1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học ở trường THCS trên địa bàn huyện yên dũng tỉnh bắc giang theo tiếp cận năng lực

121 90 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,98 MB

Nội dung

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học của các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng.. Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cần thực hiện đổi mới đồng bộ từ việcxác định

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN ĐỨC LONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGOÀI MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG THEO

TIẾP CẬN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN ĐỨC LONG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGOÀI MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG THEO

TIẾP CẬN NĂNG LỰC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140 114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ TRƯỜNG SƠN CHẤN HẢI

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học, Hội đồng ĐT sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Sở và các phòng ban của Sở GD & ĐT tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo Phòng GD huyện Yên Dũng, Ban giám hiệu, GV, các em HS và phụ huynh HS ở các trường THCS huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Trường Sơn Chấn Hải, người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp

đỡ tôi trong quá trình triển khai và hoàn thành đề tài.

Mặc dù đã rất cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định Kính mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn.

Hà nội, tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ

Trần Đức Long

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Tôi cũng xin cam đoanrằng mọi sự giúp đơ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và cácthông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà nội, tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ

Trần Đức Long

Trang 5

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CNH - HĐH

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Giả thuyết khoa học 6

7 Cấu trúc của luận văn 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT 7

VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT 7

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Khái niệm Quản lý 9

1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục 14

1.2.3 Khái niệm giáo dục thể chất 16

1.2.4 Khái niệm năng lực 24

1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất 24

1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học theo tiếp cận năng lực 29

1.3 Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động giáo dục thể chất ở trường trung học cơ sở 31

1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Thể dục thể thao và quản lý giáo dục thể chất 31

1.3.2 Hoạt động giáo dục thể chât ở các trường trung học cơ sở 34

1.3.3 Vấn đề quản lý giáo dục thể chất ngoài môn học ở trường trung học cơ sở 39

Trang 7

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục thể chất ngoài môn học ở trường trung học cơ sở 41Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGOÀI MÔN HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC

VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 462.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ quản lý Phòng giáo dục vàđào tạo huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 462.1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 462.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang 472.2 Thực trạng hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học của các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng 492.2.1 Thực trạng về các nội dung, hình thức hoạt động giáo dục thể chất

ngoài môn học 492.2.2 Thực trạng hoạt động của các đội tuyển thể dục thể thao 502.2.3 Thực trạng về tính tích cực tham gia hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học của học sinh 512.2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục thể chất ngoài môn học 542.2.5 Thực trạng thành tích hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học của cấp trung học cơ sở huyện Yên Dũng 562.3 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học của các trường trung học cơ sở huyện Yên Dũng 57

2.3.1 Thực trạng quản lý về xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 572.3.2 Thực trạng về phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 59

Trang 8

2.3.3 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn

học 60

2.3.4 Thực trạng về điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 62

2.3.5 Thực trạng công tác chỉ đạo quản lý các đội tuyển thể dục thể thao của các nhà trường 65

2.3.5 Thực trạng kết quả hoạt động của phong trào thể dục thể thao các nhà trường 66

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 67

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT NGOÀI MÔN HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 69

THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 69

3.1 Nguyên tắc lựa chọn biện pháp 69

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo đáp ứng mục tiêu giáo dục thể chất 69

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 70

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 70

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 71

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 71

3.1.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 72

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học ở trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 72

3.2.1 Biện pháp thứ nhất: Quản lý đội ngũ giáo viên dạy hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 72

3.2.2 Biện pháp thứ hai: Xây dựng các câu lạc bộ tập luyện các môn thể dục thể thao trong chương trình hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 75

Trang 9

3.2.3 Biện pháp thứ ba: Tổ chức các hoạt động tập luyện trong chương trình

hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 78

3.2.4 Biện pháp thứ tư: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động trong chương trình hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học

79 3.2.5 Biện pháp thứ năm: Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học 82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Khuyến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 102

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 chương trình môn học thể dục 2011 22Bảng 2.1: Nội dung, hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá

thường xuyên của các học sinh THCS

50

Bảng 2.2: Bảng thống kê việc tập luyện đội tuyển TDTT của một số

trường trên địa bàn huyện Yên Dũng

51

Bảng 2.3: Đánh giá tính tích cực trong tập luyện Thể thao ngoại

khóa của học sinh

53

Bảng 2.4: Tình hình sân bãi tập thể dục của các trường THCS trên

địa bàn huyện Yên Dũng

54

Bảng 2.5: Tình hình trang bị thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt

động giảng dạy và học tập thể dục của các trường THCS

năm học 2016 – 2017

55

Bảng 2.6: Kết quả các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng

đạt được trong chương trình hội khỏe Phù Đổng năm

học 2016 - 2017

56

Bảng 2.7.Ý kiến của cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch quản lý

GDTC trong và ngoài môn học

58

Bảng 2.8: Số lượng và tỷ lệ GV thể dục trên các trường THCS trên

địa bàn huyện Yên Dũng

60

Bảng 2.9: Ý kiến của cán bộ quản lý về nội dung quản lý hoạt động

ngoại khoá môn thể dục ở các trường THCS

Bảng 3.3 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi

của các biện pháp đề xuất

88

Trang 11

một tư duy sáng suốt chỉ có thể có ở một cơ thể cường tráng, đầy sinh lực.

Trái đất của chúng ta luôn vận động, và cùng với đó là sự vận động của

xã hội loài người Trong xu thế hiện nay là cả thế giới vận động theo hướnghợp tác toàn cầu hóa, nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển đó.Nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) (11/1/2007) Để đápứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập và pháttriển hiện nay thì sự phát triển của khoa học GD được đặt lên là một trongnhững ưu tiên hàng đầu Đó là cuộc cách mạng mang tính thời đại sâu sắc.Trong những năm qua, Bộ GD & ĐT đã có những chỉ đạo đổi mới công tácquản lý trường học như đổi mới hệ thống quản lý GD, nội dung, phương pháp

và hình thức quản lý GD bước đầu đã có những tác động tích cực đáng kể đếnchất lượng GD Đổi mới quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS đã cótác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập, đến chất lượngGD&ĐT

Hội nghị TW 8 khóa XI của Ban chấp hành trung ương Đảng đã banhành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diệnGDvà ĐT Nghị quyết nêu ra 9 giải pháp quan trọng, trong đó có giải pháp

thứ 2 là: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của GD&ĐT theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học”.

Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa cuộc đổi mới GD lần này với những lần cảicách, đổi mới trước đó Đó là mục tiêu GD chuyển từ “định hướng nội dung”sang “định hướng năng lực”

Trang 12

Để thực hiện tốt mục tiêu trên, cần thực hiện đổi mới đồng bộ từ việcxác định lại mục tiêu giáo dục, đổi mới chương trình và sách giáo khoa,việcđổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của HS.

