1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

96 72 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,86 MB

Nội dung

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNGDỤNG

Người hướng dẫn: PGS.TS ĐỖ THỊ BẮC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Quản lý nhà nước về côngtác thanh tra xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá

nhân tôi Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trungthực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ côngtrình nghiên cứu khoa học nào trước đây Các trích dẫn trong luận văn đềuđã được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

Trang 4

Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo Bộ phận Sau Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quảntrị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặttrong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

-Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhàkhoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinhdoanh - Đại học Thái Nguyên.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫnPGS.TS Đỗ Thị Bắc.

Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cán bộ, Thanh tra viên Cơquan Kiểm tra - Thanh tra và đồng nghiệp tại các cơ quan quản lý nhà nướctrên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã tạo điều kiện để tác giả theo học chươngtrình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi Trong quátrình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tạiđịa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn

Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúptôi thực hiện luận văn này.

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.

Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 4

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀNƯỚCVỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN 5

1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựngcơ bản 5

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản 5

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xâydựng cơ bản 8

1.1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh tra xâydựng cơ bản 11

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

121.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh traxây dựng cơ bản 17

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản của một số địa phương trong nước 18

1.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Trà Vinh 18

Trang 6

1.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Sóc Trăng 20

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra xây dựng cơ bảnvề công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả,tỉnh Quảng Ninh 25

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 27

2.2 Phương pháp nghiên cứu 27

2.2.1 Phương pháp chọn điểm điều tra 27

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 27

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 29

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 30

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế-xã hội thành phố Cẩm Phả 30

2.3.2 Chỉ tiêu quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản củathành phố Cẩm Phả 30

Chương 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THÀNHPHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 33

3.1 Giới thiệu khái quát về thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 33

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của thành phố Cẩm Phả 33

3.1.2 Nhân khẩu và lao động của thành phố Cẩm Phả 35

3.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố Cẩm Phả 36

3.1.4 Điều kiện kinh tế của thành phố Cẩm Phả 37

3.1.5 Điều kiện văn hoá, y tế, giáo dục thành phố Cẩm Phả 42

3.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản tạithành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 43

3.2.1 Thực trạng về xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả 43

3.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản tạithành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 45

Trang 7

3.3 Phân tích tác động các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về

thanh tra xây dựng cơ bản thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 57

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 62

Chương 4 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠBẢN TẠI THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 65

4.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu nhằm hoàn thiện quản lýnhà nước quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 65

4.1.1 Quan điểm, phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về công tácthanh tra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

654.1.2 Mục tiêu nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về công tác thanhtra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 66

4.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác thanhtra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh 67

4.2.1 Tăng cường xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luậtvề công tác thanh tra 67

4.2.2 Hoàn thiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thựchiện các quy định pháp luật về thanh tra 69

4.2.3 Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định phápluật về thanh tra 70

Trang 8

4.2.4 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm

công tác thanh tra 73

4.2.5 Thường xuyên thực hiện kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thựchiện pháp luật về thanh tra; xử lý vi phạm pháp luật về thanh tra 74

4.3 Kiến nghị 75

4.3.1 Đối với Nhà nước 75

4.3.2 Đối với tỉnh Quảng Ninh 76

4.3.3 Đối với thành phố Cẩm Phả 76

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 81

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANND : An ninh nhân dân

BOT : Xây dựng, vận hành, chuyển giaoCP : Cổ phần

CSND : Cảnh sách nhân dânĐTCB : Đầu tư cơ bản

GRDP : Tổng sản phẩm bình quân đầu ngườiGTSX : Giá trị sản xuất

KTXH : Kinh tế xã hội

NĐ-CP : Nghị định - Chính phủNSNN : Ngân sách nhà nước

OCOP : Mỗi xã phường một sản phẩmQĐ : Quyết định

QLNN : Quản lý nhà nước SXKD : Sản xuất kinh doanhTP : Thành phố

TTg : Thủ tướng UBND : Ủy ban nhân dânXDCB : Xây dựng cơ bản

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Bảng 2.1 Mức ý nghĩa của điểm bình quân 29Bảng 3.1 Tình hình dân số thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2015 - 2017 35Bảng 3.2 Tình hình thu ngân sách thành phố Cẩm Phả giai đoạn 2015 - 2017 38

Bảng 3.3 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế TP Cẩm Phả giai đoạn

2015 - 2017 40Bảng 3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế TP Cẩm Phả giai

đoạn 2015 - 2017 42Bảng 3.5 Tình hình xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả giai đoạn

2015 - 2017 44Bảng 3.6 Kế hoạch thanh tra công tác xây dựng cơ bản tại thành phố

Cẩm Phả qua các năm 2015 - 2017 46Bảng 3.7 Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch QLNN về thanh

tra XDCB tại thành phố Cẩm Phả năm 2017 46Bảng 3.8 Kết quả đánh giá về quy trình thực hiện QLNN về thanh tra

XDC tại thành phố Cẩm Phả năm 2017 48Bảng 3.9 Hình thức tuyên truyền công tác quản lý nhà nước về thanh

tra XDCB trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 50Bảng 3.6 Kết quả đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác

thanh tra về XDCB trên địa bàn thành phố Cẩm Phả 51Bảng 3.7 Tình hình công tác thanh tra về XDCB trên địa bàn thành

phố Cẩm Phả 52Bảng 3.8 Kết quả đánh giá về thực hiện QLNN về thanh tra XDCB tại

thành phố Cẩm Phả năm 2017 53Bảng 3.9 Kết quả công tác thanh tra QLNN về XDCB trên địa bàn

thành phố Cẩm Phả 54Bảng 3.10 Kết quả đánh giá về kiểm tra, thanh tra QLNN về thanh tra

XDCB tại thành phố Cẩm Phả năm 2017 55Bảng 4.1 Dự kiến công tác thanh tra xây dựng cơ bản thành phố Cẩm

Phả năm 2018 - 2020 75

Hình 3.1 Quy trình QLNN về thanh tra XDCB thành phố Cẩm Phả,tỉnh Quảng Ninh 47

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ trước đến nay, hoạt động thanh tra được coi là khâu không thể thiếutrong quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác quảnlý Thanh tra được coi là tai mắt của các cấp lãnh đạo, quản lý và được tổ chứcthành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương Trong hệ thống cácgiải pháp trực tiếp và gián tiếp phòng, chống tham nhũng thì hoạt động thanhtra chính là một phương thức quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này thể hiệnqua các phương diện công tác cũng như thực tiễn hoạt động của các tổ chứcthanh tra Nhà nước trong những năm vừa qua.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quanquản lý Nhà nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiệncác quyết định mà mình đã ban hành hay nói cách khác tất cả các giai đoạncủa chu trình quản lý Nhà nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để cóthông tin đầy đủ và chính xác Đó là một khâu không thể thiếu trong hoạt độngquản lý Nhà nước Công cuộc đổi mới toàn diện ở đất nước ta đòi hỏi phải đẩymạnh việc chuyển đổi nền kinh tế và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước vànhất là trong xu thế cải cách hành chính hiện nay, chúng ta chủ trương phâncấp mạnh cho các cơ quan quản lý cấp dưới và chính quyền địa phương, giảmđầu mối trung gian; phân định rõ phạm vi thẩm quyền giữa các cơ quan Trungương và địa phương; các cơ quan Trung ương tập trung vào việc xây dựng thểchế, tổ chức thực hiện, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành chínhsách pháp luật, nhiệm vụ được giao của các đối tượng chịu sự quản lý.

