KCN Trà Nóc 1,2 thuộc TP.Cần Thơ theo số liệu thống kê của các trạm quan trắc thuộc Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường cho biết có chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm, có
Trang 1xuất giải pháp giảm thiểu
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACTS iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN v
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN vi
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH xi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HÓA 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của mô hình hóa môi trường 4
1.1.3 Các bước thiết lập và phát triển mô hình 5
1.2 MÔ HÌNH AERMOD 5
1.2.1 Giới thiệu mô hình AERMOD 5
1.2.2 Phương trình cơ bản để tính nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển 6
1.2.3 Phương trình lan truyền nồng độ ô nhiễm của AERMOD 7
1.2.4 Phần mềm Lakes AERMOD View 7
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 9
Trang 2xuất giải pháp giảm thiểu
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 11
2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 11
2.1.1 Điều kiện tự nhiên: 11
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 16
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC 21
2.2.1 Giới thiệu chung 21
2.2.2 Các ngành nghề đầu tư của khu công nghiệp 21
2.3 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC 22
2.3.1 Nguồn thải 22
2.3.2 Các biện pháp quản lý 24
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN 25
3.1.1 Sơ đồ quy trình 25
3.1.2 Thuyết minh quy trình 25
3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 26
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 26
3.2.2 Phương pháp thống kê xử lý số liệu 27
3.2.3 Phương pháp mô hình hóa 27
3.2.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 28
4.1 XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CỦA MÔ HÌNH 28
4.1.1 Dữ liệu khí tượng 28
4.1.2 Hệ số phát thải các nguồn thải 36
4.1.3 Dữ liệu địa hình 41
4.1.4 Vị trí nguồn thải và điểm nhạy cảm 41
4.1.5 Miền tính của mô hình 42
4.2 KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI KCN TRÀ NÓC 43
4.2.1 Kết quả mô phỏng SO2 43
4.2.2 Kết quả mô phỏng NO2 47
4.2.3 Kết quả mô phỏng CO 51
4.2.4 Kết quả mô phỏng PM10 55
Trang 3xuất giải pháp giảm thiểu
4.3 KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ MÔ HÌNH 59
4.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 59
4.4.1 Đánh giá kết quả 59
4.4.2 Đề xuất giải pháp 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1 KẾT LUẬN 62
2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Tài liệu trong nước 64
Tài liệu nước ngoài 64
Trang 4xuất giải pháp giảm thiểu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của TP.Cần Thơ 12
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN 18
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nhiên liệu đƣợc tổng hợp trong bảng sau 23
Bảng 4.1 Danh sách các nguồn phát sinh khí thải 36
Bảng 4.2 Hệ số phát thải khí ô nhiễm 38
Bảng 4.3 Kịch bản đánh giá hiện trạng, áp dụng phần mềm Lakes AERMOD View cho tất cả các nguồn thải 38
Bảng 4.4 Một số điểm nhạy cảm nằm trong khu vực nghiên cứu 40
Bảng 4.5 Gía trị cho phép một số chất ô nhiểm trong không khí xung quanh 43
Bảng 4.6 Nồng độ SO2 cực đại tại vị trí điểm nhạy cảm 46
Bảng 4.7 Nồng độ NO2 cực đại tại vị trí điểm nhạy cảm 51
Bảng 4.8 Nồng độ CO cực đại tại vị trí nhạy cảm 54
Bảng 4.9 Nồng độ PM10 cực đại tại ví trí nhạy cảm 58
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định tại KCN Trà Nóc 59
Trang 5xuất giải pháp giảm thiểu
DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Bản đồ KCN Trà Nóc… 2
Hình 1.1 Sơ đồ dữ liệu của mô hình AERMOD 6
Hình 1.2 Giao diện mô hình Lakes AERMOD View 8
Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ 11
Hình 2.2 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình qua các năm 2010-2015 14
Hình 2.3 Số giờ nắng của các tháng qua các năm 2013-2015 15
Hình 2.4 Hiện trạng sử dụng đất TP Cần Thơ 21
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện 25
Hình 4.1 Cấu trúc dữ liệu của tập tin(* sfc) 29
Hình 4.2 Cấu trúc dữ liệu của tập tin (* pfl) 29
Hình 4.3 Hoa gió tháng 1 năm 2016 30
Hình 4.4 Phân phối tầng số lớp gió tháng 1 năm 2016 30
Hình 4.5 Hoa gió tháng 2 năm 2016 31
Hình 4.6 Phân phối tầng số lớp gió tháng 2 năm 2016 31
Hình 4.7 Hoa gió tháng 3 năm 2016 32
Hình 4.8 Phân phối tầng số lớp gió tháng 3 năm 2016 32
Hình 4.9 Hoa gió tháng 4 năm 2016 33
Hình 4.10 Phân phối tầng số lớp gió tháng 4 năm 2016 33
Hình 4.11 Hoa gió tháng 5 năm 2016 34
Hình 4.12 Phân phối tầng số lớp gió tháng 5 năm 2016 34
Hình 4.13 Hoa gió tháng 6 năm 2016 35
Hình 4.14 Phân phối tầng số lớp gió tháng 6 năm 2016 35
Hình 4.15 Hoa gió tháng 7 năm 2016 36
Hình 4.16 Phân phối tầng số lớp gió tháng 7 năm 2016 36
Hình 4.17 Bản đồ địa hình thành phố Cần Thơ 41
Hình 4.18 Bản đồ vị trí các nguồn thải và điểm nhạy cảm 42
Hình 4.19 Bản đồ miền tính của mô hình 43
Trang 6xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 4.22 Bản đồ mô phỏng nồng độ SO2 trung bình 8 giờ cao nhất trên Google Earth 45
Hình 4.23 Bản đồ mô phỏng nồng độ SO2 trung bình 24 giờ cao nhất trên Google Earth 45
Hình 4.24 Bản đồ mô phỏng nồng độ SO2 trung bình năm cao nhất trên Google Earth 46
Hình 4.25 Bản đồ mô phỏng nồng độ NO2 trung bình 1 giờ cao nhất 48
Hình 4.26 Bản đồ mô phỏng nồng độ NO2 trung bình 1 giờ cao nhất trên Google Earth 48
Hình 4.27 Bản đồ mô phỏng nồng độ NO2 trung bình 8 giờ cao nhất trên Google Earth 49
Hình 4.28 Bản đồ mô phỏng nồng độ NO2 trung bình 24 giờ cao nhất trên Google Earth 49
Hình 4.29 Bản đồ mô phỏng nồng độ NO2 trung bình năm cao nhất trên Google Earth 50
Hình 4.30 Bản đồ mô phỏng nồng độ CO trung bình 1 giờ cao nhất 52
Hình 4.31 Bản đồ mô phỏng nồng độ CO trung bình 1 giờ cao nhất trên Google Earth 52
Hình 4.32 Bản đồ mô phỏng nồng độ CO trung bình 8 giờ cao nhất trên Google Earth 53
Hình 4.33 Bản đồ mô phỏng nồng độ CO trung bình 24 giờ cao nhất trên Google Earth 53
Hình 4.34 Bản đồ mô phỏng nồng độ CO trung bình năm cao nhất trên Google Earth 54
Hình 4.35 Bản đồ mô phỏng nồng độ PM10 trung bình 1 giờ cao nhất 55
Hình 4.36 Bản đồ mô phỏng nồng độ PM10 trung bình 1 giờ cao nhất trên Google Earth 56
Hình 4.37 Bản đồ mô phỏng nồng độ PM10 trung bình 8 giờ cao nhất trên Google Earth 56
Hình 4.38 Bản đồ mô phỏng nồng độ PM10 trung bình 24 giờ cao nhất trên Google Earth 57
Hình 4.39 Bản đồ mô phỏng nồng độ PM10 trung bình năm cao nhất trên Google Earth 57
Trang 7xuất giải pháp giảm thiểu
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
BTNMT: Bộ Tài Nguyên Môi Trường
CLKK: Chất lượng không khí
ĐBSCL: Đồng băng sông cửu long
EPA: Environmental Protection Agency: Cục bảo vệ môi trường
KCN: Khu công nghiệp
KVNC: Khu vực nghiên cứu
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TP: Thành phố
