1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TĂNG TRƯỞNG KINH tế GIAI đoạn 2016 2017

45 93 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 324,18 KB

Nội dung

tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20162017 giúp các bạn học sinh, sinh viên tìm hiểu kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có thêm một tài liệu để tham khảo giúp các bạn có thể hoàn thành tốt bài báo cáo hay là làm rõ được những thắc mắc của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

GIAI ĐOẠN 2016-2017GVHD:Th.s Trương Thanh Tú Nhóm thực hiện: nhóm 17

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

GIAI ĐOẠN 2016-2017

GVHD:Th.s Trương Thanh Tú Nhóm thực hiện: nhóm 17

Danh sách nhóm sinh viên:

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1

1.1 Tăng trưởng kinh tế1

1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế 1

1.2.1 GDP- Tổng sản phẩm trong nước 1

1.2.1.1 Phương pháp tính theo chi tiêu 1

1.2.1.2 Phương pháp tính theo thu nhập 2

1.2.1.3 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng 3

1.2.2 GNP-Tổng sản phẩm quốc gia 3 1.3 Các mô hình tăng trưởng kinh tế 4 1.3.1 Mô hình David Ricardo (1772-1823) 4 1.3.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của K Marx 5 1.3.3 Mô hình tân cổ điển 5 1.3.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế J.M.Keynes 6 1.3.5 Mô hình tăng trưởng hiện đại 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2017 7 2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016 7 2.1.1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7 2.1.2 Sản xuất nông lâm, nghiệp và thủy sản 9 2.1.2.1 Nông nghiệp 9

2.1.2.2 Lâm nghiệp 11

2.1.2.3 Thủy sản 12

2.1.3 Sản xuất công nghiệp 13

2.1.4 Hoạt động dịch vụ 15 2.1.4.1 Bán lẻ hàng hóa và danh thu dịch vụ tiêu dùng 15

2.1.4.2 Vận tải và viễn thông 16

2.1.4.3 Khách quốc tế đến Việt Nam 17

2.2 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 18

Trang 4

2.2.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 18

2.2.2 Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 20

2.2.2.1 Nông nghiệp 202.2.2.2 Lâm nghiệp 232.2.2.3 Thủy sản 24

2.2.3 Sản xuất công nghiệp 24

2.2.4 Hoạt động dịch vụ 28

2.2.4.1 Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 282.2.4.2 Vận tải và viễn thông 292.2.4.3 Khách quốc tế đến Việt Nam 30

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIÚP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM 31

3.1 Ổn định kinh tế vĩ mô 31

3.2 Hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển 32

3.3 Mở rộng tối đa phạm vi và cơ hội cho đầu tư tư nhân 32

3.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 32

3.5 Tạo điều kiện hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững 33

3.6 Kiểm soát chặc chẽ các nguồn gây ô nhiễm 33

3.7 Nâng cao năng lực, hiệu lực quản lí nhà nước 33

KẾT THÚC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trên thế giới hầu như các quốc gia đều theo đuổi bốn mục tiêu chung-tăng trưởngcao, lạm phát thấp,thất nghiệp ít, cán cân thanh toán thặng dư.Trong các mục tiêu đó, tăngtrưởng kinh tế cao là mục tiêu quan trọng hàng đầu, à nhân tố quyết định sự phát triển củamột quốc gia Đối với nhiều nước phát triển, trong đó có Việt Nam tăng trưởng kinh tếcao và nâng cao chất lượng tăng trưởng là mục tiêu ưu tiên hoàn thành Trong chiến lượcphát triển xã hội 2016-2020, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định phấn đấu GDP bình quân

5 năm 6.5 đến 7%, GDP/người năm 2020 khoảng 3200-3500 USD Tỷ trọng công nghiệp

và dịch vụ trong GDP năm 2020 đạt khoảng 85% Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trongGDP năm 2020 khoảng 85%.Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP.Bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP.Năng suất các nhân tốtổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35% Năng suất lao động xã hộibình quân tăng khoảng 5%/năm.Tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân giảm 1-1,5%/năm Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt 38 - 40%. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất văn hoá, tinh thần của nhân dân Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá

và phát triển kinh tế tri thức tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế

Vì lý do đó chúng em đã lựa chọn đề tài “ Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn2016-2017” nhằm phân tích tình hình kinh tế Việt Nam và một số yếu tố,khia cạnh ảnhhưởng tới vấn đề tăng trưởng kinh tế từ đó đưa ra một số đánh giá và các giải pháp cơ bảngóp phần nâng cao chất lượng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế.Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn Chúng ta cùng thừa nhận rằng, tăng trưởng không đồng nghĩa với phát triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát triển

