Nguyễn Thị Hợi, Đào Thị Ngọc Hoa - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần phụ lục số 2 và 3, nhập số liệu đầu vào
Trang 1TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1 Tên đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh
và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh
2 Kinh phí thực hiện: 585.853.700đ ( Năm trăm tám mươi lăm triệu tám trăm năm mươi ba ngàn bảy trăm đồng chẳn)
3 Thời gian thực hiện: 18 tháng (9/2007 -3/2009)
4 Cơ quan chủ trì đề tài: Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước
KS Nguyễn Duy Khương
KS Kiều Văn Hường
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình có khả năng:
Lưu trữ và cập nhật các tài liệu khảo sát địa chất công trình trên địa bàn nghiên cứu dưới dạng cơ sở dữ liệu, CSDL này hoạt động như một phần mềm chuyên cung cấp các file số liệu đầu vào cho các phần mềm xử lý các số liệu đã lưu trữ CSDL được thiết kế trong môi trường đa người dùng tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Viết các chương trình hỗ trợ thành lập cột địa tầng, mặt cắt và các bản đồ địa chất công trình chuyên môn phục vụ cho các ngành kinh tế và khoa học khác nhau Thành lập loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 phục vụ cho Quy hoạch xây dựng và sử dụng hợp lý Tài nguyên đất khu vực thị xã Trà Vinh
Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng các kết quả nghiên cứu
Trang 2DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN
1 ThS Phan Chu Nam - Giám đốc Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, Chủ nhiệm đề tài
2 KS Lê Văn Thịnh - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng công nghệ, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách xây dựng Cơ sở dữ liệu Địa chất công trình Tác giả báo cáo chuyên đề xây dựng Cơ sở dữ liệu địa chất công trình
3 KS Nguyễn Mạnh Hà - Phòng Kỹ thuật, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách biên hội bản đồ địa chất, tác giả phần địa chất
4 KS Trần Anh Tuấn - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, tác giả báo cáo chuyên đề địa chất công trình
5 KS Phạm Văn Sinh - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần bản đồ, số liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu, đồng chủ nhiệm đề tài
6 KS Nguyễn Duy Khương - Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Ứng dụng công nghệ, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần số hóa bản đồ
7 KS Kiều Văn Hường, Nguyễn Thị Bình - Trung tâm Thông tin và Ứng dụng công nghệ, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, đồng phụ trách phần số hóa bản đồ
8 KS Nguyễn Thị Hợi, Đào Thị Ngọc Hoa - Trung tâm sản xuất Địa chất & Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần phụ lục số 2 và 3, nhập số liệu đầu vào cho cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh
9 KS Phạm Đức Yên – Phó phòng Kế Hoạch, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, phụ trách phần kinh tế
Trang 310 KS Phạm Văn Hùng, đồng chủ nhiệm đề tài - Trung tâm sản xuất Địa chất
& Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam, đồng tác giả loạt bản đồ địa chất công trình, báo cáo chuyên đề ĐCCT, tác giả phụ lục số 1 và báo cáo tổng kết đề tài
Trang 4TÓM TẮT
Báo cáo tổng kết đề tài “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh” trình bày kết quả thực hiện đề tài sau 18 tháng hoàn thiện Ngoài phần tổng quan nghiên cứu, khối lượng các dạng công tác đã thực hiện và phần kết luận kiến nghị, báo cáo đi sâu phân tích các kết quả thực hiện 2 nội dung chính đã được phê duyệt trong đề cương là: 1) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình và các chương trình hỗ trợ; và 2) Biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh
Xây dựng cơ sở dữ liệu và các chương trình hỗ trợ: Sử dụng ngôn ngữ lập trình VB6 và hệ quản trị CSDL Microsoft Access để lưu trữ dữ liệu Thích hợp chạy trong môi trường đa người dùng, dễ dàng liên kết với các phần mềm trong hệ thông tin địa lý GIS để tạo ra các thuộc tính của đối tượng bản đồ Số liệu trong cơ sở dữ liệu được liên kết trực tiếp với MapInfor
Biên hội bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000 được thành lập dựa vào kết quả phân tích
và tổng hợp các loạt bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/25.000 và các tài liệu khảo sát địa chất công trình thu thập Về địa tầng, khu vực lập bản đồ đến chiều sâu nghiên cứu tồn tại 2 hệ tầng: Hệ Neogen (N) và hệ Đệ tứ (Q)
Về kiến tạo trong vùng gồm các tập hợp thạch kiến tạo và 2 đứt gãy chính: Đứt gãy Vĩnh Hưng - Cai Lậy và đứt gãy sông Hậu
Về địa mạo chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng trũng Đại Phước và vùng đồng bằng với giồng cát Trà Vinh
Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 lấy nguyên tắc chủ đạo là thạch học
nguồn gốc theo hướng dẫn của Hội Địa chất công trình quốc tế (IAEG) năm 1976 Theo nguyên tắc này, dựa vào đặc điểm địa hình, địa mạo và thành phần đất đá chia thành các loạt thạch học nguồn gốc, phức hệ thạch học và kiểu thạch học
Theo nguyên tắc nêu trên vùng lập bản đồ được phân chia thành 5 loạt thạch học, cụ thể là: nhân tạo, sông, sông - đầm lầy, sông - biển và loạt thạch học biển Các loạt thạch học này được phân chia ra làm 10 phức hệ thạch học
Trang 5Bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thị xã Trà Vinh nằm trong
miền địa chất công trình VII trên bản đồ địa chất công trình toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 và được chia thành 2 vùng địa chất công trình sau: vùng đồng bằng trũng Đại Phước (Ký hiệu VIIA), vùng này được chia thành 3 khu Vùng đồng bằng với giồng cát Trà Vinh (ký hiệu VIIB), được chia ra làm 10 khu
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng đất tỷ lệ 1/10.000: Trên cơ
sở điều kiện địa chất công trình, khu vực thị xã Trà Vinh được quy hoạch thành 3 vùng, tương ứng với mức độ thuận lợi cho quy hoạch xây dụng đô thị: 1) Thuận lợi cho xây dựng; 2) tương đối thuận lợi và 3) không thuận lợi cho xây dựng
Trang 6MỤC LỤC
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 15
I.1 GIỚI THIỆU CHUNG 15
I.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 16
I.2.1 Ngoài nước 16
I.2.2 Trong nước 18
I.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, SẢN PHẨM, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 22
I.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 22
I.3.2 Sản phẩm, kết quả đạt được 23
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 25
I.4.1 Phương pháp nghiên cứu 25
I.4.2 Kỹ thuật sử dụng 26
I.5 KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN 26
I.5.1 Lập đề cương đề tài 28
I.5.2 Thu thập, chỉnh lý tài liệu 28
I.5.3 Thành lập CSDL ĐCCT và các phần mềm hỗ trợ 30
I.5.4 Biên hội loat bản đồ địa chất công trình 30
I.5.5 Số hóa bản đồ 32
CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN 33
II.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 33
II.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA H ÌNH 36
II.3 MẠNG THỦY VĂN 36
II.4 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU 37
II.4.1 Lượng mưa 37
II.4.2 Độ bốc hơi 38
II.4.3 Độ ẩm 38
II.4.4 Nhiệt độ 38
Trang 7II.4.5 Gió - bão 38
II.5 THỔ NHƯỠNG VÀ THẢM THỰC VẬT 38
II.5.1 Thổ nhưỡng 38
II.5.2 Thảm thưc vật 39
II.6 GIAO THÔNG, KINH TẾ, DÂN CƯ 39
II.6.1 Giao thông 39
II.6.2 Kinh tế 40
II.6.3 Dân cư 40
II.7 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 40
II.7.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất 40
II.7.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất công trình 42
CHƯƠNG III XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 43
III.1 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 43
III.1.1 Các khái niệm 43
III.1.2 Hạn chế của phương pháp quản lý dữ liệu bằng tập tin 44
III.1.3 Ưu điểm của phương pháp quản lý dữ liệu bằng CSDL 44
III.2 CSDL ĐCCT TỈNH TRÀ VINH VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ 45
III.2.1 Công cụ lập trình 45
III.2.2 Thiết kế CSDL ĐCCT 51
III.2.3 CSDL ĐCCT VÀ các chương trình hỗ trợ 54
CHƯƠNG IV ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 76
IV.1 ĐỊA TẦNG 76
IV.1.1 Hệ Neogen 76
IV.1.2 Hệ Đệ tứ (Q) 79
IV.2 KIẾN TẠO 84
IV.2.1 Các tập hợp thạch kiến tạo 84
IV.2.2 Đứt gãy 85
Trang 8IV.3 ĐỊA MẠO 86
IV.3.1 Nguồn gốc địa hình 86
IV.3.2 Phân vùng địa mạo 88
IV.4 TÂN KIẾN TẠO 89
CHƯƠNG V ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC 90
V.1 NGUYÊN TẮC THÀNH LẬP, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN 90
V.1.1 Nguyên tắc thành lập 90
V.1.2 Nội dung và phương pháp thể hiện 91
V.2 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 92
V.2.1 Đặc điểm cấu trúc địa chất 93
V.2.2 Đặc điểm địa hình địa mạo 95
V.2.3 Đặc điểm địa chất thủy văn 96
V.2.4 Các quá trình địa chất động lực công trình 104
V.2.5 Tính chất cơ lý của các loại đất 105
V.2.6 Vật liệu xây dựng 128
V.3 PHÂN VÙNG ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 130
V.3.1 Nguyên tắc phân vùng 130
V.3.2 Đặc điểm địa chất công trình các phân khu 130
V.4 HIỆN TRẠNG VÀ QUI HOẠCH, KHAI THÁC SỬ DỤNG ĐẤT 146
V.4.1 Hiện trạng xây dựng 146
V.4.2 Quy hoạch sử dụng đất 146
CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
VI.1 KẾT LUẬN 149
VI.2 KIẾN NGHỊ 150
-
Trang 9DANH MỤC BIỂU, BẢNG SỐ LIỆU
Bảng III-1 Kiểu liên kết được Microsoft tự động xác định 53
Bảng V-1 Mực nước ngầm khu vực thị xã Trà Vinh 96
Bảng V-3 Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý loạt thạch học nhân tạo 106
Bảng V-5 Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét 109
Bảng V-8 Trị tbình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học bùn sét, bsp, bcp… 116
Bảng V-12 Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học sét pha 123
Bảng V-13 Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học cát pha 125
Bảng V-14 Trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý kiểu thạch học cát mịn 127
-
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình I-1 Cột địa tầng các lỗ khoan được thể hiện trên RockWorks 16
Hình I-4 Phần mềm LogMan 19
Hình II-1 Vị trí tỉnh Trà Vinh 35
Hình III-1 Các thành phần trong 1 bảng dữ liệu ở chế độ thiết kế 48
Hình III-3 Giao diện chính của chương trình 55
Hình III-9 Nhập thông tin thí nghiệm cắt cánh cho lỗ khoan 60
Hình III-11 Nhập kết quả thành phần hạt theo tiêu chuẩn ASTM 61
Trang 11Hình III-13 Tập tin Excel dùng để nhập tự động chỉ tiêu cơ lý c mẫu đất 62
Hình III-15 TT Excel dùng để nhập tự động tọa độ các điểm công trình 63
Hình III-17 Xuất kết quả thí nghiệm cơ lý lỗ khoan thành tập tin 65
Hình III-18 Kết quả thí nghiệm cơ lý lỗ khoan sau khi xuất thành tệp tin 66
Hình III-21 Xuất thông tin về vị trí các điểm công trình thành tập tin 68Hình III-22 Thông tin điểm công trình được xuất thành tập tin thứ nhất 69
Hình III-27 Bđồ cột địa tầng lỗ khoan sau khi được xuất sang AutoCad 72
Hình III-28 Bđồ cột địa tầng lỗ khoan sau khi được biên tập trên MapInfo.72
Hình III-29 Tham chiếu danh sách các chỉ tiêu cơ lý đất đá 74
-
Trang 12lập trình VB 6.0
lập trình VB 6.0
Trang 13Forms Mẫu biểu trong Microsoft Access dùng để tổ chức giao diện
của chương trình
hóa thực hiện một chuỗi các thao tác
Microsoft
Microsoft Accesss
PowerPoi
Trang 14Queries Truy vấn
SQL
Visual
Visual
Trang 15TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Tài nguyên đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, mức độ khai thác tài nguyên đất phục vụ xây dựng cho các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp, cầu cảng ngày một phát triển Trước thực tế đó, việc nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tổng hợp các nguồn tài liệu đã nghiên cứu về chúng là rất cần thiết Trên cơ sở đó lập ra các qui hoạch và kế hoạch sử dụng lâu bền tài nguyên đất cho các mục đích khác nhau, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình
và các chương trình hỗ trợ để thành lập các loại bản đồ chuyên môn phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau là rất cần thiết
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Tài nguyên đất trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ đã ký kết Hợp Đồng Nghiên Cứu Khoa Học số 124/HĐ-SKHCN với Liên đoàn Địa Chất Thủy Văn - Địa Chất Công Trình miền Nam nay là Liên đoàn Quy
hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam về việc lập và thực hiện đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Trà Vinh và biên hội loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 vùng thị xã Trà Vinh” Thời gian thực hiện là 18 tháng, từ
tháng 10/2007 đến tháng 4/2009 Đề tài có tổng kinh phí là 585.855.000 đồng, do Thạc
sỹ Phan Chu Nam, Giám đốc Trung Tâm Sản Xuất Địa Chất và Xây dựng, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam làm chủ nhiệm Cơ quan Chủ trì thực hiện đề tài là Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Nam Cơ quan quản lý đề tài là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh
Nhân đây, cho phép tập thể tác giả cảm ơn sự đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình thực hiện đề tài của kỹ sư giám sát đề tài Lê Văn Hồng Anh và Trần Văn Út Tám Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, đơn vị quản lý đề tài
Tập thể tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với các đồng chí Lãnh đạo Sở Khoa học
& Công nghệ Tỉnh Trà Vinh, Liên đoàn Quy hoạch & Điều tra Tài nguyên nước miền Nam và chân thành cảm ơn sự đóng góp quí báu của các cán bộ, chuyên gia địa chất
Trang 16thuỷ văn - địa chất công trình, phòng kỹ thuật, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam đã giúp chúng tôi hoàn thành đề tài này
I.2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I.2.1 Ngoài nước
Trong khoảng một thập kỷ qua, tại hầu hết các nước phương Tây, các công cụ hiện đại như CSDL và các chương trình chuyên dùng đã được triển khai và góp phần
to lớn trong công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng, phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên đất Có thể kể ra một số phần mềm chuyên dùng nổi tiếng sau:
RockWorks: dùng cho việc thành lập cột địa tầng hố khoan, thành lập mặt cắt
địa chất, sơ đồ bố trí công trình và thành lập bản đồ ĐCCT chuyên môn RockWorks cũng cho phép quản lý các tài liệu lỗ khoan và nhập các tài liệu về địa vật lý, hóa học, thạch học, địa tầng, mực nước, nứt nẻ, các thông số lỗ khoan Ngoài ra, RockWorks chứa một loạt các tiện ích địa chất sử dụng để tạo các bản đồ đẳng, các lưới, các sơ đồ khối, tính toán thể tích, các công cụ ĐCTV và thủy địa hóa (hạ thấp và lưu lượng, biểu
đồ Piper và Stiff), phân tích các yếu tố 2D và 3D (biểu đồ hoa hồng, bản đồ cấu trúc tuyến và mật độ), tính toán thống kê và các loại biểu đồ
Hình 0-1 Cột địa tầng các lỗ khoan được thể hiện trên RockWorks
Trang 17gINT: dùng để thành lập cột địa tầng hố khoan, các biểu đồ, đồ thị, các bảng
biểu, mặt cắt hàng rào, biểu diễn các kết quả thí nghiệm cơ lý đất và các thí nghiệm hiện trường
Hình 0-2 Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên gINT
WinLog: được dùng để thành lập, chỉnh sửa với số lượng lớn các lỗ khoan
ĐCCT, lỗ khoan trong khai thác mỏ và lỗ khoan dầu khí một cách dễ dàng và nhanh chóng Ngoài ra, WinLog cũng cho phép người dùng quản lý CSDL các lỗ khoan
Trang 18Hình 0-3 Cột địa tầng lỗ khoan được thể hiện trên WinLog
Trong thời gian gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT thì việc xây dựng và sử dụng CSDL ngày càng được ưu chuộng, đặc biệt là những CSDL chuyên ngành ứng dụng trong các ngành khoa học kỹ thuật Xu hướng thế giới ngày nay là thiết kế những CSDL đồ sộ, trực tuyến, dựa trên một hệ quản trị CSDL mạnh (như Oracle, MySQL hay SQL Server ) có sử dụng công nghệ Web giúp người dùng có thể truy cập và khai thác thông tin ở bất cứ đâu có kết nối Internet Điều này đem lại lợi ích rất lớn bởi nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời giúp người dùng dễ dàng tiếp cận với thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới trong lĩnh vực của mình một cách nhanh nhất Những phần mềm như RockWorks, gINT, WinLog hay những CSDL trực tuyến trên có thể coi là những thành tựu lớn của ngành CNTT thế giới nói chung
và của ngành công nghệ phần mềm nói riêng nhưng do nhiều yếu tố khách quan (giá thành cao, trình độ ngoại ngữ hạn chế, ) mà những phần mềm đó chưa được sử dụng rộng rãi ở trong nước
Tại hầu hết các nước phương Tây, quản lý tổng hợp Tài nguyên đất đã được thực hiện từ những năm 70 Thông qua thành lập các loại bản đồ địa chất công trình để tiến hành phân loại Tài nguyên đất cho các mục đích sử dụng khác nhau
Tuy nhiên phần lớn các phần mềm được rao bán với giá rất cao (hàng ngàn đôla), sử dụng ngôn ngữ là tiếng Anh và không có mã nguồn mở để chuyển về tiếng Việt nên rất khó khăn cho người sử dụng không thông thạo ngoại ngữ
I.2.2 Trong nước
Trong những năm gần đây, ở nước ta việc xây dựng CSDL địa chất nói chung
và CSDL trong lĩnh vực ĐCCT nói riêng đã bắt đầu được chú trọng đầu tư Hiện nay
có rất nhiều phần mềm CSDL trong lĩnh vực này, ví dụ như:
ĐCCT: Phần mềm trợ giúp xử lý thống kê các kết quả thí nghiệm của đất bằng
việc cho phép nhập đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý các lớp đất, thành lập hình trụ lỗ khoan,
xử lý thống kê các chỉ tiêu cơ lý, tính toán sức kháng cắt của đất, hệ số độ rỗng, Thiết lập các bản vẽ hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất, biểu đồ sức kháng cắt, biểu đồ thành phần hạt v v
Trang 19LogMan: Phần mềm quản lý số liệu, vẽ hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất,
tổng hợp chỉ tiêu cơ lý cho các mẫu đất đá phục vụ cho các ngành địa chất thăm dò, ĐCCT, địa môi trường, giao thông, mỏ, thuỷ lợi, xây dựng… với bản vẽ kết quả được xuất sang môi trường AutoCAD; bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý được xuất sang Microsoft Excel giúp cho việc hoàn thiện, trao đổi kết quả trở nên dễ dàng
Hình 0-4 Phần mềm LogMan
GrainW: Phần mềm quản lý, tổng hợp và loại sai số cho kết quả thí nghiệm
mẫu đất, lập báo cáo tổng hợp, vẽ bảng biểu và đồ thị thí nghiệm dùng cho các phòng thí nghiệm địa kỹ thuật Với kết quả được xuất sang Microsoft Excel giúp cho việc hoàn thiện báo cáo trở nên dễ dàng
Hình 0-5 Phần mềm Grain phiên bản 4.3
Những phần mềm trên đều là những sản phẩm mang tính thương mại, ứng dụng cao nhưng vẫn có những hạn chế nhất định Tất cả các phần mềm đó chỉ hỗ trợ
Trang 20và làm việc với các lỗ khoan mà các loại công trình khác như: xuyên tĩnh hiện trường,
đo sâu điện, thí nghiệm cắt cánh hiện trường, đầm chặt tiêu chuẩn, đều không có Điểm qua các phần mềm trên ta thấy, Grain có ưu điểm là xử lý thống kê kết quả thí nghiệm mẫu đất rất tốt và chính xác, ứng dụng cho các phòng thí nghiệm địa kỹ thuật nhưng thực tế lượng thông tin liên quan đến các lỗ khoan, các mẫu đất lưu trữ được còn ít, những báo cáo xuất ra còn đơn giản như đồ thị thành phần hạt, đồ thị sức kháng cắt Cũng như Grain, phần mềm DCCT ngoài các tính năng giống như phần mềm Grain, DCCT còn có thêm tính năng xuất hình trụ lỗ khoan, mặt cắt địa chất Riêng LogMan là một phầm mềm mạnh, phổ biến, giao diện đẹp, thân thiện với người sử dụng và được cập nhật thường xuyên các phiên bản mới nhưng hạn chế của LogMan chính là các sản phẩm xuất ra như hình trụ lỗ khoan chỉ áp dụng được cho thủy lợi và xây dựng mà khó có thể dùng cho lĩnh vực ĐCCT vì thông tin lưu trữ ít dẫn tới có nhiều thông số mà các nhà chuyên môn cần khai thác để đưa ra đánh giá, nhận xét thì
không có Ngoài ra, trong phần cho phép chọn loại mẫu trong bảng mẫu đất đá tác giả
sắp xếp đồng thời nhiều lựa chọn (mẫu nguyên dạng, mẫu không nguyên dạng, mẫu nước, mẫu đất, mẫu đá) trong cùng 1 mục là không hợp lý các mẫu trên không thể có vai trò như nhau
Hình 0-6 Giao diện nhập thông tin mẫu đất đá của LogMan
Từ những thực tế trên, chúng tôi đã thiết kế và xây dựng phần mềm “Cơ sở dữ liệu Địa chất công trình tỉnh Trà Vinh” đáp ứng được tình hình thực tế tại địa phương
và thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nêu ra Với phần mềm CSDL này, những hạn chế trong các phần mềm nêu trên đã phần nào được giải quyết, đó là: lượng
Trang 21thông tin lưu trữ lớn, đồ sộ; phục vụ chủ yếu cho lĩnh vực ĐCCT và các ngành liên quan; ngoài lỗ khoan ra còn hỗ trợ rất nhiều loại công trình; các sản phẩm xuất ra tương đối đa dạng, mang tính phức tạp cao từ các bảng số liệu cho đến các loại bản đồ
Có thể nói rằng, việc xây dựng CSDL ĐCCT tỉnh Trà Vinh tại thời điểm này là một việc không thể thiếu trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên đất
Đặc biệt, trong những năm gần đây, các đề tài tương tự đã được thực hiện tại Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước miền Nam, cụ thể:
Đề tài “ Xây dựng cơ sở dữ liệu và các chương trình hỗ trợ, thành lập loạt bản
đồ địa chất công trình khu vực thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc” do ThS Phan Chu Nam và KS Phạm Văn Hùng đồng chủ nhiệm, hoàn thành năm 2007
Đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình tỉnh Tây Ninh” do ThS Đoàn Ngọc Toản làm chủ nhiệm đang được triển khai và dự kiến hoàn tất vào tháng 4 năm 2009
Đề tài: “Điều tra hiện trạng, Quy hoạch khai thác và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Bình Dương” do KS Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2008
Đề tài: “Biên hội loạt bản đồ ĐCTV tỷ lệ 1/50.000 và ứng dụng tin học trong quản lý nguồn nước dưới đất tỉnh Tây Ninh” do ThS Nguyễn Tiến Tùng làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2008
Nhìn chung, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các công trình nghiên cứu từ năm
1975 đến nay đều nhằm mục đích làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình của vùng
và đã thu được những kết quả nhất định Các kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho việc thực hiện các mục đích của đề tài
Tuy nhiên, do các báo cáo này được thực hiện ở các thời điểm khác nhau, trên một qui mô không lớn và phục vụ cho các mục đích cụ thể khác nhau nên cách thành lập các loạt bản đồ ĐCCT cũng khác nhau, không theo một chú giải thống nhất Rõ ràng là tỉnh Trà Vinh nói chung và thị xã Trà Vinh nói riêng đang có một khối lượng thông tin rất lớn về ĐCCT, nhưng chưa được thu thập, tổng hợp, chỉnh lý và trình bày
Trang 22một các tổng quát theo chú giải lập bản đồ ĐCCT mới nhất đang thịnh hành trên thế giới Việc kế thừa, nghiên cứu, thu thập các tài liệu bổ sung để lập loạt bản đồ ĐCCT
tỷ lệ 1/10.000 trên địa bàn toàn tỉnh Tỉnh Trà Vinh là một công việc hết sức bức xúc, trong đó đáng chú ý nhất là khu vực thị xã Trà Vinh
Hiện nay công nghệ tin học đã và đang ngày càng phát huy vai trò lưu trữ, xử
lý, tổng hợp và truy xuất tài liệu dưới mọi dạng báo cáo, bản đồ, biểu bảng, các dạng tập tin phù hợp cho các phần mềm chuyên môn với tốc độ nhanh, mức độ chính xác cao và tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế Các nhà quản lý không thể bằng lòng với các thông tin dưới dạng giấy tờ, lưu trữ trong các kho tư liệu hoặc trong các thư viện Vì vậy việc xây dựng một cơ sở dữ liệu ĐCCT đáp ứng các nhu cầu trên là một việc không thể thiếu trong công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ bền vững tài nguyên đất
Tóm lại, việc kế thừa các tài liệu hiện có, nghiên cứu thu thập bổ sung, biên hội loạt bản đồ ĐCCT tỷ lệ 1/10.000 theo chú giải mới nhất, xây dựng một cơ sở dữ liệu để hỗ trợ thành lập các loại bản đồ ĐCCT trên địa bàn thị xã Trà Vinh là công việc cần thiết và cấp bách
Đề tài này đã giải quyết được các nội dung trên Kết quả của đề tài cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp tỉnh nhất là các nhà xây dựng, nhà quy hoạch và thiết kế những thông tin để giúp họ tạo nên các công trình xây dựng nhằm phát triển khu vực một cách hài hoà với môi trường địa chất Nếu không có sự hài hòa thì các công trình xây dựng sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự ổn định của môi trường địa chất Việc này có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng không những tới nền kinh tế, độ bền của công trình mà cả sự an toàn của chúng
I.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU, SẢN PHẨM, KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I.3.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất công trình có khả năng:
