1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía nam (aascs) thực hiện

116 106 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

PHÍA NAM (AASCS) THỰC HIỆN

Ngành : KẾ TOÁN

Chuyên ngành : KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Văn TùngSinh viên thực hiện : Lê Minh Duy KhaMSSV: 1311180478 Lớp: 13DKKT02

TP Hồ Chí Minh, 2017

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn trựctiếp của Tiến sỹ Trần Văn Tùng Mọi chứng từ, số liệu, báo cáo đều có sự cho phép củaCông ty, không có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá.Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Tp Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2017

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với thầy, cô của trườngĐại học Công Nghệ TP.HCM, Ban lãnh đạo Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán

và Kiểm toán phía Nam cùng các anh,chị kiểm toán viên phòng kiểm toán 2 Đặc biệt là

TS Trần Văn Tùng - Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đỡ chúng em hoàn thànhbáo cáo thực tập tốt nghiệp này

Trong quá trình làm khóa luận thực tập này khó tránh khỏi sai sót, rất mong cácthầy,cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạnchế nên bài khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất mongnhận được ý kiến đóng góp của thầy để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, đòng thời tạobước đệm làm hành trang kiến thức để bước vào nghề sau này.Sau cùng một lần nữa emxin cảm ơn và có lời chúc sức khỏe, thành công đến thầy,cô trường Đại học Công nghệThành phố Hồ Chí Minh, cùng anh,chị trong phòng kiểm toán 2 Công ty Dịch vụ Tư vấnTài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam

Trân trọng!

ngày …tháng …năm 2017

(SV Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Trang 6

Bảng 2.1: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả nhà cung cấp 21

Bảng 2.2: Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả nhà cung cấp 23

Bảng 3.1: Doanh thu, lợi nhuận của AASCS trong giai đoạn 2014 – 2016 27

Bảng 4.1: Bản yêu cầu cung cấp tài liệu phục vụ kiểm toán 39

Bảng 4.2: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 44

Bảng 4.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty X 48

Bảng 4.4: Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán 49

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp số dư đầu kỳ theo giấy tờ làm việc của AASCS 53

Bảng 4.6: Bảng phân tích số liệu tỷ trọng nở phải trả nhà cung cấp trong nợ ngắn hạn theo giấy tờ làm việc của AASCS 54

Bảng 4.7: Bảng xác nhận công nợ theo giấy tờ làm việc của AASCS 55

Bảng 4.8: Bảng xác nhận công nợ theo giấy tờ làm việc của AASCS 56

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp thư xác nhận nợ phải trả người bán tại khách hàng X 57

Bảng 4.10: Bảng đánh giá lại số dư nợ phải trả có gốc ngoại tệ 58

Bảng 4.11: Bảng kiểm tra việc trình bày khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trên báo cáo tài chính của công ty X 58

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang

Trang 8

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phải trả nhà cung cấp 9

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty AASCS 31

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức và quản lý của bộ phận kiểm toán tại công ty AASCS 33

Trang 9

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 11

1.1 Lý do chọn đề tài 11

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 11

1.3 Đối tượng nghiên cứu 12

1.4 Phạm vi nghiên cứu 12

1.5 Phương pháp nghiên cứu 12

1.6 Kết cấu đề tài 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

2.1 Đặc điểm kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 15

2.1.1 Khái niệm nợ phải trả nhà cung cấp 15

2.1.2 Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 15

2.1.3 Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 17

2.1.3.1 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 17

2.1.3.3 Sơ đồ kế toán nợ phải trả nhà cung cấp 18

2.2 Kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 20

2.2.1 Đặc điểm kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC .20

2.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 22

2.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 22

2.2.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 23

2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC 24

2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán 24

2.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 24

2.3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược 25

2.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 26

2.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán 29

vii

Trang 10

2.3.2 Thực hiện kiểm toán 30

2.3.2.1 Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp 30

2.3.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích 31

2.3.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 31

2.3.3 Kết thúc kiểm toán 24

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 26

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM 27

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán phía Nam (AASCS) 27

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 27

3.2 Đặc điểm hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 28

3.2.1 Các lĩnh vực hoạt động của Công ty 28

3.2.2 Đặc điểm về thị trường và khách hàng của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 30

3.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam 30

3.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 30

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của công ty 31

3.4 Giới thiệu về bộ phận kiểm toán tại công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế Toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) 33

3.4.1 Cơ cấu tổ chức của bộ phận kiểm toán tại công ty 33

3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh trong bộ phận kiểm toán tại công ty .33

3.4.3 Quy định về hoạt động kiểm toán của công ty 34

3.4.4 Chế độ, chính sách kiểm toán áp dụng tại công ty 34

3.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty .34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 36

Trang 11

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ

TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN X

37

4.1 Công việc trước kiểm toán 37

4.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 41

4.2.1 Lập kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng 41

4.2.2 Tìm hiểu về hoạt động của khách hàng 42

4.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 43

4.2.4 Tìm hiểu về quy trình kế toán 46

4.2.5 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 47

4.3 Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 49

4.4 Xác định mức trọng yếu 52

4.5 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán 52

4.6 Thực hiện Kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán 53

4.7 Kết thúc kiểm toán 59

4.7.1 Họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh với khách hàng 59

4.7.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 59

4.8 Công việc sau kiểm toán 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 62

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN PHÍA NAM (AASCS) THỰC HIỆN 63