UBND: Uỷ ban nhân dân
Trang 8xuất giải pháp giảm thiểu
PHẦN MỞ ĐẦU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đô thị hóa là một hệ quả của sự bùng nổ của quá trình công nghiệp hóa và tự động hóa trên toàn thế giới Con người bị thu hút bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở các khu vực đô thị vì có nhiều việc làm, cơ hội giáo dục và chất lượng cuộc sống tốt hơn Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa tạo ra mật độ dày đặc của mạng lưới đường phố, xây dựng, dân số và các hoạt động khác (công nghiệp, giao thông ) Những hoạt động này liên quan đến việc tiêu thụ cao nhiên liệu hóa thạch như người dân ở các khu vực
đô thị sử dụng nhiều năng lượng hơn để nấu ăn, điều hòa không khí, giao thông vận
tải, , và công nghiệp sử dụng năng lượng cho sản xuất Do đó, các hoạt động tiêu thụ
năng lượng cao phát ra một lượng lớn các chất gây ô nhiễm vào không khí gây ra nhiều vấn đề môi trường Ví dụ ô nhiễm không khí, nước và tiếng ồn cũng như quản lý chất thải Trong số đó, ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất trong khu vực đô thị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính rằng ô nhiễm không khí đô thị gây ra cái chết của hơn 2 triệu người mỗi năm ở các nước đang phát triển, và hàng triệu người bị mắc các bệnh hô hấp khác nhau liên quan đến ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn
Ở Nước ta, trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, càng ngày càng có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng và đưa vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm một tỷ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế quốc dân Bên cạnh đó sản xuất công nghiệp đã gây nên nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường không khí Vì vậy, nếu không có biện pháp thích đáng thì môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng xung quanh các nhà máy, các khu công nghiệp tập trung sẽ đứng trước nguy
cơ bị xấu đi trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân
Vì vậy, cần phải có những hiểu biết, nghiên cứu khoa học về tác động của ô nhiễm không khí với môi trường, sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên môi trường xung quanh để có thể đưa ra các giải pháp thích ứng và biện pháp quản lý hiệu quả
KCN Trà Nóc 1,2 thuộc TP.Cần Thơ theo số liệu thống kê của các trạm quan trắc thuộc Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường cho biết có chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
Với tình hình trên việc cấp bách hiện giờ tiến hành nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí lên khu vực xung quanh từ đó đưa ra các giải pháp giảm thiểu
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đánh giá sự lan truyền ô nhiễm không khí từ KCN Trà Nóc 1,2 đến khu vực xung quanh và đề xuất giải pháp giảm thiểu
Trang 9xuất giải pháp giảm thiểu
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm năm nội dung chính sau đây:
- Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, xử lý các dữ liệu quan trắc về khí tượng
- Nội dung 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng làm dữ liệu đầu vào cho mô hình
- Nội dung 3: Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu phát thải chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong KCN
- Nội dung 4: Ứng dụng mô hình AERMOD để đánh giá mức độ ô nhiễm do bụi,
NO2, SO2, CO do các nhà máy trong KCN Trà Nóc 1,2 gây ra
- Nội dung 5: Nghiên cứu các biện pháp giảm tải lượng ô nhiễm và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đảm bảo chất lượng không khí trong KCN Trà Nóc 1,2 và khu vực xung quanh đạt quy chuần hiện hành
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Sự lan truyền chất ô nhiễm từ các nhà máy có phát sinh
khí thải trong KCN, diễn biến chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu, một số thông số cơ bản phản ánh CLKK tại khu vực nghiên cứu: bụi, NO2, SO2
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: KCN Trà Nóc 1,2 và vùng phụ cận
Khu công nghiệp Trà Nóc 1: Có diện tích 135 ha, tọa lạc tại phường Trà Nóc,
Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ
Khu công nghiệp Trà Nóc 2: Có diện tích 165 ha, tọa lạc tại xã Phước Thới,
Quận Ô Môn, liền kề với KCN Trà Nóc 1
Hình 1 Bản đồ KCN Trà Nóc
(Nguồn: Google, 2017)
Thời gian: Mô hình khuếch tán được vận hành trong năm 2016
Trang 10xuất giải pháp giảm thiểu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ xây dựng được các cơ
sở dữ liệu về khí tượng, sử dụng đất, nguồn phát thải, nồng độ chất gây ô nhiễm Đây chính là một nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho các nghiên cứu sau này trong lĩnh vực môi trường
Quản lý chất lượng môi trường không khí là một vấn đề môi trường quan trọng do tình hình không khí ô nhiễm tại các KCN ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt
Đề tài thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế về việc quản lý chặt chẽ và xử
lý triệt để các doanh nghiệp phát thải khí thải gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong KCN và khu vực xung quanh KCN
Trang 11xuất giải pháp giảm thiểu
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH HÓA
1.1.1 Khái niệm [4]
Hiện nay không có lãnh vực nhận thức nào mà người ta không sử dụng đến mô hình, trong lịch sử con người đã từng sử dụng mô hình Theo nghĩa rộng mô hình là cấu trúc được xây dựng trong tư duy hoặc thực tiễn, cấu trúc này tái hiện lại thực tế một cách đơn giản hơn, công thức hơn và trực quan Dĩ nhiên, mô hình không bao giờ chứa đựng tất cả các đặc tính của hệ thống được, bởi vì chính nó cũng không phải hệ thống thực Nhưng điều quan trọng là chúng chứa tất cả các đặc tính đặc trưng cần thiết trong phạm vi của vấn đề cần giải quyết hay mô tả Tóm lại mô hình hóa môi trường là dùng cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến của chất lượng môi trường dưới sự ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có tác động đến môi trường, dự
báo các tác động và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm
1.1.2 Vai trò và ý nghĩa của mô hình hóa môi trường [4]
Trong quá trình đô thị hóa hiện nay, sự phát triển của hàng loạt của công nghệ
đã ảnh hưởng và tác động mạnh vào môi trường Năng lượng và các chất ô nhiễm được phát thải, xả thải vào môi trường, chúng gây ra sự phát triển của tảo, vi khuẩn, dẫn đên biến đổi cấu trúc sinh thái Mỗi hệ sinh thái bất kỳ điều rất phức tạp Chính vì
lý do này đã biến mô hình thành một công cụ có ích bởi vì nó là bức tranh phản ánh thực tế Do đó không có gì ngạc nhiên khi mô hình môi trường ngày được sử dụng càng nhiều, như một công cụ để hiểu được tính chất của hệ sinh thái Ứng dụng đã phản ánh rõ ràng những thuận lợi của mô hình, có thể tóm tắt theo những điểm dưới đây:
- Mô hình giúp ta xác định được nồng độ tiếp xúc và đánh giá ảnh hưởng của các hóa chất đến con người và các sinh vật