Xây dựng cơ bản là ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, làm tiền đề choviệc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Với hệ thống phápluật bao trùm, phủ kín các lĩnh vực quản lý Nhà nước của ngành Xây dựng đãtạo ra một hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xâydựng đúng hướng và phát triển ổn định, làm thay đổi diện mạo đất nước,góp phần

Trang 12

quan trọng bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn xã hội.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu to lớn đã đạt được thì tình hình viphạm pháp luật trong đầu tư xây dựng xảy ra ngày càng nhiều, phương thứcthủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách nhànước; nhiều vụ tham nhũng lớn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, gây thiệt hạiđặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước đã bị phát hiện, xử lý nghiêm theopháp luật.

Công tác xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninhtrong những năm qua vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế như: Xây dựng,trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản pháp luật về công tác thanh tra chưa đúng theo quy địnhpháp luật; công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy địnhpháp luật về thanh tra chưa mạnh mẽ vì nguồn ngân sách hạn hẹp; công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chưa thườngxuyên; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra cònxảy ra nhiều năm kéo dài chưa khắc phục được hậu quả,… Chính vì vậy, tác

giả sẽ chọn đề tài “Quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn thạc

sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế.

Tổng quan nghiên cứu: Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiêncứu về hoạt động thanh tra xây dựng và pháp luật về thanh tra xây dựng nhìnchung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những côngtrình khoa học nghiên cứu hoạt động thanh tra xây dựng còn rất ít Nhìn chungcác công trình đã nghiên cứu, phân tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến tổchức và hoạt động thanh tra và thực trạng của thanh tra và pháp luật về thanhtra nói chung Tuy nhiên, các công trình đó chưa đề cập cụ thể đến những vấnđề của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng vốn đượccoi là một trong những vấn đề bức xúc của công tác thanh tra hiện nay.Chính vì

Trang 13

vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan,luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoànthiện pháp luật về thanh tra xây dựng ở nước ta hiện nay để từ đó đưa ra cácgiải pháp hoàn thiện pháp luật và thanh tra xây dựng, góp phần nâng cao hiệulực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra xây dựng.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước về công tác thanhtra xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, đềxuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về công tácthanh tra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý Nhà nước về công tác thanhtra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Luận văn được nghiên cứu tại thành phố Cẩm Phả,

tỉnh Quảng Ninh.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu số liệu từ năm 2015-2017.- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước

về công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh QuảngNinh qua các năm 2015-2017, đề xuất giải pháp năm 2018 - 2020.

Trang 14

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Về ý nghĩa lý luận: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa về

phương diện lý luận về quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản Các vấn đền liên quan đến lý thuyết về quản lý nhà nước trong thanh traxây dựng cơ bản đã được hệ thống hóa một cách đầy đủ, toàn diện và khoahọc.

Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý

luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp quản lý Nhà nước về công tácthanh tra xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh,xây dựng kế hoạch quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bảntrên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 có cơ sởkhoa học.

Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải phápchủ yếu nhằm quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản trênđịa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, có ý nghĩa thiết thực cho quátrình quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản trên địa bànthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và đối với các quỹ đầu tư phát triển địaphương khác có điều kiện tương tự.

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 4 chươngnhư sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về công tác

thanh tra xây dựng cơ bản.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xây

dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về công tác

thanh tra xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ CÔNG TÁC THANH TRA XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.1 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

1.1.1.1 Xây dựng cơ bản

Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động vớichức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xâydựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định Xâydựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất nằm trong giai đoạn thực hiện đầutư có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cốđịnh có tính chất thông qua các hình thức: xây mới, cải tạo mở rộng, xây dựnglại, hiện đại hóa hay khôi phục các tài sản của nhà nước.

Đầu tư xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân là một bộ phận củađầu tư phát triển Đây chính là quá trình bỏ vốn để tiến hành các hoạt độngxây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng ra các tàisản cố định trong nền kinh tế quốc dân [7].

1.1.1.2 Thanh tra

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc

làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp”.

Theo nghiệp vụ công tác thanh tra - Trường công chức thanh tra:

“Thanh tra xuất phát từ tiếng Latinh (In-spectare) có nghĩa là “nhìn vào bêntrong” chỉ “một sự xem xét từ bên ngoài vào một đối tượng nhất định” [5].

Theo Phạm Ngọc: “Thanh tra là hoạt động kiểm tra của tổ chức thanh

tra nhà nước đối với đối tượng thanh tra nhằm phát hiện, chấn chỉnh nhữngsai lầm, xử lý những vi phạm trong các hoạt động kinh tế - xã hội giúp cho bộmáy quản lý vận hành tốt” [6].

Theo Luật Thanh tra năm 2010: “Thanh tra nhà nước là việc xem xét,

đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính

Trang 16

sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theothẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật thanh tra và các quyđịnh khác của pháp luật” [12].

Như vậy, từ những khái niệm trên ta có thể hiểu, thanh tra là hoạt độngkiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của chủ thể quản lý với đối tượng quản lýnhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chínhsách chế độ của Nhà nước và các quy định của cơ quan, tổ chức.

Luật Thanh tra ban hành 2010 là văn bản pháp lý cao nhất trong hoạtđộng thanh tra không nêu khái niệm thanh tra là gì, mà tại Điều 2 luật này nêu

mục đích của hoạt động thanh tra: “Mục đích của hoạt động thanh tra nhằm

phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị vớicơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp khắc phục; phòng ngừa, pháthiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thựchiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của nhànước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [12].

Như vậy, từ những khái niệm trên ta có thể hiểu, thanh tra là hoạt độngkiểm tra, xem xét, đánh giá, xử lý của chủ thể quản lý với đối tượng quản lýnhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, chínhsách chế độ của Nhà nước và các quy định của cơ quan, tổ chức Thanh tra làmột dạng hoạt động, là một chức năng của quản lý Nhà nước được thực hiệnbởi chủ thể quản lý có thẩm quyền, nhân danh quyền lực Nhà nước, nhằmtác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyếtđiểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cườngquản lý, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường pháp chế bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.Thanh tra có nghĩa là sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài vào hoạt động củamột đối tượng nhất định.

Trang 17

1.1.1.3 Thanh tra xây dựng cơ bản

Thanh tra xây dựng cơ bản là một dạng hoạt động, là một chức năngcủa quản lý Nhà nước được thực hiện bởi chủ thể quản lý có thẩm quyền,nhân danh quyền lực Nhà nước, nhằm tác động đến hoạt động xây dựng cơbản ở một địa phương nhất định, trên cơ sở xem xét, đánh giá ưu, khuyếtđiểm, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, tăng cườngquản lý, góp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường pháp chế bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân đối vớixây dựng cơ bản [5].