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) của một quốc gia (hoặc địa phương) Sự gia tăng này được biểuhiện ở quy mô và tốc độ Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Thu nhập bằng giá trị phản ánh qua các chỉ tiêu

và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc tính bình quân trên đầu người

1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thể tổng hợp được kếtquả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại, mục đích sử dụng về chất lượng của nền kinh tế Nhờ đó cung cấp một công cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự tăng trưởng của một quốc gia

1.2.1 GDP- Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội)

GDP viết tắt của Gross Domestic Product đó là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sảnphẩm nội địa GDP giá trị thị trường tất cả các sản phẩm được sản xuất ra trên một vùnglãnh thổ trong một khoảng thời gian (tính trong 1 năm) Các sản phẩm tính luôn cả sảnphẩm của công ty nước ngoài và công ty nội địa, tất cả ngành nghề sản xuất, dịch vụ, dulịch…Có nhiều phương pháp tính GDP

1.2.1.1 Phương pháp tính theo chi tiêu.

Phương pháp này người ta tính bằng cách cộng các chi tiêu lại:

GDP = Y = C + I + G + NX

Trong đó:

Trang 7

Chi tiêu tiêu dùng (C): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ do các xínghiệp sản xuất ra và bán cho các hộ gia đình.

Chi tiêu đầu tư (I) : Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trong kỳ Vốn đầu tư phát triển

Chi tiêu của chính phủ về những sản phẩm và dịch vụ (G) bao gồm các chi tiêu củachính quyền trung ương và địa phương Đây là các chi phí cho giáo dục quốc phòng, hànhchánh, y tế, toà án, chi phí để duy trì trật tự công cộng, công trình công cộng, xây dựng cơ

sở hạ tầng…

Xuất khẩu ròng (NX) là chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu của nền kinh tế Đây

là một chi tiêu phản ánh mối quan hệ kinh tế đối với nước ngoài của mốt quốc gia GDPtính theo phương pháp chi tiêu là GDP tính theo giá thị trường vì chi tiêu được thanhtoán theo giá thị trường

1.2.1.2 Phương pháp tính theo thu nhập.

Theo phương pháp này nếu trong nền kinh tế giản đơn thì GDP được tính bằng cáchcộng tất cả các thu nhập mà khu vực xí nghiệp phân phối cho các hộ gia đình dưới hìnhthức tiền lương , tiền lãi, tiền thuê và lợi nhuận

GDP = Y = Tiền lương + tiền lãi + tiền thuê + lợi nhuận.

Việc tính GDP theo thu nhập còn gọi là GDP tính theo giá yếu tố vì những khoản nàycác xí nghiệp chi trả cho việc sử dụng nguồn lực phục vụ cho sản xuất Nếu nền kinh tếkhông có chính phủ thì việc tính GDP theo giá thị trường hoặc theo giá yếu tố sẽ cho cùngmột kết quả Nhưng khi có chính phủ thì cần có những điều chỉnh để GDP tính theo thunhập giống với GDP tính theo giá thị trường

Điều chỉnh thứ nhất là cộng thuế gián thu vào thu nhập Chính phủ nhận được thunhập từ thuế gián thu, tức các khoản thuế đánh vào dịch vụ và hàng hoá bán trên thịtrường, trong đó trợ cấp của chính phủ cho sản xuất được coi là một khoản thuế gián thuâm

Trang 8

Điều chỉnh thứ hai là cộng khoản khấu hao vào cùng với các khoản thu nhập Bởi vì,khi tính GDP theo giá thị trường thì khấu hao đã được tính ở chi tiêu đầu tư, còn tínhGDP theo thu nhập thì không bao gồm khấu hao Do đó, công thức tính GDP khi có chínhphủ:

GDP = Tổng thu nhập = Lương + Lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Thuế gián thu + khấu hao

1.2.1.3 Phương pháp tính theo giá trị gia tăng.

Phương pháp tính theo giá trị gia tăng là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh

tế trong một thời kỳ

Tổng sản phẩm quốc nội = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu

Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu

Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho từngvùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế.Giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế bao gồm:

• Thu nhập của người sản xuất như tiền lương, tiền công (kể cả bằng tiền hay bằnghiện vật và các khoản trả có tính chất lương), trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,nộp công đoàn cấp trên, thu nhập khác ngoài lương, tiền công

• Thuế sản xuất bao gồm: Thuế hàng hoá (không bao gồm thuế nhập khẩu) thuế sảnxuất và chi phí khác Thuế sản xuất không bao gồm thuế trực thu như thuế thu nhập, thuếlợi tức doanh nghiệp…

• Khấu hao tài sản cố định

Tổng sản phẩm quốc dân hay Tổng sản phẩm quốc gia là một chỉ tiêu kinh tế đánh giá

sự phát triển kinh tế của một đất nước nó được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian nào đó, thông thường là một năm tài chính, không kể làm ra ở đâu (trong hay ngoài nước)

