Lý do chọn đề tài Nói đến trang phục cổ, truyền thống khong ai không nhắc đến áo dài của dân tộc Việt Nam - một niềm tự hào của dân tộc.. Chính vì vậy với sự phổ biến này áo dài đã tr
Trang 1 Đặt vấn đề:
Mục tiêu nghiên cứu:
- Lịch sử phát triển áo dài qua các thời kỳ
- Quan hệ giá trị sự phát triển thiết kế đối với sự phát triển xã hội
- Các yếu tố khác biệt ảnh hưởng đến thiết kế qua các thời kỳ
Giả thuyết nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lỳ thuyết
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp khoa học
Trang 2 Lý do chọn đề tài
Nói đến trang phục cổ, truyền thống khong ai không nhắc đến áo dài của dân tộc Việt Nam - một niềm tự hào của dân tộc Hình ảnh chiếc áo dài luôn gắn liền với cuộc sống của người dân từ nông thôn cho đến thành thị Theo lệ mỗi dịp trọng đại, mọi người luôn vận khăn đóng áo dài, từ nam phụ lão ấu cho đến các dịp ma chay, ngày
lễ, hội làng,… ai ai cũng đều mặc được, không phân biệt giàu sang nghèo khó Chính
vì vậy với sự phổ biến này áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của người Việt Nam Cho dù bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau của phương Đông đến phương Tây, áo dài vẫn mang nét riêng của mình để không thể lẫn lộn với kiểu dáng khác
Khảo sát được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng sử dụng Áo dài và quan điểm của phụ nữ Việt Nam về văn hóa truyền thống này
Trang 3-Hơn 80% phụ nữ Việt Nam có Áo dài, 58% chỉ có 1-2 chiếc Áo dài
-Dưới 30% phụ nữ Việt Nam mặc Áo dài nhiều hơn 1 lần / tháng bao gồm cả 5% những người mặc hằng ngày Áo dài được mặc chủ yếu vào các mùa lễ hội và những dịp đặc biệt như đám cưới Một số họ mặc ở trường hoặc đi làm (ví dụ ngân hàng)
-80% chi dưới 1 triệu đồng để mua 1 chiếc Áo dài Đa số họ may ở các tiệm Áo dài -Gần 70% phụ nữ thích mặc Áo dài vì truyền thống của người Việt Nam và họ cảm thấy duyên dáng khi mặc Áo dài
-Hơn 80% phụ nữ Việt Nam nghĩ rằng Áo dài là một trong những truyền thống tốt đẹp của Việt Nam & văn hóa Áo dài nên được kéo dài trong tương lai
Trong thời buổi hiện đại nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã lần lượt phục dựng, phục hưng và cách tân, đưa vào đời sống hằng ngày những bộ trang phục truyền thống mang đậm bản sắc quốc gia của họ thì Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã rục rịch tìm hiểu, phục dựng và đưa những bộ trang phục cổ lẫn cách tân
đi vào trong tiềm thức và đời sống của con người VN hiện đại Ngày nay, chiếc áo dài ngày càng được cải tiến theo kiểu lạ và đẹp với nhiều màu sắc khác nhau nhưng vẫn giữ nét đẹp đặc trưng của chiếc áo dài Trải qua thời gian và năm tháng, bộ trang
Trang 4phục truyền thống áo dài vẫn tồn tại và phát huy được thế mạnh của mình trong đời sống văn hóa và được coi như là “ quốc phục ” của Việt Nam
Bởi vì tự hào vẻ đẹp của chiếc áo dài của đất nước mình, chúng em muốn được tìm hiểu cũng như cảm nhận và lĩnh hội vể những nét đẹp trong văn hóa của nước mình thông qua hình ảnh của chiếc áo dài Vì vậy, với những lí do trên, chúng em đã quyết định chọn đề tài với tên: “ Sự thay đổi của chiếc áo dài qua từng thời kỳ” để làm đề tài nghiên cứu cho môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học
Trang 5Chương 1 NGUỒN GỐC LỊCH SỬ CỦA CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM
Áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ Mọi người dân Việt Nam đều biết áo dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc của áo dài thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc Cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có nhiều tài liệu ghi nhận Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng ngọc lũ cách đây khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ Có thể coi kiểu sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước
để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài
Áo tứ thân ra đời vào khoảng năm 1965, khung cửi không dệt được khổ vải lớn vì thế các mảnh vải mới được ghép với nhau tạo thành áo tứ thân, áo tứ thân màu nâu, không có khuy cài, thả dài xuống hoặc được cột gọn lên khi làm việc đồng áng, buôn bán, mặc bên trong là một chiếc áo yếm có màu nâu đậm, dành cho phụ nữ đứng tuổi hay màu trắng màu thắm đỏ hoa đào dành cho các cô gái trẻ ngoài yếm là chiếc áo cánh ngắn màu trắng vài lụa dài màu xanh thoắt giữa áo cánh với cạp váy đen, ngày nay chiếc áo tứ thân vẫn còn nhưng đã được cách tân khá nhiều và trở nên tính tế và tiện lợi hơn và thường được mặc kèm với chiếc nón quai thao, có thể nhìn thấy chiếc
