1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG Monopterus albus (Ziuew, 1793) TẠI TỈNH TRÀ VINH

91 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh.. Bước tiến về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghi

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NGHIÊN CỨU NTTS III

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG

Monopterus albus (Ziuew, 1793) TẠI TỈNH TRÀ VINH

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Hữu Khánh

Trà Vinh - 2016

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NGHIÊN CỨU NTTS III

BÁO CÁO TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG

Monopterus albus (Ziuew, 1793) TẠI TỈNH TRÀ VINH

Chủ nhiệm đề tài Cơ quan chủ trì đề tài

Nguyễn Hữu Khánh

Sở Khoa học và Công nghệ

Trà Vinh - 2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4

1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG 4

1.1.1 Vị trí phân loại 4

1.1.2 Hình thái cấu tạo 4

1.1.3 Phân bố 4

1.1.4 Dinh dưỡng 5

1.1.5 Sinh sản 5

1.1.6 Sinh trưởng 5

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG, NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 10

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 15

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 15

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG NHÂN TẠO 27

3.2 XÂY DỰNG 2 MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG NHÂN TẠO VỚI QUY MÔ 200 M2/MÔ HÌNH 28

3.2.1 Đặc điểm sinh sản lươn đồng trong điều kiện nuôi tại Trà Vinh 28

3.2.2 Kết quả thực nghiệm xây dựng mô hình sản xuất giống 38 3.3 KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM NUÔI THƯƠNG

Trang 4

3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 54

3.4.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất giống 54

3.4.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi thương phẩm 56

3.5 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT GIỐNG NHÂN TẠO VÀ QUY TRÌNH NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN THỰC TẾ TỈNH TRÀ VINH 57

3.5.1 Hoàn thiện quy trình sản xuất giống lươn đồng 57

3.5.2 Hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng 60

3.6 KẾT QUẢ TẬP HUẤN, CHUYỂN GIAO QUY TRÌNH 62

3.7 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI SO VỚI YÊU CẦU 63

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 65

4.1 KẾT LUẬN 65

4.2 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Tài liệu tiếng Việt 67

Tài liệu tiếng Anh 68

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Điều kiện tại các điểm được chọn thực hiện mô hình (7/2014) 27

Bảng 3.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của lươn đồng 30

Bảng 3.3 Các giai đoạn phát triển của trứng sau thụ tinh và lươn con 35

Bảng 3.4 Kết quả ấp nở trứng lươn Giá trị là trung bình ± độ lệch chuẩn 36

Bảng 3.5 Các yếu tố môi trường nước ở các bể cho sinh sản thuộc mô hình sản xuất giống tại Châu Thành 38

Bảng 3.6 Các yếu tố môi trường nước ở các bể cho sinh sản thuộc mô hình sản xuất giống tại Cầu Kè 39

Bảng 3.7 Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản đạt được ở các mô hình thực nghiệm sản xuất giống lươn đồng 41

Bảng 3.8 Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống từ lươn bột đến lươn giống 43

Bảng 3.9 Kết quả sản xuất giống ở các mô hình thực nghiệm 46

Bảng 3.10 Các yếu tố môi trường nước trong bể nuôi thương phẩm lươn đồng từ 10/2014 đến 10/2015 47

Bảng 3.11 Kết quả nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước ngọt 49

Bảng 3.12 Các yếu tố môi trường nước trong bể nuôi thương phẩm lươn đồng từ 10/2014 đến 4/2016 51

Bảng 3.13 Kết quả nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước lợ 52

Bảng 3.14 Hiệu quả kinh tế ở 2 mô hình thực nghiệm 55

Bảng 3.15 Hiệu quả kinh tế ở các mô hình nuôi thương phẩm 56

Bảng 3.16 Các nội dung cải tiến, hoàn thiện chính của quy trình sản xuất giống lươn đồng 58

Bảng 3.17 Các nội dung cải tiến, hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm 60

Bảng 3.18 Kết quả tập huấn nhân rộng mô hình và hội thảo khoa học 62

Bảng 3.19 Đánh giá chung về kết quả đề tài đạt được so với yêu cầu 63

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) 4

Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài 15

Hình 3.1 Tỷ lệ giới tính lươn ở các nhóm chiều dài khác nhau 29

Hình 3.2 Tiêu bản lát cắt một số giai đoạn phát triển tuyến sinh dục lươn 31

Hình 3.3 Tuyến sinh dục lưỡng tính có trứng giai đoạn III, IV 32

Hình 3.4 Buồng trứng giai đoạn IV, V và trứng mới đẻ 32

Hình 3.5 Hệ số thành thục của lươn cái 34

Hình 3.6 Các giai đoạn phát triển của trứng sau thụ tinh và lươn con 37

Hình 3 7 Một số hình ảnh sản xuất giống lươn 42

Hình 3.8 Một số hình ảnh ương giống lươn đồng 44

Hình 3.9 Bể nuôi thương phẩm lươn đồng 50

Hình 3.10 Thu hoạch lươn thương phẩm 54

Hình 3.11 Cơ cấu chi phí trong sản xuất giống lươn đồng 55

Hình 3.12 Cơ cấu chi phí trong nuôi thương phẩm lươn đồng 57

DANH MỤC MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT

HSTT: hệ số thành thục

TLS: tỷ lệ sống

FCR: hệ số tiêu tốn thức ăn

W TB lươn thu (g/con): khối lượng trung bình của lươn lúc thu hoạch (g/con) DWG (g/ngày): tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày)

W-SGR (%/ngày): tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày)

DLG (mm/ngày): tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/ngày)

L-SGR (%/ngày): tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày)

MH1, MH6: mô hình 1, mô hình 6

Trang 7

MỞ ĐẦU

Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) là đối tượng thủy sản có

giá trị kinh tế cao, thịt lươn giàu dinh dưỡng và được người tiêu dùng ưa chuộng Lươn đồng có thân tròn, hình dạng giống như rắn, không có vảy, không có vây ngực và vây bụng Vây đuôi và vây hậu môn liền nhau dưới dạng nếp da Lươn có miệng rộng và mắt nhỏ (Froese & Pauly 2012) Lươn phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Á, từ phía bắc Ấn Độ

và Miến Điện đến Trung Quốc, Nhật, Malaysia và Indonesia (Froese & Pauly

2012, Fuller et al 2012, Rainboth 1996) và Việt Nam Lươn có thể phân bố

tại Bangladesh (Froese & Pauly 2012), phần lãnh thổ châu Á của Nga và vùng

đông bắc Úc (Fuller et al 2012)

Nghề nuôi lươn đem lại thu nhập đáng kể, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân Do nhu cầu tiêu thụ lớn, giá bán cao

và nguồn lợi lươn khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt nên nghề nuôi thương phẩm lươn đồng đang được phát triển Nghề nuôi lươn thương phẩm được cho là một hoạt động kinh doanh có chi phí thấp, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi nhuận Hiện nay, lươn được nuôi ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Philippines, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam Ở Việt Nam, nghề nuôi lươn phát triển ở nhiều địa phương trên cả nước từ An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp đến Đồng Nai, Nghệ An Tuy hoạt động nuôi thương phẩm lươn đồng ở nước ta đang phát triển nhưng là tự phát, con giống cung cấp cho nuôi thương phẩm chủ yếu từ tự nhiên Con giống tự nhiên thường không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng do những tổn hại trong quá trình đánh bắt, vận chuyển và không đủ về số lượng

Tỉnh Trà Vinh có tiềm năng lớn về diện tích mặt nước để phát triển nuôi thủy sản, diện tích đất có khả năng đưa vào nuôi trồng thủy sản khoảng

Trang 8

đã có những thành tựu đáng kể, tuy vậy sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu tập trung ở các vùng nước mặn, lợ Trên địa bàn tỉnh đã có một số hộ nuôi thương phẩm lươn đồng từ con giống tự nhiên nhưng chưa có hiệu quả do lươn giống tự nhiên bị hao hụt nhiều, tỷ lệ sống thấp và không chủ động được nguồn cung ứng Do chưa chủ động được nguồn con giống sinh sản nhân tạo nên chưa thể phát triển nuôi rộng rãi đối tượng này cho dù đây là đối tượng mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định Xuất phát từ thực tế đó, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đề xuất

thực hiện đề tài: “Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm

lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) tại tỉnh Trà Vinh” để chủ động

nguồn lươn giống cho việc hình thành và phát triển nghề nuôi lươn ở tỉnh Trà Vinh Phát triển nghề nuôi lươn tại tỉnh Trà Vinh sẽ góp phần đa dạng đối tượng nuôi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong tỉnh

Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng nhằm góp phần hình thành và phát triển nghề nuôi lươn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Mục tiêu cụ thể cần đạt được như sau: + Xây dựng được 2 mô hình sản xuất giống lươn đồng, với quy trình sản xuất đạt: tỷ lệ thành thục lươn bố mẹ >80%, tỷ lệ sống đến cỡ giống (15 cm, 3 g/con) >70%, công suất trại giống đạt 50.000 con giống/mô hình, thời gian ương 2-3 tháng

+ Xây dựng được 3 mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước ngọt

+ Xây dựng được 3 mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước lợ với các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ít nhất bằng 80% so với mô hình nuôi nước ngọt

Để đáp ứng được các mục tiêu trên đề tài thực hiện các nội dung sau:

1 Điều tra, khảo sát chọn địa điểm xây dựng mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo

Trang 9

2 Xây dựng 2 mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo với quy mô

4 Đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của các mô hình thực nghiệm

5 Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh

6 Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng cho 300 lượt cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân ở địa phương để nhân rộng mô hình

Trang 10

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA LƯƠN ĐỒNG 1.1.1 Vị trí phân loại

Theo Frosese & Pauly (2012), vị trí phân loại của lươn đồng như sau:

Hình 1.1 Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793)

1.1.2 Hình thái cấu tạo

Lươn đồng có thân tròn, hình dạng giống như rắn, không có vảy, không

có vây ngực và vây bụng Vây đuôi và vây hậu môn liền nhau dưới dạng nếp

da Lươn có miệng rộng và mắt nhỏ (Froese & Pauly 2012)

1.1.3 Phân bố

Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) phân bố tự nhiên ở vùng

nhiệt đới, cận nhiệt đới Châu Á, từ phía bắc Ấn Độ và Miến Điện đến Trung

Quốc, Nhật, Malaysia và Indonesia (Fuller et al 2012, Froese & Pauly 2012,

Rainboth 1996) và Việt Nam Lươn có thể phân bố tại Bangladesh (Froese &

Trang 11

Pauly 2012), phần lãnh thổ châu Á của Nga và vùng đông bắc Úc (Fuller et

al 2012)

1.1.4 Dinh dưỡng

Lươn đồng là loài cá dữ, ăn thịt, hoạt động mạnh về đêm Lươn có phổ thức ăn rộng bao gồm: giun, ốc, tôm, tép, cá, ấu trùng chuồn chuồn, nòng

nọc (Hill & Watson 2007, Yang et al 1997) Khi thiếu thức ăn, lươn có thể

ăn thịt lẫn nhau Vào mùa sinh sản lươn hầu như không ăn

1.1.5 Sinh sản

Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) là động vật lưỡng tính cái

trước, đời sống sinh sản gồm 3 giai đoạn: cái chức phận-trung giới-đực chức phận Ở nhóm kích cỡ < 30 cm, lươn cái chiếm đa số và không có lươn đực Lươn lưỡng tính chiếm đa số ở nhóm kích cỡ 30-40 cm và 40-55 cm Ở nhóm lớn hơn 55 cm, lươn đực chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 47,2% Tỷ lệ các nhóm giới tính trong quần thể lươn có liên quan đến sự chuyển đổi giới tính của lươn từ cái sang đực Sự chuyển đổi giới tính của lươn là một quá trình phức tạp, ở giai đoạn nhỏ tất cả lươn đều là con cái, sau khi thành thục một số con cái chuyển thành con đực Những con đực này cũng có thể chuyển thành con cái khi mật độ con cái thấp (Crosier & Molloy 2002) Thời gian cần thiết cho quá trình chuyển đổi này khoảng 1 năm Trong giai đoạn chuyển đổi giới tính của lươn, thông qua thử nghiệm nhuộm màu phốt phát kiềm cho buồng trứng và tinh sào cho thấy các tinh nguyên bào ở con đực đều có nguồn gốc từ những

tế bào mầm nguyên thủy nằm trên màng của buồng trứng (Lu et al 2005)

1.1.6 Sinh trưởng

Chiều dài trung bình của lươn là 40 cm, con dài nhất được ghi nhận lên đến 100 cm (Frosese & Pauly 2012, Talwar & Jhingran 1991)

Lươn sống trong môi trường có pH trung tính, nhiệt độ thích hợp

Trang 12

sống khá đa dạng như: đầm lầy, nước tù đọng, ruộng lúa, sông suối, kênh, mương, ao, hồ tự nhiên hay nhân tạo…với độ sâu nhỏ hơn 3 m Lươn có khả năng chịu được lạnh và sống được trong môi trường nước lợ Đặc biệt, lươn

có khả năng đào hang sâu đến 1,5 m cũng như khả năng di chuyển trên cạn (Froese & Pauly 2012, Rainboth 1996)

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT GIỐNG, NUÔI THƯƠNG PHẨM LƯƠN ĐỒNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Các nghiên cứu về lươn đồng chủ yếu tập trung về nghiên cứu cấu tạo hình thái, sinh lý, sinh thái, điều khiển bệnh, di truyền ở mức độ phân tử và tế

bào, đa dạng nguồn gen (Lu et al 2005, Wei et al 2006, Tao et al 1993, Tang et al 1974, Chen et al 1968…) Nghiên cứu về nuôi và sinh sản nhân

tạo đối tượng này còn hạn chế do đặc tính đào hang, thở khí trời và có hiện tượng chuyển đổi giới tính trong suốt quá trình thành thục Lươn được nuôi phổ biến khắp Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua từ nguồn giống tự nhiên

và sinh sản tự nhiên Cho đến nay thì việc nghiên cứu cũng như trong thực tiễn sản xuất về sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm lươn ở quốc gia này

có nhiều tiến bộ đáng kể (Wei et al 2006) Nghiên cứu sinh sản nhân tạo lươn

đồng có sử dụng kích dục tố được tiến hành từ đầu thập niên 80 nhưng vẫn chưa thể áp dụng được Yang (2005) báo cáo lại kết quả nghiên cứu của Liu (tiến hành trong khoảng 10 năm từ 1995-2005) cho thấy sinh sản nhân tạo lươn đồng bằng phương pháp tiêm kích dục tố không mang lại hiệu quả do tỷ

lệ sống thấp (chỉ khoảng 20%) nên chi phí sản xuất cao

Về hình thức nuôi vỗ thành thục, lươn có thể được nuôi bằng lồng đặt trong ao có trồng thực vật thủy sinh phía trên làm vật liệu trú ẩn cho lươn

(Yuan et al 2011) hoặc nuôi vỗ trong bể không có vật liệu trú ẩn (Zhou et al

2011), bể có vật liệu trú ẩn là mô đất hoặc dây nylon (Đỗ Thị Thanh Hương

và cộng sự 2008) Kích cỡ lươn nuôi vỗ trung bình là 67,4 g/con (Đỗ Thị

Trang 13

Thanh Hương và cộng sự 2008), 86 g/con nuôi vỗ trong 3 tháng (Đỗ Thị Thanh Hương và cộng sự 2010) hoặc lươn được nuôi từ kích cỡ nhỏ 9,5 g/con hoặc 15,5 g/con nuôi trong thời gian dài và theo dõi sự thành thục của chúng dưới các yếu tố nghiên cứu khác như hàm lượng protein, lipid có trong thức

ăn (Yuan et al 2011, Zhou et al 2011)

Về thức ăn trong quá trình nuôi vỗ thành thục, Zhou et al (2011) đã

nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần lipid lên tăng trưởng và hiệu quả sinh sản của lươn cái Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng của lipid trong khẩu phần ăn đến sự thành thục và sinh sản của lươn đồng nuôi Hệ số thành thục của lươn ở nghiệm thức dầu đậu phụng và nghiệm thức mỡ lợn chỉ đạt trung bình 3,73-3,86% so với 11,14%, 10,99%, 11,04%, 9,51% tương ứng

ở các nghiệm thức dầu cá, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, ARA + dầu đậu phụng Sức sinh sản tuyệt đối của lươn ở hai nghiệm thức này cũng thấp hơn so với ở các nghiệm thức còn lại, trung bình là 210 và 237 trứng/cá thể so với 372,

425, 380 trứng/cá thể ở các nghiệm thức dầu cá, dầu hạt lanh, dầu đậu nành

Ở nghiệm thức ARA + dầu đậu phụng, tuy sức sinh sản của lươn thấp hơn so với với 3 nghiệm thức dầu cá, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, chỉ đạt 273 trứng/cá thể nhưng tỷ lệ nở của trứng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại, 84,80% so với 72,87% (nghiệm thức dầu cá), 69,93% (dầu hạt lanh) và 56,93% (dầu đậu nành) Ở 2 nghiệm thức sử dụng dầu đậu phụng và mỡ lợn, lươn không sinh sản Từ kết quả trên cho thấy khẩu phần lipid tinh trong thức

ăn có ảnh hưởng đến sự thành thục của lươn đồng trong điều kiện nuôi vỗ Ngoài thành phần lipid tinh có trong thức ăn, hàm lượng protein trong thức ăn cũng có ảnh hưởng lớn đến sự thành thục của lươn đồng trong điều kiện nuôi

nhốt Yuan et al (2011) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng

thanh, chỉ số GSI và tỷ lệ giới tính của lươn đồng Thí nghiệm được lặp lại 3

Trang 14

400 g/kg vật chất khô Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng E2 và chỉ số GSI của lươn ở nghiệm thức 400 g protein/kg cao hơn có ý nghĩa so với các

ứng ở các nghiệm thức thí nghiệm theo hướng protein giảm dần là 572,9; 449,0; 391,3; 362,7; 319,9 và 3,7; 2,3; 1,7; 1,5; 1,1 Trong khi đó hàm lượng

T cao nhất ở nghiệm thức 100 g protein/kg Tỷ lệ lươn cái: lưỡng tính: lươn đực ở nghiệm thức 400 g protein/kg và 100 g protein/kg lần lượt là 77,3:17,4:5,3 và 15,9:47,6:36,5 Như vậy, khẩu phần cho ăn ít hàm lượng protein sẽ thúc đẩy sự chuyển đổi giới tính từ cái sang đực Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc ứng dụng vào sản xuất để góp phần chủ động lươn đực vốn rất khan hiếm trong quần đàn

Kết quả nghiên cứu của Xu và các cộng sự (2006) cho thấy Ovaprim

(sản phẩm tổng hợp gồm 20 microgram sGnRH-A và 10 mg Domperidon pha

loại chất tổng hợp, tương tự GnRH-Gonadotropin Releasing

Hormone-Hormon phóng thích kích dục tố), HCG (Human Chorionic Gonadotropine-

kích dục tố màng đệm) đều không hiệu quả trong việc kích thích lươn sinh

sản Tang et al (1974) khẳng định rằng việc dùng các hormon steroid sinh

dục đổi giới tính của lươn ở tất cả các pha trong đời sống sinh sản của nó đều không thành công

Guan và cộng sự (1996) công bố kết quả nghiên cứu thử nghiệm kích thích sinh sản nhân tạo lươn đồng bằng LHRHa ở 3 mức liều lượng khác nhau

thụ tinh của trứng (24,0-46,4%) giữa các nghiệm thức nghiên cứu Tỷ lệ đẻ của lươn ở cả ba nghiệm thức đều khá cao (62,5-75%) Tuy vậy, các tác giả này cũng khuyến cáo nếu ứng dụng vào sản xuất thì nên theo hướng sinh sản không dùng kích dục tố Việc sử dụng hormon để kích thích sinh sản hay chuyển giới

Trang 15

tính lươn đồng được cho là không khả thi trong sản xuất do cơ chế điều khiển giới tính rất phức tạp và chưa được hiểu đầy đủ

IIRR et al (2001) khẳng định rằng lươn đồng là đối tượng có thể sinh

sản tự nhiên trong điều kiện nuôi nhốt mà không phải sử dụng bất kỳ sự kích thích nào Bể nuôi sinh sản tự nhiên là bể có vật liệu trú ẩn là hỗn hợp các loại

vật liệu gồm bùn, rơm, phân bò và thân chuối (IIRR et al 2001) hoặc không

có vật liệu trú ẩn (Zhou et al 2011) Các thông tin về điều kiện bể sinh sản tự

nhiên của lươn chỉ là thông tin sơ lược, chưa có quy trình sản xuất giống lươn đầy đủ để áp dụng

Tình hình nghiên cứu nuôi thương phẩm: Nuôi lươn sau nhà được cho

là một hoạt động kinh doanh có chi phí thấp Nuôi lươn đồng được xem là dễ thực hiện và thu được nhiều lợi nhuận hơn một số dự án nuôi thủy sản quy mô

nhỏ khác (Lu et al 2005, IIRR et al 2001) Hiện nay, lươn được nuôi ở nhiều

quốc gia như Philippine, Thái Lan, Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam Về hình thức nuôi lươn ở Philippine cũng tương tự như ở nước ta là nuôi trong bể ximăng ngoài trời hay ao lót bạt Với nguồn giống được đánh bắt từ tự nhiên

được khối lượng 250g/con (chiếm 70%) Ngoài ra, nuôi lươn không cần thiết

bị, ao nuôi lớn và công thức thức ăn đắt tiền nên rất được khuyến khích phát triển Nuôi ghép lươn trong ruộng lúa cũng được tiến hành ở Trung Quốc nhằm tận dụng diện tích ruộng và tăng thu nhập, tuy nhiên nuôi trong ruộng cần một số kỹ thuật khác so với nuôi trong ao hay bể để đảm bảo cho cả lươn

và lúa đều phát triển tốt như chuẩn bị ruộng, bờ, điều tiết nước Theo thống

kê của tỉnh Hà Bắc-Trung Quốc, sản lượng lươn của địa phương này là 2.456 tấn chiếm 1% tổng sản lượng thủy sản nước ngọt (Xie & Li 2000) Ở Thái Lan, từ năm 1995-1999, sản lượng lươn nuôi tăng 539 lần Đặc biệt là năm

1999 sản lượng lươn đạt 539 tấn tăng hơn 34 lần so với năm 1998 (Thongrod

Trang 16

Bước tiến về khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng trên thế giới là việc tìm ra quy trình nuôi lươn sinh sản bán nhân tạo có hiệu quả kinh tế Đồng thời khẳng định việc kích thích sinh sản nhân tạo lươn theo các phương pháp thông thường dùng cho cá nước ngọt là không khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế Tuy vậy, trên thế giới cho đến nay chưa có công trình nào giới thiệu về mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng có hiệu quả ở quy mô sản xuất

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Một số tác giả như Ngô Trọng Lư (1992, 2007), Phạm Trang & Phạm Báu (2000), Việt Chương & Nguyễn Việt Thái (2007) đã xuất bản một số tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn, chủ yếu là tài liệu dịch từ tiếng Hoa, có đề cập đến việc sử dụng não thùy thể, HCG, LRHa để kích thích lươn đẻ Theo Ngô Trọng Lư (2007) thử nghiệm nuôi sinh sản lươn trước đây đã được Trạm

Nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng

Thủy sản I) thực hiện và thu được 300 lươn giống, cỡ 8-12 cm sau 2 tháng

nuôi từ 20 con lươn bố mẹ trong mùa sinh sản

Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học của Trường Đại học Cần Thơ đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và dinh dưỡng của lươn đồng tại Đồng bằng sông Cửu Long nhằm cung cấp thông tin cho việc phát triển kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cũng như làm

tư liệu cho giảng dạy Kết quả nghiên cứu khẳng định lươn là loài ăn động vật

thông qua chỉ số mối tương quan của chiều dài ruột (RLG-Relative Length of

Gut) có giá trị trung bình là 0,65, dao động từ 0,25 đến 1,03 Kết quả cũng

cho thấy, lươn cái có chiều dài cơ thể nhỏ hơn 30 cm, lươn đực >50 cm, những con lươn có kích thước từ 30-50 cm là những con lưỡng tính Lươn cái thành thục khi đạt chiều dài lớn hơn 25 cm, khối lượng trên 16 g và mùa vụ sinh sản tập trung vào mùa mưa Sức sinh sản của lươn dao động từ 143-

Trang 17

6.813 trứng/con mẹ (Nguyen Anh Tuan et al 2007, Lý Văn Khánh và cộng

sự 2008)

Đỗ Thị Thanh Hương và cộng sự (2008) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng HCG và LHRHa để kích thích lươn đồng sinh sản và có được thành công bước đầu Các tác giả đã thử nghiệm tiêm HCG ở liều lượng 1.000, 1.500, 2.000 IU/Kg và LHRHa 50, 100 và 150 µg/Kg Sử dụng phép tiêm một liều duy nhất và cùng liều lượng ở lươn đực, lươn cái cũng như lươn lưỡng tính Lươn bố mẹ được lấy từ các bể lươn đã được nuôi vỗ trước đó 3 tháng Lươn lúc bắt đầu nuôi vỗ có kích cỡ trung bình 67,4 g/con và được nuôi vỗ trong bể với hai nghiệm thức vật liệu trú ẩn là mô đất và dây nylon Sau khi tiêm, lươn được đưa vào bể cho sinh sản và có sự phân biệt nguồn gốc lươn nuôi vỗ để đánh giá sau này Mỗi nghiệm thức thí nghiệm gồm 8 con lươn và lươn ở nghiệm thức đối chứng được thả vào bể có nước chảy liên tục Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về thời gian hiệu ứng thuốc và tỷ lệ lươn

đẻ giữa 2 nghiệm thức nuôi vỗ, lươn nuôi vỗ trong bể dây nylon cho hiệu quả sinh sản cao hơn Các cá thể lươn nuôi vỗ trong bể dây nylon có tiêm LHRHa

và HCG 2.000 IU/Kg đã đẻ sau 2 tuần đưa vào bể sinh sản Hai ngày sau, nghiệm thức lươn nuôi vỗ trong bể đất có tiêm HCG 1.000, 1.500 IU/Kg, lươn bắt đầu sinh sản và ở nghiệm thức đối chứng lươn bắt đầu đẻ sau 4 tuần

Tỷ lệ đẻ cao nhất ở nghiệm thức tiêm LHRHa 150 µg/Kg đạt ¾ số cặp lươn cho đẻ Các tác giả trên bước đầu đưa ra nhận định LHRHa có tác dụng kích thích lươn đẻ tốt hơn HCG Tuy vậy, các thông tin trong bài báo này chỉ là thông tin bước đầu để tham khảo vì số lượng cá thể thí nghiệm ở mỗi nghiệm thức ít, chưa được lặp lại Ở một nghiên cứu khác, Đỗ Thị Thanh Hương và cộng sự (2010) cho rằng trong quá trình nuôi vỗ lươn nếu có tiêm dẫn bằng HCG và có phun mưa thì hệ số thành thục của lươn đạt 3,10% cao hơn nhiều

so với các nghiệm thức không phun mưa-không tiêm dẫn (0,66%) và phun

Trang 18

nuôi vỗ ở các thí nghiệm có trùng với mùa vụ sinh sản hay không nên không thể so sánh với các kết quả do chính chúng tôi thực hiện, lươn đạt được hệ số thành thục 6,6% sau 3 tháng nuôi vỗ mà không sử dụng bất kỳ biện pháp kích

thích nào (Nguyễn Hữu Khánh và cộng sự 2010)

Từ năm 2008, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III đã thực hiện nhiều thí nghiệm sản xuất giống lươn đồng theo hướng nhân tạo nhưng không

có sử dụng kích dục tố để kích thích lươn sinh sản Đến cuối năm 2009, công nghệ sản xuất giống lươn đồng đã được nghiên cứu thành công với tỷ lệ đẻ

>50% và tỷ lệ sống trung bình của lươn giống đạt >60% (Nguyen Huu Khanh

& Ho Thi Bich Ngan 2010) Công nghệ sản xuất giống lươn đồng đã và đang được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện

để nâng cao hiệu quả sản xuất về tỷ lệ đẻ, tỷ lệ sống, năng suất lươn giống và hiệu quả kinh tế Song song đó, quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng ở môi trường nước ngọt cũng đã được nghiên cứu thành công, đã xác định được hầu hết các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu như mật độ thả, loại thức ăn, quy trình chăm sóc quản lý (Nguyễn Hữu Khánh & Hồ Thị Bích Ngân 2009) Quy trình này cũng đã được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất ở Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh

nuôi lươn không bùn, sử dụng khung tre hoặc dây nylon làm vật liệu trú ẩn cho lươn nhưng hiệu quả thực sự của các mô hình này chưa được đánh giá đầy đủ Các kết quả thử nghiệm nuôi lươn không bùn do Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện cho thấy lươn sinh trưởng chậm hơn khoảng 30% và tỷ lệ chết cao gần gấp đôi so với mô hình có mô đất Huỳnh Trấn Quốc (2013) cũng cho rằng đối với lươn đã qua thuần dưỡng nếu nuôi ở mô hình không có bùn thì lươn tiếp tục chết với tỷ lệ khoảng 50% trong khi đó ở mô hình có bùn lươn không còn hao hụt nữa

Trang 19

Nguyễn Hương Thùy và Đỗ Thị Thanh Hương (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và các chỉ tiêu sinh lý của lươn đồng Kết quả cho thấy lươn đồng là loài cá xương hẹp muối, thích ứng chậm với sự thay đổi độ mặn của môi trường Lươn tăng trưởng ở các độ mặn thấp (0, 3, 6 ppt) cao hơn ở các mức độ mặn cao hơn (9 và 12 ppt) Tăng trưởng của lươn nhanh nhất ở nghiệm thức 3 ppt Tỷ lệ sống của lươn có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng của độ mặn, ở độ mặn 12 ppt tỷ lệ sống của lươn chỉ đạt 41,7% sau 90 ngày nuôi Về các chỉ tiêu sinh lý, nồng độ glucose và cortisol trong huyết tương của lươn nuôi ở độ mặn 12 ppt cao nhất so với các nghiệm thức còn lại Như vậy, việc đề tài đặt ra nội dung xây dựng mô hình nuôi lươn

ở vùng nước lợ chỉ đảm bảo tính khả thi khi nguồn nước cấp có độ mặn không quá 6 ppt hoặc phải có giải pháp để độ mặn trong nước của bể nuôi không quá 6 ppt

Những thành công trong nghiên cứu và sản xuất giống nhân tạo lươn đồng đã giải quyết được vấn để phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên của đối tượng này, tạo tiền đề cho việc cung ứng đủ nguồn lươn giống đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm và là cơ sở để ổn định nguồn cung cấp lươn giống cho các hộ dân nuôi lươn thương phẩm tại Trà Vinh nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung Kỹ thuật nuôi lươn trong bể có năng suất cao nên không đòi hỏi nhiều diện tích nên có thể phát triển nuôi lươn ở nhiều vùng khác nhau trên cả nước Từ đây, nghề nuôi lươn có khả năng nhân rộng và phát triển, đáp ứng chu nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu

Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (2015), diện tích triển khai nuôi lươn của các tỉnh còn khá thấp so với tổng diện tích thủy sản nước ngọt của cả nước (200 ha so với 288.000 ha) và quy mô nuôi nhỏ lẽ (một số tỉnh chỉ có 5-7 hộ nuôi) do đó sản lượng thu được chưa đáp ứng được

Trang 20

hình nuôi lươn Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy 15/15 hộ đều thực hiện

mô hình nuôi không có bùn và chưa mang lại hiệu quả kinh tế do giá lươn giống cao, thời gian nuôi dài (trên 12 tháng) Trên địa bàn tỉnh đến thời điểm

đề tài triển khai chưa có mô hình sản xuất giống Nhu cầu có được mô hình nuôi có hiệu quả để áp dụng là rất lớn do người dân trồng lúa cần sinh kế mới

để giải quyết khó khăn khi tình trạng xâm nhập mặn ngày càng tăng

Trên thị trường, giá lươn luôn ổn định (>130.000đ/kg), có xu hướng tăng và không bị biến động mạnh như cá tra, tôm sú Nuôi lươn không cần tốn nhiều diện tích, người nuôi lươn có thể tận dụng các hồ, chuồng heo cũ hay các bể lót bạt (nhựa) để nuôi lươn Vì thế nghề nuôi lươn vừa phù hợp với những hộ nghèo, hộ nuôi có vốn đầu tư ít, vừa phù hợp với các doanh nghiệp đầu tư nuôi lươn với quy mô trang trại Đây vừa là mô hình nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa là mô hình làm giàu cho các doanh nghiêp của Việt Nam, nên cần được đầu tư phát triển và nhân rộng

Dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã có và kinh nghiệm trong nghiên cứu đối tượng lươn đồng, Viện Nghiên cứu NTTS III hoàn toàn tin tưởng có

cơ sở để xây dựng thành công mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng tại tỉnh Trà Vinh

Trang 21

CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793)

- Địa điểm nghiên cứu: huyện Châu Thành và huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

- Thời gian nghiên cứu: từ 06/2014 đến 06/2016

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Hình 2.1 Sơ đồ khối nghiên cứu của đề tài

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1 Điều tra, khảo sát chọn địa điểm xây dựng mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo

- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III phối hợp với Phòng Nông nghiệp

& PTNT huyện Cầu Kè, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành và

Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm

lươn đồng Monopterus albus tại Trà Vinh

hình)

Xây dựng 6

mô hình nuôi thương phẩm ở vùng nước ngọt và nước lợ

Hội thảo đánh giá kết quả, tập huấn nhân rộng

mô hình

Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp

với điều kiện thực tế tỉnh Trà Vinh

Đánh giá hiệu quả kinh

tế, kỹ thuật

mô hình

Hoàn thiện quy trình kỹ thuật

Trang 22

giống lươn đồng nhân tạo tại 2 huyện Cầu Kè và Châu Thành: 1 mô hình/huyện

- Địa điểm xây dựng mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo phải đảm bảo các tiêu chí sau:

+ Có nguồn nước dồi dào, chất lượng nước tốt, không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Môi trường nước cấp tốt nhất phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: nhiệt độ 26-

+ Thuận tiện giao thông để vận chuyển thức ăn, lươn bố mẹ và các nguyên vật liệu cần thiết trong quá trình sản xuất giống Gần nguồn điện hoặc có máy phát để vận hành máy bơm nước và xay thức ăn

+ Cơ sở/hộ dân thực hiện mô hình phải có nhân sự, đồng ý thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ đề tài và cam kết đầu tư phần kinh phí đối ứng

2.2.2.2 Xây dựng 2 mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo với quy mô

200 m 2 /mô hình

- Thiết kế và xây dựng trại giống: các cán bộ kỹ thuật của Viện Nghiên cứu NTTS III trực tiếp hướng dẫn các chủ mô hình thực hiện việc xây dựng hệ thống bể nuôi, bể xử lý nước, bể ấp trứng và bể ương giống

Trang 23

Bảng 2.1 Yêu cầu các hạng mục cần có của mô hình sản xuất giống lươn

+ Mùa vụ sản xuất giống:

Thời gian nuôi vỗ lươn bố mẹ bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nuôi vỗ tái thành thục từ tháng 6 đến tháng 9

Thời gian cho lươn đẻ từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm, mùa vụ chính

từ tháng 3 đến tháng 6

+ Tiêu chuẩn tuyển chọn lươn bố mẹ:

Lươn bố mẹ có nguồn gốc từ lươn nuôi, được tuyển chọn kỹ, đảm bảo khỏe mạnh, không bị xây xát và dị tật

Kích cỡ trung bình của lươn bố mẹ: lươn bố có chiều dài >50 cm (>250 g/con), lươn mẹ 25-40 cm (40-100 g/con)

Trang 24

+ Nuôi vỗ lươn bố mẹ:

Bể nuôi vỗ lươn bố mẹ là bể nylon (hoặc xi măng), cấp thoát nước dễ

trú ẩn cho lươn lấy từ bề mặt đất ruộng có hoặc không có gốc rạ, dùng dụng

từ đáy ao, kênh, đất vường (đối với những nơi không có đất ruộng) Vận

chuyển cẩn thận để giữ được các khối đất để dễ dàng xếp mô Mô đất chiếm diện tích khoảng 2/3 diện tích bể nuôi, cao 70-80 cm và cao hơn mức nước trong bể nuôi 15-30 cm Duy trì mô đất trong suốt vụ nuôi và bổ sung thêm khi cần thiết

Thức ăn sử dụng cho nuôi vỗ lươn bố mẹ là thức ăn hỗn hợp tự chế biến có hàm lượng đạm không thấp hơn 40%

Cách cho ăn: Cho lươn ăn 1 lần/ngày, vào buổi chiều tối Thức ăn được đặt vào sàng ăn bằng tre, bao gồm nhiều thanh xếp lại với nhau tạo nên những khe nhỏ, đặt sát mặt nước để dễ dàng quan sát lượng thức ăn mà lươn sử dụng Có thể thay thế sàng ăn nổi bằng sàng ăn đặt chìm trong nước

Quá trình nuôi vỗ lươn bố mẹ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (Nuôi vỗ tích cực): Lươn bố mẹ được cung cấp đầy đủ thức ăn, khẩu phần 3-5%, cho ăn thỏa mãn Cho ăn hàng ngày vào buổi chiều tối, thời gian nuôi khoảng 1,5 tháng Giai đoạn 2 (Nuôi vỗ thành thục): Kiểm tra thấy lươn có buồng trứng giai đoạn 3 thì bắt đầu nuôi vỗ thành thục Giai đoạn này lượng thức ăn giảm bớt, còn khoảng 60-70% số lượng so với giai đoạn 1 Trước khi chuyển sang giai đoạn nuôi sinh sản, ngưng cho lươn ăn 5 ngày

+ Nuôi sinh sản lươn đồng:

Bể nuôi sinh sản là bể nylon (hoặc xi măng), cấp thoát nước dễ dàng,

có mô đất Mô đất là đất mặt của ruộng lúa, đất vườn (đất thịt pha sét) Lấy

Trang 25

đất Có 2 loại bể cho sinh sản gồm bể diện tích 28 m2 (4 x 7 x 1 m, để thu

+ Bể thu trứng bố trí mô đất xung quanh 3 mặt của bể, mô đất sát thành

bể rộng 100 cm, cao 70 cm Mực nước giữ trong bể thấp hơn mô đất khoảng 5-10 cm, phía trên để 1 lớp lá để giữ cho mô đất không bị khô, khó tìm tổ sinh sản của lươn

+ Bể thu lươn con: Mô đất chiếm 50-70% diện tích bể nuôi, có chiều cao khoảng 70-80 cm, phía trên trồng rau cỏ

Lươn bố mẹ cho nuôi sinh sản: tuyển chọn từ lươn nuôi vỗ những cá thể khỏe mạnh, đạt kích cỡ như sau: lươn bố >55cm, lươn mẹ 25-40 cm (phân biệt lươn bố mẹ dựa vào kích cỡ chiều dài)

cho lươn từ các bể nuôi vỗ sang nuôi sinh sản mà không phải chuyển bể

Ở giai đoạn nuôi sinh sản, cho lươn ăn ăn 1 lần/tuần, sử dụng thức ăn chế biến với khẩu phần thức ăn 2-3% khối lượng thân

Theo dõi hoạt động đẻ trứng của lươn, thu trứng và chuyển sang bể ấp

có sục khí Sau khi lươn nở và hết noãn hoàng, cho lươn bột ăn thức ăn là động vật phù du, trùn chỉ hoặc thức ăn chế biến Cách thu trứng: sau khi chuyển lươn sang bể đẻ, định kỳ 12-15 ngày kiểm tra các mô đất, khi phát hiện tổ bọt dùng dụng cụ nhỏ (như muỗng, dụng cụ tự chế ) để với trứng, sau

đó vệ sinh sạch và chuyển sang bể ấp

+ Kỹ thuật ương giống lươn từ lươn bột lên lươn giống (15 cm, 3 g/con):

Bể ương giống là bể nylon (hoặc composit, xi măng), cấp thoát nước dễ dàng, không có mô đất Trong bể thả lục bình hoặc dây nylon làm nơi trú ẩn

25-30 cm

Trang 26

Thức ăn sử dụng: động vật phù du, trùn chỉ và thức ăn chế biến (cá xay mịn và thức ăn viên dùng cho ấu trùng tôm >55% Protein) Tỷ lệ phối trộn cá tạp: thức ăn viên là 9:1 Bổ sung thêm vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn chế biến Thời gian cho ăn đối với từng loại thức ăn: động vật phù du (lươn bột - lươn 10 ngày tuổi), trùn chỉ (lươn 11-45 ngày tuổi), thức ăn chế biến (từ

30 ngày tuổi trở đi)

Cho lươn ăn 2-3 lần/ngày, khẩu phần cho ăn 6%-8% khối lượng thân Thời gian ương giống: 2-3 tháng Trong quá trình ương định kỳ 15 ngày/lần tiến hành phân cỡ lươn con và bố trí vào các bể ương giống đồng kích cỡ Cách phân cỡ lươn: dùng vợt có kích thước mắt lưới phù hợp để loại bớt các con lươn có kích cỡ nhỏ, sau đó tách đàn theo các nhóm kích cỡ khác nhau theo phương pháp thủ công (khi số lượng lươn giống nhiều gây tê đàn

ngưng cho lươn ăn 1 ngày, bổ sung Vitamin C vào nước bể nuôi để chống stress cho lươn

- Thực nghiệm xây dựng 2 mô hình đạt công suất 50.000 con giống/mô hình:

áp dụng dự thảo quy trình sản xuất giống lươn đồng và hoàn thiện các nội dung của quy trình cho phù hợp với điều kiện thực tế tại tỉnh Trà Vinh Các chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình thực hiện mô hình gồm các chỉ tiêu về chất lượng nước, tỷ lệ thành thục của lươn bố mẹ, đặc điểm sinh sản của lươn trong điều kiện nuôi, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của lươn So sánh các chỉ tiêu kỹ thuật mà mô hình đạt được với các kết quả nghiên cứu khác và thực tế sản xuất của người dân ở các địa phương lân cận để rút kinh nghiệm

và hoàn thiện quy trình

+ Xác định độ chín sinh dục (Pravdin, 1976)

Cách thu mẫu tuyến sinh dục: cắt lấy mẫu từ 3 phần của tuyến sinh dục (phần đầu, phần giữa và phần cuối) Cố định mẫu vật lấy được bằng chất định hình Bouin Tiến hành định hình trong 24 giờ, sau đó ngâm trong nước 1-3

Trang 27

giờ Thay nước vài lần rồi đặt mẫu vật vào cồn 80o để bảo quản Sau khi vận chuyển về phòng thí nghiệm: xử lý mẫu, cắt, nhuộm và dán mẫu Quan sát trên kính hiển vi để xác định các giai đoạn của tuyến sinh dục Xác định độ chín sinh dục tham khảo bậc thang 6 giai đoạn của Nikolxki (1944, 1963; dẫn lại theo Pravdin, 1976)

Công thức tính hệ số thành thục:

1 100

g x GSI

g

GSI - hệ số thành thục

g - khối lượng cơ thể + Xác định tỷ lệ giới tính của lươn đồng: xác định giới tính ở mỗi nhóm kích

cỡ <30 cm, 30-40 cm, 41-55 cm và >55cm, thu 30 mẫu/nhóm kích cỡ Quan sát đặc điểm tuyến sinh dục bằng mắt thường và làm tiêu bản mô học để xác định giới tính và sự phát triển tuyến sinh dục của lươn

+ Mùa vụ sinh sản: được xác định dựa vào kết quả quan sát tuyến sinh dục và

hệ số thành thục thông qua việc thu mẫu định kỳ hàng tháng (30 cá thể/tháng) + Phương pháp xác định sức sinh sản

Chọn lươn mẹ có buồng trứng đạt từ giai đoạn IV, tiến hành mổ lấy toàn bộ buồng trứng Lấy 3 mẫu trứng, mỗi mẫu 0,5-1 g, tiến hành đếm số lượng trứng

Sức sinh sản tuyệt đối = số lượng trứng / lươn mẹ

Sức sinh sản tương đối = số lượng trứng /g khối lượng lươn mẹ Sức sinh sản thực tế = số lượng trứng lươn mẹ đẻ ra

Tỷ lệ đẻ = (số lươn đẻ/ số lươn tham gia đẻ) x 100

+ Thí nghiệm ấp nở trứng lươn để xác định sự phát triển của phôi, thời gian

nở, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở

Trang 28

Trứng sau khi được rửa sạch cho vào xô ấp, có sục khí, nhiệt độ

Thu mẫu để xác định thời gian nở, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở Xác định thời điểm lươn tiêu hết noãn hoàng và đo kích thước lươn mới nở

Tỷ lệ thụ tinh = (Số trứng thụ tinh/số trứng quan sát) x 100

Tỷ lệ nở = (số trứng nở/số trứng thụ tinh) x 100

- Quan trắc các chỉ tiêu môi trường theo từng đợt thí nghiệm: Nhiệt độ và pH được xác định 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều bằng nhiệt kế và máy đo cầm tay Định kỳ 15 ngày thu mẫu phân tích chỉ tiêu nitrite và amonia bằng máy phân tích mẫu nước do công ty ORBECO HELLIGE’S (Mỹ) sản xuất (The Analyst Model 975 MP) tại phòng thí nghiệm theo các phương pháp thông dụng Song song đó, các teskit cũng được sử dụng để xác định nhanh chất lượng nước tại bể nuôi để có giải pháp kỹ thuật phù hợp

2.2.2.3 Xây dựng mô hình thực nghiệm nuôi thương phẩm lươn đồng từ nguồn giống sản xuất nhân tạo ở 2 vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ của tỉnh để so sánh, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện quy trình nuôi thương phẩm phù hợp với từng vùng:

- Chọn điểm và chọn hộ thực hiện mô hình: Đơn vị chủ trì đề tài phối hợp với ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương khảo sát chọn điểm và chọn các hộ dân có đủ điều kiện để thực hiện mô hình Các hộ dân được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi thí điểm (6 hộ) sẽ được tuyển chọn dựa trên các tiêu chí sau: nhiệt tình, có kinh nghiệm nuôi thủy sản và cam kết có vốn đối ứng để

thực hiện mô hình (bể nuôi, công lao động, chi phí thức ăn…) Các mô hình

thực nghiệm bao gồm:

+ Xây dựng 3 mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước ngọt tại xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh (hộ bà Thạch Thị Bê - MH1, bà

Trang 29

+ Xây dựng 3 mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng ở vùng nước lợ tại xã Thanh Mỹ, huyện Châu Thành (hộ ông Trần Văn Hoàng - MH4, Trần Văn

Mô hình thực hiện trong 2 đợt: đợt 1 (10/2014-5/2015) nguồn con giống mua từ Bến Tre, mật độ thả trung bình (sau khi ương thuần dưỡng) là

nguồn con giống sản xuất của đề tài tại Trà Vinh, mật độ thả sau khi ương

Việc tiến hành thử nghiệm cả 2 nguồn con giống mua bên ngoài và con giống nhân tạo từ đề tài sản xuất là để có cơ sở thực tiễn, có các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể về tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất nhằm khuyến cáo cho người dân thực hiện Trên thực tế, người dân có nhu cầu nuôi lươn thường mua con giống trôi nổi, không đảm bảo chất lượng từ bên ngoài nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá về vấn đề này

- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng cho các hộ dân thực hiện mô hình Nội dung quy trình gồm:

Yêu cầu kỹ thuật đối với bể nuôi

Bể nuôi là bể nylon không thấm nước (hoặc bể ximăng) có dạng hình chữ nhật Đáy bể hơi dốc về phía cống thoát Cống thoát nước hình tròn, thiết

kế chảy tràn, được làm bằng ống nhựa PVC, có đường kính 8-10 cm

Sử dụng mô đất làm vật liệu trú ẩn cho lươn, đất lấy từ bề mặt ruộng lúa có hoặc không có gốc rạ, dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy từng khối từ

những nơi không có đất ruộng) Vận chuyển cẩn thận để giữ được các khối

đất để dễ dàng xếp mô Để phòng tránh sạt lở mô đất, có thể dùng bao cát để xếp dọc theo chiều dài mô đất và có tạo hang để lươn ra vào và để thuận lợi

Trang 30

nuôi, cao 70-80 cm và cao hơn mức nước trong bể nuôi 15-30 cm Duy trì mô đất trong suốt vụ nuôi và bổ sung thêm khi cần thiết

Tiêu chuẩn tuyển chọn lươn giống

Lươn giống sinh sản nhân tạo, kích cỡ >15 cm Chọn lươn khỏe mạnh, không dị tật và có kích cỡ tương đối đồng đều

Kỹ thuật thuần dưỡng lươn (áp dụng cho đợt 1 với lươn mua từ Bến Tre)

hàng ngày, mỗi lần thay 100% lượng nước trong bể nuôi Bắt lươn chết và lươn yếu nổi đầu ra khỏi bể nuôi Sau 15-20 ngày nuôi, đến khi không còn lươn chết và lươn đã bắt đầu ăn mồi (ăn hết 50% khẩu phần 1 % khối lượng thân) thì tiến hành thu và chuyển lươn sang bể nuôi thương phẩm

Kỹ thuật ương giống lớn (áp dụng cho đợt 2 từ con giống nhân tạo tại chỗ)

mô hình nuôi trong vùng nước lợ, đề tài sẽ bố trí các thí nghiệm để thuần hóa lươn cho quen dần với độ mặn của nguồn nước cấp Phương pháp thuần độ mặn: lươn thả vào bể nuôi sau đó tăng dần độ mặn của nước bể nuôi với mức điều chỉnh không quá 1 ppt/ngày và độ mặn tối đa không quá 6 ppt

Thức ăn cho lươn là thức ăn chế biến với thành phần chính là cá tạp hoặc ốc bươu vàng kết hợp với thức ăn viên dùng cho cá

Cho lươn ăn 2 lần/ngày, vào buổi sáng và chiều tối Thức ăn được đặt vào sàng ăn đặt chìm dưới đáy bể nuôi Thay nước hàng ngày, mỗi lần thay 100% lượng nước trong bể nuôi

Kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng

ương giống lớn và đồng đều về kích cỡ Bể nuôi thương phẩm lươn đồng là bể

đoạn ương giống lớn nên trong quá trình nuôi không phân cỡ lươn

Trang 31

Cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều tối, sử dụng thức ăn chế biến (hàm lượng protein không thấp hơn 30%) với khẩu phần thức ăn giảm dần 4-1% khối lượng thân Theo dõi và tăng dần lượng thức ăn để bảo đảm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của lươn Cho ăn ở nhiều vị trí khác nhau trong bể nuôi, tối thiểu 12 điểm/bể và cố định các điểm cho ăn trong suốt vụ nuôi

Bổ sung vitamin C (5 g/kg thức ăn) và men tiêu hóa (1-2 g /kg thức ăn)

vào thức ăn của lươn trong tất cả các giai đoạn để tăng cường sức đề kháng và phòng các bệnh đường ruột

Thu hoạch và vận chuyển

Sau thời gian nuôi 8-10 tháng, lươn đạt kích cỡ trung bình trên 200

g/con Khi lươn đạt cỡ thương phẩm, tùy nhu cầu có thể thu từng phần (dùng

bẫy) hoặc thu toàn bộ (tháo cạn nước, lấy hết vật liệu trú ẩn ra ngoài)

Ngừng cho lươn ăn từ 3-5 ngày trước khi thu hoạch

Vận chuyển lươn theo phương pháp vận chuyển hở, mật độ 70-100

trong thời gian dài, giữ lươn ở mật độ thấp hơn và thường xuyên thay nước

mới trong quá trình vận chuyển (3 giờ thay 1 lần)

- Các chỉ tiêu cần theo dõi trong quá trình thực hiện mô hình gồm các chỉ tiêu

về chất lượng nước, tỷ lệ sống, FCR và tốc độ tăng trưởng của lươn

- Đánh giá hiệu quả kỹ thuật: so sánh các chỉ tiêu kỹ thuật mà mô hình đạt được với các kết quả nghiên cứu khác và thực tế sản xuất của người dân ở các địa phương lân cận để rút kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình

2.2.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình thực nghiệm

Các chỉ tiêu về kinh tế được ghi nhận, tổng hợp và đánh giá Các chỉ tiêu để đánh giá bao gồm: chi phí sản xuất, doanh thu, giá thành sản xuất, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Chi phí sản xuất bao gồm chi phí làm bể nuôi (chi phí khấu hao đối với bể xi măng), lươn giống, thức ăn cho lươn, điện, nhân

Trang 32

công Giá thành sản xuất = tổng chi phí/tổng sản lượng thu được Tỷ suất lợi nhuận (%) = Lợi nhuận/Tổng chi phí x 100

2.2.2.5 Hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh

Dựa trên kết quả thực hiện mô hình, đề tài sẽ xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Trà Vinh

2.2.2.6 Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất giống nhân tạo và quy trình nuôi thương phẩm lươn đồng cho 300 lượt cán bộ kỹ thuật và bà con nông dân ở địa phương để nhân rộng mô hình

- Địa điểm tổ chức: Tại các huyện Cầu Kè, Châu Thành

- Số lượng: 3 lớp/huyện x 50 người/lớp x 2 huyện Thời gian: 1 ngày/lớp

- Nội dung: đặc điểm sinh học sinh sản của lươn đồng, quy trình sản xuất giống, yêu cầu kỹ thuật lựa chọn địa điểm, kỹ thuật xây dựng bể và chuẩn bị vật liệu trú ẩn, kỹ thuật nuôi thương phẩm lươn đồng, những quy định liên quan đến việc thực hiện quy trình nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi thâm canh lươn đồng, tham quan thực tế tại các mô hình

Trang 33

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG NHÂN TẠO

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III và Sở Khoa học & Công nghệ Trà Vinh đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Cầu Kè, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Châu Thành và Ủy ban nhân dân các xã khảo sát chọn địa điểm xây dựng mô hình sản xuất giống lươn đồng nhân tạo Trên cơ sở giới thiệu của địa phương, nhóm công tác của đề tài đã khảo sát 6 điểm và đã chọn được 3 điểm có điều kiện phù hợp để thực hiện mô hình Bảng 3.1 Điều kiện tại các điểm được chọn thực hiện mô hình (7/2014)

Các tiêu chí theo

yêu cầu

Hộ bà Nguyễn Thị Phượng, xã Hòa Lợi

Trại Cầu Kè thuộc

TT UDTBKHCN Trà Vinh

Hộ bà Thạch Thị Phia Ry,

xã Châu Điền Diên tích mặt

Cấp trực tiếp

từ kênh Môi trường nước

Trang 34

Các địa điểm không được chọn bao gồm 1 điểm ở xã Nguyệt Hóa, 1 điểm ở xã Hòa Thuận (huyện Châu Thành) và 1 điểm tại thị trấn Cầu Kè (huyện Cầu Kè) do nguồn nước cấp không đảm bảo, mặt bằng để làm bể lươn nhỏ hoặc không có nhân sự tiếp nhận, thiếu vốn đối ứng Trong 3 điểm có điều kiện phù hợp thì chỉ chọn 2 điểm để thực hiện mô hình sản xuất giống là

hộ bà Nguyễn Thị Phượng (xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành) và Trại giống Cầu Kè (thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè) Tại hộ bà Thạch Thị Phia Ry (xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) được chọn để thực hiện mô hình nuôi thương phẩm từ tháng 7/2014-9/2015 và từ 10/2015 được chọn để thực hiện tiếp mô hình sản xuất giống do mô hình tại Trại giống Cầu Kè gặp khó khăn do không tìm được nguồn đất thích hợp để làm vật liệu trú ẩn cho lươn, một số cán bộ tiếp nhận công nghệ thay đổi vị trí công tác, nghỉ việc và có khó khăn trong việc huy động đối ứng vốn để thực hiện mô hình

Nhìn chung, công tác chọn điểm được thực hiện đúng phương pháp đã

đề ra Có nhiều địa điểm thuộc địa bàn 2 huyện trên có điều kiện tự nhiên đáp ứng nhu cầu nhưng do lươn đồng là đối tượng nuôi mới nên có rất ít hộ dân đăng ký thực hiện mô hình Từ kết quả chọn điểm và thực tế trong quá trình thực hiện đề tài cho thấy các tiêu chí chọn tương đối phù hợp nhưng cần bổ sung thêm tiêu chí về nguồn đất, cần có cam kết cụ thể về lao động và nguồn vốn đối ứng

3.2 XÂY DỰNG 2 MÔ HÌNH SẢN XUẤT GIỐNG LƯƠN ĐỒNG NHÂN TẠO VỚI QUY MÔ 200 M2/MÔ HÌNH

3.2.1 Đặc điểm sinh sản lươn đồng trong điều kiện nuôi tại Trà Vinh 3.2.1.1 Tỷ lệ giới tính của lươn đồng

Lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) là động vật lưỡng tính cái

Trang 35

Hình 3.1 Tỷ lệ giới tính lươn ở các nhóm chiều dài khác nhau

Theo IIRR et al (2001) những con lươn có chiều dài <30 cm đều là con

cái, >40 cm đều là lươn đực Những con lươn có chiều dài 30-40 cm là lưỡng tính Phạm Trang và Phạm Báu (2000) thì cho rằng lươn có kích cỡ nhỏ hơn

26 cm đều là lươn cái, từ 26-54 cm có thể là lươn cái, lươn đực hoặc lươn lưỡng tính, trên 56 cm đều là lươn đực Tuy vậy trên thực tế có những cá thể lươn có chiều dài trên 56 cm vẫn là lươn cái Không thể xác định giới tính lươn dựa vào hình thái ngoài vì không có đặc điểm khác biệt giữa lươn đực và lươn cái vào mùa sinh sản Dựa vào chiều dài của lươn chỉ có thể dự đoán được tỷ lệ lươn bố mẹ ở mức tương đối

Ở nhóm kích cỡ nhỏ hơn 30 cm, lươn cái chiếm đa số 93,3% và không

có lươn đực Lươn lưỡng tính chiếm đa số ở nhóm kích cỡ 30-40 cm và 40-55

cm Ở nhóm lớn hơn 55 cm, lươn đực chiếm tỷ lệ cao nhất đạt 46,7% Tỷ lệ các nhóm giới tính trong quần thể lươn có liên quan đến sự chuyển đổi giới tính của lươn từ cái sang đực Sự chuyển đổi giới tính của lươn là một quá trình phức tạp, ở giai đoạn nhỏ tất cả lươn đều là con cái, sau khi thành thục một số con cái chuyển thành con đực Những con đực này cũng có thể chuyển thành con cái khi mật độ con cái thấp (Crosier & Molloy 2002)

Trang 36

3.2.1.2 Sự phát triển tuyến sinh dục của lươn đồng

Quá trình phát triển tuyến sinh dục của lươn đồng được chia theo thang

6 bậc của Nikolxki (1944, 1963; dẫn lại theo Pravdin, 1976) và được mô tả như sau:

Bảng 3.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của lươn đồng

thể phân biệt được noãn sào và tinh sào

Ở giai đoạn này quá trình tạo tinh diễn ra mạnh, tinh sào bắt màu tím đậm

Tinh trùng và tinh tử bắt màu đậm hơn giai đoạn 3

màu vàng tươi

Tinh sào có màu

trắng sữa

Giai đoạn đẻ trứng, đa số các tế bào trứng đã chín

và rụng, toàn bộ buồng trứng mềm nhão.Tế bào trứng đạt cực đại, noãn hoàng kết thành khối, nhân tiêu biến hoàn toàn

Tinh dịch chảy ra khi ấn nhẹ vào bụng lươn

màu vàng nhạt

Giai đoạn đẻ rồi, tuyến sinh dục teo lại, mềm nhão, lỗ sinh dục phồng lên Buồng trứng còn sót lại một số trứng không được đẻ và trứng ở giai đoạn nhỏ

Trang 37

Trứng giai đoạn III-IV Trứng giai đoạn IV

Trứng giai đoạn V Tinh giai đoạn II-III

Tinh giai đoạn III-IV Hình 3.2 Tiêu bản lát cắt một số giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của lươn

Trang 38

Sự phát triển của tuyến sinh dục lưỡng tính

Quan sát tiêu bản tuyến sinh dục cho thấy ở một số cá thể có cả trứng

và tinh trùng cùng tồn tại

Hình 3.3 Tuyến sinh dục lưỡng tính có trứng giai đoạn III, IV

Trong tuyến sinh dục lưỡng tính, các noãn bào và tinh bào ở nhiều giai đoạn khác nhau nhưng chỉ phát hiện được trứng đến giai đoạn IV Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) cho rằng ở tuyến sinh dục lưỡng tính có cả trứng giai đoạn V và một số ít mẫu quan sát thấy xung quanh tế bào trứng giai đoạn IV,

V xuất hiện dãy tinh sào mỏng bao quanh nhưng không xác định rõ giai đoạn Những mẫu này được đánh giá là có sự chuyển đổi giới tính từ cái sang đực ở lươn đồng trong cùng một cơ thể

Hình 3.4 Buồng trứng giai đoạn IV, V và trứng mới đẻ

Trang 39

Sự phát triển của tuyến sinh dục lươn đồng không đồng đều, trên cùng buồng trứng tồn tại nhiều giai đoạn phát triển khác nhau Nhận định này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thắm (2007) cho rằng khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V thì vẫn còn tồn tại trứng ở giai đoạn II, III Điều này gợi ý rằng lươn đồng có thể sinh sản nhiều lần trong năm, như vậy trong sản xuất giống có thể nuôi tái thành thục để cho đợt sinh sản tiếp theo

3.2.1.3 Mùa vụ sinh sản

Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số thành thục của lươn cao nhất vào các tháng 3/2015 (8,8%), tháng 9/2015 (8,3%) Ở các tháng 11, 12 và 1 không thấy xuất hiện lươn cái có trứng giai đoạn 3 Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Lý Văn Khánh và cs (2008) nhưng hệ số thành thục của lươn vào tháng 3 ở nghiên cứu này cao hơn, đạt đến 8,8% so với 6,7% Nhưng theo Phan Thị Thanh Vân (2006) thì mùa vụ sinh sản của lươn đồng ở đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào tháng 5 Thực tế trong thí nghiệm sản xuất giống của chúng tôi, lươn đồng sinh sản liên tục bắt đầu từ tháng 2 đến tháng

10 (tập trung vào các tháng 3, 4, 8, 9) Như vậy, mùa vụ sinh sản của lươn đồng trong điều kiện nuôi tập trung vào tháng 3 và tháng 9, lươn bắt đầu sinh sản vào tháng 2 và kết thúc vào tháng 10

Trang 40

Hình 3.5 Hệ số thành thục của lươn cái

3.2.1.4 Sức sinh sản của lươn đồng

Sức sinh sản tuyệt đối của lươn trung bình 921 trứng/lươn mẹ (dao động từ 418-1.850 trứng/lươn mẹ) và sức sinh sản tương đối 7,9 trứng/g khối lượng lươn mẹ (3,1-15,4 trứng/g khối lượng lươn mẹ)

Sức sinh sản thực tế của lươn đồng dao động từ 38 đến 1.650 trứng/lươn mẹ, trung bình 598 ± 468 trứng/lươn mẹ Sức sinh sản của lươn đồng thấp là trở ngại chính về mặt kinh tế cho việc sản xuất giống lươn cung ứng cho thị trường Mặc dù đã thành công trong sinh sản nhân tạo lươn đồng

nhưng Guan et al (1996) cũng cho rằng để đạt được hiệu quả về mặt kinh tế

thì cần để cho lươn bố mẹ sinh sản tự nhiên trong điều kiện môi trường sống tương tự như ở ngoài thiên nhiên Bằng cách này sẽ giảm được chi phí sản xuất so với sinh sản nhân tạo khi không tổn thất lươn bố mẹ do mổ lấy tinh hay vuốt trứng

Ngày đăng: 09/04/2019, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Việt Chương, Nguyễn Việt Thái, 2007. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn. Nhà xuất bản Tổng hợp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng hợp
2. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Hồng Thắm và Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Kết quả bước đầu về sản xuất giống nhân tạo lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2008 (2), 50-58, Trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2008
3. Đỗ Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lệ Hoa, Nguyễn Anh Tuấn, 2010. Nuôi vỗ thành thục và kích thích lươn đồng (Monopterus albus) sinh sản bằng HCG (Human Chorionic Gonadotropine). Tạp chí Khoa học 2010(14), tr.258-268 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus") sinh sản bằng HCG (Human Chorionic Gonadotropine). "Tạp chí Khoa học 2010
4. Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, 2009. Ảnh hưởng của mật độ, loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn đồng Monopterus albus (Zuiew, 1793) nuôi trong bể. Tạp chí Nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn 9, tr. 72-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus" (Zuiew, 1793) nuôi trong bể. "Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn 9
5. Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thị Bích Ngân, Nguyễn Thị Ngoan, 2010. Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) ở quy mô nông hộ. Báo cáo kết quả đề tài KHCN cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng (Monopterus albus) ở quy mô nông hộ
6. Lý Văn Khánh, Phan Thị Thanh Vân, Nguyễn Hương Thùy, Đỗ Thị Thanh Hương, 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản của lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2008 (1), 100-111, Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2008
7. Ngô Trọng Lư, 1992. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn thương phẩm
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
9. Văng Đắt Phuông, Nguyễn Hữu Khánh, Hồ Thu Huy, 2015. Xây dựng mô hình nuôi thâm canh lươn đồng (Bến Tre). Báo cáo kết quả thực hiện dự án khuyến nông TW Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình nuôi thâm canh lươn đồng (Bến Tre)
10. Pravdin I. F., 1963. Hướng dẫn nghiên cứu cá (người dịch Phạm Thị Minh Giang). NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nghiên cứu cá
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội
11. Nguyễn Hương Thùy, Đỗ Thị Thanh Hương, 2010. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và một số chỉ tiêu sinh lý của lươn đồng (Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2010 (14b): 127-139, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus). Tạp chí Khoa học 2010
12. Huỳnh Trấn Quốc, 2013. Một số lưu ý để hạn chế hao hụt khi nuôi lươn. Chi cục Thủy sản Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lưu ý để hạn chế hao hụt khi nuôi lươn
13. Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2007. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus). Luận văn Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng (Monopterus albus)
14. Phạm Trang, Phạm Báu, 2000. Kỹ thuật nuôi một số loài đặc sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi một số loài đặc sản
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
15. Phan Thị Thanh Vân, 2009. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương giống lươn đồng (Monopterus albus) bằng các loại thức ăn khác nhau. Báo cáo tổng kết đề tài, trường Đại học An Giang.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm ương giống lươn đồng (Monopterus albus) bằng các loại thức ăn khác nhau
16. Boyd C.E., 1998. Water quality for pond aquaculture. International center for Aquaculture and Aquatic Environments, Auburn University, USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water quality for pond aquaculture
17. Chen S.T.H., Phillips J.G., 1968. The biosynthesis of steroids by the gonads of the rice field eel Monopterus albus at various phases during natural sex reserval. Deparment of Zoology, University of Hongkong.Available at their website, online 21 Oct 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The biosynthesis of steroids by the gonads of the rice field eel Monopterus albus at various phases during natural sex reserval
18. Crosier D.M.&amp; Molloy D.P., 2002. Asian swamp eel- Monopterus albus. http://el.erdc.usace.army.mil/ansrp/monopterus_albus.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus
19. Guan, R.Z., Zhou L.H, Cui G.H and Feng X.H., 1996. Studies on the artificial propagation of Monopterus albus (Zuiew). Aquaculture Research 27, 587-596 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus ("Zuiew). "Aquaculture Research
21. Fuller, P.L., L.G. Nico, M. Cannister, and M. Neilson, 2012. Monopterus albus. USGS Nonindigenous Aquatic Species Database, Gainesville, FL. http://nas.er.usgs.gov/queries/factsheet.aspx?SpeciesID=974 (3/2012) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Monopterus albus
36. Yang X. Z., 2005. Go out of rice field eel raise mistaken idea break through rice field eel breed the difficulty temporarily. At http://eng.gxny.gov.cn/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w