Tạo cây bằng hom Nhân giống vô tính - Vật liệu giống: Sử dụng các dòng đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và bắt buộc phải nhân giống bằng phương pháp giâm hom hoặc nuôi cấy mô.
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG 22 LOÀI CÂY CHỦ LỰC
Trang 2M c l c ụ ụ
1 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN TRẮNG 3
2 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN URÔ 8
3 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI 14
4 KỸ THUẬT TRỒNG KEO LÁ TRÀM 18
5 KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM LÁ DÀI 24
6 KỸ THUẬT TRỒNG RÁI (DẦU NƯỚC) 29
7 KỸ THUẬT TRỒNG ĐƯỚC VÒI 32
8 KỸ THUẬT TRỒNG MỠ 36
9 KỸ THUẬT TRỒNG SA MỘC 41
10 KỸ THUẬT TRỒNG SAO ĐEN 45
11 KỸ THUẬT TRỒNG THÔNG BA LÁ 47
12 KỸ THUẬT TRỒNG THÔNG ĐUÔI NGỰA 53
13 KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM TA 56
14 KỸ THUẬT TRỒNG VỐI THUỐC 60
15 KỸ THUẬT TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ 66
16 KỸ THUẬT TRỒNG HỒI 70
17 KỸ THUẬT TRỒNG QUẾ 73
18 KỸ THUẬT TRỒNG TRÔM 77
19 KỸ THUẬT TRỒNG SƠN TRA 79
20 KỸ THUẬT TRỒNG THÔNG NHỰA 85
21 KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG LUỒNG 88
22 KỸ THUẬT TRỒNG XOAN CHỊU HẠN 93
Trang 31 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN TRẮNG
(Eucalyptus camaldulensis Dehnh.)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Cây gỗ lớn, cao 30-40 m, đường kính ngang ngực 40-50 cm, thân thẳngtròn đều Vỏ màu xám trắng hoặc xám hơi xanh, nhẵn, bong từng mảng mỏng.Phía gần gốc vỏ nứt dọc, không bong Lá đơn mọc cách, có mùi thơm Lá nonhơi có phấn, hình trứng hoặc ngọn giáo, có cuống mảnh Lá thành thục hìnhngọn giáo cong dạng lưỡi liềm, nhọn dần về phía đầu, dài 10-30 cm, rộng 1,5-3,5 cm Cụm hoa dạng tán ở nách lá, mang 4-8 hoa, nở tháng 3-4 Quả hình báncầu, dài 0,7-0,8 cm, rộng 0,5-0,6 cm, mở theo 3 van hình tam giác, chín tháng 7-
8 ở miền Bắc và tháng 5-6 ở miền Nam
Cây nguyên sản ở Ôxtrâylia, phân bố rộng ở vùng nhiệt đới từ 15 đến 18o
vĩ Nam, vùng đồi núi thấp dưới 600 m so với mực nước biển Cây nhập nộitrồng ở nhiều nước trên thế giới, được trồng ở Việt Nam từ lâu, ở các vùng đồngbằng, vùng cát ven biển, vùng đồi đến vùng núi, suốt từ Bắc vào Nam Khả năngtái sinh chồi rất mạnh, nên có thể kinh doanh chồi
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Cây sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng, chịu được hạn,
nhưng cũng chịu được úng trong thời gian ngắn Sinh trưởng và phát triển tốt ởnơi có lượng mưa 1500-2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất
15oC, tháng nóng nhất 26-29oC
2 Độ cao: Trồng thích hợp trên đất đồi trọc, sau nương rẫy, có độ cao
dưới 200 m so với mực nước biển, dốc dưới 15-20o,
Trang 43 Đất đai: Có thành phần cơ giới thịt nhẹ, sét nhẹ, cát pha đến thịt trung
bình, thoát nước, độ dày >70 cm, pH=4-6, có thực bì cỏ lông lợn, sim mua, tếguột Sinh trưởng được trên cồn, bãi cát cố định không ngập nước hoặc trên bãicát thấp, đất phèn được lên líp
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
- Vật liệu giống: Lấy giống ở nguồn giống hoặc những cây trội được công
nhận từ 8 tuổi trở lên thuộc các xuất xứ Katherine, Kennedy river, Moreheadriver, Petford area, Gibb river
- Thu hái hạt: Thu hái giống vào tháng 7-8 (miền Bắc), tháng 5-6 (miền
Nam) khi vỏ quả chuyển từ màu xanh nhạt sang nâu thẫm, cuống quả mốc trắng,nắp quả chưa mở, hạt màu nâu, mày màu nâu nhạt
Ủ quả thành đống nơi thoáng 2-3 ngày, mỗi ngày đảo 1 lần Khi quả chínrải đều trên vải bạt hoặc nong, nia phơi dưới nắng nhẹ 2-3 ngày để tách hạt, rồiphơi lại 1-2 nắng sau đó sàng sảy loại bỏ tạp vật và bảo quản trong chum vại,thùng gỗ để nơi thoáng mát, duy trì sức sống của hạt được 10-12 tháng Hoặcgiữ hạt ở nhiệt độ 5-10oC thì duy trì sức sống của hạt được 2-3 năm
- Gieo ươm: Thời vụ gieo ươm tạo cây con trước thời vụ trồng rừng 3-4
tháng Cho hạt vào túi vải, ngâm trong nước ấm 35-40oC, để nguội dần trong
6-12 giờ, vớt ra hong khô nơi thoáng mát, rồi cho vào túi vải ủ, rửa chua bằngnước ấm mỗi ngày 1 lần, sau 3-4 ngày hạt nứt nanh đem gieo trên luống
Trộn hạt với cát hoặc đất bột với tỷ lệ 1 hạt: 4 đất (theo khối lượng), vãiđều 1 kg hạt trên 60-100 m2 mặt luống Dùng đất mịn tơi rắc đều phủ kín hạt, rồiphủ một lớp rơm rạ mỏng kín mặt luống Hàng ngày dùng ô doa lỗ nhỏ tưới nhẹ,đều, tránh trôi hạt Làm giàn che bóng 70-80%
Sau 5-6 ngày cây mầm cao 2-3 cm, nhổ cây, dùng que nhỏ chọc lỗ, cấyvào bầu Dùng vỏ bầu Pôlyêtylen kích thước 7x12 cm, ruột bầu gồm 80-90% đất
mặt vườn ươm + 10-20% phân chuồng hoai + 1% supe lân. Cấy xong cần tưới
nhẹ để rửa lá và làm chặt gốc Sau 7-10 ngày kiểm tra, cấy dặm cây bị chết
Tưới nước đủ ẩm cho cây trong 3 tháng đầu, mỗi ngày tưới 1 lần, lượngtưới 4-5 lít/m2 Định kỳ 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần và tưới nước phânchuồng hoai hoặc phân NPK (5:10:3) pha loãng 1%
Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sunphát đạm và supe lân pha 0,2%, tưới 2,5 lít/m2, hai ngày tưới phân 1 lần, sau tưới phân phải tưới nước lãrửa lá
0,1-Phòng trừ bệnh thối cổ rễ bằng Benlat pha theo tỷ lệ 1g với 10 lít nướcphun đều trên mặt luống bầu đất Nếu bệnh xuất hiện, pha nồng độ 6g/10 lítnước tưới phun cho 100 m2, mỗi tuần 2 lần
Trang 5- Tiêu chuẩn cây đem trồng: Cây ươm 3-4 tháng, cao 25-45 cm, đường
kính cổ rễ 3 mm, khoẻ, không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, đất trong bầu không
bị vỡ nát
2 Tạo cây bằng hom (Nhân giống vô tính)
- Vật liệu giống: Sử dụng các dòng đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ
thuật và bắt buộc phải nhân giống bằng phương pháp giâm hom hoặc nuôi cấy
mô Các dòng Bạch đàn trắng SM16, SM23 áp dụng vùng Đông Nam Bộ, NamTrung Bộ và những nơi có điều kiện lập địa tương tự; dòng EF23, EF24, EF39,EF55 áp dụng vùng Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiện lập địa tương tự;dòng C9, C55, C159, áp dụng vùng Nam Trung Bộ và những nơi có điều kiệnlập địa tương tự
Sử dụng các dòng bạch đàn lai giữa Bạch đàn trắng với Bạch đàn nâu đãđược công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật, gồm UC1, UC2 áp dụng cho BìnhPhước và những nơi có điều kiện lập địa tương tự; dòng CU9, UC80 áp dụngcho Phú Thọ và những nơi có điều kiện lập địa tương tự
- Xây dựng vườn lấy hom: Vườn lấy hom được xây dựng gần vườn ươm,
nơi có đất thoát nước tốt, có diện tích bằng 1/500 diện tích rừng cần trồng câyhom hàng năm
Cây giống lấy hom là cây mô hoặc cây hom của các dòng bạch đàn ưu trội
đã được tuyển chọn, được trồng trước đợt thu chồi đầu ít nhất 2 tháng Cự lytrồng 30x40 cm, bón lót 1kg phân chuồng hoai, 50 g phân NPK (5:10:3) hoặc
200 g phân lân hữu cơ vi sinh Thiên nông cho 1 cây giống
Làm cỏ, vun gốc sau khi trồng 1 tháng và lặp lại theo định kỳ 2 tháng 1lần Sau mỗi lần thu hoạch chồi phải phun Benlát nồng độ 0,15-0,3%, xới đất,vun gốc cây
Sau khi trồng khoảng 2 tháng, dùng kéo cắt ngang thân cây cách mặt đất20-30 cm để đốn tạo chồi, rồi phun Benlát nồng độ 0,15-0,3% ướt cả cây để khửtrùng Sau khi đốn 28-30 ngày có thể thu hoạch lứa chồi đầu tiên
Hàng năm phải trẻ hóa vườn lấy hom trước thời vụ giâm hom 1 tháng,đốn bỏ các chồi yếu, để lại 1-2 chồi khỏe nhất Sau mỗi lần đốn cây phải phunBenlát nồng độ 0,15%, làm cỏ, xới đất quanh gốc cây, bón thúc cho mỗi cây 50gNPK (5:10:3) Chỉ sử dụng cây giống để lấy hom trong 3 năm, sau đó phải thaybằng cây mô mới hoặc cây hom thế hệ đầu nhân từ cây mô
- Giâm hom: Dùng kéo sắc cắt chồi ở vị trí sát thân cây, chỉ để lại 2 lá
hoặc 2 chồi ngủ ở gốc chồi, sau đó sẽ cắt để tạo hom Mỗi chồi chỉ nên lấy 1hom ngọn dài 7-10 cm, mang 6-8 lá Vết cắt cách đốt dưới cùng 0,2 cm, sau đócắt bỏ 2 lá dưới cùng và 1/2 phiến của 2 lá kế tiếp
Hom cắt xong phải ngâm ngay vào dung dịch Ben lát 0,02% trong thờigian 15-20 phút để phòng nấm bệnh Sau đó xử lý thuốc kích thích ra rễ IBA
Trang 6Dùng vỏ bầu Polyêtylen cỡ 7x12 cm, đóng đầy hỗn hợp: 1/3 cát phía trên+ 2/3 đất phía dưới Trước khi cấy hom 12 giờ, tưới dung dịch Ben lát 0,06%hoặc thuốc tím 0,1% với liều 10 lít nước cho 50 m2 mặt bầu để phòng chốngnấm Tưới nước ẩm toàn bộ ruột bầu trước khi cấy hom Dùng que chọc 1 lỗ sâu2-3 cm ở giữa bầu, đường kính lỗ lớn hơn gốc hom Cấy hom sâu 2-3 cm, dùngngón tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc hom.
