1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi vào lớp 10 THPT Hải Phòng 2009-2010

2 876 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 28 KB

Nội dung

Bài thơ Đồng chí được sáng tác A.. Trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp C.. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc D.. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ Câu 2.. Ý nào

Trang 1

Đề thi Ngữ Văn vào 10 THPT 2009-2010 (Hải

Phòng)

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Câu 1 Bài thơ Đồng chí được sáng tác

A Trước Cách mạng tháng Tám

B Trong những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

C Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp kết thúc

D Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ

Câu 2 Bài thơ Đồng chí thuộc đề tài

A Tình yêu quê hương đất nước

B Lao động xây dựng đất nước

C Anh bộ đội cụ Hồ

D Tình cảm gia đình

Câu 3 Ý nào sau đây không phải là cơ sở hình thành tình đồng chí của những người

lính trong bài thơ Đồng chí

A Cùng chung xuất than nghèo khó

B Cùng chung lí tưởng chiến đấu

C Cùng đồng cam cộng khổ, gắn bó keo sơn

D Cùng chung khát vọng anh hùng ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường

Câu 4 Ý nghĩa khái quát nhất của 3 câu thơ sau là gì?

“…Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ Văn 9, tập 1,…)

A Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội; biểu tượng đẹp về cuộc đười người chiến sĩ

B Khắc họa cuộc đời chiến đấu gian nan của người chiến sĩ giữa thiên nhiên xa

lạ và khắc nghiệt

C Khắc họa tinh thần kề vai sát cánh, tư thế chủ động của người chiến sĩ trước trận đánh

D Thể hiện tâm hồn thơ mộng, lãng mạn của người chiến sĩ giữa những ngày gian khổ

Câu 5 Nội dung khái quát nhất của bài thơ Khi con tu hú?

A Thể hiện niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi chán ghét thân phận nô

lệ

B Thể hiện tình thương nhớ quê hương và nỗi uất ức vì cảnh tù đày trói buộc

C Thể hiện lòng thiết tha yêu cuộc sống và tâm hồn cháy bỏng khát vọng được

tự do

D Là những hoài niệm về tuổi thơ và nỗi nhớ những tháng ngày tranh đấu

Câu 6 Hình ảnh tiếng chim tu hú – một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ Tố

Hữu – được xây dựng bằng biện pháp tu từ

A So sánh

B Ẩn dụ

C Nhân hóa

D Hoán dụ

Trang 2

Câu 7 Trong đoạn thơ sau, tác giả sử dụng kết hợp phương thức và yếu tố biểu đạt

nào?

“Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ”

(Tố Hữu, Khi con tu hú, Ngữ

Văn 8, tập 1,…)

A Biểu cảm và nghị luận

B Biểu cảm và tự sự

C Biểu cảm và miêu tả

D Tự sự và miêu tả

Câu 8 Nhận xét nào đúng nhất về cảnh vào hè được thể hiện trong đoạn thơ đã dẫn

ở câu 7 ?

A Rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu

B Không gian khoáng đạt, hình ảnh tráng lệ

C Không gian trong sáng, màu sắc thanh nhã

D Không gian êm đềm, cảnh sắc thơ mộng

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1 (3 điểm)

“…Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều,

Ngữ Văn 9, tập 1,…)

a) Hai câu thơ trên thuộc đoạn trích nào trong SGK Ngữ Văn 9?

b) Nêu cảm nghĩ về vẻ đẹp của hai câu thơ đó (Trình bày thành đoạn văn 6-10 câu;

có 1 câu cảm than và gạch chân câu đó)

Câu 2 (5 điểm)

Mỗi nhân vật trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang

về nhân vật bé Thu trong đoạn trích được học ở chương trình Ngữ văn 9

Ngày đăng: 28/08/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w