Kiến thức - Nêu được khái niệm hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và cân bằng nội môi... - Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, hệ hô
Trang 1CHUYÊN ĐỀ: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở ĐỘNG VẬT
I. MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ
Chuyên đề này gồm 6 bài trong phần B, chương I thuộc phần 4: Sinh học cơ thể Sinh học 11 THPT Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật( tiếp theo)
Bài 17: Hô hấp ở động vật
Bài 18: Tuần hoàn máu
Bài 19: Tuần hoàn máu( tiếp theo)
Bài 20: Cân bằng nội môi
MẠCH KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN ĐỀ
I. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm tiêu hóa
2. Tiêu hóa ở các nhóm động vật
a. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
b. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
c. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
- Tiêu hóa ở thú ăn thịt
- Tiêu hóa ở thú ăn thực vật
II. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
1. Khái niệm hô hấp
2. Đặc điểm bề mặt trao đổi khí
3. Các hình thức hô hấp ở động vật
a. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
b. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
c. Hô hấp bằng mang
d. Hô hấp bằng phổi
III. TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
1. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
2. Hoạt động của hệ tuần hoàn
a. Hoạt động của tim
b. Hoạt động của hệ mạch
3. Các dạng tuần hoàn ở động vật
a. Hệ tuần hoàn hở
b. Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn đơn
- Hệ tuần hoàn kép
IV. CÂN BẰNG NỘI MÔI
1. Khái niệm cân bằng nội môi
2. Cơ chế duy trì cân bằng nội môi
3. Vai trò của một số bộ phận trong cân bằng nội môi
- Gan
- Thận
- Hệ đệm
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và cân bằng nội môi
Trang 2- Trình bày được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, hệ hô hấp,
hệ tuần hoàn
- So sánh được cấu tạo và hiệu suất tuần hoàn ở các dạng tuần hoàn
- So sánhđược hiệu suất hô hấp ở các nhóm động vật
- Trình bày được các hệ quả từ hoạt động của tim và hệ mạch
- Phân tích được vai trò của gan, thận trong cân bằng nội môi
- Giải thích được tại sao không nên ăn nhiều đồ chua, cay, uống nhiều rượu bia
- Giải thích được tính tự động của tim và sự khác nhau về nhịp tim giữa các loài
- Giải thích được tại sao ĐV sống ở dưới nước và trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả
2. Kĩ năng.
Rèn luyện và phát triển cho HS một số kĩ năng như :
+ Nhóm kĩ năng học tập :tự học, thu thập thông tin, hợp tác, làm việc nhóm
+ Nhóm kĩ năng tư duy: Phân tích, tổng hợp, so sánh,khái quát hóa, sơ đồ hóa
+ Nhóm kĩ năng sinh học : quan sát, làm thí nghiệm, sử dụng huật ngữ, hình thành giả thuyết
3. Thái độ
- Nhận thức được vai trò quan trọng của các hệ cơ quan đối với sức khỏe cơ thể từ đó biết cách bảo vệ
cơ thể
- Có chế độ ăn uống cân đối và hợp lí bảo vệ hệ tiêu hóa và huyết áp
- Có thái độ tích cực rèn luyện sức khỏe
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống trong sạch và lành mạnh
THỜI LƯỢNG:
Số tiết học trên lớp:
Thời gian học ở nhà:
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
- GV yêu cầu HS liệt kê các hoạt động cần thiết để các loài động vật tồn tại và phát triển được ?
HS có thể liệt kê rất nhiều hoạt động như : tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản, săn mồi, ngủ đông…
GV hỏi : theo em, trong số các hoạt động trên thì hoạt động nào quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng
và phát triển của động vật ? Hãy đặt một tên gọi chug cho các hoạt động đó
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 : Tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở động vật.
Hoạt động 1.1 : Tìm hiểu khái niệm.
- GV hỏi : Em hiểu thế nào là tiêu hóa ?
HS trả lời dựa vào kiến thức sinh học 8 đã học
Hoạt động 1.2 : Tiêu hóa ở các nhóm động vật
GV dẫn dắt : các nhóm ĐV lại có những hình thức tiêu hóa khác nhau để phù hợp với cấu tạo cơ thể và điều kiện sinh trưởng, phát triển Vậy có những hình thức tiêu hóa nào ? Các quá trình diễn ra theo những giai đoạn nào ?
a+b Tiêu hóa ở ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa và ĐV có túi tiêu hóa
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong trang 62, 63 SGK kết hợp quan sát hình 15.1, 15.2 và thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau:
Trang 3ĐV chưa có cơ quan tiêu hóa
ĐV có túi tiêu hóa
Đại diện
Tiêu hóa nội bào hay ngoại
bào ?
