CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945C ách mạng tháng Tám ngày 19 tháng 8 năm 1945 là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân Pháp, Nhật Bản và chính phủ Trần Trọng Kim do vua Bảo Đại phê
Trang 1CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
C ách mạng tháng Tám (ngày 19 tháng 8 năm
1945) là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với
quân Pháp, Nhật Bản và chính phủ Trần Trọng Kim
do vua Bảo Đại phê chuẩn Kết quả chính phủ cũ giải
tán và sau đó đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hồ Chí
Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Thời gian này, Đảng Cộng Sản Đông Dương lãnh đạo nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp, như Khởi nghĩa Nam Kỳ, Khởi nghĩa Bắc Sơn nhưng đều thất bại Những binh lính tham gia chiến tranh Thái Lan thực hiện cuộc Binh biến Đô Lương cũng thất bại.
Vào tháng 5 năm 1941 các lực lượng ái quốc, trong đó nòng cốt là Đảng Cộng Sản Đông Dương, dẫn đầu bởi Hồ Chí Minh, tập họp tại một địa điểm gần biên giới Việt-Trung, tham gia một tổ chức đứng về phía đồng minh giành độc lập cho Việt Nam gọi là Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội Tổ chức này thường được gọi vắn tắt là Việt Minh Tổ chức này xây dựng một chiến khu do họ kiểm soát ở biên giới Việt Trung Ngày
22 tháng 12 năm 1944, Võ Nguyên Giáp thành lập một trung đội 34 người mang tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân (một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam), ngay sau khi thành
Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội
Trang 2lập đã tiến đánh quân Nhật, mở rộng chiến khu Trước khi Nhật đầu hàng đồng minh, chiến khu đã bao gồm nhiều tỉnh vùng đông Bắc Bắc Bộ, gọi là chiến khu Việt Bắc.
Trong suốt Thế chiến thứ hai, Mỹ đã tích cực hỗ trợ lực lượng kháng chiến Việt Minh trong các hoạt động chống Nhật Một đơn vị đặc nhiệm của tổ chức OSS (Office of Strategic Services) - tiền thân của Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA) - đã từng hợp tác cùng lực lượng Việt Minh thành lập một đại đội Việt-Mỹ (do Đàm Quang Trung làm đội trưởng và Thiếu tá A K Thomas làm cố vấn) nhắm vào mục tiêu chung chống Nhật Lực lượng Việt Minh cũng bảo vệ các phi công Mỹ bị bắn rơi trong khu vực Đông Dương và đưa họ thoát sang Trung Quốc rồi trao lại cho quân đội Đồng Minh.
Đến năm 1945, thấy quân đội Đức bị đánh bại hoàn toàn tại mặt trận châu Âu và ưu thế của quân đội Mỹ càng ngày càng lên tại mặt trận Thái Bình Dương, Nhật quyết định hoàn toàn khống chế Đông Dương Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật trao tối hậu thư cho Toàn quyền Đông Dương (Gouveneur de l'Indochine),
Đô đốc Jean Decoux, yêu cầu đặt toàn bộ quân đội Pháp tại Đông Dương dưới quyền chỉ huy và điều động của họ Decoux từ chối và bị bắt giam ngay lập tức, không kịp báo lệnh cho lực lượng dưới quyền của mình Quân đội Nhật, sau đó bất thần tấn công các doanh trại và cơ sở của chính quyền thuộc địa Pháp Chỉ trong một đêm họ đã thanh toán xong toàn bộ cứ điểm và bắt giam tất cả các quan chức người Pháp.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp thành công và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm
1945, vua Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam và mời nhà trí thức Trần Trọng Kim ra thành lập chính phủ khác dưới sự bảo hộ của Nhật Ngày 17 tháng 4, Bảo Đại ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 thì ra lệnh giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ.
Trong khi đó, phản ứng trước sự kiện Nhật đảo chính Pháp, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhằm phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (thay đổi hình thức tuyên truyền, tổ chức đấu tranh để thích hợp với thời kì tiền khởi nghĩa, tập dượt quần chúng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền).
Tại Âu châu, Đức thất trận và đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1945 Ngày 6 tháng 8, Hoa Kỳ ném hai trái bom nguyên tử trên đảo Hiroshima và Nagasaki Ngày 14 tháng 8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng vô điều kiện Do đó quân Nhật tại Việt Nam dao động và tan rã Theo tối hậu thư Postdam của phe đồng minh gửi Nhật ngày 26 tháng 7, quân đội Nhật sẽ bị giải giới do quân đội Trung Hoa ở bắc vĩ tuyến 16, và do quân đội Anh từ nam vĩ tuyến 16.
Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.
Trang 3DIỄN BIẾN Ở HUẾ
rước Cách mạng Tháng Tám 1945, Huế là đầu não của tập đoàn phong kiến ở
VN, gia đình quan lại, hoàng gia đều sinh sống và làm việc tại đây Huế cũng
là nơi đồn trú của quân đội Nhật lên đến 5.000 sĩ quan và binh lính do cố vấn tối cao Yokohama chỉ huy, đó là chưa kể hàng vạn lính khố xanh, khố vàng, khố đỏ của hoàng gia triều Nguyễn, không ít người ngày đó cho rằng cuộc tổng khởi nghĩa ở Huế
sẽ rất khó khăn Thế nhưng
T
Từ ngày 18-8, lực lượng khởi nghĩa đã giành được chính quyền ở Phú Lộc, rồi Phong Điền, Hương Thủy, Phú Vang cũng thắng lợi như chẻ tre, vì có ai ngờ tỉnh có sáu huyện thì đã có bốn trưởng huyện là nội ứng của cách mạng!
Cho đến chiều 21-8, lực lượng tự vệ đã làm chủ tình hình vòng ngoài đồn Mang Cá và sáng 22-8 đã chiếm giữ bờ trái cầu Trường Tiền Ngay chính vua Bảo Đại cũng rất hoang mang nhưng không thể làm được gì, vì chính trong hoàng tộc, hoàng gia đã có không ít người chọn đi theo con đường của dân tộc
Ông Vĩnh Mẫn, năm nay đã 75 tuổi, sống ở Vĩ Dạ, những ngày tháng 8-1945 sôi sục ấy ông mới chỉ là một chú bé liên lạc 15 tuổi cho ủy ban khởi nghĩa Vĩnh Mẫn là con trai thứ ba của cụ Bửu Trác (cụ Bửu Trác là cháu nội vua Hiệp Hòa) - thời vua Khải Định,
cụ Bửu Trác là quan ngự tiền hộ giá, sau được thăng đến thống chế nhất phẩm (nhân vật thứ hai trong triều đình sau nhà vua) Nếu cơ cuộc bấy giờ xoay khác đi, rất có thể
cụ Bửu Trác đã nối ngôi vua sau khi vua Khải Định qua đời và ông Vĩnh Mẫn đã là hoàng tử!
Theo ông Vĩnh Mẫn, không chỉ riêng ông mà cả người anh trai là Vĩnh Tập cũng tham gia cách mạng rất sớm, gia nhập đơn vị tiếp phòng quân Huế và hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Huế khi Pháp tái chiếm (1947) lúc vừa tròn 20 tuổi Sau này những người cùng thời kể lại rằng đại tướng Nguyễn Chí Thanh hồi ấy rất yêu mến và quan tâm đến Vĩnh Tập, bởi phẩm chất thông minh và sự nhiệt tình trong hoạt động của chàng trai hoàng tộc đi theo cách mạng
Lịch sử luôn có những điều thật thú vị Ông Tôn Thất Hoàng, con trai quan thượng thư Tôn Thất Quảng, nhớ lại: là đại diện của hoàng tộc triều Nguyễn nhưng những ngày tổng khởi nghĩa chính ông lại được cách mạng tin tưởng cử đi bảo vệ đoàn đại diện chính phủ từ Hà Nội vào tiếp nhận kim ấn nặng 10kg vàng ròng và chiếc trường kiếm với bao kiếm bằng vàng nạm ngọc - biểu tượng quyền lực tối cao của hoàng gia Ông Trần Huy Liệu, đại diện chính quyền nhân dân, trực tiếp nhận báu vật này từ tay hoàng
đế cuối cùng của nhà Nguyễn trong sự bảo vệ cẩn mật của hoàng tộc!
Trang 4Rất nhiều câu chuyện như thế của 60 năm về trước bây giờ nghe kể lại cứ như thấy trước mắt mình hình ảnh của những con người trẻ tuổi, bất kể hoàn cảnh xuất thân Họ
từ bỏ cuộc sống nhung lụa của hoàng gia, hoàng tộc, quan quyền đi theo ngọn cờ độc lập Và cách mạng chính là mối tình đầu của cuộc đời họ!