Nếu vườn ươm ở xa có thể giâm hom vào cát thô sạch, đến khi ra rễ mớicấy vào bầu đất như trên
- Chăm sóc hom giâm: Ngay sau khi cấy hom phải phủ nilon lên khung
vòm để giữ ẩm và tưới phun sương cho hom hàng ngày Khoảng cách giữa 2 lầntưới phun là 30-40 phút, mỗi lần phun 7-10 giây
Sau khoảng 3-5 tuần, cây hom có bộ rễ phát triển hoàn chỉnh thì ngừngtưới phun nước cho cây hom và chuyển bầu cây hom ra ngoài vườn để nuôidưỡng Với hom giâm trong cát, sau khi cấy 2-3 tuần hom ra rễ dài 1,2-2 cm,cấy vào bầu đất và tiếp tục che nắng như ở nhà giâm hom khoảng 1 tuần, khi câyhom ổn định mới dỡ bỏ giàn che
Định kỳ 1 tuần tưới phân 1 lần, liều lượng 1kg NPK (5:10:3) hòa tantrong 33 lít nước, tưới cho 5000 cây, rồi tưới nước rửa lá Định kỳ mỗi tuầnphun Benlát 1 lần với nồng độ 0,06%, liều lượng 10 lít cho 50 m2 bầu cây Saukhi chuyển cây hom ra vườn ươm 2 tuần phải phân loại cây để có chế độ chămsóc phù hợp Ngừng tưới phân trước khi đem cây đi trồng 2 tuần
- Tiêu chuẩn cây hom đem trồng: Cây cao 20-30 cm, đường kính cổ rễ >3
mm, cây xanh đẹp, khỏe mạnh, không sâu bệnh
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
- Xử lý thực bì: Xử lý thực bì theo băng, đào hố 30x30x30 cm hoặc
40x40x40 cm Nơi có điều kiện có thể cày đất theo băng hoặc cày toàn diệntrước khi đào hố
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng ở các tỉnh vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ
tháng 10-12, các tỉnh Nam Trung Bộ tháng 9-10 Chọn ngày có mưa hoặc trờirâm mát, đất trong hố đủ ẩm để trồng rừng
- Kỹ thuật trồng: Trồng thuần loài hoặc hỗn giao theo hàng hay theo băng
với các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Phi lao trên các lập địa bãicát cố định không ngập nước, trên các líp ở bãi cát bán ngập, khu vực canh tácnông nghiệp; hoặc trồng phân tán ven đường, quanh vườn, quanh nhà, các khucông sở, trường học
Mật độ trồng 2000 cây/ha, cự ly 2×2,5 m hoặc 1600 cây/ha (2,5×2,5 m).Nơi có điều kiện bón lót 1kg phân chuồng hoai và 0,05 kg NPK ngay lúctrồng cây Lấp đất mặt xuống trước 1/3 hố, sau đó bón phân chuồng và phân
Trang 7NPK, rồi cho đất tới 2/3 hố, trộn đều đất với phân trong hố Đặt bầu cây ngayngắn giữa hố, lấp đất đầy hố, vun thành hình mai rùa cao hơn miệng hố 5-10 cm
và giẫm chặt xung quanh bầu cây
Sau khi trồng 2-3 tuần, tiến hành kiểm tra cây chết và trồng dặm
- Chăm sóc: Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 1-2 lần vào cuối mùa khô và
cuối mùa mưa Nội dung chăm sóc gồm phát cây cỏ cạnh tranh với cây trồng,xới, vun gốc rộng 0,6 m Nếu có điều kiện kết hợp bón thúc 75-100 g NPK(5:10:3) cho mỗi gốc
Bạch đàn ở tuổi non dễ bị mối ăn hại, rệp hại ngọn, nấm hại lá, cần kiểmtra, phát hiện sớm, có biện pháp xử lý kịp thời Cấm chăn thả trâu bò vào rừngtrong 3 năm đầu
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Gỗ màu đỏ nhạt, mịn, tỷ trọng và độ cứng trung bình, dễ bị cong vênh,dùng trong công trình dưới nước, cầu, tà vẹt, cột điện, đóng đồ mộc Đặc biệt làmột trong những loài cây trồng để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và trụ mỏ.Cũng là loài cây trồng phổ biến ở các vườn rừng, trồng phủ xanh đồi núi trọc Lá
có thể chưng cất tinh dầu; hoa nhiều, thơm dùng để nuôi ong
Trang 82 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN URÔ
(Eucalyptus urophylla S.T.Blake)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Cây gỗ lớn, cao tới 40-50 m, đường kính 40-50 cm, thân thẳng, cànhnhánh nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt, ít mấu mắt, độ cao dưới cành lớn Vỏ màu nâu,nứt dọc, hơi xù xì, phía trên nhẵn Gỗ màu đỏ hồng, có vân và bền
Lá trưởng thành hình mũi mác, màu xanh đậm, mọc cách Hoa mọc cụm3-4 nụ ở nách lá, nở tháng 3-4 Quả hình cầu có nắp đậy, chín tháng 9-10 Một
kg hạt có khoảng 450-500 nghìn hạt
Mọc tự nhiên ở Timo và một số đảo ở phía Đông quần đảo Indonesia, tậptrung ở vùng từ 8 đến 100 vĩ Nam, độ cao tuyệt đối đến 3000 m, nhiệt độ trungbình tối cao 290C, nhiệt độ trung bình tối thấp 8-120C Được trồng ở nhiều nướcnhư Inđônêxia, Malaixia, Ôxtrâylia, Brazin, Nam Phi, Công Gô, ở vùng vĩ độthấp, khí hậu ẩm hoặc hơi ẩm nhiệt đới, cận nhiệt đới, lượng mưa 1100-1500
mm, mùa khô 1-5 tháng
Sinh trưởng rất nhanh, tại nhiều nước rừng trồng 4-5 tuổi đạt 2,5-3,5m/năm về chiều cao và 3-4 cm/năm về đường kính Ở nước ta, lượng tăngtrưởng của rừng trồng chưa thâm canh cao đạt 15-18 m3/ha/năm Sau 8 năm đạt120-150 m3/ha Tái sinh chồi mạnh nên áp dụng nhân giống hom và kinh doanhrừng chồi
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Thích hợp gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân
năm 1700-2200 mm, nhiệt độ bình quân năm 20-250C, nhiệt độ bình quân thángnóng nhất <270C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất >200C, nhiệt độ tối caotuyệt đối <300C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối >140C, có 0-2 tháng mưa ít hơn 50
mm
Có thể mở rộng gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm1500-1700 mm, 2200-2500 mm, nhiệt độ bình quân năm 17-200C hoặc 25-280C,nhiệt độ bình quân tháng nóng nhất 27-300C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất14-200C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 30-320C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 10-140C,
có 3-4 tháng mưa ít hơn 50 mm
Hạn chế gây trồng ở những nơi có lượng mưa bình quân năm <1500 hoặc
>2500 mm, nhiệt độ bình quân năm <180C hoặc >280C, nhiệt độ bình quântháng nóng nhất >300C, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất 14<0C, nhiệt độ tốicao tuyệt đối >320C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối <100C, có trên 4 tháng mưa íthơn 50 mm, độ cao trên >1500 m so với mực nước biển
2 Độ cao: Bạch đàn urô được trồng ở vùng thấp dưới 750 m so với mực
nước biển, địa hình dốc <250 Có thể mở rộng gây trồng ở những nơi có độ cao750-1500 m so với mực nước biển, địa hình dốc 15-250; hạn chế gây trồng ở địahình dốc >250
Trang 93 Đất đai: Ưa đất thịt nhẹ, thịt trung bình, thịt nặng và sét nhẹ, chua, tầng
dày 50-60 cm trở lên, ít đá sỏi và thoát nước tốt Thích hợp với đất thung lũngdốc tụ, đất phèn trung bình và nhẹ, đất đỏ vàng và đất feralit mùn trên núi, độdày tầng đất 50-100 cm Có thể mở rộng gây trồng trên các loại đất xám, đất đỏtrên mắcma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá khác, đất phù sa, độ dày tầngđất trên 100 cm Hạn chế trồng trên các loại đất xói mòn trơ sỏi đá, đất mặn mùakhô, đất mặn thường xuyên, đất phèn nặng, đất đen và đất than bùn, đất cát, độdày tầng đất <50 cm
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Vật liệu giống
Phải sử dụng các xuất xứ và dòng đã công nhận: Xuất xứ Lembata và Mt.Egon cho các vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, xuất xứ Lewotobicho vùng Đông Nam Bộ Dòng PN2, PN10, PN14, PN21, PN24, PN46, PN47,PN108, PN3d, U6 để trồng rừng ở vùng Trung tâm và các vùng có điều kiệnsinh thái tương tự
Sử dụng các dòng bạch đàn lai giữa Bạch đàn trắng với Bạch đàn urôhoặc Bạch đàn urô với Bạch đàn liễu đã được công nhận là giống tiến bộ kỹthuật, gồm UC1, UC2 áp dụng cho Bình Phước và những nơi có điều kiện lậpđịa tương tự; dòng CU9, CU90, UC75, UC80, UE24, UE27, UU8 áp dụng choPhú Thọ và những nơi có điều kiện lập địa tương tự; dòng UE3, UE23, UE27,UE33 áp dụng cho Bình Dương và những nơi có điều kiện lập địa tương tự;dòng UE73 áp dụng cho Cà Mau và những nơi có điều kiện lập địa tương tự
Dùng vỏ bầu Polyêtylen đường kính 5-6 cm, cao 10-12 cm, thủng đáyhoặc có đáy đục lỗ ở đáy và xung quanh bầu Ruột bầu tạo cây con từ hạt làmbằng hỗn hợp đất mặt vườn ươm hoặc đất mặt dưới thực bì tế guột, cây bụi với
Trang 10phân chuồng hoai và supe lân Trộn với tỷ lệ theo khối lượng: 92% đất + 4-6%phân chuồng + 1-2% supe lân Ruột bầu để tạo cây con bằng hom làm bằng đấttầng B.
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
- Gieo ươm: Ngâm hạt trong thuốc tím 0,05% trong 12 giờ, thay dung dịch
ngâm tiếp 12 giờ, vớt ra rửa sạch, để ráo và hong nơi thoáng gió trong 2 giờ
Khay làm bằng gỗ hoặc tôn, dài 1 m, rộng 0,5 m, cao 0,1 m, đáy đục 5-6
lỗ đường kính 4 cm Cho đất cát hoặc đất mịn vào đầy khay Phun dung dịchBenlat 1%, liều lượng 1 lít/m2 trước khi gieo 5-7 ngày
Tưới nước đủ ẩm cho khay Trộn hạt với tro hoặc cát mịn, gieo 1kg hạtcho 60-100 m2 đều lên mặt khay Cắm ràng hoặc đặt khay dưới giàn lưới che50% ánh sáng Hàng ngày tưới nước đủ ẩm, khi cây có 2-3 lá, cao 2-3cm, tỉanhững cây tốt cấy vào bầu
Tưới nước đủ ẩm cho bầu và cây gieo trước khi cấy 1-2 giờ Dùng quecấy mỗi bầu 1 cây Tưới nhẹ và cắm ràng hoặc làm lưới che 50% ánh sáng Tiếptục tưới nước hàng ngày vào sáng sớm hoặc chiều muộn
Sau khi cấy 7-10 ngày cấy dặm những cây bị chết và khi cây ổn địnhkhoảng 10-15 ngày sau khi cấy dỡ bỏ giàn che
Định kỳ 3-4 tuần làm cỏ phá váng 1 lần Phun Benlat 0,5%, liều lượng0,5-1 lít/m2 phòng trừ nấm Thường xuyên bắt diệt sâu ăn lá hoặc cắn cây
Bón thúc 2 lần bằng phân NPK (5:10:3) hoặc supe lân Lâm Thao: Lúc cây
40 ngày tuổi, bón 0,15 g/bầu và lúc cây 60 ngày tuổi, bón 0,3 g/bầu
Ngừng tưới nước, chăm sóc và phải đảo bầu trước khi trồng 15-20 ngày
+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi 2,5-3 tháng, chiều cao 20-25 cm,
đường kính cổ rễ 0,2 cm, cây cân đối không cong queo sâu bệnh
3 Tạo cây con bằng hom (Nhân giống vô tính)
- Xây dựng vườn cung cấp hom: Tạo cây con với số lượng ít có thể xây các
luống giâm rộng 1,2-1,4 m, dài 3-5 m, thành cao 0,1-0,15 m, mặt đáy dốc 3% ở haibên thành luống Trong luống xếp các bầu đất hoặc đổ cát thô sạch làm giá thể.Trên luống có giàn hoặc lưới che 50% ánh sáng ở tầm cao 2-2,5 m Mỗi luốngchụp lều giâm hom có khung vòm bằng sắt hoặc tre được phủ kín ni lông trắng
Cây trồng vườn vật liệu giống là cây hom, cây mô thế hệ đầu của cácdòng đã được công nhận và trồng trước đợt thu chồi đầu tiên ít nhất 2 tháng
Đào hố 40x40x40 cm, trồng cự ly 40×30 cm, bón lót 1 kg phân chuồnghoai và 50g phân NPK (5:10:3) hay 200g phân lân hữu cơ vi sinh cho 1 hố
Tưới nước thường xuyên đủ ẩm, sau 1 tháng làm cỏ, vun gốc và lặp lạitheo định kỳ 2 tháng 1 lần Sau 1 lần cắt chồi lấy hom phải phát cỏ, vun xới gốc
và phun Benlat 0,15-0,3%, lượng phun 1 lít/m2
Trang 11Sau 3 năm phải trồng thay thế bằng cây mô hoặc cây hom mới thế hệ đầu.Đốn tạo chồi cây giống lần đầu sau khi trồng 2 tháng Dùng kéo sắc cắtngang thân cây cách mặt đất 20-30cm Phun Benlat 0,15-0,3% cho ướt cây.
- Cắt hom: Cắt chồi lần đầu sau khi đốn cây tạo chồi 28-30 ngày, tiếp theo
cắt chọn cách 10-15 ngày 1 lần Không cắt chồi vào lúc nắng nóng Dùng kéosắc cắt ở vị trí sát thân cây, chỉ để lại 2 lá hoặc 2 chồi ngủ ở gốc chồi Sau khicắt nhúng gốc chồi vào ngâm trong nước sạch để nơi râm mát
Dùng kéo sắc cắt tạo hom, không làm trầy xước hoặc dập gốc hom Mỗichồi cắt lấy 1 hom ngọn dài 7-10 cm, có 6-8 lá Vết cắt ở vị trí 0,2 cm phía dướicủa đốt dưới cùng Sau đó cắt bỏ toàn bộ 2 lá dưới cùng và 1/2 phiến lá của 2 lá
kế tiếp Có thể lấy hom kế dưới hom ngọn có 2 đốt, dài 5-7 cm và phải xử lýthuốc kích thích ra rễ cao hơn Hom cắt ngày nào giâm ngày ấy
- Giâm hom: Giâm hom trước khi trồng 2,5-3,5 tháng Ngâm hom sau khi
cắt vào dung dịch Benlat 0,02% trong 15-20 phút Vớt ra xử lý thuốc IBA bột0,02% hoặc ABT bột 0,03%, với hom 2 phải xử lý bằng IBA bột 0,1%
Tưới Benlat 0,06% hoặc thuốc tím 0,1% ướt lớp mặt giá thể sâu hơn 3cmcho giá thể trong các luống giâm trước khi cấy hom 12 giờ
Tưới nước thật ẩm toàn bộ giá thể, dùng que nhọn chọc lỗ sâu 2-3cm, cắmhom đã xử lý vào lỗ sâu 2-3cm, dùng tay bóp nhẹ đất quanh gốc hom Khi cấykhông được làm mất thuốc kích thích ra rễ và trầy xước gốc hom
Ngay sau khi cấy hom xong chụp phủ kín nilông lên khung vòm luốnggiâm hom và tưới phun sương cho hom trừ ban đêm Cách 30-40 phút tưới 1 lần7-10 giây, giữ độ ẩm không khí trong vòm trên 80%, nhiệt độ không quá 30oC.Tưới thường xuyên, trong 3-5 tuần đến khi bộ rễ hom phát triển hoàn chỉnh,giảm tưới nước 1 tuần rồi chuyển hom ra nuôi dưỡng tại vườn ươm
- Huấn luyện cây hom: Với hom giâm trong cát chuyển ra cấy vào bầu và
tưới nước, che nắng như ở nhà giâm hom cho đến khi cây ổn định thì dỡ bỏ dànhoặc lưới che Với hom giâm trong bầu thì chuyển ra và xếp luống như bầu đãcấy hom
Tưới phân định kỳ 1 tuần 1 lần với lượng 1kg phân NPK (5:10:3) hoàtrong 33 lít nước tưới cho 5000 bầu và tưới nước rửa lá sau khi tưới phân.Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho cây, nhặt bỏ lá rụng, hom chết, nhổ bỏ cỏdại Ngừng tưới nước và phân 2 tuần trước khi xuất cây đi trồng
Định kỳ 1 tuần 1 lần phun Benlat 0,06%, liều lượng 0,2 lít/m2 Nếu bịnấm bệnh nặng thì mỗi tuần phun 2 lần Benlat 0,08%, liều lượng 0,2 lít/m2
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây hom 2-2,5 tháng, cao 20-30
cm, đường kính cổ rễ 0,3 cm, cây khoẻ mạnh, không cụt ngọn, sâu bệnh, hìnhdáng cân đối
Trang 12Nơi có tế guột hoặc cây bụi dày hay tế guột rải rác xen cây bụi phải phátdọn sạch băng trồng rộng 2 m, nếu dùng cày ngầm thì không cần phải dọn.