Trang 9

Sản phẩm cuối cùng là hàng hóa được tiêu thụ cuối cùng bởi những người tiêu dùng chứ không phải là những sản phẩm được sử dụng như là sản phẩm trung gian trong sản xuất những sản phẩm khác Ví dụ, một chiếc ô tô bán cho người tiêu dùng là một sản phẩm cuối cùng; các thành phần như lốp được bán cho nhà sản xuất ô tô là sản phẩm trung gian Cũng chiếc lốp đó, nếu bán cho người tiêu dùng thì nó lại là sản phẩm cuối cùng Chỉ có sản phẩm cuối cùng mới được tính trong thu nhập quốc gia, do việc đưa cả sản phẩm trung gian vào sẽ dẫn tới việc tính kép làm tăng ảo giá trị thực sự của thu nhập quốc gia Ví dụ, trong trường hợp chiếc lốp được bán cho nhà sản xuất ôtô, giá trị của nó

đã được tính khi nó được nhà sản xuất lốp bán cho nhà sản xuất ô tô, nếu sau đó một lần nữa được tính trong giá trị chiếc ô tô khi nhà sản xuất ô tô bán cho người tiêu dùng thì sẽ làm cho giá trị GNP tăng lên

Thu nhập được tính như là một phần của GNP, phụ thuộc vào ai là chủ sở hữu các yếu

tố sản xuất chứ không phải là việc sản xuất diễn ra ở đâu Ví dụ, một nhà máy sản xuất ô

tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽđược tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân

Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ Có nhiều cách tính tổng sản phẩm quốcdân, dưới đây là cách tính theo quan điểm chi tiêu xã hội:

GNP = C + I + G + (X - M) + NR

Trong đó:

 C = Chi phí tiêu dùng cá nhân

 I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội

 G = Chi phí tiêu dùng của nhà nước

 X = Kim ngạch xuất khẩu ròng các hàng hóa và dịch vụ

 M = Kim ngạch nhập khẩu ròng của hàng hóa và dịch vụ

Trang 10

 NR= Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng)

1.3 Các mô hình tăng trưởng kinh tế

1.3.1 Mô hình David Ricardo (1772-1823)

D Ricardo đã kế thừa tư tưởng của Malthus, A.Smith, ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn Trong đó, ông coi đất đai sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế: vì đất có giới hạn nên người sản xuất cần mở rộng diện tích trên đất xấu dẫn đến lợi nhuận giảm, chi phí tăng, giá tăng nên lương danh nghĩa tăng, lợi nhuận nhà tư bản chủ nghĩa giảm; mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy

mô hình này không còn phù hợp để giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng

1.3.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của K Marx

Theo Marx các yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là đất đai, lao động, vốn vàtiến bộ kỹ thuật Marx đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trịthặng dư Sức lao động đối với nhà tư bản là một loại hàng hóa đặc biệt, giá trị sử dụngcủa hàng hóa sức lao động không giống như giá trị sử dụng của các loại hàng hóa khác, vì

nó có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức laođộng cộng với giá trị thặng dư

Về yếu tố kỹ thuật, Marx cho rằng tiến bộ kỹ thuật làm tăng số máy móc và dụng cụlao động dành cho người thợ, nghĩa là cấu tạo hữu cơ tư bản C/V có xu hướng ngày càngtăng Do các nhà tư bản cần nhiều vốn hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật, để nâng cao năngsuất lao động của công nhân nên các nhà tư bản phải chia giá trị thặng dư thành hai phần:một phần để tiêu dùng cho nhà tư bản, một phần để tích luỹ phát triển sản xuất Đó lànguyên nhân tích luỹ của chủ nghĩa tư bản

Marx bác bỏ ý kiến về “cung tạo nên cầu”, theo ông khủng hoảng kinh tế là một giảipháp nhằm khôi phục lại thế thăng bằng đã bị rối loạn Các chính sách kinh tế của Nhànước có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là chính sách khuyến khíchnâng cao mức cầu hiện có

1.3.3 Mô hình tân cổ điển

Trang 11

Các nhà kinh tế tân cổ điển bác bỏ quan điểm cổ điển cho rằng sản xuất trong một tìnhtrạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng vốn và laođộng có thể thay thế cho nhau, và trong quá trình sản xuất có thể có nhiều cách kết hợpgiữa các yếu tố đầu vào Đồng thời họ cho rằng tiến bộ khoa học kỹ thuật là yếu tố cơ bản

để thúc đẩy sự phát triển kinh tế Do chú trọng đến các nhân tố đầu vào của sản xuất, lýthuyết tân cổ điển còn được gọi là lý thuyết trọng cung

Điểm giống với các nhà kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng trongđiều kiện thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt về giá cả vàtiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về vị trí sản lượng tiềm năng với việc sửdụng hết nguồn lao động Họ cũng cho rằng Chính phủ không có vai trò quan trọng trongviệc điều tiết nền kinh tế

1.3.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế J.M.Keynes

Keynes cho rằng có hai đường tổng cung: đường tổng cung dài hạn AS-LR phản ánhmức sản lượng tiềm năng, và đường tổng cung ngắn hạn AS-SR phản ánh khả năng thực

tế Cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thường cânbằng dưới mức sản lượng tiềm năng Keynes cũng đánh giá cao vai trò của tiêu dùngtrong việc xác định sản lượng Theo ông, thu nhập của các cá nhân được sử dụng cho tiêudùng và tích luỹ Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùngtrung bình sẽ giảm, xu hướng tiết kiệm trung bình tăng Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽlàm cho cầu tiêu dùng giảm Ông cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân cơbản dẫn dến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế

Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư đóng vai trò quyết định đến qui mô việc làm,khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn Keynes sửdụng lý luận về việc làm và sản lượng do cầu quyết định để giải thích mức sản lượng thấp

và thất nghiệp kéo dài trong những năm 30 ở hầu hết các nước công nghiệp phương Tây,

do đó lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu

Qua phân tích tổng quan về việc làm, Keynes đã đi đến kết luận: muốn thoát khỏikhủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chính sách kinh tế,những chính sách này nhằm tăng cầu tiêu dùng Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò

to lớn trong việc sử dụng những chính sách kinh tế: chính sách thuế, chính sách tiền tệ, lãisuất… nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 12

1.3.5 Mô hình tăng trưởng hiện đại

Các nhà kinh tế học hiện đại ủng hộ việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đóthị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế, nhà nước tham giađiều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường Thực chất nền kinh

tế hỗn hợp là sự xích lại gần nhau của học thuyết kinh tế tân cổ điển và học thuyết kinh tếcủa Keynes

Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế theo mô hình của Keynes,nghĩa là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng, trong điều kiện hoạtđộng bình thường của nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp Nhà nước cần xác định

tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được Sự cân bằng này củanền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại thống nhất với cách xác định của mô hình kinh

tế tân cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất Họ cho rằng tổng mức cung (Y) củanền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: lao động (L), vốn sản xuất(K), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOAN 2016-2017

2.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016

2.1.1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%; quý IV tăng 6,68% Mức tăng trưởng năm 2016 tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá

cả và thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện

Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 đến năm 2016, đóng góp 0,22 điểm phần trăm vào

Trang 13

mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64%của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 gặp nhiều khó khăn

do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

và Đồng bằng sông Cửu Long; liên tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung

Bộ đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06% so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao 11,90%, đóng góp đáng kểvào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm phần trăm Ngành khai khoáng năm 2016 giảmtới 4,00%, đã làm giảm 0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 đến năm 2016 Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm khiếnlượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn Xu hướng ngành công nghiệp chuyểndịch sang lĩnh vực chế biến, chế tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào mức tăng chung

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 8,28%

so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng 2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và ăn uống năm nay

Trang 14

có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng 2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

các năm 2014-2016

Tốc độ tăng so với năm trước (%)

Đóng góp của các khu vực vào tăng trưởng năm 2017 (Điểm phần trăm)

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32% so với năm

2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư đóng góp 4,81 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 9,71%, đóng góp 3,08

Trang 15

điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 2,16 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.

2.1.2 Sản xuất nông lâm, nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong năm 2016 gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết khắc nghiệt: Rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh phía Bắc; mưa, lũ ở miền Trung; tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại NamTrung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và sự cố môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 870,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,44% so với năm 2015, baogồm: Nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%; lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thủy sản đạt 200 nghìn tỷ đồng, tăng 2,91%

2.1.2.1 Nông nghiệp

Sản lượng lúa cả năm 2016 ước tính đạt 43,6 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm

2015 do diện tích gieo cấy đạt 7,8 triệu ha, giảm 40 nghìn ha; năng suất đạt 56 tạ/ha, giảm1,6 tạ/ha Nếu tính thêm 5,2 triệu tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2016ước tính đạt 48,8 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn so với năm 2015

Trong sản xuất lúa, diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2016 đạt 3,1 triệu ha, giảm

30 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 63 tạ/ha, giảm 3,5 tạ/ha nên sản lượng đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn Sản xuất lúa đông xuân năm 2016 giảm so với

vụ đông xuân trước cả về diện tích, năng suất và sản lượng chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết rét buốt, băng giá tại các tỉnh phía Bắc và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích gieo cấy lúa hè thu và thu đông đạt 2,8 triệu ha, tăng 23,9 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,5 tạ/ha, giảm 0,6%; sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 34 nghìn tấn so với năm 2015