- Mô hình phản ánh được các lỗ hổng kiến thức và do đó có thể được dùng để thiết lập nghiên cứu ưu tiên
- Mô hình có thể dùng để phản ánh các đặc tính của hệ sinh thái
- Mô hình giúp đạt được những hiểu biết tốt hơn về sự tan rã và vận chuyển các hóa chất bằng cách xác định lượng trên cơ sở các phản ứng, sự hình thành và di chuyển của chúng
Nhược điểm của mô hình [4]
Mô hình tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm cần phải thận trọng Những nhược điểm này không thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân tích và
mô hình hóa nhưng liên quan đến những dự án làm mô hình hóa
- Mô hình đem lại kết quả không chính xác khi dữ liệu đầu vào không đủ độ
Trang 12xuất giải pháp giảm thiểu
hình dữ liệu đầu vào tốt thì cũng không đạt được kết quả chạy mô hình tốt Để lấy được dữ liệu tốt cho mô hình việc thu thập dữ liệu là công việc khó khăn, cần đầu tư thời gian, phương pháp thu thập và xử lý số liệu đầu vào
- Mô hình không tự nó giải quyết được các vấn đề Nó chỉ đưa ra những đề nghị hữu dụng cho việc thay đổi, người sử dụng mô hình hoặc người lập kế hoạch phải biết lựa chọn một trong những giải pháp thích hợp trong hàng loạt giải pháp tiềm năng để đạt được kết quả tốt nhất
1.1.3 Các bước thiết lập và phát triển mô hình [4]
Mô hình toán học của bất kỳ một quá trình kỹ thuật nào cũng được xây dựng ít nhất qua bốn bước như sau:
- Nhận diện các cơ chế, nguyên lý cơ bản và chi phối hệ thống nghiên cứu sau khi đã nghiên cứu kỹ các quá trình vật lý, hóa học và sinh học
- Phát triển và mô tả hệ thống nghiên cứu bằng ngôn ngữ toán học dưới dạng các biểu thức toán học
- Giải phương trình hay hệ phương trình này bằng phương pháp giải tích nếu có thể, nếu không thì giải bằng phương pháp số
- Kiểm tra lời giải của mô hình có thỏa mãn các dữ liệu đã cho trước hay không, nếu không quá trình xây dựng mô hình được quay về bước 1 và lập đi lập lại cho đến khi lời giải của mô hình có thể chấp nhận được
1.2 MÔ HÌNH AERMOD
1.2.1 Giới thiệu mô hình AERMOD [8]
Mô hình AERMOD là chữ viết tắt của cụm từ The ASM/EPA Regulatory Model Mô hình AERMOD được phát triển dựa trên mô hình AERMIC bởi cơ quan khí tượng và cục bảo vệ môi trường Hoa Kì Một nhóm làm việc hợp tác của các nhà khoa học từ AMS và EPA, AERMIC bước đầu đã được hình thành trong năm 1991 Sau đó AERMIC phát triển thành AERMOD Và được chính thức sử dụng vào ngày 9/12/2005
Trang 13xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 1.1 Sơ đồ dữ liệu của mô hình AERMOD
(Nguồn: Akula Venkatram, 2008)
Mô hình AERMOD là một hệ thống tích hợp bao gồm ba phần:
- Mô hình phân tán (AERMIC) là trạng thái ổn định thiết kế cho tầm ngắn (lên đến 50 km) phân tán của các chất gây ô nhiễm không khí phát thải từ các nguồn công nghiệp
- Công cụ khí tượng (AERMET): xử lý các số liệu khí tượng bề mặt trên các tầng khác nhau Sau đó nó sẽ tính toán thông số đặc trưng của khí quyển cần thiết của
mô hình phân tán, chẳng hạn như không khí hỗn loạn, tầm cao, vận tốc ma sát, và thông lượng nhiệt bề mặt.- Công cụ địa hình (AERMAP) có mục đích chính là để thể hiện cho một mối quan hệ vật lý giữa các tính năng địa hình và hoạt động của đám ô nhiễm không khí Nó tạo ra các dữ liệu và chiều cao cho từng vị trí Nó cũng cung cấp thông tin cho phép các mô hình phân tán để mô phỏng tác động của không khí
AERMOD được áp dụng cho các vùng nông thôn, thành thị, bằng phẳng, phức tạp và các loại nguồn thải như nguồn điểm, nguồn đường, nguồn diện tích Kết quả mô phỏng dưới dạng hình ảnh không gian 2 chiều, 3 chiều, giúp người dùng dễ dàng nhận thấy những tác động của khí thải lên nơi khảo sát
1.2.2 Phương trình cơ bản để tính nồng độ chất ô nhiễm trong khí quyển [8]
Khi mô tả quá trình khuyếch tán chất ô nhiễm trong không khí bằng mô hình toán học thì mức độ ô nhiễm không khí thường được đặc trong bảng trị số nồng độ chất ô nhiễm phân bố trong không gian và biến đổi theo thời gian
Trong trường hợp tổng quát, trị số trung bình của nồng độ ô nhiễm trong không khí phân bố theo thời gian và không gian được mô tả từ phương trình chuyển tải vật chất (hay là phương trình truyền nhiệt) và biến đổi hoá học đầy đủ như sau:
Trong đó:
C : Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí
x, y, z: Các thành phần toạ độ theo trục
Ox, Oy, Oz t : Thời gian
Kx, Ky, Kz : Các thành phần của hệ số khuyếch tán rối theo các trục
Ox, Oy, Oz u,v,w : Các thành phần vận tốc gió theo trục Ox, Oy, Oz
Wc : Vận tốc lắng đọng của các chất ô nhiễm
: Hệ số tính đến sự liên kết của chất ô nhiễm với các phần tử khác của môi trường không khí
Trang 14xuất giải pháp giảm thiểu
: Hệ số tính đến sự biến đổi chất ô nhiễm thành các chất khác do những quá trình phản ứng hoá học xảy ra trên đường lan truyền
1.2.3 Phương trình lan truyền nồng độ ô nhiễm của AERMOD [8]
Phương trình lan truyền chất ô nhiễm
Trong đó CS{xr, yr, z} là tổng nồng độ các chất ô nhiễm Q là tỷ lệ phát thải của nguồn gây ô nhiễm (g/s)
u~ là tốc độ gió (m/s).σzs khoảng cách lan truyền nồng độ cho nguồn
cố định (m) zieff chiều cao địa hình (m)
hes là chiều cao của ống khói (m)
m là khối lượng nhiên liệu tiêu thụ (tấn/giờ)
- Tải lượng khí ô nhiễm phát thải từ các ống khói công nghiệp:
Ei Tải lượng phát thải khí ô nhiễm i
EFi,j,k là hệ số phát thải i cho loại nguồn j của nhiên liệu k Aj,k tiêu thụ hàng năm của nhiên liệu k trong nguồn j
1.2.4 Phần mềm Lakes AERMOD View
Lakes AERMOD View là gói phần mềm mô hình hoàn chỉnh và mạnh mẽ phân tán không khí liên tục của Hoa Kỳ, được áp dụng cho nhiều khí thải với bán kính trong phạm vi 50 km, sử dụng phương trình lan truyền nồng độ các chất ô nhiễm trong AERMOD với các thông số như vận tốc gió, chiều cao ống khói, chiều cao địa hình, tỷ lệ phát thải của các nguồn gây ô nhiễm Phần mềm này với giao diện có sẵn như dữ liệu địa hình, bản đồ khu vực nghiên cứu
Trang 15xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 1.2 Giao diện mô hình Lakes AERMOD View
Dữ liệu nguồn thải
Đề tài chỉ xét đến dữ liệu nguồn thải là nguồn điểm (point source) nên trong phần này chỉ nêu các thông số mô hình cần thiết đối với nguồn thải điểm
- Tên nguồn: Nhập tên để xác định nguồn, không vƣợt quá 8 ký tự
- Tọa độ X: Tọa độ X (Đông - Tây) để định vị nguồn (m)
đƣợc đo tại tâm nguồn điểm
- Tọa độ Y: Tọa độ Y (Bắc - Nam) để định vị nguồn (m) đƣợc đo tại
tâm nguồn điểm
- Chiều cao hiệu quả của nguồn thải so mặt đất (m)
- Tải lƣợng: Tốc độ phát thải các chất ô nhiễm (g/s)
- Nhiệt độ khí thải: Nhiệt độ dòng khí thoát ra (oK)
- Vận tốc khí thải: Tốc độ thoát ra dòng khí tại miệng ống khói (m/s)
Trang 16xuất giải pháp giảm thiểu
- Tổng mây che phủ
- Nhiệt độ không khí xung quanh
- Chiều cao xáo trộn
Dữ liệu ví trí tiếp nhận
Điểm tiếp nhận nguồn phát thải hay gọi là điểm nhạy cảm là điểm dễ gây ô nhiễm như bệnh viện, trường học, khu dân cư Số liệu điểm tiếp nhận bao gồm:
- Tọa độ vị trí điểm tiếp nhận
- Cao độ vị trí tiếp nhận (nếu có)
Hệ tọa độ
Do khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận TP.Cần Thơ nên tác giả chọn hệ tọa độ sử dụng trong các mô hình phát tán không khí là UTM zone 48N WGS 84 (Universal Transverse Mercator) Hệ UTM sử dụng đơn vị là mét (m) làm đơn vị đo đạc cơ bản cho phép xác định vị trí các điểm chính xác
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Mô hình AERMOD được phát triển dựa trên mô hình AERMIC bởi cơ quan khí tượng và cục bảo vệ môi trường Hoa Kì Một nhóm làm việc hợp tác của các nhà khoa học từ AMS và EPA, AERMIC bước đầu đã được hình thành trong năm
1991
Sau đó AERMIC phát triển thành AERMOD Và được chính thức sử dụng vào ngày 9/12/2005 Kết quả mô phỏng dưới dạng hình ảnh không gian 2 chiều hoặc 3 chiều, giúp người dùng dể dàng nhận thấy những tác động của khí thải lên nơi khảo sát Dưới đây là một số ứng dụng trên thế giới:
- Farzana Danish, 2013: “Application of GIS in visualization and assessment
of ambient air quality for SO2 in Lima Ohio” Phương pháp là chạy ứng dụng mô hình AERMOD và hiển thị phân bố không gian bằng ARCGIS Kết quả của mô hình cho thấy chất lượng không khí ở thành phố Lima là kém
- Vishwa H.Shukla và Varandan, 2014: “Performance Study of AERMOD under Indian Condition” nghiên cứu tập trung vào đánh giá công suất mô hình AERMOD, kết quả cho thấy của mô hình AERMOD phù hợp với mọi địa hình Những nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh dấu sự thành công của mô hình AERMOD và GIS trong lĩnh vực môi trường đặt biệt là môi trường không khí
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam mô hình AERMOD đã được ứng dụng để mô phỏng không khí cho nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Thanh Hóa.Tính mới của công trình này hiện ở chỗ AERMOD cho phép lưu ý tới yếu tố địa hình xung quanh của Công ty xi măng Bỉm Sơn mà các mô hình khác chưa thể lưu ý được Kết quả chạy mô hình đã được kiểm
Trang 17xuất giải pháp giảm thiểu
chứng với số liệu đo đạc cho phép khẳng định đô tin cậy của kết quả tính toán Tuy nhiên kết quả trên mới chỉ dừng lại việc áp dụng cho các nguồn điểm, việc áp dụng AERMOD cho các nguồn di động như nguồn ô nhiễm do xe cộ thì chưa được thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016) đã ứng dụng mô hình AERMOD và kỹ thuật GIS mô phỏng chất lượng không khí tại sông Thị Vải Đề tài đánh giá chất lượng không khí tại sông Thị Vải dựa vào việc tính toán nồng độ các chất ô nhiễm không khí SO2 , NOX , CO, TSP, THC/VOC Kết quả của đề tài này là xây dựng bản đồ
mô phỏng chất lượng không khí
Hồ Thị Ngọc Hiếu (2011) đã xây dựng hệ thống tích hợp đánh giá ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông đường bộ tại Huế với phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp truyền thông, AERMOD và GIS Kết quả là xây dựng được bản đồ phân bố ô nhiễm do giao thông cho Huế
Nguyễn Thị Lan Anh (2015) đã ứng dụng mô hình AERMOD mô phỏng và đánh giá ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất của nhà máy gang thép Formosa
Hà Tĩnh đến môi trường Luận văn tập trung nghiên cứu vào các vấn đề sau: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án, thu thập số liệu
về nguồn thải dự kiến của nhà máy, số liệu khí tượng và dữ liệu làm bản đồ địa hình Ngoài ra, còn thu thập thông tin về các khu vực nhạy cảm quanh khu dự án Trên cơ sở kết quả chạy mô hình AERMOD, đã thực hiện dự báo và xây dựng bản
đồ phân bố ô nhiễm NO2, SO2, TSP theo các kịch bản để đánh giá ô nhiễm trong trường hợp xấu nhất
Trang 18xuất giải pháp giảm thiểu
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU
tự nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng TP.Cần Thơ không có rừng
tự nhiên và cách biển Đông 75 km Khoảng cách đến các đô thị khác trong vùng như
sau: Long Xuyên 60 km, Rạch Giá 116 km, Cà Mau 179 km, TP HCM là 169 km
Hình 2.1 Bản đồ hành chính TP Cần Thơ
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử TP Cần Thơ, 2016)
TP.Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang
Trang 19xuất giải pháp giảm thiểu
b Sự phân chia hành chính [1]:
Về tổ chức hành chính, TP.Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn và Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36 xã, 44 phường)
c Địa hình, địa chất [1]:
TP.Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp
và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ) Cao trình phổ biến từ 0,8-1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với độ cao trung bình khoảng 1-2 m dốc từ đất giồng ven sông Hậu và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam
Nhìn chung địa hình TP.Cần Thơ tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh rạch khá chằng chịt Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập
Vùng tứ giác Long Xuyên thấp và trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hằng năm Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính của TP.Cần Thơ
STT Tên quận,
huyện Số phường Số thị trấn Số xã
Diện tích (km 2 )
Trang 20xuất giải pháp giảm thiểu
d Điều kiện khí tượng [1]:
TP.Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng
ẩm, không có mùa lạnh Nhìn chung, điều kiện khí tượng của TP.Cần Thơ năm 2016
có những nét chính như sau:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,8°C
Số giờ nắng cả năm khoảng 2.596,4 giờ
Lượng mưa cả năm đạt 1.498,1 mm
Độ ẩm trung bình năm đạt 79,25%
Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Cần Thơ có lợi thế về nền nhiệt độ, chế
độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm
e Nhiệt độ [1]:
TP.Cần Thơ thuộc vùng ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng
ẩm nhưng ôn hòa, có hai mùa rõ rệt trong năm gồm mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau)
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ năm 2010 – 2015 có xu hướng biến đổi tương đối giống nhau: trong năm, nhiệt độ bắt đầu tăng từ tháng 1 và đạt cao nhất vào tháng 5, sau đó nền nhiệt độ trung bình giảm dần từ tháng 6 và đạt thấp nhất vào tháng 12 Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, nhiệt độ trung bình
có sự tăng đáng kể vào tháng 11 của các năm 2012, 2014 và 2015 tương ứng với 28,3oC, 28,1oC và 28,6oC
Theo số liệu thu được từ Văn phòng công tác BĐKH TP.Cần Thơ, có thể thấy rằng, nhiệt độ trung bình của TP.Cần Thơ có xu hướng tăng nhẹ, duy trì ở mức nhiệt
độ từ 27-28oC, nhiệt độ cao nhất 40oC (năm 1985) và thấp nhất là 12oC (năm 1995) Theo “Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2015”, trong những năm gần đây TP.Cần Thơ chịu tác động của sự BĐKH, nhiệt độ có xu hướng tăng lên: năm 2015, nhiệt độ cao nhất đạt được là 36oC (tháng 5) và thấp nhất là 19,5oC (tháng 1); nhiệt độ trung bình là 27,8oC tăng 0,3oC so với năm 2014 (27,5 oC), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 5 đạt 29,5oC và vào tháng 1 nhiệt độ đo được là 25,2o