Thực bì Nứa tép xen ít cây bụi, cỏ, cây bụi xen cỏ, lau chít chè vè cầnphát trắng, cuốc lật các gốc lau chít, chè vè, xếp thành đống hoặc thành băngngang dốc
Nơi dốc dưới 200 thì cày ngầm 1 lưỡi sâu 60-70 cm, rồi cuốc hố 30x30x30
cm Nơi dốc trên 200 thì cuốc thủ công theo hố kích thước 40x40x40 cm
- Thời vụ trồng: Vụ xuân hè vào tháng 3-5, vụ thu đông tháng 8-10.
- Kỹ thuật trồng: Trồng thuần loài, 1100 cây/ha, cự ly 3x3 m hoặc 1600
- Chăm sóc: Chăm sóc 3 năm liền
+ Năm đầu chăm sóc 2 lần: Lần đầu sau khi trồng 1-2 tháng, phát thực bì
trên toàn diện tích, dẫy cỏ và vun xới quanh gốc với đường kính 80 cm Lần 2vào tháng 10-11, phát thực bì, cắt dây leo, vun xới quanh gốc cây với đườngkính 80cm Cây trồng vụ thu đông chỉ chăm sóc 1 lần vào tháng 10-11
+ Năm thứ 2 chăm sóc 3 lần: Lần 1 vào tháng 3-4 như chăm sóc lần 1
năm đầu Bón thúc lần đầu 200g NPK (5:10:3) cho 1 gốc Lần 2 vào tháng 7-8,phát thực bì toàn diện, vun xới quanh gốc đường kính 1 m, tỉa bỏ các cành trongtầm cao 1m Lần 3 vào tháng 10-11, phát thực bì cạnh tranh cây trồng
+ Năm thứ 3 chăm sóc 2 lần: Lần 1 vào tháng 3-4, phát thực bì trên toàn
diện tích, tỉa cành đến tầm cao 1,5-2,0 m, dãy cỏ quanh gốc 1m Bón thúc lầnhai 200 g NPK/cây Lần 2 vào tháng 7-8, phát thực bì cạnh tranh cây trồng trêntoàn diện tích, chặt cây sâu bệnh, phát dẫy sạch cỏ quanh gốc cây
Tuỳ mức độ nhiễm bệnh phải nhổ, cắt, đốt các cây bị bệnh hoặc phải bắt,diệt, phun thuốc phòng trừ hay phòng trừ bằng các biện pháp tổng hợp
Phải làm các băng trắng cản lửa, rộng 10-12 m Trước mùa khô phải ủihoặc phát dọn thực bì, đưa ra khỏi băng Cấm trâu, bò, người phá hoại rừng
Trang 13V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Bạch đàn nâu là cây mọc nhanh, cung cấp gỗ nhỏ với chu kỳ 5-10 năm
Gỗ màu nâu nhạt, thớ mịn, tỷ trọng 0,5-0,6, hơi mềm, dễ cưa xẻ Sợi gỗ ngắn,hàm lượng xenlulô cao và lignin thấp Là một trong những loài cây chủ lực đểtrồng rừng công nghiệp cung cấp nguyên liệu giấy, sợi, dăm; cột điện, trụ mỏ vàcủi đun Có thể trồng rừng với chu kỳ 15-20 năm lấy gỗ đường kính 25-30 cm,
xẻ gỗ hộp, ván làm nhà, đóng đồ gia dụng, làm cầu, gỗ xây dụng Tán lá dày,hạn chế xói mòn, rửa trôi đất tốt hơn các loài bạch đàn khác Hình dáng đẹp cóthể trồng cây bóng mát, hoa để nuôi ong
Tuổi khai thác chính của rừng cung cấp nguyên liệu giấy sợi, ván nhân tạo
là 7-8 năm Năng suất rừng đạt 15 m3/ha/năm, sản lượng 105-120 m3/ha gỗ Mùakhai thác từ cuối mùa khô đến đầu mùa mưa để kết hợp tái sinh chồi Phươngthức khai thác chính là chặt trắng trên toàn bộ diện tích Chặt sát gốc, gốc chặtkhông cao quá 7-10 cm, gốc chặt không bị bong vỏ Mặt cắt phải phẳng và hơinghiêng Đưa toàn gỗ và cành lá ra khỏi rừng
Sau khi chặt, chồi mọc được 8-10 tuần, cao 80-100 cm thì chọn, tỉa chồi.Chọn và giữ lại 1 chồi mập, thẳng nhất mọc sát đất ở hướng đón gió Tỉa nhiềulần để loại bỏ các chồi khác cho tới khi chồi giữ lại cao trên 2 m
Chăm sóc rừng chồi trong 2 năm liền: Năm đầu chăm sóc 2 lần, lần 1 vàotháng 3 và lần 2 vào trước mùa khô Phát cây bụi, dây leo chèn ép cây chồi Vunxới quanh gốc cây và vun đất vào gốc rộng 0,8m và lấp kín gốc chồi Năm thứ 2chăm sóc 1 lần như năm thứ nhất vào đầu mùa mưa Bảo vệ rừng chồi áp dụngnhư rừng trồng ban đầu đến khi khép tán
Trang 143 KỸ THUẬT TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI
(Eucalyptus hybrid)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Gần đây, một số giống Bạch đàn lai có năng suất cao đã được chọn và gâytrồng rất thành công ở một số nước như Brazil và Công Gô Tại đây, trên nhữnglập địa tốt và áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh có thể đạt năng suất 40–80
m3/ha/năm Trung Quốc và Philippin cũng tạo được một số giống Bạch đàn lai
có năng suất cao và đang được trồng làm nguyên liệu giấy
Ở Việt Nam từ các năm 1996–2000 Trung tâm nghiên cứu giống cây rừngthuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tạo được gần 80 tổ hợp lai trong
loài và lai khác loài giữa các loài Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla), Bạch đàn trắng caman (E camaldulensis) và Bạch đàn liễu (E exserta) Qua khảo
nghiệm đã xác định một số tổ hợp lai có năng suất cao
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Tuỳ vào từng dòng cụ thể mà có điều kiện khí hậu thích hợp.
Nhìn chung Bạch đàn lai có khả năng gây trồng rộng rãi từ vùng khí hậu nhiệtđới đến vùng khí hậu á nhiệt đới, từ vùng ven biển đến vùng núi Không thíchhợp với vùng có sương muối kéo dài
2 Độ cao: Từ 500–800 m so với mặt nước biển, độ dốc <300
3 Đất đai:
Bạch đàn có khả năng chịu hạn,
có nhu cầu về chất dinh dưỡng khoáng
không cao, có thể trồng trên các lập địa
xấu, vùng đất đồi núi trọc Sinh trưởng
tốt trên đất sâu ẩm, tầng đất dày như
các loại bãi bồi, đất dốc tụ chân đồi…
Không thích hợp với đất có nguồn gốc
đá mẹ là đá vôi, độ PH cao và đất có
thực bì xâm lấn cao
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
- Xây dựng vườn cung cấp hom: Tạo cây con với số lượng ít có thể xây
các luống giâm rộng 1,2-1,4 m, dài 3-5 m, thành cao 0,1-0,15 m, mặt đáy dốc3% ở hai bên thành luống Trong luống xếp các bầu đất hoặc đổ cát thô sạch làmgiá thể Trên luống có giàn hoặc lưới che 50% ánh sáng ở tầm cao 2-2,5 m Mỗiluống chụp lều giâm hom có khung vòm bằng sắt hoặc tre được phủ kín ni lôngtrắng
Trang 15Cây trồng vườn vật liệu giống là cây hom, cây mô thế hệ đầu của xuất xứhoặc dòng đã được công nhận và trồng trước đợt thu chồi đầu tiên ít nhất 2tháng.
Đào hố 40x40x40 cm, trồng cự ly 40×30 cm, bón lót 1 kg phân chuồnghoai và 50 g phân NPK (5:10:3) hay 200 g phân lân hữu cơ vi sinh cho 1 hố
Tưới nước thường xuyên đủ ẩm, sau 1 tháng làm cỏ, vun gốc và lặp lạitheo định kỳ 2 tháng 1 lần Sau 1 lần cắt chồi lấy hom phải phát cỏ, vun xới gốc
và phun Benlat 0,15-0,3%, lượng phun 1 lít/m2
Sau 3 năm phải trồng thay thế bằng cây mô hoặc cây hom mới thế hệ đầu.Đốn tạo chồi cây giống lần đầu sau khi trồng 2 tháng Dùng kéo sắc cắtngang thân cây cách mặt đất 20-30cm Phun Benlat 0,15-0,3% cho ướt cây
- Cắt hom: Cắt chồi lần đầu sau khi đốn cây tạo chồi 28-30 ngày, tiếp theo
cắt chọn cách 10-15 ngày 1 lần Không cắt chồi vào lúc nắng nóng Dùng kéosắc cắt ở vị trí sát thân cây, chỉ để lại 2 lá hoặc 2 chồi ngủ ở gốc chồi Sau khicắt nhúng gốc chồi vào ngâm trong nước sạch để nơi râm mát
Dùng kéo sắc cắt tạo hom, không làm trầy xước hoặc dập gốc hom Mỗichồi cắt lấy 1 hom ngọn dài 7-10 cm, có 6-8 lá Vết cắt ở vị trí 0,2 cm phía dướicủa đốt dưới cùng Sau đó cắt bỏ toàn bộ 2 lá dưới cùng và 1/2 phiến lá của 2 lá
kế tiếp Có thể lấy hom kế dưới hom ngọn có 2 đốt, dài 5-7 cm và phải xử lýthuốc kích thích ra rễ cao hơn Hom cắt ngày nào giâm ngày ấy
- Giâm hom: Giâm hom trước khi trồng 2,5-3,5 tháng Ngâm hom sau khi
cắt vào dung dịch Benlat 0,02% trong 15-20 phút Vớt ra xử lý thuốc IBA bột0,02% hoặc ABT bột 0,03%, với hom 2 phải xử lý bằng IBA bột 0,1%
Tưới Benlat 0,06% hoặc thuốc tím 0,1% ướt lớp mặt giá thể sâu hơn 3cmcho giá thể trong các luống giâm trước khi cấy hom 12 giờ
Tưới nước thật ẩm toàn bộ giá thể, dùng que nhọn chọc lỗ sâu 2-3 cm,cắm hom đã xử lý vào lỗ sâu 2-3 cm, dùng tay bóp nhẹ đất quanh gốc hom Khicấy không được làm mất thuốc kích thích ra rễ và trầy xước gốc hom
Ngay sau khi cấy hom xong chụp phủ kín nilông lên khung vòm luốnggiâm hom và tưới phun sương cho hom trừ ban đêm Cách 30-40 phút tưới 1 lần7-10 giây, giữ độ ẩm không khí trong vòm trên 80%, nhiệt độ không quá 30oC.Tưới thường xuyên, trong 3-5 tuần đến khi bộ rễ hom phát triển hoàn chỉnh,giảm tưới nước 1 tuần rồi chuyển hom ra nuôi dưỡng tại vườn ươm
- Huấn luyện cây hom: Với hom giâm trong cát chuyển ra cấy vào bầu và
tưới nước, che nắng như ở nhà giâm hom cho đến khi cây ổn định thì dỡ bỏ dànhoặc lưới che Với hom giâm trong bầu thì chuyển ra và xếp luống như bầu đãcấy hom
Tưới phân định kỳ 1 tuần 1 lần với lượng 1kg phân NPK (5:10:3) hoàtrong 33 lít nước tưới cho 5000 bầu và tưới nước rửa lá sau khi tưới phân
Trang 16Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho cây, nhặt bỏ lá rụng, hom chết, nhổ bỏ cỏdại Ngừng tưới nước và phân 2 tuần trước khi xuất cây đi trồng.