Diện tích gieo cấy lúa mùa của cả nước đạt 1,9 triệu ha, giảm 33,5 nghìn ha so với vụ mùa năm trước do khu vực miền Bắc bị ảnh hưởng thời tiết hạn hán, thiếu nước đầu vụ; một số tỉnh phía Nam phải chuyển đổi mùa vụ do ảnh hưởng xâm nhập mặn và hạn hán lâu ngày Năng suất lúa mùa năm 2016 ước tính đạt 48,4 tạ/ha, giảm 0,4 tạ/ha so với vụ mùa trước; sản lượng ước tính đạt 9,2 triệu tấn, giảm 243 nghìn tấn Một số địa phương sản

Trang 16

lượng lúa mùa giảm mạnh so với năm trước: Kiên Giang giảm 175 nghìn tấn; Vĩnh Phúc giảm 33 nghìn tấn; Bến Tre giảm 25,7 nghìn tấn; Sóc Trăng giảm 19,7 nghìn tấn; Long An giảm 12 nghìn tấn.

Kết quả sản xuất một số cây hàng năm khác đạt thấp: Sản lượng khoai lang đạt

1.289,1 nghìn tấn, giảm 46,5 nghìn tấn so với năm trước (diện tích giảm 6,1 nghìn ha); mía đạt 17,2 triệu tấn, giảm 1,2 triệu tấn (diện tích giảm 10 nghìn ha); lạc đạt 441,4 nghìn tấn, giảm 12,7 nghìn tấn (diện tích giảm 8,6 nghìn ha) Sản lượng sắn và đậu tương tăng nhẹ: Sản lượng sắn đạt 10,9 triệu tấn, tăng 192 nghìn tấn (diện tích tăng 2 nghìn ha); đậu tương đạt 147,5 nghìn tấn, tăng 1,1 nghìn tấn (diện tích giảm 6,8 nghìn ha); sản lượng rau các loại đạt 16 triệu tấn, tăng 741 nghìn tấn (diện tích tăng 17,7 nghìn ha)

Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm đạt 2,2 triệu ha, tăng 16,2 nghìn ha so với năm

2015, trong đó một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có xu hướng phá bỏ cây cao

su già cỗi, chuyển đổi sang trồng tiêu và một số cây trồng khác Diện tích trồng cây cao su năm 2016 ước tính đạt 976,4 nghìn ha, giảm 0,9% so với năm trước; sản lượng đạt 1.032,1 nghìn tấn, tăng 1,9%; hồ tiêu diện tích đạt 124,5 nghìn ha, tăng 22,5%, sản lượng đạt 193,3 nghìn tấn, tăng 9,4%; cà phê diện tích đạt 645,4 nghìn ha, tăng 0,3%, sản lượng đạt 1.467,9 nghìn tấn, tăng 1%; điều diện tích đạt 293 nghìn ha, tăng 0,9%, sản lượng đạt 303,9 nghìn tấn, giảm 13,7% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn kéo dài, một số khu vực chịu ảnh hưởng của sương mù nên đợt ra bông đầu tiên năm nay bị mất trắng

Cây ăn quả năm nay đạt khá, nhiều nhóm cây có diện tích cho sản phẩm tăng và thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định Sản lượng cam năm 2016 đạt 627,1 nghìn tấn, tăng 10,8% so với năm trước; quýt đạt 172,4 nghìn tấn, tăng 6,9%; bưởi đạt 500,3 nghìn tấn, tăng 6,1%; xoài đạt 724,4 nghìn tấn, tăng 3,1%; chuối đạt 1.977 nghìn tấn, tăng

1,7% Riêng sản lượng nhãn, vải đạt thấp do nhiều cây trồng không mang lại hiệu quả bị

chặt bỏ ở miền Bắc và sâu bệnh tại các tỉnh phía Nam

Chăn nuôi gia súc, gia cầm diễn biến tích cực, dịch bệnh được khống chế, giá bán sản phẩm duy trì ở mức có lợi cho người nuôi Hình thức nuôi chuyển dịch theo hướng từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, liên kết với các doanh nghiệp, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm Theo kết quả điều tra chăn

Trang 17

nuôi, tại thời điểm 01/10/2016, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, giảm 0,2% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,5 triệu con, tăng 2,4%, riêng đàn bò sữa đạt 282,9 nghìncon, tăng 2,8%; đàn lợn có 29,1 triệu con, tăng 4,8%; đàn gia cầm có 361,7 triệu con, tăng5,8% Sản lượng thịt hơi các loại năm 2016 đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 86,6 nghìn tấn, tăng 1% so với cùng thời điểm năm trước; sản lượng thịt bò đạt 308,6 nghìn tấn, tăng 3,1%; sản lượng thịt lợn đạt 3,7 triệu tấn, tăng 5%; sản lượng thịt gia cầm đạt 961,6 nghìn tấn, tăng 5,9%; sản lượng trứng gia cầm đạt 9.446,2 triệu quả, tăng 6,4%.

