Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm làm chết bò nuôi và gây thành dịch như bệnh tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng,…thì một số bệnh do ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán lá gan diễn ra một các
Trang 1LỜI CẢM TẠ
Để góp phần hoàn chỉnh báo cáo khoa học tổng kết đề tài:“ Điều tra tình hình
nhiễm sán lá gan trên đàn bò tỉnh Trà Vinh kết hợp thử nghiệm hiệu lực thuốc tẩy trừ” Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh
- Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh
- Bộ môn Thú y - Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
- Chuyên viên phòng Quản lý khoa học, phòng kế hoạch - Tài chính Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Trà Vinh
- Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Ngang và Ban Quản lý đề tài đã tạo mọi điều kiện giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này
Trang 2CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Con bò là vật nuôi truyền thống của nông dân tỉnh Trà Vinh Nó gắn liền với truyền thống trồng lúa nước và trồng hoa màu, tận dụng nguồn rơm cỏ, phụ phẩm hoa màu làm thức ăn nuôi dưỡng cho bò, vừa rẽ tiền, sẳn có để phát triển kinh tế gia đình
và kinh tế trang trại, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ
Trong thập kỷ qua có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi
bò như nhà nước có các chính sách khuyến khích hỗ trợ chăn nuôi bò, sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật về công tác cải tạo giống, phương thức nuôi dưỡng, ứng dụng kỹ thuật cho ăn uống, nuôi vỗ béo, phòng trừ dịch bệnh,… Tuy nhiên, trước diễn biến cơ chế thị trường, đòi hỏi sản phẩm thịt bò phải ngon, sạch bệnh và dư lượng thuốc tồn trữ trong thân thịt trước khi đem giết mổ Từ đó cũng làm cho nhiều người nuôi bò phải trăn trở, giá cả sản phẩm bò nuôi cũng có nhiều biến động, làm ảnh hưởng ít nhiều đến số lượng đàn bò nuôi trong tỉnh nhà
Bên cạnh các bệnh truyền nhiễm làm chết bò nuôi và gây thành dịch như bệnh
tụ huyết trùng, lỡ mồm long móng,…thì một số bệnh do ký sinh trùng, trong đó có bệnh sán lá gan diễn ra một cách âm thầm, lặng lẽ nhưng có tính lây truyền nhanh, rộng mà người nuôi bò không nghĩ đến Các bệnh này không những làm ảnh hưởng lớn đến sức sinh trưởng, sinh sản của bò nuôi, làm kế phát một số bệnh truyền nhiễm
mà nó còn làm cho chất lượng sản phẩm thịt bị giảm sút Điều này là một thách thức lớn, tác động không tốt đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò, là một trong những nguyên nhân khiến đa số người nuôi bò phải giảm số lượng bò nuôi hoặc chuyển sang đối tượng vật nuôi khác Hơn nữa, triệu chứng lâm sàng của các bệnh do ký sinh trùng thường không thể hiện rõ ràng, là nguyên nhân chẩn đoán sai lệch bệnh với một
số bệnh khác, từ đó hiệu quả điều trị không cao Đặc biệt khi phòng trị, đòi hỏi phải
có biện pháp tổng hợp và mang tính cộng đồng Điều đáng nói hơn nữa, một số bệnh
do giun sán ở bò như bệnh gạo bò, sán lá gan bò cũng có thể lây nhiễm sang con người khi sử dụng một số sản phẩm từ thịt bò, rau xanh chứa trứng hoặc ấu trùng gây
Trang 3nhiễm Trong thời gian gần đây, bệnh sán lá gan lớn ở người xảy ra ở các tỉnh miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh ngày một gia tăng ( Nguyễn Văn Đề, 2005) Theo Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng Quy Nhơn,
Bộ Y tế, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009 tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên có
3543 ca ở người bị nhiễm bệnh sán lá gan, gần bằng năm 2006, là năm xác định thời điểm bùng phát bệnh này, phát hiện 3838 ca (Nguồn: http://www.vfej.vn)
Theo số liệu thống kê, tổng số đàn bò trong tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng
145.401 con bò ( Nguồn: Niên giám thống kê 2007, Cục Thống kê tỉnh Trà Vinh )
Chính vì bệnh sán lá gan có khả năng ảnh hưởng đến bò nuôi và lây nhiễm cho con người nên được sự thống nhất của Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh,
và phê duyệt của UBND tỉnh Trà Vinh, chúng tôi triển khai thực hiện đề tài “ Điều
tra tình hình nhiễm sán lá gan trên đàn bò tỉnh Trà Vinh kết hợp thử nghiệm hiệu lực thuốc tẩy trừ”
Mục tiêu của đề tài:
- Mục tiêu chung: Xác định được tình hình nhiễm sán lá gan trên đàn bò trong
tỉnh Từ đó xây dựng quy trình phòng ngừa và tẩy trừ sán lá gan trên một số mô hình
Trang 4ứng dụng nuôi bò thịt vỗ béo để khuyến cáo cho hộ chăn nuôi bò áp dụng
