số các quận, huyện của Hà Nội [2] 9 Hình 4: Mật độ trung bình của thực vật phù du trong nước hồ [3] 13 Hình 5: Mức độ ô nhiễm của 30 hồ [4] 14 Hình 6: Chất lượng nước Hồ Văn Chương được xác định ô nhiễm rất nặng 15 Hình 7: Sơ đồ các điểm khảo sát hồ Tây .21 Hình 8: Đo các chỉ tiêu nước hồ Tây đợt 1 22 Hình 9: Chụp ảnh phổ nước hồ Tây đợt 2 22 Hình 10: Sơ đồ các điểm khảo sát hồ Hoàn Kiếm 22 Hình 11: Chụp ảnh phổ và lấy mẫu nước ở hồ Hoàn Kiếm 22 Hình 12: Đo độ trong của nước hồ Tây bằng đĩa Secchi .23 Hình 13: Phân tích chỉ số chlorophyll-a trong phòng thí nghiệm 24 Hình 14: Ảnh gốc (a) và ảnh sau khi được hiệu chỉnh khí quyển (b) .26 Hình 15: Mặt nước được thể hiện rõ nét hơn thông qua hiển thị tỷ số kênh phổ 5:2 (b) so với ảnh toàn sắc (a) 26 Hình 16: Sơ đồ diện tích mặt nước năm 1989 (a), 1996 (b), 1999 (c), 2005 (d) , 2010 (e), 2015 (f) 29 Hình 17: Biến động tổng diện tích mặt nước các hồ nội thành Hà Nội giai đoạn 1989 – 2015 sử dụng dữ liệu ảnh Landsat TM và OLI 30 Hình 18: Biến động diện tích mặt nước hồ theo quận nghiên cứu 32 Hình 19: Đồ thị biểu diễn tương quan giũa nồng độ chlorophyll-a với tỷ lệ kênh phổ Green/Blue 1(a), Green/Blue 2(b), Red/NIR (c) và Green/Red (d) thu được từ ảnh Landsat 8/OLI .35 Hình 20: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Tây 30/5/2015 (a) và1/7/2015 (b) .36 Hình 21: Nước hồ Tây màu xanh lục .37 Hình 22: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Hoàn Kiếm 30/5/2015 (a) và 1/7/2015 (b) 37 Hình 23: Nước hồ Hoàn Kiếm màu xanh rêu, xung quanh bờ nổi váng đen 38 Hình 24: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Yên Sở 30/5/2015 (a) và 1/7/2015 (b) 38 Hình 25: Nước hồ Yên Sở xanh trong, có nhiều rác thải trôi nổi ngay bờ .39 Hình 26: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Linh Đàm 30/5/2015 (a) và 1/7/2015 (b) 39 Hình 27: Mặt nước hồ Linh Đàm đang bị rác thải bủa vây 5/2015 40 Hình 28: Nước ven bờ hồ Hoàn Kiếm 40 Hình 29: Nồng độ chlorophyll-a trong một số hồ Hà Nội 1/7/2015 .41 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Danh mục trang thiết bị sử dụng trong quá trình nghiên cứu 21 Bảng 2: Các ảnh vệ tinh sử dụng trong nghiên cứu .24 Bảng 3: Bảng phân loại mức độ phú dưỡng hồ của Carlson và Simpson [26] 27 Bảng 4: So sánh diện tích các hồ xác định được bằng phương pháp xử lý ảnh Landsat với diện tích xác định bằng phương pháp khác [theo 11, 16] 32 Bảng 5: So sánh nồng độ chlorophyll-a các hồ xác định được bằng phương pháp xử lý ảnh Landsat với nồng độ chlorophyll-a xác định bằng phương pháp khác (theo [16]) 42 MỞ ĐẦU Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng nên phần lớn các hồ nội thành Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh song Sự hình thành và biến đổi của các hồ nội thành Hà Nội đều gắn liền với sự phát triển đô thị.Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống kết nốivới các sông tiêu thoát nước của thủ đô Hà Nội Các hồ nội thành Hà Nội thường có diện tích từ một vài ha đến hàng trăm ha (hồ lớn nhất là hệ thống hồ Tây - Trúc Bạch –Quảng Bá) Các hồ thường nối với nhau tạo thành hệ thống chức năng thống nhất như hệ thống hồ Giảng Võ - Ngọc Khánh - Thành Công - Đống Đa - sông Tô Lịch, hồ Giám Văn Chương - Trung Tự - sông Lừ… Đây là một khung sinh thái đô thị trong đó hệ thống sông hồ đảm nhận các vai trò: tiếp nhận, điều hoà nước mưa, xử lý nước thải thông qua quá trình tự làm sạch, nuôi cá và là nơi vui chơi giải trí của nhân dân Hà Nội có khoảng 110 hồ [12], ao trong đó ở khu vực nội thành có 17 hồ thuộc quyền quản lý của Công ty thoát nước với tổng diện tích 146,2 ha Hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất là hồ Bảy Mẫu với diện tích 21,3 ha, và nhỏ nhất là 1,3 ha Các hồ này tiếp nhận trực tiếp nước thải, nước mưa của lưu vực thoát nước xung quanh sau đó tiêu thoát qua các mương thoát nước của thành phố Trừ Hồ Tây và hồ Hoàn Kiếm, được sử dụng cho mục đích cảnh quan du lịch nên hạn chế tiếp nhận nước thải thì các hồ còn lại đều đóng vai trò thoát nước và phục vụ vui chơi giải trí, nuôi cá của thành phố Hầu hết các hồ đều được hình thành trên nền đất trẻ, chịu sự tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh nên quá trình lão hoá diễn ra nhanh Trong những năm gần đây, khi tốc độ đô thị hoá của Hà Nội tăng lên rõ rệt, hệ thống thoát nước không được xây dựng theo kịp tốc độ đô thị hoá dẫn đến độ sâu của hồ nội thành giảm rõ rệt do các vật liệu bị nước mưa cuốn trôi, do xả nước thải và san lấp, lấn chiếm không gian của người dân sống xung quanh hồ Điều này cũng dẫn đến việc diện tích hồ bị thu hẹp rất nhiều so với ban đầu Bên cạnh đó, việc xả nước chưa qua xử lý, chứa một lượng rất lớn chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (nitơ và photpho) và các chất độc hại khác vào hồ làm cho hồ nhiễm bẩn Hiện tượng phú dưỡng gây “tảo nở hoa” và chết hàng loạt làm cho hệ sinh thái trong hồ bị nhiễm độc và khi lắng xuống cùng với cặn trong nước thải tạo nên lớp trầm tích đọng ở đáy hồ, làm cho hồ nông dần theo thời gian, nhất là tại nơi trực tiếp đón nhận nước thải; kéo theo đó là sự đổi màu của nước, nước có mùi hôi thối khiến cho hệ thống hồ Hà Nội không thể thực hiện được các chức năng của mình Do vậy, để có thể kịp thời bảo 1 vệ hệ sinh thái các hồ, việc