2.1.2.2 Lâm nghiệp

Năm 2016, diện tích rừng trồng tập trung của cả nước ước tính đạt 231,2 nghìn ha, giảm 3,9% so với năm 2015, trong đó một số địa phương có diện tích rừng trồng tập trunggiảm nhiều: Hà Giang giảm 8,9 nghìn ha (giảm 40,3%); Tuyên Quang giảm 3,3 nghìn ha (giảm 24%); Thanh Hóa giảm 2,2 nghìn ha (giảm 17,3%) Số cây lâm nghiệp trồng phân tán cả năm đạt 154,5 triệu cây, giảm 4,2% so với năm 2015

Sản lượng gỗ khai thác năm 2016 ước tính đạt 9.568 nghìn m3, tăng 10,3% so với năm trước, trong đó một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng cao: Quảng Ngãi đạt 866 nghìn m3, tăng 21,2%; Bắc Giang đạt 501 nghìn m3, tăng 25,3%; Thanh Hóa đạt 499 nghìn

m3, tăng 25,4% Sản lượng củi khai thác đạt 27,1 triệu ste, giảm 0,4% so với năm 2015.Công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng được các cấp, các ngành quan tâm thực hiệnnhưng do thời tiết hạn hán, nắng nóng kéo dài nên tình trạng cháy rừng tiếp tục xảy ra Diệntích rừng bị thiệt hại của cả nước năm 2016 là 4.519 ha, gấp 2,4 lần so với năm 2015, trong

đó diện tích rừng bị cháy là 3.320 ha, gấp 3,1 lần; diện tích rừng bị chặt phá là 1.199 ha,tăng 47,5% Một số tỉnh có diện tích rừng bị cháy nhiều là: Điện Biên 969 ha; Sơn La 919ha; Hà Giang 226 ha; Yên Bái 194 ha; Bình Định 182 ha; Hà Tĩnh 113 ha

2.1.2.3 Thủy sản

Sản lượng thuỷ sản năm 2016 ước tính đạt 6.728,6 nghìn tấn, tăng 2,7% so với nămtrước, trong đó cá đạt 4.843,3 nghìn tấn, tăng 2,5%; tôm đạt 823,9 nghìn tấn, tăng 3,3%.Hoạt động nuôi trồng thủy sản những tháng đầu năm gặp khó khăn do thời tiết thayđổi thất thường, tình trạng ô nhiễm nguồn nước, thị trường xuất khẩu giảm mạnh, giá thumua sản phẩm không ổn định Những tháng cuối năm, tình hình đã khởi sắc hơn nhưng

Trang 18

nhìn chung kết quả nuôi trồng thủy sản cả năm đạt thấp Sản lượng thủy sản nuôi trồngnăm 2016 ước tính đạt 3.604,3 nghìn tấn, tăng 2,6% so với năm trước, trong đó cá đạt2.576,8 nghìn tấn, tăng 2,1%; tôm đạt 649,3 nghìn tấn, tăng 3,4%.

Nuôi cá tra có tín hiệu tích cực trong những tháng cuối năm nhưng nhìn chung vẫn gặp khó khăn do giá cả và thị trường tiêu thụ chưa thực sự ổn định Diện tích nuôi cá tra công nghiệp năm 2016 ước tính đạt 5.105 ha, giảm 1,2% so với năm trước; sản lượng ước tính đạt 1.143,1 nghìn tấn, tăng 1,3%, trong đó Đồng Tháp đạt 403,4 nghìn tấn, tăng 0,8%, Bến Tre đạt 172,3 nghìn tấn, tăng 1%

Nuôi tôm nước lợ phát triển tương đối tốt trong những tháng cuối năm do thời tiết mưa nhiều làm giảm tình trạng hạn mặn Bên cạnh đó, công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh được quan tâm thực hiện nên diện tích nuôi và sản lượng thu hoạch đạt khá Diện tích nuôi tôm sú năm 2016 ước tính đạt 571 nghìn ha, tăng 0,1% so với năm trước; sản lượng đạt 251,7 nghìn tấn, tăng 1% Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2016 đạt 102,3 nghìn ha, tăng 16,3% so với năm trước; sản lượng đạt 357,6 nghìn tấn, tăng 5%, trong đó Sóc Trăng đạt 85,5 nghìn tấn, tăng 22,9%, Cà Mau đạt 55,5 nghìn tấn, tăng 5,2%