Quá trình tiêu hóa thức ăn (
biểu diễn bằng sơ dồ)
HS đọc SGK, quan sát hình và làm việc nhóm để hoàn thành phiếu
GV mời HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm rồi đưa ra đáp án
c Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục V trong SGK trang 67 – 69 để trả lời câu hỏi sau :
+ Em hãy vẽ sơ đồ khái quát chung cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt + Trong quá trình tiêu hóa đó, trong từng giai đoạn có những sự biến đổi thức ăn như thế nào ?
HS đọc SGK để tra lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 người để hoàn thành phiếu học tập sau :
Thức ăn
Răng
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu
- GV yêu cầu HS hình 16.2 B – Dạ dày và ruột thỏ và C – dạ dày 4 ngăn ở trâu, kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi :
+ Cho biết sự khác biệt cơ bản giữa hệ tiêu hóa của thỏ với hệ tiêu hóa của trâu ? Tại sao lại có sự khác biệt đó ?
+ Em hãy mô tả quá trình tiêu hóa cỏ trong dạ dày 4 ngăn của trâu ?
+ Quá trình tiêu hóa thức ăn thực vật ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn diễn ra như thế nào ?
HS quan sát hình kết hợp đọc SGK để trả lời câu hỏi
- GV sử dụng các câu hỏi để khắc sâu kiến thức :
Câu 1 : Vì sao nơi hấp thu các sản phẩm tiêu há chủ yếu lại diễn ra ở ruột non ?
Câu 2 : Tóm tắt chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa ở các nhóm động vật ?
Câu 3 : Vì sao protein rất cần cho sự sống mà các ĐV ăn cỏ ( thức ăn nghèo protein) vẫn không bị thiếu chất này ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm và các dạng hô hấp ở động vật.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp.
- GV yêu cầu HS đưa ra những hiểu biết của mình về hô hấp
- GV đặt vấn đề: ở các nhóm động vật khác nhau thì quá trình hô hấp diễn ra khác nhau,phù hợp với môi trường sống của chúng Tuy nhiên, các cơ quan làm nhiệm vụ hô hấp có một số đặc điểm chung để phù hợp chức năng của mình Vậy đặc điểm chung đó là gì ?
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu đặc điểm bề mặt trao đổi khí
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
+ Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào và cho CO2 từ tế bào ra ngoài môi trường gọi là gì ? Phân tích đặc điểm và tầm quan trọng của bộ phận đó?
Trang 4- GV đặt vấn đề : Có phải tất cả các nhóm động vật đều có đầy đủ các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí hay không và hiệu quả hô hấp của các nhóm động vật này giống hay khác nhau?
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu các hình thức hô hấp ở động vật
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, phân chia các hình thức hô hấp dựa vào bề mặt trao đổi khí
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.5 trong SGK.Hãy thảo luận nhóm theo bàn đểhoàn thành phiếu học tập sau :
Hình thức hô hấp Đặc điểm bề mặt trao đổi
khí
Đại diện
Hô hấp bằng bề mặt cơ thể
Hô hấp bằng hệ thống ống
khí
Hô hấp bằng mang( ở cá)
Hô hấp bằng phổi
Kết quả:
Hình thức hô hấp Đặc điểm bề mặt trao đổi
Hô hấp bằng bề mặt cơ thể Bề mặt cơ thể rộng, ẩm ướt,
có hệ thống mạch máu dày đặc
Giun tròn, giun dẹp, ruột khoang Lưỡng cư
Hô hấp bằng hệ thống ống
khí Hệ thống ống khí phânnhành, tăng diện tích bề mặt Côn trùng.
Hô hấp bằng mang( ở cá) Gồm nhiều cung mang và
phiến mang( tăng diện tích bề mặt)
Hệ thống mao mạch dày đặc
Cá, thân mềm, chân khớp
Hô hấp bằng phổi Phổi phân nhánh nhiều lần
giúp tăng diện tích bề mặt
Bề mặt trao đổi khí ẩm ướt
Hệ thống mao mạch dày đặc
Người, thú, bò sát, lưỡng cư, chim
- GV yêu cầu đại diện 4 nhóm, mỗi nhóm trình bày 1 hình thức hô hấp
- GV đặt câu hỏi : Tại sao nói chim là loài động vật có hệ hô hấp hoàn thiện nhất?
