1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình huy động vốn tại NH sacombank

108 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM1.1 NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm NHTM Theo khoản 2, điều 4, chương 1 của

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA K Ế T O ÁN – TÀI CH Í NH – N G ÂN H À NG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tà i :

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT - PGD NGÔ QUYỀN Ngành: Tài chính ngân hàng

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện : TRẦN MỸ HỒNG MSSV: 1154021412 Lớp: 11DTNH1

TP Hồ Chí Minh, 2015

Trang 2

LUẬN TỐT NGHIỆP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA K Ế T O ÁN – TÀI CH Í NH – NGÂN HÀNG

Đề t à i :

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT - PGD NGÔ QUYỀN Ngành: Tài chính ngân hàng

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện : TRẦN MỸ HỒNG MSSV: 1154021412 Lớp: 11DTNH1

TP Hồ Chí Minh, 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em Những kết quả và các số liệutrong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín –chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Em hoàntoàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

Sinh viên thực hiện

Trần Mỹ Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM đãgiảng dạy cho em trong suốt thời gian qua Các thầy cô đã truyền đạt và giúp em củng cốnhững kiến thức cơ bản về chuyên ngành mà nhóm đã được học, đồng thời cũng giúp đỡcho nhóm nâng cao trình độ kiến thức của mình trong các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vựctài chính ngân hàng

Em cũng chân thành cảm ơn Th.S Phạm Hải Nam đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫncho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, giúp cho em có thể hoàn thành tốtbài khóa luận Đồng thời em cũng rất cảm ơn Ban giám đốc, trưởng phòng và toàn thểanh chị trong các phòng ban của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt –PGD Ngô Quyền đã tạo điều kiện, cung cấp cho em những tư liệu cần thiết, và hướng dẫn

em thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này

…TPHCM…, ngày … tháng … năm ……

Sinh viên thực hiện

Trần Mỹ Hồng

Trang 5

C(>NG HOA XA H(>I CHU NGHiA VItT NAM

N'F-5 Nhan xet chun g

-�--- - ' il,.J &( .£: df"tJ <t4i: v),,;,;,,

� !!""4- � - � - � - - <h-f � - - � · · )(\ � ··· � · - - �

N g a y Z t th a n g <?i."": nam 2 0 j '

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN :

Họ và tên sinh viên :

MSSV :

Lớp :

Thời gian thực tập: Từ ……… đến ………

Tại đơn vị: ………

Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện : 1 Thực hiện viết báo cáo thực tập theo quy định: Tốt Khá Trung bình Không đạt 2 Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫn : Thường xuyên Ít liên hệ Không 3 Đề tài đạt chất lượng theo yêu cầu : Tốt Khá Trung bình Không đạt TP HCM, ngày … tháng ….năm 201

Giảng viên hướng dẫn

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TK TGTT Tài khoản tiền gửi thanh toán

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Doanh số của ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm2014

Bảng 2.2: Huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014

Bảng 2.3 : Huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014

Bảng 2.3 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ năm 2012 – năm2014

Bảng 2.4 : Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

Bảng 2.6: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Bảng 2.7: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Bảng 2.8: Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn

Bảng 2.9: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động của Sacombank

Biểu đồ 2.2: Tình hình nhân sự của ngân hàng Sacombank- chi nhánh Hoa Việt

Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014

Biểu đồ 2.4 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi từ năm 2012 – năm 2014

Biểu đồ 2.5 : Tình hình huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm 2014Biểu đồ 2.6 : Tình hình huy động vốn từ tiền gừi và tiền gửi tiết kiệm từ năm 2012 – năm2014

Biểu đồ 2.7: Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm2014

Biểu đồ 2.8: Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Biểu đồ 2.10: Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Biểu đồ 2.11: Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM 3

1.1 NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 3

1.1.1 Khái niệm NHTM 3

1.1.2 Các loại hình NHTM 3

1.1.3 Chức năng của NHTM 4

1.1.4 Các nghiệp vụ của NHTM 5

1.1.5 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế 6

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM 6

1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM 6

1.2.1.1 Nguồn vốn tự có 7

1.2.1.2 Nguồn vốn huy động 7

1.2.1.3 Vốn vay 7

1.2.1.4 Nguồn vốn khác 8

1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 8

1.2.3 Các hình thức huy động vốn 8

1.2.3.1 Phân loại theo thời gian 8

1.2.3.2 Phân loại theo đối tượng 9

1.2.3.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động 10

1.2.3.4 Phân loại theo loại tiền 12

1.2.4 Vai trò của huy động vốn 12

1.2.4.1 Đối với nền kinh tế 12

Trang 11

1.2.4.2 Đối với ngân hàng 13

1.2.4.3 Đối với khách hàng 13

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn 13

1.2.5.1 Các nhân tố bên ngoài 13

1.2.5.2 Các nhân tố bên trong 15

1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 16

1.2.6.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 16

1.2.6.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 17

1.2.6.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn 17

1.2.6.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN 19

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 19

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 19

2.1.2 Qúa trình hình thành và phát triển 20

2.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh và cốt lõi 25

2.1.4 Bằng khen và giải thưởng 25

2.1.5 Cơ cấu tổ chức 26

2.1.6 Phương thức kinh doanh trong và ngoài nước 28

2.16.1 Chovay 28

2.1.6.2 Huy động vốn 29

2.1.6.3 Hoạt động dịch vụ 30

2.1.6.4 Hoạt động thanh toán quốc tế 30

Trang 12

2.1.6.5 Hoạt động thẻ 31

2.1.6.6 Hoạt động ngân hàng điện tử 31

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt 31

2.2.1 Lịch sử hình thành 31

2.2.2 Cơ cấu tổ chức 32

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 33

2.2.4 Tình hình nhân sự 35

2.2.5 Doanh số của Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt từ năm 2012 – năm 2014 35

2.3 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền năm 2012 – năm 2014 37