Thời tiết trong năm tương đối thuận lợi cho hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển, giá xăng dầu thấp cùng với dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển đã tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi, bám biển dài ngày Tuy nhiên, sự cố môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế gây

ra hiện tượng cá chết hàng loạt đã ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản của các tỉnh ven biển miền Trung cũng như của cả nước Năm 2016, sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 3.124,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2015, trong đó cá đạt 2.266,5 nghìn tấn, tăng 2,9%, tôm đạt 174,7 nghìn tấn, tăng 3,3% Sản lượng thủy sản khai thác biển ước tính đạt 2.930,8 nghìn tấn, tăng 3,2%, trong đó cá đạt 2.131,3 nghìn tấn, tăng 3,2%, tôm đạt 161,3 nghìn tấn, tăng 3,7%

2.1.3 Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười Hai ước tính tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước (tháng Mười Một tăng 8% so với cùng kỳ), trong đó ngành khai

Trang 19

khoáng giảm 7,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,9%; sản xuất và phân phối điệntăng 10,8%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,4%.

Tính chung cả năm 2016, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,5% so với năm 2015 (quý I tăng 7,4%; quý II tăng 7,1%; quý III tăng 7,1%; quý IV ước tính tăng 8,2%), thấp hơn nhiều mức tăng 9,8% của năm 2015 và 7,6% của năm 2014 do ngành khai khoáng giảm sút mạnh Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 11,2%, đóng góp 7,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,2%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%, làm giảm 1,3 điểm phần trăm mức tăng chung

Xét theo công dụng của sản phẩm, các sản phẩm trung gian (dùng cho quá trình sản xuấttiếp theo) năm 2016 tăng 5% so với năm trước; sản phẩm phục vụ cho sử dụng cuối cùng tăng 9,1% (trong đó sản phẩm là tư liệu sản xuất tăng 11,4%; sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tăng 8%) Chỉ số sản xuất sản phẩm trung gian thấp hơn so với chỉ số sảnxuất sản phẩm phục vụ sử dụng cuối cùng cho thấy, sản phẩm trung gian trong sản xuất công nghiệp của nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nhập khẩu

Trong năm 2016, một số ngành công nghiệp cấp II có chỉ số sản xuất tăng cao so với năm trước: Sản xuất kim loại tăng 17,9%; dệt tăng 17,3%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 12,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 12,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng12,5% Một số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệutăng 3,2%; khai khoáng khác tăng 2,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 1,2%; khai thác than cứng và than non giảm 2,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,0% (do giá dầu thế giới ở mức thấp, kế hoạch khai thác dầu thô năm nay chỉ bằng 89% mức thực hiện năm 2015)

Trong năm 2016, một số sản phẩm công nghiệp tăng cao so với năm trước: Ti vi tăng 70%; thép cán tăng 26,8%; ô tô tăng 21,9%; sắt, thép thô tăng 20,5%; thức ăn cho gia súc tăng 18,3%; xi măng tăng 14,4%; sữa bột tăng 13,3% Một số sản phẩm tăng thấp hoặc giảm: Thuốc lá điếu tăng 3,5%; giày, dép da tăng 2,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm

Trang 20

0,5%; vải dệt từ sợi tự nhiên giảm 2,6%; than đá giảm 3,1%; phân ure giảm 5,8%; đường kính giảm 8,3%; dầu thô khai thác giảm 9,9%; phân hỗn hợp NPK giảm 10,6%; điện thoại

di động giảm 10,8%

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2016 so với năm 2015 của một số địa phương như sau: Quảng Nam tăng 30%; Thái Nguyên tăng 24%; Hải Phòng tăng 16,8%; Đà Nẵng tăng 13,1%; Bình Dương tăng 10,3%; Hải Dương tăng 8,9%; Đồng Nai tăng 8,5%; Cần Thơ tăng 8,3%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,4%; Hà Nội tăng 7%; Vĩnh Phúc tăng 6,8%; Bắc Ninh tăng 5%; Quảng Ninh tăng 0,9%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 6,3%

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2016 tăng 4% so với tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 11 tháng, chỉ số tiêu

thụ tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 12,6%), trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao: Sản xuất xe có động cơ tăng 20,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 15,1%; sản xuất đồ uống tăng 11,9%; sản xuất kim loại tăng 11,9%; sản xuất trang phục tăng 10,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 10,6% Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng thấp: Sản xuất thiết bị điện tăng 6,3%; sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic cùng tăng 6,1%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 3,2%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,8%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 2,7%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng1,4%

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/12/2016 tăng 8,1% so với cùng thời điểm năm trước, là mức tồn kho thấp nhất trong nhiều năm qua(cùng thời điểm năm 2015 tăng 9,5%), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 6,5%; dệt tăng 6%; sảnxuất trang phục giảm 1,5%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 4,3%; sản xuất thiết bị điện giảm 7,4%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 9,6%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 10%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược

liệu giảm 13%; sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 27,5% Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn mức tăng chung: Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 117,8%; sản xuất