Lưu trữ và cập nhật các tài liệu khảo sát địa chất công trình trên địa bàn nghiên cứu dưới dạng cơ sở dữ liệu, CSDL này hoạt động như một phần mềm chuyên cung cấp các file số liệu đầu vào cho các phần mềm xử lý các số liệu đã lưu
Trang 23trữ CSDL được thiết kế trong môi trường đa người dùng tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Viết các chương trình hỗ trợ thành lập cột địa tầng, mặt cắt và các bản đồ địa chất công trình chuyên môn phục vụ cho các ngành kinh tế và khoa học khác nhau Thành lập loạt bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000 phục vụ cho Quy hoạch xây dựng và sử dụng hợp lý Tài nguyên đất khu vực thị xã Trà Vinh
Đào tạo cán bộ kỹ thuật ứng dụng các kết quả nghiên cứu
I.3.2 Sản phẩm, kết quả đạt được
Đề tài đã thu thập, chỉnh lý và tổng hợp 14.451m khoan địa chất công trình, 5.827 mẫu đất phân tích các chỉ tiêu cơ lý, 244 mẫu nước đánh giá ăn mòn bê tông, 3.067 thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT và 2079m thí nghiệm xuyên tĩnh đã được nhập vào Cơ sở dữ liệu Địa chất công trình tỉnh Trà Vinh Trên cơ sở các tài liệu thu thập và chỉnh lý, kết quả đề tài đã thành lập được loạt bản đồ địa chất công trình thị xã Trà Vinh trên diện tích 100 km2, đảm bảo yêu cầu khoa học, cụ thể như sau:
CSDL ĐCCT là một phần mềm mang tính ứng dụng cao Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài tác giả lựa chọn VB6 làm ngôn ngữ lập trình chủ yếu và hệ quản trị CSDL Microsoft Access để lưu trữ dữ liệu Đây đều là những công cụ lập trình tiên tiến, hỗ trợ cho nhau rất tốt và phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu vừa và nhỏ
CSDL ĐCCT cho phép lưu trữ, cập nhật các tài liệu khảo sát ĐCCT trên toàn
bộ địa bàn nghiên cứu dưới dạng các file số liệu hoạt động trong môi trường đa người dùng tương thích với hệ thống thông tin địa lý (GIS) Tất cả những thông tin chi tiết về một công trình bao gồm: Toạ độ các điểm công trình, các số liệu về lỗ khoan, điểm xuyên, hố đào, thí nghiệm cắt cánh, các số liệu về tính chất cơ lý của đất, các số liệu
về địa tầng đều được lưu vào CSDL Không những thế, CSDL còn là một công cụ hỗ trợ rất tốt trong việc thành lập các bản đồ chuyên môn, các mặt cắt cũng như các bảng
số liệu phục vụ cho công việc của các nhà chuyên môn Ngoài ra, CSDL cũng là một phầm mềm, một sản phẩm trí tuệ mang tính khoa học, tính ứng dụng cao và có thể phục vụ tốt cho các ngành khoa học có liên quan
Với giao diện đồ họa thân thiện, dễ sử dụng ngay cả với người dùng không thành thạo vi tính nên bạn hoàn toàn yên tâm khi làm việc với CSDL Đồng thời, tại
Trang 24mỗi giao diện CSDL đều có gắn kèm tính năng trợ giúp nên không có gì khó khăn cho người dùng
Các chương trình hỗ trợ: với mục đích tích hợp nhiều tính năng trong CSDL nên tác giả tích hợp phần lớn các chương trình hỗ trợ ngay trong giao diện làm việc của chương trình Ngoài ra, một số chương trình hỗ trợ cũng được gắn kèm với phần mềm dưới dạng tệp tin dữ liệu như tệp tin acad.pat để tạo mẫu thạch học
Sản phẩm xuất ra từ CSDL như phiếu lỗ khoan ĐCCT, phiếu lỗ khoan ĐCCT
có thí nghiệm SPT, phiếu lỗ khoan ĐCCT có thí nghiệm cắt cánh, phiếu hố đào, phiếu Xuyên tĩnh, bản đồ cột địa tầng lỗ khoan, và các hỗ trợ khác trong việc thành lập mặt cắt ĐCCT hoặc đưa biểu đồ SPT, biểu đồ xuyên tĩnh lên mặt cắt ĐCCT, đưa các điểm công trình lên bản đồ đều là các tập tin đơn giản, tương thích với đa số các phần mềm thông dụng hiện nay như: AutoCad, MapInfo, Excel,
Bản đồ tài liệu thực tế địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện các số liệu
về địa chất công trình tại các điểm nghiên cứu trên nền bản đồ địa hình VN 2000
Bản đồ Cột địa tầng hố khoan tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố của các lớp đất đá thông qua cột địa tầng lỗ khoan trên nền bản đồ địa hình VN 2000
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000: trình bày đặc điểm về địa tầng, kiến tạo, đặc điểm địa mạo, tân kiến tạo trên nền bản đồ địa hình VN 2000
Bản đồ Địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố không gian của các đơn nguyên ĐCCT và các điều kiện ĐCCT tuân theo đúng qui trình, qui phạm lập bản đồ ĐCCT của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trên nền bản đồ địa hình VN
2000
Bản đồ Phân vùng Địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000: Thể hiện sự phân bố của các vùng có điều kiện ĐCCT khác nhau ảnh hưởng đến điều kiện xây dựng trên nền bản đồ địa hình VN 2000
Các báo cáo chuyên đề: Trình bày khối lượng các dạng công tác đã thực hiện
và các kết quả nghiên cứu ĐCCT, cơ sở dữ liệu, các kiến nghị và kết luận
Trang 25Các phụ lục: Trình bày đầy đủ, rõ ràng kết quả các dạng công tác theo từng chuyên đề để tiện sử dụng và tra cứu sau này
Các bản đồ số hóa: Đảm bảo qui trình, quy phạm của Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam, được quản lý trên phần mềm MapInfo và được lưu trữ dưới dạng đĩa
CD để tiện sử dụng và in ấn
Báo cáo tổng kết: Trình bày tổng hợp kết quả thực hiện đề tài, các kết luận và kiến nghị về Quy hoạch khai thác và bảo vệ bền vững Tài nguyên đất đảm bảo chất lượng
I.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG
I.4.1 Phương pháp nghiên cứu
Ứng dụng công nghệ tin học: Xây dựng một cơ sở dữ liệu địa chất công trình
tạo khả năng lưu trữ, cập nhật, xử lý thống kê và truy xuất các loại báo cáo biểu bảng theo tiêu chuẩn quốc tế
Lập các phần mềm phụ trợ để tiến hành thành lập cột địa tầng hố khoan, các mặt cắt địa chất công trình và một số bản đồ chuyên môn
Thu thập tài liệu: Kế thừa và khai thác số liệu đã thu thập, tận dụng một cách
có hiệu quả cao nhất các tài liệu đánh giá ở khu vực Khai thác triệt để các tài liệu là các báo cáo do Liên đoàn thực hiện đã được các cấp có thẩm quyền nghiệm thu, phê duyệt mang tính pháp lý cao, được tổng hợp và sắp xếp theo các nguyên tắc lập bản đồ ĐCCT mới ban hành của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Các tài liệu liên quan nêu trong phần trên sẽ được chắt lọc để tận dụng tối đa các thông tin về diện phân bố, thành phần thạch học, các tính chất địa chất công trình, phục vụ cho nội dung lập loạt bản đồ ĐCCT
Xử lý, tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp truyền thống nhằm tổng hợp,
