Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu - Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham gia có liên quan đến xuất khẩu gạo; - Thực trạng xuất khẩ
Trang 1- -
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
HÀ NỘI – 2019
Trang 2- -
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO
CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học (Lịch sử kinh tế)
Mã số: 9310101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS.TS Hoàng Văn Hoa
2 PGS.TS Hồ Đình Bảo
HÀ NỘI – 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 10
1.1 Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 10
1.1.1 Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu 10
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu 13
1.1.3 Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo 21
1.2 Khoảng trống nghiên cứu 25
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÍCH ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO 28
2.1 Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo 28
2.1.1 Lý luận về các hiệp định thương mại 28
2.1.2 Xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo 33
2.2 Kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo 50
2.2.1 Kinh nghiệm của Thái Lan 51
2.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 54
2.2.3 Kinh nghiệm của Ấn Độ 57
2.2.4 Bài học kinh nghiệm về tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam 60
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 65
3.1 Khái quát tình hình phát triển ngành gạo Việt Nam 65
3.1.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 1981 đến 1999 65
3.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2000 đến 2017 68
Trang 53.2 Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 70
3.2.1 Tổng quan về các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia 70
3.2.2 Thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đã có hiệu lực đến xuất khẩu gạo Việt Nam 78
3.2.3 Đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 107
3.3 Thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân hạn chế khi xuất khẩu gạo Việt Nam chịu tác động của các hiệp định thương mại 115
3.3.1 Thuận lợi 115
3.3.3 Nguyên nhân hạn chế 118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 120
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN NĂM 2030 121
4.1 Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu gạo trên thế giới tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 121
4.1.1 Biến động về cung, cầu gạo thế giới 121
4.1.2 Sự thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu gạo của các nước tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 126
4.1.3 Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại 127
4.2 Khả năng tác động của các hiệp định thương mại chưa có hiệu lực và các hiệp định thương mại đang đàm phán đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam 129
4.3 Xu thế tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 139
4.3.1 Hiệp định thương mại và rào cản thuế quan đối với gạo Việt Nam xuất khẩu 139
4.3.2 Hiệp định thương mại và rào cản phi thuế đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam 140
4.3.3 Hiệp định thương mại và biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo của Việt Nam 141
4.4 Một số giải pháp đối với xuất khẩu gạo Việt Nam nhằm thích ứng với tác động của các hiệp định thương mại 143
4.4.1 Thích ứng với nội dung quy tắc xuất xứ, rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động, thực vật của hiệp định thương mại 143
Trang 64.4.2 Thích ứng với nội dung cạnh tranh và kinh doanh của hiệp định thương mại
148
4.4.3 Thích ứng với cam kết thuế quan, chống bán phá giá và cơ chế giải quyết tranh chấp của hiệp định thương mại 154
4.4.4 Thích ứng với nội dung phát triển bền vững của hiệp định thương mại 158
4.5 Một số kiến nghị 160
4.5.1 Đối với Chính phủ 160
4.5.2 Đối với các Bộ, ngành 161
4.5.3 Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam 163
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 164
KẾT LUẬN 165
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO 169
PHỤ LỤC 181
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
Zealand Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Úc
AFTA ASEAN Free Trade Agreement Hiệp định khu vực mậu dịch tự do
ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Indonesia, Malaysia, Philippin ASEAN+6
Hiệp định thương mại giữa mà 1 bên ASEAN, 1 bên lần lượt là các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và
New Zealand
Agreements Hiệp định thương mại tự do song phương CAFTA-DR
Central America Free Trade Agreement - Dominican
Republic
Hiệp định thương mại tự do Mỹ - Cộng hòa Dominica và Trung Mỹ
Comprehensive Agreement Hiệp định hợp tác Kinh tế toàn diện
Partner Agreement Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện
Trang 8Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
CEPT Common Effective Preferential
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
Xuyên Thái Bình Dương
Organization of United Nations Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc
NAFTA North American Free Trade
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện
khu vực
Trang 9Từ viết tắt Từ nguyên nghĩa tiếng Anh Từ nguyên nghĩa tiếng Việt
PTA Preferential Trade Agreement Thỏa thuận thương mại ưu đãi SAARC South Asian Association for
Regional Cooperation Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
TBTs Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương USDA United States Department of
VCFTA Vietnam – Chile Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Chi lê VCUFTA Vietnam Customs Union Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh Hải quan
Partner Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam –
Nhật Bản VKFTA Vietnam – Korea Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu 13
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu theo mô hình và mục tiêu nghiên cứu 20
Bảng 2.1 Quá trình phát triển của các lý thuyết thương mại 35
Bảng 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tác động của một Hiệp định thương
mại 47
Bảng 3.1 Lĩnh vực hội nhập của các hiệp định thương mại 75
Bảng 3.2 Lượng, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam và tỷ trọng lượng gạo xuất
khẩu sang các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo xuất khẩu (theo từng hiệp định) 77
Bảng 3.3 Tiến trình tham gia và thực hiện cam kết thuế quan của các hiệp định
thương mại đã có hiệu lực của Việt Nam (theo thời gian và loại hình hiệp
định) giai đoạn 2000 – 2015 79
Bảng 3.4 Quy mô các nước thành viên AFTA so với thế giới (thời điểm AFTA mới
có hiệu lực) 80
Bảng 3.5 So sánh mức sống và cơ cấu sản xuất nông nghiệp giữa Việt Nam,
ASEAN và các nước thành viên với ASEAN (khi các hiệp định thương
mại mới có hiệu lực - giai đoạn 2005 – 2010) 86
Bảng 3.6 Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo
các hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (tấn) 88
Bảng 3.7 Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu (xem xét
các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) 102
Bảng 3.8 Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho toàn mẫu với biến tương
tác (xem xét các nhóm hiệp định song phương và hiệp định hỗn hợp) 103
Bảng 3.9 Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc có biến tương tác cho toàn
mẫu (xem xét các hiệp định hỗn hợp) 105
Bảng 3.10 Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho từng nhóm nước (các
hiệp định hỗn hợp) 106
Bảng 3.11 Tổng hợp tác động của các hiệp định thương mại hỗn hợp đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 133
Bảng 4.1 Lượng xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nước thành viên hiệp định EFTA
giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) 133
Bảng 4.2 Kết quả ước lượng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc cho nhóm nước thành viên
tham gia hiệp định thương mại 138
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 45
Hình 2.2 Khung phân tích tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam 49
Hình 2.3 Xuất khẩu gạo của một số nước điển hình 50
Hình 3.1 Tình hình sản xuất lúa Việt Nam giai đoạn 1989-1999 66
Hình 3.2 Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 1989 - 1999 667
Hình 3.3 Sản lượng, diện tích, năng suất lúa Việt Nam giai đoạn 2000 – 2017 68
Hình 3.4 Xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2017 69
Hình 3.5 Tình hình tham gia các hiệp định thương mại của Việt Nam 71
Hình 3.6 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhóm nước ASEAN giai đoạn 2000 – 2015 81
Hình 3.7 Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên AFTA từ năm 2000-2015 (tấn) 82
Hình 3.8 Lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo hiệp định thương mại hỗn hợp giai đoạn 2000-2015 (triệu tấn) 87
Hình 3.9 Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên của hiệp định thương mại song phương giai đoạn 2000 – 2015 (tấn) 91
Hình 3.10 Tỷ trọng lượng nhập khẩu gạo Việt Nam của các nước và nhóm nước so với tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu thế giới (theo từng chủng loại gạo) (đơn vị %) 92
Hình 3.11 Giá trung bình gạo xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên theo hiệp định thương mại với ASEAN giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn) 94
Hình 3.12 Tỷ trọng từng loại gạo so với tổng lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam (%) và giá gạo xuất khẩu trung bình (USD/tấn) của một số nước và nhóm nước 95
Hình 3.13 Cấu trúc thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam (% so với tổng lượng) 116
Hình 3.14 Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam, so sánh với Thái Lan (USD/tấn)117 Hình 4.1 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước thuộc liên minh Á Âu giai đoạn 2000 – 2015 130
Hình 4.2 Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Hongkong giai đoạn 2000 – 2015 131
