LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” đã được thực hiện tại các t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
LAI DƯƠNG THÙY
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
LAI DƯƠNG THÙY
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ QUANG SƠN
HÀ NỘI - NĂM 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ về đề tài “Quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” đã được thực hiện tại các trường mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội
Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn Hội đồng khoa học, Hội đồng đàotạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị vốn kiến thức lý luận về khoa học quản
lý, giúp cho tác giả nghiên cứu và hoàn thiện đề tài
Đặc biệt, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NgôQuang Sơn, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cũng nhưcho tác giả sự tự tin để hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các đồng chílãnh đạo, Ban Giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp ở các trường mầm non trên địa bànquận Thanh Xuân,thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp tôi nghiên cứu, khảo sát
và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới nhữngngười thân yêu trong gia đình đã luôn động viên, chia sẻ để tôi có thể hoàn thànhluận văn
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu songluận văn cũng không tránh khỏi những sai sót, tác giả kính mong nhận được sự chỉdẫn, góp ý của Hội đồng khoa học, quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luậnvăn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, 10 tháng 8 năm 2018
Tác giả luận văn
Lai Dương Thùy
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Lai Dương Thùy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 5
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Ở ngoài nước 5
1.1.2 Ở trong nước 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Quản lý 9
1.2.2 Quản lý giáo dục 12
1.2.3 Quản lý nhà trường 13
1.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại trường mầm non 15
1.3.1 Trường mầm non 15
1.3.2 Công nghệ thông tin 14
1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non 16 1.3.4 Tác động của công nghệ thông tin đối với việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non 38
1.4 Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non 18
1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt dộng giáo dục trẻ 18
1.4.2 Tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ 20
1.4.3 Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non 21
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục 22
Trang 61.4.5 Quản lý thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
trong hoạt động giáo dục 23
1.4.6 Quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục 24
1.4.7 Quản lý và sử dụng phần mềm ứng dụngCNTT trong hoạt động giáo dục 26
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non 28
1.5.1 Yếu tố khách quan 28
1.5.2 Yếu tố chủ quan 29
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 32
2.1 Khái quát tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục của quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 32
2.1.1 Đặc điểm về vị trí địa lý 32
2.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội 32
2.1.3 Tình hình phát triển giáo dục mầm non của quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 32
2.2 Khái quát quá trình khảo sát 37
2.2.1 Mục đích khảo sát 37
2.2.2 Đối tượng khảo sát 37
2.2.3 Nội dung khảo sát 38
2.2.4 Phương pháp và công cụ khảo sát 38
2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội 38
2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV về vai trò của việc ứng dụng CNTT trong giáo dục 38
Trang 72.3.2 Thực trạng ứng dụng CNTT trong việc sử dụng phòng máy tính (Phòng
học Kidsmart) 42
2.3.3 Thực trạng sử dụng phần mềm dạy học 44
2.3.4 Thực trạng ứng dụng CNTT trong thực hiện các chủ đề giáo dục 44
2.3.5 Thực trạng ứng dụng CNTT trong việc phối hợp với phụ huynh học sinh để tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tại gia đình 48
2.3.6 Thực trạng ứng dụng CNTT trong đánh giá hoạt động giáo dục trẻ tại trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 49
2.4 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 51
2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 51
2.4.2 Thực trạng tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại trường mầm non 54
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trường mầm non 56
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại trường mầm non 58
2.4.5 Thực trạng việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong hoạt dộng giáo dục 60
2.4.6 Thực trạng quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non 61
2.4.7 Thực trạng quản lý và sử dụng phần mềm ứng dụng CNTT trong giáo dục tại các trường mầm non 62
2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 63
2.5.1 Mặt mạnh 63
2.5.2 Mặt hạn chế 64
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế 64
Trang 8Kết luận chương 2 66
CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN THANH XUÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 67
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 67
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 67
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .67
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .68
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 68
3.2 Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 68
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ cho CBQL, GV, NV và phụ huynh học sinh 68
3.2.2 Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để phục vụ ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non 72
3.2.3 Biện pháp 3: Đầu tư cơ sở vật chất trường học (máy tính, phần mềm) để hỗ trợ hiệu quả việc quản lý ứng dụng CNTT giáo dục tại các trường mầm non 76
3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo quản lý thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục 81
3.2.5 Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục 82
3.2.6 Biện pháp 6: Phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục 84
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 86
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 87
Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
Trang 9Hà Nội 972.4 Đối với giáo viên các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội 97
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGH Ban giám hiệu CBQL
ĐNGV Đội ngũ giáo viên
GAĐT Giáo án điện tử
GADHTC Giáo án dạy học tích cực
GADHTCĐT Giáo án dạy học tích cực điện tử
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp cấp học mầm non quận Thanh Xuân
34Bảng 2.2 Dân số và tình hình học sinh tại các trường mầm non quận Thanh Xuân
thành phố Hà Nội 35Bảng 2.3 Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về các hình thức ứng dụng CNTT
trong giáo dục trẻ tại trường mầm non trên địa bàn quận Thanh Xuân
Nội 42Bảng 2.4 Thống kê mức độ sử dụng phòng máy tính của CBQL, GV
43Bảng 2.5 Thống kê mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ của
giáo viên tại trường mầm non quận Thanh Xuân 44
Bảng 2.6 Thực trạng ứng dụng CNTT trong đánh giá hoạt động giáo dục tại các
trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 51
Bảng 2.7 Thực trạng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục tại các
trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 53
Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại các
trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 56
Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động
giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố HàNội 58
Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt
động giáo dục tại trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội 60
Bảng 3.1 Đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất
92Bảng 3.2 Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đề
xuất 93
Trang 1210Bảng 3.3 Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của biện
pháp 95