5.1 Nhận xét 63

5.1.1 Nhận xét về tình hình hoạt động của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS) 63

5.1.1.1 Ưu điểm 63

5.1.1.2 Tồn tại 64

Trang 12

5.1.2 Nhận xét về công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công

ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 65

5.1.2.1 Ưu điểm 65

5.1.2.2.Tồn tại 67

5.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện 68

5.2.1 Kiến nghị về giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 68

5.2.2 Kiến nghị về giai đoạn thực hiện kiểm toán 70

5.2.3 Kiến nghị về giai đoạn kết thúc kiểm toán 73

5.2.4 Kiến nghị khác 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 75

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC VÀ BIỂU MÃU KÈM THEO 78

Trang 13

1.1 Lý do chọn đề tài

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, lĩnh vực kiểm toán đã và đang cho thấy tầm ảnh hưởngngày càng lớn của mình đối với nền kinh tế quốc gia Điều này xuất phát từ vai trò là đảmbảo một môi trường kinh doanh minh bạch và hiệu quả Hơn nữa, một số sự kiện phá sản,

vỡ nợ của của nhiều công ty lớn trong và ngoài nước có liên quan đến dịch vụ kiểm toáncàng làm cho những đối tượng sử dụng BCTC như ngân hàng, cổ đông, nhà đầutư…quan tâm hơn nữa đến sự trung thực và hợp lý trên BCTC của mỗi đơn vị Trong đó,

nợ phải trả nhà cung cấp là khoản mục chứa đựng rủi ro tiềm tàng cao và phản ánh khảnăng chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp Đó là

lý do tại sao công tác kiểm toán đối vói khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp hay còn gọi

là nợ phải trả người bán đóng vai trò quan trọng trong một cuộc kiểm toán

Trong thời gian thực tập vừa qua tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kếtoán & Kiểm toán phía Nam (AASCS), tôi đã được tiếp xúc với quy trình kiểm toánkhoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Nhằm hệ thống lại những gì đã thu nhận được từthực tế cùng với những kiến thức đã học trên giảng đường về phần hành này, tôi đã chọn

đề tài cho khóa luận của mình như sau : “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả

nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vu Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS) thực hiện”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác kiểm toán nợ phải trảnhà cung cấp do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phíaNam thực hiện như sau:

- Nắm được cơ sở lý luận của một quy trình kiểm toán BCTC nói chung hay quy trìnhkiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp nói riêng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàntất công viêc kiểm toán

Trang 14

- Hoàn thiện kĩ năng phân tích, tổng hợp thông tin, chọn lọc thông tin để đưa ra cácđánh giá và góp ý nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhàcung cấp.

- Vận dụng những kiến thức đã thu thập được về quy trình kiểm toán khoản mục nợphải trả nhà cung cấp để đưa ra những nghiên cứu mới

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhàcung cấp tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam

Cụ thể hơn là nghiên cứu qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán

và kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp mà Công ty TNHH Dịch vụ

Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam đã xây dựng cũng như đã thực hiện vớikhách hàng thực tế là Công ty Cổ phần X

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhàcung cấp tại công ty Cụ thể:

- Thời gian nghiên cứu từ ngày 13/1/2017 đến ngày 10/5/2017

- Địa điểm: Khách hàng của Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán vàKiểm toán phía Nam là Công ty Cổ phần X

- Số liệu và đề tài thu thập được từ các giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ làm việc củaCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam và báo cáokiểm toán của công ty từ các năm 2016-2017

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán khoảnmục nợ phải trà nhà cung cấp mà không tiến hành nghiên cứu quy trình kiểm toán củatoàn bộ các phần hành khách trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấnTài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này sử dụng để tổng hợp những kiếnthức nền tảng cũng như mở rộng nhằm củng cố cho đề tài thông qua tìm hiểu và nghiêncứu: các văn bản pháp luật, Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam,

Trang 15

Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam (VACPA) và tham khảo các khóa luận, chuyên đề hay bài viết có liên quan.

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu bao gồm:

+ Quan sát thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể từ đó có thể nắm bắtđược từng bước thực hiện của quy trình

+ Phỏng vấn đơn vị kiểm toán nhằm tìm hiểu về nội dung của các bước trong quytrình kiểm toán liên quan đến đề tài thực hiện

+ Trực tiếp tham gia vào một số cộng đoạn của quy trình kiểm toán với vai trò Trợ lýKiểm toán viên

- Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Tổng hợp, chọn lọc số liệu phù hợp với mụcđích nghiên cứu, tính toán số học, so sánh và phân tích số liệu để từ đó có thể rút ra cácnhận xét từ các số liệu thu thập được

1.6 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp tại Công tyTNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam gồm 5 phần chính:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính

Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam (AASCS)

Chương 4: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện tại Công ty Cổ phần X

Chương 5: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán phía Nam thực hiện.