Hình 4.3 Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thuộc RCEP tổng cả giai đoạn 2000 – 2015 (triệu tấn) 132
Hình 4.4 Gạo Việt Nam xuất khẩu sang EU giai đoạn 2000 – 2015 134
Hình 4.5 Gạo Việt Nam xuất khẩu sang Israel giai đoạn 2000 - 2015 136
Hình 4.6 Gạo Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên hiệp định CP-TPP giai đoạn 2000 - 2015 137
Hình 4.7 Giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các nước và nhóm nước thành viên các hiệp định thương mại giai đoạn 2000-2015 (USD/tấn) 139
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Gạo là lương thực cơ bản đối với các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh nên có thể nói lúa gạo đang nuôi sống hơn một nửa dân số thế giới Vào giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20, toàn cầu đã từng phải đối mặt với nạn đói và suy dinh dưỡng vì thiếu lương thực khi nguồn lực đất đai bị thu hẹp bởi xu hướng công nghiệp hóa, tốc độ tăng dân số quá nhanh Nhu cầu nhập khẩu lương thực của các nước tăng lên trong khi khả năng tự giải quyết nhu cầu lương thực của các nước và những cam kết giúp đỡ, cứu trợ song phương lẫn đa phương về lương thực đều giảm Do đó, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đã đưa ra cụm từ “an ninh lương thực” với ý nghĩa đầy đủ không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần của riêng ngành nông nghiệp và
ở một nước riêng lẻ mà là nhiệm vụ kinh tế, xã hội và bao hàm cả ý nghĩa chính trị, quốc phòng của toàn cầu Với vị trí của lúa gạo trong cơ cấu lương thực thế giới, sản xuất lúa gạo không chỉ mang ý nghĩa giúp người dân ở các quốc gia được tiêu dùng đủ gạo theo hướng tự cung cấp hoặc theo hướng thương mại gạo mà còn cần phải đảm bảo ổn định cung, cầu gạo trong mọi điều kiện biến động, từ đó ngăn chặn việc sử dụng gạo như một công cụ gây sức ép kinh tế và chính trị Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu gạo vừa đem lại kim ngạch cho các quốc gia, vừa góp phần thực hiện nhiệm vụ an ninh lương thực toàn cầu, cũng như phần nào thể hiện nét văn hóa tiêu dùng của quốc gia xuất khẩu gạo Điều này đúng với hầu hết các nước xuất khẩu gạo trong đó có Việt Nam
Với truyền thống và có lợi thế trong nghề trồng lúa nước, Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường gạo thế giới và được nói đến như một nước góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu Bên cạnh những khách hàng chủ chốt ở châu Á, gạo Việt Nam đã vươn xa sang thị trường châu Phi và thâm nhập được những thị trường khắt khe nhất nhì thế giới như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng, biểu hiện chủ yếu là các quan hệ thương mại song phương, khu vực và đa phương mà các hiệp định thương mại là cơ sở pháp lý đã và đang tác động mạnh mẽ đến hoạt động thương mại của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu gạo cũng không tránh khỏi những cơ hội cũng như những thách thức mà các hiệp định thương mại mang lại khi sản phẩm gạo xuất khẩu phải đáp ứng những nội dung cụ thể về xuất xứ, đặc điểm, chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm và môi trường Thực tế cho thấy, tuy xuất khẩu gạo là một hoạt động truyền thống của Việt Nam và Việt Nam luôn nằm trong 3 quốc gia có lượng xuất
Trang 14khẩu gạo lớn nhất thế giới trong một thời gian dài nhưng tiến trình tạo lập và chuyển hướng thương mại gạo thông qua các hiệp định thương mại từ những bạn hàng quen thuộc như Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Malaysia, sang các khách hàng mới ở châu Âu, châu Mỹ nhằm tạo ra nhiều lợi ích thương mại hơn đang gặp khó khăn bởi sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam chưa được tiêu chuẩn hóa, chưa có thương hiệu gạo quốc gia và chưa có lợi thế so sánh hơn hẳn so với các nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Ấn Độ Những điều này càng khiến gạo xuất khẩu của Việt Nam bị coi
là sản phẩm kém cạnh tranh, dễ chịu tác động từ các quy định khắt khe của các hiệp định thương mại
Thêm vào đó, gạo xuất khẩu đang có biểu hiện dần “lép vế” so với một số nông sản xuất khẩu khác Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, xuất khẩu gạo giảm 25% về lượng, 20% về giá trị so với năm 2015 và đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể vượt mặt gạo Mặc dù năm 2017, xuất khẩu gạo tăng gần 18% về khối lượng và giá trị so với năm 2016 thể hiện ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu khi vượt xa kế hoạch đề ra từ đầu nhưng vẫn thấp hơn giá trị xuất khẩu rau quả Với hiện trạng của ngành gạo Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như lợi tức của người nông dân trồng lúa chỉ ở mức thấp vì mục tiêu
an ninh lương thực, cơ chế điều hành nhập khẩu gạo từ Chính phủ dần được thay bằng
cơ chế doanh nghiệp tư nhân đấu thầu hạn ngạch hoặc tự do hóa thương mại hoàn toàn khiến doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn hơn trong đàm phán giá cả bởi năng lực hiện có, gạo không có thương hiệu thì giá trị thu được từ rau quả xuất khẩu cao hơn nhiều so với gạo là điều dễ hiểu Hơn nữa, trước hiện trạng biến đổi khí hậu, thiên tai xâm nhập mặn nên người nông dân đã thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp bằng cách giảm bớt cấy lúa mà chuyển sang nuôi tôm hay trồng rau màu và cây
ăn quả Thêm vào đó, thời gian gần đây, những thị trường “khó tính” như Nhật Bản,
Mỹ, châu Âu đang có xu hướng “chê bai” gạo Việt Nam nhưng lại nhiệt tình mua rau quả của Việt Nam với mức giá tốt Vì vậy, tăng lượng rau quả xuất khẩu cũng là hướng hợp lý để người nông dân mau làm giàu
Tuy nhiên, không phải vì thế mà ngành gạo mất đi vị thế của mình Dân số thế giới vẫn tiếp tục tăng lên nên nhu cầu gạo thế giới cũng luôn tăng, an ninh lương thực vẫn là vấn đề cấp bách đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhất là khu vực châu Phi và châu Mỹ Latinh Vấn đề là gạo xuất khẩu Việt Nam đang trong bối cảnh biến động liên tục của những yếu tố khách quan, chủ quan ở trong và ngoài nước trong đó việc Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại như chất “xúc tác” đòi hỏi ngành gạo phải nghiên cứu, xem xét kỹ càng hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo sao
Trang 15cho phù hợp với thông lệ quốc tế, không còn là xuất khẩu gạo càng nhiều càng tốt mà cần tăng giá trị và khẳng định hình ảnh gạo Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc
tế Từ những nhận định trên, nghiên cứu sinh thực hiện luận án với đề tài: “Tác động
của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam” nhằm dựa vào cơ sở
lý luận, căn cứ thực tiễn của việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại với những nội dung liên quan đến xuất khẩu gạo, phân tích hoạt động xuất khẩu gạo gắn với tiến trình tham gia các hiệp đinh thương mại của Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo đối với tác động của hiệp định thương mại trong hiện tại và trong tương lai Nội dung luận án cũng phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế mà nghiên cứu sinh đang học tập và nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu chung
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án phân tích và đánh giá thực trạng về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh biến động thị trường gạo thế giới Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thích ứng với những tác động của hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam
2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về tác động của các hiệp định thương mại đến hoạt động xuất khẩu gạo; tổng kết kinh nghiệm về thích ứng của xuất khẩu gạo của một số nước, từ đó rút ra những bài học đối với Việt Nam
Thứ hai, tổng quan về một số hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực mà Việt Nam ký kết và tiến trình tham gia các hiệp định thương mại đó của Việt Nam nhằm chỉ ra những nội dung có tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam
Thứ ba, phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, dự báo khả năng tác động đến xuất khẩu gạo của các hiệp định thương mại mà Việt Nam sắp là thành viên trong tương lai
Thứ tư, trong biến động của thị trường lúa gạo quốc tế và xu hướng tác động của các hiệp định thương mại hiện nay, luận án đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo theo hướng thích ứng tốt với tác động của các hiệp định thương mại
Trang 16Luận án trả lời các câu hỏi:
- Một là, những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tác động của hiệp định
thương mại đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam?
- Hai là, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết tác động đến xuất khẩu
gạo của Việt Nam theo hướng tích cực hay tiêu cực và ở mức độ cụ thể như thế nào?
- Ba là, những vấn đề cần đặt ra trong xu thế đàm phán những hiệp định thương mại tiếp theo của Việt Nam là gì?
- Thứ tư, điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo như thế nào để thích nghi tốt với
nội dung của các hiệp định thương mại đã và sẽ ký kết, có hiệu lực trong tương lai?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Những nội dung của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã và sẽ tham
gia có liên quan đến xuất khẩu gạo;
- Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước là thành viên và phi thành viên với Việt Nam trong các hiệp định thương mại;
- Những tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia đến thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc – New Zealand; hiệp định thương mại Việt Nam –
Liên minh Á Âu (hiệu lực năm 2016); hiệp định thương mại mới gần đây giữa Việt
Nam – Hongkong (hiệu lực năm 2019), hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (có hiệu lực tháng 1/2019), các hiệp định thương mại sẽ ký kết trong
tương lai: hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (đã kết thúc đàm phám), hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hiệp định thương mại Việt Nam – Liên minh
Á Âu, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – khối EFTA và hiệp định thương mại Việt Nam - Israel (đang đàm phán)
