Khái niệm hiệu quả sử dụng đất Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảmbảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với cácnước trên thế gi
Trang 1NGÔ THỊ LUYẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên - 2018
Trang 2NGÔ THỊ LUYẾN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
Ngành : Quản lý đất đai Mã số ngành:
8.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Điền
Thái Nguyên - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ mộthọc vị nào Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luậnvăn này đã được cảm ơn
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước Khoa
và Nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài
Tác giả luận văn
Ngô Thị Luyến
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầygiáo, cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong và ngoài trường Tôi xin gửilời cảm ơn chân thành đến:
Thầy giáo PGS.TS Trần Văn Điền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo,
truyền thụ những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu và viết luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Khoa Quản lýTài nguyên, Phòng đào tạo, các phòng ban và trung tâm của Trường Đại họcNông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôitrong thời gian tiến hành đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Hiệp Hòa,
Phòng Tài nguyên - Môi trường và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụngđất huyện Hiệp Hòa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành
đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè,đồng nghiệp đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Ngô Thị Luyến
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 2
3.1 Ý nghĩa khoa học: 2
3.2.Ý nghĩa thực tiễn 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 3
1.1.1 Khái niệm đất 3
1.1.2 tròVai của đất trong nông nghiệp 3
1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất 4
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng đất 4
1.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất 6
1.3 Đặc điểm, phương pháp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 7
1.3.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp 7
1.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 13
1.4 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất trên Thế giới và
Việt Nam 18
1.4.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới 18
1.4.2 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 21
Trang 6Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 26
2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
2.2.Nội dung nghiên cứu 26
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hòa 26
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa năm 2017 26
2.2.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa 26
2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa theo các tiểu vùng Các tiêu chí đánh giá như sau 26
2.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện Hiệp Hòa 26
2.2.6 Lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 27
2.3.Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ 27
2.3.3 Phương pháp thảo luận nhóm 28
2.3.4 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 28
2.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 28
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1.Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, cảnh quan môi trường 31
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa 38
3.2.Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa năm 2017 39
3.3.Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hiệp Hòa 40
Trang 73.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 42
3.4.1 Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên 3 tiểu vùng của huyện Hiệp Hòa 42
3.4.2 Hiệu quả kinh tế 45
3.4.3 Hiệu quả xã hội 51
3.4.4 Hiệu quả môi trường 53
3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện Hiệp Hòa 54
3.5.1 Các yếu tố ảnh hưởng tích cực 54
3.5.2 Các yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 55
3.6.Lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất 55
3.6.1 Lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả 55
3.6.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
1 Kết luận 61
2 Kiến nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9Giá
trị
gia
tăngGiá
trị sả
n xu
ất Hi
ệu qu
ả đồngvố
n Lo
ại
sử dụngđấtSản xuất nông nghiệ
p Thunhập hỗn hợpGiá trị ngày công lao động
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3 1 Hiện trạng sử dụng đất huyện Hiệp Hòa năm 2017 39
Bảng 3.2 Biến động quỹ đất của huyện Hiệp Hòa giai đoạn năm 2015 - 2017 40
Bảng 3.3 Diện tích và cơ cấu sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa năm 2017 41
Bảng 3.4 Biến động diện tích đất sản xuất nông nghiệp 42
giai đoạn 2015 - 2017 42
Bảng 3.5 Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên 3 tiểu vùng của huyện Hiệp Hòa 42
Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng ở tiểu vùng 1 (tính bình quân cho 1 ha) 45
Bảng 3.7: Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở vùng đất thấp 46
(tính bình quân cho 1 ha) 46
Bảng 3.8 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở tiểu vùng 2 (tính bình quân cho 1 ha) 47
Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở vùng đất vàn (tính bình quân cho 1 ha) 48
Bảng 3.10 Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở tiểu vùng 3 (tính bình quân cho 1 ha) 49
Bảng 3.11: Hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất chính ở tiểu vùng 3 (tính bình quân cho 1 ha) 49
Bảng 3.12 Tổng hợp hiệu quả kinh tế theo các LUT trên 3 tiểu vùng 50
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu xã hội 51
Bảng 3.10 Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất 53
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ hành chính huyện Hiệp Hòa 33
Trang 13Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặngcho con người Đất đai là nền tảng để định cư và tổ chức các hoạt động kinh
tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất khôngthể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp
Do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất nôngnghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về chất lượng và số lượng.Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp
lý để bảo vệ đất đai Hiện nay, việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đangtrở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đấtđai cho hiện tại và cho tương lai Đối với một nước có nền kinh tế nôngnghiệp chủ yếu như ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụngđất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết
Hiệp Hòa là huyện Trung du, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh BắcGiang, có tổng diện tích tự nhiên là 20.305,98 ha, trong đó diện tích đất nôngnghiệp là 14761,5 ha Đây là nguồn tài nguyên quan trọng, là tiền đề cơ bản
để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cùng với nhu cầu phát triển kinh tế,
xã hội, trong những năm tới, quỹ đất của huyện sẽ có sự chuyển dịch mạnh
mẽ theo hướng một bộ phận diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển cho các nhucầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông, mạng lưới cơ sở hạ tầng vàcấp đất ở cho người dân Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để chuyểnsang đất làm công nghiệp khiến diện tích đất nông nghiệp của huyện càng bịthu hẹp nhanh chóng Chính vì vậy cần tìm ra những hạn chế trong sử dụngđất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở Hiệp Hòa để có những giải pháp sử dụngđất có hiệu quả kinh tế cao, bền vững là yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất
Trang 14Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá
hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất sảnxuất nông nghiệp
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuấtnông nghiệp
3 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1 Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định loại hình sử dụng đất cóhiệu quả kinh tế cao cho tỉnh Bắc Giang Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sởkhoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu giúp cho cộng đồng người dân biết được một sốloại hình sử dụng đất có hiệu quả cao và chưa cao, từ đó đề xuất các giảipháp sử dụng đất mang lại hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiênkinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp
1.1.1 Khái niệm đất
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ của lục địa mà bên dưới
nó là đá và khoáng vật sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển Đất
là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồngốc của thể tự nhiên là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh vàthạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển và sinh quyển Sự tác động qua lại của 4quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản
Theo nguồn gốc phát sinh, tác giả Docutraiep coi đất là một vật thể tựnhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố là: đá mẹ, khíhậu, địa hình, sinh vật và thời gian Đất được xem như một thể sống, nó luônluôn vận động, biến đổi và phát triển Con người, trong quá trình sử dụng đất
có tác động rất to lớn, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đất
Đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đất là một tư liệu sản xuất vô cùngquý giá, cơ bản và không thể thay thế được
Đối với môi trường, đất được coi như một “hệ đệm”, như một “phễu lọc” luôn luôn làm sạch môi trường với tất cả các chất thải thông qua hoạt
động sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng
Tóm lại, đất là một vật thể tự nhiên mà từ nó đã cung cấp các sản phẩmthực vật để nuôi sống động vật và con người Sự phát triển của loài người gắnliền với sự phát triển của đất (Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2014) [10]
1.1.2 Vai trò của đất trong nông nghiệp
Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngànhsản xuất nào Đất cần cho công nghiệp, nông nghiệp , giao thông vận tải,v.v… Nhưng trong mỗi ngành, đất có vai trò không giống nhau
Trang 16Trong các ngành phi nông nghiệp, đất đai giữ vai trò thụ động với chứcnăng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là khotàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai khoáng) Quá trình sản xuất và sảnphẩm được tạo ta không phụ thuộc vào đặc điểm độ phì nhiêu của đất, chấtlượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Riêng trong nông nghiệp đất có vai trò khác hẳn Với nông nghiệp, đấtkhông chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sựtồn tại của ngành sản xuất này, mà đất còn là yếu tố tích cực của sản xuất.Quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc nhiềuvào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên.Trong nông nghiệp, ngoài vai trò cơ sở không gian, đất còn có hai chức năngđặc biệt quan trọng:
- Đất là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quátrình sản xuất;
- Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồngnước, không khí và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng vàphát triển Như vậy đất gần như trở thành một công cụ sản xuất Năng suất vàchất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất Trong sốtất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp, chỉ có đất mới có chứcnăng này
Chính vì vậy, phải nói rằng đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặcbiệt trong nông nghiệp (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [8]
1.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phân loại hiệu quả sử dụng đất
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảmbảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với cácnước trên thế giới
Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí
Trang 17cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay củahầu hết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhàkhoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp màcòn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quátrình sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòamối quan hệ người – đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môitrường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đónghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnhtranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điềukiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổnđịnh và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tớihiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế khônggian sử dụng đất
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hìnhthành cơ cấu kinh tế sử dụng đất
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy môkinh tế sử dụng đất
- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cáchkinh tế, tập trung thâm canh Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố liên quan Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đấtphải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của
lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: Hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001) [15]
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài
Trang 18- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của
cả cộng đồng
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực khác
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành
1.2.2 Phân loại hiệu quả sử dụng đất
Khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất người ta thường đánh giá trên 3khía cạnh: Hiệu quả về mặt kinh tế sử dụng đất, hiệu quả về mặt xã hội vàhiệu quả về mặt môi trường
1.2.2.1 Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác, quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể làquy luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian laođộng theo các ngành sản xuất khác nhau Theo nhà khoa học kinh tếSamuelson Nordhuas “Hiệu quả có nghĩa là không lãng phí” Nghiên cứuhiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội không thể tăng sản lượng một hàng hóa này mà không cắt giảm sảnlượng một loại hàng hóa khác Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độtiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữuích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêmlợi ích của xã hội
Hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề:
Một là: Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật “tiết kiệm
thời gian”
Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ
thống
Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của
các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụcho lợi ích của con người
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kếtquả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết
Trang 19quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra
là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào Mối tương quan cần xét cả về phần
so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữahai đại lượng đó
Vì vậy, bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tíchđất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất vớimột lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội
1.2.2.2 Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà nhàsản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả nàyđánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất đem lại
Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác địnhbằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp
1.2.2.3 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh ra do tác động củasinh vật, hóa học, vật lý v.v , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môitrường của các loại vật chất trong môi trường Hiệu quả môi trường phân theonguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hóa học môi trường, hiệu quả vật lý môitrường và hiệu quả sinh vật môi trường Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệuquả khác nhau của hệ thống sinh thái do sự phát sinh biến hóa của các yếu tốmôi trường dẫn đến Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường docác phản ứng hóa học giữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môitrường dẫn đến Hiệu quả vật lý môi trường là hiệu quả môi trường do tácđộng vật lý dẫn đến (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [8]
1.3 Đặc điểm, phương pháp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1 Đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
1.3.1.1 Đất nông nghiệp
Đất được hình thành trong hàng triệu năm và là một trong những yếu tốkhông thể thiếu cấu thành môi trường sống Đất là nơi chứa đựng không giansống của con người và các loài sinh vật, là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết
Trang 20cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người Với đặc thù vô cùng quýgiá là có độ phì nhiêu, đất làm nhiệm vụ của một bà mẹ nuôi sống muôn loàitrên trái đất.