2.3.1 Tình hình huy động vốn theo thời gian từ năm 2012 – năm 2014 37

2.3.2 Tình hình huy động vốn theo nghiệp vụ huy động từ năm 2012 – năm 2014

40

2.3.3 Tình hình huy động vốn theo đối tượng khách hàng từ năm 2012 – năm 2014

44

2.3.4 Tình hình huy động vốn theo loại tiền từ năm 2012 – năm 2014 46

2.3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 48

2.3.5.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động 48

2.3.5.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 50

2.3.5.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn 51

2.3.5.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn 52

Trang 13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT –

PGD NGÔ QUYỀN 55

3.1 Nhận xét .55

3.1.1 Ưu điểm 55

3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân 56

3.2 Giải pháp .58

3.3 Kiến nghị 64

3.3.1 Đối với Nhà nước 64

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 65

3.3.3 Đối với Ngân hàng TMCP SGTT 65

3.3.4 Đối với Ngân hàng TMCP SGTT – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền

66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC

Trang 14

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển,các thành phần kinh tế đang ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình để đónggóp thêm cho sự phát triển của đất nước Các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khuchế xuất đang được xây dựng ngày càng nhiều để phục vụ cho sản xuất và tiêu thụhàng hóa Bên cạnh đó, hoạt động ngân hàng cũng đang ngày càng mạnh mẽ, cácngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ để cạnh tranh với nhau Trong đó hoạtđộng huy động vốn là hoạt động chủ yếu nhất của các ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một ngân hàng định hướng pháttriển theo hướng là một ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam, nên ngân hàng chủyếu tập trung vào hoạt động huy động vốn Vốn không những giúp cho ngân hàngthực hiện các hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp thiếu vốn đểtiếp tục kinh doanh Vấn đề đặt ra là các ngân hàng sẽ lấy nguồn vốn ở đâu để thựchiện kinh doanh của mình, làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với nhiều

kỳ hạn và nhiều mức lãi suất khác nhau

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động tại các ngân hàng, vì

thế mà em chọn đề tài “ Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền” để làm đề tài khóa luận tốt

nghiệp của mình Do thời gian thực tập có giới hạn cụng như hạn hẹp về mặt lí luận

và khả năng phân tích nên bài làm không tránh khỏi những sai sót Vì vậy em rấtmong nhận được những ý kiến đón góp của quý thầy cô cùng các anh chị trong ngânhàng để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Trang 15

Đề tài phân tích tập trung vào tình hình huy động vốn tại Ngân hàng TMCPSài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền trong ba năm 2012,

2013 và 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

 Thu thập dữ liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập

 Thu thập dữ liệu thứ cấp: tham khảo các số liệu từ bảng báo cáo kết quả kinh doanhtại ngân hàng, kết hợp với các thông tin trên website ngân hàng, internet, sách tham khảo về hoạt động huy động vốn

 So sánh các số liệu qua từng năm để đánh giá hiệu quả huy động vốn

5 Kết cấu đề tài

Khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận NHTM và hoạt động huy động vốn tại NHTM

Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hoa Việt – PGD Ngô Quyền

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NHTM VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHTM

1.1 NHTM và vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

1.1.1 Khái niệm NHTM

Theo khoản 2, điều 4, chương 1 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 có địnhnghĩa về Ngân hàng: “ Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiệntất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mụctiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàngchính sách, ngân hàng hợp tác xã”

Trong các loại hình ngân hàng, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình Hệthống các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc luân chuyển vốn với các chủ thể

có nhu cầu vốn

Theo khoản 3, điều 4 của Luật các tổ chức tín dụng 2010 định nghĩa vềNHTM: “NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngânhàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợinhuận”

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động kinh doanh tiền tệ, với nghiệp

vụ thường xuyên là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ liên quan đến lĩnhvực tài chính – ngân hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận

1.1.2 Các loại hình NHTM

Căn cứ vào hình thức hoạt động, NHTM được phân chia thành:

 NHTM nhà nước: là NHTM do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức hoạt độngkinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của nhà nước

 NHTM cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó

có các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức khác và cá nhân cùng góp vốn

 NH liên doanh: là NH được thành lập bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nướcngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh

Trang 17

 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của NH nước ngoài, không có

tư cách pháp nhân, được NH nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam

 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là NH được thành lập tại Việt Nam với 100% vốnđiều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ)

Căn cứ vào chiến lược kinh doanh, NHTM gồm 3 loại hình:

 NH bán buôn: là NH chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng chủ yếu là công

Căn cứ vào tính chất kinh doanh, NHTM gồm 2 loại hình:

 NH chuyên doanh: là ngân hàng hoạt động theo hướng chuyên doanh, chỉ cung cấpmột số dịch vụ nhất định

 NH tổng hợp: là ngân hàng cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng

Căn cứ vào quan hệ tổ chức, NHTM được phân thành:

 NH hội sở: là nơi tập trung quyền lực cao nhất và cung cấp đầy đủ hơn các hoạt độngdịch vụ ngân hàng

 NH chi nhánh (cấp 1, cấp 2): cung cấp các hoạt động dịch vụ ngân hàng ít hơn so vớiHội sở, thường tập trung vào các hoạt động huy động vốn, thanh toán, cho vay