Trang 17* Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào những thị trường Việt Nam xuất khẩu gạo với tỷ trọng lớn (có thể là thành viên, có thể là phi thành viên của các hiệp định thương mại nói trên)
* Về thời gian:
- Trong phân tích định tính, luận án khái quát sự phát triển của ngành gạo (sản
xuất và xuất khẩu) từ những năm 80 của thế kỷ 20 cho đến năm 2017; đánh giá thực trạng tác động của các hiệp định thương mại tới xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm
2000 (thời điểm hiệp định thương mại Việt Nam – Mỹ bắt đầu có hiệu lực, mở ra thời
kỳ Việt Nam liên tục tham gia vào các hiệp định mang tính khu vực và trên thế giới) đến năm 2015 gắn với các mốc thời gian các hiệp định thương mại có hiệu lực; đánh giá khả năng tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia chưa có hiệu lực hoặc đang đàm phán đang đàm phán trong giai đoạn 2000 – 2016, cập nhật thêm thông tin liên quan đến xuất khẩu gạo tới năm 2017
- Trong phân tích thực nghiệm, tác giả sử dụng số liệu từ năm 1998 đến năm
2015 đối với phân tích thực trạng tác động và từ năm 1998 – 2016 đối với phân tích tiềm năng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo nhằm tăng số quan sát, tăng độ tin cậy trong nghiên cứu và khắc phục phần nào sự hạn chế về số liệu (do AFTA có hiệu lực từ năm 1996 nhưng số liệu tác giả thu thập được chỉ từ 1998)
- Các giải pháp của luận án đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam dưới tác động của các hiệp định thương mại hướng đến năm 2030 (phù hợp với chiến lược, tầm nhìn hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và đề án xây dựng, phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam nói riêng)
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Tiếp cận ở giác độ Lịch sử kinh tế, xem xét biến động xuất khẩu gạo dưới tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết Cụ thể là với các hiệp định thương mại đã ký ở các mốc thời gian cụ thể đã tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam theo trình tự thời gian, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá những tác động của hiệp định đến xuất khẩu gạo của Việt Nam nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo của Việt Nam
Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, dựa trên các lý thuyết thương mại truyền thống
và hiện đại, phân tích tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu mặt hàng gạo
Trang 18của Việt Nam, từ đó rút ra những nhận định, đánh giá, và đưa ra những giải pháp đối với hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận án kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp logic là sự kết hợp nghiên
cứu sự việc cụ thể với việc phản ánh bản chất đặc trưng của các hiện tượng kinh tế trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại của Việt Nam với các đối tác trong xuất khẩu lúa gạo, nhằm phân tích thành công và hạn chế của xuất khẩu gạo khi tham hiệp định thương mại và rút ra những kinh nghiệm trong xuất khẩu gạo đối với Việt Nam khi tham gia các hiệp định trong tương lai;
Phương pháp phân kỳ làm sáng tỏ số lượng hiệp định thương mại, nội dung, đặc điểm và mức độ tác động của các hiệp định thương mại đối với xuất khẩu gạo dựa trên những căn cứ về thời gian, đó là thời điểm các hiệp định thương mại bắt đầu có hiệu lực Trong nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích kinh tế dựa vào các
kết quả thống kê, đối chiếu, so sánh các số liệu, hiện tượng kinh tế trong xuất khẩu lúa
gạo để làm rõ sự thay đổi trong xuất khẩu gạo cả về lượng và chất, sự thay đổi các chính sách có liên quan từ quá khứ qua từng thời điểm của lộ trình thực hiện các hiệp định thương mại
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhằm lượng hóa ảnh hưởng của các nhân
tố cũng như của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo và cơ cấu ngành gạo Việt
Nam trên cơ sở ứng dụng mô hình lực hấp dẫn cấu trúc trong thương mại quốc tế Mô
hình này phù hợp để nghiên cứu những sự kiện đã xảy ra sau khi thực hiện hiệp định thương mại (phân tích hậu kỳ), có sự so sánh giữa các nước và so sánh xuất khẩu gạo của một quốc gia trước và sau khi hiệp định thương mại được tiến hành (tiếp cận theo thời gian), điều này phù hợp với chuyên ngành Lịch sử kinh tế
Mô hình này còn giúp xác định khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại qua các biến số quy mô (thu nhập, chi tiêu) của các nước (vừa là các nước thành viên, vừa không phải là thành viên để đánh giá sự tạo lập và chuyển hướng xuất khẩu), biến số khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách lịch sử, biến động tỷ giá) của các nước với Việt Nam (tác động cố định)
Trang 19nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới các năm
3 Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB)
Tổng sản phầm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chi tiêu cuối cùng (EXP), giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam và các nước trên thế giới qua các năm
5 Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Dữ liệu tỷ giá hối đoái thực song phương
6 Các bài nghiên cứu đã được công bố
- Diện tích và sản lượng lúa gạo của Việt Nam trước năm 1998
- Lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam trước năm 1998
7 Số liệu công bố trên các trang
điện tử
Khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và thủ đô các nước, vị trí địa lý (tiếp giáp biển, chung đường biên giới với Việt Nam) của các nước, lịch sử thuộc địa của các nước
- Dữ liệu cho phân tích định lượng được thu thập, chọn lọc và xử lý bao gồm các nguồn dữ liệu thứ cấp, sắp xếp dạng mảng (theo các nước và theo năm) từ những nguồn trên
5 Những đóng góp mới và hạn chế của luận án
5.1 Những đóng góp mới của luận án
* Luận án có những đóng góp mang tính lý luận:
- Luận án phân tích toàn diện tác động các hiệp định thương mại mang tính song phương, khu vực và các hiệp định thương hỗn hợp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, trong khi các nghiên cứu khác về tác động của các hiệp định chủ yếu là nghiên cứu riêng hoặc là các hiệp định song phương, hoặc là các hiệp định FTA, hoặc là đánh giá riêng tác động của các hiệp định đa phương
Trang 20- Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đã được công bố chủ yếu đánh giá các tác động đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam ở khía cạnh kinh tế,
phúc lợi hay thương mại Luận án đề cập đến tác động của các hiệp định thương mại
đến xuất khẩu của mặt hàng gạo nhằm cụ thể hóa từng yếu tố ảnh hưởng
* Luận án có ý nghĩa thực tiễn:
- Luận án nghiên cứu vấn đề mang tính thời sự vì gạo vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong một thời gian dài và vẫn được coi trọng chủ yếu về
số lượng nhưng khi Việt Nam tham gia ký kết các hiệp định thương mại khiến xuất
khẩu gạo gắn với nhiều cơ hội và thách thức mới đang đặt ra thì yếu tố chất lượng và
nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng gạo cho phù hợp với xu thế hội nhập và các nội dung của các hiệp định thương mại ngày càng được chú trọng, giúp mặt hàng gạo của Việt Nam giữ vị trí vững chắc trên thị trường gạo thế giới
- Luận án nghiên cứu những tác động của các hiệp định thương mại góp phần
tìm ra những gợi ý thúc đẩy xuất khẩu lúa gạo theo hướng bền vững, từ đó tạo động
lực cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tạo việc làm để nâng cao thu nhập, chất lượng đời sống dân cư ở khu vực này và tạo hậu thuẫn vững chắc cho tiến trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước
* Luận án đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu khi phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quá trình hội nhập trong đó tập trung đánh giá tác động của các hiệp định thương mại thông qua sự kết hợp phương pháp phân tích định tính và mô hình định lượng (mô hình lực hấp dẫn cấu trúc) nhằm đánh giá hướng và mức độ tác động của từng yếu tố đến xuất khẩu gạo, giúp phân đoạn thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam ra các nước, từ đó giúp cho việc ký kết các hiệp định phù hợp với điều kiện kinh tế sản xuất lúa gạo ở Việt Nam gắn với lợi thế cạnh tranh nhằm đảm bảo sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững cũng như sự ứng phó chủ động với những biến động của thị trường lúa gạo quốc tế hiện nay
5.2 Những hạn chế của luận án
Luận án đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tổng hòa của rất nhiều các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị Việc sử dụng mô hình định lượng trong luận án gặp khó khăn trong việc thu thập
số liệu, vì vậy luận án mới chỉ đưa vào một số biến dễ lượng hóa để làm minh chứng
và tính toán phần nào những đánh giá tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo Một
số yếu tố khác có tác động đến xuất khẩu gạo như yếu tố biến đổi khí hậu, quy mô và giá gạo xuất khẩu của đối thủ cạnh tranh, cũng như những tác động ngoài mong muốn
Trang 21khác (yếu tố bất ngờ khó có thể lường trước) chưa được đưa vào có thể làm giảm bớt tính tương tác giữa các yếu tố, từ đó là thay đổi giá trị các hệ số của các biến một cách tương đối Tuy nhiên, với những biến số hiện có trong mô hình, luận án đánh giá được một số chỉ tiêu hệ số co giãn theo thu nhập, sự khác biệt thị trường, phân đoạn thị trường , kết hợp với những phân tích định tính đối với các yếu tố chưa đưa được vào
mô hình, luận án có những đóng góp toàn diện hơn để giúp nâng cao khả năng thích ứng xuất khẩu gạo của Việt Nam đối với tác động của các hiệp định thương mại trong tương lai
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến
xuất khẩu gạo của Việt Nam;
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về thích ứng với tác động của
hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo;
Chương 3: Phân tích thực trạng tác động của các hiệp định thương mại đến xuất
khẩu gạo của Việt Nam;
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng của xuất khẩu gạo