1.1.1.4 Quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

Khoa học về quản lý định nghĩa: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổchức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý trên các mặtchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… thông qua hệ thống pháp luật, chính sách,các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môitrường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý” Như vậy, hiểumột cách đơn giản nhất, quản lý chính là sự tác động của chủ thể quản lý tớiđối tượng quản lý thông qua các công cụ quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Quản lý nhà nước là một dạng của quản lý xã hội đặc biệt, mang tínhquyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều chỉnh hành vi cánhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộmáy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì ổn định và pháttriển của xã hội Theo nghĩa rộng, 3 chức năng cơ bản của Quản lý nhà nước,đó là: (1) chức năng lập pháp do cơ quan lập pháp thực hiện; (2) chức nănghành pháp (chấp hành và điều hành) do hệ thống hành chính nhà nước đảmnhiệm; (3) chức năng tư pháp do cơ quan tư pháp thực hiện.

Tuy vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là hoạt động hànhchính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý,điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật Theo

Trang 18

đó, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý được giới hạn trong cáccơ quan hành pháp, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp; hệ thốngcác cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tưpháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước Nếu tiếp cận k h á i ni

ệm Q uản lý nhà nước dưới góc độ này, Quản lý nhà nước bao gồm có 2chức năng cơ bản: (1) Lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các vănbản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật; (2) Tổ chức, điềuhành, phối hợp các hoạt động kinh tế - xã hội để đưa luật pháp vào đời sốngxã hội.

Như vậy, quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản là hoạt độngsự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên hoạtđộng thanh tra xây dựng cơ bản ở địa phương thông qua hệ thống pháp luật,chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụ thể, nhằmgóp phần hoàn thiện cơ cấu quản lý, tăng cường pháp chế bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân đối với xây dựngcơ bản.

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của quản lý Nhà nước về công tác thanh tra xâydựng

cơ bản

1.1.2.1 Đặc điểm

Từ thực tiễn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanhtra trong thời gian qua có thể thấy hầu hết các nội dung quản lý nhà nước vềcông tác thanh tra đã được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo quyđịnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong cả nước nhưngvẫn còn một số bất cập Các cơ quan thanh tra nhà nước là lực lượng nòng cốttrong thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra nhưng địavị pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra Nhà nước chưađược xác định rõ, nhất là đối với thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở vàthanh tra huyện.

Trang 19

Về địa vị pháp lý, cơ quan thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở,thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng, Giám đốc Sở, Uỷban nhân dân cùng cấp nhưng pháp luật chưa xác định rõ các cơ quan này

thực hiện “chức năng quản lý nhà nước" hay chỉ thực hiện một số “nhiệm vụ

quản lý nhà nước" về công tác thanh tra Nội dung một số quy định còn chưa

thống nhất Ví dụ, Điều 24, Luật Thanh tra năm 2010 có quy định về nhiệmvụ, quyền hạn của thanh tra sở, trong đó có quy định cụ thể về nội dung quảnlý Nhà nước về công tác thanh tra nhưng Điều 23 lại không xác định thanhtra sở đây là cơ quan tham mưu thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanhtra [12].

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thihành có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhànước Tuy nhiên, quy định hiện hành chưa có sự phân định về thẩm quyềnquản lý của các cơ quan thanh tra nhà nước và cơ quan hành chính nhà nướctrong lĩnh vực này Nếu đối chiếu với các nội dung quản lý nhà nước về côngtác thanh tra theo Điều 58 Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 củaChính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtThanh tra thì có một số nội dung không rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm thựchiện và phạm vi thực hiện đến đâu Ngoài ra, một số vấn đề liên quan trực tiếpđến quản lý Nhà nước về công tác thanh tra nhưng không được quy định trongnội dung quản lý Nhà nước nên thực tế đã gặp một số vướng mắc trong xử lý,ví dụ như việc xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra; xem xét xử lýnhững vấn đề mà Chánh Thanh tra không nhất trí với thủ trưởng cơ quan quảnlý cùng cấp về công tác thanh tra; xem xét lại, xử lý các kết luận thanh tra; chỉđạo và tiến hành thanh tra lại…[13].

- Hoạt động thanh tra xây dựng được tiến hành trong phạm vi quản lýnhà nước về: xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà ở và công sở, kiến trúc, quyhoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hạ tầngkỹ thuật đô thị theo quy định của pháp luật.

Trang 20

- Hoạt động thanh tra xây dựng luôn gắn với hoạt động của cơ quanquản lý nhà nước và phục vụ cho quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

- Hoạt động thanh tra xây dựng do các cơ quan thanh tra chuyên ngànhxây dựng tiến hành, thực hiện quyền lực nhà nước trong các hoạt động thanh tra.

- Đối tượng của thanh tra xây dựng là các tổ chức, cá nhân thuộc thẩmquyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các tổchức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

1.1.2.2 Vai trò

Thanh tra luôn gắn với Nhà nước, là một hoạt động không thể tách rờicủa cơ quan nhà nước, sự cần thiết khách quan của hoạt động thanh tra đượcbắt nguồn từ các lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, Thanh tra, kiểm tra là chức năng chủ yếu của quản lý nhà

nước Thanh tra kiểm tra là một khâu của quá trình quản lý, có vai trò quantrọng trong việc kiểm định và đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước,đề xuất biện pháp hoàn thiện cơ chế chính sách.

Thứ hai, Thanh tra là phương thức đảm bảo trật tự kỷ cương trong

quản lý, góp phần tăng cường pháp chế XHCN Hoạt động của thanh tra làphát hiện, phòng ngừa và xử lý vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước,vi phạm các quy tắc, quy trình của các cơ quan tổ chức; giải quyết khiếu nạitố cáo đảm bảo cho pháp luật được thực thi đúng đắn.

Thứ ba, Thanh tra, kiểm tra là một phương thức góp phần bảo đảm

quyền dân chủ của nhân dân Ở nước ta quyền lực thuộc về nhân dân, Nhànước có nghĩa vụ chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp cho nhân dân, nhân dânthực hiện quyền kiểm tra giám sát thông qua nhiều con đường, trong đó cóhoạt động các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, và thông qua quyền trực tiếpkhiếu nại tố cáo, hoạt động của các cơ quan thanh tra là một phương thức đảmbảo các quyền dân chủ này [12].

Trang 21

1.1.3 Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựngcơ bản

Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước về công tác thanh tra hiện nayđược quy định trong Hiến pháp và nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tổchức bộ máy hành pháp và pháp luật về thanh tra.

Chủ thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh trarất rộng, bao gồm: Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ,Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan thanh tra Để thực hiệnchức năng này, pháp luật quy định thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn củatừng chủ thể.