phân tích, xử lý các tài liệu để làm rõ các qui luật phân bố của các đơn nguyên địa chất công trình, qui luật hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến các hiện tượng địa chất động lực công trình và các giải pháp phòng tránh
Trang 26MICROSOFT EXCEL: Thống kê tài liệu cơ lý của các đơn nguyên ĐCCT
I.5 KHỐI LƯỢNG CÁC DẠNG CÔNG TÁC ĐÃ THỰC HIỆN
Khối lượng các dạng công tác đã được thực hiện trong Bảng 0-1:
Bảng 0-1 Bảng tổng hợp kết quả thực hiện các dạng công tác của đề tài
K
L thực hiện
M
hoàn thành (%)
0
3
Thành lập cơ sở dữ liệu ĐCCT và các phần mềm
Trang 27L thực hiện
M
hoàn thành (%) 4
.1
Biên hội bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000
Tháng đội
1.5
1.5
10
0 4
.2
Biên hội bản đồ ĐCCT và các mặt cắt tỷ lệ
1/10.000
Tháng đội
1.5
1.5
10
0 4
0.5
0.5
10
0 4
.3.2
Bản đồ phân vùng ĐCCT tỷ lệ 1/10.000
Tháng đội
0.5
0.5
10
0 4
.3.3
Bản đồ cột địa tầng
hố khoan tỷ lệ 1/10.000
Tháng đội
0.5
0.5
10
0 4
.3.4
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá
Tháng đội
0.5
0.5
10
0 4
.3.5
Phụ lục 1: Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý
của các lớp đất đá
Tháng đội
0.5
0.5
ĐCCT
Tháng đội
0.5
0.5
NDĐ
Tháng đội
0.5
0.5
10
0 4
.3.8
Báo cáo chuyên đề ĐCCT
Tháng đội
0.5
0.5
10
0 4
.3.9
Báo cáo chuyên đề xây dựng CSDL và các phần
Tháng đội
0.5
0.5
10
0
Trang 28L thực hiện
M
hoàn thành (%) mềm hỗ trợ
5
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng
đất tỷ lệ 1/10.000
Tháng đội
0.5
0.5
I.5.1 Lập đề cương đề tài
Thuyết minh đề cương chi tiết được thành lập từ tháng 1 đến tháng 6 năm
2007 tuân theo các qui định và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ Đề cương
đề tài đã được Hội đồng khoa học công nghệ chuyên ngành của Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Trà Vinh thông qua với kết quả đạt loại khá
I.5.2 Thu thập, chỉnh lý tài liệu
Chi tiết các loại tài liệu thu thập được nêu chi tiết trong tập Danh mục tài liệu Một cách khái quát các loại tài liệu đã thu thập được bao gồm:
Bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình VN 2000 tỷ lệ 1/5.000 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tỉnh Trà Vinh chuyển giao Bản đồ này được chỉnh sửa thành bản đồ địa hình VN
2000 tỷ lệ 1/10.000 làm nền cho các loạt bản đồ địa chất công trình của dự án
Tài liệu khí tượng, thủy văn sông hồ:
Trang 29Nguồn cung cấp chính là Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Trà Vinh, gồm các tài liệu sau:
Tài liệu khí tượng: bao gồm tài liệu mưa, bốc hơi, nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió
Tài liệu thủy văn: bao gồm các mặt cắt sông, cao độ đáy sông, cao độ mực nước sông, lưu lượng của các sông và rạch chính trong tỉnh
Tài liệu địa chất: gồm các bản đồ địa chất, các mặt cắt địa chất, các báo cáo, các bản đồ đẳng chiều sâu tới móng Mesozoi và các bản đồ liên quan
Tài liệu khảo sát địa chất công trình và điều tra địa chất đô thị, cụ thể là:
Báo cáo “Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT đồng bằng Nam Bộ” tỷ lệ 1/200.000 do
Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, nay là Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Miền Nam thực hiện năm 1992
Báo cáo “Điều tra địa chất đô thị” vùng đô thị Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh do
Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam, nay là Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Miền Nam thực hiện năm 1998
Báo cáo “Lập bản đồ Địa chất thủy văn, Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/50.000 vùng Trà Vinh - Long Toàn” do Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam nay là
Liên đoàn Quy hoạch và điều tra Tài nguyên nước Miền Nam thực hiện năm 2002
Báo cáo “Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đặc thù hình thành giá các loại đất tại thị xã Trà Vinh, thông qua việc ứng dụng công nghệ GIS” do Trung tâm kỹ thuật
Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Trà Vinh thực hiện năm 2007
Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội: gồm bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp, nông nghiệp, dân cư, các khu bảo tồn thiên nhiên
Ngoài ra, một khối lượng không nhỏ hàng chục ngàn mét khoan khảo sát được thu thập trên phạm vi toàn tỉnh và được nhập vào cơ sở dữ liệu (Chi tiết được liệt kê trong phần phụ lục)
Trang 30I.5.3 Thành lập CSDL ĐCCT và các phần mềm hỗ trợ
CSDL ĐCCT tỉnh Trà Vinh và các phầm mềm chuyên môn được thực hiện từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008, hoàn thành đúng theo tiến độ nêu trong thuyết minh đề cương đề tài CSDL ĐCCT tỉnh Trà Vinh đã được cập nhật, chỉnh sửa
và đã được các chuyên gia của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước Miền Nam kiểm tra, góp ý sửa chữa và hoàn thành vào tháng 12 năm 2008 Bao gồm các công việc sau:
1 Phân tích cấu trúc dữ liệu và các loại số liệu cần lưu trữ
2 Xây dựng các bảng lưu trữ số liệu
3 Tạo quan hệ giữa các bảng số liệu và tham chiếu
4 Tạo các giao diện nhập số liệu
5 Viết file Help (hướng dẫn sử dụng)
6 Liên kết Cơ sở dữ liệu với Hệ thông tin địa lý (GIS)
7 Viết các chương trình phụ trợ
8 Nhập số liệu
9 Báo cáo công tác xây dựng cơ sở dữ liệu
I.5.4 Biên hội loat bản đồ địa chất công trình
Biên hội bản đồ địa chất
Bản đồ địa chất khu vực thị xã Trà Vinh, tỷ lệ 1/10.000 được thành lập dựa vào kết quả phân tích và tổng hợp các bản đồ địa chất tỷ lệ 1/500.000, 1/200.000, 1/100.000, 1/25.000 và tài liệu các lỗ khoan khảo sát thu thập là chủ yếu Trong đó loạt bản đồ tỷ lệ 1/25.000 thuộc đề án điều tra địa chất đô thị Trà Vinh là quan trọng nhất
Trang 31Do các loạt bản đồ nói trên được thành lập vào những năm khác nhau theo những quy chế khác nhau nên giữa các bản đồ có những nội dung chưa khớp nhau Vì vậy bản đồ được biên hội theo nguyên tắc sau:
Dựa vào quy chế mới (năm 2002) Đây là qui chế tạm thời đo vẽ bản đồ địa chất
tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hành năm
2000
Trung thực với số liệu thực tế đã có của các công trình thu thập