C có giá trị thấp nhất năm Hình 2.2 thể hiện nhiệt độ tháng cao nhất, tháng thấp nhất và nhiệt
độ trung bình năm 2015
Trang 21xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 2.2 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình qua các năm 2010-2015
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng TP.Cần Thơ, 2015)
f Số giờ trong năm [1]:
Tổng số giờ nắng của TP.Cần Thơ trung bình từ năm 2010 đến năm 2015 đạt khoảng 2.606,6 giờ Trong đó, năm có số giờ nắng cao nhất là năm 2014 với tổng số giờ nắng là 2.689,9 giờ Vào năm 2015, số giờ nắng tại TP.Cần Thơ nằm khoảng 2.596,4 giờ Cao nhất vào cao điểm mùa khô (tháng 3) là 306 giờ và thấp nhất 202,2
giờ vào mùa mưa (tháng 6)
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2015, tháng có số giờ nắng cao nhất là vào tháng 2 và tháng 3 hàng năm, sau đó giảm dần cho đến tháng 9 là tháng có tổng số giờ
nắng thấp nhất trong năm
Tuy nhiên, năm 2015, có một số khác biệt so với các năm, số giờ nắng tương đối cao, ngoài tháng 3 có số giờ nắng cao nhất (đạt 306 giờ) thì các tháng 4, tháng 8 và tháng 12 cũng có số giờ nắng tương đối cao, lần lượt là 292,8 giờ; 258,5 giờ và 238,8 giờ Vấn đề này, tương đối phù hợp với diễn biến của các điều kiện khí tượng trong năm 2015, xét về nhiệt độ, năm 2015 có nền nhiệt độ khá cao và lượng mưa thấp so với cùng kỳ các năm trước Hình 2.3 thể hiện số giờ nắng trong các năm từ 2013 đến
2015
0 5 10
Trang 22xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 2.3 Số giờ nắng của các tháng qua các năm 2013-2015
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng TP.Cần Thơ, 2015)
j Lượng mưa [1]:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa vào mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa trong năm Mưa lớn kéo dài thường xảy ra trên diện rộng, hàng tháng thường xảy ra 1 - 2 trận mưa lớn từ 50 – 100 mm Lúc cao điểm mưa lớn kết hợp với triều cường từ sông Hậu tràn vào thành phố gây ngập úng và làm tắc nghẽn giao thông trong khu vực nội thành, đặc biệt quận Ninh Kiều và trên Quốc lộ 91 (đoạn từ quận Bình Thủy đến quận Ô Môn)
Chênh lệch lượng mưa ở mùa khô và mùa mưa trong năm tương đối cao Lượng mưa cao nhất thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, sau đó, lượng mưa giảm dần và gần như không mưa trong các tháng mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3, đặc biệt trung bình tháng 1 hàng năm, lượng mưa chỉ đạt 8,2 mm và tháng 2 là 6,15 mm
Khu vực TP.Cần Thơ dù không chịu ảnh hưởng nhiều do gió bão, nhưng gần đây vào mùa mưa thường có các trận mưa giông lớn, kéo dài Trong năm hình thành các hướng gió chính như sau:
Hướng gió Đông - Bắc trong mùa khô với vận tốc trung bình 3,0 m/s
Hướng gió Tây - Nam trong mùa mưa với vận tốc trung bình 1,8 m/s
Theo số liệu từ Văn phòng Công tác BĐKH TP.Cần Thơ, lượng mưa trung bình năm đạt 1.600mm Sau khi đạt mức thấp nhất vào năm 1977 thì tổng lượng mưa có khuynh hướng gia tăng khoảng 500mm theo từng năm, tuy nhiên trong 10 năm trở lại đây, lượng mưa có khuynh hướng giảm
0 50 100
Trang 23xuất giải pháp giảm thiểu
h Độ ẩm tương đối [1]:
Độ ẩm trung bình năm từ 2010 đến 2015 dao động từ 80,42% - 81,75% và có
xu hướng giảm trong các năm trở lại đây Với tính chất phân hóa theo mùa, các tháng mùa mưa có độ ẩm khá cao: 82-88%; các tháng mùa khô độ ẩm thấp hơn khoảng 76-80% Nhìn chung, giá trị độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại TP.Cần Thơ biến động không lớn
k Điều kiện thủy văn [1]:
TP.Cần Thơ có Sông Hậu chảy qua với tổng chiều dài là 55 km, trong đó đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng khoảng 1,6 km Sông Hậu là con sông lớn nhất của vùng với tổng chiều dài chảy qua TP.Cần Thơ là 55 km Sông Cần Thơ bắt nguồn từ khu vực nội đồng tây sông Hậu, đi qua các quận Ô môn, huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ninh Kiều và đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều
Bên cạnh đó, TP.Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158 sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành phố nối thành mạng đường thủy Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a Dân số [1]:
Tính đến tháng 10 năm 2017, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.450.000 người, mật độ dân số đạt 1.008 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 1.050.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 400.000 người Dân số nam đạt 724.600 người, trong khi đó nữ đạt 725.400 người Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰
b Cơ cấu ngành kinh tế của thành phố [1]:
Căn cứ kết quả phát triển kinh tế - xã hội 04 năm 2011 - 2014 và ước tính năm 2015; khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 5 năm 2011 - 2015 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.Cần Thơ lần thứ XII nhiệm kỳ (2010 - 2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 có 17/19 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt kế hoạch ; 02/19 chỉ tiêu gần đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội
đề ra Tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình quân 12,24%/năm; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 4,14%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 11,39%/năm; khu vực dịch vụ tăng 14,14%/năm Giai đoạn 2011 - 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thực hiện 7.036,2 triệu USD, đạt 97,1% kế hoạch, tăng bình quân 4,2%/năm; tổng kim ngạch nhập khẩu thực hiện 2.018 triệu USD, đạt 38,1% kế hoạch, giảm bình quân 3,9%/năm Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt 62.314 tỷ đồng, vượt 32,6% kế hoạch, tăng bình quân 8,9%/năm Tổng chi ngân sách nhà nước đạt 45.015 tỷ đồng, vượt 23,7% chỉ tiêu theo Nghị quyết, tăng bình quân 7,1%/năm.Tổng vốn đầu tư trên địa
Trang 24xuất giải pháp giảm thiểu
bàn 180.656 tỷ đồng, 90,3% KH (KH 200.000 tỷ đồng), tăng bình quân 8,6%/năm (KH tăng 15%/năm) Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội bằng 46,2% GDP (Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020)
Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng, công tác an sinh xã hội được quan tâm thường xuyên, các chính sách xã hội được triển khai quyết liệt, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện của đất nước
và của thành phố
c Công nghiệp [1]:
Công nghiệp là thế mạnh quan trọng của TP.Cần Thơ, đang được đầu tư phát triển với nhiều ngành nghề và đa dạng sản phẩm Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến thủy hải sản, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y - thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia rượu – nước giải khát, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện, Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển
Theo báo cáo của Sở Công Thương, nền kinh tế nước ta đối mặt với những khó khăn do lạm phát tăng cao; tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh; giá các yếu tố sản xuất tăng như: giá xăng, dầu, điện, một số vật tư nguyên liệu; lãi suất ngân hàng tăng; thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi,… Những yếu tố trên tác động bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố… Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định hàng năm; trong năm
2015, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng (giá so sánh 2010) tăng 11,39%/năm
Nhiều doanh nghiệp đã tạo lập được thương hiệu trên thị trường, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Công ty cổ phần dược Hậu Giang, Gentraco, công ty TNHH MTV Cờ Đỏ, Thép Tây Đô… Hiện tại, TP.Cần Thơ có các KCN được xây dựng ở các vị trí thuận tiện về giao thông đường thủy, đường bộ, lại nằm ở trung tâm vùng nguyên liệu nông - thủy - hải sản…, nên có triển vọng thu hút được nhiều vốn đầu tư Trong đó có 06 KCN đang hoạt động, đó là: KCN Trà Nóc 1 (135 ha), KCN Trà Nóc 2 (157 ha), KCN Hưng Phú 1 (262 ha), KCN Hưng Phú 2A (134,34ha), KCN Hưng Phú 2B (67 ha), KCN Thốt Nốt - Phân kỳ 1 bao gồm TTCN-TTCN giai đoạn 1, 2, 3 (150,57ha) và các KCN đang thực hiện quy hoạch: KCN Thốt Nốt - Phân kỳ 2 (400 ha), KCN Ô Môn (600 ha), KCN Bắc Ô Môn (400 ha), Cụm Công nghiệp - TTCN huyện Vĩnh Thạnh (49 ha)
Theo Sở kế hoạch và đầu tư Cần Thơ, trong năm 2016 TP.Cần Thơ thu hút 07
dự án đầu tư mới và 07 dự án đầu tư điều chỉnh với tổng vốn đầu tư 194,6 triệu USD Tính đến nay, các khu công nghiệp Cần Thơ có 220 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,575 tỷ USD; vốn đã thực hiện chiếm 58,9% tổng vốn đăng ký Tổng doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt 1.595 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ Tổng số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp 30.986 lao động , giảm 52 lao động so cùng kỳ Kết quả hoạt động của các ngành công nghiệp và dịch vụ được trình bày trong Bảng 2.2
Trang 25xuất giải pháp giảm thiểu
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN
Đơn vị tính: triệu USD
Giá trị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quý I/2015
Tổng doanh thu 2.071,964 1.870,282 1.386,099 1.389,115 401,656 Công nghiệp 1.310,909 1.365,256 1.028,034 1.067,536 312,779 Dịch vụ- thương mại 758,055 505,026 358,064 321,619 88,877
(Nguồn: Ban Quản lý các KCX và Công nghiệp Cần Thơ, 2015)
Với đà phát triển và đô thị hóa tại các KCN hiện nay đang và sẽ gây ra nhiều vấn đề về môi trường Đặc biệt là nước thải tại KCN mà chủ yếu là từ các cơ sở chế biến thực phẩm, bên cạnh đó môi trường không khí xung quanh cũng bị ô nhiễm do các hoạt động xây dựng Quỹ đất nông nghiệp thu hẹp nhường chỗ cho các quy hoạch
về cụm công nghiệp nên môi trường sinh thái và chất lượng nước tại khu quy hoạch
sẽ thay đổi Dự đoán trong tương lai, khí thải và nước thải của các cơ sở sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường Do đó, trước khi cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở sản xuất, nhà quản lý nên xem xét về hệ thống xử lý nước thải và khí thải của những nhà máy này Hiện nay, chưa có nhiều cơ sở sản xuất xử lý nước thải đạt yêu cầu Mặc dù có nhiều cơ sở gây ô nhiễm môi trường bị xử lý triệt để, nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thanh kiểm tra để phù hợp với việc mở rộng các KCN
d Phát triển đầu tư xây dựng [1]:
Thành phố đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả Hiện nay, công tác giải phóng mặt bằng tích cực xúc tiến, các thủ tục, tiến hành thi công được đẩy nhanh Ước giá trị khối lượng thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
do địa phương quản lý trong tháng 12/2016 đạt 366,4 tỷ đồng Tiến độ giải ngân vốn ngân sách nhà nước địa phương theo Kế hoạch UBND thành phố giao đến ngày 23/12/2016 thực hiện 3.154,6 tỷ đồng, đạt 85,5% kế hoạch phân bổ
Trong 12 tháng năm 2016, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư 07 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký 223,9 triệu USD, điều chỉnh 01 dự
án tăng vốn đầu tư 1,1 triệu USD, lũy kế đến nay, thành phố có 74 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 643,5 triệu USD, doanh thu của các doanh nghiệp ước đạt
386 triệu USD Thành phố hiện có 15 chương trình, dự án vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong tháng 12/2016, ước giải ngân 8,2 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn ODA 6,7 tỷ đồng, vốn đối ứng 1,5 tỷ đồng), lũy kế đến nay, ước giải ngân 884,7 tỷ đồng (bao gồm nguồn vốn ODA 709,4 tỷ đồng; vốn đối ứng 175,3 tỷ đồng) Tiếp nhận từ nguồn viện trợ phi Chính phủ (NGO) 12 chương trình, dự án với tổng vốn 1,8 triệu USD (bao gồm vốn viện trợ 1,7 triệu USD, vốn đối ứng 0,1 triệu USD)
Về mặt kinh tế và phát triển xã hội thì phát triển đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
sẽ mang lại diện mạo mới cho thành phố nhưng mặt khác hoạt động trên có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực nên môi trường xung quanh sẽ bị tác động nhiều hơn,
Trang 26xuất giải pháp giảm thiểu
hệ cây xanh, thảm cỏ sẽ mất đi Một số công trình xây dựng không tuân thủ các quy định về BVMT và làm phát sinh một lượng bụi lớn ra môi trường, Mặc dù, thời gian qua thành phố đã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các công trình, phát hiện và xử
lý theo pháp luật nhiều công trình xây dựng trái phép, nhưng vẫn còn nhiều công trình gây ô nhiễm môi trường trầm trọng
e Nông nghiệp [1]:
Trồng trọt:
Diện tích lúa Đông Xuân 2016-2017 gieo trồng là 77.374 ha, đạt 89,2% kế hoạch, chậm hơn 9.354 ha so cùng kỳ (trong đó mở rộng 99 cánh đồng lớn với diện tích 19.982 ha, tăng 3.317 ha so với cùng kỳ) Diện tích gieo trồng cây hàng năm được 2.499 ha, tăng 753 ha so cùng kỳ Ngành nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân cải tạo vườn tạp, khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh, nâng cao chất lượng kết hợp với phát triển du lịch
Chăn nuôi:
Tổng đàn heo 161.195 con, vượt 27,9% kế hoạch, tăng 33,0% so cùng kỳ, đàn
bò hiện có 5.362 con, vượt 7,2% kế hoạch, tăng 4,1% so cùng kỳ; đàn gia cầm 2.060 ngàn con, vượt 0,3% kế hoạch, tăng 10,9% Hiện nay, đã có 19 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Trong tháng, không xảy ra dịch bệnh heo tai xanh và lở mồm long móng Đẩy mạnh công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh,
vệ sinh tiêu độc khử trùng, kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ gia súc gia cầm và kiểm dịch vệ sinh thú ý tại các siêu thị, chợ, điểm kinh doanh
Nuôi thủy sản:
Tổng diện tích nuôi thủy sản 8.421 ha, đạt 80,2% kế hoạch, giảm 23,0% so cùng kỳ, tổng sản lượng thủy sản nuôi ước thu hoạch 166.134 tấn, đạt 85,0% kế hoạch, tăng 3,6% Chú trọng phát triển các mô hình nuôi theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa thủy sản
f Thương mại- dịch vụ - du lịch [1]:
Với vị trí thuận lợi là trung tâm của vùng ĐBSCL, ngành dịch vụ phát triển nhanh theo hướng đa dạng hoá loại hình, tạo nên điểm nhấn khá ấn tượng làm sôi động kinh tế thành phố
Ngành du lịch của TP Cần Thơ thu hút du khách chủ yếu ở loại hình du lịch miệt vườn Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành, thanh tịnh của vùng sông nước, được thưởng thức trái cây và các món đặc sản
Hoạt động du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng , cơ sở lưu trú du lịch ngày càng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng Hiện nay, trên địa bàn TP Cần Thơ có khoảng 157 khách sạn (trong
đó có 2 khách sạn 4 sao), 378 nhà nghỉ - nhà khách Ước cả năm 2015, các doanh nghiệp du lịch đón phục vụ 106.000 lượt khách Trong đó, số khách quốc tế ước đạt 25.000 lượt khách, tăng 13,6% so với năm 2014 Các doanh nghiệp phục vụ 81.000 khách du lịch nội địa, tăng 3,8% so với năm 2014
Trang 27xuất giải pháp giảm thiểu
Hoạt động nội thương tiếp tục sôi động, bên cạnh các giải pháp, chính sách phù hợp của Chính phủ, thành phố tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất - nhà phân phối, hội chợ triển lãm, chương trình đưa hàng Việt về vùng ngoại thành… kết hợp với các hình thức khuyến mãi, chiêu thị của doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện ích… khuyến khích tiêu dùng, sức mua phục hồi nhanh vào những tháng cuối năm, tác động thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trường, hình thành ngày càng rõ nét là trung tâm phân phối lớn, hướng đến trở thành trung tâm thương mại của vùng ĐBSCL Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2015 là 55.321.504 triệu đồng Thực hiện tốt quản lý thị trường, giá cả hàng hóa và bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, các siêu thị, doanh nghiệp thực hiện tốt dự trữ hàng hóa để phục vụ nhân dân trong dịp các dịp lễ, tết, nguồn hàng cung ứng dồi dào, không xảy ra sốt hàng, tăng giá đột biến
Xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn ngay từ những tháng đầu năm, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực, mặt hàng thủy sản tiếp tục bị ảnh hưởng ngày càng tăng bởi rào cản thương mại từ nước nhập khẩu, mặt hàng gạo xuất qua đường tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn, góp phần tiêu thụ một lượng lớn lúa, gạo hàng hóa, nhưng không đem về ngoại tệ cho thành phố Đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chỉ có hai mặt hàng là gạo (820.630 tấn) và quần áo may sẵn (6.510 nghìn cái) có sản lượng xuất khẩu cao hơn
so với cùng kỳ năm ngoái
Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, với đường không, đường bộ và đường thủy ngày càng hoàn thiện, các phương tiện vận tải được trang bị ngày càng hiện đại theo hướng chất lượng cao, tăng cường kết nối dịch vụ du lịch, giao thương hàng hóa giữa vùng ĐBSCL với các địa phương trong và ngoài nước, hướng đến mục tiêu trở thành đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế Ước cả năm thực hiện vận chuyển hàng hóa 7.361 nghìn tấn, tăng 2,3% so năm 2014; vận chuyển 13.211 ngàn lượt hành khách; tổng số hàng hóa thông qua cảng biển năm 2015 ước đạt 565 nghìn tấn, tăng 1,07% so với năm 2014
Các loại hình dịch vụ khác tiếp tục phát triển đa dạng, nhất là dịch vụ bưu chính - viễn thông, nhà hàng - khách sạn, hoạt động các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn khoa học và công nghệ chất lượng ngày càng được nâng cao
j Hiện trạng sử dụng đất [1]:
Theo quyết định số 366/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ vào ngày 20/3/2009, trong kế hoạch phát triển vùng ĐBSCL, Cần Thơ được định hướng trở thành một thành phố công nghiệp vào năm 2020 Thành phố sẽ trở thành một trung tâm thương mại, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, sức khỏe và văn hóa ở vùng ĐBSCL
Mục tiêu sẽ chuyển TP.Cần Thơ từ thành phố nông nghiệp thành công nghiệp Với 140.895 ha đất tự nhiên, vào năm 2020 sẽ có 107.848 ha của đất nông nghiệp, giảm 7.117,29 ha so với năm 2013
Trang 28xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 2.4 Hiện trạng sử dụng đất TP Cần Thơ
(Nguồn: Cục thống kê TP.Cần Thơ, 2015)
2.2 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC
2.2.1 Giới thiệu chung [1]
a Khu công nghiệp Trà Nóc:
Có tổng diện tích là 300 ha, nằm cạnh quốc lộ 91A đi Kiên Giang, An Giang, cạnh bờ sông Hậu đi Campuchia và ra biển đông, cách sân bay Trà Nóc 2 km, cách cảng Cần Thơ 3 km, cách trung tâm TP.Cần Thơ 10 km về phía Bắc, được cung cấp đầy đủ dịch vụ về ngân hàng, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn TP.Cần thơ cũng là nơi cung cấp đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề phục vụ cho sản xuất công nghiệp KCN Trà Nóc được chia làm 2 khu vực:
Khu công nghiệp Trà Nóc 1: Có diện tích 135 ha, tọa lạc tại phường Trà Nóc,
Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ Khởi công từ năm 1955, đến nay hạ tầng kĩ thuật đã được xây dựng hoàn chỉnh như: giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước và bưu chính viên thông Tính đến nay đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp với khoảng 125 dự án
Khu công nghiệp Trà Nóc 2: Có diện tích 165 ha, tọa lạc tại xã Phước Thới,
Quận Ô Môn, liền kề với KCN Trà Nóc 1 Khởi công từ năm 2000, đến nay cơ sở hạ tầng đã được xây dựng, đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất để xây dựng nhà máy Tính đến nay đã lấp đầy khoảng 96% diện tích với 60 dự án
2.2.2 Các ngành nghề đầu tư của khu công nghiệp
Đất trồng cây lâu năm 16,15%
Đất lâm nghiệp
có rừng 0%
Đất nuôi trồng thủy sản 1,63%
Đất nông nghiệp 80,27%
Trang 29xuất giải pháp giảm thiểu
- Chế biến thực phẩm
- Sản xuất nước giải khát
Ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại
- Sản xuất linh kiện cơ khí, linh kiện ô tô xe máy, linh kiện điện tử
- Sản xuất khuôn đúc
- Gia công sản phẩm cơ khí
- Sản xuất phôi thép, thép tiền chế
- Sản xuất điện năng
- Sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa, nhựa simili, màng phim , bao bì nhựa, linh kiện nhựa, nam châm nhựa, sản phẩm cao su
b Ngành nông nghiệp
- Sản xuất phụ gia, chế phẩm sinh học
- Sản xuất đồ gỗ gia dụng
c Ngành xây dựng
- Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp
- Xây dựng kết cấu hạ tầng, dân dụng
d Ngành thủy sản
- Chế biến tôm đông lạnh
e Ngành khác
- In ấn
- Sản xuất bao bì các loại
- Sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy
- Sản xuất các sản phẩm từ than
- Kho bãi
2.3 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC
Trang 30xuất giải pháp giảm thiểu
Khí thải do hoạt động sản xuất của KCN Trà Nóc thường chủ yếu từ hoạt động giao thông trong KCN, khí thải từ dây chuyền công nghệ thì rất đa dạng phụ thuộc từng ngành nghề, khí thải từ việc vận hành máy móc đốt nguyên liệu: lò nung, lò đốt,
lò hơi, lò sấy sinh ra một lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính NO2, CO, PM10, SO2.
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng nhiên liệu được tổng hợp trong bảng sau
Trang 31xuất giải pháp giảm thiểu
2.3.2 Các biện pháp quản lý
- Bê tông hóa các tuyến đường vận chuyển
- Trồng cây xanh trong khuôn viên KCN để tạo bóng mát và ngăn bụi phát tán (69,87 ha cây xanh), chiếm 13,6 diện tích mặt bằng KCN
- Vận động các doanh nghiệp trong KCN thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng các phương tiện giao thông, có biện pháp che chắn nguyên vật liệu trong khi vận chuyển đúng quy định nhằm giảm thiểu khí thải và độ ồn phát sinh từ các phương tiện này
- Định kỳ hằng ngày, bố trí hệ thống tưới cây xanh, đường giao thông nội bộ để hạn chế tối đa bụi phát tán và cải thiện điều kiện vi khí hậu trong KCN
Trang 32xuất giải pháp giảm thiểu
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN
3.1.1 Sơ đồ quy trình
Đề tài được thực hiện theo quy trình nghiên cứu trong Hình 3.1 sau đây:
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình thực hiện
3.1.2 Thuyết minh quy trình
Quy trình thực hiện gồm các bước sau:
- Thu thập dữ liệu liên quan tới đề tài thực hiện bao gồm bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ, số liệu nguồn thải , dữ liệu khí tượng
Trang 33xuất giải pháp giảm thiểu
- Xử lý số liệu nguồn thải bằng cách tính toán tải lượng ô nhiễm của PM10, SO2,
CO, NO2 xử lý dữ liệu khí tượng (.dat) để làm dữ liệu đầu vào chạy mô hình AERMET, từ file có đuôi (.dat) vẽ được bản đồ hoa gió
- Sau khi chạy mô hình AERMET thành công sẽ cho kết quả là 2 file đuôi (.PFL) và file đuôi (.SFC), hai file này dùng để làm dữ liệu đầu vào để chạy mô hình AERMOD
- Dữ liệu đầu vào của mô hình AERMOD gồm hai tập tin khí tượng (.PFL) và (.SFC) để chạy mô hình, dữ liệu nguồn thải bao gồm các doanh nghiệp trong khu KCN Trà Nóc, điểm nhạy cảm, dữ liệu địa hình (Terrain)
- Chạy phần mềm Lakes AERMOD View thu được nồng độ các chất ô nhiễm không khí: PM10, SO2, CO, NO2 kiểm tra so với QCVN 05:2013/BTNMT về chất lượng không khí xung quanh để đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý
3.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Đề tài này được thực hiện bằng bốn phương pháp chính:
- Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp mô hình hóa
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Mục đích: Phương pháp này kế thừa kết quả nghiên cứu từ những người đi
trước và các số liệu thu thập các văn bản, báo cáo của KCN Trà Nóc làm nguồn dữ liệu đầu vào cho đề tài Các số liệu tác giả đã thu thập bao gồm:
- Thông số về dữ liệu khí tượng
- Đường kính ống khói của các nhà máy trong KCN
- Chiều cao ống khói các nhà máy trong KCN
- Lượng phát thải của các nhà máy trong KCN
- Hệ số phát thải của các loại nhiên liệu
- Nhiệt độ tại các nguồn thải
- Các điểm nhạy cảm
- Số liệu quan trắc chất lượng không khí xung quanh của khu vực nghiên cứu
- Thông tin về đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu
Trang 34xuất giải pháp giảm thiểu
- Các loại bản đồ, hình ảnh liên quan đến đề tài
3.2.2 Phương pháp thống kê xử lý số liệu
Mục đích: Xử lý các số liệu phù hợp để đưa vào mô hình, số liệu sau khi tính
toán được thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu sẽ được tác giả thực hiện sau khi thu thập dữ liệu
Các số liệu cần thống kê và xử lý sau khi thu thập dữ liệu:
- Số liệu tình hình kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu
- Số liệu quan trắc tại khu vực nghiên cứu
- Số liệu nguồn phát thải tại khu vực nghiên cứu
- Số liệu quan trắc chất lượng không khí tại khu vực nghiên cứu
Các số liệu cần thống kê và xử lý sau khi chạy mô hình:
- Số liệu nồng độ chất gây ô nhiễm (PM10, NO2, SO2, CO) được tính toán từ mô hình
3.2.3 Phương pháp mô hình hóa
Mục đích: Sử dụng mô hình Lakes AERMOD View để mô phỏng CLKK Tiến
hành gồm ba bước chính sau:
- Nhập đầy đủ các dữ liệu gồm: dữ liệu khí tượng, độ cao, đường kính, nhiệt độ, lượng phát thải, điểm nhạy cảm đã được thống kê và xử lý từ trước vào mô hình
- Tiến hành chạy mô hình
- Xuất ra kết quả, từ kết quả đưa ra nhận xét
3.2.4 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Mục đích: Xin ý kiến của các chuyên gia để có thể nhận xét được khách quan
chất lượng không khí tại khu vực mình khảo sát, và đánh giá được độ chính xác của đề tài
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia sẽ được tác giả thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu, cụ thể:
- Tham khảo ý kiến định hướng của cán bộ hướng dẫn
- Tham khảo các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để hoàn thiện đề tài
Trang 35xuất giải pháp giảm thiểu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN
4.1 XỬ LÝ DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CỦA MÔ HÌNH
9 Nhiệt độ thế thẳng đứng trong lớp 500m trên lớp biên
10 Chiều cao của lớp biên đối lưu
11.Chiều cao của lớp biên tạo ra
17 Hướng gió tương ứng với tốc độ gió
18 Chiều cao của gió (m)
19 Nhiệt độ (K)
20 Chiều cao của nhiệt độ (m)
Mô tả cụ thể cấu trúc dữ liệu của tập tin (* sfc), số thứ tự từ 1 đến 20 các số
Trang 36xuất giải pháp giảm thiểu
Hình 4.1 Cấu trúc dữ liệu của tập tin(* sfc)
Định dạng mặc định của tập tin (* pfl) bao gồm các số liệu sau:
1 Năm
2 Tháng
3 Ngày
4 Giờ
5 Chiều cao đo (m)
6 Là giá trị 1 nếu là mức độ (cao nhất), ngoài ra là giá trị 0
7 Hướng gió cho mức hiện tại (độ)
8 Tốc độ gió cho mức hiện hành
9 Nhiệt độ ở mức hiện tại (K)
10 Độ lệch chuẩn của hướng gió (độ)
11 Độ lệch chuẩn của tốc độ gió dọc
Mô tả cụ thể cấu trúc dữ liệu của tập tin (* pfl), số thứ tự từ 1 đến 11 các số
liệu tương ứng với thứ tự từ trái sáng phải ở Hình 4.2
Hình 4.2 Cấu trúc dữ liệu của tập tin (* pfl)