đánh giá nhanh và dự báo sự phú dưỡng là vô cùng cần thiết Đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều phương pháp để xác định tình trạng phú dưỡng của hồ Hà Nội như dựa vào các nhóm sinh vật chỉ thị cho sự phú dương, đặc biệt là tảo [8,15]; dựa vào các thông số chất lượng khác như BOD, DO [48] hay phương pháp được sử dụng chủ yếu hiện nay là xác định nồng độ các chất nitơ và photpho trong hồ [14,51] Song phương pháp quan trắc truyền thống độ phú dưỡng trong nước đối với một số lượng lớn các hồ như ở Hà Nội thường gây tốn kém về mặt thời gian và kinh phí Điều này dẫn đến thực trạng thiếu dữ liệu trong việc quản lý các hồ nội thành Hà Nội hiện nay Trong khi đó trên thế giới, việc sử dụng viễn thám vào giám sát số lượng, diện tích hồ cũng như đánh giá mức độ phú dưỡng của các hồ nội địa thông qua chlorophyll-a - chỉ số trực tiếp phản ánh sức khỏe hệ sinh thái trong hồ đã trở nên phổ biến, hiệu quả và mang độ chính xác cao Mặc dù ở Việt Nam, chỉ số này chưa được đưa vào Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước song ở các nước phát triển như Úc và Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) [31] đều sử dụng chlorophyll-a là chỉ số đánh giá chính Xuất phát từ thực tiễn trên đề tài “Ứng dụng công nghệ viễn thám trong giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ nội thành Hà Nội” được chọn nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu của khoá luận là làm rõ sự biến động về diện tích cũng như đánh giá nhanh mức độ phú dưỡng của các hồ nội thành Hà Nội sử dụng hiệu quả dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat miễn phí từ đó đề xuất các giải pháp giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian quan trắc so với phương pháp truyền thống Để đạt được mục tiêu đó, các nhiệm vụ đã được thực hiện bao gồm: khảo sát đo đạc, lấy mẫu nước thực tế tại các hồ; phân tích mẫu nước trong phòng thí nghiệm; thu thập ảnh viễn thám phù hợp cho mục đích nghiên cứu; phân tích, xử lý các số liệu viễn thám đã thu thập được, dùng các phần mềm chuyên ngành xây dựng các sơ đồ, biều bảng, bản đồ,… để đánh giá hiện trạng biến động số lượng diện tích các hồ từ năm 1989 đến năm 2015; đánh giá mức độ phú dưỡng nước các hồ trong năm 2015 qua đó đề xuất các giải pháp giám sát và bảo vệ các hồ ở Hà Nội sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về các hồ nội thành Hà Nội Chương 2: Lịch sử và phương pháp nghiên cứu 2 Chương 3: Biến động diện tích và đánh giá nhanh độ phú dưỡng các hồ nội thành Hà Nội sử dụng ảnh Landsat Chương 4: Đề xuất giải pháp giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ Hà Nội sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Các kết quả thu nhận được của khoá luận có ý nghĩa góp phần xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận về ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS vào nghiên cứu đánh giá nhanh tác động của đô thị hóa đến các hồ ở nội thành Hà Nội, cung cấp một phương pháp giám sát tiết kiệm, hiệu quả để xác định nhanh độ phú dưỡng của các hồ từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát và bảo vệ môi trường nước các hồ nội thành Hà Nội sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÙNG NGHIÊN CỨU Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang - Bắc Ninh - Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình - Phú Thọ ở phía Tây Sau khi mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn Vùng được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu của khóa luận là 8 quận nội thành Hà Nội, bao gồm các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai (hình 1) Hình 1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu trong thành phố Hà Nội 4 (a) (b) Hình 24: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Yên Sở 30/5/2015 (a) và 1/7/2015 (b) Sự biến động nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Yên Sở có thể thấy trực giác ở hình 24 Cụ thể nồng độ chlorophyll-a trong tháng 7 ở hệ thống 2 hồ lớn phía trên thấp hơn nhiều so với tháng 5 mặc dù tại trung tâm hồ một số điểm có nồng độ chlorophyll-a tăng vọt lên mức trên 95 µg/L, tuy nhiên nhìn chung tình trạng phát triển của tảo có xu hướng giảm dần Trái ngược lại, tại hệ thống 3 hồ nhỏ, nồng độ chlorophyll-a lại tăng dần theo thời gian từ khoảng 70 µg/L tăng lên mức trên 85 µg/L 42 Hình 25: Nước hồ Yên Sở xanh trong, có nhiều rác thải trôi nổi ngay bờ  Hồ Linh Đam (a) (b) Hình 26: Phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Linh Đàm 30/5/2015 (a) và 1/7/2015 (b) Sự phân bố nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Linh Đàm có thể thấy trực giác ở hình 26 Cụ thể nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Linh Đàm vào tháng 7 có xu hướng thấp hơn so với tháng 5, với nồng độ chlorophyll-a trung bình là 65,09 µg/L giảm 13,63 µg/L so với tháng 5 43 Hình 27: Mặt nước hồ Linh Đàm đang bị rác thải bủa vây 5/2015 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MỨC ĐỘ PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ HÀ NỘI Theo chỉ số trạng thái phú dưỡng TSI được phát triển bởi Carlson [26], nước hồ Tây đang trong trạng thái siêu phú dưỡng (hypereutrophic) với nồng độ chlorophyll-a cao nhất vào mùa hè lên tới 113,79 µg/L và nồng độ chlorophyll-a trung bình