Cùng với những nỗ lực không ngừng của ngành GD Việt Nam trongviệc nâng cao chất lượng dạy và học, những năm gần đây, GDTC trong nhàtrường đã và đang được chú trọng nhằm cân bằng thời lượng giữa học tập vàvui chơi vận động, giúp các em HS được phát triển toàn diện cả về thể lực vàtrí lực Trong các văn kiện của Đảng, tư tưởng chỉ đạo về mục tiêu phát triển

GD trong thời kỳ CNH - HĐH đã được xác định là: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại,

có tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhiều công trình khoa học cho thấy GDTC góp phần tạo dựng cơ sở cho

sự phát triển cơ thể toàn diện hoàn thiện hình thể, sức khỏe và hình thànhcác kỹ năng vận động cho HS, góp phần hình thành nhân cách HS – nguồnnhân lực tương lai cho đất nước Đây là vấn đề khoa học mà hoạt động GDTCtrong các trường học nói chung, trường THCS nói riêng phải hướng đến để HSphát triển toàn diện Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta chưa làm được việc đó

Huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang là một huyện đang trên đà phát triển,

KT – XH có nhiều đổi thay trong thời kỳ mới Trong lĩnh vực giáo dục, được

sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng ủy – HĐND – UBND huyện nên PGD đãxây dựng được nhiều giải pháp, tích cực chỉ đạo các trường trên địa bàn đổimới công tác quản lý và công tác GD đạt được hiệu quả cao Trong đó cócông tác quản lý hoạt động GDTC, dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn cònnhiều bất cập như nhận thức của một số quản lý các trường cũng như một số

Trang 13

GV, cha, mẹ HS về vai trò của GDTC còn chưa rõ có thái độ coi thường Thờilượng học tập GDTC cũng như phương pháp giảng dạy vẫn còn bất cập, vẫn

sử dụng phương pháp truyền đạt một chiều về kiến thức và áp dụng đánh giátrên việc người học học được gì Có thể nói hoạt động GDTC ở huyện YênDũng chưa thực sự khai thác được hết tiềm lực của HS và chưa đáp ứng đượcyêu cầu của sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay

Trong hoạt động GDTC tại trường THCS hiện nay, ngoài hoạt độngdạy học chính khóa theo chương trình học của Bộ GD & ĐT còn có hoạt độngGDTC ngoài môn học (hoạt động câu lạc bộ, ngoại khóa, đội tuyển thể thaoHS ) Do thực tế đào tạo, các GV dạy GDTC tại trường THCS được đào tạochuyên sâu một môn nhưng lại giảng dạy nhiều môn theo chương trình củamôn học trong nhà trường Huyện Yên Dũng đã chia các trường THCS trênđịa bàn thành các cụm khu, mỗi cụm khu gồm 6 đến 7 trường Hoạt độngGDTC ngoài trường buổi chiều các trường trên cùng cụm khu sẽ tập trungcùng tham gia tập luyện và học tập, các GV dạy GDTC trong cụm khu cùngnhau hướng dẫn và dạy HS theo chuyên môn mình am hiểu nhất Tuy nhiêntrong quá trình hoạt động thì mô hình GDTC ngoài môn học theo cụm khucòn nhiều bất cập về công tác quản lý

Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên, để nâng cao chất

lượng dạy và học trong nhà trường tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động

GDTC ngoài môn học ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo tiếp cận năng lực” để nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học ởtrường THCS theo tiếp cận năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhàtrường và chất lượng GDcho HS THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnhBắc Giang

Trang 14

3 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học ởtrường THCS theo tiếp cận năng lực

Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hoạt động GDTC ởcác trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Đề xuất một số hoạt động quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học ởcác trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo hướngtiếp cận năng lực

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Biện pháp quản lý hoạt độngGDTC ngoài môn học ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh BắcGiang theo tiếp cận năng lực

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Công tác quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học đối với nhà trường

THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

+ Hoạt động GDTC ngoài môn học ở nhà trường THCS trên địa bàn

huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

+ Biện pháp quản lý theo tiếp cận năng lực đối với hoạt động GDTCngoài môn học ở trường THCS của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Nghiên cứu thăm dò 21 đồng chí HT các trường THCS trên địa bànhuyện Yên Dũng

Trang 15

HT trường THCS Thị Trấn Neo

HT trường THCS Nham Sơn

HT trường THCS Tiền Phong

HT trường THCS Yên Lư

HT trường THCS Nội Hoàng

HT trường THCS Tân Liễu

HT trường THCS Xuân phú

HT trường THCS Tân An

HT trường THCS Thị Trấn Tân Dân

HT trường THCS Hương Gián

HT trường THCS Quỳnh Sơn

HT trường THCS Lãng Sơn

HT trường THCS Lão Hộ

HT trường THCS Trí Yên

HT trường THCS Thắng CươngNghiên cứu thăm dò qua phiếu hỏi 4065 em HS tại 10 trong 21 trườngTHCS trên địa bàn Huyện Yên Dũng

360 em HS trường THCS Nham Sơn

410 em HS trường THCS Tiền Phong

655 em HS trường THCS Yên Lư

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng cácnhóm phương pháp nghiên cứu như sau:

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích và tổng hợp tài

liệu, phân loại và hệ thống hóa lý thuyết xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát:

quan sát hoạt động của GV, quản lý hoạt động dạy học của HT, phó HT trongtrường; Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các GV, HT, phó HT, tổtrưởng chuyên môn, HS; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lýhoạt động GDTC đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDTC ở cáctrường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo hướng tiếpcận năng lực

Nhóm phương pháp hỗ trợ: Dùng phương pháp toán thống kê để xử

lý, tổng hợp số liệu thu được, trên cơ sở đó rút ra kết luận khoa học, nhận xétmang tính khái quát

6 Giả thuyết khoa học

Nếu các biện pháp hoạt động GDTC ngoài môn học được thực hiện mộtcách khoa học, đồng bộ và phù hợp với thực trạng của bậc học thì chất lượnghọc tập của HS sẽ được nâng cao, góp phần đáp ứng mục tiêu GD toàn diệncho HS THCS

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm: Đặt vấn đề và ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDTC ở trường THCS

theo tiếp cận năng lực

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học ở

trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang

Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học

ở trường THCS trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo tiếp cậnnăng lực

Trang 17

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT

VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề.