Trong hệ thống hành chính, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nướccao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ có thẩm quyền “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia… tổchức công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chốngquan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước…" [ 6 ] Đối với các bộ, cơ quanngang bộ thì Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của phápluật đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc [ 5 ] Ở địa phương, Uỷban nhân dân các cấp là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung vàchức năng quản lý nhà nước chủ yếu do Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện.Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền tổ chức việcthanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

Trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra, các cơ quan thanh tranhà nước có vai trò quan trọng Điều 5, Luật Thanh tra năm 2010 quy định:

“Cơ quan thanh tra Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình

thực hiện và giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện Uỷ ban nhândân về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống thamnhũng theo quy định của pháp luật" [12].

Trang 22

1.1.4 Nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

1.1.4.1 Lập kế hoạch quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

Đây là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về côngtác thanh tra Hàng năm, căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu công tácquản lý của các cấp, các ngành, tình hình khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tranhà nước có chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong toànngành Tập trung vào những vấn đề nổi cộm bức xúc, những vụ việc phức tạpxẩy ra có tính chất phổ biến trong phạm vi cả nước Chú trọng xem xét, giảiquyết các điểm nóng, những vụ việc phát sinh tại cơ sở Do có định hướngđúng, nhiều cuộc thanh tra đã được tiến hành tốt, thu được nhiều kết quả nênđược các cấp, các ngành đánh giá cao như các cuộc thanh tra về dự trữ quốcgia, tài chính, ngân hàng, năng lượng, bảo hiểm, thực hiện chương trình, dựán về đầu tư phát triển nông thôn…

Trong hoạt động thanh tra nhà nước, Thanh tra các bộ, ngành, Thanhtra các địa phương thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các cấp, các ngành cókế hoạch giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp kéodài Có các biện pháp hữu hiệu khắc phục, ngăn chặn những vụ việc diễn ravới phạm vi và quy mô rộng liên quan đến chính sách, chủ trương của Nhànước Trong các công cuộc thanh tra diện rộng, Thanh tra nhà nước thường cócác hướng dẫn chỉ đạo thường xuyên, tổ chức các đợt tập huấn, thống nhấtphương pháp chỉ đạo, điều hành, biện pháp xử lý đều bảo đảm nhất quántrong hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh tra nhà nước Thanh tra nhànước còn tiến hành nhiều cuộc điều tra, phúc tra những vụ việc do Thanh tracác địa phương, bộ, ngành thực hiện, cùng với lãnh đạo bộ, ngành, địaphương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn có ý kiếnkhác nhau trong xử lý sau thanh tra.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ yếu làcủa Thanh tra nhà nước, đồng thời định hướng cho Thanh tra các tỉnh, thành

Trang 23

phố Đối với chương trình của Thanh tra các bộ, ngành thì ít được quan tâm,nội dung hoạt động của Thanh tra các Bộ, ngành chủ yếu do lãnh đạo ở đóquyết định Trong thực tế, kết quả hoạt động của Thanh tra các Bộ, ngànhkhông được gửi về Thanh tra nhà nước, nhiều báo cáo mang hình thức chiếulệ, không đảm bảo khách quan, phản ánh không đẩy đủ hoạt động thanh tra tạibộ, ngành Sự không nhất quán trong chỉ đạo, việc thiếu gắn bó, liên kết giữaThanh tra nhà nước với Thanh tra bộ, ngành đã và đang làm giảm sút nghiêmtrọng hiệu quả công tác thanh tra [5].

1.1.4.2 Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan quản lý nhànước có trách nhiệm thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,kế hoạch nhà nước đối với cơ quan, đơn vị về lĩnh vực quản lý nhà nước củamình Để các cơ quan quản lý nhà nước vừa giải quyết những nhiệm vụ theochức năng quản lý nhà nước của họ, vừa góp phần giải quyết những vấn đềquản lý vĩ mô của Chính phủ, Thanh tra nhà nước cần hướng dẫn các cấp, cácngành hướng hoạt động thanh tra của họ vào những vấn đề kinh tế - xã hội nổicộm thực tế đang đòi hỏi để kiến nghị với nhà nước, Chính phủ có biện pháptháo gỡ, hoặc đề ra cơ chế, biện pháp quản lý tốt hơn [5].

1.1.4.3 Thực hiện quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

a Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định phápluật về thanh tra

- Chỉ đạo về mặt tổ chức: Trong mỗi tổ chức Thanh tra cần giao nhiệmvụ cho một đơn vị hoặc một vài cán bộ giúp thủ trưởng tổ chức Thanh tra vềcông tác thông tin, tuyên truyền Nhiệm vụ của đơn vị hoặc cá nhân này chủyếu là tham mưu cho thủ trưởng tổ chức Thanh tra chương trình, mục tiêu, kếhoạch và trực tiếp thực hiện chương trình công tác thông tin, tuyên truyền vềthanh tra.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thanhtra, giải thích quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra và khiếu nại; tố cáothông qua các biện pháp và hình thức sau:

Trang 24

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyềnhình, đài phát thanh để giải thích pháp luật hoặc đưa phóng sự về hoạt độngthanh tra.

+ Thông qua các hội nghị chuyên đề về công tác thanh tra, xét, giảiquyết khiếu nại, tố cáo để thông tin và giải thích hoặc thống nhất nội dung kếhoạch thông tin, giải thích về kết quả hoạt động cũng như các quy định phápluật về thanh tra, kiểm tra và khiếu nại, tố cáo.

+ Thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáođể tuyên truyền giải thích trực tiếp cho tất cả các đối tượng liên quan đến nộidung thanh tra.

+ Biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền về hoạt động thanh travà giải thích các quy định pháp luật về thanh tra.

+ Thông qua Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra, Trường Cán bộ Thanhtra và bộ phận đối ngoại của Thanh tra nhà nước để thông tin, tuyên truyền vềcông tác thanh tra.

b Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra.

Hiệu quả công tác thanh tra phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũcán bộ, Thanh tra viên Một ngành Thanh tra mạnh không thể thiếu được độingũ cán bộ, Thanh tra viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, cónăng lực và phẩm chất tốt Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, trong những nămqua, ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều biện pháp để bồi dưỡng nâng caonăng lực, trình độ cho cán bộ, Thanh tra viên Đã chú trọng đến việc bồidưỡng, đào tạo trước mắt, đồng thời có kế hoạch lâu dài để đào tạo cho nhữngcán bộ phục vụ lâu dài trong ngành Thanh tra Trường Cán bộ Thanh tra cũngđược kiện toàn và củng cố, bổ sung nhiều cán bộ mới, đầu tư trang thiết bị,điều kiện làm việc, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình giảng dạy Hàngnăm, Thanh tra nhà nước tập trung mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ mới vàongành, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ với bộ, ngành, các tỉnh, thànhphố mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ, Thanh tra viên, cán bộ quản lý

Trang 25

của bộ, ngành, địa phương Để đào tạo cán bộ thanh tra có kiến tổng hợp sâurộng, đa dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, hàng năm Thanhtra nhà nước cử nhiều cán bộ đi học lớp đào tạo chính quy, dài hạn, bồi dưỡngnghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý,…

c Tổng hợp tình hình về công tác thanh tra

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra, trước mắttập trung vào việc tổng kết đánh giá một cách toàn diện việc thực hiện Pháplệnh Thanh tra trong thời gian qua Trong đó, tổng kết được những ưu điểm,rút ra được những hạn chế, những điểm bất hợp lý, chưa phù hợp với tìnhhình hiện nay Phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hiệu lực, hiệuquả công tác thanh tra còn hạn chế Từ đó có kiến nghị để xây dựng tổ chứcvà hoạt động thanh tra phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp vớiphương hướng đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước hiện nay.