Trang 16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về nội dung của đề tài khóa luận, từ lí

do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, kết cáu đề tài Qua

đó cho thấy sơ lược được nhửng nét chính của đề tài cần được phân tích và nghiên cứu, dẫn dắt các vấn đề từ lý luận cho tới thực tiễn phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài khóa luận một cách tốt nhất

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM

TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH2.1 Đặc điểm kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

2.1.1 Khái niệm nợ phải trả nhà cung cấp

Nợ phải trả nhà cung cấp là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụnhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường Nợ phải trả người bán bao gồm cácmón nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước sửa chữa và rất nhiều sảnphẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm

Như vậy khoản nợ phải trả nhà cung cấp là phần tiền vốn mà doanh nghiệp đi chiếmdụng của đơn vị bạn để hình thành nên một phần nguồn vốn của doanh nghiệp mình.Doanh nghiệp cần có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn đối với các nhà cung cấp

Việc hình thành khoản mục nợ phải trả nhà cung cáp liên quan trực tiếp đến quá trìnhmua hàng hóa, tài sản, nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp vì vậy nó chiếm một vịtrí quan trọng trong chu trình mua hàng và thanh toán

2.1.2 Nguyên tắc, yêu cầu hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC, khi hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấpphải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả củadoanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ,BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tài khoản này cũngđược dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhậnthầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiềnngay

- Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạchtoán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoảnnày phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu

Trang 18

xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao.

- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từngloại nguyên tệ Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằngngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thờiđiểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch).Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tàisản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với

số tiền đã ứng trước

+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kếtoán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đốitượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh đượcxác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó) Riêngtrường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tàikhoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên

có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;

+ Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệtại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật Tỷ giá giaodịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngânhàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáotài chính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quyđịnh (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả chongười bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn

- Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán

về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bánthông thường

Trang 19

- Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa

có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhậnđược hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

- Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch cáckhoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán,người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng

2.1.3 Phương pháp kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

2.1.3.1 Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản

Tài khoản được sử dụng để hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là TK331- Phải trả nhà cung cấp

Kết cấu của tài khoản

- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợpđồng;

- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận chodoanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán;

- Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại ngườibán

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giángoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)

Bên Có:

- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và ngườinhận thầu xây lắp;

Trang 20

- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hànghoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức;

- Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giángoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu

xây lắp

Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đãứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chitiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết củatừng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồnvốn”

- Nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng…

- Phiếu báo giá, giấy giao nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng

Sổ kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết, sổ tổng hợp của tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệugiữa doanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng…Ngoài ra còn sửdụng một số chứng từ khác như: thẻ kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuất của bộphận có sử dụng tài sản Khoản nợ phải trả nhà cung cấp, người nhận thầu được hạchtoán chi tiết cho từng đối tượng phải trả để theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán chotừng đối tượng

2.1.3.3 Sơ đồ kế toán nợ phải trả nhà cung cấp

Trang 22

TK 111,112, 131…

TK 151, 152, 156, 211

TK 133(13b)

(2) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

Trang 23

khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

(3) Phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua đượcgiảm giá do kém, mất phẩm chất, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ căn cứ vàochứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan

(4) Ghi nhận số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được NSNN hoàn lại(5) Phản ánh số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ khi mua vật tư, hàng hoá,công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh

(6a) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (giá trị lớn)

(6b) Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí

(7) Cuối tháng, xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGTđầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ

2.2 Kiểm toán khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 2.2.1 Đặc điểm kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC

Trong sản xuất kinh doanh, quá trình mua hàng và quá trình thanh toán thườngkhông diễn ra đồng thời, vì vậy khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp là khoản mụcthường xuyên xuất hiện trong kì kinh doanh của doanh nghiệp, gắn liền với các nghiệp vụphát sinh thường xuyên và không thường xuyên của doanh nghiệp Khoản mục nợ phảitrả phản ánh nghĩa vụ nợ phải trả của doanh nghiệp đối với các nhà cung cấp

Nợ phải trả nhà cung cấp là nguồn tài trợ cho việc hình thành các tài sản của doanhnghiệp, nó có mối liên hệ với rất nhiều khoản mục quan trọng trong BCTC của doanhnghiệp như hàng tồn kho, tiền , tài sản cố định…Khoản nợ phải trả còn liên quan trực tiếpđến quá trình mua các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng đến giá vốn và từ đó ảnh hưởng tới lợinhuận đạt được của doanh nghiệp

Nợ phải trả nhà cung cấp là một chỉ tiêu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ phải trả củadoanh nghiệp, là một khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp

Trang 24

Chính vì nó chiếm giữ một tỉ trọng lớn trong tổng nợ của doanh nghiệp mà nó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.

�����ồ𝑛 �ố𝑛 ��ℎủ �ở ℎữ�

Trang 25

Tỉ suất tự tài trợ =

𝑇ổ𝑛�� 𝑛𝑔�ồ𝑛 �ố𝑛

Tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp mà lớn thì khả năng huy động vốn của doanhnghiệp là thấp, ngược lại tỉ suất này thấp thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanhnghiệp kém, tình hình tài chính có khả năng gặp rắc rối vì quá lệ thuộc vào nguồn tài trợ

từ bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp

Nợ phải trả nhà cung cấp phải được quản lí chặt chẽ vì những sai phạm về việc phảnánh khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán cuả doanhnghiệp bởi vì các tỉ suất quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đềuliên quan đến khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp như: khả năng thanh toán nhanh, khảnăng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, khả năng thanh toán tứcthời…