GD và phát triển GD trong Nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc pháthuy và bồi dưỡng nhân tố con người Đồng thời góp phần nâng cao thể lực,

GD nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, làm phong phú đời sống văn hóa

và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt Nam, tăng cường và giữvững an ninh quốc phòng cho đất nước

Trong thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam trước hết phải nói đếnquan điểm phát triển GD của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Bằng việc

kế thừa những tinh hoa của các tư tưởng GD tiên tiến và việc vận dụng sángtạo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã để lại cho chúng

ta nền tảng lý luận về vai trò của GD, định hướng phát triển GD, mục đíchdạy học, các nguyên lý dạy học, các phương thức dạy học, vai trò của quản lý

và cán bộ quản lý GD, phương pháp lãnh đạo và quản lý Thực tiễn đã khẳngđịnh rằng hệ thống các tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về GD có giá trịcao trong quá trình phát triển lý luận dạy học, lý luận GD của nền GD cáchmạng Việt Nam

Gần đây, có nhiều công trình khoa học quản lý của các nhà nghiêncứu, giảng viên đại học viết dưới dạng giáo trình, sách tham khảo, phổ biếnkinh nghiệm đã được công bố, đó là các sách, giáo trình của: Phạm ThànhNghị, Đặng Bá Lãm, Đặng Hữu Đạo, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Chân,Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Gia Quý, Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Đình Am Các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết được những vấn đề lý luận cơbản về khoa học quản lý như: Khái niệm quản lý; bản chất của hoạt động

Trang 18

quản lý; các thành phần cấu trúc, các giai đoạn của hoạt động quản lý… đồngthời chỉ ra các phương pháp và nghệ thuật quản lý Tuy nhiên, những thànhtựu đó cũng chỉ dừng lại ở mức độ lý luận, sử dụng làm tài liệu giảng dạy Cónhiều tác giả nghiên cứu về lý luận về quản lý GD, các giải pháp, kinhnghiệm quản lý rút ra từ thực tiễn của GD Việt Nam Tiêu biểu là các 7 tácgiả: Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải,Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Mĩ Lộc.

Về lĩnh vực GDTC trong nhà trường, trong cuốn Tuyển tập nghiên cứukhoa học GDTC, y tế trường học (Bộ GD&ĐT, NXB TDTT năm 2006), đãcông bố công trình nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực GDTC và y tếtrường học Trong số các nghiên cứu này có thể kể đến công trình của NgũDuy Anh và Vũ Đức Thu trong đề tài “Định hướng chiến lược tăng cườngGDTC, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ HS trong nhà trường phổ thông các cấpđến năm 2010” Trong đề tài này, các tác giả đã đưa ra mục tiêu định hướnglâu dài, mục tiêu trước mắt 2003 - 2010 và đồng thời đưa ra các giải phápchiến lược nhằm thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra Trong nghiên cứu khoahọc của tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam với nội dung Nghiên cứuthực trạng và giải pháp nâng cao công tác GDTC trường học các tác giả đãđánh giá thực trạng về các hoạt động GDTC đồng thời vạch ra những khókhăn yếu kém và đề ra mục tiêu, giải pháp để khắc phục những hạn chế còntồn tại Phạm vi nghiên cứu đề tài này thực hiện trên các địa phương cả nước

do đó nó thể hiện được bức tranh tổng thể công tác GDTC Nhưng hạn chếcủa nó là chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các vùng miền, địa phương vàcác giải pháp tương ứng Trong các đề tài tiếp theo có thể kể đến công trình

nghiên cứu của tác giả Hoàng Công Dân với đề tài: “Nghiên cứu biện pháp phát triển thể chất cho HS các trường THPT dân tộc nội trú khu vực miền núi phía bắc” Đề tài đã đánh giá được thực trạng phát triển thể chất của HS các

Trang 19

trường dân tộc nội trú gồm các tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn

và cũng đề ra các biện pháp nhằm tăng cường thể chất cho đối tượng HS này.Biện pháp chủ yếu là bám sát nội dung chương trình dạy học để tăng cườngthể lực, trang bị kỹ năng cho HS tốt hơn

Các tác giả đã nghiên cứu thực trạng GDTC, nghiên cứu lý luận vềGDTC, đưa ra các tiêu chí đánh giá GDTC, xây dựng một số biện pháp tácđộng, đánh giá kết quả các biện pháp Đây là những công trình nghiên cứu cóchiều sâu về lý luận và phần thực trạng, đưa ra các biện pháp, thực nghiệmcông phu Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực GDTCsong chủ yếu mang tính tổng quát trên phạm vi rộng hoặc các biện pháp ápdụng cho việc vận dụng phương pháp, sử dụng các bài tập cụ thể Việcnghiên cứu để đề xuất các hoạt động quản lý hoạt động GDTC cho cấp họcTHCS nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động GDTC là chưa được đề cậpnhiều Các thành quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học trong vàngoài nước là những tri thức làm cơ sở cho việc nghiên cứu lý luận và thựctiễn quản lý GDTC trong trường THCS

Hoạt động GDTC trong trường THCS gồm có các hoạt động trong giờhọc theo chương trình học chính khóa và các hoạt động ngoài giờ học chínhkhóa (hoạt động GDTC ngoài môn học) Việc nghiên cứu đề xuất các biệnpháp quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học chưa được quan tâm và đề cậpnhiều, trên cơ sở từ các nghiên cứu nêu trên thì việc nghiên cứu các biện phápquản lý hoạt động GDTC ngoài môn học tại các trường THCS là cần thiếtnhằm đưa ra các biện pháp quản lý giúp hoạt động GDTC trong trường THCSngày càng phát triển

1.2 Một số khái niệm cơ bản.

1.2.1 Khái niệm Quản lý.

Cụm từ “Quản lý” được thường xuyên sử dụng trong nghiên cứu khoa

Trang 20

học xã hội Ngay từ buổi sơ khai, để đương đầu với sức mạnh của tự nhiên, đểtồn tại và phát triển, con người đã phải hình thành các nhóm hợp tác lao động

để nhằm thực hiện những mục tiêu mà từng cá nhân riêng lẻ không thể thựchiện được, điều này đòi hỏi phải có tổ chức, phải có sự phân công và hợp táctrong lao động, và từ đó xuất hiện sự quản lý

Các Mác đã nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một

sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh từ vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”

[72]

Quản lý là một quá trình lựa chọn các tác động (cả coi sóc và pháttriển), nhà quản lý phải biết sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động lên đốitượng bị quản lý sao cho đảm bảo sự cân đối cả hai mặt ổn định và phát triểncủa bộ máy Nếu chỉ có ổn định mà không phát triển thì tất yếu dẫn đến suythoái và ngược lại nếu phát triển mà không ổn định thì sẽ có nguy cơ rối ren.Quản lý còn là việc đặt ra mục tiêu, lựa chọn các phương tiện, điều kiện vàtác động vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợpnhằm đạt mục tiêu quản lý Về phương diện nhà quản lý thì quản lý là sự tácđộng của nhà quản lý trong việc chỉ huy, điều khiển, tổ chức quản lý hướngvào các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của từng con người trong quátrình quản lý nhằm đưa đến sự phát triển, biến đổi phù hợp với quy luật kháchquan, đạt mục tiêu quản lý

Như vậy “quản lý” là một quá trình tác động có định hướng, có tính chất lựa chọn các tác động phù hợp dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm tạo cho đối tượng vừa vận hành trong thế ổn

Trang 21

định, vừa tạo sự phát triển theo mục đích đề ra được thực hiện thông qua các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.

Trong nghiên cứu khoa học có rất nhiều quan niệm về quản lý, theonhững cách tiếp cận khác nhau Chính từ sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến

sự phong phú về các quan niệm quản lý Sau đây là một số khái niệm của cáctác giả trong nước và nước ngoài:

- Khái niệm “quản lý” của các tác giả nước ngoài:

+ Theo các học giả Người Mỹ Harold Kootz, Cyri Odonnell, Heinz

Weihrich: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [73, tr 33].