- Mục tiêu cụ thể: Xác định được tình hình nhiễm sán lá gan trên đàn bò trong tỉnh Xác định loại thuốc tẩy trừ sán lá gan có hiệu quả Đề ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu đối với bệnh sán lá gan trong chăn nuôi bò
Phạm vi nghiên cứu: Trên bò nuôi bị nhiễm sán lá gan ở các lứa tuổi tại 3 huyện
Càng Long, Châu Thành và Cầu Ngang Cơ sở của việc chọn bò ở 3 huyện Càng Long, Châu Thành và Cầu Ngang để nghiên cứu là:
- 3 huyện có đàn bò tương đối nhiều trong tỉnh
- Dựa vào 3 huyện đại diện 3 vùng sinh thái: Huyện Càng Long đại diện vùng nước ngọt, Châu Thành đại diện có vùng nước ngọt, nước lợ, Cầu Ngang có vùng nước lợ, nước mặn, nước ngọt
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật
phòng ngừa và tẩy trừ sán lá gan ở bò, đơn giản dễ áp dụng rộng rãi và mang tính khoa học cao cho người chăn nuôi áp dụng
Trang 5CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ngoài nước và trong nước
2.1.1 Tình hình nghiên cứu sán lá gan trên thế giới
Sán lá gan được biết đến từ năm 1370 Năm 1379, Jehan De Brie mô tả toàn bộ
sán lá gan trên cừu Năm 1758, Linnaeus phát hiện Fasciola hepatica, là một loài sán
lá gan Rudolphi, năm 1845 tìm ra Dicrocoelium dendriticum là loài sán lá ký sinh ở gan và ống dẫn mật Năm 1847, Creplin phát hiện Paraphistomum explanatum, Cobbold phát hiện Fasciola gigantica năm 1885, đây cũng là hai loài sán lá ký sinh ở
gan và ống dẫn mật ( Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh, 1978)
Dawes (1962) ghi nhận gia súc bị suy nhược và thiếu máu là do độc tố của
Fasciola gigantica tác động gây ra hiện tượng chất đạm trong máu bị thiếu, lượng
albumin giảm và globulin tăng lên ( Phạm Sĩ Lăng và Phan Địch Lân, 2001)
Soulby (1977) cho rằng Dicrocoelium dendriticum có hai ký chủ trung gian đó
là ốc và kiến
Hope- Caawdery et al (1977) cho rằng bò bị nhiễm 40-140 con sán lá thì tăng trọng giảm 8-28%
Aiken et al (1978) ghi nhận trâu bò bị nhiễm sán lá gan dễ mắc các bệnh
Salmonellla dublin, Clostridium oedematiens
Patzelt và Ralf (1993), khảo sát trên 2320 con bò ở Pakistan cho biết bò nhiễm sán lá gan sớm nhất lúc 9 tháng tuổi Tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi
Sandra Marcia Tiezmarques và Maria Luccia Scroffrneker ( 1999) kiểm tra 482
gan trâu bò ở bang Rio Grand de Sul, Brazil cho thấy tỷ lệ nhiễm Fasciola hepatica ở
bò là 10,34% và ở trâu là 20%
Rim và ctv (1994) tổng số người trên thế giới bị nhiễm sán lá gan khoảng 2,4 triệu (Trích dẫn Đỗ Ngọc Minh, 1999)
2.1.2 Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở trong nước
Phan Địch Lân (1985) tổng kết cho thấy Việt Nam là một trong 5 nước châu Á trồng lúa nước có tỷ lệ trâu bò nhiễm sán lá gan cao nhất, trâu bò càng lớn tuổi thì tỷ
Trang 6Chann Bory (2003) khảo sát trên 2000 gan trâu bò ở lò mổ Vissan, Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan trên bò là 14,83%, và trên trâu là 22,92%
Nguyễn Đức Tân et al (2004) qua điều tra bê nuôi ở một số tỉnh Nam Trung
bộ và Tây nguyên cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bê là 14,41%
Phòng khám chuyên khoa của Viện Sốt rét- Côn trùng Qui Nhơn đã điều trị
đến tháng 11/2006 khoảng 1500 người nhiễm sán lá gan Fasciola từ 15 tỉnh thành
miền Trung Tây nguyên và nam Trung bộ ( Nguồn : www.impe-qn-org.vn)
Phan Lục (2006) qua kiểm tra 179 mẫu phân bò ở Đaklak cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan rất cao là 82,4%, và qua mổ khám 29 bò thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 58,63%
Tình hình nghiên cứu sán lá gan ở Đồng bằng sông Cửu Long
Hồ Thị Thuận và Nguyễn Ngọc Phượng (1986) kiểm tra phân bò thấy rằng tỷ
lệ nhiễm sán lá gan trâu bò ở vùng Sài Gòn, Cần Thơ là 33,66%, Minh Hải nhiễm 2,42- 7% ; trong đó tỷ lệ nhiễm ở bò 21,93% và trâu là 91,66%
Nguyễn Hữu Hưng (1993) mổ khám 130 trâu bò và qua kiểm tra phân 82 trâu
bò tại Thốt Nốt cho biết rằng tỷ lệ nhiễm sán lá gan khá cao, ở trâu 51,20% ; bò 33,33% Sử dụng Han-dertil, uống trực tiếp không gây phản ứng phụ, đạt hiệu lực tẩy sạch 100%
Nguyễn Hữu Hưng (1996), bằng phương pháp mỗ khám 64 trâu, 86 bò ở An Giang, cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở trâu là 85,93% ; bò 83,72% Kiễm tra phân
130 con bò ở Tri Tôn và Tịnh Biên thấy tỷ lệ nhiễm sán lá gan là 46,15%
Nguyễn Thị Hưng Hải (2004), qua kiểm tra 250 bò ở Cần Thơ phát hiện nhiễm
Trang 7sán lá gan 122 con nhiễm, chiếm tỷ lệ 67,6% Chị Hải cũng cho biết sử dụng thuốc Dovenix liều 1,3ml/ kg thể trọng cho hiệu quả 100%
Thạch Thị Thanh Thúy (2006) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan bò ở Sóc Trăng
là 49,45% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi của bò Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bò
ta, kế đến là bò lai Sind và cuối cùng là bò sữa
Hà Huỳnh Hồng Vũ (2009) qua kiểm tra phân 981 con bò tại tỉnh Đồng Tháp cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan bò là 53,31% và tỷ lệ nhiễm tăng dần theo độ tuổi của
bò Kết quả thử nghiệm thuốc Praziquantel liều 25mg/kg thể trọng bò cho uống ; Albendazole liều 15mg/kg thể trọng bò đều có thể tẩy sạch sán lá gan 100%, đồng thời thuốc an toàn khi sử dụng, không gây phản ứng phụ
Tại tỉnh Trà Vinh chưa nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm sán lá gan Chính vì thế những vấn đề mà đề tài cần giải quyết đó là : Tìm hiểu về bệnh sán lá gan, đề ra nội dung, phương pháp nghiên cứu, xác định tỉ lệ nhiễm và thử nghiệm hiệu lực thuốc tẩy trừ tại 3 Huyện có bò nuôi nhiều nhất, từ đó hoàn thiện quy trình kỹ thuật phòng ngừa
và tẩy trừ Sán lá gan ở bò có khả năng khuyến cáo áp dụng rộng rãi
2.2 Sơ lược về bệnh sán lá gan
2.2.1 Mầm bệnh: Bệnh sán lá gan do Fasciola gigantica, Fasciola hepatica,
Paramphistomum explanatum và Dicrocoelium dendriticum gây ra
Fasciola gigantica
Trang 8Phân loại: Ngành: Plathelminthes
Lớp Trematoda
Bộ Fasciolidae
Họ Fasciolidae và Paramphistomatsdae Giống Fasciola và Gigantocotyle
Hình thái : Do Cobbold phát hiện năm 1885, sán có hình dạng giống chiếc lá, dài
25-75mm, rộng 5-12mm, thường chiều dài gấp 3 lần chiều rộng Đầu sán có chóp, không
có vai, phần đầu phình ra Giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi sinh dục lớn nằm gần giác bụng Hầu dài hơn thực quản, ruột phân thành nhiều nhánh nhỏ, buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm gần giữa trước thân Hai tinh hoàn phân nhánh nằm chồng lên nhau, tuyến noãn hoàng xếp dọc 2 bên thân Trứng
to, hình bầu dục, màu vàng chanh, vỏ mỏng, có nắp, bên trong tế bào phôi phân bố đều kín vỏ trứng, kích thước trứng 0,125-0,177mm x 0,060-0,1mm
Ký chủ cuối cùng: trâu, bò, dê, cừu và cả con người
Ký chủ trung gian: ốc thuộc họ Lymnaeidae Ở Việt Nam là Lymnaea viridis và
Lymnaea swinhoei
Vị trí ký sinh: ống dẫn mật, gan
Phân bố: Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Châu Âu, Châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật
Bản, Pakistan, Malayxia, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam
Fasciola hepatica
Linnaeus phát hiện 1758
Hình 2.2 Fasciola hepatica
Trang 9Hình thái: thân dẹp hình lá cây, thường có màu nâu nhạt, dài từ 20-30mm, rộng
4-16mm Phần thân trước phình to rồi thon lại dần ở phía cuối thân tạo thành vai Những ống dẫn tuyến noãn hoàng chạy ngang chia vùng giữa sán ra phần trước và phần sau thân Phần sau có tinh hoàn, bộ phận sinh dục đực Tử cung ở phần giữa thân trước tạo một mạng lưới rối như tơ vò Phía sau tử cung là buồng trứng có nhánh Giác miệng nhỏ, tròn nằm ở chóp đầu con sán Giác bụng hơi to hơn, hình ba cạnh ở cách giác miệng 3-5mm Trứng có kích thước 0,13–0,145mm x0,07–0,09mm ( Theo Skarjabin và Schulz, 1973)
Ký chủ cuối cùng: Trâu, bò, dê, cừu, người
Ký chủ trung gian: quan trọng nhất là ốc Galba truncatula Ở mỗi nước và mỗi
vùng khí hậu là một loài ốc khác, đều thuộc họ Lymnaeidae
Vị trí ký sinh: ống mật, có khi lạc vào phổi, dưới da, tổ chức xung quanh thận
Phân bố: nhiều vùng trên thế giới như Mỹ, Canada, một số nước châu Phi, châu Á và
châu Âu
Bảng 2.1 Phân biệt hai loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica
Đặc điểm Fasciola hepatica Fasciola gigantica
Hai mép thân Không song song Song song
Trang 10Hình thái: Thân hình bầu dục gần hình nón, màu trắng nhạt, 3-13mm x 1-5mm Giác
miệng ở đầu thân có kích thước 0,9-1mm x 0,8-0,9mm Tinh hoàn xếp chéo
Trứng hình bầu dục có kích thước 0,11-0,12mm x 0,06-0,072mm
Ký chủ cuối cùng: bò, bò u, trâu, cừu, dê
Ký chủ trung gian: ốc Bulinus tropicus, B Schakoi, Indoplanorbis exustus
Trang 11Rudolphi phát hiện 1845
Hình thái: là loài sán nhỏ có hình chiếc giáo, dài 4,4-8,4mm, rộng khoảng 2,5mm
Phần đầu rất hẹp, phần sau rộng Thân sán dẹp mỏng có thể nhìn thấy hình dạng cơ quan bên trong Tinh hoàn mảnh khảnh có dạng thùy nằm nối tiếp nhau ngay sau giác bụng và buồng trứng nằm sau tinh hoàn Tuyến noãn hoàng nằm ở giữa đến cuối thân Tuyến sinh dục nằm 2 bên thân cuộn ngang tử cung
Trứng màu nâu đậm, có nắp Kích thước trứng trung bình 30-35µm