Như vậy nếu nợ phải trả nhà cung cấp bị đánh giá sai sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêutrong BCTC, khiến người đọc hiểu sai về tình hình tài chính cũng như khả năng thanhtoán các khoản nợ của doanh nghiệp Nợ phải trả nhà cung cấp có mối liên hệ với các chiphí sản xuất kinh doanh, giá vốn của doanh nghiệp từ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuậngây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Do đó kiểmtoán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiểm toánBCTC, kết quả của công việc này giúp KTV đưa ra được kiến xác thức hơn về BCTCcủa đơn vị được kiểm toán

Xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cungcấp cần lưu ý những sai phạm thường gặp sau:

- Khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có thể bị ghi chép không đầy đủ hoặc cố tìnhghi thiếu Việc ghi chép này khiến cho tỉ suất tự tài trợ và hệ số khả năng thanh toán bịtính toán sai lệch, khiến tình hình tài chính phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp tốthơn thực tế Ngoài ra có thể dẫn đến khả năng chi phí không được phản ánh đầy đủ, làm

Trang 26

cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên không đúng so với thực tế, có thể ảnh hưởngtrọng yếu đến BCTC Việc khai thiếu nợ phải trả thường rất khó phát hiện vì thôngthường là do bỏ sót các nghiệp vụ phát sinh, khi phát hiện KTV cũng rất khó nhận biếtđược lỗi là do cố y hay vô tình bỏ sót nghiệp vụ để quy trách nhiệm cụ thể.

- Khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp có thể bị ghi khống, ghi chép các nghiệp vụ

mà thực tế chưa phát sinh Ghi chép như vậy sẽ làm thay đổi cá tỉ suấ tài chính, dẫn đếnhiểu sai về tình hình tài chính của doanh nghiệp Việc ghi sai này thường do cá nhân cóhành vi gian lận, muốn rút tiền từ công quỹ làm lợi riêng cho mình Các nghiệp vụ khaikhống thông thường dễ dẫn phát hiện hơn và có thể quy trách nhiệm cho cá nhân thựchiện

- Một sai phạm thường gặp đó là phân loại không đúng giữa các khoản ứng trước chongười bán với các khoản tạm ứng, phải thu khách hàng, hoặc bù trừ công nợ nhầm giữacác nhà cung cấp Các nghiệp vụ ghi sai này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanhtrong kì Tuy nhiên, việc ghi chép như vậy có thế ảnh hưởng đến các tỉ suất thanh toáncủa doanh nghiệp, bù trừ công nợ sai khiến cho doanh nghiệp không theo dõi được đúngđối tượng dẫn đến không có kế hoạch trả nợ đúng đắn

2.2.2 Mục tiêu và căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

2.2.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

Khi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, kiểm toán viên cần thu thập bằngchứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực để có thể đưa ra được kết luận kiểm toán một cáchxác thực nhất về tình hình các khoản nợ phải trả nhà cung cấp của doanh nghiệp

Mục tiêu kiểm toán chung đó là KTV phải đưa ra được ý kiến nhận xét về đối tượngchung của các thông tin liên quan nợ phải trả nhà cung cấp Để đạt được mục tiêu kiểmtoán chung, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng về mọi khía cạnh (cơ sở dẫn liệu) củacác thông tin liên quan tới khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Các khía cạnh (mục tiêu

cụ thể) đó là:

- Xác định các khoản nợ phải trả nhà cung cấp được ghi chép trên BCTC là có thực(thực sự phát sinh) và có căn cứ hợp lý

Trang 27

- Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được đánh giá và tính toán đúng đắn.

- Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp phát sinh bằng ngoại tệ (mua hàng vàthanh toán bằng ngoại tệ) được quy đổi một cách đúng đắn theo đúng tỷ giá quy định

- Xác định khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được ghi sổ một cách đầy đủ, kịpthời, đúng phương pháp, đúng sự phân loại, đúng kỳ

- Tính đúng đắn trong việc phản ánh nghĩa vụ trả nợ: KTV cần xác định rõ khoản nợphải trả nhà cung cấp có thực sự là nghĩa vụ của doanh nghiệp hay không

- Xác minh quá trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp làhoàn toàn chặt chẽ, hiệu quả, rủi ro kiểm soát nội bộ là thấp và KTV hoàn toàn tin tưởngvào hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

- Xác minh việc trình bày và công bố về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trênBCTC là hoàn toàn đúng đắn và đúng quy định

2.2.2.2 Căn cứ kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

Căn cứ để kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm những tài liệu chủyếu sau:

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các nghiệp vụ muahàng và thanh toán

- Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sản muavào và các khoản thanh toán phải trả người bán)

- Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan

- Các chứng từ, hóa đơn mua hàng, phiếu chi tiền, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT,chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm…

- Các hợp đồng mua bán, đi thuê tài sản, nhà cửa, đất đai, các đơn đặt hàng, các niênbản thanh lý hợp đồng mua bán, vân chuyển, hợp đồng đi thuê

- Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch mua, giấy đề nghị mua của bộ phậntrực tiếp sử dụng có xác nhận của quản đốc phấn xưởng và của bộ phận vật tư

- Các nhật ký mua hàng, các báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chi tiền…

- Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhận hàng

- Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại

Trang 28

- Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu kỳ mua hàng hóa, tải sản vàthanh toán.