- Đánh giá: sử dụng 1 số câu hỏi
Câu 1 : Tại sao nói : sinh vật càng tiến hóa, cấu tạo cơ quan hô hấp càng phức tạp ?
Câu 2 : Tại sao các ĐV bậc thấp thường sống nơi ẩm ướt ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu tuần hoàn ở động vật
GV: Đặt vấn đề
Ở thực vật, các chất dinh dưỡng được vận chuyển nhờ dòng mạch gỗ và mạch rây Vậy ở động vật, sau quá trình tiêu hóa, chất dinh dưỡng được vận chuyển trong cơ thể bằng con đường nào?
Trang 5HS: có thể trả lời : vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn
Hoạt động 3.1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
- GV: đưa ra chức năng của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
- Sử dụng video “ vận chuyển máu trong cơ thể”, yêu cầu HS mô tả cấu tạo hệ tuần hoàn bằng hình vẽ.
- GV: đặt vấn đề : trong cơ thể, hệ tuần hoàn hoạt động như thế nào? (chuyển sang hoạt động tiếp theo)
Hoạt động 3.2: Tìm hiểu hoạt động của hệ tuần hoàn
- GV đưa ra tình huống: giải phẫu ếch, sau đó tim của ếch được đặt trong dung dịch muối sinh lí Em hãy dự đoán hiện tượng quan sát được và giải thích?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.2 và trả lời câu hỏi : Em hãy cho biết các giai đoạn trong chu kì hoạt động của tim ?
- GV sử dụng bảng 19.1, yêu cầu HS so sánh nhịp tim giữa các loài và giải thích ?
- GV đặt vấn đề: hoạt động của tim và hệ mạch trong hệ tuần hoàn dẫn đến những hệ quả nào?
- GV đặt câu hỏi: Khi tim co bóp đẩy máu vào động mạch, áp lực của máu tác động lên thành mạch được gọi là gì?
- HS trả lời câu hỏi ( huyết áp)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn trả lời câu hỏi :
Tại sao nói huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng ? Hãy đưa ra những biện pháp để tránh được hiện tượng tăng huyết áp( giáo viên gợi ý: chế độ sinh hoạt, ăn uống, tâm lí, luyện tập )
- GV sử dụng hình 19.3, yêu cầu HS nhận xét và giải thích sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch
- GV nêu khái niệm vận tốc máu Sử dụng hình 19.4, yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi SGK trang 84 + Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch ?
+ So sánh tổng tiết diện của các loại mạch ?
+ Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch ?
- Đánh giá:
Câu 1: Em hãy lựa chọn các đáp án đúng:
A. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ
B. Huyết áp tăng dần từ động mạch mao mạchtĩnh mạch
C. Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện mạch
D. Khối lượng cơ thể tỉ lệ thuận với nhịp tim
E. Ăn mặn nhiều dẫn đến bệnh cao huyết áp
Câu 2: Tại sao nói “ Tim hoạt động suốt đời không ngừng nghỉ” ? Em có suy nghĩ gì khi thấy hoạt động của tim ?
Hoạt động 3.3: Tìm hiểu các dạng tuần hoàn của hệ mạch
- GV đưa ra vấn đề : Có phải tất cả các loài động vật đều có hệ tuần hoàn giống nhau không ?
- GV sử dụng hình 18.1 và 18.2 SGK, yêu cầu HS nhận xét sự khác nhau về máu chảy trong 2 hệ tuần hoàn
- GV: Nêu đại diện và trình bày đặc điểm của 2 tuần hoàn kín, và hệ tuần hoàn hở
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo bàn, 1 nửa lớp nghiên cứu hệ tuần đơn, 1 nửa lớp nghiên cứu hệ tuần hoàn kép Làm bài tập nhóm theo nội dung:
+ Khái niệm hệ tuần hoàn đơn( kép)
+ Đại diện
+ Vẽ sơ đồ, giải thích đường đi của máu
+ Đặc điểm máu trong hệ mạch
- GV gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả, 1- 2 nhóm khác nhận xét bổ sung
Trang 6- Đánh giá: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
Câu 1: Hãy nêu vai trò của tim trong tuần hoàn máu?
Câu 2: Nêu những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
Câu 3: Hãy so sánh hiệu suất tuần hoàn ở cá sấu và người? Giải thích?
Hoạt động 4 : Tìm hiểu Cân bằng nội môi.