Định kỳ 1 tuần 1 lần phun Benlat 0,06%, liều lượng 0,2 lít/m2 Nếu bịnấm bệnh nặng thì mỗi tuần phun 2 lần Benlat 0,08%, liều lượng 0,2 lít/m2
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây hom 2-2,5 tháng, cao 20-30
cm, đường kính cổ rễ 0,3 cm, cây khoẻ mạnh, không cụt ngọn, sâu bệnh, hìnhdáng cân đối
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
- Xử lý thực bì: Phát toàn diện bằng thủ công Phát sát gốc thực bì, để lại
những cây tái sinh của các loài cây gỗ lớn Băm vụn cành, nhánh và dọn thực bìthành băng theo đường đồng mức, không đốt Xử lý vào tháng 3–4
- Xử lý đất: Nơi địa hình ít dốc và điều kiện cho phép thì cày đất toàn diện
hoặc cày theo băng sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao và sinh trưởng nhanh Nơi địahình dốc và điều kiện không cho phép thì làm đất cục bộ theo hố, cuốc và lấp hốthủ công
Cuốc hố thành hàng theo đường đồng mức; khi đào hố, để lớp đất mặtsang một bên, để lớp đất dưới sang một bên Hố cuốc giữa các hàng phối trí theohình nanh sấu (so le) Hố trồng kích thước 30x30x30 cm
Lấp hố bằng cách đập nhỏ đất, loại bỏ đá và rễ cây to, cho lớp đất mặtxuống dưới đáy hố, lấp lớp đất dưới lên trên Lấp hố trước khi trồng 15–20ngày
Trồng rừng thâm canh cần phải bón lót, mối hố bón 1 kg phân chuồnghoai, phân hoá học (NPK) 0,2 kg/hố Bón lót kết hợp với lấp hố Hoàn thành làmđất trước khi trồng 1 tháng
- Mật độ trồng: 2.000 cây/ha Lưu ý trên một ha không nên trồng thuần
loài 1 dòng, mà nên bố trí từ 2 dòng trở lên
- Thời vụ trồng: Tùy thời vụ trồng rừng ở từng địa phương.
- Kỹ thuật trồng: Rạch bỏ vỏ bầu, khơi một hố nhỏ giữa hố đã lấp, đặt cây
ngay ngắn vào giữa hố rồi lấp đất; lấp đất đến đâu nén chặt đất vừa phải xungquanh bầu đến đó Lấp đất cao bằng cổ rễ cây, vun đất quanh gốc cây thành hìnhmui rùa để tránh đọng nước vào gốc cây khi trời mưa
Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm; không trồng vào lúctrời nắng to hoặc mưa to
- Chăm sóc: Trong thời gian sau khi trồng 1–3 tháng thường xuyên kiểm
tra nếu có cây chết thì phải trồng dặm ngay (Việc trồng dặm cây con vào nămsau không mang lại kết quả tốt đối với Bạch đàn lai)
Chăm sóc liên tục trong 3–4 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2-3 lần Bạchđàn là cây ưa sáng hoàn toàn nên yêu cầu phát sạch thực bì hoang dại, làm cỏxới đất quanh cây trồng, đường kính xới từ 0,8–1 m
Trang 17Trong 3 năm đầu mỗi năm bón thúc 1–2 lần, lượng bón mỗi hố 0,1–0,2
kg NPK/ lần
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Rừng trồng bạch đàn lai thâm canh đúng kĩ thuật về chọn giống, kỹ thuậttạo cây giống, kĩ thuật trồng rừng thâm canh đồng bộ, chăm sóc bảo vệ rừng chuđáo, sau 7-8 năm có thể cho thu hoạch gỗ để làm nguyên liệu chế biến bột giấy.Năng suất tăng trưởng rừng trồng bạch đàn lai hiện tại có thể đạt 20 m3/ha/năm,tương đương 140-160 m3/ha sau 7-8 năm trồng Sau 15 năm có thể khai thác làm
gỗ gia dụng, gỗ xây dựng
Rừng trồng bạch đàn đến tuổi nên khai thác trắng, sau đó tiếp tục chămsóc gốc chồi để tiếp tục kinh doanh các chu kỳ sản xuất tiếp theo
Trang 18
4 KỸ THUẬT TRỒNG KEO LÁ TRÀM
(Acacia auriculiformis A. Cunn ex Benth.)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Là cây gỗ nhỡ, chiều cao có thể hơn 25 m, đường kính có thể tới 60 cm.Thân tròn thẳng, tán rộng và phân cành thấp, cành thường phân nhánh đôi, vỏdầy màu nâu đen
Cây con ở giai đoạn 2-3 tuần kể từ khi nẩy mầm có 1-2 lá kép lông chim 2lần chẵn được gọi là lá thật Sau đó, lá kép bị mất hoàn toàn được thay thế bằng
lá đơn trưởng thành, mọc cách, mép lá không có răng cưa, phiến hơi cong nhưhình lưỡi liềm, gọi là lá giả Loại lá này được tồn tại trong suốt thời gian sốngcủa cây, lá dày, màu xanh thẫm, cuống ngắn có 3 gân gốc chạy song song dọctheo phiến lá Hoa tự hình bông dài 8-15 cm, mọc ở nách lá gần đầu cành, tràngmàu vàng nhiều nhị vươn dài ra ngoài hoa
Quả đậu xoắn, hạt nằm ngang, tròn và dẹt khi khô màu nâu bóng, dây rốndài, quấn quanh hạt Khi còn non quả hình dẹt, mỏng, thẳng, màu vàng khi giàchuyển sang mầu nâu nhạt, vỏ quả khô hình xoắn, mỗi quả có từ 5-7 hạt Khichín vỏ quả khô và nứt ra, hạt vẫn được dính với vỏ bằng một sợi dây màu vàng
ở rốn hạt Hạt màu nâu đen và bóng, mỗi kg có 45.000-50.000 hạt
Keo lá tràm phân bố tự nhiên ở phía Bắc bang Queensland và NorthernTerritory của Ôxtrâylia và nhiều vùng của Papua Niu Ghinê, kéo dài tới IrianJaya và quần đảo Kai của Inđônêxia Phạm vi phân bố nằm giữa vĩ độ 50 và 170Nam, nhưng tập trung chủ yếu ở các vĩ độ từ 8-160 Nam, độ cao tuyệt đối dưới
600 m, phân bố nhiều nhất ở dưới 100 m Hiện nay Keo lá tràm đã được nhânrộng và gây trồng ở nhiều nước trên thế giới
Trang 19Ở nước ta Keo lá tràm được nhập nội và trồng thử nghiệm vào những năm
1960 tại miền Nam, đến đầu những năm 70 đã được mở rộng diện tích trồng ramột số tỉnh miền Trung Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Keo lá tràm đã đượcgây trồng ở hầu hết các tỉnh miền Bắc Được sự tài trợ của các tổ chức quốc tếnhư SAREC, SIDA, FAO, PAM, CSIRO nhiều nguồn giống có giá trị đã đượcđưa vào nước ta trồng sản xuất và phục vụ cho công tác nghiên cứu
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Keo lá tràm là loài cây ưa sáng mạnh, khả năng thích ứng
rộng, chúng có thể sống được ở những vùng có mùa khô kéo dài từ 4-6 tháng,lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 600-700 mm, hoặc những vùng lạnh nhiệt độxuống dưới 100C nhưng phát triển kém Tuy nhiên, chúng sinh trưởng tốt ởnhững nơi có khí hậu nóng ẩm và cận ẩm, nhiệt độ trung bình năm trên 240C,nhiệt độ tháng nóng nhất từ 32-340C, tháng lạnh nhất từ 17-220C Lượng mưatrung bình năm trong khoảng 2000-2500 mm, và chỉ có từ 1-2 tháng mùa khô
2 Độ cao: Từ 0–600 m, tốt nhất ở độ cao dưới 100 m so với mực nước
biển, độ dốc < 250
3 Đất đai: Keo lá tràm là loài cây dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều
loại đất đai khác nhau như đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiếnthạch sét, phiến thạch mica, nai, granit, phù sa cổ, với độ pH từ 3-9 Thích nghitốt với những nơi có tầng đất sâu ẩm, giàu dinh dưỡng và nơi có pH trung tínhhoặc hơi chua Tuy nhiên nhờ có nốt sần có khả năng cố định đạm nên chúng cókhả năng thích ứng tốt trên những loại đất xấu, thoái hoá, nghèo kiệt dinhdưỡng, mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Vật liệu giống
Cây 3-4 năm tuổi đã cho quả nhưng để đảm bảo thu được hạt có chấtlượng tốt, chỉ thu quả ở những cây mẹ từ 5 tuổi trở đi trong các rừng giống,vườn giống đã được công nhận Ưu tiên lấy giống của các xuất xứ Coen river,Mibini, Morehead river đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật để phục vụtrồng rừng
Đặc biệt quan tâm sử dụng các giống mới được công nhận gồm các dòngAA1, AA9, AA15 cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và những nơi có điều kiệntương tự; các dòng BVlt25, Bvlt83, Bvlt84, Bvlt85 cho Đông Hà – Quảng Trị,
Ba Vì – Hà Nội; dòng Clt7 cho vùng Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và nhữngnơi có điều kiện tương tự; các dòng Clt19, Clt57, Clt64, Clt98, Clt133 cho ĐồngHới – Quảng Bình và những nơi có điều kiện tương tự; các Clt1F, Clt18, Clt26,Clt43, Clt171 cho Bầu Bàng – Bình Dương và những nơi tương tự
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
- Thu hái hạt: Thời gian thu hái quả đối với các tỉnh miền Nam là tháng
2-3, còn với các tỉnh miền Bắc thu hái muộn hơn vào tháng 4-6 Quả thu về đem
Trang 20hong phơi khoảng 3 ngày cho vỏ quả khô đều, sau đó tách hạt bằng cách choquả vào bao tải đập cho hạt tách ra, tiếp đến loại bỏ vỏ, tạp vật đem phơi hạttrong bóng râm 2-3 ngày, hạt khô (khi độ ẩm trong hạt còn khoảng 7-8%) đượccất trữ trong túi ni lông, để nơi khô ráo thoáng mát, có thể giữ được sức nảymầm 18 tháng Tỷ lệ chế biến khoảng 3-4 kg quả cho 1 kg hạt, tỷ lệ nảy mầmban đầu có thể đạt 90%.
- Xử lý nảy mầm: Hạt Keo lá tràm có lớp vỏ dày, cứng khó thấm nước và
thấm khí do đó trước khi gieo phải được xử lý bằng nước nóng 1000C Ngâmhạt trong nước sôi 1-2 phút, sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh qua đêm, vớt rarửa chua xong ủ hạt trong túi vải sau 2-3 ngày hạt bắt đầu nứt nanh đem ra cấyvào bầu (trong thời gian ủ hạt phải tiến hành rửa chua hàng ngày)
- Gieo ươm: Có thể gieo hạt thẳng bầu hoặc gieo vãi trên luống mà không
cần ủ hạt trong túi vải, cần lưu ý khâu phòng bệnh, nấm cho hạt trước khi gieo
3 Tạo cây bằng hom (Nhân giống vô tính)
- Xây dựng vườn cung cấp hom: Cây trồng vườn vật liệu giống là cây
hom, cây mô thế hệ đầu của xuất xứ hoặc dòng đã được công nhận và trồngtrước đợt thu chồi đầu tiên ít nhất 2 tháng Thiết kế trồng vườn cung cấp homtheo băng rộng 5 m, giữa 2 băng làm lối đi rộng 1 m Đào hố 20x20x20 cm,
Trang 21trồng cự ly 40×50 cm, bón lót 1 kg phân chuồng hoai và 50 g phân NPK(5:10:3) hay 200 g phân lân hữu cơ vi sinh cho 1 hố.