- Sổ chi tiết, tổng hợp của tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệugiữa doanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng…

- Các tài liệu khác có liên quan như: Thẻ kho, nhật ký của bảo vệ, nhật ký sản xuấtcủa bộ phận có sử dụng tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào

2.3 Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC

2.3.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán, trong giai đoạn này KTV xem xét thưmời kiểm toán, ký kết hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch chiến lược, kế hoạch tổng thể vàthiết kế chương trình kiểm toán

- Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháptiếp cận do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trườngkinh doanh cảu đơn vị được kiểm toán Kế hoạch chiến lươc phải được lập cho các cuộckiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc cuộc kiểm toán BCTCcủa nhiều năm

- Kế hoạch kiểm toán tổng thể là toàn bộ những dự kiến chi tiết, cụ thể về nội dung,phương pháp, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán được áp dụng cho một cuộckiểm toán

- Chương trình kiểm toán: Là một bảng liệt kê, chỉ dẫn các thủ tục kiểm toán chi tiếttương ứng với mục tiêu kiểm toán của các công việc kiểm toán cụ thể được sắp xếp theomột trình tự nhất định

2.3.1.1 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán

Khi nhận được lời mời kiểm toán từ phía khách hàng công ty tiến hành thực hiện cáccác công việc phân tích đánh giá, quyế định nhận hay từ chối thực hiện kiểm toán Côngviệc này được thực hiện qua các bước:

Trang 29

- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán của công ty khách hàng: Công việc này giữvai trò rất quan trọng, giúp công ty có thể đánh giá chung nhất về khách hàng ở mức độrủi ro cao, bình thường hay thấp từ đó đưa ra quyết định kiểm toán Nhận thức được vaitrò quan trọng của công việc này, công ty thường cử một thành viên trong BGĐ là người

có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trực tiếp phân tích đánh giá Các thông tincần thu thập là lĩnh vực hoạt động kinh doanh, môi trường hoạt động, cơ cấu tổ chức củacông ty, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng…

- Lựa chọn nhóm kiểm toán: sau khi quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàngmột thành viên trong BGĐ của công ty tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán Nhóm kiểmtoán thường gồm 5 thành viên, lựa chọn dựa theo kinh nghiệm, sự hiểu biết của KTV vàngành nghề kinh doanh của khách hàng Số lượng thành viên kiểm toán được thay đổi tùytheo quy mô công ty khách hàng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán,…

- Thiết lập hợp đồng kiểm toán: sau khi đã xem xét cá yếu tố trên, công ty thỏa thuậnvới khách hàng để thiết lập hợp đồng kiểm toán, đạt được sự thỏa thuận chính giữa công

ty với khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác Công việcnày được hoàn thành trước khi tiến hành công việc kiểm toán KTV tiến hành soạn thảohợp đồng kiểm toán quy định rõ các điều khoản sau: mục đích phạm vi cuộc kiểm toán,trách nhiệm BGĐ đơn vị được kiểm toán và trách nhiệm của KTV, thời gian tiến hànhkiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán dưới hình thức báo cáo kiểm toán và thư quản lý,giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán

2.3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược

Nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ tiến hành tìm hiểu hoạt động kinh doanh củakhách hàng thông qua các phương tiện thông tin để định hướng cho công việc kiểm toán

- KTV tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng Khi kiểm toánkhoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, KTV cần thu thập các thông tin về lĩnh vực ngànhnghề kinh doanh của khách hàng, sản phẩm chính của công ty, các yếu tố nguyên vật liệu,dịch vụ đầu vào, các chỉ tiêu định mức nguyên vật liệu…của khách hàng Từ đó KTV cóthông tin khái quát về các nhà cung cấp của công ty khách hàng Để thu thập được cácthông tin này, công ty tiến hành lập và gửi bản yêu cầu tài kiệu cần thu thập tới khách

Trang 30

hàng Công việc này đồng thời giúp cho việc cung cấp tài liệu diễn ra theo đúng kế hoạchcủa KTV KTV có thê thực hiên phỏng vấn BGĐ, nhân viên kế toán trực tiếp phụ tráchkhoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, nhân viên tại bộ phận mua hàng.

- Đối với các khách hàng thường niên, KTV sẽ xem xét lại kết quả của cuộc kiểmtoán trước và hồ sơ kiểm toán chung bởi vì trong hồ sơ này thường lưu giữ lại các thôngtin công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức Thông qua kết quả cuộc kiểm toán trước sẽ biếtđược những sai phạm khách hàng thường mắc phải khi hạch toán các nghiệp vụ nợ phảitrả nhà cung cấp, từ đó có sự chú trọng kiểm toán vào những vấn đề này

- Ngoài ra KTV còn tiến hành thăm quan nhà xưởng để trực tiếp quan sát quy trìnhsản xuất của khách hàng, qua trình nhập kho hang hóa, nguyên vật liệu mua về

- Nếu các hàng hóa, nguyên vật liệu của khách hàng mua về có tính đặc thù, KTVkhông am hiểu hết,khi muốn kiểm tra số lượng, khối lượng, chất lượng của hàng hóa củacông ty có thể tiến hành thuê chuyên gia Chuyên gia được thuê phải am hiểu sâu về lĩnhvực kinh doanh của khách hàng và phải đảm bảo tính độc lập