Trang 21

sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 93,5%; sản xuất đồ uống tăng 40,4%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 26,5%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 11 tháng năm 2016

là 66,1% (cùng kỳ năm trước là 72,3%), trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuấtsản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) là 125,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu là 112,6%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 108,2%; sản xuất, chế biến thựcphẩm 84,9%

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm

01/12/2016 tăng 2,9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanhnghiệp Nhà nước giảm 2,6%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,8%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 4,9% Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 6,9% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,5%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 1,3%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,3%

Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2016 so với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Hải Phòng tăng 13,9%; Bắc Ninh tăng 8,1%; Bình Dương tăng 7,9%; Vĩnh Phúc tăng 6,6%; Đồng Nai tăng 4,1%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hải Dương tăng 2,2%; Hà Nội tăng 1,5%; Quảng Nam tăng 1,1%; Cần Thơ tăng 0,9%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,3%; Thái Nguyên tăng 0,2%; Quảng Ninh giảm 1,9%

Nhìn chung, tăng trưởng ngành công nghiệp năm 2016 chủ yếu dựa vào ngành chế biến,chế tạo với mức tăng khá cao; tình hình tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, tồn kho ở mức thấp nhất trong nhiều năm trước Tuy nhiên, tăng trưởng công nghiệp nước ta vẫn chủ yếu về

bề rộng (tăng số doanh nghiệp, tăng vốn đầu tư và thu hút lao động), trong khi năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn hạn chế

Trang 22

2.1.4 Hoạt động dịch vụ

2.1.4.1 Bán lẻ hàng hóa và danh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Mười Hai ước tính đạt 320,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 241,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% và tăng 9,1%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 38,9 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2% và tăng 13,8%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% và tăng 26,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 36,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3% và tăng 8,6%

Tính chung cả năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước (Năm 2015 tăng 9,8%), nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 7,8%, thấp hơn mức tăng 8,5% của năm trước do sức mua không biến động lớn, trong khi giá tiêu dùng năm nay tăng cao hơn so với năm 2015.Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2016 ước tính đạt 2.676,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức và tăng 10,2% so với năm trước, trong đó: Lương thực, thực phẩm tăng 13%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,4%; may mặc tăng 10,6%; phương tiện đi lại tăng 5,7%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 1,7%

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống năm 2016 ước tính đạt 413,4 nghìn tỷ đồng, chiếm11,7% tổng mức và tăng 10,7% so với năm 2015, trong đó 6 tháng cuối năm doanh thu tăng mạnh (quý III tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; quý IV tăng 16,7%) nhờ chính sách thu hút khách du lịch được cải thiện nên lượng khách quốc tế đến nước ta trong những tháng cuối năm tăng cao Một số địa phương có doanh thu tăng khá: Bình Dương tăng 17,7%; Bình Thuận tăng 17,1%; Hải Phòng tăng 16%; Hà Nội tăng 13,7%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 8,4% Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 34,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức và tăng 12% so với năm trước, trong đó doanh thu Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 13,8%; Quảng Ninh tăng 13,6%; Kiên Giang tăng 13,1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 11,6%; Hà Nội tăng 11,1%

Doanh thu dịch vụ khác năm nay ước tính đạt 403,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4% tổng mức và tăng 9,3% so với năm 2015 Một số địa phương có doanh thu tăng: Quảng Ninh

Ngày đăng: 19/04/2019, 09:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Wikipedia, “Tăng trưởng kinh tế là gì” https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF3. Voer, “Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế”http://voer.edu.vn/m/cac-chi-tieu-tang-truong-va-phat-trien-kinh-te/cf79805f Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng trưởng kinh tế là gì” https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C4%83ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF3. Voer, “Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế
4. Wiki Cách Làm,” GDP là gì? Cách tính, ý nghĩa của GDP ở Việt Nam, phân biệt GDP và GNP”https://wikicachlam.com/gdp-la-gi-cach-tinh-y-nghia-cua-gdp-o-viet-nam-phan-biet-gdp-va-gnp/ Link
5. Wikipedia,”Tổng sản lượng quốc gia”https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng_s%E1%BA%A3n_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_qu%E1%BB%91c_gia Link
6. Wikipedia,”Mô hình tăng trưởng kinh tế”https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4_h%C3%ACnh_t%C4%83ng_tr%C6%B0%E1%BB%9Fng_kinh_t%E1%BA%BF Link
7. Zing.vn,” 8 giải pháp ‘tăng tốc’ để đạt mục tiêu tăng trưởng” ,Kiều Vui ngày viết: 23/07/2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w