Tưới nước thường xuyên đủ ẩm, sau 1 tháng làm cỏ, vun gốc và lặp lạitheo định kỳ 2 tháng 1 lần Sau 1 lần cắt chồi lấy hom phải làm cỏ, vun xới gốc
và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh Các loại sâu bệnh thường gặp: bệnh đốmnâu, cháy lá phun các loại thuốc gốc đồng, Antracol –zinc 70WP – theo hướngdẫn trên nhãn (phun xen kẽ với thuốc trừ sâu) Bệnh do côn trùng chích hút nhưrầy xanh, bọ trĩ, bọ xít muỗi phun các loại thuốc Confador, Regent, Permecidepha 20ml/16lit nước Đốn tạo chồi cây giống lần đầu sau khi trồng 2 tháng.Dùng kéo sắc cắt ngang thân cây cách mặt đất 20-30 cm Phun zineb 1%,daconil 0.1%, carbendazim 1% cho ướt cây
Sau 3 năm phải trồng thay thế bằng cây mô hoặc cây hom mới thế hệ đầu
- Vườn giâm hom: Ở phía Bắc luống giâm được phủ kín nilông lên khung
vòm luống giâm hom; các tỉnh phía Nam, Keo lá tràm có thể giâm hom trực tiếpngoài trời Luống giâm rộng 1 m, dài 10 m, mặt luống tạo dốc về hai bên luống
độ dốc 3% Lắp đặt bét phun sương ở giữa luống hoặc ở bên thành luống, cự lygiữa hai bét là 1,2 m
- Cắt hom: Cắt chồi lần đầu sau khi đốn cây tạo chồi 28-30 ngày, tiếp theo
cắt chọn cách 10-15 ngày 1 lần Không cắt chồi vào lúc nắng nóng Dùng kéosắc cắt ở vị trí sát thân cây, chỉ để lại 2 lá hoặc 2 chồi ngủ ở gốc chồi Chồi thuhoạch được cắt hom tại chỗ và được bó thành 100hom/bó (để dễ kiểm soát vànhúng thuốc kích thích ra rễ về sau) nhúng trong nước sạch để nơi râm mát.Dùng kéo sắc cắt tạo hom, không làm trầy xước hoặc dập gốc hom Mỗi chồi cắtlấy 1 hom ngọn dài 7-10 cm, có 6-8 lá Vết cắt ở vị trí 0,2 cm phía dưới của đốtdưới cùng Sau đó cắt bỏ toàn bộ 2 lá dưới cùng và 1/2 phiến lá của 2 lá kế tiếp.Hom đươc xử lý thuốc kích thích ra rễ IBA dạng bột hoặc dạng lỏng Hom cắtngày nào giâm ngày ấy
- Giâm hom: Giâm hom trước khi trồng 2,5-3,5 tháng Gốc hom được
nhúng vào thuốc kích thích ra rễ sâu 2-3 cm, hom sau khi xử lý thuốc để ráonước rồi cắm hom vào giá thể Tùy theo yêu cầu có thể giâm hom trực tiếp vàobầu hoặc giâm hom qua giai đoạn nhổ để cấy vào bầu Tưới nước thật ẩm toàn
bộ giá thể, dùng que nhọn chọc lỗ sâu 2-3 cm, cắm hom đã xử lý vào lỗ sâu 2-3
cm, dùng tay bóp nhẹ đất quanh gốc hom
- Chăm sóc cây hom: Đối với giâm hom trực tiếp ngoài trời điều chỉnh
chế độ phun cách 1-2 phút tưới 1 lần 7-10 giây; đối với giâm hom có vòm chegiữ ẩm chế độ phun cách 30-40 phút tưới 1 lần 7-10 giây, giữ độ ẩm không khítrong vòm trên 80%, nhiệt độ không quá 30oC Tưới thường xuyên, trong 3-5tuần đến khi bộ rễ hom phát triển hoàn chỉnh, giảm tưới nước 1 tuần rồi chuyểnhom ra nuôi dưỡng tại vườn ươm
- Huấn luyện cây hom: Với hom giâm trong cát chuyển cấy vào bầu và
tưới nước, che nắng như ở nhà giâm hom cho đến khi cây ổn định thì dỡ bỏ dàn
Trang 22hoặc lưới che Với hom giâm trong bầu thì chuyển xếp luống như bầu đã cấyhom Thường xuyên tưới nước đủ ẩm cho cây, nhặt bỏ lá rụng, hom chết, nhổ bỏ
cỏ dại Ngừng tưới nước và phân 2 tuần trước khi xuất cây đi trồng Phun phòngsâu bệnh theo định kỳ 10 ngày/lần Tưới phân NPK (5:10:3) 0.5% và phun phânbón lá Grow more 10-60-10+TE để cây được khỏe mạnh
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây hom 2-2,5 tháng, cao 20-30
cm, đường kính cổ rễ 0,3 cm, cây khoẻ mạnh, không cụt ngọn, sâu bệnh, hìnhdáng cân đối Cây con đem trồng rừng phòng hộ cần đạt tiêu chuẩn cây cao 1-1,2 m đường kính cổ rễ 1-1,5 cm
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
Mật độ trồng: Mục đích kinh doanh gỗ lớn: mật độ trồng 1.110 cây/ha;
mục đích kinh doanh gỗ nguyên liệu: mật độ trồng 1.660 cây/ha; trồng trên bờbao, trên líp cao ở vùng trũng thấp: mật độ trồng 1660 cây/ha (trên líp: 3x2 m)
Xử lý thực bì: Những nơi thực bì là cây bụi cỏ thấp dưới 80 cm, thưa, xấu
không ảnh hưởng tới việc làm đất, không tiến hành nông lâm kết hợp thì khôngcần xử lý thực bì; Những nơi thực bì tế guột mọc dầy, tiến hành phát đốt toàndiện; Thực bì là cây bụi cao trên 80 cm, phát đốt toàn diện theo băng; Trên lậpđịa trũng thấp, trồng trên líp cao, bờ bao Việc xử lý thực bì phải hoàn thànhtrước khi trồng 1 tháng
Làm đất: Những nơi có độ dốc < 150 làm đất bằng kỹ thuật cày ngầm vớiloại máy cày một lưỡi, sâu 60 – 70cm theo đường đồng mức Sau khi cày xongcuốc hố 30 x 30 x 30cm để trồng
Nơi có độ dốc >150 làm đất thủ công, hố cuốc kích thước 40x40x40 cm.Khi cuốc hố phải để riêng lớp đất mặt sang 1 bên và lớp đất dưới sang một bên.Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồng cây 30 ngày Phải lấp hố trước khitrồng 8–10 ngày, lấp đất mặt xuống trước, nhặt sạch cỏ, rễ cây, đập nhỏ, lấp đấthình mâm xôi cao hơn mặt đất tự nhiên 5 cm
Trên lập địa trũng thấp cần lên líp cao từ 0,7-0,8 m, líp rộng từ 10-12 m,cuốc hố kích thước 40x40 x40 cm Việc cuốc hố phải hoàn thành trước khi trồngcây 30 ngày
Bón lót: Bón trước khi trồng cùng với khi lấp hố bằng phân vi sinh hoặc
chế phẩm MF1 kết hợp với phân NPK Phân vi sinh: 300g/ hố hoặc bón 2 viênchế phẩm MF1 (14g/cây.), phân NPK (5:10:3) 200 g/cây Dùng cuốc cào đất lấpđầy 1/3 thể tích hố, sau đó đổ lượng phân theo quy định xuống hố, tiếp tục chođất màu xuống hố đến 2/3 thể tích rồi trộn đều với phân trong hố Cuối cùng lấpđất đầy hố, vun thành hình mâm xôi cao hơn miệng hố
Thời vụ trồng: Miền Bắc và Bắc Trung Bộ: Trồng vào vụ xuân hè từ
tháng 3 đến tháng 5 Nếu thời tiết không thuận lợi có thể trồng muộn hơn 10–15ngày Vụ thu từ tháng 8 đến tháng 9
- Nam Trung Bộ: Trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 9 đến tháng 12
Trang 23- Miền Nam và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 8.
Kỹ thuật trồng: Chọn những ngày mưa phùn, mưa nhỏ, trời râm hoặc
nắng nhẹ, đất trong hố đủ ẩm để trồng cây Dùng cuốc hay bay moi một hốc ởgiữa hố đã lấp, sâu hơn bầu cây 2–3 cm Rạch vỏ bầu, đưa bầu cây đặt ngayngắn xuống giữa hố đã moi, gạt đất ngập ½ chiều cao bầu, dùng tay kéo nhẹ vỏbầu lên sau đó vun đất lấp kín cổ rễ và ấn chặt xung quanh bầu cây Không trồngcây vỡ bầu, long gốc, gẫy ngọn
Chăm sóc: Là loài cây ưa sáng mạnh do đó sau khi trồng phải chú ý chăm
sóc phát luỗng giây leo bụi rậm lấn át đảm bảo đủ ánh sáng cho cây trồng nhất làtrong 3 năm đầu khi rừng chưa khép tán
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Keo lá tràm là cây thường xanh với tán lá khá dày, hệ rễ phát triển và cónấm cộng sinh cố định đạm nên có tác dụng chống xói mòn, phòng hộ và cải tạođất rất tốt
Là cây đa tác dụng, mọi sản phẩm thu từ cây đều có giá trị kinh tế Gỗ có
tỷ trọng khá cao (0,6-0,75), màu nâu hoặc xám nâu, nặng và rắn, có vân thớ đẹpgiống như gỗ cẩm lai nên có nhiều nơi gọi là gỗ cẩm lai giả Gỗ được sử dụngcho nhiều mục đích khác nhau như làm trụ mỏ, ván dăm, nguyên liệu giấy, xâydựng nhà cửa, làm đồ gia dụng và đồ mộc xuất khẩu Cây cũng có thể dùng làmcây chủ để nuôi thả cánh kiến đỏ, làm giá thể để nuôi mộc nhĩ hoặc làm củi Vỏchứa tanin (hàm lượng 13%) có thể dùng cho nghề thuộc da
Ngoài giá trị từ gỗ và vỏ, hoa Keo lá tràm còn có thể dùng để sản xuấtnước hoa và phục vụ cho nghề nuôi ong Keo lá tràm có hoa màu vàng tươi và
có thể ra hoa nhiều lần trong năm, tán khá đẹp, dễ trồng, ít sâu bọ nên có thểtrồng làm cây xanh, cây trang trí trong các công viên và ven các đường phố
Chu kỳ kinh doanh gỗ nhỏ để làm gỗ giấy, gỗ dăm thường 9-10 năm tỉathưa 1 lần vào tuổi 5-6, chặt bỏ những cây mọc kém, bị chèn ép, chỉ để lại 800-
1000 cây tốt phân bố đều trên 1 ha
Để kinh doanh gỗ lớn có thể tỉa thưa 2 lần, lần đầu vào tuổi 6-8, cường độtỉa từ 1/3 đến 2/5 số cây ban đầu, lần 2 tỉa vào tuổi 10-15, chỉ để lại 400-500 câytốt nhất trên 1 ha sau 20 năm sẽ khai thác chính là phù hợp Một số giống mớinăng suất cao có thể khai thác ở tuổi 10-12
Năng suất thu được với kinh doanh gỗ nhỏ sau 9-10 năm có đạt được
12-15 m3/ha/năm, nơi đất tốt và trồng thâm canh giống mới có thể đạt 20 thậm chí
30 m3/ha/năm
Sau khi khai trắng luân kỳ 1 Keo lá tràm tái sinh hạt rất mạnh với hàngvạn cây trên một ha, nếu cành nhánh để lại được rải đều và đốt thì tỷ lệ cây táisinh còn cao hơn nhiều Do vậy, nếu có biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng, xúc tiếntái sinh tự nhiên thích hợp có thể tạo thành rừng mới cho luân kỳ 2 mà khôngphải trồng lại
Trang 245 KỸ THUẬT TRỒNG TRÀM LÁ DÀI
(Melaleuca leucadendra L.)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Cây trưởng thành có thể đạt chiều cao tới 25-30 m, đường kính thân đến
60 cm, cũng có thể gặp một số cây cao tới trên 40 m với đường kính thân đạt 1,0-1,5 m Vỏ cây có màu trắng, nhẵn, mền và mịn, bong thành từng mảng lớn
Lá hình ngọn giáo, thuôn dài và hơi cong Lá dài trung bình 10-20 cmrộng trung bình 2,0-3,5 cm, mỏng và mịn, có lông tơ khi non Hoa mọc thànhchùm dài, chiều dài 6-15 cm, mọc 1-3 chùm kế tiếp nhau ở đầu cành hoặc thànhmột chùm đơn ở nách lá, hoa màu trắng hoặc trắng ngà Quả hình cầu hoặc hìnhtrụ ngắn, rộng khoảng 0,3-0,45 cm, cao 0,4-0,45 cm, vách quả mỏng, khi chín vàkhô nứt miệng quả mở rộng ở phía đỉnh, quả có thể tồn tại một thời gian trên cây
mẹ Hạt nẩy mầm nhanh
Tràm lá dài phân bố tự nhiên ở Úc, từ 12 đến 23,50 vĩ Nam và từ 1130 đến
1520 kinh Đông Ngoài ra còn cón có mặt ở Papua Niu Ghinê và đảo Irian Jayacủa Inđônêxia Khí hậu vùng phân bố tự nhiên của Tràm lá dài thuộc dạng ẩm,bán ẩm, nóng – bán khô hạn Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất 31-380C
và tháng lạnh nhất 8,5-190C, lượng mưa trung bình năm 650-1500mm với sốngày mưa 40-145 ngày/năm
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Vùng trồng: Vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất cát
ven biển Miền Trung, vùng đất ngập nước theo mùa ở các lòng hồ, sông, vùng đất đồi
2 Các điều kiện địa hình: Trồng ở độ cao <200 m so với mực nước biển.
Địa thế trũng thấp, bằng phẳng, lượn sóng, đồi núi thấp Độ dốc <150
3 Lập địa trồng: Áp dụng theo qui định ở biểu 1
2 Thực vật
chỉ thị Năng kim,Năng bộp Cỏ rưồi, Cỏquăn, Thanh
hao, Tràm gió
Cói, Lác, Sậy, Lau An dương,Muồng lá
tròn, Cỏ ống
Sim, Mua, Thanh hao, Tràm gió, Thành ngạnh, Thầu tấu, dây leo, cây
gỗ rải rác
Trang 25Các tiêu chí Các đặc trưng nhận biết
3 Loại đất Phèn hoạt
động nông, mạnh
Bãi cát thấp Đầm lầy
đá vôi Bồi tụ vensông hồ Vàng đỏ phát triển trênphiến sét, phấn sa, sa
thạch.Đồi bãi cát cố định ven biển
4 Tầng dày
của đất Tầng sinhphèn ở độ
sâu 50 đến 80cm
Tầng gơ lây mạnh, ở độ sâu từ 50cm trở xuống Tầng kết von và đá lẫnchiếm hơn 50% diện
tích mặt cắt phẫu diện nằm ở độ sâu từ 30-50
Gần trung tính
6,0–7,0
Chua
4,0-5,0
4 Đất đai: Mọc chủ yếu trên các địa hình phẳng và dốc nhẹ, đặc biệt là
các bãi ven sông, các dải đất bằng ven biển hoặc các đầm lầy theo mùa Tràm ládài ưa mọc trên đất phù sa, đất sét bùn hoặc đất cát bùn lầy Hiếm khi mọc trênđất thiếu nước
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Vật liệu giống
Ưu tiên sử dụng hạt giống được thu hái ở các rừng giống, vườn giống, đặcbiệt chọn vật liệu giống ở các xuất xứ đã được công nhận là giống tiến bộ kỹthuật gồm xuất xứ 14147, 15892, 18909, 18958, 18960, 18961 để nhân giốngphục vụ trồng rừng
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
Thu hái bảo quản hạt: từ các cây ưu trội đã được 5-6 tuổi, chỉ thu hái hạt
vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Sàng sẩy loại bỏ hếttạp vật và chỉ thu lấy hạt bung ra sau khi phơi được 2 ngày đầu Số lượng hạttrong 1 kg là 20-22 triệu hạt
Hạt được cho hạt vào túi vải hoặc ni lông hay chum vại cất giữ nơi caoráo, thoáng mát Có thể cất trữ hạt ở nhiệt độ 5 đến 100C với hàm lượng nướccủa hạt từ 5 đến 12% có thể duy trì được khả năng nẩy mầm tới 3 năm
Xử lý nẩy mầm: có thể theo1 trong 4 cách sau,
- Ngâm hạt trong nước 12 giờ, vớt ra để ráo nước đem gieo
Trang 26- Ngâm hạt trong nước ấm 40-500C trong 6 giờ vớt ra để ráo đem gieo.