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nôngnghiệp nếu biết sử dụng hợp lý thì sức sản xuất của đất đai sẽ ngày càng tănglên Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người,đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêudùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Hiện tại cũng như trongtương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xãhội loài người, không ngành nào có thể thay thế được Các Mác đã từng nói
“Đất là mẹ, sức lao động là cha sản sinh ra của cải vật chất”
Theo Luật Đất đai năm 2013, đất nông nghiệp được chia ra làm cácnhóm đất chính sau: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồngthuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác
1.3.1.2 Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
a Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp
- Nguyên tắc đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu
- Nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch vàpháp luật
- Nguyên tắc sử dụng đất đai một cách hợp lý, tiết kiệm, cải tạo vàbồi bổ đất đai
- Nguyên tắc quan tâm đến lợi ích của người sử dụng đất
- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp Nộidung của nguyên tắc là :
+ Hạn chế thấp nhất việc chuyển đất nông nghiệp sang sử dụng vàomục đích khác
Trang 21+ Đối với hộ gia đình và cá nhân trực tiếp làm nông nghiệp được Nhànước giao đất nông nghiệp để sử dụng trong hạn mức thì không phải nộp tiền
b Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ giữangười với đất đai Mục tiêu của con người trong quá trình sử dụng đất là: Sửdụng đất đai một cách khoa học, hợp lý Sử dụng đất đai là vấn đề phức tạp,chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây làvấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Mục tiêu đặt ra trong quá trình sử dụng đất là: Sử dụng tối đa và cóhiệu quả toàn bộ quỹ đất của quốc gia, nhằm phục vụ phát triển nền kinh tếquốc dân và phát triển xã hội, việc sử dụng đất dựa trên nguyên tắc là ưu tiênđất đai cho sản xuất nông nghiệp Trong thực tế do quá trình sử dụng lâu dài,nhận thức về sử dụng đất còn hạn chế dẫn tới nhiều vùng đất đai đang bị thoáihóa, ảnh hưởng tới môi trường sống của con người Những diện tích đất đaithích hợp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó con ngườiphải mở mang thêm diện tích đất canh tác trên các vùng không thích hợp Hậuquả đã gây ra quá trình thoái hóa rửa trôi và phá hoại đất một cách nghiêm trọng
Trước những năm 1970, trong nông nghiệp người ta nói đến nhiềugiống mới, năng suất cao, kỹ thuật cao Nhưng sau năm 1970 một khái niệmmới đã xuất hiện và ngày càng có tính thuyết phục, đó là khái niệm tính bềnvững và tiếp theo là nông nghiệp bền vững
Trang 22Nông nghiệp bền vững không có nghĩa là khước từ những kinh nghiệmtruyền thống mà là phối hợp, lồng ghép những sáng kiến mới từ các nhà khoahọc, từ nông dân hoặc cả hai Điều trở nên thông thường đối với những ngườinông dân, bền vững là việc sử dụng những công nghệ và thiết bị mới vừađược phát kiến, những mô hình canh tác tổng hợp để giảm giá thành đầu vào.
Đó là những công nghệ về chăn nuôi động vật, những kiến thức về sinh thái
để phát triển nông nghiệp bền vững sẽ vừa đáp ứng nhu cầu của hiện tại, vừađảm bảo nhu cầu của các thế hệ tương lai Một quan niệm khác cho rằng: Pháttriển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và
kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cảcho hiện tại và mai sau (FAO, 1990) Để phát triển nông nghiệp bền vững ởnước ta cần nắm vững mục tiêu về tác dụng lâu bền của từng mô hình, để duytrì và phát triển đa dạng sinh học
Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồnđất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuậtthích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội FAO đã đưa ra
các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững (FAO, 1992).