Qua những tư liệu, nhiều người vẫn nghĩ lá cờ quẻ ly của chính quyền Nam triều trên kỳ đài trước Ngọ Môn được hạ xuống và thay bằng lá cờ đỏ sao vàng cách mạng diễn ra vào ngày Huế tổng khởi nghĩa thắng lợi 23-8-1945
Thực tế lá cờ đỏ sao vàng đã được treo lên kỳ đài Huế trước đó hai ngày: 21-8-1945 và một trong hai người dũng cảm ấy là con quan tổng đốc
Con quan tổng đốc treo cờ đỏ sao vàng lên kỳ đài!
Sở dĩ có chuyện treo cờ sớm trước ngày Huế khởi nghĩa như thế vì ngay sau khi nghe tin Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công vào ngày 19-8, nhân dân các huyện Phong Điền, Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên cũng đã nổi dậy giành được chính quyền và hai chàng trai của Trường Thanh niên tiền tuyến (TNTT) được lệnh hạ
cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng lên kỳ đài Huế
Lá cờ đỏ sao vàng ấy rộng bằng hai gian nhà, trải ra như tấm thảm lớn được cuộn tròn lại và gác lên hai chiếc xe đạp của hai chàng thanh niên đẹp trai trong quân phục chỉnh tề “Calô hai sừng đội đầu, quần kaki kiểu kỵ mã vàng óng, đôi ghệt cao cổ của ngự lâm quân Tất cả binh lực là khẩu barillet to bằng bàn tay và sáu viên đạn ” - ông Đặng Văn Việt, con quan tổng đốc Nghệ An (sau này
là trung đoàn trưởng trung đoàn 174, mệnh danh là “Đệ tứ quốc lộ đại vương” vì chuyên đánh quân Pháp trên trục đường số 4 Cao - Bắc - Lạng), học viên Trường TNTT, nhớ lại
Cả hai thanh niên đẩy hai chiếc xe đạp chở lá cờ tiến về phía kỳ đài Tiểu đội lính dõng gác kỳ đài và làm nhiệm vụ đốt pháo lệnh báo giờ răm rắp làm theo lệnh: hạ cờ Nam
Đối với thần dân đất kinh
thành Huế, những câu chuyện
kỳ lạ về những ngày cướp
chính quyền thật không thể
nào quên vì mỗi số phận con
người đều ẩn chứa một phần
lịch sử
Trang 5vàng lên cao Lúc ấy là 2g chiều 21-8, ông Việt còn nhớ có một chiếc máy bay hai thân cánh bạc sơn quốc kỳ Mỹ lượn ba vòng quanh cột cờ nghiêng cánh như vẫy chào rồi bay hút ra phía biển
Lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh kỳ đài mang một ý nghĩa trọng đại báo hiệu sự chấm dứt của một vương triều trị vì 143 năm và hàng ngàn năm của chế độ phong kiến đất nước sang trang sử mới của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Mấy hôm sau, vua Bảo Đại làm lễ thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính phủ trung ương từ Hà Nội vào, nhà vua tuyên bố “thà làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ”, lại có nghi thức hạ cờ vàng và treo cờ đỏ sao vàng chính thức lên đỉnh cột
Trong buổi chiều ấy, một viên lãnh binh khố vàng (biết ông Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương là người hạ cờ hôm trước) đến cạnh ông Việt và bảo: “Hôm các anh đến hạ
cờ nhà vua, cả đại đội khố vàng chúng tôi nằm phục kích dọc cổng thành Ngọ Môn với hơn 100 tay súng chĩa về các anh Tôi vào xin ý kiến nhà vua, ngài bảo: “Chớ, chớ! Việt Minh đấy, chúng mi nổ súng thì tao chết trước đấy” May quá, lính chỉ nằm im cho đến khi các anh đi khuất”
Trước ngày diễn ra lễ thoái vị của nhà vua, ngày 29-8 một toán lính Pháp đã nhảy dù xuống Hiền Sĩ (cách Huế chừng 20km về phía tây bắc) dưới danh nghĩa phái bộ quân đồng minh nhưng thật ra để móc nối liên lạc thực hiện âm mưu trở lại tái chiếm VN Ông Phan Tử Lăng, giám đốc Trường TNTT, được phái đi gặp toán nhảy dù này và trở
về báo cáo tình hình với Ủy ban hành chính kháng chiến
Trong lúc ấy, anh em của Trường TNTT đã nhận định: đây là bọn thực dân đội lốt đồng minh để quay lại xâm lược Không đợi lệnh của ông Lăng, anh em chủ động đi bắt sống toán nhảy dù này Ông Nguyễn Thế Lương, người đã cùng ông Việt treo cờ hôm trước nay được cử làm “chỉ huy” đi bắt lính dù Pháp Thành viên của nhóm “đi bắt Tây” này còn có Nguyễn Trung Lập, Đặng Văn Việt, Hoàng Xuân Bình, Lê Thiệu Huy, Đặng Văn Châu, Hà Đổng, Phan Văn Diên
Cả toán đi bắt Tây ra phố mượn một chiếc ôtô chạy than, đến gần Hiền Sĩ xe không qua cầu được, anh em nhảy xuống đi bộ, “đi hàng hai bước đều, vừa đi vừa hát hành khúc, súng mang chéo sau lưng Anh Huy cầm cờ đỏ sao vàng đi trước ” Cả toán Tây nhảy dù bị bắt gọn bởi mưu mẹo của nhóm anh em TNTT, khi ông Phan Tử Lăng quay lại truyền lệnh của ủy ban bắt giữ toán Tây này thì mọi việc đã được anh em giải quyết xong!