- Phơi hạt dưới nắng nhẹ khoảng 600C trong 6 giờ rồi đem gieo
- Phơi hạt dưới nắng nhẹ khoảng 600C trong 2 giờ sau đó ngâm vào nước
3 giờ, vớt ra để ráo nước rồi ủ hạt 36-48 giờ, cứ 10-12 giờ rửa chua một lần, rửalần cuối để ráo nước đem gieo
Gieo ươm: Cày hoặc cuốc đất phơi khô đập nhỏ cho tới mịn, loại bỏ các
tạp vật và các loại đất đá có kích cỡ lớn hơn 0,5 cm, lên luống và san phẳng mặtluống Sau đó trộn một phần hạt đã xử lý với 5 phần cát mịn rồi gieo vãi đều lênmặt luống với 2g hạt/m2 Tưới nước đủ ẩm và phủ một lớp cát mỏng, lấp kín hạtsau khi gieo Làm khung đỡ và chuẩn bị ni lông che mặt luống khi có mưa lớn
để bảo vệ cây mạ
Chăm sóc cây mạ: Hàng ngày tưới nước đủ ẩm cho luống cây gieo, 7 đến
10 ngày làm cỏ phá váng cho cây một lần
Tạo bầu: Vỏ bầu làm bằng PE có kích thước 9x12cm thủng đáy, nếu có
đáy thì cắt 2 góc và đục 4 lỗ ở thành vỏ bầu Ruột bầu tuỳ điều kiện được sửdụng một trong các loại hỗn hợp tính theo % khối lượng như sau:
- Ở nơi có rừng Tràm: 50% đất rừng tràm với 40% cát hoặc 40% tro trấu
và 10% phân chuồng hoai (tỷ lệ 5:4:1)
- Ở nơi không có rừng Tràm: 25% đất vườn ươm + 25% phân chuồnghoai + 50% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 1:1:2) hoặc 50% đất vườn ươm + 25%phân chuồng hoai + 25% xơ dừa hoặc tro trấu (tỷ lệ 2:1:1)
Cấy cây mạ: Cây mạ đã được 25-30 ngày tuổi kể từ khi hạt nẩy mầm, cao
khoảng 2-3 cm và có khoảng 3 đến 4 đôi lá thì nhổ đem cấy vào bầu
Chăm sóc cây con: Sau khi cấy 4-5 ngày cây bắt đầu cứng cáp tiếp tục
tưới nước đủ ẩm cho cây và tháo dỡ dàn hoặc lưới che nắng
Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Tuổi cây 8-10 tuần (2,5-3 tháng) kể từ khi
cấy hoặc 12-14 tuần (3,5-4 tháng) kể từ khi nẩy mầm; chiều cao cây 40-50 cm(đối với vùng trồng là các lòng hồ ngập nước theo mùa thì chiều cao cây là 80-
90 cm); đường kính cổ rễ 0,2-0,3 cm
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
Mật độ trồng: Lập địa đất phèn ngập 4-5 tháng trong năm, trồng 6.660
cây/ha đến 10.000 cây/ha, cự ly 1x1,5 m hay 1×1,0 m Lập địa đất cát, lầy, bồi
tụ bán ngập theo mùa, trồng 6.660 cây/ha, cự ly 1×1,5 m Lập địa đất vàng đỏ,đất cát không ngập, trồng 2.500-3.300 cây/ha, cự ly 2x2 m hay 1,5x2 m
Xử lý thực bì: Nơi có thực bì thưa thớt không cần xử lý Nơi có thực bì
dày rậm phát toàn diện sát gốc, dọn tươi hoặc đốt có kiểm soát
Làm đất: Đất phèn lên líp, líp rộng từ 2-5 m, cao 0,25 m, rãnh rộng 0,6-1
m, sâu 0,5 m (không chạm tới tầng sinh phèn) Lên líp bằng thủ công, hoặc máy
và làm theo cách cuốn chiếu bằng cách cào lớp đất mặt của rãnh ra một bên, đào
Trang 27lớp đất dưới của rãnh đắp lên lớp đất mặt của líp, sau đó đào lớp đất mặt củarãnh đắp phủ lên mặt líp Cuốc hố kích thước 30x30x30 cm kết hợp bón lót hỗnhợp phân DAP, NPK và supelân hoặc apatit nghiền theo tỷ lệ 1:1:6 (NPK4:57:1), lượng bón 30 g cho 1 cây.
Lập địa đất bồi tụ cát, lầy, ven sông hồ lên líp rộng 1 m cao 0,20–0,30 m;rãnh rộng 0,5 m sâu 0,2-0,3 m Bón lót 200-300g NPK (5:10:3 hoặc tươngđương) cho một hố
Lập địa đất đồi gò hay đất cát không ngập nước, cuốc hố kích thước40x40x40 cm theo đường đồng mức, kết hợp bón lót 250-300 g NPK (5:10:3hoặc tương đương) hay 300-500 g phân hữu cơ vi sinh cho 1 hố Thời gian cuốc
hố, bón lót và lấp hố phải hoàn thành trước khi trồng ít nhất là 1 tháng
Ở các vùng khác trồng vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa, vụ xuân hè;
ở những nơi mùa mưa bắt đầu chậm có thể trồng vào vụ thu
Cách trồng: Dùng cuốc hoặc tay tạo 1 lỗ ở giữa hố vừa đủ đặt bầu cây có
chiều sâu cao hơn chiều cao của túi 1-2 cm Rạch bỏ vỏ bầu, đặt bầu cây ngayngắn trong lòng hố, lấp đất mịn và lèn chặt, vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt
Năm thứ 2 và 3: Chăm sóc 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa Nội dung
chăm sóc là phát luỗng cây cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc đường kính rộng1m
Kết hợp lần chăm sóc vào cuối mùa mưa (đầu mùa khô), thu dọn đưa vậtliệu cháy ra khỏi rừng đề phòng chống cháy rừng
Bảo vệ rừng: Phòng chống sâu, chuột phá hoại rừng: Thường xuyên theo
dõi tình hình sâu đục thân và chuột cắn phá hoại rừng, khi thấy xuất hiện phảibắt giết hoặc phun diệt tận gốc không để chuột và sâu phát triển thành dịch
Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN-88-2006 – quy phạm kỹ thuật phòngcháy, chữa cháy rừng tram của Bộ NN&PTNT, đặc biệt chú ý: Phải có chòi canh
Trang 28và tổ chức trực gác suốt mùa khô ở nơi trồng tràm tập trung, có diện tích lớn đểtheo dõi phát hiện và ngăn chặn cháy rừng một cách kịp thời.
Phải tích giữ nước lại trong các kênh mương vào mùa khô để chống cháy nơitrồng tràm tập trung có diện tích lớn tại các vùng bán ngập hoặc ngập theo mùa
Phải thực hiện phát dọn thực bì đưa ra khỏi rừng hoặc đốt có kiểm soátvào trước mùa khô và ngăn cấm tuyệt đối không cho mang lửa vào rừng, đặcbiệt là trong mùa khô
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Gỗ Tràm không chỉ dùng để làm cừ phục vụ xây dựng mà còn có khảnăng cung cấp nguyên liệu giấy, dăm và các loại ván nhân tạo cũng như để làm
đồ mộc Gỗ Tràm lá dài có tỷ trọng từ 733 đến 749 kg/m3, chịu nước và nấmmục khá Ngoài ra còn cung cấp có tinh dầu và các sản phẩm khác như mật ong,nấm tràm, vỏ tràm, than tràm và các dịch chiết xuất thu được từ các lò hầm than
Nếu kinh doanh gỗ nhỏ (cừ, giấy, dăm) chu kỳ 6-7 năm tỉa thưa một lầnvào tuổi 4, cường độ tỉa thưa 45-60% số cây, tỉa vào mùa khô, thu dọn sản phẩm
và vật liệu cháy ra khỏi rừng Áp dụng cách tỉa cơ giới kết hợp với chọn lọcnhững cây sinh trưởng kém, sâu bệnh, cong queo, gẫy ngọn
Nếu kinh doanh gỗ vừa (cột, ván ghép thanh, đồ mộc) kết hợp gỗ nhỏ chu
kỳ 15-20 năm Tỉa thưa 3 lần đối với mật độ 10.000 cây/ha:
- Lần 1: Tuổi 4, cường độ tỉa 45% số cây ở mật độ 10.000 cây/ha thì sốcây để lại 6.500 cây/ha
- Lần 2: Tuổi 8, cường độ tỉa 50% số cây còn lại ở tuổi 4, mật độ để lại là3.250 cây/ha
- Lần 3: Tuổi 12, cường độ tỉa 50% số cây còn lại ở tuổi 8, mật độ để lại1.625 cây/ha
Tỉa thưa 2 lần đối với mật độ mật độ 6.660 cây/ha ở tuổi 8 và tuổi 12cường độ tỉa thưa mỗi lần là 50% số cây
Tỉa thưa 1 lần đối với mật độ 2500-3330 cây/ha ở tuổi 12 cường độ tỉathưa là 35-50% số cây
Trang 296 KỸ THUẬT TRỒNG RÁI (DẦU NƯỚC)
(Dipterocarpus alatus Roxb.)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Cây gỗ lớn, cao tới 40-45 m, thân thẳng tròn, phân cành cao, đường kínhđạt tới 2-2,5 m, vỏ lúc non dày, khi cây lớn mỏng, màu xám vàng
Lá đơn mọc cách, mặt trên màu xanh thẫm, nhẵn bóng, mặt dưới xanhnhạt có lông mịn Lá kèm bao chồi búp màu đỏ dài 5-6 cm Hoa cụm mọc ởnách lá, đài tồn tại tạo thành 2 cánh dài 12-15 cm, rộng 3-5 cm có 3 gân gốc.Quả non màu xanh, cánh quả đỏ, khi già quả và cánh chuyển sang màu cánhdán Hoa nở vào tháng 1-2, quả chín tháng 4-5
Ở Việt Nam dầu nước phân bố từ Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh, Bình Thuận đến Quảng Bình và một số tỉnh cao nguyên như Gia Lai,Kon Tum, Đắc Lắc và Lâm Đồng, chủ yếu ở rừng kín lá rộng thường xanh mưa
ẩm nhiệt đới và rừng thường xanh nửa rụng lá theo mùa Tái sinh hạt mạnh ở độtàn che 0,5-0,6 và giảm dần ở độ tàn che 0,7-0,8 nhất là số lượng cây tái sinh ởcấp chiều cao 1,5-2,0m Tái sinh chồi rất hiếm Ưa sáng mạnh nhưng giai đoạndưới một năm tuổi cần bóng che 50%
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Lượng mưa 1600-1800 mm/năm, nhiệt độ bình quân 270C.
2 Độ cao: từ dưới 100m có nơi lên tới 700 m so với mực nước biển.
3 Đất đai: Chọn đất đỏ nâu trên đá ba dan, đất xám trên đá granit, phù sa
cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt, đất phù sa ven sông suối thoát nước Dầu nước
ưa đất ẩm sâu và thoát nước, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình,
pH = 4,5-5,5
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
Trang 30Hạt giống lấy từ cây mẹ cao 15-20 m, đường kính 30-40 cm chưa khaithác nhựa Thu nhặt lúc quả và cánh có màu cánh dán, vừa rụng Mỗi kg có 210-
230 quả
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
+Bảo quản hạt: Hạt nhanh mất sức nẩy mầm; thường không giữ được quá
10-15 ngày nên phải bảo quản trong cát ẩm
+ Gieo ươm: Ngâm quả vào nước lã 6 giờ, cắt cánh và ủ lên luống gieo có
phủ rơm rạ và tưới đủ ẩm, hạt nứt nanh hoặc mọc cây mầm không quá 5 ngàyđem gieo hoặc cấy vào bầu Thời vụ gieo từ 15 tháng 4 đến 15 tháng 5 ngay saukhi quả chín
Vỏ bầu bằng Polyêtylen 8-10×15-20 cm, thủng đáy, đục lỗ xung quanh.Ruột bầu là đất mặt dưới rừng lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, trộnvới 10-15% phân chuồng hoai và 1-2% supe lân, nếu ít phân chuồng có thể thêm0,1-0,5% đạm urê
Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 450, lấp đất dày 2 cm, rắc trấu hoặc vỏ
cà phê đốt để nguội, tưới đủ ẩm cho cây
Che bóng 50% ở tầm cao 1,7 m đến khi cây được 3-4 tháng tuổi
+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cao 25-30 cm, đường kính cổ rễ 0,4 cm
nếu trồng bằng cây 3 tháng tuổi Cao 50-60 cm, đường kính cổ rễ 0,6 cm nếutrồng bằng cây 14 tháng tuổi
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
- Thời vụ trồng: Thời vụ trồng sớm nhất vào 15 đến 30 tháng 7 nếu trồng
cây con 3 tháng tuổi Trồng tháng 5-6 đối với cây con 14 tháng tuổi
- Kỹ thuật trồng: Trồng rừng theo 2 phương thức:
- Trồng cây con 3 tháng tuổi kết hợp với canh tác nông nghiệp: Phát dọnhoặc đốt toàn diện trước tháng 4 Cày hoặc cuốc toàn diện, cuốc hố 30x30x30
cm, cự ly 3x4 m, mật độ 800-850 cây/ha Giữa hai băng trồng lúa, đỗ, lạc hoặcsắn, cách gốc Dầu nước 0,5 m gieo 2 hàng Đậu thiều hoặc Đậu tràm để phù trợ
- Trồng cây 14 tháng tuổi theo rạch, không canh tác nông nghiệp: Chặt bỏtầng trên tận dụng củi và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao khôngquá 4-5 m Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao lớp thảm tươi Cuốc hố40x40x40 cm Mật độ trồng 500-800 cây/ha
- Hoặc trồng cây 14 tháng tuổi theo hàng hay đám ven đường, trong côngviên làm cây bóng mát
- Chăm sóc: Chăm sóc ít nhất 3 năm liền,
Năm đầu chăm sóc 2 lần, lần đầu khi cây trồng được 2 tháng, lần hai vàođầu mùa khô, chủ yếu phát cây cỏ xâm lấn và vun gốc
Trang 31Năm thứ hai chăm sóc 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phátcây cỏ xâm lấn.