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1 Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các
biệnpháp 96
Trang 131
Trang 141 Lý do chọn đề tài
MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin đã cóbước phát triển vượt bậc từ những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Ngàynay,CNTT có mặt khắp mọi nơi, mọi ngõ ngách trong mọi lĩnh vực của đời sống xãhội, giúp ích cho sự phát triển kinh tế của đất nước Mạng lưới vạn vật kết nốiInternet (Internet of Things - IoT) là một xu hướng CNTT mới trên thế giới, khi màmỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình Tất cả đều cókhả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà khôngcần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính Tronggiáo dục, CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập
và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng giáodục Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là nhiệm
vụ quan trọng quyết định sự phát triển CNTT của đất nước
Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X có nêu: “Về giáo dục và đào tạo,chúng ta phấn đấu để lĩnh vực này cùng với khoa học và công nghệ thực sự là quốcsách hàng đầu, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Nhận thứcđược vai trò to lớn của CNTT, Đảng, Chính phủ đã có những chủ trương nhằm đẩymạnh ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục:
Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng vàphát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã nêu rõ:“Đẩymạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học,ngành học Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập củatoàn xã hội Đặc biệt tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ cho nhu cầu giáodục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo” [7]
Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 9/6/2014 đã xác định rằng:
“Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu tư cho sự phát triển, từng bước hiện đại hóa cơ
sở kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng CNTT để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo” [18]
Trang 15Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nghiệp GD&ĐT Việt Nam đãkhông ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể Nghị quyết TW2,khóa VIII Đảng ta khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo,khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của ngườihọc Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quátrình dạy học”.[19]
Việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục tại các trường mầm non quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội mới chỉ ở mức độ tương đối thấp, chưa đáp ứngđược yêu cầu hiện nay, một số CBQL, GV, NV nhận thức về quản lý ứng dụngCNTT trong giáo dục còn chưa sâu, khả năng sử dụng máy tính và các phần mềm
hỗ trợ hoạt động giáo dục còn yếu hoặc CSVC sư phạm để ứng dụng CNTT trongnhà trường còn chưa đồng bộ Hệ thống mạng Lan về các phòng học còn yếu, việccập nhật Internet chưa được thường xuyên
Xuất phát từ thực tế trên, cùng với mong muốn nâng việc ứng dụng CNTTtrong quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục nhằmđáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của một trường mầm non, tác giả chọn đề tài:
“Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ quản
lý giáo dục của mình
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạtđộng giáo dục tại trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, từ đó tácgiả đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tạitrường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu quả ứngdụng CNTT trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động quản lý ứng dụng CNTT tronghoạt động giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Trang 163.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dụctại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
3.3 Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biệnpháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động giáodục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục tại cáctrường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
5 Giả thuyết khoa học
Quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục tại trường mầm non quận Thanh Xuân,
thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả nhất định song còn nhiều bất cập
Nếu chọn lựa, đề xuất và sử dụng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTTtrong hoạt động giáo dục phù hợp với thực tiễn của các trường mầm non quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội thì sẽ nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục của các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu Luật Giáo dục, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng vàNhà nước về ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH
- Thu thập các tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt về giáodục trẻ, ứng dụng CNTT trong nhà trường; phân tích, phân loại, xác định các khái
Trang 17niệm cơ bản, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi đóng/ mở
về vấn đề hoạt động ứng dụng CNTT Đối tượng khảo sát là ban giám hiệu, giáoviên, nhân viên, phụ huynh học sinh
- Phỏng vấn: Thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt lõi của hoạt
động quản lý ứng dụng CNTT Nhóm đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý, giáoviên, nhân viên
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ, giáo án
của GV, dự một số giờ dạy có ứng dụng CNTT, nghiên cứu kế hoạch chuyên môn,
kế hoạch ứng dụng CNTT, phân công giảng dạy, sổ theo dõi sử dụng phòngKidsmart… rút ra được những nhận xét về công tác quản lý ứng dụng CNTT trongđổi mới PPDH ở các trường mầm non
6.3 Nhóm các phương pháp khác
Xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động giáo dục tại các trường mầm non
Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
giáo dục tại các trường mầm non quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong giaiđoạn hiện nay
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Ở ngoài nước
Công nghệ thông tin là một thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học
kỹ thuật CNTT đã thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoahọc, ứng dụng CNTT trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị xãhội khác Trong giáo dục, đào tạo CNTT được sử dụng vào quản lý, giảng dạy ở tất
cả các môn khoa học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn Từ đó đã tăng chấtlượng giáo dục rõ rệt cả về mặt lý thuyết và thực hành
Ở trên thế giới, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục đã được quan tâm từ rấtsớm, nhất là ở các nước tư bản phát triển Từ những năm 1984, 1985 tổ chứcNational Sofware – Cordination Unit (NSCU) được thành lập, cung cấp chươngtrình giáo dục máy tính cho các trường trung học Các môn học đã có phần mềmdạy học bao gồm: nông nghiệp, nghệ thuật, thương mại, giáo dục kinh tế, tiếng Anh,địa lý, sức khỏe, lịch sử, kinh tế gia đình, nghệ thuật công nghiệp, toán, âm nhạc,tôn giáo, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, giáo dục đặc biệt…
Tại Kissimmee, Florida (Hoa Kỳ) diễn ra Diễn đàn và triển lãm giáo dụcSTEM quốc tế lần thứ 6, do Hiệp hội Giáo viên khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NSTA)
tổ chức, diễn đàn này đưa các ý tưởng sáng tạo và đổi mới công nghệ vào trong cáclớp học STEM, ngay từ những chương trình bậc học thấp như mẫu giáo và tiểu học
Gần đây, cả HiMama ở Bắc Mỹ, có ba xu hướng chính trong giáo dục mầmnon đang nổi lên và trở nên phổ biến trong các trường mẫu giáo, các cơ sở giáo dụcmầm non và các tổ chức giáo dục sớm khác: Xu hướng chuyên nghiệp hóa giáo dụcmầm non, xu hướng áp dụng chương trình giáo dục linh hoạt, xu hướng ứng dụngcông nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Ở Ấn Độ, tổ chức NCERT (National Council of Education Research andTraining) ở New Dehli đã thực hiện đề án CLASS (Computer Literacy and Studies
Trang 19in School) Đề án xem xét việc sử dụng máy tính trợ giúp việc dạy học trong lớp,đồng thời quan tâm đến vai trò của máy tính như là một công cụ ưu việt đánh dấu sựthay đổi có ý nghĩa về phương pháp luận dạy học.
Việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở mầm non cũng đã được nhiều tác giảquan tâm và nghiên cứu Trong tạp chí Vol 9, số 2 (2014), hai tác giả AthanasiosDrigas, Georgia Kokkalia với bài viết “ICTs in Kindergarten” đã khẳng định rằng:CNTT hiện nay được công nhận là một công cụ có thể thúc đẩy sự hiểu biết và kinhnghiệm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non Hai tác giả đã tập trung vào khẳng định hiệuquả của việc ứng dụng CNTT vào phát triển các kỹ năng cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo
và đưa ra nhiều dẫn chứng về những nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm cho rằngCNTT có thể giúp trẻ mẫu giáo nâng cao sự sáng tạo, kỹ năng vận động, cảm xúc
xã hội, nhận thức, học chữ sớm, học toán sớm Như vậy, CNTT đóng một vai tròquan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của chương trình giảng dạy ở các lĩnhvực và đối tượng của giáo dục mầm non
1.1.2 Ở trong nước
CNTT không chỉ giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả hơn, giúpmọi người tiếp cận rất nhiều thông tin, thông tin cập nhật nhanh hơn và tiết kiệm vềthời gian mà còn thúc đẩy cho giáo dục Việt Nam phát triển hơn
Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhiều phương tiện hỗ trợ dạy học
ra đời đã mang lại hiệu quả, giúp giáo viên có thể định hướng học sinh tiếp cận vớinguồn tri thức phong phú, dễ hiểu nhất Từ việc lên lớp bằng GAĐT, dạy học bằngtrình chiếu trên màn hình (PowerPoint), những năm gần đây còn xuất hiện thêmnhững thiết bị công nghệ dạy học hiện đại như: Bảng điện tử thông minh, sách giáokhoa điện tử, phần mềm thiết kế bài giảng E- Learning
Bước sang thời kỳ đổi mới, nhận thức được tầm quan trọng của CNTT manglại, đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhấn mạnh tới việc đẩy mạnh CNTTnhư: Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, ngày 30/7/2001nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học,ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắclực nhất cho
Trang 20đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học Tập trung phát triểnmạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối Internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ
sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục” [6]
Từ trước đến nay, giáo dục chủ yếu là cung cấp kiến thức, công việc củangười thầy chủ yếu là truyền thụ kiến thức Ngày nay, khoa học phát triển như vũbão, kiến thức nhân loại được bổ sung mới liên tục, rất nhanh, người thầy không thểtruyền thụ hết, không thể cập nhật và truyền thụ kịp Đổi mới giáo dục phải chuyểnnền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học,bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn
đề Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do CNTT đảm nhận, giải phóngngười thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp HSphương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn vớithực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy họcngày càng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Có nhiều hội nghị, hộithảo, nhiều đề tài khoa học đã nghiên cứu vấn đề quản lý ứng dụng CNTT tronggiáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục như:
+ Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về nghiên cứu phát triển và ứngdụng CNTT và truyền thông ICT (tháng 9/2004) nhằm tạo cơ hội học hỏi, trao đổikiến thức, kinh nghiệm cho các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học, giảngviên, nghiên cứu viên và những người làm thực tế trong lĩnh vực CNTT
+ Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT-TT: “Các giải pháp công nghệ vàquản lý trong ứng dụng CNTT-TT vào đổi mới phương pháp dạy học” do trường Đạihọc sư phạm Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006
+ Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam 2013 diễn ra ngày 20/09/2013, tạiTrung tâm Hội nghị thuộc Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đây là hội thảothường niên lần thứ 18 do Hội Tin học TP.HCM (HCA) chủ trì tổ chức cùng SởThông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, được sự bảo trợcủa Bộ Thông tin và truyền thông và Ủy ban nhân dân TP.HCM
Trang 21+ Ngày 22/12/2015, tại Đà Nẵng, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) tổchức Hội thảo về “Tăng cường ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Trong các Hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa racác vấn đề nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt
là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về ứng dụng quản lý thông tintrong giáo dục đã được quan tâm nghiên cứu trong một số đề tài nghiên cứu trongmột số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và một số luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viếtđăng trên các tạp chí chuyên ngành Ví dụ như: Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụngtrang thiết bị công nghệ thông tin trong nghiên cứu và giảng dạy tại trường đại học”của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến năm 2014; luận văn tiến sĩ của tác giả Trần MinhHùng với đề tài “Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông trunghọc” năm 2012; đề tài “ Ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông và quản lýứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông trong đổi mới phương pháp dạy học”của tác giả Nguyễn Thị Bích Vân…
Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về quản lý ứng dụng CNTTtrong hoạt động giáo dục trẻ việc đưa CNTT vào hoạt động giáo dục trẻ ở cáctrường mầm non công lập Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vềquản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội Đây cũng chính là những khó khăn hiện nay quậnThanh Xuân đang tìm biện pháp giải quyết: Trình độ tin học cơ bản của ĐNGV cònhạn chế, nhiều giáo viên còn lúng túng khi thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứngdụng CNTT trong giáo dục trẻ Cho đến nay, ở các trường mầm non quận ThanhXuân đã áp dụng rất nhiều biện pháp quản lý hoạt động giáo dục nhưng chưa cócông trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong hoạtđộng giáo dục Việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTTtrong hoạt động giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường mầm nonquận Thanh Xuân là hết sức cần thiết
Trang 221.2 Một số khái niệm cơ bản
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý:
Từ điển Tiếng Việt viết: “Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo những yêu cầu nhất định”
Theo F.W.Taylor (1856 - 1915) người được nhiều nhà khoa học coi là cha
của lý luận quản lý khoa học :“Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác
làm và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.