Khi xử lý tài liệu (những tài liệu không khớp nhau) luôn luôn liên hệ với đặc địa địa chất khu vực để chọn cách xử lý tốt nhất, phù hợp nhất
Nền địa hình đã lập bản đồ địa chất là bản đồ địa hình VN2000 tỷ lệ 1:10.000 Bản đồ đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2008, hoàn thành theo đúng tiến độ
Biên hội bản đồ địa chất công trình và các mặt cắt
Bản đồ địa chất công trình khu vực thị xã Trà Vinh tỷ lệ 1/10.000 được thành lập trên cơ sở bản đồ địa hình VN2000, bản đồ địa chất do đề tài xây dựng
Tài liệu để xây dựng gồm các bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/200.000, 1/25.000 đã tiến hành trong tỉnh và tài liệu các lỗ khoan khảo sát thu thập, trong đó bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 25.000 là quan trọng nhất
Do các bản đồ trên được thành lập ở những năm khác nhau, theo những qui chế khác nhau nên giữa các bản đồ có những nội dung chưa khớp nhau Vì vậy bản đồ địa chất công trình khu vực thị xã Trà Vinh đã được xây dựng hoàn toàn mới theo Quy chế lập bản đồ Địa chất công trình tỷ lệ 1/25.000 và lớn hơn (năm 2001)
Bản đồ đã được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2008, hoàn thành đúng theo tiến độ nêu trong thuyết minh đề cương đề tài
Trang 32Các bản đồ, chuyên đề và phụ lục
Để phục vụ cho các mục đích khác nhau của đề tài Tập thể tác giả cũng đã tiến hành thành lập các bản đồ, báo cáo chuyên đề và các phụ lục kèm theo bao gồm: Bản đồ tài liệu thực tế ĐCCT tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ phân vùng ĐCCT tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ cột địa tầng hố khoan tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng đất
Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá
Phụ lục 1: Báo cáo tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất đá
Phụ lục 2: Tập phiếu các lỗ khoan nghiên cứu ĐCCT
Quyển 1: Hình trụ hố khoan
Quyển 2: Kết quả cơ lý các mẫu đất
Phụ lục 3: Kết quả phân tích thành phần hóa học nước dưới đất
Báo cáo chuyên đề ĐCCT
Báo cáo chuyên đề xây dựng cơ sở dữ liệu và các phần mềm hỗ trợ
Các bản đồ, báo cáo chuyên đề và phụ lục này được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2008, hoàn thành theo đúng tiến độ nêu trong thuyết minh đề cương đề tài
I.5.5 Số hóa bản đồ
Các bản đồ được số hóa bao gồm:
Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/10.000
Trang 33Bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ phân vùng địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ cột địa tầng hố khoan tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ tài liệu thực tế Địa chất công trình tỷ lệ 1/10.000
Bản đồ hiện trạng và quy hoạch khai thác sử dụng đất
Công việc số hóa được thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2008, hoàn thành đúng tiến độ nêu trong thuyết minh đề cương đề tài
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, NHÂN VĂN
I.6 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Trà Vinh là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu long, có tổng diện tích tự
diện tích cả nước
Vị trí địa lý giới hạn từ: 9o31’46’’ đến 10o04’05” vĩ độ Bắc
105o57’16” đến 106o36’04” kinh độ Đông
Phía Bắc, Tây - Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long
Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre với sông Cổ Chiên
Phía Tây giáp tỉnh Sóc Trăng với Sông Hậu
Phía Nam, Đông - Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển
Vùng xây dựng cơ sở dữ liệu ĐCCT tỉnh Trà Vinh gồm 7 huyện và 1 Thị xã, bao gồm các huyện: Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Thị xã Trà Vinh
Trang 34Vùng diện tích lập bản đồ thị xã Trà Vinh là 100 km2
bao gồm 9 phường và 1 xã: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9 và xã Long Đức và được giới hạn trong tọa độ địa lý:
Từ 09053’10’’đến 10001’05’’ vĩ độ Bắc
Từ 106018’00’’ đến 106023’20’’ kinh độ Đông
Trang 35Hình 0-1 Vị trí tỉnh Trà Vinh
Trang 36I.7 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA H ÌNH
Địa hình tỉnh Trà Vinh mang tính chất vùng đồng bằng ven biển có các giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển Càng về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địa hình toàn vùng khá phức tạp Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng
Nhìn chung, cao trình phổ biến của tỉnh là từ 0,4 - 1,0 m, chiếm 66% diện tích đất tự nhiên
Địa hình cao nhất (>4m): gồm các giồng cát phân bố ở Nhị Trường, Long Sơn (Cầu Ngang); Ngọc Biên (Trà Cú); Long Hữu (Duyên Hải)
Địa hình thấp nhất (<0,4m): Tập trung tại các cánh đồng trũng xã Tập Sơn, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên (Trà Cú); Thanh Mỹ (Châu Thành); Mỹ Hòa, Mỹ Long, Hiệp
Mỹ (Cầu Ngang); Long Vĩnh (Duyên Hải)
Nhìn chung địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng bị phân cắt mạnh bởi các sông và kênh rạch rất phát triển trong vùng
I.8 MẠNG THỦY VĂN
Hệ thống sông suối và kênh rạch ở tỉnh Trà Vinh rất phát triển Song chi phối nguồn nước và các đặc điểm thủy văn toàn vùng là sông sông Hậu và sông Cổ Chiên
Hệ thống kênh rạch nội đồng rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn dần khi vào trong nội đồng Các hệ thống sông nhánh chính bao gồm:
Phía sông Cổ Chiên: rạch Láng Thé, kênh Trà Vinh, rạch Bãi Vàng, rạch Thâu Râu
Phía sông Hậu: Rạch Mỹ Văn, sông Cần Chông, rạch Trà Cú, Tống Long, Vàm Ray, kênh Láng Sắc
Hệ thống kênh trục dọc: Kênh Trà Ngoa, kênh 3/2 - Thống nhất quan trọng nhất mang nhiệm vụ tiếp ngọt cho từng vùng
Trang 37Nhìn chung, mật độ kinh trục phân bố khá đều trong tỉnh, từ 4 đến 10 m/ha Đối với mật độ kinh nội đồng, nhìn chung Trà Vinh có mật độ còn thấp (< 50% so với yêu cầu sản xuất) Huyện có mật độ kênh cao nhất của toàn tỉnh là Tiểu Cần (45m/ha); thấp nhất là Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang (18 - 28 m/ha)
Ngoài ra còn một số lớn kênh rạch phân bố rải rác khắp vùng nghiên cứu Nhìn chung sông rạch chịu ảnh hưởng mạnh của chế độ triều Biển Đông thông qua 2 sông lớn và mạng lưới kênh rạch chằng chịt Đây là chế độ bán nhật triều không đều, ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống, Mỗi tháng có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém
Nhìn chung hệ thống sông và kênh rạch trong vùng có mật độ dày đặc, tạo thành một mạng lưới giao thông thủy khá hoàn chỉnh Tuy nhiên do mật độ sông dày, địa hình thấp, lại ở vào vị trí đầu nguồn nước và lượng nước phân bố không đều theo thời gian đã gây quy luật thủy văn diễn biến phức tạp như lũ lụt, thủy triều, chua phèn, phù sa, sạt lở lòng sông
I.9 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
Vùng nghiên cứu mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của miền nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô:
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
Các yếu tố khí tượng thủy văn của vùng nghiên cứu:
I.9.1 Lượng mưa
Tổng lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.227mm đến 1.588mm, phân bố không ổn định và phân hóa mạnh theo thời gian và không gian Lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam, cao nhất ở Càng Long, Trà Vinh; thấp nhất ở Cầu Ngang
và Duyên Hải
Trang 38I.9.2 Độ bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi toàn tỉnh cao, bình quân 1.293 mm/năm Vào mùa khô, lượng bốc hơi rất mạnh từ 130 - 150 mm/tháng, nhất là các vùng giồng cát cao và khu vực sát biển, gây ra sự khô hạn gay gắt ở các vùng này Tháng có độ bốc hơi cao nhất
là tháng 3 và 4 Tháng có độ bốc hơi thấp nhất là tháng 11
I.9.3 Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong các tháng mùa mưa thường đạt trên 80% Độ ẩm lớn nhất trong năm xảy ra vào tháng 10 (83,2%) Độ ẩm thấp nhất là tháng 3 (76,3%) các tháng dao động từ 71% đến 86% Độ ẩm trung bình năm là 80,4%.Những tháng mùa mưa có độ ẩm cao hơn hẳn những tháng mùa khô Độ ẩm bình quân những tháng trong năm khoảng 80,3%
I.9.4 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26,6oC và có sự thay đổi không lớn giữa hai mùa Nhiệt độ cao nhất vào khoảng 35,8oC và thấp nhất vào khoảng 18,5oC
I.9.5 Gió - bão
Toàn tỉnh có 2 hướng gió chính:
Gió mùa tây nam: từ tháng 5 - 10 dương lịch, gió thổi từ Biển Tây vào mang nhiều hơi nước gây ra mưa
Gió chướng (gió mùa đông bắc hoặc đông nam): thịnh hành nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau có hướng song song với các cửa sông lớn Gió chướng
là nguyên nhân gây ra nước biển dâng cao và đẩy mặn truyền sâu vào nội đồng Vận tốc gió đạt cao nhất trong tháng 2, 3 DL (vận tốc 5 - 8 m/s) và thường mạnh vào buổi chiều Vì vậy, sự xuất hiện các đỉnh mặn do gió chướng tác động đã làm cho việc sản xuất không ổn định trong thời gian này
I.10 THỔ NHƯỠNG VÀ THẢM THỰC VẬT
I.10.1 Thổ nhưỡng
Trong khu vực nghiên cứu, tồn tại chủ yếu nhóm đất phù sa Đất phù sa có nguồn gốc và môi trường trầm tích đa dạng Đất có đặc tính là chứa nhiều hữu cơ, pH
Trang 39thấp, ít bị bào mòn, xâm thực mà chủ yếu được bồi đắp hàng năm với mức độ khác nhau trong những điều kiện trầm tích khác nhau
Thảm thực vật nổi: Chủ yếu là các loài tảo bao gồm: tảo lục chlorophyta, tảo sillic bacillariphyta, tảo lam cyanophyta, tảo mắt euglenophyta, tảo vàng xanchophyta, tảo giáp pyrrophyta Có nhiều loài tảo là thức ăn tốt cho tôm cá
I.11 GIAO THÔNG, KINH TẾ, DÂN CƯ
I.11.1 Giao thông
Mạng lưới giao thông trong tỉnh Trà Vinh khá đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường thủy
a Đường bộ: Quốc lộ 53, 54, 60 và các tỉnh lộ tạo thành một hệ thống giao
thông đường bộ xuyên xuốt tỉnh Trà Vinh Ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã Các tuyến đường đã được trải nhựa Hệ thống cầu cống trên đường được nâng cấp nên việc đi lại tương đối thuận lợi
b Đường thủy: Sông Cổ Chiên, sông Hậu Giang cho phép tàu có tải trọng
dưới 3.000 tấn, ngoài ra còn có hệ thống sông rạch chằng chịt Hệ thống sông và kênh rạch trong vùng tạo thành mạng lưới giao thông thủy tương đối hoàn chỉnh Cảng sông nằm cạnh khu công nghiệp Long Đức có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng 2.500 tấn
Nhìn chung tỉnh Trà Vinh có đầy đủ điều kiện để phát triển giao thông vận tải đặc biệt là giao thông đường thủy
Trang 40I.11.2 Kinh tế
Kinh tế của tỉnh có nhiều ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nông, lâm nghiệp và thuỷ sản sẽ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hoá, bởi đây là khu vực có lực lượng lao động đông nhất Việc phát triển mạnh lĩnh vực này sẽ tận dụng được phần lớn sức lao động, để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đóng góp giá trị lớn trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh
I.11.3 Dân cư
Dân số tỉnh Trà Vinh với trên một triệu người, trong đó khoảng 30% dân tộc Khmer Lao động chiếm khoảng 63,66%, trình độ lao động có tay nghề chiếm 20% Thành phần dân tộc bao gồm: Kinh, Chăm, Khơme, Hoa và một số dân tộc khác Tỉnh Trà Vinh có một trường Đại học thực hiện liên kết đào tạo với các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và các viện trường quốc tế, các chương trình hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh từ các dự án Ngoài ra còn có hệ thống các trường cao đẳng, dạy nghề, trung tâm tin học ngoại ngữ, trung tâm giới thiệu việc làm đảm bảo cung cấp đủ lực lượng đã qua đào tạo đáp ứng nhu cầu về lao động trong tỉnh
I.12 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
I.12.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất
- Giai đoạn nghiên cứu trước năm 1975:
Ngay từ đầu thế kỷ 20 các nhà địa chất Pháp đã tiến hành đầu tư, nghiên cứu địa chất Đông Dương trong đó có phần Nam Bộ Năm 1895 trong báo cáo phác thảo những nét chung về địa chất Đông Dương, M.A Petition đã đề cập vùng Nam Bộ Những năm sau đó là H Latenoi (1915), Bouret (1924), J.Fromaget (1929-1941), C.H Jacop (1932), Lacroi (1933), E Saurin (1935) đã có những công trình nghiên cứu về vùng này Đặc biệt là năm 1935-1937, khi lập bản đồ địa chất Đông Dương 1:500.000,
E Saurin đã đưa ra khái niệm phù sa cổ, phù sa trẻ để phân chia trầm tích Kainozoi ở phía nam Đông Dương Ranh giới giữa hai địa tầng này là ranh giới giữa hai thống Holocen và Pleistocen
Năm 1957 E Saurin công bố thêm kết quả nghiên cứu thành tạo trẻ ven biển
và phân chia các bậc thềm Ông còn nêu ra một số nhận định về sự dao động của mực