trong nước dao động từ 65,55 µg/L đến 75,55 µg/L, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức xảy ra hiện tượng tảo nở hoa ( > 155 µg/L) Hơn thế nữa, với kết quả phân tích độ trong của nước dao động từ 0,27 m đến mức sâu nhất có thể nhìn thấy là 0,32 m, đã thêm một lần nữa khẳng định tình trạng siêu phú dưỡng của nước hồ Hình 28: Nước ven bờ hồ Hoàn Kiếm Hình 29 biểu diễn nồng độ chlorophyll-a trong nước vào tháng 7 của 17 hồ trong vùng nghiên cứu Kết quả chỉ ra rằng toàn bộ các hồ đều đang ở trong trạng thái siêu phú dưỡng theo chỉ số dinh dưỡng của Calrson, nồng độ chlorophyll-a trung bình trong các hồ dao động từ khoảng 60 µg/L đến 90 µg/L, vẫn thấp hơn so với mức xảy ra hiện tượng tảo nở hoa (> 155 µg/L) Đáng lưu ý, với nồng độ chlorophyll-a cao nhất vào mùa hè lên tới 143,2 µg/L, nước hồ Hoàn Kiếm đang trong trạng thái đáng báo động của mức độ siêu phú dưỡng Trong quá trình khảo sát thực địa cũng có thể thấy nước hồ Hoàn Kiếm có màu xanh rêu, vùng nước ven 44 bờ nổi váng đen và nhiều xác thự vật (hình 23,28) Mặc dù vậy vẫn có vài điểm của một số hồ vẫn có nồng độ chlorophyll-a nằm trong mức phú dưỡng (eutrophic) như hồ Thanh Nhàn, Trúc Bạch và Yên Sở 155.00 135.00 Nồng độ chlorophyll-a (µg /L) 115.00 95.00 75.00 55.00 35.00 15.00 õ ẫu ẫu a y g g g h g g ở ân m m ân àn T â Kiế ng Đ Đà ng V M M Đồn uan uan a T Côn Nh Bạc ên S Qu Côn ồ Y ng ịnh H àn Đố inh Giả Bảy Ba am n Q h Q ghĩ nh nh rúc à ha L T N hiề Lin N h hô Đ Ho T T K T min Eutrophic max Hypereutrophic average Hình 29: Nồng độ chlorophyll-a trong một số hồ Hà Nội 1/7/2015 Để kiểm chứng độ chính xác về nồng độ chlorophyll-a trong nước xác định từ ảnh vệ tinh Landsat 8/OLI ngày 1/7/2015, sinh viên đã so sánh với kết quả phân tích mẫu lấy ngày 7/7/2015 đã được Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng công bố vào tháng 10/2015 trong Báo cáo Hồ Hà Nội 2015 (bảng 5) 45 Bảng 5: So sánh nồng độ chlorophyll-a các hồ xác định được bằng phương pháp xử lý ảnh Landsat với nồng độ chlorophyll-a xác định bằng phương pháp khác (theo [16]) Hồ Ba Mẫu Đống Đa Giảng Võ Phương pháp xử lý ảnh viễn thám Min (µg/L) Max (µg/L) TB (µg/L) 59,54 92,33 71,50 56,40 77,37 59,79 76,97 87,67 82,71 Phương pháp khác (µg/L) 61 - 98 98 – 132 95 – 185 Nghĩa Tân 70,77 104,47 76,52 92 – 119 Thiền Quang 67,60 81,53 73,50 109 - 212 Theo bảng 5 có thể thấy nồng độ chlorophyll-a được tính toán từ ảnh vệ tinh đều có giá trị nằm trong khoảng giá trị doTrung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng công bố Kết quả phân tích nồng độ chlorophyll-a từ ảnh vệ tinh tại hồ Ba Mẫu là 59,54 µg/L so với kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm chỉ sai khác 1,73% Tuy nhiên do mỗi hồ, Trung tâm chỉ lấy 2 mẫu phân tích chlorophyll-a và không rõ địa điểm lấy mẫu nên chưa thể phản ánh được một cách chính xác nồng độ chlorophyll-a của cả hồ Kết quả tính toán cho thấy ảnh Landsat hoàn toàn phù hợp và có khả năng giám sát mức độ phú dưỡng của các hồ Hà Nội dựa trên việc đánh giá nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ Ưu điểm nổi bật của phương pháp là cho dữ liệu ở diện rộng có tính bao quát, khả năng lặp lại của dữ liệu nhất quán về thời gian Hơn thế nữa phương pháp cũng cho phép tự động hóa việc tạo và cập nhật bản đồ, thống kê hiện trạng các hồ trên diện rộng, thời gian dài và hiệu quả về giá thành 46 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIÁM SÁT DIỆN TÍCH VÀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG CÁC HỒ HÀ NỘI SỬ DỤNG DỮ LIỆU ẢNH VỆ TINH 4.1 GIÁM SÁT VỀ DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC CÁC HỒ Việc giám sát biến động diện tích mặt nước các hồ là một trong những ứng dụng cơ bản và dễ dàng thực hiện của viễn thám nhưng hiện nay Hà Nội lại chưa có thông tin đầy đủ diện tích mặt nước các năm của các hồ Các kết quả theo phương pháp giám sát truyền thống đã được công bố đều bao gồm cả phần diện tích kè và hành lang bờ hồ Ví dụ như năm 2015, hồ Ngọc Khánh đang trong quá trình nạo vét nên hồ chỉ còn một lượng nước nhỏ là nước thải chảy vào hồ nhưng theo báo cáo “Hồ Hà Nội 2015” diện tích hồ vẫn là 35.881 m2 Do vậy mà các kết quả thống kê trên không thể phản ánh trực tiếp và toàn diện biến động diện tích mặt nước các hồ theo mùa (khô và mưa) và theo năm để từ đó đưa ra các đánh giá cũng như biện pháp quản lý hiệu quả dựa trên hiện trạng các hồ Trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh trong giám sát diện tích mặt nước các hồ, có thể đưa ra một số giải pháp như: - Bố trí nhiệm vụ quan trắc giám sát diện tích mặt nước bằng phương pháp viễn thám thành các nhiệm vụ thường xuyên cố định như nhiệm vụ của các trạm quan trắc môi trường thay vì mang tính thời vụ hoặc phụ thuộc vào các đề tài nghiên cứu như trước đây; - Xây dựng lớp dữ liệu nền về diện tích mặt nước các hồ có mức độ thông tin chi tiết hơn phù hợp với yêu cầu quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực trong và ngoài ngành tiếp cận và sử dụng tư liệu; - Tăng cường các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đối với các cán bộ quản lý và các cán bộ kỹ thuật trong các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hồ về công nghệ viễn thám trong giám sát diện tích 4.2 GIÁM SÁT VỀ TÌNH TRẠNG PHÚ DƯỠNG Ở