Theo H.Fayol (1841 - 1925), xuất phát từ các loại hình “Hoạt động quản lý”,
Ông đã nhấn mạnh quản lý gồm 5 chức năng cơ bản: “Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” [5].
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể quản lý(đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một
hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các giải pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”.
[9]
Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý ( người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và
Trang 23đạt mục đích của tổ chức” Cũng theo đó, tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.[2]
Từ những định nghĩa trên ta có thể khẳng định: Quản lý là quá trình tác động
có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng việc vậndụng các chức năng quản lý, các nguyên tắc và các kỹ năng quản lý nhằm làm cho
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình
1.2.1.2 Chức năng quản lý
Chức năng quản lý là hình thức tồn tại của các tác động quản lý, là hình tháibiểu hiện sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý Trongquản lý, chức năng quản lý mang tính khách quan, có tính độc lập tương đối Chứcnăng quản lý nảy sinh và là kết quả của quá trình phân công lao động, là bộ phậntạo thành họat động quản lý tổng thể, được tách riêng, có tính chất chuyên môn hóa
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “ Chức năng quản lý là dạng hoạt động
quản lý, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định” [21]
Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn (Chủ biên): “ Chức năng quản lý là tập hợp
các nhiệm vụ mà chủ thể quản lý phải thực hiện để đạt được mục đích và mục tiêu quản lý đã đề ra; Chức năng quản lý là phương thức, nội dung và quy trình tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình quản lý” [24]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chức năng quản lý, nhưng đa số các ýkiến đều thống nhất rằng: Quản lý có 4 chức năng sau đây
- Chức năng kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là quá trình thiết lập các mục tiêu của hệ thống, các hoạt động
và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó Kế hoạch hóa là nền tảngcủa quản lí, bao gồm các hoạt động cụ thể sau: xác định chức năng, nhiệm vụ và cáccông việc của đơn vị; Dự báo, đánh giá triển vọng; Đề ra mục tiêu, chương trình;Lập kế hoạch chương trình; Nghiên cứu xác định tiến độ; Xác định ngân sách; Xâydựng các nguyên tắc tiêu chuẩn; Xây dựng các thể thức thực hiện
Trang 24Những nội dung chủ yếu của kế hoạch là:
- Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức
- Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lựccủa tổ chức để đạt được mục tiêu
Quyết định xem những hoạt động nào cần thiết để đạt được mục tiêu đó.Như vậy, có thể hiểu, chức năng kế hoạch hoá là việc đưa toàn bộ hoạt độngquản lý vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện vàbảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức
- Chức năng tổ chức
Tổ chức là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lựccho các thành viên của tổ chức để họ có thể hoạt động và đạt được các mục tiêu của
tổ chức một cách có hiệu quả, bao gồm một số hoạt động chi tiết sau: Xây dựng các
cơ cấu, nhóm (cơ cấu, cấu trúc); Tạo sự hợp tác, liên kết (xây dựng mô hình); Xâydựng các yêu cầu; Lựa chọn, sắp xếp; Bồi dưỡng cho phù hợp; Phân công nhóm và
cá nhân
- Chức năng chỉ đạo
Chỉ đạo, lãnh đạo là quá trình tác động đến các thành viên của tổ chức, làmcho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu của tổ chức, baogồm: Kích thích động viên; thông tin hai chiều; bảo đảm sự hợp tác trong thực tế
- Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là những hoạt động của chủ thể quản lí nhằm đánh giá và xử lýnhững kết quả của quá trình vận hành tổ chức, từ đó, tiến hành những hoạt động sửachữa, uốn nắn nếu cần thiết, chức năng kiểm tra bao gồm: Xây dựng định mức vàtiêu chuẩn, các chỉ số công việc, phương pháp đánh giá; rút kinh nghiệm và điềuchỉnh
Các chức năng quản lý trên gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau, khithực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng khác ở các mức độkhác nhau Nói cách khác, trong mỗi một chức năng quản lý đều hiển hiện đủ 4chức năng quản lý, ví dụ khi xây dựng kế hoạch thì cũng phải có “kế hoạch xâydựng kế hoạch”, tổ chức cách làm kế hoạch, có người lãnh đạo yêu cầu làm kế
Trang 25hoạch, kiểm tra đánh giá để kế hoạch được hoàn thiện Cũng cần nói thêm rằngtrong mọi hoạt động quản lý, thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng, được coinhư là “mạch máu” của hoạt động quản lý
Như vậy, chức năng quản lý là những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận vềquản lý, nó giữ một vai trò quan trọng trong thực tiễn quản lý Chức năng quản lý
và chu trình quản lý thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối vớikhách thể quản lý Vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lý trong mộtchu trình là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý Việcthực hiện chu trình quản lý có hiệu quả hay không là nhờ có thông tin Thông tinvừa là điều kiện, vừa là phương tiện tổng hợp các chức năng trên
1.2.2 Quản lý giáo dục
Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người và quản lý giáo dục là mộtloại hình của quản lý xã hội Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý giáo dục:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII
cũng đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý tới khách thể
quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [21]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [10]
Theo tác giả Trần Kiểm, đối với cấp vi mô: “QLGD là sự tác động liên tục,
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm
sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn biến động” [14]
Trong quan điểm giáo dục hiện đại của các tác giả Nguyễn Quốc Chí –
Trang 26Nguyễn Thị Mỹ Lộc, chỉ rõ: “QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch,
có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lý của con người Chất lượng của giáo dục chủ yếu do nhà trường tạo nên, bởi vậy khi nói đến quản lý giáo dục phải nói đến quản lý nhà trường cùng với hệ thống quản lý giáo dục” [4]
Từ những định nghĩa trên cho thấy: QLGD là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch, có ý thức phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản
lý ở các cấp lên đối tượng quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt tới mục tiêu đãđịnh
Quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lí nhằm tập hợp và tổchức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác huyđộng tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trongnhà trường
Theo điều 48 luật giáo dục năm 2016 “Nhà trường trong hệ thống giáo dục
quốc dân thuộc mọi loại hình được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục”.[15]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Quản lý trường học là hoạt động của các
cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của GV, HS và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường” [25]
Trang 27Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp những
tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường
mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu và
kế hoạch đào tạo đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới" [20]
Vậy bản chất của hoạt động quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy học
để đưa hoạt động này phát triển đi lên theo xu thế tất yếu của thời đại và đạt tới mụctiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo Quản lý nhà trường khác với việc quản lý các tổchức xã hội khác, bởi nhà trường là một tổ chức đặc biệt, là nơi tạo ra nhưng sảnphẩm hết sức đặc biệt, đó là nhân cách con người
Tóm lại, quản lý nhà trường là QLGD được thực hiện trong phạm vi xác địnhcủa một đơn vị giáo dục nhà trường, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻtheo yêu cầu của xã hội
1.2.4 Công nghệ thông tin
1.2.4.1 Khái niệm công nghệ thông tin
Ở Việt N a m , khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyếtChính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "CNTT là tập hợp các phương pháp khoahọc, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính vàviễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyênthông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
Trang 28Theo các tác giả Phó Đức Hòa và Ngô Quang Sơn: “CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội ” [13]
1.2.4.2 Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng
dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và
HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình TBDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu
đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới” [23]
1.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại trường mầm non
Tại điều 21 và 22, Luật Giáo dục năm 2016 quy định, Giáo dục mầm nonthực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trítuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ emvào học lớp một [8]
Trang 29Tại điều 24 Luật Giáo dục năm 2016 Chương trình giáo dục mầm non thể
hiện mục tiêu giáo dục mầm non; cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điềukiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cáchthức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi mầm non
Tại điều 15, 16 Luật trẻ em năm 2016 quy định, trẻ em có quyền được chămsóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập đểphát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân Trẻ em được bìnhđẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo,phát minh
1.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non
Đất nước ta đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới, chính vì thế việcđào tạo nguồn nhân lực về CNTT là rất quan trọng và cấp thiết Trong quyết định số81/2001/QD- TTG, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáodục là đào tạo nguồn nhận lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tácgiáo dục và đào tạo [22]
Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đãnêu rõ: “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ,làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học Công nghệ thông tin là phươngtiện để tiến tới một xã hội học tập” [6]
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xíchđầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnhứng dụng CNTT vào giảng dạy
Hiện nay các trường mầm non có điều kiện đầu tư và trang bị Tivi, đầuVideo, xây dựng phòng đa năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạngInternet Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh,… tạo điềukiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy Qua đó ngườigiáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình
mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với
Trang 30sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT CNTT phát triển
đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp
và hình thức dạy học CNTT phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạtcác phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáoviên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active Primary, Flash,Photoshop, Converter, Kispix, Kismas, Adobe Presenter, Flash, Proshow, AutoPlayMedia Studio 8 Personal Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụđắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máychiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầuVideo vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệmđược chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờdạy Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm nhữnghình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng CNTTgiáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phongphú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử Chỉ cần vàicái "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màusắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra vớihiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kíchthích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nộidung bài giảng Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặcđiểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" một cách dễ dàng Một trong những mục tiêucủa việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học là làm cho mỗi giờdạy của GV trở nên sinh động, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của củatrẻ Để thực hiện được mục tiêu này, thì việc sử dụng những tính năng của các phầnmềm dạy học là hết sức cần thiết Với đặc tính của mình, các phần mềm dạy học cóthể tạo ra những nguồn thông tin phong phú và đặc biệt là rất trực quan, sống động
So với các bức ảnh tĩnh có trong tranh, ảnh thì những bức ảnh động, những VideoClip sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức của bài học một cách chân thực hơn, nhanhhiểu hơn
Trang 31Thậm chí còn có một số phần mềm dạy học cho phép trẻ tương tác với máy tính Đểtrẻ không chỉ được nghe thấy, được nhìn thấy mà còn có thể được trực tiếp thao táctrên máy vi tính, tự mình khám phá tìm ra nguồn tri thức mới cho bản thân.