Trang 6XUNG QUANH VIỆC NÀY CÓ NHIỀU BÀI NGHIÊN CỨU, CHÚNG TÔI XIN NÊU HẾT ĐỂ CÁC BẠN CÓ CÁI NHÌN KHÁCH QUAN VỀ SỰ VIỆC QUAN TRỌNG NÀY
Tóm tắt diễn biến
Ngày 19-08-1945: Tổng lý Ngự tiền vǎn phòng triều đình Huế Phạm Khắc Hòe (lúc này
đã có liên lạc với đồng chí Tôn Quang Phiệt có chủ trương vận động Hoàng đế Bảo Đại thoái vị) yết kiến vua gần tiếng đồng hồ: báo cáo tình hình dân nổi dậy khắp các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Ngãi ở Thừa Thiên cũng có hai tổng thuộc huyện Phong Điền tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng, tịch thu sổ sách và đồng triện của tổng lý Ngay ở cố
đô Huế cũng có biểu tình giương cao cờ đỏ sao vàng Ông Hòe muốn vua thấy rằng,
tự nguyện thoái vị là con đường tốt nhất
Trong ngày này Bảo Đại bốn lần cho gọi ông Hòe sang hỏi đã từng biết lãnh tụ Việt Minh là ai chưa? Ông tin rằng lãnh tụ Việt Minh sẽ vào Huế thành lập nội các (dưới chính thể quân chủ của vua) ?
Ngày 20-08-1945: Sáng, ông Hòe ra phố đọc được bức thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa
của nhà cách mạng Nguyễn ái Quốc Về triều, ông Hòe tâu lại và gợi ý xem Bảo Đại có hiểu biết gì về Nguyễn ái Quốc không Bảo Đại cho rằng, chỉ biết Nguyễn ái Quốc viết kịch "Con rồng tre" đả kích Khải Định, ngoài ra không biết gì hết Ông Hòe kể cho Bảo Đại nghe chuyện một câu sấm lưu truyền ở xứ Nghệ Tĩnh nói về Nguyễn ái Quốc Đó là câu "Đụn Sơn phân giải, Bó Đái thất thanh, Nam Đàn sinh Thánh" Tương truyền là câu phán của Trạng Trình từ thế kỉ 16 Đền cuối thế kỉ 19 Đụn Sơn mới nứt ra, khe Bò Đái tắt tiếng thất! Bảo Đại lắng nghe câu chuyện thần bí đó một cách chǎm chú
Ông Hòe tâu: "Từ nay không có Tây đứng kèm bên ngài trong lễ "Quốc khánh" nữa, nhưng ngài vẫn được vô sự nhờ có sự chở che của cách mạng" Bảo Đại hỏi ngay ông Hòe:
- Thế thì ông muốn khuyên trẫm thoái vị, nhường tất cả quyền binh cho Việt Minh phải không? - Tâu đúng vậy - Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là " thánh Nguyễn ái Quốc" thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay! Bảo Đại nói quả quyết
Ngày 21 và 22-08-1945: Ông Hòe dự thảo chiếu "thoái vị cho vua" Không khí khởi
nghĩa bừng bừng khắp Huế Cả lính bảo an và lính hộ thành cũng ngả theo cách mạng Kinh đô Huế là nơi có người đeo bài ngà nhiều nhất nước, thế mà từ 22-08 tuyệt đối không thấy một ai đeo bài ngà đi ngoài phố
Trang 7Ngày 23-08-1945: Vua Bảo Đại dậy sớm hơn mọi ngày, mặt đượm buồn vì mấy ngày