- Thỏa mãn nhu cầu sinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tươnglai về số lượng, chất lượng và các sản phẩm nông nghiệp khác
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làmviệc tốt cho mọi người trực tiếp làm nông nghiệp
- Duy trì và có thể, tăng cương khả năng sản xuất của các cơ sở tàinguyên thiên nhiên, khả năng tái tạo sản xuất của các nguồn tài nguyên cải tạođược mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở, cân bằng
tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa xã hội của cộng đồng ở nông thôn,không gây ô nhiễm môi trường
- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòngtin trong nhân dân
Trang 23Vào năm 1991 ở Nariobi đã tổ chức hội thảo về khung đánh giá quản lýđất bền vững đã đưa ra định nghĩa: “ Quản lý bền vững đất đai bao gồm cáccông nghệ chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế xãhội với các quan tâm môi trường đồng thời duy trì, nâng cao sản lượng hiệuquả sản xuất ”.
+ Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất)
+ Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn)
+ Có hiệu quả lâu dài (bền vững)
+ Được xã hội chấp nhận (tính chấp nhận)
- Năm nguyên tắc trên được coi là trụ cột trong sử dụng đất đai bềnvững và là những mục tiêu cần phải đặt được Nếu thực tế diễn ra đồng bộ sovới các mục tiêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt được Nếu chỉ đạt đượcmột hay một vài mục tiêu mà không phải tất cả thì khả năng bền vững chỉmang tính bộ phận
Tại Việt Nam, việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyêntắc và được thể hiện trong ba yêu cầu sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thịtrường chấp nhận Hệ thống dử dụng phải có mức năng suất sinh học cao trênmức bình quan vùng có điều kiện đất đai Năng suất sinh học bao gồm cáccản phẩm chính và phụ phẩm ( đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả… và tàn
dư để lại) Một hệ thống bền vững phải có năng suất trên mức bình quânvùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường Về chấtlượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước vàxuất khẩu, tùy mục tiêu của từng vùng Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diệntích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sửdụng đất Tổng giá trị trong một thời đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bìnhquân của vùng, nếu dưới mức đó thì nguy cơ người sử dụng sẽ không có lãi,lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vay vốn ngân hàng
Trang 24- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống xãhội phát triển Đáp ứng như cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếumuốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…) Sản phẩmthu được cần thỏa mãn cái ăn mặc và nhu cầu sống hàng ngày của người nôngdân Nội lực và nguồn lực địa phương phải được phát huy Về đất đai, hệ sửdụng đất phải được tổ chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài,đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể Nguồnvốn vay được ổn định, có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặc ngânhàng Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tậpquán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ.
- Bền vững về môi trường: Loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độmàu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất.Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức chophép Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụngbền vững Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%) Đadạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh,cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm…)
Ba yêu cầu bền vững trên là để xem xét và đánh giá các loại hình sửdụng đất hiện tại Thông qua việc xem xét và đánh giá theo các yêu cầu trên
để giúp cho việc định hướng phát triển nông nghiệp ở từng vùng sinh thái
Tóm lại: Khái niệm sử dụng đất bền vững do con người đưa ra được
thể hiện trong nhiều hoạt động sử dụng và quản lý đất đai theo các mục đích
mà con người đã lựa chọn cho từng vùng đất xác định Đối với sản xuất nôngnghiệp, việc sử dụng đất bền vững phải đạt được trên cơ sở đảm bảo khả năngsản xuất ổn định của cây trồng, chất lượng tài nguyên đất không làm suy giảmtheo thời gian và việc sử dụng đất không ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa con người, của các sinh vật
Trang 251.3.2 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
1.3.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Sử dụng các nguồn tài nguyên có hiệu quả cao trong sản xuất để đảmbảo phát triển một nền nông nghiệp bền vững là xu thế tất yếu đối với các nước trên thế giới
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấucây trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được chú ý hiện nay của hầuhết các nước trên thế giới Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhàkhoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp màcòn là sự mong muốn của nông dân, những người trực tiếp tham gia vào quátrình sản xuất nông nghiệp (Lục Thị Minh Huệ, 2014) [7]
Sử dụng đất đai có hiệu quả là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòamối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên khác và môitrường Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hóa cây trồng,vật nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đónghiên cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnhtranh cao, đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành, đó là một trong những điềukiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có tính ổnđịnh và bền vững, đồng thời phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tớihiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất
Các nội dung sử dụng đất có hiệu quả được thể hiện ở các mặt sau:
- Sử dụng hợp lý về không gian để hình thành hiệu quả kinh tế khônggian sử dụng đất
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất được sử dụng, hìnhthành cơ cấu kinh tế sử dụng đất
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp hình thành quy môkinh tế sử dụng đất
Trang 26- Giữ mật độ sử dụng đất thích hợp hình thành việc sử dụng đất một cáchkinh tế, tập trung thâm canh Việc sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố liên quan Vì vậy, việc xác định bản chất khái niệm hiệu quả sử dụng đấtphải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lý luận của
lý thuyết hệ thống nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quảkinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001)[15]
- Phải xem xét đến lợi ích trước mắt và lâu dài
- Phải xem xét cả lợi ích riêng của người sử dụng đất và lợi ích của
cả cộng đồng
- Phải xem xét giữa hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả sử dụng cácnguồn lực khác
- Đảm bảo sự phát triển thống nhất giữa các ngành
1.3.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả sử dụng đất nông nghiệp
- Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Điều kiện tự nhiên (đất, nước, khí hậu, thời tiết ) là các yếu tố cơ bản
để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc,nhất là đối với sản xuất nông - lâm nghiệp Đặc thù của điều kiện tự nhiênmang tính khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánhsáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định khảnăng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đấtcần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu quả caonhất về kinh tế, xã hội và môi trường
Theo Mác, điều kiện tự nhiên là cơ sở hình thành địa tô chênh lệch.Theo N.Bonlang - người được giải Nobel về hòa bình và giải quyết lươngthực cho các nước phát triển cho rằng: yếu tố duy nhất quan trọng hạn chếnăng suất cây trồng ở các nước đang phát triển, đặc biệt đối với nông dânthiếu vốn là độ phì đất
- Nhóm các yếu tố kỹ thuật canh tác:
Trang 27Biện pháp kỹ thuật canh tác là tác động của con người vào đất đai, câytrồng, vật nuôi, nhằm tạo nên sự hài hoà giữa các yếu tố của quá trình sảnxuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế Đây là những vấn
đề thể hiện sự hiểu biết về đối tượng sản xuất, về thời tiết, về điều kiện môitrường và thể hiện những dự báo thông minh của người sản xuất Lựa chọncác tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng các đầu vào phùhợp với các quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được các mục tiêu đề ra
là cơ sở để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá Theo Frank Ellis vàDouglass C.Nanh, ở các nước phát triển, khi có tác động tích cực của kỹthuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mớiđối với tổ chức sử dụng đất Có nghĩa là ứng dụng công nghệ sản xuất tiến bộ
là một đảm bảo vật chất cho kinh tế nông nghiệp tăng trưởng nhanh dựa trênviệc chuyển đổi sử dụng đất Cho đến giữa thế kỷ 21, trong nông nghiệp nước
ta, quy trình kỹ thuật có thể góp phần đến 30% của năng suất kinh tế Nhưvậy, nhóm các biện pháp kỹ thuật đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong quátrình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nôngnghiệp
- Nhóm các yếu tố kinh tế tổ chức:
Công tác quy hoạch và bố trí sản xuất: Phát triển sản xuất hàng hoá phảigắn với công tác quy hoạch và phân vùng sinh thái nông nghiệp Cơ sở để tiếnhành quy hoạch dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc trưng chotừng vùng Việc phát triển sản xuất nông nghiệp phải đánh giá, phân tích thịtrường tiêu thụ và gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu
hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực và các thể chế pháp luật về bảo vệ tàinguyên, môi trường Đó sẽ là cơ sở để phát triển sản xuất, khai thác các tiềmnăng của đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và phát triển sảnxuất hàng hoá
Hình thức tổ chức sản xuất: Các hình thức tổ chức sản xuất ảnh hưởng
Trang 28trực tiếp đến việc khai thác, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Vìvậy, cần phải thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong nông nghiệp,xác lập một hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp và giải quyết tốtmối quan hệ giữa sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ nông sản hàng hoá Tổ chức cótác động lớn đến hàng hoá của hộ nông dân là: Tổ chức dịch vụ đầu vào vàđầu ra.
- Nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội:
Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin vàquản lý chính sách môi trường, chính sách đất đai, sức sản xuất và trình độ pháttriển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện vềnông nghiệp, thương nghiệp, giao thông, sự phát triển của khoa học kỹ thuật,trình độ quản lý, sử dụng lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Việc sử dụng đất đai như thế nào được quyết định bởi sự năng động củacon người và các điều kiện kinh tế, xã hội, kỹ thuật hiện có; quyết định bởi tínhhợp lý, tính khả thi và kinh tế kỹ thuật; quyết định bởi nhu cầu của thị trườngv.v (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [8]
1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
a Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệpcần phải dựa trên những nguyên tắc cụ thể:
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải có tính thống nhất, toàn diện và tính hệthống Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải đảm bảo tính
so sánh có thang bậc
+ Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định các chỉ tiêu cơbản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân thật và đúng đắn theo quanđiểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bảnlàm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn
+ Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
Trang 29nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu.