CÁC HỒ Bên cạnh các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh trong giám sát diện tích mặt nước các hồ, một số giải pháp cần thiết được đưa ra để tăng cường ứng dụng viễn thám trong giám sát tình trạng phú dưỡng ở các hồ bao gồm:  Tích hợp viễn thám và các phương pháp quan trắc giám sát truyền thống 47 Mặc dù với các lợi thế về thời gian, tài chính, độ chính xác cao song sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh trong giám sát tình trạng phú dưỡng ở các hồ nội địa là một phương pháp mới ở Việt Nam nên vẫn còn gặp rất nhiều hạn chế và tranh cãi về mức độ chính xác của kết quả, trong khi đó phương pháp quan trắc truyền thống lại gây tốn kém về thời gian, tài chính và đặc điểm quan trắc rời rạc theo điểm Hơn thế nữa, khiếm khuyết lớn của phương pháp truyền thống đó là dữ liệu thu thập được chỉ đại diện cho một khu vực hạn chế quanh điểm được quan trắc Vì lý do kinh tế, nên số lượng các điểm quan trắc hiếm khi đủ dầy để có thể tính toán chính xác các thông số môi trường cho cả một khu vực rộng lớn và có số lượng hồ lớn như ở Hà Nội Chính vì vậy, phương pháp xử lý tích hợp viễn thám và các phương pháp quan trắc giám sát truyền thống sẽ là giải pháp mang lại hiệu quả rất đáng mong đợi, nhất là khi chất lượng của ảnh vệ tinh được cung cấp miễn phí đang ngày được cải thiện với độ phân giải cao hơn Molly Reif viết trong báo cáo cho Hiệp hội Kỹ sư Quân đội Hoa Kỳ [32] đã đề cập đến năm ưu điểm nổi bật nhất của cách kết hợp này: (1) cung cấp cái nhìn tổng quát vùng quan trắc để theo dõi hiệu quả hơn những thay đổi theo không gian và thời gian; (2) cung cấp đồng thời thông tin chất lượng nước tại nhiều vị trí trên một diện tích lớn tại cùng một thời điểm; (3) cung cấp chuỗi số liệu toàn diện nhiều năm chỉ ra xu hướng thay đổi của chất lượng nước theo thời gian; (4) cung cấp một công cụ hỗ trợ quyết định mức độ ưu tiên các vị trí, thời gian thực hiện điều tra, khảo sát và lấy mẫu nước; (5) cung cấp một ước tính chính xác các thành phần hoạt tính quang học mô tả chất lượng nước Như vậy có thể thấy, với việc phối hợp ưu thế của 2 phương pháp sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giám sát tình trạng phú dưỡng các hồ Hà Nội một cách thống nhất và đồng bộ, nhờ đó việc ra quyết định của các nhà quản lý môi trường có cơ sở khoa học, tính chính xác, độ tin cậy được nâng lên  Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, đưa công nghệ viễn thám thành một cấu phần của hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường Hiện nay Việt Nam đã và đang ban hành một sốvăn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực viễn thám gồm: - Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường; - Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; 48 - Quyết định số 81/2010/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về thu nhận, lưu trữ, xử lý, khai thác và sử dụng dữ liệu viễn thám quốc gia Có thể nói hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về viễn thám ở Việt Nam hiện nay chưa đầy đủ do vậy mà chưa có được các công cụ, thiết chế đủ mạnh, có đủ nguồn lực, năng lực để thống nhất điều chỉnh việc quản lý và thực thi các hoạt động của Nhà nước về viễn thám nói chung và ứng dụng viễn thám trong giám sát chất lượng nước nói riêng Để tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám trong quan trắc, giám sát chất lượng nước cũng như các loại tài nguyên môi trường khác cần đẩy nhanh việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động viễn thám; các văn bản hướng dẫn áp dụng Nghị định, chính sách về ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám, về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn hóa các định dạng và định chuẩn trong ứng dụng và phát triển công nghệ viễn thám; quy chế về quản lý, trao đổi và cung cấp thông tin viễn thám, về sử dụng chung các cơ sở viễn thám liên ngành; về lưu trữ, quản lý, khai thác và sử dụng những thông tin, số liệu điều tra nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm đầu tư cho Nhà nước; các tiêu chuẩn về viễn thám, bao gồm các quy trình, quy phạm xử lý và sử dụng tư liệu viễn thám vào các lĩnh vực chuyên ngành đồng thời đưa công nghệ viễn thám thành một cấu phần của hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường Ngoài ra, để tận dụng tăng cường ứng dụng công nghệ viễn thám trong quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước nói chung và mức độ phú dưỡng các hồ nội địa nói riêng thì một số các vấn đề cấp bách sau đây cần được đầy mạnh: - Bổ sung các nghiên cứu, giám sát chất lượng nước bằng việc kết hợp nhiều nguồn ảnh vệ tinh và nguồn dữ liệu quan trắc tại địa phương làm cơ sở khoa học cho quản lý vàphát triển bền vững các hồ Hà Nội; - Tăng cường công tác đào tạo nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn sâu về viễn thám ứng dụng cho từng lĩnh vực của Bộ tài nguyên và Môi trường; - Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế tạo điều kiện nâng cao trình độ khoa học, tăng cường học hỏi kinh nghiệm và thông tin của các nước đi trước, tăng cường khả năng tiếp cận, tiếp thu kiến thức tiên tiến trong công nghệ viễn thám thời kỳ hiện đại 49 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ kết quả thu được của khóa luận có thể đi đến một