+ Theo W Taylor: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gìcần làm và làm cái đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất.[75]

- Khái niệm quản lý của các tác giả trong nước:

+ Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ Trần Kiểm: Quản lý nhằm phối hợp nỗ lựccủa nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thànhtựu của xã hội [40, tr 45]

+ Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là tác động cómục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động(Nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dựkiến [52, tr 31]

Từ các định nghĩa trên, ta có nhiều cách hiểu:

- Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo hoàn thành công

việc qua những nỗ lực của người khác

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người

Trang 22

cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức.

- Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người,

thành tố cơ bản của hệ thống xã hội

- Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.

Quản lý đều có dấu hiệu chung là:

Quản lý chia thành chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý

Quản lý liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mỗi liên hệngược

Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi

Trong quá trình phát triển của xã hội có ba yếu tố lao động, tri thức vàquản lý là hết sức quan trọng

Trong ba yếu tố này thì quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng, vì nó kếthợp tri thức với lao động Nếu cơ chế đúng đắn thì xã hội phát triển tốt đẹp,ngược lại thì sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội

Hoạt động quản lý là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh

đạo mang tính tổng hợp của các dạng lao động (Trí óc, chân tay, nghệ thuật khoa học, kỹ thuật) liên kết bộ máy thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà

phối hợp tất cả các khâu, các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng để đưa đếnhiệu quả cao

Quản lý xã hội là sự chỉ huy điều khiển của các quá trình xã hội vàhành vi hoạt động của con người, làm cho chúng phát triển phù hợp với quyluật, đồng thời đạt mục tiêu, mục đích xác định

Quản lý xã hội chủ nghĩa theo quan điểm triết học Mác - Lênin phảiđảm bảo tối đa sự phù hợp các nhân tố chủ quan, hoạt động tự giác của nhândân với những yêu cầu của quy luật khách quan đối với sự phát triển xã hội:

- Coi trọng yếu tố con người, coi trọng quan hệ con người lấy nó làmtrung tâm

- Là tác động có căn cứ khoa học, có mục đích, có kế hoạch và chủ thể

Trang 23

quản lý đến người lao động.

- Là vận dụng triệt để phép phát triển biện chứng giữa các yếu tố chủquan và khách quan trong quản lý

Vì là một thuộc tính gắn liền với xã hội nên quản lý có hai chức

năng cơ bản: duy trì và phát triển Để đảm bảo thực hiện được hai chức

năng này hoạt động quản lý bao gồm bốn chức năng cụ thể:

- Lập kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liên quan mậtthiết với nhau, tạo thành một chu trình quản lý

Trang 24

Lập kế hoạch

Điều Hành

Sơ đồ: Quan hệ của các chức năng quản lý

1.2.2 Khái niệm quản lý giáo dục.

GD là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội Đây là một hoạtđộng chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinhnghiệm lịch sử xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đẩy sựphát triển của xã hội Để hoạt động này vận hành có hiệu quả, GD phải được

tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống các cơ sở GD, điều này dẫn đếnmột tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong

GD, đó là công tác quản lý GD, để quản lý các cơ sở GD có trong thực tiễn

Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, đã có nhữngkhái niệm như sau:

+ Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Kiểm: “Quản lý GD là tác động có hệ

thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấpkhác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên

cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như cácquy luật của quản lý giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực ở trẻ em”.[39, tr 64]

+ Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý GD là hệ thống những

tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo

Trang 25

dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý GD của Đảng,thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, màtiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, GD thế hệ trẻ, đưa GD đến mục tiêu dựkiến, tiến lên trạng thái mới về chất [52, tr35].

Những khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng tựu chung

thì: Quản lý GD được hiểu là sự tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động GD ở từng cơ sở và của toàn bộ hệ thống GD đạt tới mục tiêu đã định.

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý chính là bộ máy quản lý cáccấp; đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật vàcác hoạt động thực hiện chức năng của GD & ĐT

Nội dung của quản lý GD một số vấn đề cơ bản sau:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kếhoạch phát triển GD

- Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về GD,ban hành điều lệ nhà trường

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục, tiêu chuẩn nhàgiáo, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục

Tổ chức, chỉ đạo việc ĐT, bồi dưỡng cán bộ quản lý - GV

Huy động quản lý sử dụng các nguồn lực Quản lý GD được phân côngtheo nguyên tắc khác nhau: Theo địa bàn lãnh thổ, theo chuyên môn – kỹthuật, theo mục tiêu quản lý…

Quản lý GD là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GD nhằm

thúc đẩy công tác GD thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu

ĐT và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội

Quản lý GD với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi tính

Trang 26

khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản lý Hiệu quả của quản lý

GD được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong đó mụctiêu GD là cơ bản

Quản lý GD là một quá trình luôn luôn biến đổi, đòi hỏi chủ thể quản lý

phải có tri thức, kinh nghiệm quản lý, năng động sáng tạo và luôn luôn thíchnghi với những biến đổi của môi trường và sự phát triển của đối tượng quản

lý Mục tiêu của quản lý GD là mục tiêu của hệ thống GD và mục tiêu GD củanhà trường

Ở cấp quản lý GD nhà trường, mục tiêu của quản lý GD thực hiện mụctiêu giáo dục, ĐT của nhà trường và không ngừng cải tiến để nâng cao chấtlượng GD nhà trường

Nội dung quản lý đa dạng và phong phú, bao gồm: Quản lý hoạt độngdạy học, quản lý hoạt động giáo dục, quản lý xây dựng phát triển đội ngũ

Quản lý GD nhà trường bao giờ cũng gắn với bốn chức năng của quảnlý: Lập kế hoạch quản lý, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá

1.2.3 Khái niệm giáo dục thể chất.

GDTC là một quá trình GD mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảngdạy các động tác và phát triển các phẩm chất thể lực của con người Về bảnchất, GDTC là quá trình chuẩn bị thể lực cho con người để thực hiện nhiệm

vụ hoạt động do xã hội quy định (lao động, học tập, chiến đấu ) và là mộttrong những yếu tố góp phần phát triển toàn diện con người

Vị trí, vai trò của GDTC trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh THCS.

Vị trí, vai trò của GDTC

GDTC có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng của một Quốc gia, gópphần tích cực tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Tuy nhiên, việc làm này đòi hỏi trách nhiệm, sự quan tâm và phối hợp

Trang 27

đồng bộ không phải của riêng ngành nghề nào, đơn vị nào mà là của mọi tânglớp trong xã hội.

GDTC là một trong mục tiêu GD toàn diện của Đảng và Nhà nước ta,

và nằm trong hệ thống GD quốc dân GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm GD&ĐT thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”.