 Phòng giao dịch: thực hiện các hoạt động dịch vụ của ngân hàng như huy động vốn,thanh toán, cho vay

1.1.3 Chức năng của NHTM

NHTM đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội

là do 3 chức năng của NHTM

NHTM là một trung gian tín dụng: đây được xem là chức năng quan trọng nhất

của NHTM NHTM là cầu nối giữa những người dư thừa vốn và những người có nhucầu về vốn NHTM huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân dưới hình thức

Trang 18

gửi tiết kiệm sau đó cho những người có nhu cầu vay lại Ngân hàng vừa đóng vai trò

là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoảngchênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay Hoạt động tín dụng của ngânhàng có thể tạo lợi ích cho cả người gửi tiền và người đi vay

NHTM là một trung gian thanh toán: ở chức năng này, NHTM được xem như

là thủ quỹ cho doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu củakhách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa,dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và cáckhoản thu khác theo lệnh của họ NHTM cung cấp cho khách hàng các phương tiệnthanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, các loại thẻ thanh toán, thẻ tín dụng.Khách hàng có thể lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán phù hợp Qua đó,khách hàng có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí, lại đảm bảo việc thanh toán được

an toàn và nhanh chóng

NHTM có chức năng tạo bút tệ, góp phần gia tăng khối tiền tệ phục vụ cho nhu

cầu chu chuyển và phát triển của nền kinh tế Tạo bút tệ là một chức năng quan trọng,phản ánh rõ bản chất của NHTM Hiện nay, NHTM tạo bút tệ thông qua hai cơ chế,một là thông qua các sản phẩm hiện đại của ngân hàng như là thẻ tín dụng, thấu chi,hai là thông qua cơ chế phát hành tiền gửi

 Nghiệp vụ Tài sản Có: đây là nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng, bao gồm mua tài sản cố định, thiết lập dự trữ bắt buộc, cấp tín dụng, đầu tư khác

 Nghiệp vụ trung gian: NHTM là đơn vị trung gian cung ứng cho khách hàng các dịch

vụ lien quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủythác, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn tài chính

Trang 19

1.1.5 Vai trò của NHTM đối với sự phát triển của nền kinh tế

Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế: trong nền kinh tế thị

trường, các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân muốn thực hiện sản xuất kinh doanh nhưnglại không có đủ nguồn vốn để mua các nguyên vật liệu, bất động sản, máy móc thiết

bị, vậy họ phải làm sao để có được nguồn vốn? Trong khi đó, một bộ phận dân cưgồm các tổ chức và cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi, lại không có ý định kinh doanh.Ngân hàng đã huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đó dưới các hình thức như gửi tiếtkiệm có lãi vốn đó để thực hiện cho vay đối với những người đang có nhu cầu vốn.Chính nhờ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giúp cho các doanh nghiệp có thểphát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động cho nền kinh tế Việt Nam

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường: kinh tế

Việt Nam đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hộihợp tác phát triển với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài Để có thể đáp ứngnhu cầu ngày càng cao, các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu

tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, doanh nghiệpphải có một nguồn vốn mạnh để đầu tư Ngân hàng là nơi có nguồn vốn mạnh, có thểgiúp cho doanh nghiệp vay vốn để phát triển việc kinh doanh của mình Có thể thấyđược ngân hàng đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển của các doanh nghiệp ởthị trường kinh tế Việt Nam

Ngân hàng thương mại là công cụ để Ngân hàng nhà nước điều tiết nền kinh tế: hiện nay, NHTM có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tất cả các thành phần

kinh tế trên cả nước, cho nên NHNN có thể thông qua hoạt động của NHTM để điềutiết nền kinh tế Thông qua hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống,NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Thông qua việccấp tín dụng cho nền kinh tế, NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tậphợp và phân phối vốn trên thị trường Việc điều tiết nền kinh tế thông qua NHTM đạthiệu quả nên được NHNN thường xuyên sử dụng

1.2 Hoạt động huy động vốn của NHTM

1.2.1 Khái niệm về vốn của NHTM

Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy độngđược, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác Thực chất

Trang 20

vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quátrình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngânhàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư Vốn của NHTM bao gồm vốn tự

có, vốn huy động, vốn vay và nguồn vốn khác

1.2.1.1 Nguồn vốn tự có

Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dựphòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và một số tàisản nợ khác theo quy định của NHNN

Vốn tự có được hình thành từ nguồn vốn của chủ sở hữu khi ngân hàng mớithành lập và nguồn vốn bổ sung hằng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêmcủa chủ sở hữu Tuy vốn tự có có tỷ trọng nhỏ, nhưng có tính ổn định cao và khôngngừng gia tăng nên nó giữ vai trò rất quan trọng NHTM thường dùng vốn tự có đểđầu tư vào tài sản cố định, cấp tín dụng trung dài hạn và đầu tư vào các lĩnh vực khác

1.2.1.2 Nguồn vốn huy động

Vốn huy động là vốn của các chủ thể trong nền kinh tế được ngân hàng tạmthời quản lý và sử dụng kinh doanh trong một thời gian nhất định sau đó sẽ hoàn trảgốc và lãi cho chủ sở hữu

Ngân hàng huy động vốn thông qua nhận tiền gửi, nhận tiết kiệm của kháchhàng, phát hành chứng từ có giá Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng màkhông ổn định Vốn huy động được dùng để thiết lập dự trữ và cấp tín dụng cho nềnkinh tế

1.2.1.3 Vốn vay

Vốn vay là vốn tài trợ từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính khác cho NHTM

để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản

Trang 21

vốn này khi thực sự cần thiết, vì nó có chi phí cao hơn các nguồn vốn huyđộng khác.