Ký chủ cuối cùng: cừu, dê, bò, heo, chó, khỉ, thỏ
Ký chủ trung gian: ốc và kiến
Vị trí ký sinh: ống mật, túi mật
Phân bố: Châu Âu, Bắc Mỹ
2.2.2 Vòng đời và sự phát triển của sán lá gan
Vòng đời của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica: Theo Urquhart và ctv (1987) thì chu trình phát triển của Fasciola gigantica và Fasciola hepatica thì giống nhau
nhưng thời gian cho từng giai đoạn phát triển của Fasciola gigantica dài hơn Gồm 2
giai đoạn:
- Giai đoạn phát triển bên ngoài ký chủ: Trứng sán theo phân của vật chủ ra ngoài, gặp nhiệt độ thích hợp (25-30oC), đủ oxy, trứng sẽ nở sau 9-21 ngày thành
micracidium (mao ấu) dài khoảng 130 µm Chúng bơi lội tự do trong nước nhờ lông
xung quanh, sống không quá 48 giờ ở môi trường ngoài và rất mẫn cảm với các chất
hóa học Chúng chủ động tìm ốc nước ngọt họ Lymnaea, chui vào gan tụy của ốc biến đổi thành sporocyst (bào ấu) có kích thước khoảng 300µm Sau 3-7 ngày cứ một
micracidium biến đổi thành một sporocyst Một sporocyst sinh sản vô tính tạo ra 5-10 rediae (lôi ấu) cần 18 ngày, chúng gia tăng kích thước đến 1,6mm; rồi 13-14 ngày sau rediae sinh sản vô tính cho ra 3-6 cercariae (vĩ ấu) có kích thước 300µm x 230µm
Sau đó cercariae chui ra khỏi ốc, bơi lội tự do trong nước từ 10-14 giờ, rụng đuôi và
Trang 12tạo kén aldolescaria có đường kính 200µm Sau 2-24 giờ bám vào cây cỏ dưới nước
hay gần nước, vỏ cây, đất, nước Khi vật chủ cuối cùng nuốt vào sẽ phát triển thành sán trưởng thành
- Giai đoạn phát triển bên trong cơ thể ký chủ: Khi vật chủ cuối cùng ăn phải
kén aldolescaria, tùy theo tình trạng sức khỏe, khả năng đề kháng, tính cảm thụ của
vật chủ mà kén có thể di hành về gan theo một trong hai con đường:
* Theo hệ thống tuần hoàn đến gan
* Ấu trùng aldolescaria chui qua màng ruột đi vào xoang bụng rồi tấn
công vào gan
Trong thời kỳ di hành, ấu trùng của Fasciola spp có thể đi qua các cơ quan như
phổi, hạch lâm ba, dưới da, tuyến tụy Chúng trú ở đó và gây ra những tổn thương, đến gan chúng phá thành mao mạch rồi xâm nhập vào ống dẫn mật và phát triển thành dạng trưởng thành Theo Phan Địch Lân (2000) thời gian từ khi trâu bò ăn phải
kén đến khi phát triển thành sán trưởng thành là 79-88 ngày Fasciola spp trưởng
thành có thể sống trong cơ thể trâu bò gần 11 năm Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái
(1978) thấy thời gian ngắn nhất từ trứng cho đến lúc thành kén của Fasciola
gigantica là khoảng 70 ngày.Như vậy vòng đời của sán lá gan khá dài, khoảng 4
tháng Phát triển bên ngoài cơ thể vật chủ (hơn 1 tháng trong ốc), 3 tháng phát triển bên trong cơ thể ký chủ
Trang 13
Hình 2.5 Vòng đời phát triển của Fasciola spp
(Nguồn: www.pdp.cdc.gov)
* Vòng đời của Dicrocoelium dendriticum
Phát triển qua 2 ký chủ trung gian là ốc và kiến Micracidium không nở từ
trứng cho đến khi ký chủ trung gian nuốt phải Chúng nở ra trong ruột ốc và cư trú ở
tuyến màng treo ruột, micracidium tạo ra nhiều sporocyst non được phân biệt bởi lớp cutin Rediae không hình thành Tỷ lệ phát triển thấp, từ micracidium sản xuất ra
sporocyst trong thời gian hơn 3 tháng Cercariae được sinh ra từ sporocyst trong điều
kiện không khí ẩm ướt hoặc khô, trong phổi của ốc, các cercariae kết thành khối gọi
là “tuyến nhớt” Mỗi sporocyst tạo ra từ 200 - 400 cercaria, chúng kết lại với nhau
nhờ tuyến gelatin Những “tuyến nhớt” bị tống ra khỏi ốc và bám dính vào cây cỏ Những “tuyến nhớt” này bị kiến ăn phải Trong xoang bụng của kiến sản sinh
metacercaria Mỗi con kiến tạo ra khoảng 128 metacercaria trong thời gian 26 - 62
ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường Ký chủ cuối cùng nuốt phải kiến nhiễm
metacercaria, sau đó metacercaria thâm nhập vào trong vách ruột của ký chủ rồi đến
gan, cuối cùng vào trong ống dẫn mật phát triển thành sán trưởng thành Những sán lá gan non phát triển trong ống dẫn mật nhỏ, sán lá gan trưởng thành vào ống dẫn mật lớn Chúng trưởng thành sau 7 tuần và sau 4 tuần thì trứng hình thành
Trang 14Hình 2.6 Vòng đời phát triển của Dicrocoelium dendriticum
( Nguồn: www.pdp.cdc.gov)
2.2.3 Ký chủ trung gian
Ký chủ trung gian của sán lá gan là loài ốc nước ngọt không có nắp như
Lymnaea truncatula, Lymnaea auricularia, Lymnaea viridis, Lymnaea swinhoei, Lymnaea cubensis Ở Việt Nam có 2 loài là Lymnaea swinhoei phổ biến ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long và Lymnaea viridis ở vùng núi và trung du
Đặc điểm 2 loài ốc
Lymnaea viridis (Ốc chanh)