GDTC cũng như các loại hình GD khác, là quá trình sư phạm với đầy

đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt độngcủa nhà sư phạm phù hợp với HS với nguyên tắc sư phạm GDTC chia thànhhai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và GD tốchất thể lực Trong hệ thống GD nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liềnvới GD, trí dục, đức dục, mỹ dục và GD lao động

GDTC là một lĩnh vực của nền văn hóa xã hội với nhiệm vụ là: “Pháttriển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thểchất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệthống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quantrọng cho cuộc sống”

GDTC giữ vai trò quan trọng trong mục tiêu GD phổ thông nói chung

và GD THCS: “Mục tiêu của GD phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thànhnhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và tráchnhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống laođộng, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [Điều 27 luật Giáo dục, 43]

GDTC cho HS ở các trường THCS, bao gồm nhiều hoạt động: Giảngdạy nội khoá, hoạt động thể thao ngoại khoá, thể dục giữa giờ, tập luyện vàthi đấu thể thao, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, ăn uống Như vậy,quản lý hoạt động GDTC là quản lý các hoạt động nên trên

Trang 28

Đặc điểm HS và GDTC cho HS

+ Đặc điểm về GDTC cho HS

Trong sinh hoạt hàng ngày, khi lao động kéo dài thì sự tiêu hao nănglượng tăng, đến một lúc nào đó xuất hiện mệt mỏi, sau đó mệt mỏi tăng dần

và dẫn đến khả năng làm việc giảm dần Chỉ sau khi nghỉ ngơi và bổ sung

“nguyên liệu” thì khả năng làm việc của cơ thể dần dần khôi phục Tuy nhiênqua nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, người ta thấy sự khôi phục không chỉdừng lại khi đạt mức ban đầu, mà còn có giai đoạn hồi phục vượt mức - trongmột khoảng thời gian nhất định

Lao động hay

luyện tập

Nghỉ ngơi và nạp nhiên liệu

Tiêu hao Hồi phục

Đặc điểm trên có ý nghĩa đặc biệt trong GDTC, bằng một loạt các bàitập được tính toán khoa học phù hợp với sức khoẻ của mỗi người theo chế độphù hợp chặt chẽ giữa tập luyện với nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý thì sức khoẻcủa người tập không ngừng được nâng cao

Nếu buổi tập thứ 2 tiến hành cách buổi tập thứ nhất quá xa hoặc nhữngbuổi tập có khối lượng quá nhỏ thì kết quả của quá trình tập luyện cũng hạnchế

Do vậy, tập luyện thường xuyên là yêu cầu cần thiết đối với việcGDTC cho HS trong nhà trường Việc này liên quan đến thời lượng của mônhọc thể dục trong thời gian chính khoá, hoạt động ngoại khoá và vấn đề tựgiác rèn luyện hàng ngày của HS Người GV GDTC không những cần dạy tốt

Trang 29

giờ học nội khoá mà còn cần làm cho HS ham thích và phù hợp với điều kiệnthực tế của nhà trường, gia đình và xã hôi.

Trong trường THCS, việc GDTC cho HS được thực hiện bằng nhiềuhình thức hoạt động (Giảng dạy thể dục nội khoá và đặc biệt là công tác ngoạikhoá) Hoạt động ngoại khoá gồm: luyện tập thi đấu và nhiều mặt khác như:

Vệ sinh thân thể, Vệ sinh môi trường, Vệ sinh ăn uống, phòng chống bệnhtật

Muốn thực hiện tốt điều này cần có sự quan tâm, biện pháp chỉ đạocông tác tổ chức quản lý các hoạt động ngoại khoá GDTC một cách thườngxuyên của các cấp lãnh đạo mà trước hết là BGH nhà trường, HT

* Tâm sinh lý GDTC HS

Để công tác GDTC có hiệu quả đối với HS THCS, các hoạt độngGDTC của nhà trường phải được các em yêu thích, các bài tập cùng với khốilượng và cường độ được áp dụng phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứatuổi HS THCS

- Về tâm lý: HS THCS còn mang nặng đặc điểm tâm lý nhận thức và

phương pháp học ở tiểu học Nhất là những lớp đầu cấp (Lớp 6 và lớp 7) Lứatuổi 13-15, HS đã biết phân biệt giới tính, nhất là HS gái, cho nên chững chạchơn của em gái thường rõ hơn các em trai, thể hiện phong cách đi đứng, giaotiếp, ứng xử, đặc biệt giao tiếp giữa HS gái và trai không còn tự nhiên như ởtiểu học Trong giai đoạn này, HS dễ hình thành và tiếp thu nhanh hơn kỹnăng, kỹ xảo vận động phù hợp với công tác kỹ thuật, kỹ năng cơ bản cầnđược lặp đi lặp lại nhiều lần

- Về Sinh lý: Đa số các em HS THCS có độ tuổi từ 11 đến 14, ở lứa tuổi

này, cả nam và nữ bắt đầu vào tuổi dậy thì (Nam từ 12 đến 14, nữ từ 10 đến13), là khoảng thời gian mà sự phát triển của cơ thể diễn ra mạnh mẽ, có tínhquyết định đến trình độ thể chất của các em ở lứa tuổi trưởng thành này Đâycũng là lứa tuổi mà hình thành được nhiều những phản xạ có điều kiện, nănglực tổng hợp cao, phát triển khả năng tư duy, tiếp thu nhanh các kỹ xảo vận

Trang 30

động quan trọng, hình thành các năng kiếu vận động Đây cũng là thời kỳ pháttriển HS nhậy cảm, mạnh mẽ, có những thay đổi hết sức quan trọng (đột biến)

về các chứa năng trong cơ thể: hệ thần kinh - tâm lý, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp,

hệ vận động, hệ sinh dục Công tác GDTC phải tác động tích cực, chủ độngtận dụng thời cơ thúc đẩy quá trình phát triển của các em nhanh, mạnh vàhoàn thiện hơn, đôi khi còn giúp các em chữa được một số bệnh tật do bẩmsinh hoặc do điều kiện sống đã tạo nên

Hệ vận động: Do còn đang ở giai đoạn phát dục và trưởng thành nênthành phần của xương có sự thay đổi lớn, hàm lượng các chất vô cơ nhiều,thành phần nước, sụn xương và độ dẻo của xương giảm đi: Diện khớp tươngđối dày, các bao khớp nhỏ và dài cho phép biên độ hoạt động của khớp lớnhơn người trưởng thành, song độ vững chắc của khớp tương đối yếu nên rễ bịtrật khớp Khi giảng giải GDTC cần cần chú ý sử dụng lượng vận động mộtcách hợp lý, thích hợp, thông thường nên sử dụng lượng vận động nhỏ và cácbài tập các tần xuất vừa phải Nếu dùng hàm lượng vận động quá lớn sẽ thúcđẩy xương cốt hoá sớm - ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của cơ thể

Trong lứa tuổi này, các nhóm cơ đều phát triển, điều này giúp cho HSthực hiện được các loại động tác Song sự phát triển của cơ (độ dài và thiếtdiện) còn chưa đồng bộ Khi các cơ gia tăng nhiều về chiều dài và sức mạnh

và sức bền của cơ bị hạn chế Do vậy, ở giai đoạn này các em thường vụng

về, động tác đôi khi còn lóng ngóng Các bài tập GDTC cần chú trọng pháttriển sức nhanh, sự khéo léo linh hoạt; nhiều nước trên thế giới đã đưa mônBóng Rổ dạy cho HS THCS, vì tập luyện Bóng rổ ngoài việc tăng cường thểlực chung còn có tác dụng nhiều đến sự phát triển sức nhanh và độ khéo léo,linh hoạt Hiện nay ở tỉnh Bắc Giang đã đưa môn Bóng Rổ vào các trườngTHPT và đang phát triển ở các trường THCS