Năm thứ ba chăm sóc 2 lần vào giữa và cuối mùa mưa, chủ yếu phát cây
cỏ xâm lấn và vun xới quanh gốc
Phải có biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô Sau 8-10 nămtỉa thưa lần đầu để mở tán cho cây sinh trưởng thuận lợi
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Gỗ có tỷ trọng 0,7 xếp nhóm V, được dùng làm gỗ xây dựng và dán lạng.Nhựa trắng chứa 50-70% sesquiterpine còn lại là dầu chai; có thể thay Côlôphantrong công nghệ chế sơn, vecni, mực in, xảm thuyền, gắn kính
Lá, hoa, vỏ cây có thể tinh chế tanin và dược liệu
Là cây trồng ven đường, trong công viên, công sở và cũng được sử dụng
để trồng rừng, làm giàu rừng
Trang 327 KỸ THUẬT TRỒNG ĐƯỚC VÒI
(Rhizophora stylosa Griff)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Đước vòi là cây thân gỗ cao 2-8 m Thân cây tròn và thẳng, phân nhánhnhiều và sớm hơn cây Đước đôi ở Nam Bộ, rễ cây hình nơm có nhiều rễ chốngphát triển.Lá đơn hình bầu dục hơi dài, chóp có mũi nhọn Lá to, dầy và bóngdài 10-12 cm, rộng khoảng 6-8 cm Cụm hoa hình tán có 3-4 nhánh, mỗi nhánh
có 5-6 hoa Quả có hình quả lê nhỏ khi còn non, trơn, mầu nâu Quả bao gồm cảtrụ mầm dài 25-40 cm
Phân bố tự nhiên tương đối rộng trên các loại đất ngập nước mặn ven biểnmiền Bắc Việt Nam Các vùng có rừng Đước vòi phân bố tự nhiên và trồng rừngĐước vòi sinh trưởng tốt ở miền Bắc Việt Nam là nơi có đặc điểm khí hậu nhiệtđới ẩm, biến tính có mùa đông lạnh Cây ra hoa vào tháng 3-4, có hiện tượng
“sinh cây con trên cây mẹ”
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Nhiệt độ trung bình năm 22,2-24ºC Trong năm có 1 đến 4
tháng lạnh (tháng có nhiệt độ trung bình dưới 20ºC), riêng vùng Đông Bắc (tỉnhQuảng Ninh), trong năm có tới 120 ngày lạnh, có nhiệt độ trung bình trong ngàydưới 20ºC, trong số 120 ngày lạnh có tới 80 ngày nhiệt độ trung bình dưới 15ºC
3 Đất đai: Thích nghi với loại đất bùn pha cát, mọc chủ yếu nơi thủy
triều cao và trung bình, ưa độ mặn nước biển cao (20-34 ‰) Đất trồng Đướcvòi là đất phù sa trên các bãi đất ngập mặn ven biển, có mức độ ngập triều trungbình Đất có độ thành thục trung bình từ bùn chặt đến sét mềm Độ mặn nướcbiển thích hợp nơi trồng rừng từ 15- 25%o
Trên dạng đất sét rắn chắc, đi không lún mà chỉ ngập nước khi thuỷ triềucao bất thường hay đất nhiều cát, mặt đất có nhiều cỏ chịu mặn, trồng rừng câysinh trưởng và phát triển rất kém
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Vật liệu giống
Nguồn giống được thu, hái trong rừng ngập mặn nơi có Đước vòi phân bố
tự nhiên Mùa quả chín từ tháng 7-8
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
+Vườn ươm: Để chủ động cây giống trồng rừng, có thể gieo ươm trong
bầu tại vườn ươm Vườn ươm phải gần nơi trồng rừng và thuận lợi cho việc vậnchuyển cây con, bố trí và lựa chọn cẩn thận ở nơi ngập triều trung bình trongnăm, có bờ bao xung quanh để bảo vệ Phải đặt xa nơi nguồn bệnh và tách rời xa
Trang 33khu canh tác nông nghiệp, nơi chăn thả gia súc, tránh nơi thuỷ triều rút quánhanh, nơi hay bị phù sa bồi lắng.
+ Thu hái giống: Thu lượm trụ mầm chín trên mặt nước, khi thuỷ triều
đưa ra biển rồi dạt vào hoặc thu hái trực tiếp từ cây mẹ bằng cách rung cho trụmầm rụng xuống Trụ mầm khi chín có mầu hơi vàng, giữa quả và trụ mầm xuấthiện vòng nhẫn dài 1-1,5 cm, phình to có mầu nâu xám, khi đó trụ mầm dễ dàngtách ra khỏi quả Nếu quả chưa xuất hiện vòng nhẫn là quả vẫn còn non Khichín trụ mầm dài 25-45 cm, 1kg chứa 52-57 trụ mầm, tỷ lệ nảy mầm 90-98%
+ Phân loại, bảo quản giống: Trụ mầm sau khi thu hái về phải tiến hành
phân loại Loại bỏ những trụ mầm còn non khi chưa rời khỏi quả, những trụmầm bị sâu bệnh, bị cáy, còng cắn ngang thân, bị mất lá mầm Không chọnnhững trụ mầm có những chấm mầu nâu xẫm, biểu hiện phần mô phía trong đã
bị chết Bó thành các bó số lượng trung bình 20-30 trụ mầm để tiện cho bảoquản và vận chuyển
Trụ mầm giảm tỷ lệ nảy mầm rất nhanh khi ở điều kiện bình thường, khikhông cấy kịp thời, cần bảo quản bằng cách (1) Xếp các trụ mầm xuống bãi cóngập thuỷ triều dùng lưới quây lại để tránh nước cuốn trôi, hay (2) Xếp thànhđống ở nơi râm mát, phủ bao gai, hàng ngày tưới nước để giữ ẩm Thời gian bảoquản không quá 15 ngày
+ Gieo ươm: Trụ mầm sau khi thu hái về phải cấy vào bầu ngay.
Dùng bầu Polyetylen mầu trắng đục hay đen, bảo đảm độ bền cao để khiđóng bầu, chịu được ngâm trong nước biển hoặc quá trình chăm sóc vận chuyểncây con đi trồng rừng không bị hư hỏng
Sử dụng túi bầu có đáy, đường kính 15 cm, cao 20 cm, đục các lỗ nhỏ cóđường kính 0,5 cm xung quanh để thoát nước Sử dụng 95% loại đất cát phangập thuỷ triều hàng ngày để đóng bầu (đất được lấy ở tầng mặt có độ sâu 0-20
cm, pH= 6,5-7,2; tổng muối tan 1,3-1,6%, cát 35%, sét 25%, limon 40%) Trộnđất với 3% supelân Lâm Thao và 1-2% phân bò khô tính theo trọng lượng bầu
Trang mặt luống cho phẳng, nhặt sạch cỏ Kích thước luống đặt bầu1,2x1,2 m, hai luống cách nhau 50 cm, có rãnh thoát nước khi thủy triều rút.Xếp bầu theo hàng, cứ hai hàng để cách một hàng, lấp đất xung quanh luống đểgiữ bầu
Từ tháng thứ hai cứ 2 tháng đảo bầu một lần, bằng cách dịch chuyển bầu
để tránh rễ cắm sâu vào đất Tiến hành đảo bầu kết hợp với phân loại cây vàothời gian thuỷ triều rút
Trụ mầm cấy trực tiếp 1/3 chiều dài vào bầu đất Mỗi bầu chỉ cấy 1 trụmầm Cấy trụ mầm vào ngày râm mát, tránh ngày mưa bão
Trang 34Hàng ngày gỡ bỏ rong, rêu, vật cản bám vào trụ mầm Sau khi cấy trụmầm thường bị một số loài giáp xác, thân mềm, chân bụng, cua còng, ốc biển,
hà sun tấn công Vì vậy, thường xuyên theo dõi bắt bỏ các loài động vật này đềphòng cắn nát trụ mầm
Sau khi cấy vào bầu 12-15 ngày, trụ mầm bắt đầu nảy mầm và ra rễ cấp 1,sau 20 ngày tất cả các trụ mầm đều ra cặp lá thứ nhất, tỷ lệ sống cao đạt tới 95-98% Sau thời gian này trụ mầm nào không ra lá cần tiến hành cấy dặm ngay
+ Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây ươm 5-6 tháng tuổi, đường kính trụ
mầm 0,5-0,6 cm, chiều cao trụ mầm 21-25 cm, có 6 lá, trên cây có 3 đốt, không
bị nhiễm bệnh, không bị cụt ngọn
IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
- Thời vụ trồng: Trồng rừng trực tiếp bằng trụ mầm vào tháng 7 đến tháng
8 Trồng bằng cây con có bầu vào tháng 3-5
- Kỹ thuật trồng: Mật độ trồng rừng 10000 cây/ha, cự ly 1x1 m Trồng
thuần loài, bố trí theo hình vuông hay nanh sấu Trồng hỗn giao theo hàng vớimột số loài cây như Sú, Trang tuỳ theo điều kiện lập địa từng vùng Cũng có thểtrồng hỗn giao theo đám với Trang, Sú
Trồng cây khi thuỷ triều rút Dùng dây nilon thắt nút chia thành các đoạn
1 m, kéo thẳng hàng để trồng đúng khoảng cách Biện pháp dễ làm nhất là dùngmột đoạn tre bương hoặc luồng dài 3 m, lắp răng dài 10 cm với khoảng cách 1x1
m (Giống như một cào cỏ) Một người cầm cào này kéo theo một đường thẳngtrên mặt bùn Sau đó lại dùng cào kéo theo chiều vuông góc tạo thành những ôvuông thẳng hàng ngang dọc
Đối với cây có bầu thì rạch vỏ bầu trước khi trồng Không làm đứt rễ đểtránh xâm nhập mặn cây dễ bị chết
Đối với trụ mầm cắm 1/3 chiều dài trụ mầm xuống đất, nghiêng một góc
450 theo chiều nước thuỷ triều rút, để tránh nước cuốn trôi trụ mầm khi nướctriều rút xuống Trên dạng đất cát, đất cứng, ít phù sa phải dùng một gậy tre vótnhọn đầu, đường kính 1,5-2 cm chọc lỗ để cắm trụ mầm xuống đất
- Chăm sóc: Chăm sóc 3 năm liền Sau khi trồng rừng từ 3-6 tháng, cần
vớt bỏ rong, rêu, tảo bám trên thân, lá (nếu có) tạo điều kiện cho cây con quanghợp tốt Bắt cua, còng, ốc ăn lá cây Khi phát hiện sâu non dùng tay bắt giết,hoặc rung cây cho sâu rơi để giết
Bảo vệ các loài ký sinh thiên địch như chim ăn sâu, một số loài côn trùng
có lợi như bọ ngựa, các loài ong ký sinh trên trứng và sâu non của sâu hại câyngập mặn
Trang 35Chọn và sử dụng các chế phẩm sinh học trong việc phòng trừ sâu hại nhưcác chế phẩm Beauverine (B.B), Bacilline (B.T), Virut, Metarrhizium Chỉ sửdụng biện pháp phun thuốc hoá chất trong trường hợp sâu hại xuất hiện lan trànvới mật độ cao, có nguy cơ bùng nổ thành dịch Nên sử dụng các loại thuốc cónguồn gốc thực vật, chóng phân giải, ít độc hại với người và gia súc như các loạithuốc có gốc Perythroide.