Hơn nữa khi sử dụng một cách hợp lý những tính năng các phần mềm dạyhọc còn giúp GV tránh được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học do chỉ quáchú trọng đến việc chạy chữ trên màn hình, nặng về trình chiếu, làm phân tán nộidung chính của bài học…
Ngoài ra, GV ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu thông qua các công cụtìm kiếm trên Internet hoặc tìm kiếm trên các Website thư viện bài giảng MạngInternet là kho thông tin khổng lồ, trên đó có rất nhiều phần mềm giảng dạy, quản lýtrường mầm non được xây dựng công phu mà GV, nhà trường có thể khai thác thamkhảo, sử dụng khi chưa có khả năng, điều kiện để xây dựng bài giảng cho riêngmình
Đồng thời, GV có thể ứng dụng CNTT trong học tập của HS để giúp trẻ cóthêm hứng thú với việc học và trẻ có thể tự học tập tại nhà qua các Website hay cácphần mềm giúp trẻ tự học
Giáo viên được tham gia học tập các khóa học trực tuyến về tin học, về ứngdụng CNTT trong giáo dục mầm non, tìm hiểu thêm các kiến thức về chăm sóc giáodục trẻ trên mạng Internet để nâng cao kiến thức và trình độ của bản thân, từ đónâng cao chất lượng công việc
Giáo viên ứng dụng CNTT trong việc đánh giá sự phát triển trí tuệ và sự phát triển thể chất của trẻ một cách chính xác, khoa học
Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đãtạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả dạy học của ngành giáo dục mầm non, tạo
ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa GV và HS
1.4 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non
1.4.1 Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ
Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Trang 32Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục vàĐào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ phải đảm bảo mục tiêu, kếhoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung đó, CBQL chỉ đạo chocác khối chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩymạnh việc ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ
Khi xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ, CBQL cần dựatrên các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của ĐNGV nhà trường;
- Gắn với từng hoạt động, từng Module, từng bài cụ thể;
- Sử dụng hiệu quả PPDH hiện đại;
- Phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng HS nhà trường
Đầu năm học, Hiệu trưởng nhà trường căn cứ các nguyên tắc trên để lập kếhoạch ứng dụng CNTT trong năm học và xây dựng những nội dung cụ thể về ứngdụng CNTT trong giáo dục trẻ
Ban giám hiệu nhà trường, GV nghiên cứu và thống nhất những nội dungứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non để toàn thể CBQL, GV trong trườngnắm được yêu cầu, mục tiêu, phương pháp và hình thức ứng dụng CNTT trong hoạtđộng giáo dục trẻ đạt được hiệu quả cao nhất Sau đó, lập kế hoạch ứng dụng CNTTtrong giáo dục trẻ của toàn trường và chỉ đạo lập kế hoạch ứng dụng CNTT ở từngkhối, lớp Giáo viên lập kế hoạch ứng dụng CNTT cụ thể ở từng lớp để đảm bảothực hiện tốt ứng dụng CNTT phù hợp với chương trình giáo dục theo độ tuổi
Ban giám hiệu, kế toán nhà trường lập kế hoạch huy động kinh phí và tiếnhành đầu tư, mua sắm bổ sung, lắp đặt và bảo dưỡng các phương tiện, thiết bị phục
vụ cho hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục của giáo viên như: bổ xung đủmáy vi tính cho các lớp, phòng Kidsmart, đầu DVD, Ti vi màn hình 43 inch, mànchiếu, máy Projector, bảng thông minh, hệ thống mạng Lan, mạng Internet, Wifi… đểphục vụ có hiệu quả hoạt động ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ
Tổ chức các điều kiện để giáo viên ứng dụng CNTT trong giáo dục thuận lợi
Trang 33như phòng học, các thiết bị hỗ trợ cho ứng dụng CNTT hiện đại, có hạn chế tiếng
ồn, hoặc có phòng học ứng dụng CNTT riêng với thiết bị hiện đại, đa dạng giúp GV
có thể cho học sinh tiếp cận với nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy họctiên tiến
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường có kế hoạch tham mưuvới hiệu trưởng mời giảng viên để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tin học cơ bản chogiáo viên và kỹ năng ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ để tất cả giáo viên nắmđược và có khả năng ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm các tài liệu phục vụ hoạtđộng dạy học ở trên mạng Internet, soạn các giáo án điện tử, sử dụng các phần mềmchỉnh sửa ảnh, làm Video, sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại để nâng cao chấtlượng giáo dục trẻ trong nhà trường
Mỗi một khối chuyên môn, tổ trưởng cần xây dựng các hoạt động có liênquan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ,đồng thời trên cơ sở đó tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá việc thực hiện cácmục tiêu đã đặt ra, trong điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao chophù hợp
1.4.2 Tổ chức ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ
Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo chung, tổ chức các hoạt động ứng dụngCNTT trong nhà trường theo kế hoạch đã xây dựng, tập trung công tác chỉ đạo đếntừng khâu, từng phần cụ thể như:
- Phân công cho bộ phận chuyên môn, giáo viên chủ động tự bồi dưỡng nângcao kiến thức về CNTT để khai thác thông tin từ mạng Internet, sử dụng các phầnmềm hỗ trợ phục vụ việc thiết kế bài giảng điện tử, ứng dụng CNTT trong hoạtđộng giáo dục trẻ một cách linh hoạt, phù hợp
- Tổ chức cho GV thực hiện các chuyên đề hướng dẫn thực hành các công cụ
hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, hướng dẫntạo thư viện đồ dùng, hướng dẫn tạo kho học liệu mở Đảm bảo 100% GV của nhàtrường đều được tiếp cận với các công cụ (phần mềm) hỗ trợ soạn giảng
Trang 34- Tổ chức cho các tổ khối chuyên môn tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ
thống bài giảng điện tử, kho học liệu mở, kho đồ dùng
- Ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểmtra việc quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ như về chất lượng bài dạy, phân
bố thời gian, hình thức tổ chức dạy học CBQL trường có kế hoạch hướng dẫn, chỉđạo chung cho giáo viên về quy trình quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ Tổchức các hoạt động dự giờ của các hoạt động có ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ,sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm
- Tổ chức các buổi họp trao đổi kinh nghiệm trong toàn trường, tổng hợp các
ý kiến từ đội ngũ giáo viên đã tiến hành ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dụctrẻ, đánh giá những ưu điểm và tồn tại để tìm giải pháp khắc phục khó khăn, khắcphục tồn tại (nếu có), tiếp tục nhân rộng và triển khai những kinh nghiệm có nhiều
ưu điểm, nhiều hiệu quả để GV tiếp tục phát huy và phát triển thành phong trào ứngdụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ một cách tự nhiên, tích cực
- Xây dựng các phong trào thi đua lấy việc thực hiện hiệu quả ứng dụngCNTT trong hoạt động giáo dục trẻ làm mục tiêu khen ngợi, khích lệ Từ đó có thểđộng viên được ĐNGV tích cực, hăng hái tham gia và chủ động khai thác ứng dụngCNTT vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non
- Thiết kế, thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo lẫnnhau, sử dụng các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng cho phù hợp vớiđặc điểm từng khối lớp
- CBQL chú trọng động viên khen thưởng kịp thời đối với GV ứng dụngCNTT trong giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao để nhân rộng điển hình, khích lệ độngviên các GV khác cùng tham gia
1.4.3 Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục tại các trường mầm non
Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt độnggiáo dục trẻ phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc ứng dụng CNTTtrong giáo dục một cách phù hợp đối với từng nội dung kiến thức có trong hoạtđộng Để làm được điều này, CBQL hướng dẫn GV những công việc sau:
Trang 35- Tìm hiểu nội dung của từng hoạt động, môn học, xác định mục tiêu, soạngiáo án.