hôm trước có mấy người Việt Minh lên Kỳ đài hạ cờ của nhà vua xuống, treo cờ đỏ sao vàng lên Đại nội đại thần Nguyễn Duy Quang ra cản không được, vì những người lính khố vàng có mặt, không giúp Triều đình mà còn ủng hộ Việt Minh Bảo Đại bực mình vì mình chưa thoái vị; đại biểu trung ương lâm thời chưa đến mà đã hạ cờ vua xuống.Bảo Đại nhận được tối hậu thư của Việt Minh do Nguyễm Xuân Dương (chánh vǎn phòng Bộ Nội vụ Triều đình Bảo Đại, chuyển vào, thư nêu ba điểm:
1- Nhà vua phải giao lại cho chính quyền cách mạng đội lính khố vàng với tất cả trang
bị, vũ khí, đạn dược;
2- Nhà vua phải báo cho Nhật biết đã trao hết quyền bính cho chính quyền cách mạng;3- Nhà vua phải điện ra cho các tỉnh trưởng phải giao chính quyền cho cách mạng, tức
là Việt Minh
Bức thư hạn cho nhà vua trước một giờ rưỡi ngày 23-08-1945! Đồng thời, bức thư đề
cử ông Nguyễn Khắc Hòe làm liên lạc giữa nhà vua và chính quyền cách mạng
12 giờ 25 phút, nội các triều Nguyễn họp dưới sự chủ tọa của nhà vua đồng ý chấp nhận các điều kiện của Việt Minh và thông qua "chiếu thoái vị" của nhà vua Không ai
có ý phản đối
13 giờ 45 phút, ông Hòe gặp đại diện Việt Minh báo là nội các Bảo Đại đã chấp nhận các điều kiện của Việt Minh và đồng ý thoái vị
Ngày 24-08-1945: Bảo Đại tỏ rõ sự lo lắng và thất vọng khi nhận được bức điện của
cách mạng từ Hà Nội gửi vào:" Một chính phủ nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập Chủ tịch là cụ Hồ Chí Minh Yêu cầu vua thoái vị ngay đề củng cố nền độc lập nước nhà" Lo buồn vì không biết Hồ Chí Minh là ai? Không biết có phải là Nguyễn
ái Quốc hay không? Ông Hòe nhờ ông Đào Duy Anh tra cứu sách vở cũng không thấy May nhờ Vũ Vǎn Hiền (nội các Bảo Đại) vừa từ Hà Nội vào mới biết đó chính là Nguyễn ái Quốc, nhà vua bật ngay câu tiếng Pháp:"Ca vaut bien le coup alors" nghĩa là
"Như thế thì thật đáng thoái vị"
Ngày 25-08-1945: Triều đình Huế tiếp được điện của Chính phủ: "Hoan nghênh tinh
thần đoàn kết, dân chủ, thống nhất của Hoàng đế Yêu cầu Hoàng đế chính thức thoái
vị để yên lòng dân Đại biểu Chính phủ lâm thời sắp tới Thuận Hóa" Chiếu thoái vị và Bản tuyên chiếu với Hoàng tộc của Bảo Đại được niêm yết tại Phan Vǎn Lâu và sao gửi các địa phương
Ngày 26-08-1945: Cả buổi sáng, Bảo Đại ngồi nói chuyện với ông Hòe về chuyện hoàn
dân, có ý định tạo lập cuộc sống trong hoàn cảnh mới Nhà vua dự định sẽ về đồn điền
Trang 8riêng ở Bờ Lao (tức Bảo Lộc củ), sẽ trồng chè và làm nghề sǎn bắn Ông bán da hổ, thịt hổ, móng hổ v.v còn ông Hòe sẽ nấu xương hổ làm cao hổ cốt!.