số kết luận sau: 1 Dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat có độ phân giải phù hợp cho đánh giá và giám sát diện tích mặt nước và tình trạng phú dưỡng của các hồ nội thành Hà Nội 2 Diện tích mặt nước của các quận nội thành Hà Nội qua các năm 1989, 1996, 1999, 2005, 2010 và 2015 đều có xu hướng giảm dần theo thời gian (từ 1.844,1 ha năm 1989 giảm xuống còn 1.060,29 ha năm 2015) Một số hồ có diện tích giảm nghiêm trọng là Yên Sở (64%), Quảng Bá (62,9%), Linh Đàm (49,7%), Ba Mẫu (33,9%) 3 Theo kết quả tính toán nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ và dựa trên chỉ số trạng thái phú dưỡng TSI để đánh giá mức độ phú dưỡng thì hầu hết các hồ đều đang ở trạng thái siêu phú dưỡng, ngoại trừ vài điểm của một số hồ vẫn có nồng độ chlorophyll-a nằm trong mức phú dưỡng như hồ Thanh Nhàn, Trúc Bạch và Yên Sở 4 Ứng dụng viễn thám trong quản lý và giám sát môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên nước mặt nói riêng ở nước ta là một phương pháp mới nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong ứng dụng Để nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh trong giám sát diện tích và tình trạng phú dưỡng các hồ nội địa Hà Nội cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng quy trình giám sát cụ thể và có kế hoạch chuyển giao cho các cơ quan chức năng tại địa phương 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Nguyễn Tác An và nnk (2001), Sử dụng kỹ thuật hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ phân vùng và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven bờ vịnh Nha Trang, Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập XI, tr, 241-255, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2 Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Niên giám thống kê Hà Nội 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 3 Nguyễn Địch Dỹ (2006), “Sông ngòi, hồ, đầm lầy Hà Nội xưa”, TC Kiến trúc (số 2), tr.17-19 4 Lê Thu Hà, Ngô Quang Dự và nnk (2005), Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-0524: Áp dụng phương pháp phân tích ma trận trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN 5 Lê Thu Hà, Bùi Thị Hoa (2005), Hiện trạng các hồ Hà Nội, Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN 6 Hồ Thanh Hải (2010), Về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm xử lý chất lượng nước, Hội thảo: Cải tạo Môi trường hồ ở Hà Nội, ngày 29/4/2010 7 Nguyễn Thị Hưởng (2011), Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010, Luận văn Thạc sỹ Khoa Học Môi Trường, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội 8 Phạm Thị Mai, Trần Tuyết Thu, Nguyễn Kiều Băng Tâm (2005), Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu mã số QT-03-25: Chất lượng nước hồ Tây và mối liên quan với số lượng của một vài nhóm vi sinh vật tham gia quá trình làm sạch nước hồ, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN 9 Nguyễn Đình Minh, Phạm Văn Quýnh và nnk (2002), Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-00-22: Nghiên cứu tài nguyên nước mặt khu vực Hà Nội bằng phương pháp viễn thám và GIS, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN 51 10 Sawaki, TS Artbanu Wishnu Aji, TS.Trần Anh Tuấn (2010), Môi trường đô thị ven hồ và chất lượng cuộc sống, Hội thảo Khoa học quốc tế Phát triển Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Hà Nội 11 Sở Giao thông Công chính Hà Nội (2002), Quy hoach phát triển giao thông công chính thủ đô Hà Nội, Tài liệu UBND Hà Nội 12 Trịnh Thị Thanh (2010), Chất lượng nước hồ Hà Nội và các biện pháp cải thiện, Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình 13 Lê Thị Hiền Thảo (1999), Nghiên cứu quá trình xử lý sinh học và ô nhiễm nước ở một số hồ Hà Nội, Luận án tiến sỹ Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội 14 Đặng Thị Thơm, Hoàng Trung Kiên, Vũ Thị Nguyệt, Đặng Đình Kim (2009), Nghiên cứu một số yếu tố môi trường và hệ vi tảo tại hồ Hoàn Kiếm trước khi ứng dụng công nghệ hút bùn, Báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam 15 Dương Thị Thủy, Lê Thị Phương Quỳnh (2012), “Đa dạng quần xã tảo Silic bám tại hồ Tây”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (3) (2012) 361-365 16 Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (2015), Báo cáo Hồ Hà Nội 2015, NXB Phụ nữ, Hà Nội 17 Viện Tin học Doanh nghiệp (2013), Báo cáo kết quả điều tra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, làng nghề và nhu cầu được hỗ trợ, Hà Nội Tiếng Anh 18 Aiken, J., G.F Moore, C.C Trees, S.B Hooker, and D.K Clark (1995), The SeaWiFS CZCS-Type Pigment Algorithm SeaWiFS Technical Report Series, NASA Technical Memorandum 104566, Vol 29 Goddard Space Flight Center, Greenbelt, Maryland 19 Albright TP, Ode DJ, (2011), “Monitoring the dynamics of an invasive emergent macrophyte community using operational remote sensing data”, Hydrobiologia 661:469-474 20 Antoine, D., and A Morel (1999), “A multiple scattering algorithm for atmospheric correction of remotely sensed ocean colour (MERIS 52 instrument): principle and implementation for atmospheres carrying various aerosols including absorbing ones”, Int J Remote Sens., 20: 1875-1916 21 Antoine, D., Morel, A., Gordon, H.R., Banzon, V.F and R.H Evans (2005), “Bridging ocean