Thanh tra nhà nước phải chủ động tham mưu, nghiên cứu xây dựng cácdự án pháp luật về thanh tra để Nhà nước xem xét ban hành, đồng thời tựmình nghiên cứu ban hành các văn bản quản lý theo thẩm quyền tạo ra hệthống pháp luật thống nhất, đồng bộ về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểmtra Hạn chế và đi tới loại trừ tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các quyphạm pháp luật về thanh tra hoặc thiếu các văn bản quy phạm pháp luật vềthanh tra, gây khó khăn cho tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về côngtác thanh tra.

d Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thanh tra XDCB

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức các tổ chức Thanh tra và cấp ngành vừaphải thực hiện nhiệm vụ do tổ chức Thanh tra nhà nước cấp trên hướng dẫnchỉ đạo, vừa phải tổ chức thực hiện công tác thanh tra do thủ trưởng chínhquyền cùng cấp giao cho Do đó, nếu không tổ chức tốt công tác hướng dẫn,chỉ đạo công tác thanh tra, xét khiếu tố, hoạt động thanh tra của các tổ chứcThanh tra cấp dưới sẽ không tập trung và dễ sa vào tình trạng bị động chay

Trang 26

theo giải quyết các công việc mang tính sự vụ của người quản lý Thực tế hoạtđộng quản lý nhà nước ở các tổ chức Thanh tra hiện nay, việc chỉ đạo, hướngdẫn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các tổ chức Thanhtra cấp dưới được thực hiện thông qua các văn bản về: Chương trình, kếhoạch hoạt động thanh tra từng năm hoặc từng giai đoạn; chương trình, kếhoạch thanh tra chuyên đề rộng; chương trình kế hoạch thanh tra hoặc giảiquyết khiếu nại, tố cáo phục vụ yêu cầu đột xuất của các cấp quản lý; hướngdẫn tổng kết, sơ kết kết quả hoạt động thanh tra hoặc giải quyết khiếu nại, tốcáo về lĩnh vực nào đó… Hoặc thông qua hình thức cử cán bộ xuống chỉ đạo,kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp [5].

1.1.4.4 Kiểm tra, thanh tra quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

Kiểm tra, kiểm soát từ phía Nhà nước đối với các cấp, các ngành và cáctổ chức Thanh tra thuộc hệ thống Thanh tra nhà nước về thực hiện các chế độ,chính sách và pháp luật của Nhà nước về thanh tra là yêu cầu không thể thiếutrong hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra Kiểm tra, kiểm soátkhông chỉ nhằm giữ vững kỷ cương, pháp luật trong hoạt động thanh tra, ngănngừa các hành vi vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước vềthanh tra mà còn có tác dụng hướng dẫn, chấn chỉnh, tháo gỡ khó khăn, thúcđẩy các đối tượng được kiểm tra thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ củamình Nội dung kiểm tra việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật củaNhà nước về thanh tra của các cấp, các ngành tập trung vào các vấn đề:

- Kiểm tra trách nhiệm về tổ chức, hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và chế độ, chínhsách của Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ thanh tra.

- Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, kết luận, kiến nghị quyết định xửlý về thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của các Đoàn thanh travà các tổ chức Thanh tra nhà nước khi đơn vị được thanh tra [5].

Trang 27

1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản

1.1.5.1 Các yếu tố khách quan

- Chính sách của nhà nước, pháp luật: Chính sách này có ảnh hưởng

ở tầm vĩ mô đến công tác quản lý nhà nước trong thanh tra XDCB Các chínhsách bao gồm văn bản, nghị định, quyết định, thông tư, Cần xác định, làmrõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra nhànước trong hệ thống các cơ quan nhà nước Làm rõ phạm vi ranh giới giữahoạt động thanh tra với các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, từ đóxác định cơ quan thanh tra nhà nước thuộc hành pháp hay lập pháp Cơ quanThanh tra nhà nước được tổ chức như thế nào, Thanh tra nhà nước ở Trungương, Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra các địa phương có nằm trong cùng mộthệ thống hay không? Được tổ chức theo hướng tập trung thống nhất hay đượctổ chức theo nguyên tắc song trùng trực thuộc?.

- Chính sách của ngành: Cần nỗ lực triển khai công tác xây dựng pháp

luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án, luật được giao chủ trì soạn thảo.Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổsung các quy định pháp luật để khắc phục sơ hở trong công tác quản lý Côngtác này đòi hỏi ngành Thanh tra phải tích cực, chủ động, phối hợp tốt với cácủy ban của Quốc hội và các bộ, ban, ngành có liên quan để hoàn thiện thể chế.Đồng thời phối hợp tốt với các cơ quan truyền thông ở Trung ương và địaphương để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về chính sách phápluật và công tác hoạt động của ngành thanh tra.

- Cơ chế quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản: Cơ chế quản

lý nhà nước về thanh tra được thực hiện qua Luật Thanh tra hiện hành, khôngphân định tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo cấp hành chínhvà tổ chức cơ quan thanh tra nhà nước thành lập theo ngành, lĩnh vực mà chỉquy định về các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, bao gồm: (i) Cơ quan

Trang 28

thanh tra nhà nước (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ;Thanh tra tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra sở; Thanh trahuyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh); (ii) Cơ quan được giao thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành (một số Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cụcthuộc sở) Việc quy định về tổ chức như trên là nhằm nâng cao tính hệ thốngcủa các cơ quan thanh tra nhà nước, đồng thời xác định rõ đối tượng thanh tra,phạm vi thanh tra giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra nhà nướcvới cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, khắcphục sự trùng lặp trong hoạt động thanh tra [5].

1.1.5.2 Các yếu tố chủquan

- Chính sách của địa phương: Mỗi địa phương sẽ có chính sách về

thanh tra xây dựng và xây dựng bộ máy QLNN về thanh tra XDCB về cơbản theo quy định của nhà nước, nhưng các địa phương ở địa bàn khácnhau sẽ cách thức tổ chức khác nhau về quy mô nhân sự, bộ máy, cơ cấulàm việc,… Chính sách của địa phương còn bao gồm cả các văn bản củacơ quan thanh tra cấp tỉnh về quyết định, nghị quyết để công tác quản lýnhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản thuận lợi.

- Bộ máy phân cấp quản lý Nhà nước: Bộ máy phản ánh quy trình,

số lượng, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý nhà nước về thanh tr a xâydựng cơ bản Theo xu hướng hành chính công hiện nay, bộ máy cần tinhgiản, gọn nhẹ, quy trình đơn giản để thực hiện tiết kiệm, hiệu quả [5].