Hai giờ ngày 26-08, Bảo Đại làm lễ báo cáo với tổ tiên ở Thế Miếu Chỉ có bốn đại thần đến dự, dù mời rất nhiều người
Ngày 27-08-1945: Ông Hòe đang ngồi ở vǎn phòng ngự tiền, thì bỗng có thị vệ mang
mũ cửu phượng đến nói là Hoàng hậu trả mũ Ông Hòe buộc phải đến gặp Hoàng hậu nói rõ rằng, tất cả các tài sản trong Đại nội đều thuộc chính quyền nhân dân, phải được kiểm kê, đối chiếu với sổ sách và bàn trả cho chính quyền nhân dân Mong hoàng hậu đừng hiểu lầm
Ngày 28-08-1945: Cả chiều 27 và sáng 28, ông Hòe cho kiểm kê tài sản trong Đại nội
Quý giá nhất là các đồ bằng vàng, bạc, đá quí, châu báu có tính chất lịch sử của các đời nhà Nguyễn Số tài sản này sau đó được giao cho chính quyền cách mạng đầy đủ,
có giấy tờ minh bạch
Ngày 29-08-1945: Nhân dân Huế mít-tinh ở sân vận động chào mừng phái đoàn chính
quyền cách mạng lâm thời từ Hà Nội vào nhận sự thoái vị của nhà vua Phái đoàn gồm có: Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận Vua Bảo Đại nêu nguyện vọng
Trang 9Ngày 30-08-1945: Buổi trưa, cờ vàng của nhà vua đượ kéo lên Kỳ đài Hàng vạ đồng
bào Huế có mặt từ sớm trước Ngọ
Môn Phái đoàn được đón lên lầu
Ngũ Phụng trên Ngọ Môn, giữa tiếng
hô vang của 5 vạn đồng bào bảo Đại
chỉnh tề khǎn vàng, áo vàng, quần
trắng, giày dừa thêu rồng ra đón phái
đoàn Sau khi ông Trần Huy Liệu
phát biểu lý do buổi lễ Bảo Đại đọc
tờ chiếu thoái vị một cách xúc động
Chiếu nguyên xong thì cờ vàng của
vua hạ xuống, cờ cách mạng kéo lên
trong 21 phát súng lệnh rền vang
Sau tiếng súng nổ, Bảo Đại trao quốc
ấn nặng gần 10 kg và quốc kiếm
bằng vàng có nạm ngọc Ông
Nguyễn Lương Bằng cài huy hiệu lên
ngực Bảo Đại, đồng thời Cù Huy Cận
tuyên bố: vua Bảo Đại từ nay trở
thành công dân Vĩnh Thụy (cũng là
tên vua) ông tươi cười vẫy tay chào
Hòe đã bán đứng Bảo Đại Trong Hồi ký:Từ Triều đình Huế đến đến chiến khu Việt Bắc,
từ trang 72-73, Phạm Khắc Hòe viết lại cuộc đối thoại giữa ông và Hoàng Hậu Nam Phương như sau:
“Câu chuyện đến đây thì Bảo Đại trong nhà đi ra Tôi đứng dạy Ông ta bảo cứ ngồi Rồi Bảo Đại cùng ngồi và bà Nam Phương cứ tiếp tục đi, Bà Nam Phương nhìn tôi nói tiếp:
– Qua những lời ông vừa nói, tôi càng thêm trách ông
– Tâu Chúng tôi chưa hiểu ý Ngài muốn nói chi ? Nếu chúng tôi có lỗi lầm chi đáng
Trang 10trách thì xin Ngài cho biết rõ để chúng tôi nhận lỗi.
– Tôi muốn nói rằng: ông là người của Việt Minh cài vào Đại nội đã lâu Điều này, tối hậu thư ngày 23 tháng 8 của Việt Minh đã cho biết khá rõ Hôm nay, qua cách ông sắp xếp việc bàn giao tài sản cho Việt Minh, tôi càng thấy rõ hơn vai trò của ông Ấy thế mà ông không hề cho tôi biết trước một chút xíu chi cả Việc chi cũng phải nước đến chân mới nhảy, bị động hoàn toàn
– Tâu Nếu chúng tôi quả thật “là người của Việt Minh cài vào Đại nội đã từ lâu” thì đó
là một vinh dự cho chúng tôi Chúng tôi không can chi mà phải chối Nhưng sự thực là chúng tôi không có chân trong tổ chức Việt Minh Chúng tôi chỉ làm việc theo tiếng gọi của Tổ Quốc, theo sự thúc giục của lương tâm và với tấm lòng thiết tha mong muốn nước nhà có một chế độ mới thay thế chế độ vua quan lỗi thời.”
Thông qua phần trích dẫn của Phạm Khắc Hòe, việc y phản bội Bảo Đại là có việc có thật
Nhưng việc trao quyền hành cho Việt Minh có sự quyết định của ông Trần Trọng Kim
trong ấy Trong bài viết: Những bí mật chưa công bố Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam từng
tháp tùng khâm sai Nguyễn Văn Sâm từ Huế trở về Sàigòn viết rằng:
“Chánh phủ Trần Trọng Kim đã tính giao chánh quyền cho Việt Minh, mặc dầu không biết lực lượng Việt Minh như thế nào.Tôi không giấu một sự thật nào
Thủ tướng Trần Trọng Kim không thể lập nội các nữa được, nên ở đó chờ giờ Ông đã mướn nhà riêng ở bên kia cầu Trường Tiền, đặng khi Việt Minh đến, ông sẽ giao luôn Thủ tướng phủ.”
(Trích Hồi ký 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam, trang 46-47).
Những điều được nhà báo Nguyễn Kỳ Nam coi là tiết lộ bí mật chưa được công bố thì
sau này chính cụ Trần Trọng Kim kể lại rành mạch và đầy đủ chi tiết hơn trong Một Cơn
Trang 11Việc thứ hai là ông đã nhờ ông Phan Kế Toại, khâm sai ngoài Bắc, đi tìm một vài người Việt Minh để nói chuyện hợp tác:
“Hôm sau ông Toại đưa một thanh niên(tên Nghĩa) tôi nói: Vậy chúng ta tuy đi con đường khác nhau, nhưng cùng một mục đích như nhau Các ông thử xem ta có thể hợp tác với nhau, kẻ ở trong, người ở ngoài, để cứu nước được không ? Người ấy nói:
Sự hành động của chúng tôi đã có chủ nghĩa riêng và có chương trình nhất định để đem nước đến chỗ hoàn toàn độc lập Chúng tôi có thể làm lấy được Chúng tôi sẽ cướp lấy quyền để tỏ cho các nước đồng minh thấy chúng tôi mạnh Cụ Kim kết luận: Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử.”
Việc thứ ba tối quan trọng có liên quan đến vận mệnh và sự an ninh của Chính quyền Ngoài Bắc, các ông Nguyễn Xuân Chữ, Trần Văn Lai trước tình thế nguy ngập mất còn vào tay Việt Minh đã xin chính phủ để lập Ủy Ban cứu quốc Thật ra đã trễ quá rồi Việt Minh cướp chính quyền ngày 19 tháng 8 Ông Trần Trọng Kim sau khi nghe trung úy Phan Từ Lăng, trách nhiệm về an ninh tường trình như sau:
“Tôi có thể nói riêng về phần tôi thì được, còn về các thanh niên tôi không dám chắc.” Nghe như thế, ông Trần Trọng Kim gặp Bảo Đại tâu rằng: “Xin Ngài đừng nghe người
ta bàn ra tán vào Việc đã nguy cấp lắm rồi, ngài nên xem lịch sử của vua Louis 16 và vua Nicolas 2 bên Nga mà thoái vị ngay là hơn cả Mình thế lực đã không có, bọn Việt Minh lại có dân chúng ủng hộ, nên để cho họ nhận lấy trách nhiệm bảo vệ nền độc lậ p của đất nước Vua Bảo Đại là ông vua thông minh, hiểu ngay và nói: “ Trẫm có thiết gì ngôi vua đâu, miễn là bọn Việt Minh giữ được nên tự chủ của nước nhà là đủ Trẫm muốn là là người dân của một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ“ Và ông Trần Trọng Kim nhận xét thêm: Bọn thanh niên tiền tuyến tin cậy cũng bỏ theo Việt Minh, bọn lính hộ thành cũng không nghĩ đến nữa Còn các quan cũ lo nấp đâu cả Thật là tình cảnh rất tiều tụy Nếu không mau tay lui đi, tính mệnh nhà vua và hoàng gia chưa biết thế nào?”
Việc thứ tư theo sự tiết lộ của ông Trần Trọng Kim mới thật là quan trọng Theo như lời ông kể lại như sau:
“Lúc bấy giờ người Nhật có đến bảo tôi: “Quân đội Nhật còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đồng minh đến thay thế Nếu chính phủ Việt Nam công nhiên có lời mời quân Nhật giúp, quân Nhật còn có thể giữ trật tự Tôi nghĩ quân Nhật đã đầu hàng, quân đồng minh sắp đến, mình nhờ quân Nhật đánh người mình còn nghĩa lý gì nữa,
và lại mang tiếng “cõng rắn cắn gà nhà.”
Tôi từ chối không nhận
Trang 12Ngày 22/08, Hoàng Đế Bảo Đại thoái vị Xin tóm tắt vài dòng về bài chiếu thoái vị:
“Cho nên, mặc dù Trẫm hết sức đau đớn nghĩ tới công lao liệt thánh đã vào sanh ra
tử trong gần 400 năm, để mở mang giang sơn đất nước từ Thuận Hóa đến Hà Tiên Mặc dầu Trẫm hết sức bùi ngùi cho nỗi làm vua 20 năm, mới gần gũi Quốc dân được mấy tháng, chưa làm được điều gì có ích lợi quốc dân như lòng Trẫm muốn.”
Lễ thoái vị được cử hành tại Ngọ Môn Buổi lễ thật đơn giản Dân buồn Những lời tuyên bố của Bảo Đại xem ra không thật lòng Ông chỉ phủi tay
Đại diện phía Việt Minh có Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và Cù Huy Cận Vua Bảo Đại trao Bửu kiếm và Ngọc tỷ - biểu hiệu cho ngai vàng_ cho đại diện VM là Trần Huy Liệu Trần Huy Liệu (khi vào miền Nam, 1925-1926 viết cho tờ Đông Pháp lấy bút hiệu Nam-Kiều)
Sau đó, cờ vàng quẻ ly được hạ xuống từ từ
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên nhanh nhanh Phần ông Trần Trọng Kim viết mấy dòng như sau:
Việt Minh lên cầm quyền, vua Bảo Đại đã thoái vị, tôi ra ở nhà đã thuê từ trước tại làng
Vĩ Dạ gần Huế Được mấy ngày Việt Minh vào đưa vua Bảo Đại, bấy giờ gọi là công dân Vĩnh Thụy, ra làm tối cao cố vấn ở Hà Nội để dễ quản thúc
Để cho rõ ràng việc này thêm, xin được trích dẫn bài viết của ký giả Nam Đình là nhân chứng hàng đầu trong việc này Ký giả Nam Đình ghi lại như sau:
“Một giờ trưa ngày 12 tháng 8 năm 1945 một đại tướng Nhựt ngồi xe hơi vào thành, đến bộ tư pháp ở Huế, xin nói chuyện với Trịnh Đình Thảo, bộ trưởng bộ tư pháp: Một chuyện Mật, rất khẩn cấp Tình cờ buổi trưa hôm đó, tôi cùng dùng bữa với Trịnh Đình Thảo Cơm nước xong, Trịnh Đình Thảo tiếp viên đại tướng Nhựt Câu chuyện đó tóm tắt như vầy:
– Tôi thay mặt Bộ Tham mưu Nhựt từ Sàigòn vào đây để nhờ Bộ trưởng đưa tôi vào yết kiến Hoàng Đế, đặng hỏi ý kiến Ngài: Có muốn cho quân đội Nhựt gìn giữ trật tự
Trang 13trên toàn cõi lãnh thổ Việt Nam không?
– Nếu Hoàng Đế muốn dẹp hết những cảnh chính trị lăm le đoạt chính quyền, thời quân đội Nhựt sẵn sàng?
– Sao đại tướng biết?
– Bộ tham mưu chúng tôi đã được phúc trình khắp nơi gửi về nói rằng: Việt Minh đang huy động lực lượng trong bóng tối chờ ngày cướp chính quyền
Thế rồi Trịnh Đình Thảo kêu dây nói vào điện Kiến Trung bày tỏ sự tình Mười phút sau tới lầu Kiến Trung, viên đại tướng Nhựt lễ phép cởi bỏ gươm dài để ở phòng ngoài nhắc lại câu chuyện khi nãy, vua Bảo Đại trả lời:
– Muốn giữ trật tự, tự nhiên phải đổ máu Trẫm không muốn thấy máu người Việt chảy thêm nữa
Một giờ sau, viên đại tướng Nhựt mới chịu ra về
Theo lời kể của nhà thơ Huy Cận
Nhà thơ Huy Cận – một nhân chứng lịch sử hiếm hoi còn lại - kể về những ngày ông là một trong ba thành viên của phái đoàn Chính phủ Lâm thời đi vào Huế để tiếp nhận lễ thoái vị của vua Bảo Đại Khi đó ông mới 26 tuổi, đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông và phó ban Thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng.
Nhà thơ Huy Cận, họ Cù, sinh năm 1919, tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn (sau thuộc huyện Đức Thọ, nay là huyện Vụ Quang), tỉnh Hà Tĩnh Ông là nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ Mới, với những thi phẩm xuất sắc được tập hợp trong tập "Lửa thiêng"
mà không ít người đánh giá là tập thơ hay nhất của thế kỷ 20 Nhưng không chỉ có thế, ông còn là một người tham gia hoạt động cách mạng tích cực, được Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng gồm 15 ủy viên, đảm nhận chức vụ
Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ lâm thời, và cùng với cụ Bùi Bằng Đoàn, ông còn là thành viên Ban thanh tra đặc biệt đầu tiên của Chính phủ cách mạng, một tổ chức chỉ có hai thành viên và do chính Hồ Chủ tịch lập nên …
Với một người có cuộc đời hoạt động phong phú như vậy một giờ đồng hồ sau đây chỉ
đủ để tái hiện lại một lát cắt nhỏ trong chuỗi dài những câu chuyện và sự kiện làm nên cuộc đời ông