 NHNN cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán, vay ngắnhạn bổ sung Tuy nhiên NHNN có cho NHTM vay hay không còn phụ thuộcvào các yếu tố như chính sách tiền tệ, hạn mức tín dụng

 Vay nước ngoài: vay từ các NHTM nước ngoài, vay từ các tổ chức Tài chínhtiền tệ quốc tế như WB, IMF

1.2.2 Khái niệm về huy động vốn

Huy động vốn là việc ngân hàng thương mại nhận các khoản tiền từ kháchhàng trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi để hình thành nên nguồn vốn huy độngđáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, chiếm trên 90%tổng vốn của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng Hoạt động huy động vốn mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện cáchoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

1.2.3 Các hình thức huy động vốn

1.2.3.1 Phân loại theo thời gian

Phân loại vốn huy động theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng

vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huyđộng cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng

Trang 22

Huy động ngắn hạn

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngân hàng thương mại thông quaviệc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhậntiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán với thời hạn dưới 1 năm Phần lớn số vốn vàyđược dùng để cho vay ngắn hạn hoặc được chuyển hoán kì hạn để thực hiện cho vaytrung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp và tính ổnđịnh không cao

Huy động trung hạn

Đây là nguồn huy động vốn thông qua việc phát hành các công cụ nợ trung hạntrên thị trường vốn và các nghiệp vụ nhận tiền gửi trung hạn với thời hạn từ 1 nămđến 5 năm Nguồn vốn này được NHTM sử dụng cho các doanh nghiệp vay trung hạnvới các dự án đầu tư mở rộng sản xuất Lãi suất huy động trung hạn cao hơn lãi suấtcủa huy động ngắn hạn

Huy động dài hạn

Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn với thời hạn trên 5 năm, thời giandài nên ngân hàng có được nguồn vốn ổn định để phục vụ cho kinh doanh khác, nênlãi suất mà ngân hàng phải trả cho khách hàng cao hơn ngắn hạn và trung hạn

1.2.3.2 Phân loại theo đối tượng

Huy động vốn từ cá nhân

Ngân hàng thường huy động vốn từ các tầng lớp dân cư, cá nhân Do ngườidân sở hữu một lượng vốn nhàn rỗi khá lớn, ngân hàng đã huy động tập hợp lại cácnguồn vốn nhàn rỗi đó thông qua các hình thức tiền gửi và gửi tiết kiệm, trả lãi suấtcho người dân, để dùng số vốn đó cho các khách hàng có nhu cầu vốn vay lại Nguồnvốn này khá ổn định

Huy động vốn từ doanh nghiệp

Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh nên các đơn

vị này thường phải gửi một số tiền tại ngân hàng để thuận tiện trong việc thanh toán.NHTM sẽ là một trung gian tài chính, thực hiện việc mở tài khoản, nhận tiền gửi vàđáp ứng các yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp Do chu kỳ gửi tiền rút tiền của cácdoanh nghiệp khác nhau, dù cho doanh nghiệp này cần rút tiền thanh toán thì cũng sẽ

Trang 23

có doanh nghiệp khác gửi tiền vào, nên sẽ giúp cho ngân hàng có được một lượng vốn khá lớn với chi phí thấp.

1.2.3.3 Phân loại theo nghiệp vụ huy động

Huy động từ tiền gửi

 Huy động từ tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi huy động các khoản tiền tạm thời chưa sửdụng, mà khi gửi vào, khách hàng chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định

Do có thời hạn nên ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng được nguồn vốn này, nhưngngân hàng phải trả lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn Chính vì vậy kháchhàng khi gửi tiền ngoài mục đích vì an toàn còn vì mục tiêu sinh lợi, thiết lập được kếhoạch sử dụng tiền trong tương lai Hiện nay các ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn khácnhau để thuận tiện cho khách hàng muốn gửi ngắn hạn hay trung dài hạn, với các kỳhạn như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng Với mỗi kỳ hạn khác nhau thìngân hàng sẽ đưa ra các mức lãi suất khác nhau, thời hạn càng dài thì lãi suất càngcao

 Huy động từ tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi tiền có thể sử dụng khoảntiền gửi đó vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần phải thông báo cho ngân hàng.Mục đích của các khoản tiền gửi này là để thuận tiện thanh toán chứ không vì mụcđích lãi suất nên ngân hàng áp dụng mức lãi suất rất thấp Do không được hưởng lãicao nên khách hàng thường duy trì số dư tài khoản không nhiều, chỉ đủ để đáp ứngcác hoạt động thanh toán của họ Ngoài hình thức gửi tiền và rút tiền bằng tiền mặt,khách hàng có thể sử dụng phương thức chuyển khoản thông qua séc, ủy nhiệm chi,

ủy nhiệm thu, thẻ… Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của từng kháchhàng không lớn, nhưng số lượng khách hàng rất lớn, ngân hàng huy động được vốnkhá cao nếu ngân hàng đa dạng hóa các dịch vụ sản phẩm, mở rộng hệ thống mạnglưới nhiều hơn nữa

Huy động từ tiền gửi tiết kiệm

 Huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm, mà khách hàng chỉ gửivào tài khoản tiết kiệm trong một khoảng thời gian xác định và chỉ được rút ra sau

Trang 24

thời điểm đáo hạn Loại tiền gửi này dành cho các khách hàng chủ yếu là cá nhân vìmục đích an toàn, sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai, chonên lãi suất cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách hàng gửi tiền.Lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cũng như lãi suất tiền gửi có kỳ hạn, mức lãisuất được thay đổi theo kỳ hạn gửi, gửi thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao Tínhchất của loại tiền gửi này là chỉ được rút khi đến thời điểm đáo hạn, tuy nhiên đểkhuyến khích và thu hút khách hàng, ngân hàng vẫn cho phép khách hàng được rúttiền trước thời hạn nhưng không được tính lãi suất có kỳ hạn mà chỉ được tính theo lãisuất không kỳ hạn.