color observations of the 1980's and 2000's in search of long-term trends”, Journal of Geophysical Research, VOL 110, C06009, doi:10.1029/2004JC002620 22 APHA (1998) Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 20th edition American Public Health Association, Washington DC, 1220p 23 Brezonik P, Menken KD, Bauer M (2005), “Landsat-based remote sensing of lake water quality characteristics, including chlorophyll and colored dissolved organic matter (CDOM)”,Lake Reserv Manage 21:373-382 24 Bukata, R.P., Bruton, J.E., Jerome, J.H., Jain, S.C., & Zwick, H.H (1981), “Optical water quality model of Lake Ontario 2: Determination of chlorophyll a and suspended mineral concentrations of natural waters from submersible and low altitude optical sensors”, Applied Optics, 20, 1704– 1714 25 Carder, K.L.; Chen, F.R.; Cannizzaro, J.P.; Campbell, J.W.; Mitchell, B.G (2004), “Performance of the MODIS semi-analytical ocean color algorithm for chlorophyll-a”, Adv Space Res., 33, 1152–1159 26 Carlson, R.E and J Simpson (1996),A Coordinator’s Guide to Volunteer Lake Monitoring Methods North American Lake Management Society, Madison, WI 27 Dekker AG, Vos RJ, Peters SWM (2002), “Analytical algorithms for lake water TSM estimation for retrospective analyses of TM and SPOT sensor data”, Int J Remote Sens 23:15-35 28 Dekker.A (1993), Detection of the optical water quality parameters for eutrophic waters by high resolution remote sensing, Ph.D thesis, Free University, Amsterdam, The Netherlands 29 Dekker, A.G., Malthus, T., & Seyhan, E (1991), “Quantitative modelling of inland water quality for high-resolution MSS systems”, IEEE Transactions on Geoscience and Remote Sensing, 29, 89–95 53 30 Eleveld MA (2012), “Wind-induced resuspension in a shallow lake from Medium Resolution Imaging Spectrometer (MERIS) full-resolution reflectances”, Water Resour Res 48:W04508 31 EPA (2010), Chapter 5: Trophic State of Lakes, In: National Lakes Assessment A collaborative Survey of the Nation’s Lakes EPA 841-R-09-001, April 2010, pp 44-46 32 ERDC/EL TR-11-13 (2001), Remote Sensing for Inland Water Quality Monitoring: A U.S Army Corps of Engineers Perspective Environmental Laboratory Joint Airborne Lidar Bathymetry Technical Center of eXpertise 33 Giardino C, Oggioni A, Bresciani M, Yan H (2010), “Remote sensing of suspended particulate matter in Himalayan lakes: a case-study of alpine lakes in the Mount Everest region”, Mt Res Dev 30:157-168 34 Gilerson, A.A., Gitelson, A.A., Zhou, J., Gurlin, D., Moses, W.J., Ioannou, I., Ahmed, S.A., (2010), “Algorithms for remote estimation of chlorophyll-a in coastal and inland waters using red and near-infrared bands”, Optics Express 18, 24109e24125 35 Gitelson A., GurlinD ,Moses W.J., Barrow T (2009), “A bio-optical algorithm for the remote estimation of the chlorophyll-a concentration in case 2 waters”, Environmental Research Letters, 4/045003, p 5 36 Gitelson, A (1992), “The peak near 700 nm on radiance spectra of algae and water: Relationships of its magnitude and position with chlorophyll concentration”, International Journal of Remote Sensing, 13, 3367–3373 37 Gitelson, A., Garbuzov, G., Szilgyi, F., Mittenzwey, K -H., Karnieli, A., & Kaiser, A (1993), “Quantitative remote sensingmethods for realtimemonitoring of inland waters quality”, International Journal of Remote Sensing, 14, 1269–1295 38 Gons, H.J., Auer, M.T., & Effler, S.W (2008), “MERIS satellite chlorophyll mapping of oligotrophic and eutrophic waters in the Laurentian Great Lakes”, Remote Sensing of Environment, 112, 4098–4106 39 Ha N T T and Koike K (2011), “Integrating satellite imagery and geostatistics of point samples for monitoring spatio-temporal changes of 54 total suspended solids in bay waters: application to Tien Yen Bay (Northern Vietnam)”, Frontiers of Earth Science, V.5 (3): 305-316 40 Ha N T T., Koike K and Nhuan M.T (2014), “Improved Accuracy of Chlorophyll-a Concentration Estimates from MODIS Imagery Using a TwoBand Ratio Algorithm and Geostatistics: As Applied to the Monitoring of Eutrophication Processes over Tien Yen Bay (Northern Vietnam)”, Remote Sens 421-442; doi:10.3390/rs6010421 41 Horion, S., N Bergamino, S Stenuite, J.-P Descy, P.-D Plisnier, S A Loiselle, and Y Cornet (2010), “Optimized extraction of daily bio-optical time series derived from MODIS/Aqua imagery for Lake Tanganyika, Africa”, Remote Sensing of Environment 114: 781–791 42 Kallio K., Koponen S and Pulliainen J (2003), “Feasibility of airborne imaging spectrometry for lake monitoring - a case study of spatial chlorophyll a distribution in two meso-eutrophic lakes”, International Journal of Remote Sensing, V 24:3771-3790 43 Koponen, S., Attila, J., Pulliainen, J., Kallio, K., Pyhälahti, T., Lindfors, A., et al (2007), “A case study of airborne and satellite remote sensing of a spring bloom event in the Gulf of Finland”, Continental Shelf Research, 27, 228– 244 44 Kratzer S, Håkansson B, Sahlin C (2003), “Assessing Secchi and photic zone depth in the Baltic Sea from satellite data”, Ambio 32:577-585 45 Kutser T (2009), “Passive optical remote sensing of cyanobacteria and other intense phytoplankton blooms in coastal and inland waters”, Int J Remote Sens 30:4401-4425 46 Kutser T, Paavel B, Metsamaa L (2009), “Mapping coloured dissolved organic matter concentration in coastal waters”,Int J Remote Sens 30:5843-5849 47 Kutser T, Pierson DC, Kallio K, Reinart A, Sobek S (2005), “Mapping lake CDOM by satellite remote sensing”, Remote Sens Environ 94:535-540 48 Le Thu Ha (2008), “The eutrophication and phytoplankton biodiversity of some lakes in Hanoi, Vietnam” 55 49 Le, C.; Hu, C.; English, D.; Cannizzaro, J.; Kovach, C (2013), “Climate-driven chlorophyll-a changes in a turbid estuary: Observations from satellites and implications for management” Remote Sens Environ 2013, 130, 11–24 50 Lesht B.M., Barbiero R.P & Warren G.J (2013), “A band-ratio algorithm for retrieving open-lake chlorophyll values from satellite observations of the Great Lakes”, Journal of Great Lakes Research, 39, 138–152 51 Luu Lan Huong, Bui Thi Hoa, Do Van Thanh, Nguyen Thi Thanh Nga (2008), “The current state on water quality, eutrophication and biodiversity of West Lake (Hanoi, Vietnam)” 52 Matthews M.W., Bernard S., Winter K (2010), “Remote sensing of cyanobacteria-dominant algal blooms and water quality parameters in Zeekoevlei, a small hypertrophic lake, using MERIS”, Remote Sensing of Environment, 114 (9), pp 2070–2087 53 Matthews MW (2011), “A current review of empirical procedures of remote sensing in inland and near-coastal transitional waters”, Int J Remote Sens 32:21:6855-6899 54 Morel, A.; Prieur, L (1977), “Analysis of variations in ocean color” Limnol Oceanogr"., 22, 709-722 55 Oesch D, Jaquet JM, Klaus R, Schenker P, (2008), “Multi-scale thermal pattern monitoring of a large lake (Lake Geneva) using a multi-sensor approach”, Int J Remote Sens 29:5785-5808 56 Olmanson LG, Bauer ME, Brezonik PL (2008), “A 20-year Landsat water clarity census of Minnesota’s 10,000 lakes”, Remote Sens Environ 112 4086-4097 57 O'Reilly, J.E., S Maritorena, B.G Mitchell, D.A Siegel, K.L Carder, S.A Garver, M Kahru, and C McClain (1998), “Ocean color chlorophyll algorithms for SeaWiFS”, Journal of Geophysical Research, 103:24, 937-24, 953 58 Palmer S.C.J., Tiit Kutser, Peter D Hunter (2014), “Remote sensing of inland waters: Challenges, progress and future directions”, Remote Sensing of Environment (2014), http://dx.doi.org/10.1016/j.rse.2014.09.02 56 ... chlorophyll-a số đánh giá Xuất phát từ thực tiễn đề tài ? ?Ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát diện tích tình trạng phú dưỡng hồ nội thành Hà Nội? ?? chọn nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp chuyên... ĐẦU Thành phố Hà Nội nằm vùng địa hình thấp đồng bằng sông Hồng nên phần lớn hồ nội thành Hà Nội có ng̀n gốc từ vùng trũng từ nhánh song Sự hình thành biến đổi hồ nội thành Hà Nội. .. hồ Hà Nội thường gây tốn mặt thời gian kinh phí Điều dẫn đến thực trạng thiếu dữ liệu việc quản lý hồ nội thành Hà Nội Trong giới, việc sử dụng viễn thám vào giám sát số lượng, diện tích

Ngày đăng: 20/04/2019, 09:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tác An và nnk (2001), Sử dụng kỹ thuật hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ phân vùng và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven bờ vịnh Nha Trang, Tuyển tập Nghiên cứu biển, tập XI, tr, 241-255, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng kỹ thuật hệ thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các bản đồ phân vùng và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường vùng ven bờ vịnh Nha Trang
Tác giả: Nguyễn Tác An và nnk
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2001
2. Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2014), Niên giám thống kê Hà Nội 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Hà Nội 2013
Tác giả: Cục Thống kê thành phố Hà Nội
Năm: 2014
4. Lê Thu Hà, Ngô Quang Dự và nnk (2005), Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-05- 24: Áp dụng phương pháp phân tích ma trận trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-05-24: Áp dụng phương pháp phân tích ma trận trong quan trắc và đánh giá chất lượng nước một số hồ Hà Nội
Tác giả: Lê Thu Hà, Ngô Quang Dự và nnk
Năm: 2005
6. Hồ Thanh Hải (2010), Về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm xử lý chất lượng nước, Hội thảo: Cải tạo Môi trường hồ ở Hà Nội, ngày 29/4/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm xử lý chất lượng nước
Tác giả: Hồ Thanh Hải
Năm: 2010
7. Nguyễn Thị Hưởng (2011), Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010, Luận văn Thạc sỹ Khoa Học Môi Trường, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010
Tác giả: Nguyễn Thị Hưởng
Năm: 2011
8. Phạm Thị Mai, Trần Tuyết Thu, Nguyễn Kiều Băng Tâm (2005), Báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu mã số QT-03-25: Chất lượng nước hồ Tây và mối liên quan với số lượng của một vài nhóm vi sinh vật tham gia quá trình làm sạch nước hồ, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng nước hồ Tây và mối liên quan với số lượng của một vài nhóm vi sinh vật tham gia quá trình làm sạch nước hồ
Tác giả: Phạm Thị Mai, Trần Tuyết Thu, Nguyễn Kiều Băng Tâm
Năm: 2005