Ốc có vỏ mỏng, không có nắp miệng, kích thước 10mm, vỏ ốc dễ vỡ, số vòng xoắn từ 4,5 - 5 vòng, vòng xoắn cuối cùng lớn.Ốc thích sống ở nơi nước xâm xấp, thường đẻ trứng 7 - 10 quả/ổ, sau 7 ngày nở thành ốc con, trong điều kiện nhiệt độ ở nước ta ốc đẻ được quanh năm và nở thành con
Sporocyst
D.dendriticum
trưởng thành
ốc - ký chủ trung gian I
g
Trang 15Hình 2.7 Ốc Lymnaea viridis
(H Adams, 1866)
Lymnaea swinhoei (Ốc vành tai):Vỏ mỏng dễ vỡ, không có nắp miệng, kích thước
20 mm, vòng xoắn cuối cùng rất lớn chiếm gần hết phần thân, vỏ loe ra như cái vành tai Ốc đẻ trứng quanh năm, mỗi ổ trứng có từ 60 - 150 quả, ốc thường sống trôi nổi ở cống, rãnh, ao, hồ
Bảng 2.2 So sánh phân biệt 2 loài ốc
Vành miệng Loe rộng như vành tai Thu nhỏ lại
Chỉ số chiều cao lỗ miệng Gấp 3 lần chiều cao tháp ốc Bằng hoặc nhỏ hơn chiều
cao tháp ốc
(Theo Phan Địch Lân, 1985)
Hình 2.8 Ốc Lymnaea swinhoei
(H Adams, 1866)
Trang 16Sự phân bố của ốc trung gian
Ốc Lymnaea viridis có ưu thế trội hơn, tỷ lệ biến thiên 29 -86%, còn ở
Lymnaea swinhoei tỷ lệ biến thiên 14 - 71%
Tỷ lệ phân bố của 2 loài ốc trên theo vùng địa lý như sau
Vùng núi : L viridis 75% L swinhoei 25%
Vùng trung du : L viridis 66,5% L swinhoei 33,5%
Vùng ven biển : L viridis 51,5% L swinhoei 48,55%
Vùng đồng bằng : L viridis 42% L swinhoei 58%
Nước ta có điều kiện thuận lợi cho sự gây nhiễm bệnh cũng như nhiễm bệnh
trong tự nhiên Cơ thể trâu bò lại có thể tiếp nhận gần hết số lượng aldolescaria đưa
vào cùng một lúc Cho nên, ở những vùng ô nhiễm có mầm bệnh, có nhiệt độ thích
hợp để nở mao ấu, có ốc trung gian, có trâu bò ăn phải kén gây bệnh thì cứ bình quân
3 tháng lại tạo ra một đời sán mới Gia súc vẫn mang mầm bệnh cũ lại thêm mầm
bệnh mới tạo nên hiện tượng bội nhiễm Trong đó vai trò của ốc ký chủ trung gian
cũng rất quan trọng trong quá trình truyền bệnh
2.2.4 Tác hại của sán lá gan
Đối với chăn nuôi, thể cấp tính gây chết súc vật nuôi, còn thể mãn tính làm
giảm năng suất vật nuôi, giảm sức đề kháng làm gia súc dễ cảm nhiễm với các mầm
bệnh khác Hope, Cawdery và ctv (1977) cho thấy bò bị nhiễm 40-140 con sán lá thì
tăng trọng giảm từ 8-28%
Đối với con người, bệnh có thể lây từ gia súc sang người hay ngược lại Bệnh
sán lá gan có thể dẫn đến tử vong do vỡ gan, xuất huyết
Trang 17Hình 2.9 Con sán chui ra từ ngực của một Bệnh nhân nữ 48 tuổi (Nguồn: Nguyễn Văn Đề,2002)
Đối với kinh tế, bệnh sán lá gan gây tổn thất không nhỏ Chẳng hạn như toàn
bộ gan bị bệnh phải huỷ bỏ, bệnh này ở Hungari gây thiệt hại hàng năm tới 400 triệu forint ( Trích dẫn Bệnh ngã nước trâu bò, Phan Địch Lân, 2000) Ở Hà Lan, bệnh này gây thiệt hại cho ngành kinh doanh sữa 135 triệu forint/năm Ở lò sát sinh Anh phải
loại thải 120 tấn gan tươi trị giá 2,8 triệu forint/năm (Theo số liệu thống kê của FAO)
2.2.5 Tác động của sán lá gan lên ký chủ
Tác động cơ giới: sán non di hành gây tổn thương ruột, mạch quản nhất là nhu
mô gan Sán trưởng thành cư trú, bám, hút máu, làm viêm ống dẫn mật, gây canxi hóa niêm mạc ống dẫn mật, gây tắc ống dẫn mật đưa đến hoàng đản
Tác động chiếm đoạt: sán non ăn tổ chức, sán trưởng thành hút máu gây thiếu máu (0,2ml máu/ngày/sán), sán ăn dịch mật gây rối loạn tiêu hóa
Tác động đầu độc: sán bài tiết chất độc trong gan gây nhiễm độc cho gia súc Tác động truyền bệnh: sán trưởng thành đẻ trứng trong ống dẫn mật theo phân ra ngoài gieo rắc mầm bệnh, thường kết hợp bệnh tiên mao trùng, bệnh lao làm bệnh nặng thêm
2.2.6 Dịch tễ học
Nguồn gieo rắc mầm bệnh chủ yếu là trâu, bò, dê, cừu và những loài thú hoang dại
khác
Trang 18Fasciola spp phân bố rộng khắp thế giới Theo Nguyễn Ngọc Tuân, (2002), Fasciola hepatica là loài sán thường thấy trong gan trâu bò ở các quốc gia Châu Âu,
Châu Mỹ, trong khi đó Fasciola gigantica gây thiệt hại lớn cho trâu bò ở vùng Châu
Á như Indonexia, Nêpan, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam
Theo Phan Địch Lân (1985) và Hồ Thị Thuận (1984), bệnh sán lá gan phát hiện khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam, tỷ lệ nhiễm ở miền núi (30-35%), đồng bằng và trung du (40-70%) Như vậy, vùng đồng bằng trung du nhiễm với tỷ lệ cao hơn vùng núi và vùng ven biển
Lê Hữu Khương, Nguyễn Văn Khanh và Huỳnh Hữu Lợi (2001) điều tra nhiều vùng sinh thái trong cả nước cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan ở bò từ 25,96-58,46% tùy theo vùng sinh thái, cao nhất là vùng núi và cao nguyên Bắc Bộ
Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996), trứng sán rất nhạy cảm với khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời Ở môi trường khô hạn, phôi ngừng phát triển
và trứng sán chết sau 8-9 ngày Ở môi trường ẩm ướt trứng có khả năng duy trì sức sống khá lâu, tồn tại đến 8 tháng Trên đất cát không có cỏ, cây che phủ và bóng mát trứng bị chết nhanh chóng Ở nhiệt độ thấp từ -5 đến -150
C, phôi bị chết sau 2 ngày, 10-20oC trứng ngừng phát triển, 40-50oC phôi bị chết sau vài phút
Phan Địch Lân (2000) cho biết các loài ốc nước ngọt là vật chủ trung gian của
Fasciola phân bố rất rộng Ở Việt Nam, loài Lymnaea viridis thích sống ở cạn hơn,
nơi có nước xâm xấp, còn loài Lymnaea swinhoei thích sống nơi có nước nhiều hơn,
sống trôi nổi ở cống rãnh ao hồ
Theo Trịnh Văn Thịnh và Phạm Văn Khuê (1978), tuổi gia súc càng lớn thì tỷ
lệ nhiễm càng tăng Súc vật bệnh thường tăng lên vào mùa ký chủ trung gian phát
triển, các vũng nước có nhiều cercariae, aldolescariae nên những năm mưa nhiều súc
vật nhiễm sán tăng nhiều hơn những năm nắng ráo khô hạn Mùa hè gia súc nhiễm cũng tăng hơn so với các mùa khác trong năm Đến cuối mùa thu và mùa đông bệnh thường phát ra
Trang 19Sán có thể đẻ 20.000 trứng/ ngày, trứng đề kháng tốt với điều kiện môi trường nhưng nhạy cảm với khô hanh và tác động trực tiếp của ánh sáng (Giáo trình Ký sinh trùng thú y, Nguyễn Hữu Hưng - Đỗ Trung Giã, 2001)
Sán có thể tồn tại trong cơ thể gia súc từ 3-11 năm, ấu trùng metacercaria sống
159 ngày, ốc sống tới 3 năm Trứng sán sống 2-3 tháng trong môi trường ẩm của phân Kén sán có thể tồn tại 6 tháng trong bóng râm (Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương, 1997)
Bệnh Fasciola còn gặp ở người.Tổng số người trên thế giới bị nhiễm Fasciola
khoảng 2,4 triệu (Rim và ctv, 1994).( Trích dẫn Hà Huỳnh Hồng Vũ, 2009)
Khi ấu trùng di hành sẽ mang theo vi trùng, siêu vi trùng làm bệnh nặng thêm
và phát sinh các bệnh truyền nhiễm khác
* Cơ chế sán lá gan lớn gây bệnh cho người:
Nguồn: www diendanykhoa.com/showthread.php?t=3649
Sán trưởng thành ký sinh ở ống mật chủ và đường mật trong gan người, gia súc Trứng xuống ruột theo phân ra ngoài Trong nước, trứng nở ra trùng lông rồi xâm nhập vào một số loài ốc; khi phát triển thành ấu trùng đuôi di động thì rời khỏi
ốc
Trang 20Fasciola gigantica, Fasciola hepatica có trong cá nước lợ, và chủ yếu hơn là trong các loại rau sống trong nước (cải xoong, ngổ, rau om, rau cần, ngó sen, rau nhúp v.v…) Ăn gỏi cá, rau sống làm cho dạng nang ấu trùng (metacercaria) xâm nhập vào dạ dày ruột, rồi tự lột lớp vỏ, xuyên qua màng ruột, theo máu vào gan, phát triển trong tế bào gan, rồi sau đó định hình ở ống mật Sau khoảng 2- 3 tháng sẽ phát sinh triệu chứng: sốt, run lạnh, đau vùng bụng, vùng gan (hông phải) Nếu không điều trị sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính Lúc này người bệnh có biểu hiện mệt, chán ăn, buồn nôn, xuất huyết đường tiêu hóa, thiếu máu, đau khớp, đau cơ, ho, có thể tràn dịch màng phổi Đồng thời sẽ tạo ra những ổ áp-xe nhỏ, rồi những ổ áp-xe lớn, phá tổ chức gan, dẫn đến xơ gan, gây xơ cứng đường mật, tắc mật, vàng da Nếu vật chủ thích hợp, chúng có thể tồn tại ở người từ 9 - 13,5 năm
Ấu trùng xuyên qua thành ruột non và xuyên qua phúc mạc xâm nhập bao gan rồi di chuyển dần đến ống gan lớn Bệnh tiến triển theo hai giai đoạn:
1.Giai đoạn gan (xâm nhập):
Các triệu chứng xuất hiện khoảng 6-12 tuần sau khi ăn phải các ấu trùng nang (metacercariae) và kéo dài 2-4 tháng Trong giai đoạn này, một số lượng lớn ấu trùng
di chuyển qua thành ruột, qua khoang phúc mạc, bao gan Các triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn
Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải
2 Giai đoạn mật (trưởng thành):
Có thể kéo dài nhiều năm, do F.hepatica có xu hướng di chuyển đến lòng ống
mật chủ và phát triển thành sán trưởng thành ở đó Trứng xuất hiện trong phân sau giai đoạn tiền lâm sàng khoảng 3-4 tháng Khi xuất hiện tổn thương ở vị trí này thì giai đoạn phá hủy gan kết thúc Các triệu chứng như sốt, chán ăn và đau bụng có thể hết, bệnh nhân chuyển sang giai đoạn không triệu chứng Tăng bạch cầu ưa axit