Hệ tuần hoàn: Sự tạo máu ở lứa tuổi này rất quan trọng nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển của cơ sở, do vậy lượng hồng cầu và tiểu cầu tương đươngvới người bình thường Tỷ lệ khối lượng cơ thể cao hơn so với người lớn

Trang 31

(chiếm 7 - 8 trọng lượng cơ thể)

Huyết áp và mạnh đập tăng cao do tim phát triển, các tuyến nội tiết (đặcbiệt là tuyến giáp) phát triển mạnh trong khi đó các huyết quản lại phát triểnchậm Các nhà sinh lý gọi đây là “hiện tượng huyết áp cao thanh niên” thườnggặp ở những em phát triển mạnh về chiều cao Đặc điểm của hiện tượngnày là huyết áp tối đa tăng (không vướt quá 150mk/Hg), huyết áp tối thiểubình thường Hiện tượng này bắt đầu từ lứa tuổi 11-12 và tăng dần theo lứatuổi cac nhất ở tuổi 15-16 sau đó giảm dần và ổn định

Khi hướng dẫn tập luyện cho đối tượng HS, người GV TDTT cần phảinắm vững đặc điểm trên để phân biệt với các trường hợp bệnh lý

Hệ hô hấp: Dung tích nhỏ, nhịp thở tăng nhanh, khả năng nợ oxy, nănglực hoạt động yếm khi thấp hơn người thường Do vậy, khi cho HS chạy phải

và nên quan tâm dạy cách thở trong khi chạy cho HS

GDTC trong mối quan hệ với hình thành và phát triển nhân cách HS.

GDTC cho HS ở các trường THCS, bao gồm nhiều hoạt động: Giảngdạy nội khoá, hoạt động ngoại khoá, thể dục giữa giờ, tập luyện và thi đấu thểthao, vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, ăn uống Đó là nhưng hoạt độngcần được cả mọi người quan tâm Song đối với GVTD và các BGH cáctrường THCS phải xác định rõ nhiệm vụ chính của mình Trong đó, phải coitrọng vấn đề chủ đạo công tác tổ chức quản lý các hoạt động ngoại khoá.Ngoài ra, việc lắm vững nội dung chính chủ yếu và cần được trang bị đầy đủ

Để thấy được những nội dung cần thiết này, chúng ta cần đề cập đến chươngtrình môn học thể dục hiện hành

Trong quá trình thực hiện, chương trình luôn được điều chỉnh để phùhợp với tình hình thực tế xã hội Song, nhiệm vụ cơ bản của môn học vẫn là:

1 Trang bị kíên thức và kỹ năng phổ thông cơ bản nhất GD cho HS có

ý thức và biết cách giữ gìn vệ sinh và rèn luyện thân thể.

2 Góp phần bảo đảm sự phát triển hoàn thiện của các cơ thể Tăng cường sức khoẻ Nâng cao sức đề kháng với các ảnh hửơng xấu của môi trường.

Trang 32

3 Phát triển toàn diện các tố chất vận động cơ bản, các năng lực trí tuệ, các phẩm chất ý trí và đạo đức có liện quan.

4 Chuẩn bị cơ sở ban đầu cho các hoạt động TDTT.

Từ nhiện vụ trên, vấn đề chỉ đạo công tác quản lý cần đổi mới về nộidung phương pháp cũng như chương trình môn học lấy việc trang bị kiến thứccho HS là quan trọng nhất Chương trình môn học Thể dục hiện hành ởtrường THCS thực hiện là một phần của chương trình cải cách GD được banhành năm 2011, (Học kỳ 1 học 2 tiết / Tuần, học kỳ II học 2 tiết / tuần) Xembảng 1.1

46

26

323.Điền kinh

10

108

10

101055

851010

3831151520

BẢNG 1.1 chương trình môn học thể dục 2011

Trang 33

Công tác dạy và học môn Thể dục là nội dung chủ yếu được thực hiệntrong các trường học Từng nội dung và thời lượng của các chương trình trên,chúng tôi tập hợp các phần chính sau đây:

Lý thuyết: (8 tiết trong toàn cấp học) bao gồm giới thiệu về nội dungchương trình học chính khóa,ngoại khóa trong từng khối học

Thể dục: (48 tiết trong toàn cấp học) gồm các phần đội hình đội ngũ,bài thể dục tay không phát triển toàn thân, thể dục dụng cụ giúp HS rènluyện tư thế cơ bản, phát triển cân đối, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Ngoài racòn rèn luyện tư thế tác phong, tính tổ chức kỷ luật cho HS

Điền kinh: (119 tiết trong toàn cấp học) bao gồm các nội dung chạynhanh, chạy bền, các môn nhảy, bật nhảy Các bài tập điền kinh nhằm pháttriển các tố chất chung cơ thể

Các môn tự chọn và trò chơi: (65 tiết trong toàn bộ cấp học) cho HSnắm chắc một trong nhiều môn thể thao như: Đá cầu, cờ vua, bơi, võ, bóng rổ,bóng chuyền, bóng đá, thể dục nhịp điệu tiếp cận các trò chơi vận độngnhằm tác động đến việc nâng cao thể chất, phát hiện nhân tài thể thao

Chương trình trên giúp HS nắm được tri thức cơ bản và thực hiện ởmức nhất định những kỹ năng vận động, kỹ chiến thuật và thi đấu một số mônthể thao

Có sự tăng tiến về các tố chất thể lực đặc biệt là sức nhanh, sự khéo léogóp phần gữi gìn và nâng cao sức khoẻ

Thi đấu đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

Góp phần hình thành nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật,

thói quen tập luyện TDTT và giữ gìn vệ sinh cùng một số phẩm chất đạo đức

Thể hiện khả năng của bản thân về TDTT, góp phần tạo nguồn pháthiện và bồi dưỡng nhân tài

Biết vận dụng những điều đã học vào trong sinh hoạt ở trường và ở

Trang 34

ngoài nhà trường nhất là trong tự học, tự tập ở mức nhất định.

1.2.4 Khái niệm năng lực.

Theo nghĩa thông thường, “Năng lực” được định nghĩa như sau: Từđiển bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân, thể hiện mức

độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn mộthay một số dạng hoạt động nào đó” 5 Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩmchất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạtđộng nào đó với chất lượng cao

1.2.5 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục thể chất.

Với cách tiếp cận Quản lý TDTT nói chung và quản lý GDTC nói riêng

là một bộ phận không thể thiếu được của quản lý xã hội Xã hội chủ nghĩanhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, các nhà quản lýhọc TDTT của Liên Xô cũ và Trung Quốc như Nôvicốp, Mátvê ép (Liên Xôcũ), Dụ Kế Anh, Chu Nghiêm Kiệt (Trung Quốc) đã đi đến khái niệm về quản

lý TDTT trong đó có quản lý TDTT trường học tức GDTC trường học như

sau: “Quản lý GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu GDTC

đã đề ra” [71; tr 27].