- Xác định phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của CNTT
- Thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bài dạy
- Việc chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên, có sự định hướng kịp thời
- Kết quả: Đảm bảo sự chính xác về kiến thức, hình thức trình bày bài giảngtrực quan, khoa học có sự cân đối giữa yếu tố công nghệ và yếu tố sư phạm
- CBQL chỉ đạo GV ứng dụng CNTT trong các hoạt động đánh giá sự pháttriển trí tuệ và thể chất của trẻ GV phải tìm hiểu nghiên cứu và hướng dẫn trẻ cóthể sử dụng các phần mềm giúp trẻ tự học và phối hợp phụ huynh trong việc dạy trẻ
sử dụng và học tập trên các Website và phần mềm phù hợp với chương trình giáodục theo lứa tuổi của trẻ
- CBQL thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ hoạt động ứng dụng CNTTtrong giáo dục trẻ Thường xuyên kiểm tra năng lực ứng dụng CNTT của GV thôngqua dự giờ thăm lớp, thông qua sinh hoạt chuyên môn, đánh giá sự phát triển trí tuệ
và thể chất của trẻ
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáodục trẻ ở trường mầm non theo đúng kế hoạch đã xây dựng của nhà trường CBQLcần thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động giáodục trẻ Kiểm tra, đánh giá là công việc rất quan trọng, phải được thực hiện thườngxuyên đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác
- Kiểm tra tiến độ thực hiện của kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt độnggiáo dục trẻ đối với từng giáo viên
- Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế bài giảng điện tử với các tiêu chí đánh giátập trung vào yếu tố chất lượng, hiệu quả
- Kiểm tra các giờ dạy của GV theo kế hoạch có ứng dụng công nghệ thôngtin để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, tính hiệu quả và tác dụng của CNTT tronghoạt động giáo dục trẻ mầm non
Trang 36- Kiểm tra các điều kiện về CSVC, trang thiết bị giáo dục hiện đại nhằmđánh giá khả năng đáp ứng của thiết bị đối với kế hoạch ứng dụng CNTT đã xâydựng, từ đó sẽ có kế hoạch bổ sung thiết bị, bổ sung đồ dùng cho phù hợp với nhucầu thực tiễn.
- Kiểm tra tần suất sử dụng kho học liệu mở, kho đồ dùng đánh giá các tưliệu được sử dụng nhiều, tìm hiểu nguyên nhân các tư liệu chưa được nhiều GV khaithác sử dụng Nếu là tư liệu kém hiệu quả thì cần chỉ đạo và tổ chức xây dựng lại tưliệu đó và thực hiện gỡ bỏ tư liệu kém hiệu quả và thay thế bằng tư liệu mới
- Kiểm tra, đánh giá ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ với mục đích đặt racác tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình quản lý ứng dụng CNTT của
GV trong giáo dục trẻ
Cuối mỗi đợt đánh giá sau khi kiểm tra, nhà trường cần có cơ chế khenthưởng hoặc ghi nhận khen thưởng phù hợp nhằm động viên, khích lệ GV tích cựcứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cao trong đổi mới phương pháp giáo dục mầmnon Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giá GV triểnkhai ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục mầm non tránh được bệnh thànhtích, hoặc triển khai chiếu lệ, qua loa không thực sự vào cuộc
1.4.5 Quản lý thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
1.4.5.1 Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
Trong kế hoạch năm học của nhà trường có nội dung thiết kế giáo án DHTC
có ứng dụng CNTT của các tổ chuyên môn Kế hoạch này đảm bảo phù hợp vớiđiều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ cán bộ giáo viên, có tính đến sử dụngphương tiện dạy học hiện đại; Phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng HS nhàtrường Cán bộ quản lý chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện việcthiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT bám sát kế hoạch của nhà trường
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT:Đảm bảo nguyên tắc về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp; Cân nhắckhi sử dụng các TBDH hiện đại cho các nội dung kiến thức có trong bài dạy (không
Trang 37nên sử dụng trong toàn bộ tiết học); các kiến thức, đoạn Video, Audio đưa vào trìnhchiếu phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu, thể hiện được logic cấu trúc của bàidạy Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học.
Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT: Đặt racác tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình thiết kế giáo án DHTC có ứngdụng CNTT của GV; có quy định khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích độngviên CBGV tham gia quy trình thiết kế giáo án này
1.4.5.2 Quản lý sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
* Lập kế hoạch sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT và giáo
án dạy học tích cực
Xây dựng các quy trình, nguyên tắc sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT Có kế hoạch hội giảng, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ CBGV
* Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT
Hiệu trưởng có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sửdụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT Dự giờ, kiểm tra việc GV sử dụng giáo ánDHTC có ứng dụng CNTT, rút kinh nghiệm, đánh giá sau kiểm tra
Xây dựng kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV tham khảo, sử dụng
* Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng
CNTT
Để kiểm tra, đánh giá việc sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT trướchết CBQL cần xây dựng tiêu chí đánh giá
Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đánh giá đảm bảo khách quan, chính xác
Có khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm động viên GV tích cực sử dụng và đem lạihiệu quả cao trong đổi mới PPDH
1.4.6 Quản lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục
Việc triển khai ứng dụng CNTT trong giáo dục tại các trường mầm non phụthuộc vào rất nhiều yếu tố: Cơ chế, chính sách; nhận thức của CBQL, GV, điều kiệnCSVC; năng lực chuyên môn của GV… đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm quản
lý các điều kiện ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ
Trang 38Nhận thức của các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạotriển khai ứng dụng CNTT trong các trường mầm non có ảnh hưởng rất lớn đếnhiệu quả của việc ứng dụng CNTT Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức,vai trò và lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động giáo dục trẻmầm non đến từng cán bộ, GV và PHHS là việc làm hết sức cần thiết để đẩy mạnhứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ mầm non.
Trước hết, nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhànước về phát triển giáo dục, phát triển CNTT trong nước và trong ngành giáo dục
và đào tạo Theo Chỉ thị số 55/2008/CT-BDGĐT ngày 30/9/2008 của Bộ GD&ĐT:Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy,tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi hoạt động học một cách hiệu quả và sángtạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung thông tin số phục
vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng Internetcủa người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm đượcnội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về CNTT do khoảng cách địa lý đem lại
Cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo ántrên máy tính Khuyến khích GV trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua Website củacác cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ giáo dục và đào tạo
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (E-Learning) Tổ chức cho giáoviên soạn bài giảng điện tử E-Learning trực tuyến; tổ chức các khoá học trên mạng,tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học
- Xây dựng trên Website Bộ giáo dục và đào tạo các cơ sở dữ liệu và thưviện học liệu điện tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm,phần mềm thí nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo áncủa giáo viên) Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một số môn học
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phảiđược thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng dụng
Trang 39CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong thực tếhàng ngày.
Trong công tác tổ chức, chỉ đạo việc ứng dụng CNTT Hiệu trưởng cần phảichú trọng một số yêu cầu cần thiết: Tổ chức các điều kiện cho lớp học có ứng dụngCNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non; tổ chức việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡngnâng cao trình độ CNTT cho đội ngũ cán bộ giáo viên của đơn vị mình; tổ chức chỉđạo các hoạt động ứng dụng CNTT theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, BộGD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; chỉ đạo việc quản lý, khai thác sử dụng cácphương tiện kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dụctrẻ mầm non
Năng lực chuyên môn và năng lực ứng dụng CNTT của nhà quản lý sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến công tác quản lý, đặc biệt là quản lý ứng dụng CNTT trong hoạtđộng dạy học Nhà quản lý luôn luôn phải cập nhật và làm chủ các kiến thức, kỹnăng cơ bản về CNTT, từ đó có thể lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánhgiá việc thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học được hiệu quả
Nhà quản lý giáo dục cần phải có kế hoạch cụ thể về việc trang bị cácphương tiện hỗ trợ ứng dụng CNTT, các thiết bị hiện đại hỗ trợ GV trong việc thiết
kế bài giảng, quản lý bài giảng Do điều kiện thực tế hiện nay, Nhà nước chưa trang
bị được một cách đầy đủ theo nhu cầu của việc triển khai ứng dụng CNTT tronggiáo dục nên các cơ sở giáo dục mầm non cần linh hoạt, chủ động huy động cácnguồn lực từ xã hội tham gia đầu tư và hỗ trợ phương tiện kỹ thuật để có thể triểnkhai tốt việc ứng dụng CNTT tại nhà trường
1.4.7 Quản lý và sử dụng phần mềm ứng dụngCNTT trong hoạt động giáo dục
Ban giám hiệu và GV phụ trách CNTT sẽ tiến hành điều tra, khảo sát hiệntrạng, xác định nhu cầu và nhiệm vụ về CNTT trong trường, sau đó có thể tiến hànhchọn lọc ứng dụng những phần mềm dạy học và quản lý phù hợp Cụ thể trườngmầm non có thể tiến hành ứng dụng trên một số lĩnh vực sau:
Các phần mềm ứng dụng để thiết kế bài giảng như:
Trang 40+ Phần mềm PowerPoint: PowerPoint là phần mềm trình diễn của hãngMicrosoft và đã được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều nước trên thế giới PowerPoint
đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục Với nhiều tính năng mới được
bổ sung, PowerPoint đang trở thành công cụ phổ biến nhất giúp các GV biên soạn
và trình diễn các bài trình giảng với sự trợ giúp của máy tính Chức năng chính củaPowerPoint là tạo ra bản trình diễn (Presentation) với chất lượng cao tùy theo khảnăng của giáo viên
+ Phần mềm Adobe Presenter: phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng
E-Learning, rất phù hợp với giáo viên mầm non, giúp GV xây dựng đượccác bài giảng đạt chuẩn AICC, SCOM
+ Phần mềm Proshow Producer là một trong những phần mềmchuyên về trình diễn ảnh tốt nhất hiện nay Với dung lượng nhỏ, nhưng có nhiềuhiệu ứng đẹp Proshow Producer sẽ giúp GV tạo ra những Video ấn tượng từ nhữnghình ảnh, File nhạc, Video sẵn có
+ Aiseesoft MTS Converter là một phần mềm hữu ích, tích hợp nhiều chứcnăng mạnh mẽ để giúp GV chuyển đổi bất kỳ định dạng Video nào sang các trìnhphát tập tin đa phương tiện, thiết bị di động, phần mềm chỉnh sửa Video Là mộttrong những phần mềm chuyển đổi Video tốt nhất, nó hỗ trợ người dùng thay đổicác định dạng phổ biến như: MP4, MKV, WMV, AVI, Quick Time MOV, DivX,MTS, M2TS, MXF/P2 MXF, MOD, H.264/MP4 AVC, HD WMV sang Video
SD, HD và 3D Ngoài ra, nó có thể trích xuất track âm thanh từ tập tin Video vàchuyển đổi chúng sang MP3, AAC, AC3, AIFF, OGG, M4V, MP2, WAV, WMA,
vv Phiên bản Platium của phần mềm này có thể chuyển đổi định dạng Video 2Dsang 3D
+ Nhóm phần mềm xây dựng kho học liệu điện tử: Phần mềm AutoPlayMedia Studio 8 Personal là phần mềm được chia sẻ trên trang h t t p : / /
k h o h o cl i eu h a n o i e d u vn giúp xây dựng và quản lý kho học liệu điện tử
+ Nhóm phần mềm dành cho học sinh: Phần mềm Kidsmart, phần mềm vuihọc chữ cái abc, bé tập vẽ, bút chì thông minh…