+ Hệ thống các chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn, tính khoa học vàphải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển
b Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
- Giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ được tạo ra trong 1 kỳ nhất định (thường là một năm)
- Chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chấtthường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào
và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất
- Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phítrung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó
TNHH = GTSX - CPTG
+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTSX/CPTG,GTGT/CPTG): Đây là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sửdụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ
+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có(GTSX/LĐ, GTGT/LĐ) Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sốngcho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí
cơ hội của người lao động
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau:
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân;+ Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng;
+ Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân;+ Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
Trang 30* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:
Theo Đỗ Nguyên Hải (Đỗ Nguyên Hải, 1999) [6], chỉ tiêu đánh giá chấtlượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệpđược tưới là:
+ Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn;
+ Đánh giá các tài nguyên nước bền vững;
+ Đánh giá quản lý đất đai;
+ Đánh giá hệ thống cây trồng;
+ Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất
và bảo vệ cây trồng;
+ Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên;
+ Sự thích hợp của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đấtnông nghiệp là rất phức tạp, rất khó định lượng, nó đòi hỏi phải được nghiêncứu, phân tích trong thời gian dài Vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉdừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua kết quả điều tra vềviệc đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nhận xét của nông dân đối vớicác loại hình sử dụng đất hiện tại
1.4 Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất trên Thế giới
và Việt Nam
1.4.1 Các nghiên cứu về sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
1.4.1.1 ình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới
Đất nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất nôngnghiệp Trên thế giới, mặc dù nền sản xuất nông nghiệp của các nước pháttriển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thìquốc gia nào cũng thừa nhận Hầu hết các nước coi sản xuất nông nghiệp là
cơ sở nên tảng của sự phát triển Tuy nhiên, khi dân số ngày một tăng nhanhthì nhu cầu lương thực, thực phẩm là một sức ép rất lớn Để đảm bảo an ninh
Trang 31lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai Do
đó, đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để
và không còn thời gian nghỉ, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất chưađược coi trọng Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hoá trên phạm vitoàn thế giới qua các hình thức bị mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ, bị xóimòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cấu trúc của tầng đất Người ta ước tính
có tới 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do những hành động bấtcẩn của con người gây ra Đất trồng trọt là đất đang sử dụng, cũng có loại đấthiện tại chưa sử dụng nhưng có khả năng trồng trọt Đất đang trồng trọt củathế giới có khoảng 1,5 tỷ ha (chiếm xấp xỉ 10,8% tổng diện tích đất đai và46% đất có khả năng trồng trọt) Như vậy, còn 54% đất có khả năng trồngtrọt chưa được khai thác (Vũ Ngọc Tuyên, 1994) [13]
Đông Nam Á là một khu vực đặc biệt Từ số liệu của UNDP năm 1995(Đỗ Nguyên Hải, 2000) [6] cho ta thấy đây là một khu vực có dân số khá đôngtrên thế giới nhưng diện tích đất canh tác thấp, khi nghiên cứu sự chuyển đổi
cơ cấu nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á cho thấy:
+ Các nước đang chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và cơ cấu nôngnghiệp theo hướng tập trung phát triển ngành hàng dựa vào lợi thế và cải tổ
để đương đầu với những thách thức mới của thế kỷ XXI
+ Thái Lan: Phát huy thế mạnh sẵn có, phát triển mạnh sản xuất nôngnghiệp và xuất khẩu nông sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớtrủi ro thị trường và tăng cường đầu tư công nghệ chế biến
+ Malaysia: Tập trung sản xuất hàng hoá có lợi thế cạnh tranh cao đểxuất khẩu, phát triển nông nghiệp thành một lĩnh vực hiện đại và thương mạihoá cao Tăng cường phát triển ngành chế biến gắn với sản xuất nông nghiệpdựa vào tài nguyên của từng địa phương
+ Indonesia: Hướng mạnh vào sản xuất hàng hoá các mặt hàng có lợi thếnhư: hạt tiêu, hoa quả, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm đông lạnh và cá ngừ
Trang 321.4.1.2 Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới
Sản xuất nông nghiệp trên thế giới ở các nước khác nhau thì có cácchiến lược phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung nó được chia làm hai xuhướng phát triển sau:
Nông nghiệp công nghiệp hoá: Đó là nghành nông nghiệp sử dụng
nhiều thành tựu và kết quả của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật,dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gầnnhư công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao.Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng
đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nênnhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính
đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên (Bách khoa toàn thư
Việt Nam).