2.3.1.3 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể

a Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Sau khi thu thập các thông tin cơ sở KTV tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụpháp lý của khách hàng nhằm nắm bắt được môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của khách hàng Các thông tin thu thập bao gồm: Giấy phép thành lập

và điều lệ công ty, BCKT của các năm trước, biên bản kiểm tra thanh tra của năm hiệnhành, biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đông quản trị BGĐ, các hợp đồng mua bán dàihạn, khối lượng lớn, các cam kết quan trọng với các nhà cung cấp lớn…

b Thực hiện thủ tục phân tích

Khi đã được cung cấp đầy đủ các thông tin cần thu thập, KTV tiến hành các thủ tụcphân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh của khách hàng.Thủ tục phân tichskhi kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp nhằm mục tiêu:

- Hiểu biết về những xu hướng, thay đổi quan trọng hoặc những biến động bất thường

về tình hình nợ phải trả của khách hàng qua các năm, những biến động về số lượng nhàcung cấp của khách hàng…từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó

Trang 31

- Từ kết quả phân tích giúp KTV xác định được các vấn đề nghi vấn, những nghiệp

vụ khả nghi, từ đó có kế hoạch tập trung vào các nghiệp vụ trọng yếu, dễ xảy ra sai sótgian lận

Kỹ thuật phân tích được sử dụng là các phép phân tích dọc, phân tích ngang KTVthực hiện so sánh số dư khoản nợ phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, phântích tình hình thay đổi tỷ trọng khoản nợ phải trả nhà cung cấp trong tổng tài sản qua cácnăm, so sánh tỷ lệ này với các đơn vị cùng ngành để có thể đánh giá khái quát tình hìnhtài chính của doanh nghiệp

c Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro

Đánh giá tính trọng yếu

Trong giai đoạn lập kế hoạch KTV cần tiến hành đánh giá mức độ trọng yếu để ướctính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểmtoán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC từ đó xác định số lượng bằngchứng kiểm toán cần thu thập

KTV tiến hành ước tính ban đầu về trọng yếu, việc xác định mức trọng yếu mangtính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu làlượng tối đa KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởngđến các quyết định của người sử dụng BCTC

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc mức trọng yếu ban đầu:

- Tính trọng yếu gắn liền với quy mô của khách hàng Do đó với mỗi một kháchhàng khác nhau phải có phương pháp xây dựng mức trọng yếu khác nhau

- Yếu tố định lượng của tính trọng yếu thể hiện ở quy mô sai sót của các nghiệp vụ

Để quyết định xem quy mô của một sai phạm có trọng yếu hay không có thể căn cứ vàocác cơ sở sau: thiết lập mức trọng yếu dựa trên thu nhập thuần trước thuế ( 5% - 10%), tàisản lưu động ( 5% - 10%), doanh thu ( 1% - 2 %), tổng tài sản ( 3% - 6%)…

- Ước lượng mức trọng yếu còn phụ thuộc vào bản chất của các sai sót

Sau khi ước lượng ban đầu về mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, KTV tiến hành phân bổmức trọng yếu cho các khoản mục cụ thể

Đánh giá rủi ro

Trang 32

Trên cơ sở mức trọng yếu được phân bổ cho khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp,KTV tiến hành đánh giá khả năng xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục nợ phải trảnhà cung cấp để phục vụ cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán và xây dựng chươngtrình kiểm toán cho khoản mục này KTV xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn.Mức rủi ro này phụ thuộc vào 2 yếu tố:

- Mức độ người sử dụng thông tin từ BCTC tin tưởng vào BCTC của doanh nghiệp

- Khả năng khách hàng gặp phải khó khăn về tài chính sau khi BCTC được công bốRủi ro kiểm toán (AR) gồm 3 yếu tố cấu thành:

- Rủi ro tiềm tàng (IR): là khả năng tiềm ẩn gian lận và sai sót trọng yếu của khoảnmục nợ phải trả nhà cung cấp, khi chưa xét đến tác động của KSNB hay hoạt động kiểmtoán

- Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu đối với khoản mục nợphải trả nhà cung cấp do KSNB không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu quảtrong việc ngăn chặn và phát hiện ra sai phạm

- Rủi ro phát hiện (DR): là khả năng xảy ra sai phạm đối với khoản mục nợ PTNCC

mà trong quá trình kiểm toán KTV không phát hiện ra

Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán thể hiện ở mô hình:

AR = IR * CR * DR

d Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đây là công việc quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, giúp KTV có một sựhiểu biết đầy đủ KSNB để thiết lập kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất thời gian vàphạm vi của các cuộc khảo sát cần thực hiện KSNB bao gồm các yếu tố: môi trườngkiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ

Đánh giá môi trường kiểm soát dựa vào các căn cứ:

- Đặc thù quản lý: ai là người nắm quyền phê duyệt các chính sách thủ tục kiểm soát

sẽ được áp dụng trong công ty

- Công tác điều hành trong đơn vị, việc đưa ra các chính sách của các cấp lãnh đạođược thực hiện như thế nào