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơbản của một số địa phương trong nước

1.2.1 Kinh nghiệm của thành phố Trà Vinh

Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấphành chính sách pháp luật trong quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng cơ bảncủa UBND thành phố Trà Vinh Theo đó, đã phát hiện nhiều sai phạm với sốtiền nhiều tỉ đồng.

Trang 29

Cụ thể, trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản,UBND thành phố T rà V in h c hưa kịp thời theo dõi, đôn đốc, xử lý trách nhiệmcác chủ đầu tư chậm quyết toán các dự án sử dụng vốn nhà nước, dẫn đếnnhiều công trình quyết toán không đảm bảo thời gian theo quy định.

Công tác quản lý thu chi tài chính và một số hoạt động tại Ban quản lýcác dự án xây dựng của thành phố còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót trongviệc không lập dự toán và báo cáo tài chính nguồn thu bán hồ sơ mời thầu Cónhững khoản chi vượt mức, không đúng quy định, không nộp ngân sách tiềntồn từ nguồn thu bán hồ sơ mời thầu cuối năm 2015.

Về công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ tái định cư của Banquản lý dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL (tiểu dự án thành phố Trà Vinh)cũng có nhiều sai sót.

Cụ thể, đoàn kiểm tra 2/6 công trình mà ban quản lý dự án đã thực hiệncông tác giải phóng mặt bằng (công trình Công viên Trung tâm thành phố vàcông trình đường vào Công viên Thanh niên thành phố) đã phát hiện việc ápdụng đơn giá để tính toán và xác định giá trị bồi thường chưa phù hợp với đơngiá quy định; giá trị bồi thường thực tế chênh lệch so với chứng thư thẩm địnhgiá; chưa xác định đúng chủ sở hữu của tài sản khi bồi thường.

Đặc biệt, Thanh tra tỉnh còn phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọngtrong việc thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm các dự án, công trìnhsử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách thành phố Trà Vinh và dự án sửdụng nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của trung ương, địaphương (dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - tiểu dự án TP Trà Vinh).

Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan còn nhiều hạn chế, thiếu sóttrong công tác lập, thẩm định, phê duyệt báo, lựa chọn nhà thầu, chấtlượng c ô n g trì n h v à công tác quyết toán dự án hoàn thành… dẫn đến sai phạmkinh tế với số tiền nhiều tỉ đồng.

Trang 30

Từ những sai sót trên, Thanh tra tỉnh kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh tiếnhành kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với tập thể ban lãnh đạo UBND thànhphố Trà Vinh (giai đoạn 2016-2017); chủ tịch UBND TP Trà Vinh (kiêmgiám đốc Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị thành phố Trà Vinh); phó chủtịch UBND thành phố phụ trách x ây d ự n g cơ b ả n v à những cá nhân, đơn vị cóliên quan để xảy ra những sai phạm nêu trên…

Đồng thời, đề nghị Chủ tịch UBND thành phố Trà Vinh chỉ đạo cácđơn vị liên quan khắc phục s ai p h ạm v ề kinh tế [16].

1.2.2 Kinh nghiệm của thành phố Sóc Trăng

Mặc dù, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) luôn được bảođảm đúng kế hoạch, song việc triển khai thực hiện các công trình, dự án phụcvụ phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Sóc Trăng những năm gần đây vẫncòn nhiều bất cập, dẫn đến tiến độ thi công chậm, gây lãng phí thời gian, vậttư thiết bị… Khắc phục tình trạng này, tỉnh Sóc Trăng đã và đang thực hiệnnhiều giải pháp nhằm sớm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công cáccông trình trọng điểm.

Tiến độ thi công chậm

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 được khởi công xây dựng trênđịa bàn huyện Long Phú từ đầu năm 2011 do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(PVN) làm chủ đầu tư, tổng giá trị 1,2 tỷ USD, công suất 1.200 MW, dự kiếnsẽ hoàn thành, phát điện tổ máy số 1 năm 2014, tổ máy số 2 năm 2015, cungcấp cho lưới điện quốc gia khoảng 7,8 tỷ kW giờ điện/năm Đây là dự án quantrọng, không chỉ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia mà còn góp phần pháttriển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh SócTrăng nói riêng Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Doãn Toàn, Trưởng ban Quảnlý dự án Điện lực Dầu khí Long Phú 1 (PVN) thì hiện nay, tiến độ thi công dựán đang bị chậm so với kế hoạch Nguyên nhân do nhiều yếu tố khách quan,

Trang 31

trong đó có những ràng buộc về cơ chế, quy định về đơn giá xây dựng; côngtác thực thanh, thực chi khiến việc xác định dự toán chi phí cho từng hạngmục công trình của các nhà thầu gặp nhiều vướng mắc Trong khi một số nhàthầu không còn đủ nguồn lực để thi công, gây ảnh hưởng trực tiếp tiến độ xâydựng công trình.

Tương tự, Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng được khởi côngxây dựng ngày 7-6-2010 tại đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố SócTrăng Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh, gồm ba khu: Hành chính -Khám - Điều trị, xây dựng trên diện tích hơn 70 nghìn m2, tổng mức đầu tư830 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Công trình do Tổng công tyĐầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - nhà thầu chính, thi công, dự kiến hoànthành vào cuối năm 2014 Nhưng do trước đây trong công tác quản lý, điềuhành của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án các công trình xây dựng Sóc Trăngcó nhiều hạn chế cho nên thiếu kiểm tra từ khâu quy hoạch, tư vấn, thiết kế,giám sát đến năng lực nhà thầu… Từ đó, dẫn đến việc phối hợp thiết lập dự áncó nhiều sai sót, phải chỉnh sửa nhiều lần Cụ thể, dự án phải thay đổi quy môtừ 16 tầng giảm xuống còn 9 tầng; số giường bệnh giảm từ 400 xuống còn 250giường… Hơn nữa, giữa nhà thầu chính và các nhà thầu phụ thường xuyênxảy ra mâu thuẫn, tranh chấp trong việc mua bán thầu khiến tiến độ thi côngđã chậm còn chậm hơn Đến nay, sau tám năm thi công, các nhà thầu chỉ mớixây dựng xong hai khu (mỗi khu chín tầng), còn lại gói thầu số 40 thi côngxây dựng hạng mục 2A (Khu Khám - Điều trị ngoại trú - Hành chínhQuản trị) đang xây dựng dở dang Thời gian gần đây, mặc dù chủ đầu tư(Ban Quản lý dự án 1) tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công nhưngdự án vẫn chưa giải ngân hết nguồn vốn Tính riêng năm 2017, dự án Bệnhviện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng chỉ giải ngân được hơn 76 tỷ trong số100 tỷ đồng.

Thành phố Sóc Trăng hiện có gần 70 công trình, dự án do trung ươngvà địa phương làm chủ đầu tư Đến thời điểm này, có công trình sắp hoàn

Trang 32

thành, có công trình đang thi công nhưng cũng còn không ít những công trìnhđang gặp nhiều vướng mắc, khó khăn cho nên chưa khởi công được gây ảnhhưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tưSóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết: Năm 2017, nguồn vốn đầu tư XDCBtrên địa bàn tỉnh được phê duyệt là hơn 2.254 tỷ đồng, với gần 70 dự án đượcbố trí vốn, trong đó bố trí hoàn thành hơn 60 dự án Tuy nhiên, tiến độ giảingân hiện nay còn chậm, dẫn đến tình trạng thi công các công trình, dự án bịtrì hoãn kéo dài Tính từ đầu năm 2017 đến 31-1-2018, toàn tỉnh giải ngânhơn 1.872 tỷ đồng, đạt 83,1% kế hoạch vốn được giao Trong đó, nhiều côngtrình, dự án và một số chương trình nguồn vốn đầu tư lớn nhưng tỷ lệ giảingân vẫn thấp Chẳng hạn, công trình xây dựng tuyến đê bao ngăn mặn vàđường phục vụ an ninh - quốc phòng, ứng cứu tàu thuyền vùng biển huyệnTrần Đề có tổng vốn đầu tư 979 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm2014 đến năm 2018 Đây là công trình quan trọng của tỉnh không chỉ gópphần ngăn mặn, giữ ngọt, phục vụ an ninh - quốc phòng, ứng cứu tàu thuyềntrên biển mà còn phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địaphương Tuy nhiên, năm 2017 cũng chỉ giải ngân 34,56% số nguồn vốn đượccấp so với kế hoạch Các dự án phát triển lâm nghiệp như: Bảo vệ và pháttriển rừng phòng hộ ven biển giai đoạn 2011- 2020; Trồng mới, phục hồi rừngngập mặn thích ứng biến đổi khí hậu; Trồng cây ngập mặn, chống xói lở bảovệ đê biển… cũng mới giải ngân được 23,72% so với tổng vốn đầu tư củanăm 2017 Đạt thấp nhất là công trình hạ tầng Khu di tích lịch sử quốc giathuộc huyện Cù Lao Dung, tổng nguồn vốn được giải ngân chỉ đạt 0,76% sokế hoạch năm 2017 Riêng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018, tính đếnngày 31-5 toàn tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ mới giải ngân hơn 1.134 tỷ đồng (đạt34,15% kế hoạch).

Giải thích vấn đề này, ông Lâm Hoàng Nghiệp cho rằng: Quy trìnhthực hiện đầu tư theo Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các

Trang 33

văn bản hướng dẫn liên quan phải trải qua nhiều bước, nhiều thủ tục Bêncạnh đó, một số dự án còn vướng việc thay đổi địa điểm đầu tư; công tácnghiệm thu khối lượng hoàn thành ở một số dự án chậm đã ảnh hưởng đếntiến độ giải ngân Thực tế, một số dự án khởi công mới, đang triển khai côngtác đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dựtoán; thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế - tổng dự toán; đấu thầu lựa chọnnhà thầu xây lắp, thiết bị cho nên tiến độ giải ngân chậm (do các công việcnày chiếm khá nhiều thời gian) Trong khi một số gói thầu được tổ chức đấuthầu quốc tế lại phải thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định của nhà tàitrợ Mặt khác, công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) của một số dựán cũng gặp không ít khó khăn, chi phí tăng cao so với dự án được duyệt.Việc triển khai dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia còn gặp nhiềukhó khăn do trình tự thủ tục quy định chưa phù hợp thực tế Một số công trìnhkhác mặc dù đã có khối lượng thi công, nhưng chủ đầu tư chậm lập thủ tụcquyết toán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân…

Tháo gỡ khó khăn

Những năm gần đây, tỉnh Sóc Trăng được Nhà nước quan tâm đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội địa phương Nhận thức được điều đó, lãnh đạo tỉnh cùng các ngànhchức năng đang tập trung sức khắc phục, chấn chỉnh những yếu kém trongcông tác điều hành, quản lý XDCB nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thicông các công trình, dự án trên địa bàn Để chủ động đẩy nhanh tiến độ thựchiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2017, ngay từ đầu năm, tỉnh đã banhành Công văn số 515/UBND-XD chỉ đạo các đơn vị, chủ đầu tư khẩn trươngtập trung hoàn thành việc phân giao hết số vốn kế hoạch đầu tư công năm2017 đã được giao Thực hiện quyết liệt các giải pháp, phấn đấu đến ngày 31-12-2017 giải ngân toàn bộ kế hoạch vốn năm 2017 Trường hợp số vốn giảingân của các chủ đầu tư, các huyện, thị xã và thành phố trong ba tháng liên

Trang 34

tiếp thấp hơn so với mức giải ngân trung bình của tỉnh, các đơn vị được giaokế hoạch vốn phải có giải trình và kiểm điểm trách nhiệm báo cáo UBNDtỉnh Khẩn trương triển khai thực hiện dự án đã được bố trí kế hoạch vốn, đẩynhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu; phê duyệt thiếtkế bản vẽ thi công - tổng dự toán,… chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắcđể đẩy nhanh tiến độ thi công công trình Tăng cường các biện pháp quản lýđầu tư công để không phát sinh nợ đọng XDCB Tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư công,làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với cácđơn vị, cá nhân gây chậm trễ trong việc giao vốn, đấu thầu, triển khai thựchiện, thanh toán vốn… Coi trọng việc thẩm định năng lực các nhà đầu tư, nhàthầu và tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực XDCB.

Riêng đối với các chủ đầu tư thực hiện công trình chậm, ngoài việcxem xét các danh hiệu thi đua, sẽ kiên quyết không phân bổ kế hoạch XDCBcho ngành đó trong năm tiếp theo Những dự án nào thực hiện chậm trễ,không có khối lượng thì điều chuyển vốn cho các dự án có khối lượng nhưngthiếu vốn Ưu tiên các gói thầu khác cho các đơn vị hoàn thành đúng tiến độthi công Tỉnh cũng yêu cầu các chủ đầu tư nêu cao tinh thần trách nhiệm,kiên quyết không cho phép những đơn vị tư vấn thiếu năng lực tham gia thựchiện các công trình, xử lý nghiêm các nhà thầu không bảo đảm tiến độ thicông Kịp thời thay thế cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thànhnhiệm vụ Tỉnh duy trì thường xuyên cuộc họp giao ban hằng tháng để kịpthời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong XDCB Tiếp tục củng cố, kiệntoàn bộ máy các ban quản lý dự án 1, 2 và Trung tâm Phát triển quỹ đất nhằmtăng cường năng lực, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ GPMB, phối hợp chủ đầutư hoàn thiện thủ tục sớm, bàn giao mặt bằng sạch theo tiến độ dự án Đồngthời thực hiện chính sách khuyến khích, mời gọi những đơn vị tư vấn có nănglực đến địa phương tham gia thực hiện các công trình, dự án với mục tiêu

Trang 35

tránh thất thoát, lãng phí, bảo đảm chất lượng các công trình Nghiên cứu, bổsung chính sách trong khâu GPMB, hỗ trợ và bố trí tái định cư, bảo đảm ổnđịnh cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất cho người bị thu hồi đất Công tác bồithường GPMB sẽ được tiến hành một cách công khai, minh bạch, dân chủ,đúng pháp luật [15].