 Huy động từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thểgửi tiền và rút tiền mặt vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần thông báo trước chongân hàng Tính chất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn giống như tiền gửi không kỳhạn, có thể rút ra vào bất cứ lúc nào cho nên lãi suất áp dụng cho tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn cũng thấp, khách hàng chủ yếu là cá nhân gửi tiền với mục đích là antoàn

Huy động vốn từ việc phát hành giấy tờ có giá

Ngoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiếtkiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng còn có thể huy động vốnbằng cách phát hành các loại giấy tờ có giá

Phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động vốn không thường xuyên củangân hàng thông qua việc phát hành chứng khoán nợ, trong đó xác định nghĩa vụ trảmột khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản camkết khác của tổ chức phát hành đối với người mua

 Phân loại giấy tờ có giá:

 Căn cứ vào thời hạn:

 Giấy tờ có giá ngắn hạn: là GTCG có thời hạn dưới 1 năm như kỳ phiếu, chứng chỉtiền gửi ngắn hạn

 Giấy tờ có giá dài hạn: là GTCG có thời hạn từ 1 năm trở lên như trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn

 Căn cứ vào quyền sở hữu:

Trang 25

 Giấy tờ có giá ghi danh: là GTCG có xác định cụ thể tên người sở hữu, phát hành theohình thức chứng chỉ có ghi tên người sở hữu hoặc ghi sổ.

 Giấy tờ có giá vô danh: là GTCG không xác định cụ thể tên người sở hữu, phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu GTCG vô danh thuộc quyền sởhữu của người đang nắm giữ GTCG đó

 Căn cứ vào công cụ trên thị trường

vốn:

 GTCG thuộc công cụ Nợ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu

 GTCG thuộc công cụ Vốn: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường

Huy động vốn qua phát hành GTCG có hiệu quả khá cao ở các NHTM Trongquá trình hoạt động, ở những thời điểm thích hợp, ngân hàng cần phải huy động thêmvốn trước những cơ hội kinh doanh Ngân hàng xác định rõ quy mô huy động vốn,loại tiền huy động và đưa ra mức hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thànhcông nhanh chóng

1.2.3.4 Phân loại theo loại tiền

Huy động vốn bằng nội tệ

Đây là hình thức huy động chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm vai trò rất quan trọngtrong hoạt động huy động của ngân hàng Nguồn vốn nội tệ VNĐ là nguồn vốn chủđạo nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng sử dụng vốn đầu tư trong nước, cho vay cácdoanh nghiệp và cá nhân

Huy động vốn bằng ngoại tệ

Bên cạnh việc huy động vốn bằng nội tệ, hiện nay tất cả các ngân hàng đều có huyđộng vốn bằng ngoại tệ như USD, CAD, EUR tuy nhiên tỷ trọng vốn ngoại tệ huyđộng được không nhiều so với vốn nội tệ Ngân hàng có thể huy động vốn bằng ngoại

tệ thông qua việc gửi tiết kiệm ngoại tệ, nhận kiều hối, thu đổi ngoại tệ, và dùngnguồn vốn ngoại tệ để thực hiện việc thanh toán quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu chodoanh nghiệp

1.2.4 Vai trò của huy động vốn

1.2.4.1 Đối với nền kinh tế

Trang 26

Vốn huy động có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được thực hiện liêntục và để mở rộng quy mô sản xuất

NHTM đã thông qua hoạt động huy động vốn đã biến vốn nhàn rỗi không hoạtđộng thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển NHTM cần phải nâng cao hiệu quả công tác huy động vốnnhiều hơn nữa

1.2.4.2 Đối với ngân hàng

Trong các hoạt động của NHTM, ta có thể thấy hoạt động tín dụng và huyđộng vốn chiếm tỷ trọng cao Vậy để thực hiện được hoạt động tín dụng, ngân hàngcần phải có vốn, mà các NHTM đa phần đều sử dụng vốn huy động Huy động vốn làbước khởi đầu quan trọng nhất để có bước khởi động tiếp theo trong quá trình thựchiện hoạt động tín dụng, góp phần giải quyết được “đầu vào” của ngân hàng

Bên cạnh đó, việc ngân hàng huy động được nhiều vốn với chi phí thấp, chứng

tỏ ngân hàng có chiến lược thu hút nguồn vốn hợp lý và đo lường được uy tín, sự tínnhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, vì ngân hàng có uy tín thì khách hàng mớitin tưởng gửi tiền

1.2.4.3 Đối với khách hàng

Trước đây, khi hoạt động ngân hàng chưa phát triển mạnh, người dân thường

có thói quen giữ tiền tiết kiệm trong nhà, vừa không an toàn vừa không sinh lời được.Với sự phát triển của ngân hàng, hiện nay người dân đã bắt đầu có thói quen gửi tiềnvào ngân hàng để hưởng lãi suất Qua đó thấy được ngân hàng cung cấp cho kháchhàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo cơ hội cho

họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai Khi để tiền ở nhà, người dân sẽ khôngđược an toàn, cho nên ngân hàng chính là một nơi rất an toàn để khách hàng cất trữ vàtích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi Ngân hàng cũng sẽ giúp cho khách hàng có cơ hội tiếpcận với các dịch vụ khác như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tín dụng khikhách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc cần tiền cho tiêu dùng