Nông nghiệp sinh thái: Đó là ngành nông nghiệp đưa ra nhằm khắc
phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinhthái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trongnông nghiệp, với mục tiêu: Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; Nângcao độ phì nhiều của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất; Hạnchế mọi dạng ô nhiễm môi trường đất, nước, và thức ăn
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững,
đó là một dạng của nông nghiệp sinh thái với mục tiêu sản xuất nông nghiệp
đi đôi với giữ gìn bảo vệ môi trường đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bềnvững, lâu dài
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển thành công về sản xuấtnông nghiệp và tăng trưởng về mức sống, nhiều nước đã đẩy mạnh chuyểnđổi cơ cấu cây trồng và đa dạng hoá sản xuất Như: Philippines năm 1987-
1992 chính phủ đã có chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá
Trang 33cây trồng nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển; Thái Lan những năm
1982-1996 đã có những chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp; Ấn Độ kể từ thập
kỷ 80, khi sản xuất lương thực đã đủ đảm bảo an ninh lương thực thì cácchính sách phát triển nông nghiệp của chính phủ cũng chuyển sang đẩy mạnhchuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoá sản xuất, phát triển nhiều cây trồngngoài lương thực Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu giải pháp nâng caohiệu quả sử dụng đất
1.4.2 Những nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
ở Việt Nam
1.4.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam
Đất sản xuất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vàosản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, hoặc nghiên cứu thí nghiệm vềnông nghiệp… Việt Nam là nước có diện tích đứng thứ 4 ở vùng Đông Nam
Á, nhưng dân số lại đứng ở vị trí thứ 2 nên bình quân diện tích trên đầu ngườixếp vào hàng thứ 9 trong khu vực Theo số liệu kiểm kê 2010, cả nước cótổng diện tích tự nhiên 33.093.857 ha bao gồm đất nông nghiệp26.100.106 ha chiếm 79%, đất phi nông nghiệp 3.670.186 ha chiếm 11%
và đất chưa sử dụng 3.323.512 ha chiếm 10% diện tích tự nhiên, trong đó
có 24.989.102 ha chiếm 75,51% là đã có chủ sử dụng
Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hoácũng như đô thị hoá diễn ra khá mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cảnước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có những biến động lớn
Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ởnước ta, đặc biệt là ở vùng miền núi, nơi tập trung ¾ quỹ đất Các dạng thoáihoá đất chủ yếu là: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp và mất cân bằng dinhdưỡng, đất chua hoá, mặn hoá, phèn hoá bạc màu, khô hạn và sa mạc hoá, đấtngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, ô nhiễm đất
Việt Nam hiện nay có khoảng 9,3 triệu ha đất liên quan tới sa mạc hoá,
Trang 34chiếm 28% tổng diện tích đất trên toàn quốc Trong đó trên 5 triệu ha đấtchưa sử dụng, khoảng 2 triệu ha đất đang được sử dụng nhưng đã bị thoái hoánặng và 2 triệu ha đang có nguy cơ thoái hóa cao Nước ta đã xuất hiện hiệntượng sa mạc hoá cục bộ tại các dải đất hẹp dọc bờ biển miền Trung.
Theo Nguyễn Đình Bồng (2002) [2] đất nông nghiệp của chúng ta chỉchiếm 28,38% và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sửdụng Đây là tỷ lệ cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khaithác được diện tích đất nói trên phục cho các mục đích khác nhau So với một
số nước trên thế giới, nước ta có tỷ lệ đất dùng vào nông nghiệp rất thấp Làmột nước có đa phần dân số làm nghề nông thì bình quân diện tích đất canhtác trên đầu người nông dân rất thấp là một trở ngại to lớn Để vượt qua, pháttriển một nền nông nghiệp đủ sức cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn dân
và có một phần xuất khẩu cần biết cách khai thác hợp lý đất đai, cần triệt đểtiết kiệm đất, sử dụng đất có hiệu quả cao trên cơ sở phát triển một nềnnông nghiệp theo hướng sinh thái
Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với mộtnước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặcbiệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều gây lãng phí
và con cháu chúng ta sẽ gánh chịu những hậu quả khó lường
Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thoả mãn nhu cầu cho
xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cáp bách luôn đượccác nhà quản lý và sử dụng đất quan tâm
1.4.2.2 Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, có nhiều thuận lợi cho pháttriển sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đất có hạn, dân số lạiđông, bình quân đất tự nhiên/người là 0,43 ha, chỉ bằng 1/3 mức bình quâncủa thế giới Mặt khác, dân số tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên
Trang 35đầu người ngày càng giảm Theo dự kiến, nếu tốc độ tăng dân số là 1- 1,2%/năm thì dân số Việt Nam sẽ là 100,8 triệu người vào năm 2015 Vì thế, nângcao hiệu quả sử dụng đất canh tác là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trongnhững năm tới (Nguyễn Thị Vòng và cs, 2001) [15].
Ngay từ những năm 1960, Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúaxuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra
sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen
để sử dụng tốt hơn tiềm năng về đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cậpđến Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thốngcây trồng vùng đồng bằng sông Hồng chủ trì cũng đưa ra một số kết luận vềphân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùngsinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thực tế những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề
về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiêncứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: lai tạo các giống câytrồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp vớitừng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vàosản xuất Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến côngtrình nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái vàphát triển lâu bền
Vùng ĐBSH, với diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 44% tổngdiện tích đất tự nhiên toàn vùng Trong đó có gần 90% đất nông nghiệp dùng
để trồng trọt Vì vậy, đây là nơi thu hút nhiều công trình nghiên cứu khoa học,góp phần định hướng cho việc xây dựng các hệ thống cây trồng và sử dụngđất thích hợp Trong đó phải kể đến các công trình như: Nghiên cứu đưa câylúa xuân đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp vùngđồng bằng sông Hồng Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ,
Trang 36gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn nguồn lực đất đai, khí hậu.
Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệthống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng do Đào Thế Tuấn chủ trì và hệthống cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long do Nguyễn Văn Luật chủ trìcũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng nhữnggiống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụngđất đem lại hiệu quả kinh tế cao
Chương trình đồng trũng 1985 - 1987 do Ủy ban Kế hoạch Nhà nướcchủ trì, chương trình bản đồ canh tác 1988 - 1990 do Ủy ban Khoa học Nhànước chủ trì cũng đã đưa ra những quy trình hướng dẫn sử dụng giống vàphân bón có hiệu quả trên các chân ruộng vùng úng trũng đồng bằng sôngHồng, góp phần làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng các vùng sinh tháikhác nhau
Các đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủtrì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khácnhau như vùng miền núi, vùng trung du và vùng đồng bằng nhằm đánh giáhiệu quả cây trồng trên từng vùng đất đó Từ đó định hướng cho việc khaithác tiềm năng đất đai của từng vùng sao cho phù hợp với quy hoạch chungcủa nền nông nghiệp cả nước, phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng
Những năm gần đây, chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằngSông Hồng (VIE/89/032) đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hóanông nghiệp đồng bằng sông Hồng (Dự án Quy hoạch tổng thể đồng bằngsông Hồng, 1994) Các công trình nghiên cứu đã vận dụng phương pháp đánhgiá đất đai của FAO thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250000 cho phép đánh giá ởmức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng
Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN - 01 (1991 - 1995) do BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thốngcây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía
Trang 37Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… nhằm đánh giá hiệu quả của các hệthống cây trồng trên từng vùng đất đó.
Đề tài đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuấtnông nghiệp của huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh (Đỗ Nguyên Hải, 2001) [6]
Đề tài đánh giá hiệu quả một số mô hình đa dạng hóa cây trồng vùngđồng bằng sông Hồng cho thấy, ở vùng này đã xuất hiện nhiều mô hình luâncanh 3 - 4 vụ/năm đạt hiệu quả kinh tế cao Đặc biệt ở vùng ven đô, vùng tướitiêu chủ động đã có những điển hình về sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tếcao Nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đã được bố trí trong công thứcluân canh: cây ăn quả, hoa, cây thực phẩm cao cấp, đạt giá trị sản lượng bìnhquân từ 30 - 35 triệu đồng/năm
Năm 1999, Hà Học Ngô và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu đánhgiá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyệnChâu Giang, Hưng Yên Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể pháttriển các loại hình sử dụng đất cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá,chuyên rau màu, hoa cây cảnh và cây ăn quả Đồng thời nghiên cứu đã chỉ rarằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướngsản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định đượchướng sử dụng lợi thế đất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các môhình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao
Việc quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Hồng, nghiên cứu đadạng hoá sản phẩm nông nghiệp và phân vùng sinh thái nông nghiệp củanhiều tác giả và các nhà khoa học như: Các tác giả đã chỉ ra mỗi vùng sinhthái có đặc điểm khí hậu thời tiết, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khácnhau cần phải quy hoạch cụ thể và nghiên cứu ở từng vùng sinh thái thì hiệuquả các biện pháp kinh tế kỹ thuật trong sản xuất mới phát huy tác dụng vàđạt kết quả tốt
Trang 38Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đất sản xuất nông nghiệp và vấn đề liên quanđến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
* Phạm vi nghiên cứu:
+ Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
+ Thời gian: Giai đoạn 2015-2017
2.2.Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hiệp Hòa và hiện trạng sử dụng đất của huyện Hiệp Hòa năm 2017
2.2.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
- Hiện trạng một số loại hình sử dụng đất và hệ thống cây trồng trongsản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hiệp Hòa
- Nghiên cứu diện tích và sự phân bố diện tích đất sản xuất nôngnghiệp
- Mức độ biến động diện tích một số loại hình sử dụng đất trong huyện
2.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Hiệp Hòa theo các tiểu vùng Các tiêu chí đánh giá như sau:
- Hiệu quả về mặt kinh tế của một số loại hình sử dụng đất
- Hiệu quả về mặt môi trường của một số loại hình sử dụng đất
- Hiệu quả về mặt xã hội của một số loại hình sử dụng đất
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của huyện Hiệp Hòa
- Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sử dụng đất SXNN
- Các yếu tố hạn chế hiệu quả sử dụng đất SXNN
Trang 392.2.5 Lựa chọn loại hình sử dụng đất có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có hiệu quả:+ Nguyên tắc lựa chọn
+ Tiêu chuẩn lựa chọn
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan
nhà nước, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, phòng Thống kê, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ
thông qua bộ câu hỏi có sẵn
2.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các vùng kinh tế trong huyện Tôichọn 3 xã đại diện cho 3 tiểu vùng sau:
- Tiểu vùng 1: xã Xuân Cẩm đại diện cho cho tiểu vùng 1 tiến hành
nghiên cứu về một số loại hình sử dụng đất đối với các đối tượng là lúa màu
và cây hàng năm khác
- Tiểu vùng 2: xã Mai Trung đại diện cho tiểu vùng 2 tiến hành nghiên
cứu về một số loại hình sử dụng đất đối với các đối tượng là lúa màu, cây lâunăm (cây ăn quả)
- Tiểu vùng 3: xã Hương Lâm đại diện cho tiểu vùng 3 tiến hành
nghiên cứu về một số loại hình sử dụng đất đối với các đối tượng là cây lâu