1.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác thanh tra xây dựng cơ bảnvề công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh QuảngNinh Một là, lập kế hoạch quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản

của thành phố Cẩm Phả Xây dựng định hướng hoạt động hàng năm chongành Thanh tra, xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thường xuyêncho Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố Tránh sự chồng chéo,trùng lắp trong chương trình, kế hoạch thanh tra Tăng cường phối hợp traođổi thông tin với các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra (Viện Kiểmsát, Công an, Kiểm tra Đảng) để xây dựng chương trình, kế hoạch của mỗingành, tránh chồng chéo Tăng cường vai trò các vụ chức năng của cơ quanThanh tra nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước

Hai là, xây dựng, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra định kỳ.

thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm hoạt động công tác thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo Chú trọng vào thanh tra các chuyên đề, thanh tra diệnrộng, những vụ việc phức tạp từ đó có bài học kinh nghiệm phổ biến chungcho toàn ngành Bổ sung và nâng cao lý luận về nghiệp vụ công tác thanh tra.Kiện toàn các tổ chức Thanh tra các cấp, các ngành, nhất là Thanh tra sở,ngành, Thanh tra huyện, quận chú trọng tới thanh tra các địa phương ở miềnnúi, trung du Bố trí cán bộ lãnh đạo đúng tiêu chuẩn, tuyển chọn bổ nhiệm cánbộ, Thanh tra viên bảo đảm đúng năng lực, trình độ Xây dựng chiến lược vềcán bộ đảm bảo ngành Thanh tra phát triển theo định hướng chính quy hiệnđại.

Ba là, thực hiện quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản của

Trang 36

thành phố Cẩm Phả Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra cáccấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, về khiếu nại, tốcáo Đôn đốc kiểm tra các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc thực hiện cáckết luận, quyết định, kiến nghị về thanh tra, các quyết định giải quyết khiếunại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Bốn là, kiểm tra, thanh tra quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ

bản của thành phố Cẩm Phả Đánh giá, Rà soát các văn bản pháp luật hiệnhành về công tác thanh tra để phát hiện những quy định bất hợp lý, chồngchéo, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bảnthuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành những văn bảnbổ sung, khắc phục những khiếm khuyết, những điểm bất hợp lý của Pháplệnh Thanh tra Chẳng hạn như sớm trình Chính phủ ban hành các văn bản đểkhắc phục tình trạng chồng chéo, bất hợp lý trong tổ chức của các cơ quan cóthẩm quyền phối hợp với các bộ, ngành hữu quan điều chỉnh và thống nhấtmột số quy định pháp luật về phương hướng tổ chức, thành lập các tổ chứcThanh tra ở bộ, ngành.

Trang 37

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm điều tra

Công tác xây dựng cơ bản tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninhtrong những năm qua vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế như: Xây dựng,trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩmquyền các văn bản pháp luật về công tác thanh tra chưa đúng theo quy địnhpháp luật; công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy địnhpháp luật về thanh tra chưa mạnh mẽ vì nguồn ngân sách hạn hẹp; công tácđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác thanh tra chưa thườngxuyên; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra cònxảy ra nhiều năm kéo dài chưa khắc phục được hậu quả,… Hơn nữa công tácthanh tra này thuộc về cơ quan thanh tra chuyên ngành dọc như thuế, xâydựng,… nên tác giả tiến hành nghiên cứu tại các phường, xã trên địa bànthành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các nguồn thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội TP Cẩm Phả.- Các tài liệu đã công bố về quản lý nhà nước về công tác thanh traxây dựng cơ bản thành phố Cẩm Phả, giai đoạn 2015 -2017.

Trang 38

- Các thông tin trên các Website của thành phố Hà Nội, thành phố ĐàNẵng trong quản lý nhà nước về công tác thanh tra xây dựng cơ bản.

- Chi cục Thống kê thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấpa Đối tượng điều tra

- Cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra xây dựng cơ bản.- Ban lãnh đạo các đơn vị phường, xã thuộc thành phố Cẩm Phả.

b Thời gian và địa điểm điều tra

- Thời gian: tháng 9,10 năm 2017.

- Địa điểm: Các phường, xã thuộc địa bàn thành phố Cẩm Phả.

c Quy mô mẫu điều tra

- Đối với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác thanh tra xây dựng cơ bản:bao gồm các cán bộ thuộc Cơ quan thanh tra thành phố, phường, xã, số ngườilà 106 người Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

Nn =

Trong đó:

n là lượng mẫu cần lấyN là số lượng tổng thể

e là sai số cho phép (e=5%)

Tính được số mẫu là n1 = 84 người.

- Ban lãnh đạo các đơn vị xã phường, thị trấn thuộc thành phố Cẩm Phảgồm 48 người, tác giả tiến hành điều tra tổng thể, như vậy n = 48 người.

Tổng số mẫu điều tra là n = 84+48 = 132 người.

d Mẫu phiếu điều tra

Tác giả thiết kế phiếu hỏi dự kiến gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin chung đối tượng trả lời như họ tên, giới tính, tuổi,kinh nghiệm, trình độ chuyên môn,…

Trang 39

(Phụ lục).

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụngtrong nghiên cứu này Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.1 Mức ý nghĩa của điểm bình quân

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp phân tổ thống kê

Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và phân tíchcác số liệu thu thập được từ điều tra theo các tiêu thức phù hợp với mục tiêunghiên cứu Từ đó nhận biết được thực trạng của vấn đề nghiên cứu Từphương pháp này có thể tìm ra sự liên quan giữa các nhân tố tác động đến vấnđề nghiên cứu.

2.2.3.2 Phương pháp so sánh

Tác giả đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về sự biến độngcủa số đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, thực trạng công tác xây dựngcơ bản tại địa bàn qua 3 năm 2015 - 2017 nghiên cứu Tác giả sử dụng 2 kỹthuật, đó là:

Trang 40

kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sựbiến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉlệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp Phương pháp chỉ rõmức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quantrọng của chỉ tiêu tổng thể Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát vàphân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra cácbiện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

2.2.3.3 Phương pháp dự báo thống kê

Sử dụng phương pháp dự báo thống kê để có thể dự báo về tương laicủa công tác xây dựng cơ bản và công tác thanh tra xây dựng cơ bản tại thànhphố Cẩm Phả đến năm 2020 Hay nói cách khác là đưa ra những kế hoạch choquản lý công tác quản lý Nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản đến năm2020.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Chỉ tiêu phản ánh điều kiện kinh tế-xã hội thành phố Cẩm Phả

- Thu nhập bình quân của hộ; thu nhập bình quân đầu người,…

2.3.2 Chỉ tiêu quản lý nhà nước về thanh tra xây dựng cơ bản của thànhphố Cẩm Phả

a Chỉ tiêu đánh giá công tác lập kế hoạch quản lý Nhà nước về thanhtra xây dựng cơ bản của thành phố Cẩm Phả

Kế hoạch các đơn vị thanh tra = Số đơn vị theo kế hoạch + Số đơn vịđột xuất theo kế hoạch

Ngày đăng: 18/04/2019, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w