9. Nguyễn Đình Minh, Phạm Văn Quýnh và nnk (2002), Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-00-22: Nghiên cứu tài nguyên nước mặt khu vực Hà Nội bằng phương pháp viễn thám và GIS, Lưu trữ Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt đề tài mã số QT-00-22: Nghiên cứu tài nguyên nước mặt khu vực Hà Nội bằng phương pháp viễn thám và GIS
Tác giả: Nguyễn Đình Minh, Phạm Văn Quýnh và nnk
Năm: 2002
10. Sawaki, TS Artbanu Wishnu Aji, TS.Trần Anh Tuấn (2010), Môi trường đô thị ven hồ và chất lượng cuộc sống, Hội thảo Khoa học quốc tế Phát triển Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường đô thị ven hồ và chất lượng cuộc sống
Tác giả: Sawaki, TS Artbanu Wishnu Aji, TS.Trần Anh Tuấn
Năm: 2010
11. Sở Giao thông Công chính Hà Nội (2002), Quy hoach phát triển giao thông công chính thủ đô Hà Nội, Tài liệu UBND Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoach phát triển giao thông công chính thủ đô Hà Nội
Tác giả: Sở Giao thông Công chính Hà Nội
Năm: 2002
12. Trịnh Thị Thanh (2010), Chất lượng nước hồ Hà Nội và các biện pháp cải thiện, Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng nước hồ Hà Nội và các biện pháp cải thiện
Tác giả: Trịnh Thị Thanh
Năm: 2010
13. Lê Thị Hiền Thảo (1999), Nghiên cứu quá trình xử lý sinh học và ô nhiễm nước ở một số hồ Hà Nội, Luận án tiến sỹ Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu quá trình xử lý sinh học và ô nhiễm nướcở một số hồ Hà Nội
Tác giả: Lê Thị Hiền Thảo
Năm: 1999
14. Đặng Thị Thơm, Hoàng Trung Kiên, Vũ Thị Nguyệt, Đặng Đình Kim (2009), Nghiên cứu một số yếu tố môi trường và hệ vi tảo tại hồ Hoàn Kiếm trước khi ứng dụng công nghệ hút bùn, Báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số yếu tố môi trường và hệ vi tảo tại hồ Hoàn Kiếm trước khi ứng dụng công nghệ hút bùn
Tác giả: Đặng Thị Thơm, Hoàng Trung Kiên, Vũ Thị Nguyệt, Đặng Đình Kim
Năm: 2009
15. Dương Thị Thủy, Lê Thị Phương Quỳnh (2012), “Đa dạng quần xã tảo Silic bám tại hồ Tây”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (3) (2012) 361-365 16. Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (2015), Báo cáo Hồ Hà Nội2015, NXB Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng quần xã tảo Silic bám tại hồ Tây"”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (3) (2012) 361-36516. Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (2015), "Báo cáo Hồ Hà Nội "2015
Tác giả: Dương Thị Thủy, Lê Thị Phương Quỳnh (2012), “Đa dạng quần xã tảo Silic bám tại hồ Tây”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (3) (2012) 361-365 16. Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng
Nhà XB: NXB Phụ nữ
Năm: 2015
17. Viện Tin học Doanh nghiệp (2013), Báo cáo kết quả điều tra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, làng nghề và nhu cầu được hỗ trợ, Hà NộiTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả điều tra thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các doanh nghiệp, làng nghề và nhu cầu được hỗ trợ
Tác giả: Viện Tin học Doanh nghiệp
Năm: 2013
18. Aiken, J., G.F. Moore, C.C. Trees, S.B. Hooker, and D.K. Clark (1995), The SeaWiFS CZCS-Type Pigment Algorithm. SeaWiFS Technical Report Series, NASA Technical Memorandum 104566, Vol. 29. Goddard Space Flight Center, Greenbelt, Maryland Sách, tạp chí
Tiêu đề: The SeaWiFS CZCS-Type Pigment Algorithm. SeaWiFS Technical Report Series
Tác giả: Aiken, J., G.F. Moore, C.C. Trees, S.B. Hooker, and D.K. Clark
Năm: 1995
19. Albright TP, Ode DJ, (2011), “Monitoring the dynamics of an invasive emergent macrophyte community using operational remote sensing data”,Hydrobiologia 661:469-474 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monitoring the dynamics of an invasive emergentmacrophyte community using operational remote sensing data
Tác giả: Albright TP, Ode DJ
Năm: 2011
20. Antoine, D., and A. Morel (1999), “A multiple scattering algorithm for atmospheric correction of remotely sensed ocean colour (MERIS Sách, tạp chí
Tiêu đề: 20. Antoine, D., and A. Morel (1999), “A multiple scattering algorithm for atmospheric correction of remotely sensed ocean colour (MERIS
Tác giả: Antoine, D., and A. Morel
Năm: 1999
21. Antoine, D., Morel, A., Gordon, H.R., Banzon, V.F. and R.H. Evans (2005), “Bridging ocean color observations of the 1980's and 2000's in search of long-term trends”, Journal of Geophysical Research, VOL. 110, C06009, doi:10.1029/2004JC002620 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bridging ocean color observations of the 1980's and 2000's in search of long-term trends
Tác giả: Antoine, D., Morel, A., Gordon, H.R., Banzon, V.F. and R.H. Evans
Năm: 2005
22. APHA (1998). Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 20th edition. American Public Health Association, Washington DC, 1220p Sách, tạp chí
Tiêu đề: Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater,20th edition
Tác giả: APHA
Năm: 1998
23. Brezonik P, Menken KD, Bauer M (2005), “Landsat-based remote sensing of lake water quality characteristics, including chlorophyll and colored dissolved organic matter (CDOM)”,Lake Reserv. Manage. 21:373-382 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Landsat-based remote sensing of lake water quality characteristics, including chlorophyll and colored dissolved organic matter (CDOM)
Tác giả: Brezonik P, Menken KD, Bauer M
Năm: 2005

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w