1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn

1.2.5.1 Các nhân tố bên ngoài

Trang 27

Chu kỳ phát triển kinh tế

Hoạt động huy động vốn luôn chịu ảnh hưởng của các chỉ tiêu kinh tế như tốc

độ tăng trưởng, thu nhập, lạm phát, tình trạng thất nghiệp Khi nền kinh tế phát triển,người dân sẽ có điều kiện tích lũy nhiều hơn, như vậy sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàngthu hút vốn nhiều hơn Ngược lại, nếu nền kinh tế suy thoái, lạm phát tăng lên, việckinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, việc thu hút vốn của ngân hàngcũng bị ảnh hưởng không tốt

Môi trường pháp lý

Ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào đều có phải chịu sự giám sát chặt chẽcủa pháp luật và các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng, vì nó ảnhhưởng đến hoạt động tiền tệ trong cả nước Mội trường pháp lý có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Nước ta có các luật liên quan đếnngân hàng như Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật dân sự.Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy địnhmức cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, quy định về việc phát hành tráiphiếu, kỳ phiếu

Môi trường cạnh tranh

Hiện nay sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước ngày càngmạnh mẽ, do các ngân hàng ngày càng được thành lập nhiều, tính chất hoạt động lạigiống nhau nên việc làm thế nào để thu hút khách hàng là rất quan trọng Các NHTMkhông chỉ cạnh tranh với ngân hàng trong nước mà còn chịu sức ép từ các ngân hàngnước ngoài và các công ty tài chính, bảo hiểm Sự cạnh tranh gay gắt làm cho côngtác huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn hơn, đòi hỏi các ngân hàng phảinhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra những sản phẩm đa dạng hơn

để thu hút vốn của khách hàng

Môi trường văn hóa – xã hội

Hoạt động của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi nền văn hóa Việt Nam, bởicác phong tục tập quán, thói quen hàng ngày, trong đó hoạt động huy động vốn chịuảnh hưởng nhất Ở nền văn hóa phương Tây, việc sử dụng thẻ trong các hoạt độngkinh doanh, mua bán, thanh toán hàng ngày rất phổ biến, nên việc huy động vốn củangân hàng ở nước ngoài dễ dàng hơn Tuy nhiên, ở nước ta, việc sử dụng thẻ còn hạn

Trang 28

chế, người dân có thói quen dùng tiền mặt để trang trải cho việc sinh hoạt, mua bán,nên ngân hàng gặp không ít khó khăn để huy động vốn, đặc biệt là ở các vùng quêsâu xa, việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng là xa lạ đối với người dân nơi đó.

1.2.5.2 Các nhân tố bên trong

có lãi, vừa phải phù hợp với mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước ấn định

Các hình thức huy động vốn và chất lượng các sản phẩm dịch vụ

Ngân hàng thực hiện việc huy động vốn từ các sản phẩm tiền gửi, tiết kiệm,phát hành giấy tờ có giá Với nhiều sản phẩm đa dạng, khách hàng có thể lựa chọnmột sản phẩm phù hợp với mình Bên cạnh đó, ngân hàng nên đưa ra các sản phẩmphù hợp cho các lứa tuổi, các sản phẩm đặc thù phù hợp cho khu vực hoạt động Vớinhững khách hàng thường xuyên có số dư tiền gửi lớn, giao dịch thời gian dài vớingân hàng, ngân hàng nên có mức lãi suất ưu đãi hơn và tặng những món quà nhỏ

Để việc hoạt động huy động vốn được thực hiện tốt hơn, thì việc nâng caochất lượng các sản phẩm dịch vụ là yếu tố rất quan trọng Ngân hàng phải đưa ra cácdịch vụ tiện lợi, thuận tiện cho khách hàng, đơn giản trong các thao tác thực hiện.Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, các ngân hàng cần phải đưa ra được các chiếnlược quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thu hút được nhiều khách hànghơn

Cơ sở vật chất và công nghệ, hệ thống các mạng lưới

Ngoài việc đưa ra các sản phẩm và dịch vụ, ngân hàng cần phải nâng cao cơ

sở vật chất, công nghệ hiện đại Khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng, có đầy

đủ cơ sở vật chất, khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn Việc đầu tư công nghệ cũngcần phải được nâng cao thường xuyên, ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ, giảm

Trang 29

bớt quy trình phức tạp, thực hiện giao dịch nhanh và chính xác, khách hàng yên tâmhơn về giao dịch của mình.