Trang 21(eosinophils) là một dấu hiệu thường gặp Nhiều bệnh nhân có biến chứng bán tắc mật cùng với đau từng cơn vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải, có biểu hiện của viêm đường mật cấp: sốt, vàng da, đau bụng Khi xâm nhập vào gan, sán lá gan lớn gây nên các tổn thương ở gan rất nặng nề mà hậu quả là chảy máu và hình thành sẹo Sau khi sán đã xâm nhập vào đường mật, cùng với các tổn thương cơ học, các độc tố sẽ làm cho thành ống mật dày lên, đường mật giãn, tổ chức gan tổn thương thoái hóa, cuối cùng dẫn đến xơ gan Ở giai đoạn sớm và trong trường hợp số lượng sán trong đường mật chưa nhiều, các biểu hiện của bệnh sán lá gan lớn thường ít được chú ý
Có thể gặp đau vùng thượng vị, sốt, nôn, tiêu chảy, ngứa Người bệnh có thể có các triệu chứng này kéo dài trong vài tháng Giai đoạn sau là các biểu hiện của tình trạng viêm túi mật hoặc áp-xe gan Xét nghiệm máu lúc này thường có hình ảnh của một tình trạng nhiễm khuẩn với tăng eosinophils Nhưng nếu người chưa là vật chủ thích hợp, sán non còn di chuyển xuống đại tràng, ra thành ngực, đến tuyến vú hoặc xuyên thủng da chui ra khớp gối Thế giới cũng đã từng ghi nhận những trường hợp sán chui
cả xuống buồng trứng, tinh hoàn, màng phổi
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan lớn xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc
dạ dày Khi sán lá gan lớn đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần
bộ phận gan Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc…
2.2.8 Triệu chứng và các thể bệnh
Bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm sán, tình trạng sức khỏe, tuổi, mùa vụ và tình hình quản lý, chăm sóc, thường thời gian ủ bệnh 25-30 ngày
Trong thời kỳ di hành, ấu trùng Fasciola gây tổn thương các cơ quan như gan,
phổi, mạch máu, hạch lâm ba Khi trưởng thành sán hút máu làm cho trâu bò gầy
Trang 22yếu, thiếu máu, chậm tăng trưởng, giảm sản lượng sữa từ 15-30%
Sán lá gan hút máu ống mật gây viêm ống dẫn mật, canxi hoá, một số có hiện tượng xơ gan Bệnh tiến triển làm niêm mạc nhợt nhạt, vàng da, gầy rạc, mô mỡ và bắp thịt teo, hồng cầu giảm còn dưới 1triệu/mm3
Bệnh thường xảy ra ở 2 thể:
Thể cấp tính ít xảy ra, nếu chế độ nuôi dưỡng thiếu thốn về chất và lượng sẽ làm cho con vật bệnh nặng thêm Các trường hợp nhiễm nặng, trâu bò thường chết đột ngột, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy, vàng da, đôi khi có triệu chứng thần kinh Con vật uể oải, kiệt sức và chết sau vài ngày từ khi xuất hiện triệu chứng
Thể mãn tính, đa số trâu bò bị nhiễm Fasciola spp đều biểu hiện ở thể mãn
tính Gồm 3 thời kỳ
Thời kỳ đầu: không có triệu chứng rõ rệt
Thời kỳ thứ hai: gầy, thiếu máu, khát nước, hơi sốt, thủy thũng nhẹ ở phúc mạc, kết mạc mắt sưng và nhợt nhạt, mí mắt phù
Thời kỳ thứ ba: gầy rạc, con có thai thì sảy thai hoặc đẻ non, yếu ớt, nhẹ cân
Bỏ ăn, tiêu hoá kém, tiêu lỏng Triệu chứng đặc hiệu là thủy thũng dưới hàm
Thời gian tiến triển bệnh rất thay đổi, thường ít kéo dài quá 6 tháng, con vật chết do kiệt sức
Như vậy, triệu chứng lâm sàng dạng mãn tính là rối loạn tiêu hoá, kém ăn, tiêu chảy, đôi khi chướng hơi dạ cỏ, lông xù, niêm mạc nhợt nhạt, sờ vùng gan thấy sưng đau Bệnh nặng thì con vật sốt, hoàng đản, thủy thũng, gia súc có thể trúng độc và chết
2.2.9 Bệnh tích
Tùy thuộc vào cường độ nhiễm sán
Nếu nhiễm nhiều, con vật bị viêm gan cấp tính, gan sưng, sung huyết, trên mặt
Trang 23gan có nhiều vệt đỏ dài 2-4mm do sán non di hành, có thể thấy viêm phúc mạc Gan chắc, cứng, thành ống dẫn mật tăng sinh, dày lên và chắc cứng lại, đôi khi có hiện tượng canxi hoá Nếu nặng trâu bò gầy rạc, máu loãng, thịt màu xám, xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim chứa đầy nước
Nếu nhiễm nhẹ, mô gan bị hủy, gan xơ cứng, niêm mạc ống dẫn mật dày lên do
mô liên kết tăng sinh Túi mật căng lên chứa đầy dịch mật và có thể dày lên nếu có sán ký sinh
Locryt (1958) mô tả bệnh tích sán lá gan với túi mật sưng to, ống mật bị tắc, phình to, lớp thượng bì dày lên, có nhiều ổ áp xe ở gan Gan sưng to, chai cứng và nặng, tích nước xoang bụng, bạch cầu ái toan tăng 81% Gia súc thiếu máu, nhiễm độc viêm khớp nặng
Lương Tố Thu và ctv (1997) cho biết tỷ lệ nhiễm sán lá gan của trâu bò qua kiểm tra ở lò mổ lên tới 76%, đại đa số gan bị xơ hóa, hoại tử, canxi hóa
2.2.10 Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: dựa vào tình hình dịch tễ của bệnh và các triệu chứng như thiếu máu kèm vô cảm, ăn kém ngon miệng, gầy, da hơi vàng, tiêu lỏng, phù thũng, suy mòn dần Sờ vào sườn bên phải gây cảm giác đau rõ ràng
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: kiểm tra phân và chẩn đoán huyết thanh học Xét nghiệm phân theo phương pháp gạn rửa sa lắng nhiều lần để tìm trứng sán
lá gan (Benedek,1943) Chú ý khi xét nghiệm phân cần phân biệt Fasciola spp,