áo tứ thân này rất nhiều trong các lễ hội và đặc biệt là vùng đất Kinh Bắc
Áo ngũ thân ra đời khoảng 1884, áo dài ngũ thân gồm hai khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước kín đáo, có một thân phụ nằm dưới về phía bên phải bốn thân áo, ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương còn thân áo thứ năm tượng trưng cho người mặc áo luôn có 5 cúc cài thể hiện đạo lí làm người của người việt năm là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” lúc này đã có sự dao động về độ ngắn dài của tà áo vào thời điểm bấy giờ, chiếc áo dài ngũ thân thường xuất hiện trong các gia đình giàu có và nó còn là 1 trang phục để phân biệt những người phụ nữ xuất thân cao quý với người phụ nữ xuất thân bình thường đấy
Áo dài tân thời áo dài thời kì này được khởi xướng bởi họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) Cát Tường được cho là nhà cách tân táo bạo nhất ông đã đưa yếu tố phương Tây vào áo dài khoảng 30% ông đã tạo kiểu như : không cổ, tay ngắn, không tay, vai bồng, vai xéo, cổ tay xòe, có khuy, vạt áo ngắn, ….Những chi tiết này đã tạo
ra chiếc áo dài dáng vẻ mang một chút hơi hướng phương tây, cũng khá độc đáo
Áo dài Lemur và lê phổ thập kỉ 1950-1060 Áo nịt ngực ngày càng được phổ biến nên chiếc áo dài cũng ảnh hưởng xu hướng này và được may chít eo, ôm sát vào người thân áo sau rộng hơn thân áo trước nhất là phân hông cổ áo cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài gần đến mắt cá chân, yếu tố cải cách ở áo dài lê phổ là phần tay
Trang 6áo kĩ thuật dệt may đã cho ra đời vải có khổ rộng tỉ lệ cách tân dừng lại 20% mẫu này được coi là vật tổ của các áo dài sau này
Áo dài cổ thuyền từ năm 1958 còn gọi là áo dài thời Trần Lê Xuân nhưng thực tế, ít
ai biết rằng người sáng tạo đầu tiên là Thái Thúc Nha Ở thập niên 1960, ông nhận được chỉ thị làm một buổi diễn thời trang ở đường Đồng Khởi người mặc đầu tiên này là nữ tài tử Kiều Trinh với dáng dấp áo dài khoe được được phần cổ của người phụ nữ phần eo được chít thon gọn Nhưng tại sao chiếc áo này gắn với tên tuổi của
bà Trần Lệ Xuân? Bởi mẫu áo dài này được bà Trần Lệ Xuân cực kì ưa chuộng và thường đươc mặc trong các buổi gặp gỡ các vị khách nước ngoài thường được mặc chính là bà Trần Lệ Xuân là người đã khiến cho nhiều người nước ngoài biết đến hình ảnh chiếc áo dài hơn
Áo dài tay raglan từ năm 1957 Thời trang áo dài bắt đầu thịnh hành đó cũng là thời điểm ông Đỗ Thành - một thợ may, áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài, để vai áo dài bớt nhăn ý tưởng sáng tạo này đã được cho ra đời chiếc áo dài raglan đầu tiên
Áo dài tay hippy từ năm 1968-1989 vởi ảnh hưởng của văn hóa phương Tây Quần hippy được đưa vào thiết kế áo dài lúc đó người phụ nữ Việt khá táo bạo khi kết hợp với quần ống loe với áo dài phần eo được nới rộng hơn so với áo dài Trần Lệ Xuân Vạt áo may hẹp và ngắn đến đầu gối thân áo rộng lượn theo dáng người và không chiết eo, cổ áo thấp và quần được may rất dài với ống rộng đến 60cm hoặc mặc với quần tây kiểu áo dài này thịnh hành mãi đến thập niên 1980 Tuy nhiên, kiểu áo dài này phổ biến ở một số nơi chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây,
Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn Thập niên
60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng "thắt đáy lưng ong"
Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa văn, chất liệu Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ở nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn Đó là kiểu
áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)
Trang 7Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất đơn giản, tinh tế
Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể
Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ
Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam Chính vì thế, nó
có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới