Khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm qua cũng có sự biến đổi theo thời gian, thể hiện ở xe thế tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một yếu tố khí hậu chủ yêu như nhiệt độ, lượng mưa, tần
Trang 1MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ ÁN 3
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 4
1.2.1 Vị trí địa lý 4
1.2.2 Đặc điểm địa hình 6
1.2.3 Đặc điểm khí hậu 8
1.2.4 Các hình thế thời tiết ảnh hưởng đến tỉnh Lâm Đồng trong năm 9
1.3 TỔNG QUAN VỀ MƯA 12
1.3.1 Lý thuyết về mưa, cường độ mưa, phân loại mưa, phương pháp dự báo mưa 12
1.3.2 Các nguyên nhân gây mưa 18
1.3.3 Các công trình nghiên cứu về mưa ở Lâm Đồng 18
1.4 TỔNG QUAN VỀ NHIỆT 24
1.4.1 Đặc trưng nhiệt ở tỉnh Lâm Đồng 24
1.4.2 Biến trình nhiệt ở tỉnh Lâm Đồng 24
CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU 26
2.1SỐ LIỆU SỬ DỤNG 2005 – 2015 26
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.2.1Phương pháp thu thập số liệu 27
2.2.2Phương pháp thống kê và xử lí số liệu 27
2.2.3 Phương pháp so sánh, đánh giá 31
Trang 2CHƯƠNG 3 :DIỄN BIẾN MƯA VÀ NHIỆT CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 32
3.1 DIỄN BIẾN MƯA VÀ NHIỆT CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 2005-2015 32
3.1.1 Diễn biến mưa 32
3.1.2 Diễn biến nhiệt 38
3.2 TÌNH HÌNH MƯA VÀ NHIỆT CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 2005-2015: 43
3.2.1 Xu hướng mưa 43
3.2.2 Phân tích các trường hợp mưa đặc biệt 43
3.2.3 Sự biến đổi khác thường về nhiệt của tỉnh 44
3.3 ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI VỀ MƯA VÀ NHIỆT CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG 2005-2015 44
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HRM (High resolution Regional Model)
ETA (Mô hình dự báo thời tiết hạn ngắn)
MM5 (Mesoscale Model 5)
ECMWF (Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu)
ORD (Ngày bắt đầu mùa mưa)
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Lâm Đồng(2005 - 2015) 9
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình nhiều năm ở Lâm Đồng(2005 – 2015) 9
Bảng 3.1 Tổng lượng mưa từng năm giai đoạn 2005 – 2015 ở Lâm Đồng 33
Bảng 3.2 Lượng mưa tháng trung bình nhiều năm giai đoạn 2005 - 2015 ở Lâm Đồng 34
Bảng 3.3 Số ngày mưa trung bình tháng và năm 36
Bảng 3.4 Số ngày mưa và cường độ mưa từ 2005-2015 ở Lâm Đồng 37
Bảng 3.5 Lượng mưa tháng lớn nhất giai đoạn 2005-2015 37
Bảng 3.6 Đặc trưng nhiệt độ 12 tháng trong năm ở Lâm Đồng 40
Bảng 3.7 Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất 12 tháng trong năm ở Lâm Đồng 41
Bảng 3.8 Biên độ ngày của nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm 43
Bảng 3.9 Thời gian bắt đầu mùa mưa tại Lâm Đồng từ năm 2005 – 2015 45
Bảng 3.10 Thời gian kết thúc mùa mưa tại Lâm Đồng từ năm 2005 -2015 46
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng 5
Hình 1.2 Bản đồ lưới trạm tỉnh Lâm Đồng và khu vực lân cận 6
Hình 1.3 Mực nước hồ Suối Vàng xuống thấp nhất so với nhiều năm qua 11
Hình 1.4 Biến động lượng mưa năm khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1951-2007 21
Hình 1.5 Biến trình nhiệt độ 12 tháng trong năm ở Lâm Đồng 25
Hình 1.6 Biến trình nhiệt độ trung bình năm từ năm 2005-2015 ở Lâm Đồng 25
Hình 3.1 Biến trình năm tổng lượng mưa giai đoạn 2005-2015 tại Lâm Đồng 33
Hình 3.2 Biến trình lương mưa 12 tháng trong năm giai đoạn 2005-2015 ở Lâm Đồng 34
Hình 3.3 Bản đồ phân bố tổng lượng mưa năm ở Lâm Đồng 35
Hình 3.4 Biến trình nhiệt độ trung bình năm từ năm 2005-2015 ở Lâm Đồng 38
Hình 3.5 Biến trình nhiệt độ không khí 12 tháng trong năm ở Lâm Đồng 39
Hình 3.6 Bản đồ phân bố ngày có nhiệt độ <15ºC ở Lâm Đồng 42
Hình 3.7 Biến trình nhiệt độ trung bình năm ở Lâm Đồng 2005-2015 47
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đồ án:
Trong những năm gần đây, Trái Đất ngày càng nóng lên toàn cầu, khí hậu có nhiều
sự biến đổi bất thường khó nắm bắt được tình hình chính xác đã ảnh hưởng rất lớn và ngày càng nghiêm trọng đến tự nhiên và đời sống con người
Mưa và nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên Thế Giới Vì vậy ở Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng ảnh hưởng bởi những biến đổi về khí hậu bất thường đó Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên em chọn đề tài “ Đặc điểm mưa và nhiệt tỉnh Lâm Đồng” để tìm hiểu
kỹ hơn về diễn biến của mưa và nhiệt của tỉnh Lâm Đồng nhằm phục vụ cho đời sống con người cũng như các hoạt động tự nhiên xã hội nơi này
3 Nội dung và phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung:
• Tổng hợp tài liệu liên quan đến đồ án
• Tìm hiểu về đặc điểm mưa và nhiệt tỉnh Lâm Đồng
• Tổng hợp số liệu về mưa và nhiệt giai đoạn 2005-2015
• Phân tích, so sánh, đánh giá diễn biến về các yếu tố mưa, nhiệt tỉnh Lâm Đồng
• Viết báo cáo
- Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: nghiên cứu mưa và nhiệt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
• Thời gian: đề tài lựa chọn giai đoạn nghiên cứu từ năm 2005-2015
Trang 74.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu
- Phương pháp so sánh, đánh giá
5.Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp thông tin có giá trị và độ tin cậy về số liệu mưa, nhiệt Góp phần giúp
người dân chủ động trong việc sản xuất, sắp xếp mùa vụ cây trồng, làm ăn hiệu quả hơn
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỒ ÁN:
Khí hậu là một thành phần của môi trường tự nhiên Các điều kiện tự nhiên của môi trường sống (nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió, mưa, nắng, mây, bức xạ, ánh sáng, ) luôn có quân hệ tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau, đồng thời có quan hệ với các thành phần khác của môi trường địa lý Mối quan hệ đó rất đa dạng, phức tạp, luôn luôn biến động theo thời gian và không gian, song chúng được phản ánh khá đầy đủ và sinh động bởi thời tiết, khí hậu Thông qua sự hiểu biết về khí hậu ở một nơi cụ thể, chúng
ta có thể hình dung được hình ảnh khái quát cảnh quan địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội
và nhân văn ở nơi đó
Khí hậu luôn có sự biến đổi theo thời gian ở các quy mô khác nhau Khí hậu thế giới đã biến đổi qua các thời đại địa chất, thời kỳ lịch sử và hiện đại Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, con người luôn tác động vào môi trường tự nhiên, trong đó có khí hậu Sự tác động này ngày càng mạnh mẽ và với quy mô không ngừng
mở rộng về không gian đã dẫn đến những thay đổi của cảnh quan địa lý và môi trường
tự nhiên, đặc biệt là về khí hậu Nói cách khác là trong môi trường sống của con người ngày nay, sự thâm nhập, đan xen của những yếu tố nhân tạo ngày càng mạnh mẽ Sự biến đổi khí hậu hiện đại xảy ra trong khoảng vài chục năm gần đây, đặc biệt là từ thời
kỳ tiền công nghiệp (nửa cuối thế kỷ 19), tiêu biểu là sự nóng lên toàn cầu do sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, kéo theo hàng loạt những biến động khác của môi trường
tự nhiên như sự dâng cao của mực nước biển trung bình, sự gia tăng thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sa mạc hóa, hiện tượng El Nino và La Nina v.v là những biểu hiện cụ thể về hậu quả an thiệp của con người vào môi trường tự nhiên, trong đó và trước hết
là khí hậu Một khi khí hậu xấu đi thì đất đai thoái hóa, khô cằn, nguồn nước cạn kiệt, cây cỏ khô héo, đa dạng sinh học bị suy giảm Khí hậu được khai thác hợp lý và bảo
vệ tốt thì đất đai trở nên màu mỡ, nguồn nước phong phú, cây cối tốt tươi, tính đa dạng sinh học được phát triển, đời sống con người được cải thiện, chẳng những đối với thế
hệ hiện nay mà còn cho các thế hệ tương lai
Trang 9Khí hậu Việt Nam trong khoảng 100 năm qua cũng có sự biến đổi theo thời gian, thể hiện ở xe thế tăng hay giảm qua từng thời kỳ của một yếu tố khí hậu chủ yêu như nhiệt độ, lượng mưa, tần số bão, tần số front lạnh Nhiều hiện tượng khí hậu dị thường như hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra Các hiện tượng El Nino, La Nina ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời tiết nước ta làm xuất hiện những cực trị khí hậu mới, nhất là trong vài thập kỷ gần đây
Nhiệt độ và lượng mưa là hai yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng của khí hậu của một khu vực Việc khai thác và sử dụng tài nguyên khí hậu đúng cách sẽ góp phần đóng góp to lớn cho sự phát triển của mỗi khu vực Nhưng để khai thác chúng một cách thuận lợi cũng như khắc phục được những hạn chế, bất lợi thì đòi hỏi mỗi người chúng ta phải có kiến thức hiểu biết và đặc điểm và quy luật biến đổi của các yếu tố khí hậu , nhằm biến chúng thành nguồn lực có lợi cho sự phát triển mà không đem lại ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất, đời sống và dân sinh Với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, sự biến động của các yếu tố khí hậu càng trở nên phức tạp đòi hỏi còn có những nghiên cứu nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về khí hậu từ đó vận dụng và đưa vào thực tiễn
Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố
tự nhiên khác nhau về khí hậu Xuất phát từ tình hình thực tế đó nên em chọn đề tài “ Đặc điểm mưa và nhiệt tỉnh Lâm Đồng” để tìm hiểu kỹ hơn về diễn biến của mưa và nhiệt của tỉnh Lâm Đồng nhằm phục vụ cho đời sống con người cũng như các hoạt động tự nhiên xã hội nơi này
1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG:
1.2.1 Vị trí địa lý:
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ Bắc và 107˚45’ kinh độ Đông, có diện tích 9.764,8km² , chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước
Trang 10- Phía đông giáp các tỉnh Khánh Hoà và Ninh Thuận
- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Lâm Đồng
Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Lâm Đồng, thị xã Bảo Lộc và 10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm,
Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông Với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47
xã vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn Thành phố Lâm Đồng là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng đông cách cảng biển Nha Trang 210Km
Trang 11Hình 1.2 Bản đồ lưới trạm tỉnh Lâm Đồng và khu vực lân cận
1.2.2 Đặc điểm địa hình:
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật
và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam
- Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao
từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m)
- Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m)
- Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên
Căn cứ vào độ cao, có thể chia ra 4 dạng địa hình:
- Địa hình núi
Trang 12Địa hình núi phân bố ở phía đông - đông bắc và kéo dài thành dải vòng xuống phía nam, chiếm khoảng 60% diện tích toàn tỉnh.Dạng địa hình này có độ cao trên 1.000m.Đỉnh núi và sông suối hẹp, sườn núi dốc trên 30º
Thung lũng có dạng chữ V, độ sâu phân cắt trung bình 200 - 300m Sông, suối phát triển chủ yếu theo dạng cành cây với mật độ từ 2,5 đến 4 km/km² Thực vật phát triển chủ yếu là cây lấy gỗ
- Địa hình cao nguyên
Địa hình cao nguyên phân bố thành từng vòm gần như nối tiếp nhau tạo thành dải ở gần trung tâm và chạy theo phương đông bắc - tây nam, chiếm khoảng 20% diện tích toàn tỉnh
Dạng địa hình này được thành tạo bởi bề mặt bóc mòn của dung nham bazan tạo nên những bồn, vòm tương đối bằng phẳng, lượn sóng và có biểu hiện phân bậc đánh dấu các giai đoạn phun trào Bậc 800 - 900m được cấu tạo bởi bazan và trầm tích đầm
hồ như vòm Bảo Lộc Bậc 900 - 1.000m cũng được cấu tạo bởi bazan, nhưng bị phân cắt bởi hệ thống suối cấp 1 và 2 có dạng tỏa tia (điển hình như các xã thuộc phía bắc
và nam Di Linh) Độ phân cắt thuộc kiểu địa hình này trung bình từ 0,8 đến 1,5 km/km2 tùy theo các loại bậc khác nhau Thực vật phát triển chủ yếu là cây công nghiệp dài ngày
Hai cao nguyên lớn là cao nguyên Lang Bian và cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc Cao nguyên Lang Bian có dạng thung lũng cổ, cao 1.600m xuống thấp 1.400m về phía nam, có những đỉnh sót cao trên 2.000m.Giới hạn của nó về các mặt tây, bắc và đông là các dãy núi hình cánh cung có độ cao gần 2.000m Bề mặt san bằng được tạo nên bởi đá phiến sét, cát kết, bột kết, sét kết, Trầm tích phun trào đã bị phân cắt mạnh tạo nên những dãy đồi kéo dài với sườn khá dốc
Cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc có dạng một thung lũng cổ hướng đông tây, cao từ 1.000m xuống 800m, bị bazan phủ với các núi cao 1.100 - 1.200m Vùng Bảo Lộc, ở độ cao khoảng 800m, phát triển các thung lũng khá rộng, sườn thung lũng lồi và góc dốc, phần chân đỉnh bằng và rộng Tiếp giáp với cao nguyên Di Linh -
Trang 13Bảo Lộc ở phía tây và nam là bán bình nguyên Sông Bé - Đồng Nai có độ cao 200 - 300m với các cánh đồng và một số đỉnh núi cao trên 300m
- Địa hình đồi
Địa hình đồi chiếm khoảng 17% diện tích toàn tỉnh, phân bố theo dải kéo dài ở phía tây - tây bắc và một phần ở phía nam Kiểu địa hình này có độ cao 800-1.000m và được cấu tạo bởi các đá xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn và trầm tích điệp La Ngà Đây là bề mặt bị phá hủy bởi các hệ thống suối cấp 1,2,3 còn sót lại làm cho bề mặt địa hình không liên tục, hẹp và lượn sóng Độ sâu phân cắt trung bình 120 - 130m.Độ dốc 25 - 30º Sông, suối phát triển theo dạng ô mạng, vuông góc hoặc song song và mật độ trung bình 1,5km/km² Thực vật phát triển chủ yếu là cây lấy gỗ và dây leo rậm rạp
- Địa hình thung lũng
Địa hình thung lũng chiếm khoảng 3% diện tích toàn tỉnh
Dạng địa hình thung lũng có dạng chữ U và chữ V, lòng máng trũng và mở rộng dạng địa hào.Thung lũng dạng chữ V phát triển trên các đá trước Kainozoi.Thung lũng dạng chữ U và lòng máng phát triển trên cao nguyên bazan có trầm tích trẻ lấp đầy.Thung lũng địa hào mở rộng được lấp đầy các trầm tích Đệ Tứ và Neogen.Bề mặt địa hình tạo bậc thềm và bãi bồi, địa chất
1.2.3 Đặc điểm khí hậu:
Với ưu thế về độ cao và quần hệ thực vật rừng, đặc biệt là rừng thông, Lâm Đồng
thừa hưởng khí hậu miền núi ôn hòa, dịu mát quanh năm
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm Nhiệt
độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 17-18,6°C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm
Trang 14Bảng 1.1 Nhiệt độ trung bình nhiều năm ở Lâm Đồng(2005 - 2015)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 TºC 18,1 18,3 18 18 18,1 18,6 18,1 18,5 18,4 18,2 17
Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm
85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân
Bảng 1.2 Lượng mưa trung bình nhiều năm ở Lâm Đồng(2005 – 2015)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
mm 140 143 180 131 154 168 138 155 161 173 163
1.2.4 Các hình thế thời tiết ảnh hưởng đến tỉnh Lâm Đồng trong năm:
• Dải hội tụ nhiệt đới có xoáy thuận nhiệt đới
Một trong những hình thế gây mưa lớn điển hình là dải hội tụ nhiệt đới, với các xoáy thuận nhiệt đới phát triển suốt từ mặt đất lên tới độ cao 500mb, với hình thế này thì chỉ riêng các xoáy thuận nằm trên dải hội tụ đã có khả năng gây mưa lớn, ngoài ra với đặc trưng của dải hội tụ là sự hội tụ của hai đới tín phong Đông Bắc ở trên cao và Tây Nam, khi dải hội tụ nhiệt đới hoạt động mạnh cũng đồng nghĩa với việc gió mùa Tây Namphát triển mạnh và nếu không có các xoáy thuận đi vào đất liền thì chính đới gió Tây Nam mạnh lên, đưa không khí nóng ẩm từ xích đạo hoặc từ bắc Ấn Độ Dương đến, gây mưa vừa, mưa to trong vài ngày, với tổng lượng mưa từ 150 – 200mm
• Gió mùa Tây Nam
Gió mùa Tây Nam là một trong những hình thế rất điển hình gây mưa lớn (chỉ xếp sau xoáy thuận nhiệt đới), với hình thế này khi xem xét tầng mặt đất có thể thấy sự đổi gió của tín phong Đông Bắc vượt xích đổi hướng thành gió mùa Tây Nam đi qua khu
Trang 15vực Singapo vượt biển đi lên và ở khu vực vịnh Bengan cũng có một trung tâm gió rất mạnh, với cường độ gió trung bình cao trên 10m/s
• Xoáy thuận nhiệt đới
Loại hình thế này thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, nhưng tháng 9và tháng 10
là nhiều nhất, khi ở phần giữa biển Đông, phía Tây kinh tuyến115º Đông xuất hiện một vùng xoáy thuận nhiệt đới đạt cấp áp thấp nhiệt đới hoặc bão Do tác dụng hútgió của xoáy thuận nhiệt đới đã lôi cuốn gió tây nam đang hoạt động ở vịnh Thái Lan mạnhlên xâm nhập vào Nam Bộ, cực nam của nam Trung Bộ và Tây Nguyên, gâyra mưa vừa, mưa to trong vài ngày
• Không khí lạnh kết hợp với gió Đông mạnh
Những đợt không khí lạnh tăng cường liên tiếp vào giai đoạn từ tháng 10 trở điluôn làm hình thành ở khu vực Đông Bắc của Biển Đông một trung tâm giómạnh, với tốc độ gió trung bình lớn hơn cấp 6 khiến không khí lạnh có khả năng xâmnhập sâu xuống phía Nam; với cường độ mạnh không khí lạnh phát triển lên tới độ caotrên 850mb tạo ra đới gió Đông Bắc đến Đông bao phủ khắp biển Đông thổi đến khuvực Tây Nguyên, tạo ra sự hội tụ, cộng thêm giai đoạn tháng 10 trở đi, trụccủa lưỡi áp cao cận nhiệt đới ngang qua khu vực Bắc Trung
Bộ, tín phong Đông Nam của rìa phía Nam lưỡi áp cao cận nhiệt đới đã tạo ra một vùng hội tụ gió mạnh ở khu vực ven biển Nam Trung Bộ và cả vùng Tây Nguyên, tạo ra những đợt mưa vừa, mưa to ở Tây Nguyên
Trang 16• Ảnh hưởng của El Nino đến thời tiết tỉnh Lâm Đồng mùa khô 2015-2016
Hình 1.3 Mực nước hồ Suối Vàng xuống thấp nhất so với nhiều năm qua
Nguồn: Báo Lâm Đồng
Trong năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có những đặc điểm cơ bản như:
- Nền nhiệt độ phổ biến đạt cao hơn một chút so với trung bình nhiều năm và cùng
kỳ năm trước từ 0,2 đến 0,4°C
- Hệ thống gió mùa Tây Nam hoạt động không mạnh, các hình thế gây mưa lớn ảnh hưởng tới khu vực Lâm Đồng ít hơn, bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực nước ta ít hơn so với nhiều năm
- Tổng lượng mưa năm trên địa bàn tỉnh phổ biến đạt thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 6,0 đến 28,7%, riêng một số nơi (Lâm Đồng, Di Linh, Nam Ban và Đạ Tẻh) đạt cao hơn từ 2,1 đến 14,3%
- Trong mùa mưa lũ (từ tháng 7 đến tháng 10), trên các hệ thống sông suối trong tỉnh xuất hiện từ 5 đến 11 trận lũ (chủ yếu là các trận lũ nhỏ và vừa) Tại trạm Thanh
Trang 17Bình (sông Cam Ly) đỉnh lũ cao nhất ở mức 833,46 mét (xuất hiện lúc 5 giờ ngày 2 tháng 10, đạt cao hơn báo động III: 0,46 mét), so với mực nước lớn nhất (lịch sử) ở mức thấp hơn 0,51 mét, so với mực nước lớn nhất cùng kỳ năm 2014 ở mức thấp hơn 0,30 mét.Trên các sông Đa Nhim, Đồng Nai chỉ xuất hiện các đợt lũ nhỏ Trong các tháng của mùa mưa lũ chính vụ (từ tháng 8 đến tháng 10), số trận lũ xảy ra trên các hệ thống sông, suối trong tỉnh đều ở mức nhỏ hơn so với trung bình nhiều năm
- Mực nước trên các hồ thủy điện lớn trong tỉnh như hồ Đại Ninh, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Hàm Thuận, Đa Mi đến thời điểm cuối tháng 12/2015 đều ở mức thấp hơn mực nước dâng bình thường từ 1,8 đến 9,6 mét, riêng hồ thủy điện Đa
Nhim ở mực nước dâng bình thường
1.3 TỔNG QUAN VỀ MƯA:
1.3.1 Lý thuyết về mưa, cường độ mưa, phân loại mưa, phương pháp dự báo mưa:
- Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có các dạng
như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết, sương Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa
- Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng
- Lượng mưa: là lượng nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó, đơn vị tính là
milimét Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận, trong một ngày đêm (tính từ 0 giờ đến 24 giờ) gọi là lượng mưa ngày, nếu thời đoạn tính toán
là một tháng, một năm ta có tương ứng lượng mưa tháng và lượng mưa năm
- Cường độ mưa là lượng mưa rơi trong một đơn vị thời gian, đơn vị tính là
milimét trong một phút (mm/min) hoặc milimét trong một giờ (mm/h)
- Phân loại mưa:
Trang 18Trong dân gian, mưa được phân thành mưa rào, mưa phùn, mưa ngâu
Trong khí tượng thủy văn thì mưa được phân theo mức độ lượng mưa
• Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 – 50 mm/24h
• Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 – 100 mm/24h
• Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h
Ngoài ra còn có các loại mưa: mưa axit, mưa bụi, mưa đá, mưa địa hình, mưa đối lưu, mưa front, mưa mòi, mưa ngâu, mưa nhân tạo, mưa phùn, mưa rào, mưa rươi, mưa xoáy thuận…(Nguồn: Khí hậu Việt Nam – Nguyễn Đức Ngữ)
- Phương pháp dự báo mưa
Dự báo mưa bằng phương pháp synop, mô hình số trị:
Có rất nhiều phương pháp để dự báo mưa, Ở châu Âu, cuối thế kỉ 19, ra đời phương pháp dự báo thời tiết nói chung và dự báo mưa nói riêng dựa vào bản đồ Synop Đây được xem là nền tảng của phương pháp dự báo thời tiết hiện nay Nghiên cứu các quá trình khí quyển vĩ mô: sự phát sinh, phát triển và dịch chuyển các vùng áp cao và áp thấp trong tương quan với sự phát sinh, dịch chuyển và tiến triển của các khối khí và front tạo thành giữa chúng; phân tích kết hợp giữa vật lý và các điều kiện địa lý riêng của từng địa phương Bao gồm cả phân tích định tính mưa lẫn định lượng (tính toán sự biến thiên của các yếu tố) Những số liệu quan trắc được từ hệ thống các trạm khí tượng, xây dựng nên các bản đồ hình thế synop, từ đó phát hiện các quy luật diễn biến thời tiết và hình thành các dự báo tình huống sẽ xảy ra trong một vài ngày tới, trong đó có mưa Ưu điểm của phương pháp này là dự báo được hạn dài, ít tốn kém, dự báo được cho một vùng rộng lớn Tuy nhiên phương pháp này có những hạn chế vì kết quả dự báo đưa ra chỉ định tính, kém chính xác về định lượng rất khó dự báo cho vùng hẹp
Phương pháp xu thế được sử dụng để xác định hướng và tốc độ của vùng mây và giáng thuỷ Năm 1930, Tor Bergeron đã đưa ra cơ chế hình thành mưa, lý thuyết này là
cơ sở rất có giá trị cho công tác dự báo mưa sau này Năm 1922 Lewis Fry Richardson
Trang 19đưa ra dự báo thời tiết (mưa) bằng quá trình số trị, miêu tả những số hạng nhỏ trong các phương trình động lực học chất lỏng có thể được bỏ qua để có thể tìm được nghiệm số Từ cơ sở lý thuyết này đã có rất nhiều mô hình dự báo thời tiết được ra đời như hệ thống mô phỏng khí quyển qui mô vừa, dự báo cho khu vực Nam Corolia - Mỹ,
mô hình HRM (High resolution Regional Model) là mô hình thuỷ tĩnh, sử dụng hệ phương trình nguyên thuỷ, bao gồm đầy đủ các quá trình vật lý như: bức xạ, mô hình đất, các quá trình rối trong lớp biên, tạo mưa qui mô lưới, đối lưu nông và đối lưu sâu
Và mô hình dự báo thời tiết bất thủy tĩnh ETA ( được phát triển trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa hai cơ quan khí tượng Nam Tư và Mỹ từ trước năm 1987) ETA
sử dụng hệ phương trình nguyên thủy bất thủy tĩnh viết trên hệ tọa độ cầu với đầy đủ các tham số hóa vật lý như đối lưu, lớp biên, vi vật lý mây, bức xạ và mô hình đất Theo không gian, mô hình ETA sử dụng lưới sai phân xen kẽ Arakawa-E trong đó các biến vô hướng được xen kẽ và lệch đi nửa bước lưới so với các biến có hướng Cùng với ETA hiện nay mô hình dự báo mưa cũng đang được sử dụng phổ biến đó là mô hình khí tượng động lực quy mô vừa thế hệ thứ 5- MM5( của Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ (NCAR) và Trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania Mỹ
( PSU ) Mô hình MM5( Mesoscale Model 5) đang được Cơ quan Khí Tượng Hoa Kỳ,
NASA và nhiều trường đại học trên thế giới (Hoa Kỳ, Âu Châu, Hồng Kông và Đài Loan) dùng để dự báo mưa
Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) từ rất sớm đã phát triển các
mô hình dự báo bằng phương pháp số, và khi có những số liệu về thám sát vệ tinh, ảnh radar thời tiết thì phương pháp số càng được phát triển và luôn có những bước cải tiến
Từ thời kỳ 1984-1985 đã có những cải tiến to lớn như: đưa vào tham số hóa đối lưu (TSHĐL) mây tích nông không mưa, xem lại tham số hóa đối lưu mây tích sâu (tức là đánh giá lại tham số ẩm), sơ đồ phủ mây mới để tính bức xạ và tăng độ phân giải ngang Những kết quả thay đổi này cho thấy TSHĐL mây tích nông đã làm tăng thông lượng ẩm đi từ lớp biên vào các lớp cao hơn, nguồn ẩm tăng lên này cùng với biến đổi
sơ đồ Kuo, tăng chất lượng trường số liệu ban đầu đã tạo ra lượng mưa dự báo lớn hơn
và phân bố mưa thật hơn theo vĩ độ địa lý Cho đến nay ECMWF phát triển hệ thống
dự báo tích hợp (Intergrated Forecasting System-IFS) với các mô hình thành phần như các mô hình về động lực khí quyển (Dynamic of the atmosphere) và các quá trình vật
Trang 20lý xảy ra như: sự hình thành mây, các quá trình khác xảy ra trên trái đất có ảnh hưởng đến thời tiết Hệ thống đưa ra rất nhiều sản phẩm dự báo từ quy mô vùng đến quy mô khu vực, với thời gian dự báo hạn ngắn 24h, 48h đến tuần, tháng, thậm chí 3 tháng Sản phẩm dự báo của ECMWF được nhiều nước trong khu vực và trên thế giới sử dụng, trong đó có Việt Nam
Dự báo mưa bằng phương pháp viễn thám (radar thời tiết):
Bên cạnh những phương pháp dự báo mưa truyền thống, dự báo mưa bằng radar là phương pháp hiện đại, linh hoạt cho phép nhiều thông số đáp ứng công tác dự báo,hoàn toàn có thể dự báo lượng mưa của khu vực với độ chính xác cao về thời điểm mưa, về thời gian, cường độ Hiện nay nhiều nước trên thế giới coi radar là thiết bị không thể thiếu trong nghiệp vụ dự báo thời tiết, nhất là đưa ra các bản tin dự báo cực ngắn (nowcasting), dự báo thời gian bắt đầu, kết thúc mưa cho một địa điểm
Các tác giả Marx, Bar’dossy và J.Seltmann thuộc trung tâm nghiên cứu Karlsruhe, Viện nghiên cứu khí tượng, khí hậu, trường đại học Stuttgart, Đức đã thực hiện công trình nghiên cứu khoa học ước lượng mưa từ radar thời tiết để đưa vào mô hình thuỷ văn Các tác giả đã chọn vùng nghiên cứu có bán kính 40km quanh trạm radar, sử dụng hệ thống đo mưa trên mặt đất, tính quan hệ Z/R (độ phản hồi vô tuyến mưa với lượng mưa) sau đó đưa ra hệ số hiệu chỉnh.Cặp hệ số a, b phù hợp là
Trong vùng nhiệt đới Rosenfeld đưa ra công thức:
(1.2)
Theo Batan , Doviak Zrníe thì khi ước lượng cường độ mưa rào theo độ phản hồi
vô tuyến từ mây đối lưu nên sử dụng công thức:
(1.3)
Còn theo các tác giả M.C Llasat, T.Rigo, M.Ceperuelo, A.Barrera thuộc Phòng khí
2 , 1
250R
Z
4 , 1
300R
Z
Trang 21tượng và thiên văn học, khoa vật lý, đại học Barcelona đã ước lượng mưa đối lưu, so sánh lượng mưa đo từ radar khí tượng với mạng lưới đo mưa tự động; Các tác giả Phòng thuỷ lợi, kỹ thuật nông nghiệp và thổ nhưỡng học, đại học nông nghiệp, Hy Lạp
đã sử dụng radar thời tiết để dự báo lũ quét rất hiệu quả ; các tác giả A.M.Ppeder, M.Haile và A.J.Thorpe thuộc Phòng khí tượng, Đại học Reading, Anh sử dụng radar
để dự báo thời gian cực ngắn và dự báo mưa trên quy mô lưu vực, và cũng từ dữ liệu mưa đo được từ radar thời tiết, nhóm tác giả thuộc viện nghiên cứu thủy lợi Cộng hòa Séc sử dụng radar dự báo mưa tiếp đó là dự báo lũ quét Nhóm tác giả thuộc Viện khí tượng Hoàng gia Bỉ có những nghiên cứu kết hợp giữa radar thời tiết với hệ thống trạm quan trắc mưa mặt đất để dự tính toán thủy văn cho vùng Walloon thuộc nước này, số liệu mưa radar cũng được hiệu chỉnh với mưa mặt đất để tính ra hệ số chênh lệch, sau đó đưa vào các mô hình thủy lực để tính toán, dự báo lũ
Dự báo mưa thường:
Mưa thường là mưa rơi từ các đám Ns, As nên thường xảy ra trên mô ̣t vùng rô ̣ng
lớ n Mưa thường có thể xảy ra trong front hay trong khối không khí Những điều kiê ̣n xuất hiện mưa thườ ng là đô ̣ ẩm không khí cao và không khí bi ̣ la ̣nh đi trên mô ̣t phạm
vi không gian rộng lớn Loại mưa này không có sự diễn biến hàng ngày rõ rê ̣t
Nguồn cung cấp ẩm cho không khí để duy trì mưa là bình lưu ẩm và sự bốc hơi của nước mưa vào không khí
Bình lưu nóng cũng tạo điều kiện thuâ ̣n lợi để duy trì mưa.Bởi vì khối không khí
nóng khi đi qua mô ̣t khu vực tương đối la ̣nh hơn sẽ làm không khí la ̣nh đi, ta ̣o điều kiện lợi cho hơi nước ngưng kết
Mưa thường trong front quan sát thấy ở vùng front nóng, front la ̣nh loa ̣i 1 và front
cố tù nóng Những vùng mưa thường trong front được thể hiện rõ trên bản đồ synop bề
mặt, ở gần các front khí quyển Những vùng này được quan sát thấy liên tu ̣c từ lúc front xuất hiê ̣n lúc biến đi Vì vâ ̣y, viê ̣c dự báo những vùng mưa thường trong front
Trang 22trên bản đồ synop gắn liền với việc dự báo sự di chuyển và tiến triển của các cơ cấu khí áp và front
Mưa bên trong khối không khí chủ yếu là mưa phùn hay nói chung là mưa nhỏ Chú ng đă ̣c trưng cho khối không khí ổn đi ̣nh đang bi ̣ la ̣nh đi bên trên mă ̣t đê ̣m la ̣nh và thường xảy ra về mùa đông Khả năng xảy ra mưa nhỏ không những chỉ do bình lưu nóng mà còn do những dòng thăng có trâ ̣t tự trong các xoáy nghi ̣ch đang tan rã
Dự báo mưa rào và dông:
Mưa rào và dông xuất hiê ̣n khi có mây đối lưu phát triển ma ̣nh.Vì vâ ̣y, viê ̣c dự báo mưa rào gắn liền với viê ̣c xác đi ̣nh khả năng hình thành tầng kết nhiết bất ổn đi ̣nh cần thiết để mây đối lưu hình thành.Mưa rào, cũng như mưa thường, có thể là mưa trong khối không khí hoă ̣c trên front Trong cả hai trường hợp này, vai trò của tầng kết nhiệt
và đô ̣ ẩm không khí có tính quyết định
Khả năng xuất hiện mưa rào phu ̣ thuô ̣c khá rõ rê ̣t vào thời gian trong ngày Mưa đối lưu hay xảy ra nhất từ 15 - 18 giờ, tức là sau lúc cực đa ̣i ban ngày của nhiê ̣t đô ̣ Mưa đối lưu xuất hiê ̣n ở mô ̣t nơi nào đó bên trong khối không khí bất ổn đi ̣nh hay ở gần front thường có tính quán tính Chúng thường xảy ra trong mấy ngày liền, chuyển dịch tương ứng với đă ̣c điểm di chuyển của các khối không khí và front.Mưa đối lưu sẽ kết thúc khi lượng hơi nước trong khối không khí giảm đáng kể hoă ̣c khi gradient nhiệt đô ̣ thẳng đứng trong khối không khí giảm đi
Dự báo mưa lớn diện rộng
Mưa lớn diện rộng là mưa có lượng lớn, xảy ra tương đối đều ở trên một phạm vi rộng lớn Thực tế, người ta xem đó là hiện tượng mưa hình thành trong một hệ thống thời tiết có quy mô vừa hoặc quy mô lớn, với lượng mưa ngày đo được từ 20mm trở lên, ở trên ít nhất một nữa số trạm của khu vực mưa
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình nên mưa lớn diện rộng không thể thoát ra ảnh hưởng của gió mùa Nó chính là mưa của các đới gió mùa khi
Trang 23có tác động của địa hình hoặc của các cơ cấu hội tụ của hoàn lưu gió mùa và đặc biệt
là khi có nhiễu động xoáy thuận đồng thời nảy sinh trong đó
1.3.2 Các nguyên nhân gây mưa:
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh.Khi có quá nhiều giọt nước hình thành ở mây, lâu ngày các đám mây càng nặng (do những giọt nước quá nhiều) sẽ rơi xuống tạo thành mưa Mưa là một thành phần chính của chu trình nước và chịu trách nhiệm cho việc lắng đọng hầu hết nước ngọt trên trái đất Nó cung cấp điều kiện phù hợp cho nhiều loại hệ sinh thái, cũng như nước cho các nhà máy thuỷ điện và thủy lợi
Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu trình thủy học trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển
1.3.3 Các công trình nghiên cứu về mưa ở Lâm Đồng:
Những tìm hiểu về mưa ở Lâm Đồng trong các nghiên cứu trước đây:
“Sự biến đổi của ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên và khả năng dự báo”
Tác giả: Phan Văn Tân, Phạm Thanh Hà, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Đăng Hiệp, Ngô Đức Thành
Phương pháp: Xây dựng phương trình dự báo ngày bắt đầu mùa mưa
Đánh giá khả năng dự báo hạn mùa ORD cho khu vực Tây Nguyên từ sản phẩm
mô hình số là một trong những mục tiêu chính của nghiên cứu này Do ORD không phải là sản phẩm dự báo của mô hình nên bài toán dẫn đến việc xây dựng phương trình
mô tả mối liên hệ giữa yếu tố dự báo ORD và các biến đầu ra của mô hình có thể làm nhân tố dự báo Các nhân tố dự báo được lựa chọn dựa trên mối quan hệ tương quan giữa ORD và các trường quy mô lớn Như là thử nghiệm đầu tiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả chọn ra 3 trường là PMSL, U850 và SST từ số liệu CFSR 0.5 của các
Trang 24tháng 1-4 Trên cơ sở đó bằng phương pháp phân tích thành phần chính, các nhân tố
dự tuyển sẽ được xác định Phương trình dự báo cuối cùng sẽ được xây dựng bằng phương trình hồi quy từng bước trong đó các nhân tố dự báo sẽ được tuyển chọn từ bộ nhân tố dự tuyển
Kết quả: Trong nghiên cứu này, sử dụng các chuỗi số liệu lượng mưa ngày thời kỳ
1981-2010 từ 10 trạm quan trắc khí tượng trên khu vực Tây Nguyên, nhóm tác giả đã tiến hành xác định ngày bắt đầu mùa mưa theo 4 chỉ tiêu khác nhau, đồng thời khảo sát
xu thế biến đổi cũng như tính dự báo được của ngày bắt đầu mùa mưa (ORD) ở đây Kết quả nhận được cho phép rútra một số nhận xét sau:
1) ORD tính theo các chỉ tiêu khác nhau chênh lệch nhau khá lớn Trong bốn chỉ
tiêu được khảo sát, hai chỉ tiêu S-Z và Z-VN cho kết quả gần tương đương nhau với ORD sớm hơn hai chỉ tiêu S-S1 và S-S ORD tính theo hai chỉ tiêu S-S1 và S-S dường như phù hợp với thực tế hơn khi so sánh biến trình năm của lượng mưa và lượng bốc hơi ngày Sự điều chỉnh S-S thành S-S1 tạo ra mối ràng buộc chặt hơn về phân bố không gian nên cho kết quả sát hơn với thực tế.Mặc dù vậy, có lẽ cần có những khảo sát sâu hơn để đảm bảo tính chắc chắn của các chỉ tiêu sẽ được áp dụng
2) Ngày bắt đầu mùa mưa ở Tây Nguyên không diễn ra đồng thời trên toàn khu vực
mà thường đến sớm hơn ở phía nam, sau đó đến phía bắc và muộn nhất ở vùng trung Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột) Chênh lệch của ORD giữa các vùng vào khoảng một tuần ORD ở phía nam và phía bắc Tây Nguyên có xu thế đến sớm hơn, khoảng 5-7 ngày/thập kỷ, trong khi ở miền trung gần như không có xu thế
3) Quan hệ tương quan giữa ORD ở Tây Nguyên và SST, U850 và PMSL ở một số
trung tâm khá cao Sự biến thiên của SST, U850 và PMSL ở các trung tâm này có thể
là là những nhân tố chi phối các quá trình nhiệt động lực khí quyển liên quan đến sự
mở đầu mùa mưa ở Tây Nguyên.Tuy nhiên, để có thể l giải đầy đủ vấn đề này cần thiết phải có những nghiên cứu, khảo sát sâu hơn
4) Việc sử dụng phân tích thành phần chính các trường SST, U850 và PMSL làm
nhân tố dự báo ban đầu kết hợp với thủ tục lọc nhân tố bằng phương pháp hồi qui từng bước để xây dựng phương trình dự báo ORD cho Tây Nguyên và kết quả đánh giá sai
Trang 25số cho phép nhận định rằng vấn đề dự báo ORD là hoàn toàn có thể thực hiện được Sai số dự báo ORD khá nhỏ và không biến động nhiều.Trong tương lai, việc sử dụng sản phẩm dự báo của mô hình số làm nhân tố dự báo để dự báo hạn mùa ORD cho Tây Nguyên là hoàn toàn khả thi
“Nghiên cứu biến động lượng mưa giữa các năm cho các khu vực Việt Nam”
Tác giả: Bùi Thị Hồng Trang
Phương pháp: Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê khí
hậu (phương trình hồi quy tuyến tính) kết hợp với công cụ tính toán và hiển thị Ferret, CDO, NCO (netCDF operator:http://nco.sourceforge.net/ ) và một số công cụ tính toán khác làm việc trên tệp số liệu netcdf đã hỗ trợ đắc lực để diễn tả biến động lượng mưa giữa các năm cũng như tác động của ENSO đến biến động này cho Việt Nam nói chung và 7 vùng khí hậu nói riêng trong đó có Tây Nguyên
Kết quả: Hình dưới cho ta xu thế biến động lượng mưa khu vực Tây Nguyên giai
đoạn 1951-2007 Cũng như khu vực Nam Trung Bộ, xu thế biến động lượng mưa cho Tây Nguyên thể hiện xu thế tăng của lượng mưa.Đặc biệt trong giai đoạn 1960-1990
có sự tăng mạnh lượng mưa cực đại (có giai đoạn mưa cực đại đạt 1800 mm/năm).Giai đoạn 2001-2007 thể hiện xu thế tăng lượng mưa trên khu vực
Trang 26Hình 1.4 Biến động lượng mưa năm khu vực Tây Nguyên giai đoạn 1951-2007
Sự chuyển dịch mùa qua từng giai đoạn thể hiện rất rõ qua phân bố lượng mưa kinh tuyến cho từng giai đoạn Sự mở rộng hay thu hẹp các tâm mưa cũng thể hiện rất rõ nét qua phân bố kinh hướng trung bình vĩ hướng Mùa mưa dịch chuyển từ phía tây khoảng kinh tuyến 102ºE sang bắt đầu từ đầu tháng V Thời gian bắt đầu mùa mưa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn tùy theo từng giai đoạn nghiên cứu
“Mô phỏng đợt mưa lớn từ ngày 09-13/08/2013 ở Nam Bộ và Nam Tây Nguyên bằng mô hình WRF”
Tác giả: Trần Duy Thức, Vũ Văn Thăng, Vũ Thế Anh, Nguyễn Văn Hiệp
Trang 27Phương pháp: nhóm tác giả đã nghiên cứu phân tích các đợt mưa lớn sử dụng các
sản phẩm đầu ra của mô hình WRF, số liệu quan trắc và các thông tin synop…Hai thí nghiệm được thực hiện là mô phỏng có địa hình và không có địa hình
Kết quả: Dựa vào kết quả thu được rằng khi loại bỏ địa hình lượng mưa giảm đi
đáng kể khoảng 50% so với trường hợp có địa hình, tốc độ gió ở một số khu vực địa hình cao cũng thay đổi đáng kể Do đó địa hình kết hợp gió Tây Nam mạnh mang nhiều hơi ẩm kết hợp hiệu ứng cưỡng bức địa hình là nguyên nhân chính gây ra đợt mưa lớn này Khả năng mô phỏng mưa của mô hình WRF trong đợt mưa lớn từ ngày 09-13/08/2013 so với thực tế là khá tốt, tương đối phù hợp với kết quả quan trắc từ các trạm mặt đất Địa hình đóng góp một vai trò quan trọng trong việc gây ra mưa lớn, nhờ hiệu ứng chặn và nâng gây mưa cho dòng không khí từ ngày 09-13/08/2013
“Biến đổi khí hậu ở Việt Nam: Một số kết quả nghiên cứu, thách thức và cơ hội trong hội nhập quốc tế”
Tác giả:Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành
Phương pháp: nghiên cứu xác định các bằng chứng, nguyên nhân gây biến đổi khí
hậu trong quá khứ và hiện tại, qua đó cung cấp thông tin cho nhóm bài toán giảm thiểu biến đổi khí hậu và đánh giá biến đổi khí hậu trong tương lai Đánh giá biến đổi khí hậu trong tương lai bao gồm việc xây dựng các kịch bản phát thải khí nhà kính, dự tính khí hậu tương lai bằng các mô hình khí hậu và xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu
Kết quả:
1) Khí hậu Việt Nam đã và đang biến đổi theo xu thế chung phù hợp với sự biến
đổi của khí hậu toàn cầu Trong nửa thế kỷ qua nhiệt độ trung bình năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã tăng khoảng 0.5ºC và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam Các yếu tố khí hậu cực trị (nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, độ ẩm tương đối cực tiểu) cũng có xu hướng tăng lên rõ rệt trên phạm vi cả nước
2) Đối với một số hiện tượng khí hậu cực đoan: Lượng mưa ngày cực đại và số
ngày mưa lớn, hạn hán cũng có xu thế tăng lên nhưng biến động mạnh theo không gian
và có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng khí hậu Tần suất bão hoạt động có xu hướng tăng lên ở các vĩ độ phía Nam