Còn các nhà nghiên cứu quản lý học TDTT ở nước ta với cách tiếp cậnquản lý TDTT hướng vào hoạt động có ý thức, có tổ chức của con ngườinhằm không ngừng phát triển sự nghiệp TDTT và sự nghiệp GDTC cho HScác cấp, góp phần ĐT con người phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ phục vụcho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Từ khái niệm về quản lý GDTC của các học giả trong và ngoài nước, ta

có thể khái quát về quản lý GDTC như sau:

Quản lý GDTC là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng GDTCnhằm thúc đẩy công tác GDTC cho thế hệ trẻ theo đúng nguyên lý GD, đúng

Trang 35

mục tiêu ĐT và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

Quản lý GDTC với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏiphải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao Trong quá trình quản

lý hiệu quả GDTC được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản

lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản

Với cách tiếp cận nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi chọn khái

niệm sau đây làm khái niệm công cụ: “Quản lý hoạt động GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của GV, HS, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy

và nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu ĐT và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội”

[37]

1.2.4.1.Các chủ thể quản lý hoạt động GDTC cho HS ở trường THCS

 Quản lý GDTC của HT trường THCS.

Công tác quản lý GDTC trong nhà trường THCS của HT bao gồm cácnội dung chính sau:

- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất và thiết bị GDTC của nhà trường nhằmphục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy, học tập và GD HS Quản lý tốt cơ sở vậtchất phục vụ cho hoạt động GDTC nhà trường không chỉ đơn thuần là bảoquản tốt, mà phải phát huy tốt giá trị của chúng cho dạy học và GD Quản lýtốt còn làm sao để có thể thường xuyên bổ sung thêm những thiết bị mới, cógiá trị sử dụng cao

- Quản lý tốt nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDTC của nhàtrường theo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và của ngành

GD, đồng thời biết động viên, thu hút các nguồn tài chính khác nhằm xâydựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị phục vụ các hoạt động GDTC của nhàtrường

- Tổ chức đội ngũ GV nói chung, GV thể dục nói riêng và cán bộ, nhân

Trang 36

viên, tập thể HS thực hiện tốt nhiệm vụ GDTC trong chương trình công táccủa nhà trường Động viên, GD tập thể sư phạm thành một tập thể đoàn kết,thống nhất trong việc thực hiện công tác GDTC trong nhà trường GD HS tíchcực phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện thân thể…

- Chỉ đạo tốt các hoạt động chuyên môn về GDTC theo chương trình GDcủa Bộ GD&ĐT, của các cấp chỉ đạo Thực hiện nghiêm túc chương trìnhnăm học, phương pháp GD luôn được cải tiến… từ đó góp phần nâng caochất lượng công tác GDTC

- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ GV thể dục Chỉ khinào đời sống vật chất của GV được đảm bảo, tinh thần phấn khởi thì hiệu quảcủa công tác GDTC sẽ được nâng lên và công tác quản lý của người HT mới

có thể nói là hiệu quả Cần tạo thành một phong trào thi đua phấn đấu liên tụctrong nhà trường, thầy dạy tốt, trò học tốt, cả trường hướng tới một chất lượngGDTC tốt

- Quản lý tốt việc học tập, việc rèn luyện thân thể của HS theo qui chếcủa Bộ GD&ĐT Quản lý GDTC đối với HS bao gồm cả quản lý thời gian vàchất lượng GDTC, quản lý tinh thần, thái độ và phương pháp rèn luyện thểchất Quản lý tốt việc rèn luyện thể chất của HS là nội dung quan trọng củaquản lý hoạt động GDTC trong nhà trường

 Vai trò của GV chủ nhiệm

Lớp học là đơn vị hành chính cơ bản của nhà trường phổ thông Cáchoạt động GD và dạy học của nhà trường chủ yếu diễn ra theo đơn vị lớp học,

vì vậy, sự trưởng thành của lớp học gắn liền với sự trưởng thành và phát triểncủa mỗi thành viên trong lớp học cũng như sự trưởng thành, lớn mạnh củamỗi nhà trường

Do tầm quan trọng của mỗi lớp học đối với sự hình thành và phát triểnnhân cách của HS mà mỗi lớp học đều cần phải có một GV chủ nhiệm GV

Trang 37

chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm quản lý và giáo dục, điều khiển và phốihợp mọi hoạt động của các thành viên trong lớp học cũng như tổ chức mốiquan hệ giữa lớp học với nhà trường, gia đình và xã hội.

Trong công tác quản lý hoạt động GDTC của nhà trường, GV chủnhiệm có một số vai trò chính như sau:

- Thay mặt Ban giám hiệu nhà trường thực hiện nhiệm vụ quản lý, GD

HS trong lớp học và chịu trách nhiệm về chất lượng GD toàn diện nóichung và chất lượng GDTC nói riêng của HS trong lớp học đó Là cầu nối,giữ mối liên lạc thường xuyên giữa các lực lượng GD trong nhà trường, giữa

GD nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội khác

- Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như các diễn biến tư tưởng của HS,phát hiện và định hướng cho các em phát huy những tiềm năng của bản thân,phát huy những tố chất vận động và phát triển tài năng thể thao của các em

- Là người thay mặt và đại diện cho quyền lợi chính đáng của tập thể HStrong việc phản ánh và đề đạt nhu cầu về việc nâng cao chất lượng GDTC củacác giờ học môn thể dục, nhu cầu tổ chức và tham gia các hoạt động thể thaongoại khoá trong và ngoài nhà trường

- Là người tổ chức, phối hợp và thống nhất các lực lượng GD trong vàngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC nói chung và đặc biệt làviệc tổ chức các hoạt động ngoại khoá về TDTT cho HS

Tóm lại, GV chủ nhiệm là người vừa thay mặt HT, thay mặt nhà trường

để quản lý và GD toàn diện HS, vừa là cầu nối giữa các lực lượng GD trong

và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động GDTC cho HS, đồng thời cũng

là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể HS

 Vai trò của các đoàn thể

Các đoàn thể trong nhà trường có một vai trò rất quan trọng trong côngtác GD toàn diện cho HS Đối với công tác GDTC, các đoàn thể trong nhà

Trang 38

trường có một số vai trò chủ yếu sau đây:

- Phát động các phong trào thi đua nói chung và phong trào rèn luyệnthân thể nói riêng cho HS thông qua các hoạt động chủ điểm chào mừng cácngày kỷ niệm, ngày lễ của đất nước với các hoạt động thiết thực, bổ ích nhưhoạt động trại hè, hoạt động dã ngoại, hoạt động thi đấu thể thao…

- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá TDTT, hoạt động giao lưu mang tínhchất vận động trong và ngoài nhà trường cho HS

- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường, gia đình HS tổ chức tuyêntruyền, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm tích cực tham gia đóng góp,ủng hộ kinh phí phục vụ cho các hoạt động GDTC của nhà trường

- Thông qua việc tổ chức các hoạt động chủ điểm nhằm góp phần GDtruyền thống, GDTC và GD toàn diện cho HS

1.2.4.2 Các nội dung của quản lý hoạt động GDTC cho HS THCS.

 Quản lý giảng dạy môn thể dục

Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV giảng dạy:

Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV giảng dạy là phương tiện giúpngười quản lý nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn củacác GV giảng dạy trong nhà trường, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GVgiảng dạy là một trong những cơ sở pháp lý để đánh giá việc thực hiện nề nếpchuyên môn của họ Tùy theo quy định cụ thể của mỗi trường mà số lượng,chủng loại hồ sơ chuyên môn của GV giảng dạy có khác nhau, song về cơ bản

hồ sơ chuyên môn của GV giảng dạy gồm có:

Trang 39

học tập).

 Quản lý hoạt động giảng dạy của GV thực hiện nhiệm vụ GDTC:

- Quản lý giờ lên lớp và việc vận dụng phương pháp, sử dụng phươngtiện dạy học

- Xây dựng và giám sát chặt chẽ việc thực hiện giờ lên lớp và đảm bảotiến độ về nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học

- Tổ chức thao giảng, dự giờ và đề ra những biện pháp cụ thể nhằm thựchiện tốt việc vận dụng phương pháp dạy học, nhất là việc vận dụng cải tiến,đổi mới phương pháp dạy học bộ môn

- Xây dựng kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học, quản lí tốt việc sửdụng phương tiện dạy học trong các giờ lên lớp

- Việc ĐT cơ bản về thể chất, thể thao cho HS THCS là nhiệm vụ cầnthiết, nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực

và phối hợp vận động cho HS THCS Đồng thời, giúp các em có trình độ nhấtđịnh để tiếp thu được các kỹ thuật động tác TDTT

Với mục tiêu chính của việc ĐT cơ bản về thể chất và thể thao trongtrường học là: “Xúc tiến quá trình ĐT năng lực đạt thành tích trong thể chất

và thể thao của HS, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý,tạo ý thức tập luyện TDTT thường xuyên, GD được đức tính cơ bản và lòngnhân đạo cho HS”

Bản thân giờ học thể dục có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việcquản lý và GD con người trong xã hội Việc học tập các bài tập thể dục, các

kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ thể mộtcách hài hoà, bảo vệ và củng cố sức khoẻ, hình thành năng lực chung vàchuyên môn cho HS

1.2.6 Quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài môn học theo tiếp cận năng lực.

Trang 40

Hoạt động ngoài môn học là nhu cầu và ham thích của HS với mục đích

và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện,đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của HS Giờ học GDTCngoài môn học nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và đượctiến hành vào giờ tự học của HS, hay dưới sự hướng dẫn của GV thể dục, củahướng dẫn viên Ngoài ra còn các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờhọc bao gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoàitrường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏihàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của HS, phong trào tự tập luyện rènluyện thân thể Hoạt động ngoài môn học với chức năng là động viên lôi kéonhiều người tham gia tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nângcao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt

Tác dụng của GDTC và các hình thức hoạt động TDTT có chủ định ápdụng trong các trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độhoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, họctập của HS trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảochuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với nhữngđiều kiện của nghề nghiệp trong tương lai

Quản lý hoạt động GDTC ngoài môn học theo tiếp cận năng lực là hình thức tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp có kế hoạch có phương hướng xác định dựa trên năng lực của HS, được HS tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện ở ngoài giờ lên lớp chính khóa, dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV, nhằm

bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng bộ môn đã được học trong chương trình chính khóa, đồng thời góp phần GD HS một cách toàn diện phát huy được năng lực của HS.

Bởi vì, có một cơ thể khỏe mạnh mới giúp các em đủ sức khoẻ để tiếpthu một cách tốt nhất các kiến thức và tăng sức sáng tạo Hầu hết các trường

Ngày đăng: 16/04/2019, 23:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Phạm Đình Bẩm (1999), Giáo trình quản lý TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý TDTT
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1999
12. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý TDTT, Tài liệu chuyên khảo dành cho hệ cao học và đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý TDTT, Tài liệu chuyên khảo dành chohệ cao học và đại học TDTT
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2003
13. Phạm Đình Bẩm (2005), Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT, Tài liệu chuyên khảo dành cho học viên Cao học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề cơ bản về quản lý TDTT
Tác giả: Phạm Đình Bẩm
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2005
14. Đặng Quốc Bảo (2004), “GDViệt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp”, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: GDViệt Nam hướng tới tương lai, vấn đề vàgiải pháp
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
18. Bộ GD&ĐT (1996), Quy hoạch phát triển TDTT ngành GDĐT 1996 – 2000 và định hướng đến năm 2025 (tháng 12/ 1996) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ GD&ĐT (1996)
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 1996
19. Bộ GD&ĐT (2001), “Các văn bản pháp luật hiện hành về GDĐT”, NXB Thống kê Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật hiện hành về GDĐT
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Nhà XB: NXBThống kê Hà Nội
Năm: 2001
22. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao trẻ, NXB TDTT, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra năng lực thể chất và thểthao trẻ
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1986
23. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB TDTT, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể thaotrẻ
Tác giả: Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
24. Chính phủ: chỉ thị 133 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quy hoạch phát triển ngành nghề thể thao, ngày 07-3-1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: về xây dựng và quyhoạch phát triển ngành nghề thể thao
26. Chính phủ: Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020 (Ban hành theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển thể dục, thể thao đến năm 2020
28. Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường thể thao
Tác giả: Dương Nghiệp Chí
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1991
29. Lương Kim Chung (1987), Thể dục chống mệt mỏi, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể dục chống mệt mỏi
Tác giả: Lương Kim Chung
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 1987
30. Phạm Minh Đạo (1997), “Cơ sở khoa học quản lý”, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học quản lý
Tác giả: Phạm Minh Đạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1997
31. Phạm Văn Đồng (1994), “Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, một phương pháp vô cùng quý báu”, Nghiên cứu GD(12) NXB GDHà Nội, Trang 1-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,một phương pháp vô cùng quý báu
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: NXB GDHàNội
Năm: 1994
34. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý học TDTT
Tác giả: Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1995
35. Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà (1994), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huấn luyện thể thao
Tác giả: Trịnh Trung Hiếu, Nguyễn Sỹ Hà
Nhà XB: NXBTDTT
Năm: 1994
36. Trần Bá Hoành (1994). “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, Nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học lấy HS làm trung tâm
Tác giả: Trần Bá Hoành
Năm: 1994
37. Đặng Thành Hưng ( 2010) “ Bản chất của quản lý giáo dục, tạp chí khoa học giáo dục,số 60/9/2010 ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản chất của quản lý giáo dục", tạp chí khoahọc giáo dục,số 60/9/2010
38. Đặng Thành Hưng (2014), “Tiếp cận quản lý GDhiện đại” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận quản lý GDhiện đại
Tác giả: Đặng Thành Hưng
Năm: 2014
39. Trần Kiểm (2016) “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục”. NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáodục
Nhà XB: NXB ĐHSP

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w