Hệ thống mạng lưới của ngân hàng càng rộng càng nhiều thì càng có khả năngthu hút được nhiều vốn, nhất là ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu đông dân

cư sinh sống, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động vốn Ngân hàng cần phải mở rộngthêm mạng lưới ở các khu vực miền núi, vùng quê, để các khách hàng có nhu cầugiao dịch ở những khu vực đó được thuận tiện

Đội ngũ nhân viên

Để việc kinh doanh của ngân hàng được ngày càng phát triển, ngoài việc cócác sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở vật chất và công nghệ hiện đại,thì ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môncao, giúp cho ngân hàng có thể giải quyết các công việc nhanh chóng, chính xác.Ngoài trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ của nhân viên là yếu tố chính để giữkhách hàng Khách hàng muốn được phục vụ với thái độ vui vẻ, tôn trọng khách, giảiđáp được các vấn đề thắc mắc của khách, cho nên ngân hàng cần đào tạo cán bộ nhânviên về trình độ lẫn thái độ phục vụ

1.2.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn

1.2.6.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Tốc độ tăng trưởng VHĐ

=

Ngoài việc sử dụng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng vốn huy động, ngân hàng cũng cần đánh giá quy mô vốn huy động của ngân hàng như thế nào Các NHTMthường dùng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn để đánh giá quy mô huy động vốn

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch HĐV=

Trang 30

1.2.6.2 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Vốn huy động / tổng nguồn vốn =

Chỉ tiêu này cho thấy được khả năng huy động vốn của ngân hàng, tỷ số càngcao thì cho thấy vốn huy động càng ổn định, đáp ứng được nhu cầu cho vay đối vớikhách hàng, bên cạnh đó ngân hàng có thể dùng vốn huy động để đầu tư hoặc kinhdoanh nhằm mục đích sinh lợi

1.2.6.3 Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn

Chi phí HĐV / Tổng nguồn vốn =

Chi phí huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm chi phí trả lãi và chiphí phi lãi Chi phí trả lãi mà ngân hàng phải trả cho khách hàng dựa trên lãi suất màngân hàng công bố cho khách hàng, nó phụ thuộc vào các yếu tố như kỳ hạn, loại tiềngửi Chi phí phi lãi là chi phí quản lý, chi phí quảng cáo, chi phí mua máy móc thiết

bị Chi phí trả lãi chiếm tỷ lệ nhiều hơn trong tổng chi phí huy động vốn

Tỷ lệ chi phí huy động vốn trên tổng nguồn vốn cho thấy cứ một đồng vốn màngân hàng huy động được cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí Chỉ tiêu này càng thấpcàng tốt, cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả, chi phí ngânhàng phải chi ra thấp, đảm bảo cho hoat động của ngân hàng có lợi nhuận

1.2.6.4 Chỉ tiêu huy động theo kỳ hạn

TG ngắn hạn / tổng tiền gửi =

TG trung dài hạn / tổng tiền gửi =

Hai chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng huy động vốn chủ yếu ở kỳ hạn nào Tiềngửi ngắn hạn hoặc là tiền gửi trung dài hạn sẽ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng tiềngửi mà ngân hàng huy động được

Cơ cấu nguồn vốn huy động trung dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn cơ cấunguồn vốn huy động ngắn hạn, vì nguồn vốn trung dài hạn sẽ ổn định hơn, ngân hàng

có thể dùng nguồn vốn đó để thực hiện các hoạt động kinh doanh Nếu nguồn vốn

Trang 31

ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng, khách hàng

có thể sẽ rút vốn trong một thời gian ngắn gửi tại ngân hàng, ngân hàng khó có thểdùng nguồn vốn đó để lập các kế hoạch kinh doanh

Trang 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH HOA VIỆT – PGD NGÔ QUYỀN2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

 Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín

 Tên tiếng Anh: Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank

 Tên giao dịch: Sacombank

 Trụ sở chính: 266 – 268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP.HCM

 Vốn điều lệ: 12.425.115.900.000 đồng (tại thời điểm 06/01/2015)

 Thời điểm niêm yết: 02/06/2006

 SWIFT code: SGTTVNVX

 Mã số thuế: 0301103908

 Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM

 Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam

 Giấy chứng nhận ĐKKD: Số 0301103908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp(đăng kí lần đầu ngày 13/01/1992, đăng kí thay đổi lần thứ 34 ngày 22/06/2012)

 Ngành nghề sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận ĐKKD:

 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

Trang 33

 Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của cáctổ

 1991: 21/12/1991, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần

(TMCP) đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) từ việc hợpnhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp cùng với 03 hợp tác xã tín dụng là TânBình, Thành Công và Lữ Gia, với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng

 1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội,

phát hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội điTP.HCM và ngược lại, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước

 1996: Là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá

200.000

đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ lên 71 tỷ đồng với gần 9.000 cổ đông tham gia gópvốn

 1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn (nơi chưa có Sacombank trú

đóng) để đưa vốn về nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của các hộ nông dân vàhạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền kinh tế

 2001: Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) tham gia góp

10%

vốn điều lệ của Sacombank, mở đường cho việc tham gia góp vốn cổ phần của Công

Trang 34

Bank) vào năm 2002 và Ngân hàng ANZ vào năm 2005 Nhờ vào sự hợp tác này màSacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân

Trang 35

hàng, quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lượcnước ngoài.

 2002: Thành lập Công ty trực thuộc đầu tiên - Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài

sản Sacombank-SBA, bước đầu thực hiện chiến lược đa dạng hóa các sản phẩm dịch

vụ tài chính trọn gói

 2003: Là doanh nghiệp đầu tiên được phép thành lập Công ty Liên doanh Quản lý

Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VietFund Management - VFM), là liên doanhgiữa Sacombank (nắm giữ 51% vốn điều lệ) và Dragon Capital (nắm giữ 49% vốnđiều lệ)

 2004: Ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking T-24 với công ty Temenos

(Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụngân hàng điện tử

 2005: Thành lập Chi nhánh 8 Tháng 3, là mô hình ngân hàng dành riêng cho phụ nữ

đầu tiên tại Việt Nam hoạt động với sứ mệnh vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiệnđại

 2006:

 Là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam tiên phong niêm yết cổ phiếutại