Việt Nam trước tác động của hiệp định thương mại đến năm 2030
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
1.1 Các nghiên cứu về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Các nghiên cứu về lợi ích của xuất khẩu và yếu tố tác động đến xuất khẩu
Về lợi ích của xuất khẩu, lý thuyết thương mại đã được nghiên cứu từ lâu và là một trong những luận cứ quan trọng để phân tích các tác động đến hoạt động thương mại trong đó xuất khẩu là hoạt động cơ bản Bắt nguồn từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên giữa các nước nhưng bản thân mỗi nước lại khan hiếm hoặc không đầy đủ các nguồn lực cần thiết, hàng loạt các lý thuyết thương mại đã ra đời và liên tục biến đổi, phát triển cho phù hợp với thực tiễn Theo những cách giải thích khác nhau, các lý thuyết thương mại đã chỉ rõ cơ chế và lý do mà thương mại tạo ra lợi ích cho các quốc
gia (Đỗ Đức Bình và Ngô Thị Tuyết Mai, 2013) Thứ nhất, lý do của thương mại trong
lý thuyết lợi thế của mỗi quốc gia chính là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, vị trí địa
lý và các yếu tố sản xuất trong đó có cơ chế chính sách và môi trường kinh tế vĩ mô
Thứ hai, ngoài những lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, các quốc gia còn có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, với sự tập trung sản xuất lớn, giảm chi phí trung gian không cần
thiết và lợi thế kinh tế nhờ quy mô rất quan trọng trong điều kiện thị trường nội địa
nhỏ bé vì việc tập trung sản xuất quy mô nhỏ để phục vụ thị trường nội địa, mở rộng thị trường xuất khẩu biến lợi thế kinh tế tĩnh thành lợi thế động to lớn trong quan hệ
thương mại Thứ ba, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu và tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu là một chiến lược phát triển tốt để thay thế nhập khẩu, xuất khẩu giúp phân bổ hiệu quả hơn nguồn lực thông qua việc thay đổi các yếu
tố sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất và cho phép khai thác quy mô nền kinh tế, làm tăng sự khuếch tán kiến thức thông qua tác động qua lại với những người mua nước ngoài và học hỏi kinh nghiệm
Về các yếu tố tác động đến xuất khẩu, các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam đều chỉ ra rằng tác động đến xuất khẩu được phân chia ra các yếu tố ảnh hưởng đến cung, cầu xuất khẩu và các yếu tố mang tính hấp dẫn hoặc cản
trở xuất khẩu, trong đó năng lực sản xuất của nước xuất khẩu tác động đến cung xuất
khẩu, sức mua của thị trường ảnh hưởng đến cầu xuất khẩu và yếu tố hấp dẫn hoặc cản trở xuất khẩu là khoảng cách giữa các nước và các chính sách xuất khẩu (Carrere,
Trang 232006; Inmaculada và Felicitas, 2003; Sandberg, 2004; Do Tri Thai, 2006; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008; Dao Ngoc Tien, 2009; Bikker, 2009)
- Đánh giá các yếu tố tác động đến cung, cầu xuất khẩu: Sandberg (2004) với bối cảnh nghiên cứu các hiệp định thương mại châu Mỹ (FTAA) và Carrere (2006) đánh giá xuất khẩu cùng quá trình biến đổi của các yếu tố tác động đến xuất khẩu của một
số hiệp định thương mại khu vực đã cho rằng GDP và dân số có ảnh hưởng tích cực và
mô hình thương mại của những nền kinh tế nhỏ hơn bị ảnh hưởng tiêu cực ở phạm vi lớn hơn bởi các mối liên kết hơn là mô hình thương mại của các đối tác lớn hơn Kwentua (2006) khi nghiên cứu những ảnh hưởng sự hình thành và chuyển hướng thương mại của những hiệp định khu vực cũng cho thấy các nước phát triển những mối quan hệ thương mại quốc tế nhiều hơn với những nước có GDP lớn hơn Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Inmaculada và Felicitas (2003) khi đánh giá thương mại của 20 nước trong khu vực tự do mậu dịch và 15 nước trong Liên minh châu Âu với những tiềm năng thương mại và các hiệp định đạt được giữa các khối thương mại và nghiên cứu Bikker (2009) với số liệu dòng thương mại năm 2005 đánh giá dòng thương mại giữa 178 nước thì dân số lại ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu Trong trường hợp của Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ tích cực của xuất khẩu với các yếu tố trên (Do Thai Tri, 2006; Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008; Dao Ngoc Tien, 2009) Tuy nhiên, những nghiên cứu trong hay ngoài nước trên chỉ cho thấy những tác động về quy mô nói chung (xem xét đồng thời tác động của GDP hoặc dân số của các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu) chứ không phản ánh những ảnh hưởng riêng lẻ (của từng biến) Theo hướng này, còn có nghiên cứu của Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009) về Việt Nam và Singapo trong khu vực ASEAN và các yếu tố cũng mang lại tác động tích cực
Những nhóm sản phẩm khác nhau có cầu và cung khác nhau, vì vậy, xuất khẩu những sản phẩm khác nhau được cho rằng bị ảnh hưởng theo các phương thức trái ngược nhau Nghiên cứu của Sandberg (2004) với nhóm sản phẩm thực phẩm và chế tác
và của Nguyễn Thanh Thủy và Arcand, J (2009) với ba nhóm: hàng hóa thuần nhất, hàng hóa giá tham chiếu, và hàng hóa không đồng nhất đã nghiên cứu dựa trên giả định trên và kết quả đều cho thấy những tác động của thu nhập và dân số lên giá trị xuất khẩu của nhóm hàng hóa thiết yếu sẽ ít hơn xuất khẩu của những nhóm hàng hóa khác
- Đánh giá các yếu tố tác động đến tính hấp dẫn hoặc cản trở thương mại: các biến hấp dẫn thương mại và hạn chế thương mại bao gồm nhóm các biến khoảng cách như khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế - xã hội và nhóm các biến chính sách như những chính sách khuyến khích và quản lý thương mại như thuế quan, hiệp định
Trang 24thương mại song phương (BTA), thương mại khu vực (FTA), chính sách công nghiệp, nông nghiệp, với những đặc điểm riêng biệt của từng nhóm
Các nghiên cứu hầu như cho thấy khoảng cách địa lý có tác động tiêu cực đến xuất khẩu như trong nghiên cứu của, Carrere (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009) Những đặc điểm khác nhau về khoảng cách kinh
tế có thể mang lại tác động tích cực và tiêu cực đến giá trị thương mại của 2 nước dựa trên các đặc điểm khách nhau đối với từng trường hợp riêng biệt Theo học thuyết H –
O, tác động tích cực của biến khoảng cách kinh tế được phản ánh qua nghiên cứu của Egger (2000), Gilbert và cộng sự (2000) và tác động tiêu cực phù hợp với các học thuyết thương mại mới phán ánh qua nghiên cứu của Inmaculada và Felicitas (2003) Các nhóm yếu tố thuộc về các chính sách quản lý và khuyến khích thương mại như thuế, tỷ giá hối đoái, thương mại song phương và khu vực cũng tác động đến giá trị xuất khẩu ở tất cả các nhóm sản phẩm Hầu hết các nghiên cứu đồng ý rằng sự mất giá đồng tiền nội tệ sẽ thúc đẩy xuất khẩu các nước (Do Thai Tri, 2006; Nguyễn Thị Quy và cộng sự, 2008; Inmaculada và Felicitas, 2003), thuế có ảnh hưởng tiêu cực lên xuất khẩu (Dao Ngoc Tien, 2009), trong khi đó các biến thể hiện sự tham gia vào các hiệp định lại không rõ ràng Carrere (2006) cho rằng việc gia nhập NAFTA, ASEAN, CACM là nguyên nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhưng khi tham gia ASEAN (Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng, 2008) và gia nhập MECORSUR (Carrere, 2006) lại mang lại tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu Tuy nhiên những nghiên cứu này đã không cân nhắc đến những tác động khác nhau của các yếu tố lên những nhóm sản phẩm khác nhau
Có thể tóm lược các yếu tố tác động đến xuất khẩu được đánh giá qua các nghiên cứu đã được công bố như sau:
Trang 25Bảng 1.1 Tóm tắt các yếu tố tác động đến xuất khẩu Yếu tố
tác động
Xu thế tác động
Nghiên cứu công bố
Nhóm yếu tố liên quan đến cung, cầu xuất khẩu
GDP Tích cực Do Tri Thai (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Dao
Ngoc Tien (2009), Bikker (2009), Nguyễn Thanh Thủy và Arcand, J (2009), Carrere (2006), Sandberg (2004), Inmaculada và Felicitas (2003), Nguyen Anh Thu (2014), Okabe (2015)
Dân số Tích cực và
tiêu cực
Sandberg (2004), Carrere (2006), Inmaculada và Felicitas (2003), Sandberg (2004), Do Tri Thai (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Bikker (2009), Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009), Do Ba Khai (2014)
Nhóm yếu tố khoảng cách địa lý và kinh tế
Khoảng cách
địa lý
Tiêu cực Carrere (2006), Kwentua (2006), Dao Ngoc Tien (2009), Dao Ngoc Tien
(2009), Nguyen Khanh Doanh và Yoon Heo (2009), Nguyen Anh Thu và cộng sự (2015)
Khoảng cách
kinh tế
Tích cực Tiêu cực
Egger (2000), Gilbert và cộng sự (2000)
Inmaculada và Felicitas (2003)
Nhóm yếu tố hấp dẫn/hạn chế xuất khẩu
Thuế Tiêu cực Dao Ngoc Tien (2009)
Tỷ giá hối đoái
Carrere (2006), Nguyen Anh Thu và cộng sự (2015), Do Ba Khai (2014) Carrere (2006), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Nguyen Anh Thu và cộng sự (2015)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ những các nghiên cứu
Các nghiên cứu trên cho thấy các hiệp định thương mại là một trong những yếu
tố tác động đến xuất khẩu, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực hoặc cả hai nhưng
là yếu tố rất quan trọng, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp mà còn có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các chính sách đến hoạt động xuất khẩu
1.1.2 Các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu
Hợp tác và hội nhập là hai thuật ngữ khác nhau cả về mặt lượng và mặt chất trong
đó hội nhập kinh tế quốc tế là một dạng thức được biểu hiện dưới nhiều hình thức hội nhập khác nhau, đó là thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), thị trường chung (CM) và liên minh kinh tế (EU) (Kennan và Riezman (1990), Syropoulos (1999)) Cụ thể, thỏa thuận thương mại ưu đãi là hình thức liên kết giữa các nước nhằm dành cho nhau hàng rào thương mại thấp hơn so với các quốc gia không phải thành viên Trong khu vực mậu dịch tự do, thuế quan giữa các quốc gia được loại bỏ nhưng trong mỗi quốc gia lại duy trì thuế quan