Tổ chức dạy học dự án
Tên dự án : Bệnh lí ở người do mất cân bằng nội môi
Bước 1 Lập kế hoạch ( Thực hiện trên lớp)
về bệnh xơ gan, suy thận, loét hành tá tràng, viêm phế quản cấp… để dẫn đến tên dự án
Nhận biết chuyên đề dự án
Xây dựng các tiểu chuyên
đề/ ý tưởng - Tổ chức cho HS pháttriển ý tưởng, hình thành
các tiểu chuyên đề
- Thống nhất ý tưởng và lựa chon các tieur chuyên đề
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các ý tưởng
- Cùng GV thống nhất các tiểu chuyên đề :
+ Bệnh loét hành tá tràng + Bệnh tràn dịch phổi + Bệnh xơ vữa động mạch +Bệnh gan nhiễm mỡ + Bệnh suy thận
Lập kế hoạch thực hiện dự
án
- Yêu cầu HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của
dự án
- GV gợi ý bằng các câu hỏi về nội dung cần thực hiện
+ Nguyên nhân gây bệnh là
gì ? + Tình hình bệnh hiện nay như thế nào ?
+ Triệu chứng của bệnh
+ Bệnh có lây nhiễm hay không ? Nếu có thì lây qua con đường nào ?
+ Các biện pháp phòng tránh và điều trị
- Căn cứ vào chuyên đề học tập và gợi ý của GV,
HS nêu ra các nhiệm vụ phải thực hiện
- Thảo luận và lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm)
+ Thu thập thông tin + Điều tra, khảo sát hiện trạng (nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý thông tin
+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền phòng chống bệnh
Bướ 2 : Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm ( 2 tuần)
Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp
- Thu thập thông tin
- Điều tra, khảo sát hiện
trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm ( xây dựng câu hỏi trong phiếu
- Thực hiện nhiệm vụ theo
kế hoạch
- Từng nhóm phân tích kết
Trang 7- Thảo luận nhóm để xử lý
thông tin và lập dàn ý báo
cáo
- Hoàn thành báo cáo của
nhóm
điều tra, cách thu thập thông tin, kĩ năng giao tiếp…)
- Theo dõi, giúp đỡ các nhóm (xử lí thông tin, cách trình bày sản phẩm của các nhóm)
quả thu thập được và trao đổi về cách trình bày sản phẩm
- Xây dựng và báo cáo sản phẩm của nhóm
Bước 3 : Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng vè chiến lược tuyên truyền phòng thánh và
điều trị các bệnh lí do mất cân bằng nội môi ở địa phương
Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm
báo cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm nhận xét,
bổ sung cho các nhóm khác
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Trình chiếu Powerpoint
- Trình chiếu dưới dạng các file video
- Các nhóm tham gia phản hồi về trình bày của nhóm bạn
- HS trả lời câu hỏi dựa vào các kết quả thu thập được từ mỗi nhóm và ghi kiến thức cần đạt vào vở
Nhìn lại quá trình thực hiện
dự án - Tổ chức các nhóm đánhgiá, tuyên dương nhóm, cá
nhân
- các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau
Nêu ý tưởng về chiến lược
tuyên truyền phòng tránh
và điều trị các bệnh lí do
mất cân bằng nội môi ở địa
phương
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng các nhóm
- GV cho các nhóm thảo luận và lựa chọn một ý tưởng tốt nhất, phù hợp với điều kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả tổng hợp về chiến dịch tuyên truyền ở địa phương
C Hoạt động luyện tập và vận dụng
Thảo luận nhóm và hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1: Tại sao nói hệ hô hấp của chim là hoàn thiện nhất?
Câu 2: Tại sao cá chỉ sống được trong môi trường nước, giun chỉ sống trong đất, khi lên cạn1 thời gian ngắn chúng sẽ chết ?
Câu 3 : Phân tích tại hại của ô nhiễm môi trường tới hệ hô hấp ?
Câu 4 : Vì sao khi chúng ta hoạt dộng mạnh thì tim đập nhanh hơn ?
Câu 5 : Hoàn thành bảng sau về sự khác biệt trong hoạt động tiêu hóa của những nhóm ĐV khác nhau :
ĐV ăn
thực vật ChimNhai lại Dạ dày 4
ngăn Dạ cỏDạ tổ
ong
Dạ lá sách
Trang 8Dạ múi khế Không
nhai lại
ĐV ăn thịt
ĐV ăn tạp
D Hoạt động tìm tòi mở rộng kiến thức.