Sau khi trồng rừng tiến hành đánh giá diện tích rừng trồng so với diện tíchthiết kế Đánh giá tiêu chuẩn cây trồng sau 3 tháng theo các chỉ tiêu sau:
* Trồng rừng từ cây gieo ươm: Tỷ lệ sống lớn hơn 90% là đảm bảo tỷ lệ
thành rừng (quy định đối với cây ngập mặn là 70%) Chiều cao trung bình (tính
cả trụ mầm và trên trụ mầm) từ 62-65 cm Cây bắt đầu phân cành cấp 1 Đườngkính trên đốt 1 từ 0,6-0,8 cm, trung bình một cây 8-10 lá
* Trồng rừng trực tiếp bằng trụ mầm: Tỷ lệ sống lớn hơn 90% là đảm
bảo tỷ lệ thành rừng Chiều cao trung bình (tính cả trụ mầm và trên trụ mầm) từ35-40 cm Đường kính trên đốt 1 từ 0,45-0,56 cm, trung bình một cây 4- 6 lá
Sau 3 năm trồng cây có đường kính gốc 2,0-2,2 cm, chiều cao lớn hơn 1,2
m, đường kính tán 0,5-0,6 m Tỷ lệ sống đảm bảo trên 70%
Trang 368 KỸ THUẬT TRỒNG MỠ
(Manglietia conifera Dandy)
I GIỚI THIỆU CHUNG
Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30 m, đường kính ngang ngực
30 cm và có thể tới 50-60 cm Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màutrắng, có mùi thơm Chiều cao dưới cành đạt tối thiểu 3/4 chiều cao cây Thâncây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp Cành nhỏ mọc quanh thân
Lá đơn mọc cách, phiến lá hình trái xoan dài, gân nổi rõ ở cả hai mặt, cuống lámảnh
Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành, ra hoavào tháng 2-3 Quả kép hình trụ, chín vào tháng 8-9 Hạt có lớp vỏ giả màu đỏ,lớp trong màu đen nhẵn bóng, có mùi thơm Một kg quả có 25.000 hạt
Mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc nước ta Phân bố nhiều ở vùng Yên Bái,
Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, rải rác đến tậnQuảng Bình Mỡ thường phân bố ở độ cao tuyệt đối 300-400m trở xuống, trongcác hệ đồi núi thấp dạng bát úp Mỡ là loài cây ưa sáng, khi nhỏ cần ánh sángyếu Vào mùa hè có ánh sáng mạnh cũng cần có độ che thích hợp thì mới sinhtrưởng tốt Lớn lên đòi hỏi nhiều ánh sáng Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3
m Rễ ngang nhiều nhánh, ăn khá dài ra các hướng, xong tập trung ở tầng đấtmặt trong khoảng sâu 10-30 cm Mỡ tái sinh tự nhiên ít, chỉ thấy ở nơi thảm tươithưa Có khả năng tái sinh chồi khỏe
II ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG
1 Khí hậu: Mỡ thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình năm 22-240C,lượng mưa trên 1600 mm, riêng vùng có gió Lào thì lượng mưa phải đạt trên
2000 mm và cần độ ẩm không khí trên 80% Không trồng Mỡ ở nơi có gió Làothổi mạnh Mỡ mới trồng nếu gặp sương muối, nhiệt độ xuống thấp cũng bị hại,táp lá, héo ngọn
2 Đất đai: Mỡ thích hợp trồng trên đất rừng kiệt, rừng mới khai thác
trắng, rừng nứa, rừng nứa xen cây bụi, đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, thoátnước, nhiều mùn phát triển trên đá phiến thạch sét, phiến thạch mica, gnai,poócphia Không trồng được Mỡ trên đất cỏ tranh, đất đồi trọc
III GIỐNG VÀ TẠO CÂY CON
1 Vật liệu giống: Hạt được thu hái trên các cây mẹ trong rừng giống
chuyển hóa đã được công nhận
2 Tạo cây bằng hạt (Nhân giống hữu tính)
- Thu hái hạt: Hạt được thu hái trong tháng 8-9 Khi chín quả chuyển từ
màu xanh sang xám, có đốm trắng, lác đác có một số quả nẻ Tách quả ra, hạt đỏtươi, vỏ cứng màu đen, nhân trắng, có tinh dầu Cần thu hái ngay quả lúc mớibắt đầu chín nứt Quả lấy về ủ thành đống cao dưới 50 cm trong 2-3 ngày Hàngngày đảo quả cho chín đều Phơi quả trong nắng nhẹ hoặc trong râm cho nứt hẳn
Trang 37ra Tách quả ra lấy hạt đỏ Ngâm hạt đỏ trong nước lã, chà sạch lớp cùi ngoài,rửa thật sạch lấy toàn hạt đen Hong nơi râm mát cho ráo nước rồi đem sử dụng.
- Xử lý hạt trước khi gieo: Do hạt có dầu vì vậy tùy điều kiện thời tiết mà
chỉ ủ với cát ẩm cho tới khi một số hạt chín nứt nanh, hoặc chỉ ngâm với nước lãhay nước ấm không quá 400C Ngâm tối đa 24 giờ
- Gieo ươm: Hạt Mỡ có dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, cũng có thể bảo
quản trong cát ẩm, giữ được vài tháng, song tốt nhất sau khi thu hái hạt gieongay Thời vụ gieo chính là vụ Thu Gieo sớm, thu hái hạt gieo ngay để kịptrồng vào vụ Xuân
Đất vườn ươm cần tơi xốp, sét pha nhẹ hoặc sét pha trung bình, đủ ẩm,thoáng, dễ thoát nước, đất tốt, ít chua, bằng hoặc dốc nhẹ Đất được cày bừa kỹ,lên luống cao 10-20 cm, dài 10 m, rộng 0,8-1,0 m Đất chua cần được bón vôi.Bón lót trước lúc gieo ươm 3-4 kg phân chuồng hoai/m2
Lô hạt tốt có tỷ lệ nảy mầm trên 70%, gieo vãi đều trên luống với lượng80-120 m2/kg nếu sau này cấy cây Gieo theo hàng (không qua cấy) cự li 10-15
cm Lấp đất sâu khoảng 1 cm, che phủ mặt đất bằng rơm đã khử trùng Sau khigieo 2-3 tháng cây có 3-5 lá và cao khoảng 8-10 cm thì tỉa cây đem cấy vào bầu
đã chuẩn bị sẵn
Vỏ bầu làm bằng polyetylen kích cỡ 6-7x14-15 cm Thành phần hỗn hợpruột bầu gồm đắt mặt và tối thiểu có 10% phân chuồng hoai, 1% supe lân
Tưới đều nhẹ đủ ẩm cho đất và ngừng tưới nước trước khi đem trồng 1tháng Khi hạt mọc mầm (thường sau khoảng 12-15 ngày và kéo dài 1 tháng) thì
bỏ rơm rạ, và cắm ràng ràng hoặc làm giàn che bóng 50-60%, sau giảm dần chotới 3 tháng trước khi trồng thì dỡ bỏ hết ràng ràng hoặc giàn che Làm cỏ, pháváng định kỳ 15-20 ngày 1 lần, tránh làm tổn thương cho cây
Khi có sương muối xuất hiện vào các tháng 2-3 phải tưới nước rửa sươngvào sáng sớm với lượng 2-3 lít/m2
Nếu thấy cằn cỗi, kém phát triển thì dùng 70-80% phân chuồng ủ với
20-30 kg lân sàng đều trên mặt luống với lượng 1-2 kg/m2 rồi dùng nước tưới nhẹ,không quá 2 lần/vụ
Cây Mỡ từ lúc mới mọc đến khi có 3-8 lá thường bị nấm lở cổ rễ, bệnhlan truyền nhanh, làm cây chết hàng loạt, xảy ra ở thời kỳ mưa phùn, nhiệt độ
ấm, khi có bệnh thì ngừng ngay việc tưới, để khô, không bón thúc, nhổ câybệnh, phun thuốc Boócđô 0,05-1% với lượng 1 lít/4m2
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: Cây xanh tốt, cứng, thẳng, không bị sâu
bệnh hai, cụt ngọn, hai ngọn Cây trồng vụ Xuân cần nuôi 4-6 tháng, có 5-6 látrở lên, cao 30-50 cm, đường kính cổ rễ 0,3-0,5 cm; cây trồng vụ Thu cần nuôi6-12 tháng, cao 60-100 cm, đường kính gốc 0,6-1 cm
Trang 38IV TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG
- Xử lý thực bì: Phát dọn sạch, đốt trên toàn diện tích, cách này chỉ nên áp
dụng ở nơi địa hình thấp, dạng đồi bát úp, dốc dưới 200, đất sâu, dầy; ngay saukhi dọn sạch phải trồng lại cây phù trợ bằng cách gieo Cốt khí hoặc Đậu tràm.Phát dọn theo băng được dùng ở nơi đất dốc trên 200, nhất là ở vùng núi cao, dễxói mòn, tầng đất mỏng, bốc hơi mạnh Trồng Mỡ trên băng chặt theo đườngđồng mức, giữ lại cây gỗ tái sinh tự nhiên
- Thời vụ trồng: Trồng vụ Xuân vào lúc có mưa phùn, đất đã ẩm, lượng
mưa lớn hơn lượng bốc hơi Trồng vụ Thu từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10.Trồng rừng vào ngày râm mát, mưa rào, đất đã ẩm, tránh những ngày thángnóng, bốc hơi nhiều hoặc mưa to
- Kỹ thuật trồng: Băng chừa rộng 8-12 m, băng chặt rộng 25-40 m Hố
trồng có kích thước 40x40x40 cm Lấp hố trước khi trồng khoảng nửa tháng.Khi lấp hố nhặt hết cỏ, cho đất tơi xốp xuống hố Mật độ trồng trên diện tíchphát đốt toàn diện 1600 cây/ha (2,5×2,5m) hoặc 2000 cây/ha (2,5x2 m), trồngtrong băng thì cự ly cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2,5 m
Cây trước khi đem trồng cần được tưới ẩm ở vườn trong ngày hôm trước.Tránh làm vỡ bầu khi vận chuyển cây đến nơi trồng Rạch bỏ vỏ bầu, đặt câythẳng, phủ đất nhỏ quá cổ rễ cây 2-5 cm, nén chặt vừa phải đất quanh gốc
- Chăm sóc: Chăm sóc trong 3 năm, mỗi năm 2-3 lần Làm cỏ sạch, xới
đất quanh gốc rộng 80-100 cm, phát hết dây leo xong phải phát quang từ từ, đểvừa độ chiếu sáng, phát quang mạnh đột ngột, ánh sáng quá nhiều dẫn tới bốchơi mạnh cây dễ bị vàng úa Ngược lại không để cây con bị cớm lâu
Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để phòng chống sớm Mỡ thường bịloài Ong ăn lá Mỡ phá hoại Tùy tình hình mà áp dụng mức độ phòng chốngkhác nhau Mức độ nhẹ: Xới nông diệt kén quanh các cây có dấu hiệu tán lá bịsâu hại Xới đất sâu 6-7 cm, rộng ra hơn hình chiếu tán lá từ 20-50 cm Một nămxới 1-2 lần từ tháng 2 đến thượng tuần tháng 3 Mức độ nặng: Phun thuốc bột
666 nồng độ 6% 20-25 kg/ha cho rừng Mỡ tuổi 9-10; 15-18 kg/ha rừng Mỡ tuổi6-8; 10-12 kg/ha rừng Mỡ tuổi dưới 6 tuổi Phun thuốc đều trên tán, phun vàosáng sớm (5-7 giờ sáng)
V KHAI THÁC, SỬ DỤNG
Mỡ trồng trên đất sâu ẩm còn tính chất đất rừng, mật độ 1600-2000cây/ha,đạt năng suất 14-17 m3/ha/năm
Khi rừng có độ tàn che 0,7 trở lên, cây đã xuất hiện tỉa cành tự nhiên, thực
bì thân thảo yếu ớt hoặc không còn tồn tại thì tiến hành tỉa thưa
Áp dụng tiêu chuẩn ngành QTN24-82 – quy trình kỹ thuật tỉa thưa rừng
Mỡ trồng thuần loại ban hành kèm theo quyết định số 1222/QĐ/Kth ngày 15/12/
1982 của Bộ Lâm nghiệp
Trang 39Đất trồng Mỡ chia 3 hạng dựa vào chiều cao bình quân của rừng, hạng đấttốt có chiều cao rừng đạt 4,8-6,0 m ở tuổi 3; 4,8-8,2 m ở tuổi 4; hạng đất trungbình có chiều cao rừng đạt 3,6-4,8 m ở tuổi 3; 5,4-6,8 m ở tuổi 4; 6,8-8,4 m ởtuổi 5; hạng đất xấu có chiều cao rừng đạt 2,5-3,6 m ở tuổi 3; 4,0-5,4 m ở tuổi 4;5,2-6,8 m ở tuổi 5; 6,0-7,8 m ở tuổi 6.
* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ nhỏ, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:
1- Ở hạng đất trung bình, trồng 2500 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường
độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 7-9 cm Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9,cường độ 33% số cây, giữ lại 838 cây/ha có đường kính 11-13 cm
2- Ở hạng đất trung bình, trồng 3300 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi 4-5, cường
độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 7-9 cm Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9,cường độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 11-13 cm
3- Ở hạng đất xấu, trồng 2500 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50%
số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 6-8 cm Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường
độ 33% số cây, giữ lại 833 cây/ha có đường kính 9-11 cm
4- Ở hạng đất xấu, trồng 3300 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi 5-6, cường độ 50%
số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 5-8 cm Tỉa lần 2 ở tuổi 9-10, cường
độ tỉa 50% số cây, giữ lại 825 cây/ha có đường kính 9-11 cm
* Đối với rừng Mỡ trồng cung cấp gỗ lớn, tỉa thưa 3 lần, mức độ khác nhau theo hạng đất:
1- Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25 o , trồng 2500 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi
3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1250 cây/ha có đường kính 8-10 cm Tỉa lần 2 ởtuổi 7-8, cường độ 60% số cây, giữ lại 500 cây/ha có đường kính 14-16 cm Tỉalần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 67% số cây, giữ lại 167 cây/ha có đường kính 20-
23 cm
2- Ở hạng đất tốt nơi dốc dưới 25 o , trồng 3300 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi
3-4, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có đường kính 8-10 cm Tỉa lần 2 ởtuổi 7-8, cường độ 70% số cây, giữ lại 495 cây/ha có đường kính 13-15 cm Tỉalần 3 ở tuổi 12-14, cường độ 66% số cây, giữ lại 168 cây/ha có đường kính 20-
4- Ở hạng đất trung bình hoặc đất tốt nơi dốc trên 25 o , trồng 3300 cây/ha: Tỉa lần 1 ở tuổi ở tuổi 4-5, cường độ 50% số cây, giữ lại 1650 cây/ha có
đường kính 7-9 cm Tỉa lần 2 ở tuổi 8-9, cường độ 67% số cây, giữ lại 550
Trang 40cây/ha có đường kính 12-14cm Tỉa lần 3 ở tuổi 13-15, cường độ 60% số cây,giữ lại 220 cây/ha có đường kính 17-20 cm.
Sau khi khai thác chính, có thể kinh doanh rừng chồi Mỡ theo tiêu chuẩnngành QTN87 ban hành kèm theo quyết định số 372 ngày 9/5/1987 của Bộ Lâmnghiệp
Gỗ Mỡ có giác lõi phân biệt, giác màu trắng, lõi màu vàng nhạt, tỉ trọng ở
ẩm độ 15% là 0,48, xếp nhóm IV Dăm mịn, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mốimọt, mục Chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn,đóng đinh Là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng
Gỗ Mỡ thường được dùng làm cột, sườn nhà, bàn ghế, giường, tủ, gỗcông nghiệp dán lạng, bút chì, nguyên liệu giấy