Trang 33

Đánh giá hệ thống kế toán

- Tổ chức kế toán phần hành khoản nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm: kế toán thựchiện, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách liên quan đến phần hành nợ phải trả nhà cungcấp

- Nghiên cứu quy trình kế toán khoản mục nợ phải trả, quá trình luân chuyển chứng

từ Việc hạch toán nợ phải trả nằm trong quá trình mua hàng và thanh toán của công ty vìthế KTV cần phải nghiên cứu các giai đoạn của quá trình mua hàng, từ khi có nhu cầumua hàng, thực hiện mua hàng, nhập kho và tiến hành ghi sổ công nợ đến khi đưa thôngtin lên BCTC

Các thủ tục kiểm soát có thể thực hiện là:

- KTV kiểm tra xem các giai đoạn trong quá trình mua hàng có được phân chia chocác nhân viên theo nguyên tắc phân công phân nhiệm hay không

- Kiểm tra có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ngăn ngừa sai phạm do có sự lạmquyền Trong công tác mua hàng thì bộ phận mua hàng phải tách biệt với bộ phận phêchuẩn và bộ phận nhận hàng, kế toán thực hiện ghi sổ phải tách biệt với bộ phận kho

- Việc ủy quyền phê chuẩn có được thực hiện đúng đắn, việc phê duyệt trên các hợpđồng mua hàng, các yêu cầu mua hàng có được thực hiện bởi đúng cấp có thẩm quyềnhay không

Sau khi có được những hiểu biết về KSNB, KTV tiến hành đánh giá về rủi ro kiểmsoát của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

2.3.1.4 Thiết kế chương trình kiểm toán

Theo chuẩn mực số 300: “Chương trình kiểm toán là bộ chỉ dẫn cho KTV và trợ lýkiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tratình hình thực hiện kiểm toán Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từngphần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cầnthiết cho các phần hành”

Chương trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp bao gồm các nội dung:

- Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng: bao gồm các hướng dẫn chi tiết về quá trình thuthập bằng chứng kiểm toán của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

Trang 34

- Quy mô mẫu chọn: các nghiệp vụ phải trả phát sinh trong năm rất lớn, vì thế KTVtiến hành chọn mẫu để kiểm tra.

- Khoản mục được chọn: khi tiến hành kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cungcấp cần chọn những nhà cung cấp có các nghiệp vụ phức tạp, phát sinh nhiều

- Thời gian thực hiện: xây dựng thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán

đề ra

2.3.2 Thực hiện kiểm toán

2.3.2.1 Khảo sát về KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp

Thủ tục này được thực hiện sau khi đã tìm hiểu về KSNB đối với khoản nợ phải trảnhà cung cấp với đánh giá ban đầu là khách hàng có KSNB hoạt động có hiệu lực Trongtrường hợp này thủ tục kiểm soát được vận dụng để thu thập các bằng chứng về sự thiết

kế phù hợp và vận hành có hiệu quả của KSNB đối với nợ phải trả nhà cung cấp

Nợ phải trả nhà cung cấp gắn liền với chu trình mua hàng và thanh toán của kháchhàng Vì thế KSNB đối với khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp cũng gắn với quá trìnhmua hàng thanh toán của khách hàng Kế toán mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượngcông nợ phải trả Quá trình mua hàng có sự tách biệt giữa bộ phận mua hàng, bộ phậnphê duyệt, bộ phận kiểm nhận hàng và nhập kho Sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, hóađơn, kế toán tiến hành hạch toán nghiệp vụ phát sinh KTV có thể vận dụng các kỹ thuật:điều tra, phỏng vấn, thực hiện lại, kiểm tra từ đầu đến cuối, kiểm tra ngược lại để thu thậpbằng chứng kiểm toán

- KTV tiến hành phỏng vấn kế toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp thời điểmghi nhận nghiệp vụ nợ, việc thanh toán có đúng hạn và đảm bảo hiệu quả…

- Kiểm tra các sổ sách, giấy tờ liên quan để xem xét việc ghi sổ có đúng, đủ không

- Kiểm tra ngược lại một nghiệp vụ ghi nhận nợ từ sổ Cái ngược đến thời điểm phátsinh nghiệp vụ để xem xét hoạt động kiếm soát đối với các nghiệp vụ đó

Sau khi thu thập các bằng chứng khẳng định KSNB cuả khách hàng đối với khoản nợphải trả nhà cung cấp có hiệu lực thì thủ tục kiểm toán cơ bản được giữ nguyên theo kế

Trang 35

- So sánh tổng số nợ phải trả nhà cung cấp phát sinh trong kỳ với số lượng hàngmua trong kỳ.

- So sánh số dư nợ phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước để xem sự biếnđộng tăng giảm

- KTV tiến hành đối chiếu, so sánh số dư nợ của các nhà cung cấp so với năm trước

để tìm ra các nhà cung cấp có thay đổi bất thường

- Phân tích các tỷ suất: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành,khả năng thanh toán tức thời, tỷ suất tự tài trợ

Từ đó nếu có khả những chênh lệch, KTV phải tìm ra nguyên nhân Nguyên nhân củachênh lệch có thể do sai sót của khâu kế toán hoặc khâu phân tích, có thể do trong nămtình hình kinh tế có nhiều niến đọng KTV có thể phỏng vấn nhân viên trong đơn vị, cácnhà quản lý hiểu biết về hình hình tài chính để giải thích nguyên nhân

2.3.2.3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

Bảng 2.1: Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ nợ phải trả nhà cung cấp

Trang 37

Bảng 2.2: Kiểm tra chi tiết số dư nợ phải trả nhà cung cấp Mục

Trang 38

_ Kiểm tra nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày kết thúc niên độ.

_ Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình hàng tồn kho

_ Kiểm tra các khoản nợ phải trả để xác định các khoản nợ PTNCC, nợ ngắn hạn và dàihạn được tách riêng

2.3.3 Kết thúc kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp

Sau khi hoàn thành các công việc trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV phụtrách kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tiến hành tổng hợp giấy tờ làm việc

có liên quan giao cho trưởng nhóm kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm toán Trưởng nhómxác định các chênh lệch thu thập được, tiến hành đối chiếu với mức trọng yếu đã đượcphân bổ cho khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp, từ đó quyết định xem có cần điều chỉnhsửa đổi hay không Tiến hành bàn bạc đưa với công ty khách hàng và tiến hành điềuchỉnh Sau đó KTV sẽ đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả kiểm toán khoản mục nợ phảitrả nhà cung cấp:

- Việc hạch toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp đã phù hợp với quy định, chuẩnmực kế toán hiện hành và tuân thủ pháp luật nhà nước hay chưa

- Thông tin về số dư về khỏa mục nợ phải trả nhà cung cấp được trình bày trên cácBCTC có trung thực hay hợp lý hay không

Cuối cùng, khi kết thúc toàn bộ cuộc kiểm toán, trưởng nhóm sẽ tiến hành đánh giátoàn bộ công việc của nhóm, thực hiện các công việc:

Thực hiện soát xét các sự kiện sau ngày khóa sổ

Đây là một công việc quan trọng vì các sự kiện sau ngày khóa sổ có thể ảnh hưởngđến những kết luận của KTV Có 2 mức độ ảnh hưởng:

Trang 39

- Các sự kiện có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, làm thay đổi kết luận của kiểmtoán, KTV phải có các biện pháp xử lý kịp thời, yêu cầu điều chỉnh, trao đổi với BGĐhoặc phải thay đổi kết luận của mình

_ Các sự kiện không ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, không làm thay đổi kết luậncủa KTV, nhóm kiểm toán phải yêu cầu các sự kiện này phải được trình bày trên thuyếtminh BCTC

Thu thập thư giải trình của BGĐ

Thông thường công việc này được tiến hành từ khi nhóm kiểm toán có cuộc họp mặtvới BGĐ khi mới đến công ty khách hàng Thư giải trình của BGĐ là việc thừa nhậntrách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý, phù hợp vớichuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và đã phê duyệt BCTC Đây là bằng chứng quantrọng cần thu thập

Đưa ra Báo cáo kiểm toán

Sau khi đã có kết luận chính thức về cuộc kiểm toán, KTV sẽ đưa ra BCKT Báo cáokiểm toán là kết quả cuối cùng của quá trình kiểm toán một khách hàng, là tài liệu đínhkèm với BCTC khi công bố ra bên ngoài Ý kiến kiểm toán được đưa ra trong BCKT, cácloại ý kiến kiểm toán của AASCS áp dụng phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nambao gồm 4 loại kiến: Ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiếnkhông chấp nhận và ý kiến từ chối đưa ra ý kiến

Phát hành thư quản lý

Thư quản lý được lập để đưa ra nhận xét về những yếu kém còn tồn tại trong doanhnghiệp về công tác quản lý nội bộ, công tác kế toán nói chung và của khoản mục nợPTNCC nói riêng Từ đó KTV đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp chấn chỉnh, khắcphục những yếu điểm đó Thư quản lý là kết quả của cuộc kiểm toán nhưng không nhấtthiết phải đính kèm với BCTC khi đưa ra bên ngoài

Trang 40

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đề cập đến nội dung cơ sở lý luận của khoản mục nợ phải trả nhà cungcấp Từ các cơ sổ lý thuyết đặc điểm kế toán của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp,kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC, quy trình kiểmtoán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC Đã cho thấy một cáinhìn tổng quát về nhửng vấn đề cần phải thực hiện trong việc kiểm toán khoản mục nợphải trả nhà cung cấp, qua đó làm nền tảng để từng bước củng cố và hoàn thiện chương 4

đề cập đến thực trạng kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được thực hiện tạiCông ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán & Kiểm toán phía Nam (AASCS)

Ngày đăng: 16/04/2019, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Sách kiểm toán, NXB Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, 2014 Khác
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT/BTC ban hành ngày 22/12/2014), NXB Tài Chính, 2014 Khác
3.AASCS, Các tài liệu đào tạo nội bộ, 2007 Khác
4.AASCS, Chương trình kiểm toán Khác
5.AASCS, Hồ sơ kiểm toán khách hàng X 2016 Khác
6.Giáo trình kiểm toán 1 & 2 của trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Khác
7.Giáo trình kiếm toán 1,2 & 3 của trường Đại học Kinh tế Huế Khác
8.AASCS, Hồ sơ kiểm toán mẫu, 2013.9.Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w