HOSE với tổng số vốn niêm yết là 1.900 tỷ đồng

 Thành lập các công ty trực thuộc bao gồm: Công ty Kiều hốiSacombank-SBR, Công ty Cho thuê tài chính Sacombank-SBL, Công ty Chứngkhoán Sacombank- SBS

Trang 36

 Tháng 03, xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữliệu dự

phòng

 Tháng 11, thành lập Công ty vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ

 Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam khai trương chi nhánh tại

Lào

 2009:

 Tháng 05, cổ phiếu STB của Sacombank được vinh danh là một trong 19 cổphiếu vàng của Việt Nam Suốt từ thời điểm chính thức niêm yết trên Sàn giaodịch

chứng khoán TP.HCM, STB luôn nằm trong nhóm cổ phiếu nhận được sự quantâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước

 Tháng 06, khai trương chi nhánh tại Phnôm Pênh, hoàn thành việc mở rộng mạng

lưới tại khu vực Đông Dương, góp phần tích cực trong quá trình giao thương kinh

tế của các doanh nghiệp giữa ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia

 Tháng 09, chính thức hoàn tất quá trình chuyển đổi và nâng cấp hệ thống ngân

hàng lõi (core banking) từ Smartbank lên T24, phiên bản R8 tại tất cả các điểmgiao dịch trong và ngoài nước

 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ

tăng trưởng bình quân đạt 64%/năm; đồng thời thực hiện thành công chương trình táicấu trúc song song với việc xây dựng nền tảng vận hành vững chắc, chuẩn bị đủ các nguồn lực để thực hiện tốt đẹp các mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2020

Trang 37

 Ngày 05/10/2011, Sacombank thành lập Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại

Campuchia đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và

Trang 38

nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vựcĐông Dương.

 Ngày 20/12/2011, Sacombank vinh dự đón nhận Huân chương Lao độnghạng Ba của Chủ tịch Nước vì những thành tích đặc biệt xuất sắc giai đoạn 2006-

2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc theo QĐ số2413/QĐ- CTN ngày 15 tháng 12 năm 2011

 2012:

 Ngày 03/02/2012, cổ phiếu STB của Sacombank nằm trong nhóm cổ phếuVN30 được Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố Các cổ phiếuđược

lựa chọn vào VN 30 dựa vào 3 tiêu chí: vốn hóa, số lượng cổ phiếu lưu hành tự do

và tính thanh khoản cao Việc cổ phiếu STB của Sacombank được xếp thứ nhấttrong tổng số 30 cổ phiếu tiêu của nhóm VN30 đã khẳng định vị thế và sức hấpdẫn của cổ phiếu STB trên thị trường

 Tháng 4, nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên

bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩmdịch vụ và tăng cường sức cạnh tranh cho Sacombank

 Ngày 10/12/2012, Sacombank chính thức tiếp nhận và trở thành ngân hàng TMCP

đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hệ thống quản lý trách nhiệm với môi trường và xãhội (ESMS) theo chuẩn mực quốc tế do Price waterhouse Coopers (PwC) Hà Lan

tư vấn nhằm tăng cường quản lý các tác động đến môi trường - xã hội trong hoạtđộng cấp tín dụng đến các khách hàng

Trang 39

 Tháng 12/2013, Sacombank đưa vào sử dụng hệ thống Internet Banking phiên bản

mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội

Trang 40

 2014:

 Tháng 01/2014, ông Chea Chanto - Thống đốc Ngân hàng Quốc giaCampuchia cùng Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Quốc gia Campuchia vàNgân hàng Nhà

nước Việt Nam đã đến thăm và làm việc với Sacombank

 Ngày 25/03/2014, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2014,Sacombank đã thông qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng vốn điều lệ và sửdụng vốn chủ sở hữu năm 2014; thông qua việc từ nhiệm thành viên HĐQT vàchủ trương cho Ngân hàng TMCP Phương Nam sáp nhập vào Sacombank cũngnhư các nội dung

liên quan đến công tác điều hành và quản trị

 Tháng 03/2014, Sacombank hợp tác với tổ chức thẻ quốc tế MasterCardtriển khai dịch vụ Chấp nhận thẻ qua điện thoại thông minh smartphone(Sacombank mPOS)

 Tiếp tục tích cực trong các hoạt động chia sẻ cùng cộng đồng, tính đến tháng

04/2014, Sacombank đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 14 nhà vệ sinh côngcộng miễn phí tại TP.HCM, TP.Đà Lạt, TP.Vũng Tàu, TP.Vĩnh Long, TP.Cao Lãnh

và huyện Phú Quốc, góp phần nâng cao ý thức văn minh đô thị của người dân

 Nhằm tiếp sức cho các chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ vùng trời thiêng liêng của

Tổ quốc các thuyền viên, ngư dân, hộ ngư dân nghèo, tháng 05/2014, Sacombank

đã quyên góp từ toàn thể hơn 11.000 CBNV ủng hộ vì Biển đảo Tổ quốc 1,7 tỷđồng

 Tháng 08/2014, Đảng bộ Sacombank được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Ngân

hàng TP.HCM trao quyết định công nhận đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vữngmạnh năm 2013” Được sự thống nhất của Đảng ủy Sacombank và Ban Thường

vụ Đoàn khối Ngân hàng TP.HCM, Sacombank chính thức công bố thành lậpĐoàn cơ sở Sacombank

 Nhằm cung cấp thêm cho khách hàng phương tiện thanh toán hiện đại, tiện ích và

Ngày đăng: 19/04/2019, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w