Trang 26đối với các quốc gia không thành viên Liên minh thuế quan ngăn chặn sự phân biệt trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước trong liên minh và sự cân bằng thuế quan trong thương mại với các quốc gia không phải thành viên Ở hình thái cao hơn của hội nhập kinh tế là đạt được liên minh thị trường và không chỉ sự hạn chế thương mại mà sự hạn chế di chuyển yếu tố sản xuất dần bị bãi bỏ Liên minh kinh tế khác với thị trường chung, liên minh kinh tế là sự kết hợp giữa việc giảm sự hạn chế trao đổi hàng hóa và sự di chuyển nhân tố với các chính sách kinh tế hài hòa của quốc gia, từ
đó loại bỏ sự phân biệt trong các chính sách Cuối cùng, hàm ý cao nhất của hội nhập kinh tế là sự thống nhất tiền tệ, tài chính, xã hội và chu kỳ chính sách và yêu cầu thiết lập thẩm quyền siêu quốc gia với các quyết định liên kết các quốc gia thành viên Có thể nói toàn cầu hóa là một quá trình mang tính khách quan và hội nhập kinh tế quốc tế
là một quá trình tất yếu Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của một nước cũng là việc các nước nỗ lực mở cửa, gắn nền kinh tế và thị trường của mình với thị trường khu vực
và thế giới ở cấp độ đơn phương, song phương và đa phương
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các hiệp định thương mại chính là yếu tố cơ bản
(Miroslav, 2011) Miroslav khẳng định hiệp định thương mại khu vực (Region Trade Agreement – RTA) là yếu tố cơ bản đặt nền móng cho ý tưởng về hệ thống thương mại
đa phương (Multilateral Trading system – MTS), đòi hỏi nền móng của hệ thống các mối quan hệ thương mại quốc tế minh bạch, có thể dự báo và bãi bỏ sự phân biệt đối xử
1.1.2.1 Tổng quan lý thuyết các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến các quốc gia trên thế giới
- Dưới góc độ tác động tĩnh, bất cứ thành viên nào tham gia hiệp định thương mại cũng chịu tác động “tạo lập thương mại” và tác động “chuyển hướng thương mại”
(Viner, 1950) Tác động “tạo lập thương mại” tạo ra cái “mới” trong quan hệ thương mại khi một nước gia nhập thay thế việc sản xuất một mặt hàng nội địa có chi phí cao bằng việc nhập khẩu mặt hàng đó rẻ hơn từ các nước thành viên do việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, điều này làm cho người tiêu dùng nước nhập khẩu được mua hàng hóa
rẻ hơn còn nước xuất khẩu sẽ xuất khẩu nhiều hơn Tác động “chuyển hướng thương mại” là việc tham gia các hiệp định khiến các nước thành viên chấp nhận sự kém hiệu quả trong phương diện sử dụng nguồn lực mà chuyển hướng nhập khẩu hàng hóa với chi phí sản xuất thấp từ quốc gia không phải thành viên sang hàng hóa có chi phí cao hơn của các nước thành viên Tác động này không tạo ra cái “mới” mà chỉ là sự thay đổi đối tác thương mại nên chính sự phân biệt đối xử này khiến các nước phi thành viên bị thiệt Điều này chứng tỏ rằng các hiệp định thương mại ảnh hưởng đến cả nước thành viên và phi thành viên
Trang 27Dựa trên lý thuyết về tác động “tạo lập thương mại” và “chuyển hướng thương mại” trong khung khổ một liên minh thuế quan của Viner (1950), Krugman (1993) cho rằng hiệp định thương mại chủ yếu tác động chuyển hướng thương mại do các hàng rào thuế quan được cắt giảm và Baldwin (1994b) đưa ra quan điểm về tác động dài hạn của các hiệp định thương mại như là một hiệu ứng “domino”, thể hiện sự phổ biến của các khối mậu dịch khu vực với nhiều lợi ích đối với các nước thành viên khiến cho các nhà xuất khẩu thúc giục chính phủ của họ phát huy tư cách thành viên ở các hiệp định thương mại đang thực thi và đàm phán các hiệp định mới Việc lựa chọn các hiệp định thương mại theo quan điểm tự do của Bhagwati và Panagariya (1996) tuy dễ dàng hơn
vì những điểm tương đồng một vài điều kiện như địa lý, thể chế, văn hóa nhưng chính những điểm tương đồng về các yếu tố nguồn lực này lại ít tạo ra sự “tạo lập thương mại”
Bên cạnh quan điểm các hiệp định gây ra tình trạng hỗn loạn trong quan hệ thương mại thế giới khi một loạt các hiệp định được ký kết một cách tràn lan, vượt qua giới hạn yếu tố khu vực, lan tỏa khắp các châu lục của Bhagwati, và nhận định những ảnh hưởng tiêu cực của trào lưu các hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương làm sao nhãng các diễn đàn đa phương của Krueger (1999) thì dường như các FTA được “ưa thích” hơn khi FTA mang lại những lợi ích nhanh chóng và các quốc gia không phải chịu sự cạnh tranh lớn như trên “mặt trận” toàn cầu Dù vậy, không thể phủ nhận tác động không tốt của FTA khiến bảo hộ gia tăng và tác động tiêu cực đến tiến trình đa phương hóa (Bhagwati và Panagariya, 1996)
Nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại khu vực (RTAs), Carrere (2006) nhận định rằng “tạo lập thương mại” và “chuyển dịch thương mại” thể hiện: (1) dòng thương mại bên trong khu vực tăng lên, nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (ROW) giữ nguyên không thay đổi (dưới góc độ thuần túy tạo lập thương mại); (2) sự tăng lên trong thương mại bên trong khu vực được bù đắp hoàn toàn bởi sự giảm nhập khẩu tương đương từ phần còn lại của thế giới (dưới góc độ thuần túy chuyển dịch thương mại); (3) thương mại bên trong khu vực tăng nhiều hơn sự giảm nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới (dưới cả hai góc độ tạo lập và chuyển dịch thương mại) Nghiên cứu tác động của AFTA và CEPT, Hapsari và Mangunsong (2006) cho rằng việc giảm thuế là nền tảng dẫn đến tác động đáng kể làm tăng xuất khẩu song phương của các thành viên ASEAN, vì thế, việc thi hành hiệu quả sự kết hợp AFTA và CEPT nhằm giảm loại bỏ rào cản thuế quan đã thúc đẩy thương mại của các thành viên ASEAN, trong đó AFTA là nguyên nhân của sự thay đổi chuyển hướng thương mại của các nước ngoài khối, có khả năng làm giảm hiệu quả các nước trong khối, ngoài ra cấu
Trang 28trúc xuất khẩu tương tự giữa các nước ASEAN có ảnh hưởng tích cực đến xuất khẩu song phương nên thương mại nội ngành giữa các nước ASEAN tăng lên và thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế của khu vực, làm cho việc tham gia vào hệ thống sản phẩm toàn cầu cũng như khu vực dễ dàng hơn Tác động chuyển dịch thương mại cũng được Fukao
và cộng sự (2002) lấy minh chứng từ các thành viên của NAFTA (Ca-na-đa, Mexico, Mỹ) và các nước phi thành viên, với những ưu đãi có được từ hiệp định thương mại NAFTA bao gồm tác động lẫn nhau của việc xóa bỏ những cấu trúc thuế khác nhau giữa các nước thành viên và sự duy trì thuế quốc gia đối với nước phi thành viên
Nghiên cứu với bối cảnh Việt Nam, Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) xuất phát từ quan điểm mức độ tập trung thương mại là sự tập trung của luồng thương mại đối với một thị trường nào đó, bối cảnh hợp tác thương mại khu vực ASEAN và ASEAN+3 để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại trong
đó yếu tố “hấp dẫn” xuất khẩu chính là việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên được hưởng thuế suất ưu đãi khiến hàng xuất khẩu của Việt Nam
bị “hút” vào thị trường ASEAN
Các nghiên cứu trên chủ yếu chỉ ra thương mại có ảnh hưởng tích cực khi các nước tham gia vào các hiệp định thương mại và kết quả là tác động tạo lập thương mại dẫn đến yêu cầu tăng thu nhập, từ đó tác động đáng kể đến chuyển hướng thương mại của các nước không phải thành viên
- Dưới góc độ tác động động, các hiệp định có thể không có tác động trực tiếp và
đáng kể như các tác động tĩnh nhưng các hiệp định có thể tạo ra những tác động động mang tính dài hạn về phúc lợi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự thay đổi cấu trúc ngành Hertel và cộng sự (2001), Itakura và Lee (2012), Lee và Itakura (2014) đã lập
ra những lộ trình dài hạn và các hướng phát triển cho các hiệp định Các nghiên cứu này cũng khẳng định các hiệp định thương mại FTAs ở châu Á, các hiệp định đa phương như TPP, RCEP đều làm tăng phúc lợi, có thể ở mức độ không giống nhau nhưng chưa chắc các hiệp định mang lại mức phúc lợi lớn hơn lại là hấp dẫn hơn Cụ thể, Hertel và cộng sự (2001) tập trung đánh giá hiệp định thương mại tự do đã dẫn đến những thay đổi trong nguyên tắc quản lý của chính phủ về đầu tư nước ngoài, các quy tắc trong thương mại điện tử, thương mại dịch vụ, hài hòa các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy tắc vệ sinh, và hợp lý hóa các thủ tục hải quan Itakura và Lee (2012) nghiên cứu khả năng có thể thay thế cho nhau giữa các hiệp định ASEAN+3 và TPP thông qua việc hai hiệp định này ảnh hưởng đến sự thay đổi phúc lợi và sự điều chỉnh sản lượng theo ngành như thế nào, kết quả cho thấy với FTAs thì hầu hết các nước đều trông mong mục tiêu gia tăng phúc lợi, tuy nhiên mong muốn này không được đề xuất
Trang 29cho thương lượng ASEAN+3 hoặc ASEAN+6 Với khía cạnh điều chỉnh đầu ra ngành thì sự xuất hiện đó không khác nhau đáng kể trong thứ tự sắp xếp giữa FTAs và TPP
Có thể trong giai đoạn nghiên cứu, sự điều chỉnh qua lại giữa các nhóm ngành cao hơn
và thứ tự sắp xếp hai hiệp định thương mại có thể di chuyển cấu trúc công nghiệp giữa các nước thành viên gần nhau chiếm ưu thế hơn trong thương mại tự do toàn cầu Nghiên cứu các hiệp định TPP và RCEP, Lee và Itakura (2014) cho thấy sự điều chỉnh ngành và sự phân bổ lại nguồn lực là kết quả tác động của các hiệp định thương mại và đưa ra sự so sánh giữa hai hiệp định Hai nhà nghiên cứu đã cho rằng các nước châu Á đóng góp thương mại với các nước RCEP lớn hơn các nước TPP, tuy nhiên sự khác nhau về mục đích phúc lợi đạt được giữa hai hiệp định này là tương đối nhỏ trong năm
2030 và nhạy cảm với những giả định các kịch bản Cheong (2013) nghiên cứu về tác động của TPP trong giai đoạn 2013-2027 cũng cho thấy rằng phúc lợi các nước sẽ tăng lên theo quy mô hội nhập nhưng điều này không xảy ra với Peru, Malaysia và Việt Nam mặc dù đó chỉ là sự khác biệt nhỏ tính theo phần trăm thay đổi GDP
Các nghiên cứu trên cho thấy những tác động của các hiệp định thương mại đến
các nước trên thế giới chủ yếu là các tác động được đánh giá dựa trên thước đo phúc
lợi nói chung mà các nước đạt được khi trở thành thành viên Hầu hết việc tham gia các hiệp định thương mại đều đem lại những tác động tích cực đến phúc lợi nhưng cũng phụ thuộc vào từng quốc gia ở từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau và tùy vào phương diện hội nhập song phương, đa phương hay khu vực
1.1.2.2 Tổng quan phương pháp thực nghiệm các nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại
- Nghiên cứu sử dụng mô hình lực hấp dẫn: Bắt đầu từ nghiên cứu của Tinbergen
(1962), tác giả dựa trên tính quy luật trong vật lý nhưng được áp dụng có ý nghĩa trong hoạt động thương mại, với cơ sở lý thuyết vững chắc của Anderson và Wincoop (2003), các nhà nghiên cứu sau đó đã dùng mô hình này, kết hợp sử dụng biến giả là các hiệp định để nghiên cứu tác động mang ý nghĩa phúc lợi, tác động “tạo lập thương mại” và “chuyển dịch thương mại” của các hiệp định thương mại khu vực (Magee, 2008), hiệp định thương mại tự do các quốc gia Đông Nam Á – AFTA (Hapsari và Mangunsong, 2006; Ruzita và cộng sự, 2009; Yin, 2010; Do Ba Khai, 2014), các hiệp định thương mại tự do ở Đông Á (Okabe, 2015), tác động của AFTA đến dòng thương mại của Việt Nam và Singapo (Nguyen Khanh Doanh và Heo, 2009), hiệp định thương mại Việt Nam – EU (Nguyễn Bình Dương và Nguyễn Thu Trang, 2014; Vũ Thanh Hương, 2016), hiệp định thương mại tự do EU – Nam Phi (Kwentua, 2006) Cassing và cộng sự (2010) cũng sử dụng phương trình hấp dẫn với mục tiêu bổ sung
Trang 30thêm phần đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do mang tính hậu kỳ đối với kinh tế Việt Nam bên cạnh việc sử dụng mô hình cân bằng tổng thể Cũng với
phương trình hấp dẫn cùng các biến giả hiệp định, kết hợp tác động của biến động tỷ
giá, nghiên cứu thực nghiệm của Thursby và Thursby (1985) Do Tri Thai (2006), Nguyen Xuan Bac (2010) cũng đánh giá tác động của các hiệp định lên dòng thương mại quốc tế Trong phân tích các tác động của các FTA, khởi đầu là Francois (2001), tiếp theo là Kimura và Lee (2004) đã dùng mô hình lực hấp dẫn mở rộng đối với thương mại dịch vụ Baier và Bergstrand (2002, 2004), Carrere (2006) cũng dùng mô
hình ngoài các biến trọng lực như GDP, dân số, khoảng cách giữa các quốc gia, và
các biến giả hiệp định , tác giả đưa thêm biến mức giá của hàng hóa và thuế giá trị
cho thấy tác động của FTA tạo ra sự gia tăng thương mại đáng kể với phỏng đoán các hiệp định thương mại khu vực tạo ra sự mở rộng thương mại giữa các thành viên Điều này giúp nghiên cứu đã có những điều chỉnh theo xu hướng hiện tại, có sự nhận định tốt hơn khi phản đối lại những biểu hiện thương mại của các hiệp định thương mại khu vực của các nghiên cứu trước Mô hình CGE (Computable General Equilibrium) không đem lại mục đích đánh giá tác động của các hiệp định thương mại trên diện rộng, Sandberg (2004) đã dựa vào mô hình lực hấp dẫn với khả năng kết hợp chặt chẽ đặc điểm riêng có của từng nước mà không chú ý tới kích thước của các quốc gia ngoài các biến hấp dẫn như dân số, khoảng cách Sandberg (2004) đã dùng biến GDP trên đầu người thay cho biến GDP làm giảm bớt một số vấn đề vốn tồn tại khi so sánh các nền kinh tế của rất nhiều quy mô khách nhau, ngoài ra sự ảnh hưởng của những
liên kết mang tính lịch sử và khu vực được thể hiện qua các biến nhị phân: các nước
có chung nhau đường biên giới, sự khác biệt ngôn ngữ, thuộc địa, thành viên các hiệp định (NAFTA, EU ) Inmaculada và Felicitas (2003) thêm biến tỷ giá hối đoái thực tế vào mô hình lực hấp dẫn Trong bối cảnh Việt Nam, mô hình lực hấp dẫn cũng được
sử dụng trong các nghiên cứu của Do Tri Thai (2006) khi phân tích luồng thương mại giữa Việt Nam và 23 quốc gia châu Âu, Nguyen Binh Duong và Nguyen Thu Trang (2014) phân tích ảnh hưởng “tạo lập thương mại” và “chuyển hướng thương mại” thêm biến thuế quan và tỷ giá (EU-VietNam), Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại, tập trung xuất khẩu, tập trung nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN+3, Nguyễn Tiến Dũng (2011) đánh giá tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc, Nguyen Anh Thu (2012), Nguyễn Anh Thu và Đỗ Thị Mai Hiên (2014) đánh giá tác động của hội nhập kinh tế nước ta khi gia nhập AFTA và VJEPA tới dòng thương mại Việt Nam Nguyễn Anh Thu và cộng sự (2015) với nghiên cứu tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến thương mại Việt Nam cũng chỉ ra rằng AKFTA và AJCEP có tác động
Trang 31tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt thương mại với Hàn Quốc có ảnh hưởng tích cực trong khi các hiệp định mới được ký kết nhưng hiệp định thương mại
tự do ASEAN – Úc – New Zealand và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản có tác động chưa rõ nét đến thương mại của Việt Nam
Nhưng hạn chế của các nghiên cứu đã công bố ở trên là mô hình lực hấp dẫn
không có khả năng dự báo ảnh hưởng phúc lợi của các hiệp định thương mại khu vực
ưu tiên và các dữ liệu thiếu sự tổng hợp để phân tích các tác động các hiệp định thương mại lên hàng hóa cụ thể.
- Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE): đây là mô hình đưa ra
các kịch bản khác nhau cho một hiệp định hoặc nhiều kịch bản, mỗi kịch bản tương ứng với một hiệp định thương mại với mục tiêu phân tích mang tính tiền kỳ (dự báo các tác động trong tương lai) Nghiên cứu Plummer và cộng sự (2010) đo lường tác động của FTA, Todsadee và cộng sự (2012) với đánh giá tác động của hiệp định TPP đến kinh tế các nước thành viên và một số ngành chăn nuôi, Itakura và Lee (2012); Petri và cộng sự (2012) với các kịch bản cho các mức độ tham gia khác nhau của các nền kinh tế vào các FTAs và TPP, so sánh mức độ tác động với FTAs đa phương ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản; Petri và Plummer (2016) đánh giá tác động TPP tới kinh tế Mỹ Với 6 kịch bản trong đó 2 kịch bản cho mỗi hiệp định thương mại đa phương, Kawasaki (2014) đánh giá tác động của TPP, RCEP, FTAAP lên các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và cho thấy việc cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn khi chỉ dỡ bỏ thuế quan Lee và Itakura (2014) với 1 kịch bản cho hiệp định RCEP và 3 kịch bản cho hiệp định TPP, Lee và Itakura (2015) với 1 kịch bản cho hiệp định RCEP và 6 kịch bản cho hiệp định TPP để tiếp cận từng hiệp định thương mại ở các mức độ khác nhau Ở Việt Nam, Cassing và cộng sự (2010), Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) nghiên cứu đánh giá tác động các hiệp định thương mại tự do (EVFTA, AIFTA, AANZFTA, AFTA), TPP, AEC đến kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung Kết quả cho thấy việc các nước tham gia hiệp định thương mại ở mức độ càng lớn thì sớm hay muộn đều nhận được tác động tích cực đến GDP thực, đầu tư, thương mại, mặc dù kết quả ban đầu có thể tiêu cực hoặc tích cực nhưng chưa rõ ràng, nhưng khi có sự loại bỏ thuế quan hoặc qua giai đoạn chuyển hướng đối tác thì ảnh hưởng tích cực được biểu hiện rõ ràng hơn Tuy nhiên nếu xét từng ngành, có sự thu hẹp xảy ra với những ngành kém lợi thế và có
sự mở rộng về sản lượng và lao động của các ngành có lợi thế, đặc biệt là có sự dịch chuyển các nguồn lực sản xuất từ các ngành thu hẹp sang các ngành mở rộng Phương
Trang 32pháp này cũng có những hạn chế nhất định khi phân tích theo ngành vì dễ bị chệch khi cộng gộp ngành (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2015)
- Nghiên cứu sử dụng mô hình cân bằng từng phần để đánh giá tác động của các
hiệp định thương mại đến sự phát triển ngành: phương pháp này bổ sung cho phương
pháp phân tích cân bằng tổng thể đã khái quát kết quả hoạt động của ngành về mức độ tương thích trong thương mại từ đó đánh giá các xu hướng và năng lực cạnh tranh của
10 ngành như giầy da, dệt may, thủy sản, rau quả, ô tô (Cassing và cộng sự, 2010), một số ngành công nghiệp có kết hợp các hệ số của biến thuế suất để phân tích sự chuyển hướng thương mại dưới tác động của NAFTA (Fukao và cộng sự, 2002) trong
đó có ngành dệt may (Datta và Kouliavtsev, 2005) Burfisher và cộng sự (2014) cũng
sử dụng mô hình GTAP đánh giá tác động của TPP cụ thể đến ngành nông nghiệp từ
2014 đến 2025 và đến năm 2030 Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015) cũng đưa ra những phân tích tác động của TPP và AEC đến ngành chăn nuôi về các khía cạnh sản xuất, tiêu dùng, cấu trúc thị trường và thương mại Phương pháp này cho thấy ngành chăn nuôi của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ các hiệp định thương mại là nhỏ và có xu hướng ngày càng thâm hụt thương mại khi Việt Nam càng hội nhập nhưng hiệp định thương mại vẫn có thể mang lại cơ hội cạnh tranh và cải thiện thu nhập cho người chăn nuôi nghèo, quy mô nhỏ Tuy nhiên phương pháp này có hạn chế trong dự báo sự thay đổi về giá và chất
Bảng 1.2 Tóm tắt các nghiên cứu theo mô hình và mục tiêu nghiên cứu
Mô hình lực hấp dẫn chuẩn
tắc với biến giả hiệp định
- Đánh giá hậu kỳ (đánh giá những tác động đã xảy ra)
Krueger (1999); Magee (2008), Yin (2010); Kwentua (2006); Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008); Nguyen Khanh Doanh và Heo (2009); Sandberd (2004); Nguyen Anh Thu (2014); Do Ba Khai (2014); Okabe (2015);
Mô hình lực hấp dẫn mở rộng
với biến giả hiệp định và:
- Biến tỷ giá thực
- Biến thuế quan
- Biến thuế quan và tỷ giá thực
- Đánh giá hậu kỳ
- Thursby và Thursby (1985); Do Tri Thai (2006), Nguyen Xuan Bac (2010); Pham Van Nho và cộng sự (2014); Nguyễn Tiến Dũng (2011); Nguyen Anh Thu (2012); Nguyen Anh Thu và cộng sự (2015)
- Hapsari và Mangunsong (2006); Ruzita và cộng sự (2009)
- Nguyễn Bình Dương và Nguyễn Thu Trang (2014);
Trang 33- Biến giá cả và thuế quan
Cassing và cộng sự (2010)
- Baier và Bergstrand (2002, 2004); Carrere (2006)
Mô hình cân bằng tổng thể - Đánh giá hậu kỳ
- Đánh giá tiền kỳ (dự báo các tác động trong tương lai)
Bhagwati (1994); Bhawati và Panagariya (1996); Magee (2008)
Hertel và cộng sự (2001); Itakura và Lee (2012); Lee
và Itakura (2014); Cheong (2013); Plummer và cộng
sự (2010); Todsadee và cộng sự (2012); Itakura và Lee (2012); Petri và cộng sự (2012); Petri và Plummer (2016); Lee và Itakura (2014); Lee và Itakura (2015); Cassing và cộng sự (2010); Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015b)
Mô hình cân bằng từng phần - Đánh giá hậu kỳ
- Đánh giá tiền kỳ
Krugman (1993); (Fukao và cộng sự, 2002) (Datta và Kouliavtsev, 2005); Burfisher và cộng sự (2014); Cassing và cộng sự (2010); Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2015b)
Nguồn: tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu
Tác động của các hiệp định thương mại có thể được nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng ảnh hưởng của chúng mang lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro Tất nhiên, bên cạnh những đặc ân mà chúng mang lại, các quốc gia cũng không thể tránh khỏi những tác động mang tính liên lụy khi có sự biến động xảy ra đối với các nước thành viên, trong khu vực, hay mang tính toàn cầu, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu
1.1.3 Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo và tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo
- Đối với xuất khẩu gạo, nghiên cứu của FAO năm 2017 đưa cái nhìn toàn cảnh
về thị trường lúa gạo ở các khu vực trên thế giới như châu Phi, châu Mỹ La Tinh, châu
Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ bao gồm các nội dung xuất nhập khẩu cũng như giá cả gạo nội địa, quốc tế và báo cáo đầu năm 2018 của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) với dự báo toàn cảnh về xuất khẩu gạo toàn thế giới trong năm 2018, 2019 đều cho rằng Ấn
Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan và Mỹ vẫn là 5 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và các quốc gia này thường được lựa chọn làm phạm vi về không gian để thực hiện những nghiên cứu về xuất khẩu gạo trong các thời kỳ khác nhau
Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo nước ngoài: Boriss (2006) đã thiết lập hồ sơ riêng cho ngành gạo của Mỹ khi nghiên cứu một cách toàn diện mọi lĩnh vực xoay quanh sản phẩm gạo nước này, từ đặc điểm sản xuất lúa đến cung, cầu, xuất nhập khẩu gạo Tại Thái Lan, Poramacom (2014) nghiên cứu về ngành gạo của Thái Lan trong đó
có xuất khẩu gạo, tập trung vào chủ đề giá gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu cũng
Trang 34như nhấn mạnh vấn đề quản lý dự trữ gạo quá nhiều dẫn đến làm tăng giá gạo xuất khẩu, có thể làm mất vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của Thái Lan Ramakrishna và Degaonkar (2016) đã tìm hiểu những hạn chế tác động đến xuất khẩu gạo Ấn Độ như thuế quan, chi phí đầu vào, cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, chất lượng gạo và cả việc trợ cấp xuất khẩu gạo từ đó đưa ra nhưng gợi ý về khoa học công nghệ, khuyến nông, hoạt động sau thu hoạch nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo Ấn
Độ Xuất khẩu gạo đối với Pakistan được coi như một ngành công nghiệp khi gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của nước này (sau các sản phẩm dệt may) nhưng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn khi loại gạo xuất khẩu chủ đạo của nước này là Basmati chịu sự cạnh tranh của gạo Basmati Ấn Độ với công nghệ chế biến, đánh bóng và đóng gói tốt hơn (Memon, 2017)
Bên cạnh những nghiên cứu định tính kể trên, một số nghiên cứu nước ngoài khác đã sử dụng các phương pháp phân tích thực nghiệm nhằm định lượng những tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo của các nước Nghiên cứu của Peter và Frances
(1995) áp dụng mô hình cầu xuất khẩu với số liệu xuất khẩu gạo của Thái Lan để cho
thấy độ co giãn cầu xuất khẩu gạo theo thu nhập cao hơn mức dự kiến và gạo Thái Lan
có thể thay thế tốt cho gạo xuất khẩu từ các nước khác Nghiên cứu của Dechachete
(2011) với phương pháp chỉ số tiếp cận thị trường tổng hợp (CIMA) để chỉ ra được
mức độ rào cản tiếp cận thị trường của 3 nước đối với nhập khẩu gạo từ Thái Lan theo
thứ tự từ thấp đến cao là Nam Phi, Mỹ, Philipin Mô hình lực hấp dẫn được Adhikari
và cộng sự (2016) sử dụng để nghiên cứu các yếu tố tác động đến xuất khẩu gạo của
Ấn Độ trong đó gạo Basmati được lấy làm đối tượng tham chiếu cho thấy ngành gạo đóng góp đáng kể đến thu nhập quốc dân dù là gạo Basmati cũng như Non-Basmati đều phải chịu sự cạnh tranh từ Pakistan
Các nghiên cứu về xuất khẩu gạo Việt Nam chủ yếu sử dụng nghiên cứu định tính
để đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến xuất khẩu gạo của Việt Nam Nguyễn Trung Văn (1998), Nguyễn Đình Long (1999) đã nhấn mạnh gạo không chỉ là một mặt hàng có tính chiến lược và chính sách xuất khẩu gạo rất nhạy cảm về chính trị mà còn chịu tác động nhiều yếu tố hạn chế như yếu tố tự nhiên, con người, các yếu tố trong và ngoài nước Các yếu tố cung, cầu, giá cả tác động đến thị trường xuất khẩu gạo, trong đó giá cả là yếu tố quyết định sức cạnh tranh của gạo trên thị trường quốc tế, giống lúa gieo trồng, quá trình canh tác đều ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng gạo xuất khẩu (Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010 - Bộ Thương mại; Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008; Báo cáo của Viện Chính sách và Phát triển nông nghiệp, nông thôn, 2015) Ngoài ra, lựa chọn hình
Trang 35thức xuất khẩu gạo sang các nước thông qua chính phủ, thông qua các hiệp định hay các hợp đồng có tính lâu dài, lựa chọn chiến lược marketing hợp lý cùng kế hoạch xúc tiến thương mại dài hạn đối với mặt hàng gạo xuất khẩu mang tính quốc gia là cần thiết (Lê Xuân Tạo, 2015) Áp dụng công nghệ trong các khâu sản xuất – thu gom – chế biến - xuất khẩu cấu thành lợi thế cạnh tranh (Đinh Văn Thành, 2010), đáp ứng những yêu cầu
về bao bì, nguồn gốc, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất phụ gia tuân theo quy chuẩn về môi trường (Lê Minh Nghĩa, 2004) cũng là những yếu tố cần được coi trọng đối với sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam
Bên cạnh đó, những kịch bản về tác động của các yếu tố tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, biến đổi dòng chảy đến tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng được dự báo trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Văn (1998) và hiện nay kịch bản này đang trở thành thách thức lớn đối với việc sản xuất gạo của nước ta Các kịch bản này xảy ra khiến cho sản xuất gạo hiệu quả thấp, gạo xuất khẩu giảm về giá trị do sản lượng và chất lượng giảm (Nguyễn Văn Bộ, 2016) Ngoài ra, chính sách thương mại, tỷ giá hối đoái, chính sách thuế và trợ cấp, các chính sách đầu tư, chính sách đất đai, chính sách vốn tín dụng, bảo hiểm, ảnh hưởng đến giá cả trong nước và xuất khẩu mặt hàng gạo, có thể tạo động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm khả năng sản xuất – kinh doanh và sự thích ứng của các đối tượng liên quan trong quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo (Đinh Thiện Đức, 2003; Lê Xuân Tạo, 2015)
- Đối với tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo, nội dung này
được đề cập đến chủ yếu ở các nghiên cứu định tính, phổ biến là những nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng của một quốc gia hay nhóm quốc nào đó, tập trung vào liệt kê các cam kết
cắt giảm thuế quan nhập khẩu ưu đãi trong đó có nhắc đến mặt hàng gạo như một ví
dụ (Cassing và cộng sự, 2010; Đinh Văn Thành, 2010; Phạm Thái Quốc, 2013; Bùi Thành Nam, 2016; www.trungtamwto.vn/fta) Các nghiên cứu cho thấy, sự ra đời của WTO và các hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương khác đều nhằm mục tiêu lớn nhất là giúp cho hoạt động thương mại trên thế giới trở nên thuận lợi hơn nhờ giảm bớt các hàng rào mậu dịch và tăng cường áp dụng các nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với hàng hóa giao thương giữa các nước, từ đó các quốc gia đều có lợi
Gia nhập WTO mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của nhiều nước trên thế giới, sau WTO, hơn 200 hiệp định thương mại song phương và khu vực đã được ký kết
và có hiệu lực với các thành viên lần lượt là các nước và nhóm nước ở khắp các châu lục tham gia Dù là những quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, hay những
Trang 36nước đang phát triển như các nước Đông Nam Á thì việc điều chỉnh chính sách thương mại mà trước tiên là loại bỏ dần các rào cản thuế quan đối với các mặt hàng trong đó
có gạo là tất nhiên, nhưng các nước phát triển thường có khả năng hạn chế cam kết về thuế quan ưu đãi hơn là các nước đang phát triển (Bùi Nhật Quang, 2008; Bùi Thành Nam, 2016) Bên cạnh tác động của nội dung thuế quan, những nội dung về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng đối với sản phẩm gạo xuất khẩu của các hiệp định thương mại được nhắc đến trong các nghiên cứu của các nước Mỹ, Ấn Độ, Pakistan, Myanma nhằm nhấn mạnh đối với ngành gạo các nước cần chú ý đến chất lượng gạo và đòi hỏi các nước cần
có sự thay đổi trong phương thức xuất khẩu gạo cho phù hợp với cam kết của các hiệp định thương mại Để gạo xuất khẩu hấp dẫn hơn trên thị trường quốc tế, cần nhấn mạnh vào hoạt động nghiên cứu và phát triển trong từng khâu của quá trình sản xuất cũng như chọn lọc thị trường cần tập trung phát triển xuất khẩu gạo (Dawe, 2010; Anon., 2015b; Broadbent và cộng sự, 2015; Anon., 2016; Ramakrishna và Degaonkar, 2016)
Các nghiên cứu còn cho thấy, khi xem xét tác động của hiệp định thương mại đến
từng ngành hàng đơn lẻ thì chưa chắc tất cả các ngành ở mỗi quốc gia đều được hưởng lợi từ việc nước đó tham gia hiệp định thương mại Các nghiên cứu cho thấy, WTO và các hiệp định thương mại khác thường đòi hỏi các nước thành viên áp dụng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với hầu hết các hàng hóa nói chung, nông sản nói riêng bao gồm cả gạo Các nghiên cứu chủ yếu đã đưa ra tiến trình cắt giảm thuế quan ưu đãi theo thời gian đối với hàng hóa theo danh mục thông thường, nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm chứ không cụ thể từng mặt hàng trong đó tùy từng nước thành viên mà gạo có thể được xếp vào danh mục khác nhau (Indonesia và Philippin coi gạo là sản phẩm nhạy cảm và đặc biệt nhạy cảm còn các nước khác coi gạo là sản phẩm thông thường) Tuy nhiên, không phải nước thành viên nào cũng đạt được lợi ích về xuất khẩu gạo khi tham gia cùng một hiệp định thương mại Thực tế cho thấy, Việt Nam gia nhập WTO (năm 2006) là dấu mốc đáng nhớ khi mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ Việt Nam với thị trường 155 nước thành viên 5 năm sau khi Việt Nam tham gia vào WTO, xuất khẩu gạo Việt Nam bước vào thời hoàng kim, bứt phá vươn lên vị trí thứ 2 thế giới trong năm 2011 – 2012 Những hiệp định thương mại sẽ ký kết tiếp theo như Việt Nam – EU với những cam kết giảm thuế cũng sẽ làm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam xuất khẩu (điển hình gạo xuất khẩu của Việt Nam sang Nga hiện tại đang bị áp thuế 40%) Nghiên cứu của Trần Hoa Phượng (2013) cho rằng cam kết của một số nước thành viên WTO có khả năng có lợi cho gạo Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản
sẽ mở cửa thị trường gạo từ mức 3% lên 5% nhu cầu nội địa và thuế quan trong hạn ngạch đối với gạo ở mức 0% - 5%, tuy nhiên Mỹ và Thái Lan mới là nước được hưởng
Trang 37nhiều nhất do gạo của họ có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của hai thị trường này Nghiên cứu này cũng chỉ ra Trung Quốc cũng tăng nhập khẩu 20% - 30% lượng gạo thương mại thế giới và giảm thuế trong hạn ngạch dưới xuống 10% đối với gạo xay xát nhưng sẽ tập trung vào loại gạo chất lượng cao, do đó những nước thành viên xuất khẩu gạo chất lượng thấp hơn các nước thành viên khác phải chịu ảnh hưởng tiêu cực Việc gia nhập WTO còn khiến Philippin nhập khẩu nông sản nhiều hơn do nông sản nhập khẩu trong đó có gạo trở nên rẻ hơn và thắng thế so với gạo nội địa (Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu, 2010), điều này sẽ càng có lợi cho những nước vốn đã xuất khẩu gạo sang Philippin với mức giá thấp hơn như Việt Nam Tuy nhiên, cạnh tranh về giá không còn là giải pháp khôn ngoan mà để tận dụng tác động tích cực từ các hiệp định thương mại thì chất lượng mới là quan trọng Nghiên cứu của Cassing và cộng sự (2010) cũng không nghiên cứu cụ thể về tác động của các hiệp định thương mại đến mặt hàng gạo nhưng đã đưa ra nhận định rằng đối với 02 hiệp định ACFTA, VJCEP thì Việt Nam cần phải nỗ lực hơn mới có thể đạt được giá trị từ cơ hội tự do hóa đối với mặt hàng gạo, còn đối với các hiệp định AFTA, AKFTA, AIFTA, AANZFTA thì Việt Nam hầu như chưa tận dụng được cơ hội cũng như chưa chịu thách thức rõ ràng đối với xuất khẩu gạo Những nghiên cứu đăng tải tại trang www.trungtamwto.vn/fta cụ thể mức thuế nhập khẩu ưu đãi mà các nước thành viên áp dụng đối với từng mặt hàng trong đó có gạo nhưng thiếu đi những đánh giá và nhận xét rõ ràng về tác động của các hiệp định thương mại đến gạo xuất khẩu của Việt Nam.
1.2 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, các nghiên cứu đã công bố khẳng định những lợi ích mà thương mại trong đó có xuất khẩu mang lại đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra một cách khách
quan Trong quá trình khách quan đó, hoạt động tham gia và ký kết các hiệp định
thương mại là một hình thức điển hình, là một yếu tố quan trọng tác động đến xuất khẩu trên nhiều khía cạnh và hình thức này đang ngày càng mở rộng phạm vi tham gia
từ khu vực sang các châu lục khác Việt Nam cũng hòa mình vào xu thế này, thể hiện qua hàng loạt các hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết, đặc biệt là từ năm 2000 (sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ được ký kết) Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu
chỉ tập trung vào một hoặc một vài hiệp định cụ thể, rất ít những nghiên cứu có sự đánh
giá một cách tổng hợp tác động của hiệp định thương mại song phương, khu vực và đa phương đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi các hiệp định bắt đầu có hiệu lực, nhất là năm 2015 là năm dấu ấn của hiệp định thương mại quan trọng đối với Việt Nam
Trang 38Thứ hai, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến các nước trong đó có Việt Nam ở góc độ kinh tế, phúc lợi và các dòng thương mại quốc gia, ngoài nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Thị Thu Hằng cùng cộng sự với nghiên cứu “Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt
Nam – khía cạnh Kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”, có rất ít những
nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến một ngành hàng cụ thể
Thứ ba, gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, phù hợp với đặc tính canh tác nông nghiệp lâu đời của nước ta Tuy đã có nhiều nghiên cứu nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhưng trong giai đoạn hiện nay, khi quá trình hội nhập diễn ra mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hàng loạt các hiệp định thương mại được ký kết và chính thức có hiệu lực, mặt hàng khá nhạy cảm như gạo sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ của những tác động này thì các nghiên cứu đã công
bố thiếu đi sự đánh giá ở mức độ tổng hợp cũng như tính cập nhật những biến động mới
liên quan đến xuất khẩu gạo (về cung, cầu gạo trên thị trường quốc tế, sức ép công nghệ, ảnh hưởng của khí hậu ) cùng những tiêu chí xuất khẩu mới, không chỉ về lượng mà còn
về chất đi kèm khi Việt Nam là thành viên trong các hiệp định thương mại
Thứ tư, các nghiên cứu đã công bố sử dụng có thể một hoặc kết hợp các phương pháp định lượng (GTAP, SMART, phương trình lực hấp dẫn ) để đánh giá tác động
của các hiệp định thương mại đến kinh tế của một nước Tuy nhiên, không có nhiều
những nghiên cứu ở Việt Nam áp dụng phương pháp định lượng để đánh giá những tác động trong quá khứ của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu ở mức độ một mặt hàng gạo cụ thể, từ đó rút ra những nhận định định tính và có những đề xuất và giải pháp thiết thực
Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, chỉ ra khoảng trống
nghiên cứu, tác giả đã thực hiện đề tài luận án: “Tác động của các hiệp định thương
lại những phân tích toàn diện hơn về hiệp định thương mại song phương, khu vực và
các hiệp định thương hỗn hợp có tác động đến xuất khẩu một mặt hàng cụ thể chứ không chỉ tác động về mặt kinh tế hay phúc lợi nói chung của một quốc gia; cập nhật những thông tin về hiệp định thương mại với nhiều cơ hội và thách thức đặt ra với hoạt động xuất khẩu gạo trong việc duy trì thứ bậc về khối lượng xuất khẩu và đảm bảo chất lượng sản phẩm gạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Nội dung chương này là tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến đề tài của luận án, từ đó tìm hiểu khoảng trống để luận án có thể tiếp tục nghiên cứu Qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng:
- Gạo và xuất khẩu gạo là vấn đề được lựa chọn tìm hiểu, xem xét trong khá nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước với nhiều nhận định khác nhau về hoạt động xuất khẩu loại nông sản này
- Có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến lợi ích kinh tế, phúc lợi cũng như hoạt động thương mại nói chung một quốc gia hoặc của phân ngành kinh tế rộng như công nghiệp, nông nghiệp của một nước, nhưng có rất
ít những nghiên cứu đánh giá tác động của các hiệp định thương mại đến xuất khẩu của một mặt hàng nào đó, trong đó có mặt hàng gạo
- Không ít phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động của hiệp định thương mại đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của một nước nào đó bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp thực nghiệm Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm riêng nên việc lựa chọn phương pháp nào còn phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và tính phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu
Trang 40CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THÍCH ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI ĐẾN XUẤT KHẨU GẠO 2.1 Cơ sở lý luận về tác động của hiệp định thương mại đến xuất khẩu gạo
2.1.1 Lý luận về các hiệp định thương mại
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay khi tạo ra một hệ thống “luật chơi” chung, phù hợp với các nước hay nhóm nước và vì lợi ích của chính bản thân các quốc gia trong “sân chơi” toàn cầu, trong đó các hiệp định thương mại chính là yếu tố cơ bản để ràng buộc nghĩa vụ của các nước thành viên, giúp các quốc gia hình thành các liên kết thực hiện các hoạt động hội nhập kinh tế
(Miroslav, 2011).
2.1.1.1 Khái niệm hiệp định thương mại
a Khái niệm truyền thống
Theo Krueger (1995), hiệp định thương mại là một thỏa thuận ưu đãi trong đó thuế quan giữa các nước thành viên bằng không nhưng thuế quan của các nước thành viên với các nước bên ngoài hiệp định là khác nhau Plummer và cộng sự (2010) cho rằng hiệp định thương mại là cam kết nhằm loại bỏ thuế quan giữa các nước thành viên tham gia ký kết, trong khi vẫn tiếp tục duy trì chế độ thuế quan độc lập với hàng nhập khẩu từ các nước bên ngoài hiệp định Hiệp định thương mại ở cách hiểu rộng hơn là hiệp định trong đó các nước tham gia ký kết thỏa thuận dành cho nhau những
ưu đãi, hàng rào thuế quan và phi thuế quan được loại bỏ nhưng mỗi thành viên tham gia hiệp định thương mại được tự do quyết định những chính sách thương mại độc lập của mình đối với các nước không phải thành viên (Hill, 2008; Tạp chí cộng sản, 2009)
Vậy theo cách hiểu truyền thống, hiệp định thương mại là một hiệp ước quốc tế
nhằm loại bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại giữa các nước ký kết hiệp định chặt chẽ hơn, từ đó thúc đẩy hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên Nguyên tắc pháp lý do Tổ chức thương mại thế giới đưa ra đối với nội dung của hiêp định thương mại cần thỏa mãn hai điều kiện: (i) loại bỏ thuế quan và các hạn chế khác đối với phần lớn hàng hóa buôn bán giữa các nước thành viên; (ii) loại bỏ đáng kể tất cả các phân biệt đối xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên (Bộ ngoại giao và Thương mại Úc, 2011) Vậy theo cách hiểu này, các hiệp định thương mại tạo nên các Khu vực thương mại tự do và nhiều nghiên cứu thường đồng nhất khái niệm Hiệp định thương mại với Khu vực thương mại tự do