GV yêu cầu về nhà tìm hiểu thêm về các bệnh hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn… và tìm hiểu các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sức khỏe
III : BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Phần 1 Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Chọn đáp án đúng
Đặc điểm nào không có ở thú ăn thịt:
Câu 2: Chọn đáp án đúng
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào ?
Câu 3: Cho các mệnh đề sau:
xuất hiện trong máu.
phổi…
Các mệnh đề sai là:
Câu 4: Nối bộ phận ở cột A với chức năng/ Vai trò tương ứng ở cột B.
Trang 91. Dạ múi khế a. Tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu
nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu
1
-2. Thận b. Tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu
nhờ khả năng điều hòa nồng độ các chất hòa tan trong máu.
2
-3. Ruột non a. Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi
sinh vật và cỏ
3
-4. Tim b. Nơi diễn ra quá trình biến đổi hóa học và sự hấp
thụ các chất dinh dưỡng.
4
-5. Gan c. Hoạt động như một cái máy bơm hút và đẩy
máu đi trong vòng tuần hoàn.
5
-Câu 5: Trả lời nhanh các câu hỏi sau :
1. Trong các loài động vật sau,loài nào có hiệu suất tuần hoàn lớn nhất
ếch, cá sấu, giun đất, cá, chim
2. Áp lực máu tác dụng lên thành mạch gọi là gì ?
3. Hệ tuần hoàn có có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và trộn lẫn với dịch mô được gọi là
gì ?
Câu 6: Điền các từ còn thiếu để được câu trả lời đúng.
a. có máu lưu thông trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh
b. Hệ mạch bao gồm: , ,
c. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào và cho CO2khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài cơ thể gọi là
d. Loài động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất là
Câu 7 : Cho các mệnh đề sau :
Các mệnh đề đúng là:
C. (1), (2), (5).
Phần 2 Câu hỏi tự luận
Trang 10Câu 1: Nêu khái niệm tiêu hóa ? Trình bày đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của ống tiêu hóa ở thú ăn thực vật( đại diện : trâu) ?
Câu 2 : Phân biệt quá trình hô hấp ở độngnvật và hô hấp ở thực vật ?
Câu 3: Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn kép, chỉ rõ đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép và giải thích tại sao hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép ?
Câu 4: Nguyên nhân gây ra huyết áp là gì? Tại sao nói huyết áp tăng là kẻ thù giết người thầm lặng ? Từ đó, em có lời khuyên gì để mọi người hạn chế khả năng mắc bệnh huyết áp cao? Câu 5: Tại sao nói khi thận bị tổn thương nặng, con người sẽ chết trong vòng vài giờ ?
Câu 6 : Ở người bình thường, sự hoạt động của tim chịu ảnh hưởng của thần kinh và thể dịch như thế nào ?
Phần 3 Bài tập/Bài tập tình huống.
Câu 1: Tuần trước, chị Lan có đi hiến máu, trong vòng 2 ngày đầu sau khi hiến máu, chị hay bị chóng mặt, hoa mắt Những ngày tiếp theo thì không còn bị nữa, theo em, chị Lan bị như vậy là do nguyên nhân gì và giải thích?
Câu 2: Người ta tiến hành thí nghiệm mổ ếch Cơ đùi và tim được đặt trong dung dịch nước muối sinh
lí Quan sát thấy cơ đùi không còn phản ứng co, còn tim vẫn đập mặc dù đã tách ra khỏi cơ thể Em hãy giải thích hiện tượng này?
Câu 3: Sau bữa ăn có nhiều tinh bột, nồng độ glucozơ trong máu tăng lên, vậy tại sao lượng đường trong máu của chúng ta vẫn ổn định ? Từ đây, em hãy đưa ra lời khuyên để chúng ta tránh mắc phải bệnh tiểu đường
Câu 4 : Sau khi vừa ăn xong bữa tối, bạn Hương định nằm ra ghế sofa thì bố bạn ấy nói : “ Vừa ăn xong không nên nằm dễ bị đau dạ dày lắm ! ”
Theo em, bố bạn Lan nói vậy có đúng không ? Giải thích ?
Câu 5 : Khi ngủ say hoặc đang làm việc, chúng ta không hề để ý tới hoạt động hô hấp, cơ thể chúng ta vẫn thở đều đặn
Một bạn HS giải thích rằng đó là vì hoạt động hô hấp là phản xạ không điều kiện
Một bạn khác lại giải thích đó là do sự điều hành của hệ thần kinh
Em đồng ý với ý kiến nào hay có cách giải thích khác không ? Vì sao em lại có suy nghĩ như vậy ?