Paramphistomum explanatum và Paramphistomum cervi vì 3 loại trứng này gần
giống nhau
Trang 24Phân bố không đều gồm một đầu dày và một đầu thưa
Kích thước 0,111-0,151 x
0,063-0,078mm 0,120-0,190mm x
0,110-0,120 x 0,060-0,072mm
0,012-0,0178 x 0,048mm
Chẩn đoán huyết thanh: phát hiện kháng thể trong huyết thanh súc vật bằng các phương pháp miễn dịch như SAT, ELISA, IFAT
Ngoài ra, còn dùng phản ứng dị ứng để chẩn đoán: dùng sán trưởng thành để chế kháng nguyên
Chẩn đoán mổ khám: mổ khám súc vật bệnh chết tìm sán trong túi mật, ống dẫn mật, gan Sự có mặt của sán lá gan trong ống dẫn mật, canxi hoá ống dẫn mật và những tổn thương do sán non di chuyển là đặc trưng của bệnh sán lá gan
2.2.11 Phòng bệnh
Muốn phòng bệnh có hiệu quả ta cần phải dựa vào 3 yếu tố, đó là chu trình phát triển của sán lá gan, tình hình dịch tễ của bệnh và sinh thái của ký chủ trung
gian Từ đó ta đưa ra biện pháp phòng trừ tổng hợp
Định kỳ tẩy sán, cứ 6 tháng/lần, điều trị súc vật nhiễm sán Những trang trại
chăn nuôi tập trung cần có kế hoạch chăn thả luân phiên đồng cỏ
Trang 25Ủ phân sinh học để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhiễm vật nuôi
Diệt ký chủ trung gian bằng cách tháo khô những vùng lầy lội, dùng CuSO4
hay thả vịt để tiêu diệt các loài ốc Lymnaea tránh truyền lan mầm bệnh
Vệ sinh thức ăn nước uống, chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn bò để nâng cao thể trọng và sức đề kháng để chống đỡ bệnh sán lá gan cũng như các bệnh giun sán khác
Xử lý cơ quan nhiễm sán như gan, nếu nhiễm nhiều phải nấu chín và chế biến thức ăn cho gia súc
Không nhập gia súc ở vùng bệnh để tránh lây lan Tất cả trâu bò trước khi nhập đàn phải kiểm tra để xác định có bị nhiễm sán hay không, chữa sạch bệnh mới cho nhập đàn
Không cho gia súc uống nước chảy qua đồng cỏ có chứa mầm bệnh của sán lá gan
2.2.12 Điều trị
Để công tác điều trị đạt kết quả tốt, người làm công tác thú y cần nắm 3 điều cơ bản Bên cạnh việc diệt ký sinh trùng ở cơ thể gia súc, ta phải tránh để gia súc tái nhiễm và bồi dưỡng cho gia súc hồi sức
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị sán lá gan đang sử dụng trên thị trườ
Bảng 2.3 Một số loại thuốc đang sử dụng trên thị trường
Tên biệt dược Tên thương
mại
Nước sản suất
Dạng thuốc Liều dùng
Đường cấp thuốc
dịch 1ml/25kg Tiêm dưới da
Triclabendazol Fascinex Thụy Sĩ Dung
dịch 10ml/100kg Tiêm dưới da Oxyclozanit Fasciozanida Cuba Bột 15mg/kg Uống Rafoxanid Bio-dewomer Việt Nam Bột 7,5mg/kg Uống
Trang 26Albendazol Valbazel Mỹ Dung
Albendazole Han-Dertil-B Việt Nam Viên nén 1viên/50kg Uống Albendazole Bio-Alben Việt Nam Viên nén 1viên/150kg Uống
* Công thức hóa học các loại thuốc tẩy trừ sán lá gan:
Cơ chế tác động: tác động chủ yếu của albendazole là phong bế furmarate reductaze của giun sán
Trang 27Nitroxinil
Là một chất thuộc nhóm halogenophenol Dùng
để điều trị sán lá gan
Công thức hóa học: C7H3IN2O3
Tên khoa học: 4-Hydroxy-3-iodo-5- nitrobenzonitrile
Là chất bột màu vàng tan trong nước, dùng tiêm dưới da, là đường cấp thuốc hiệu quả nhất Có hiệu quả tốt trong điều trị sán lá gan dạng trưởng thành cũng như
giai đoạn chưa trưởng thành
Trang 28CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra khảo sát hiện trạng nuôi bò tại địa bàn 3 huyện chọn mẫu là Càng Long, Châu Thành và Cầu Ngang Mục đích là để nắm về số lượng bò nuôi, giống bò, phương thức nuôi, sự hiểu biết của người nuôi bò về sán lá gan
- Thu mẫu phân bò xét nghiệm tìm trứng sán lá gan xác định tỷ lệ nhiễm
- Thí nghiệm sử dụng thuốc tẩy trừ, từ đó tìm ra loại thuốc nào hiệu quả nhất
- Đề xuất quy trình phòng ngừa và tẩy trừ sán lá gan trên bò
- Đào tạo tập huấn kỹ thuật cho nông dân và cán bộ cơ sở tiếp nhận các hiểu biết và quy trình kỹ thuật nhằm chuyển giao cho các hộ nuôi bò trong tỉnh
3.2 Thời gian tiến hành:
Từ 6/2009 đến 6/2010
3.3 Địa điểm triển khai: huyện Càng Long, Châu Thành và Cầu Ngang
3.4 Quy mô nghiên cứu:
- Điều tra hộ nắm thông tin 180 phiếu điều tra ở 3 huyện Càng Long, Châu Thành và Cầu Ngang
- Thu mẫu phân bò xét nghiệm 525 mẫu để tìm trứng sán lá gan xác định tỷ lệ nhiễm
- Khảo sát 210 mẫu gan xét nghiệm tỷ lệ nhiễm, tìm mẫu sán định danh phân loài nhiễm
- Thí nghiệm thuốc tẩy trừ 120 bò với 4 loại thuốc ( 2 loại uống, 2 loại tiêm) và
20 bò đối chứng Thu mẫu phân bò xét nghiệm 560 mẫu để xác định tỷ lệ sạch trứng sán lá gan sau khi tẩy trừ
3.5 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng