Trường THPT Ngô Gia Tự Giáo án Tin học 10 Tuần : 26 Ngày soạn 26/02/08 BÀI THỰC HÀNH MỘT SỐ CÔNG CỤ TRỢ GIÚP STVB A- Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự; Đánh số trang, ngắt trang và in văn bản; Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo như: tìm kiếm và thay thế, sử dụng chức năng AutoCorect (tự động sửa lỗi trong khi gõ) để thưc hiện việc gõ tắt và sửa lỗi. 2. Kỹ năng: Định dạng kiểu danh sách liệt kê dạng kí hiệu và số thứ tự; Đánh số trang, ngắt trang và in văn bản; Sử dụng một số công cụ trợ giúp soạn thảo của Word để nâng cao hiệu quả khi soạn thảo như: tìm kiếm và thay thế, sử dụng chức năng AutoCorect (tự động sửa lỗi trong khi gõ) để thưc hiện việc gõ tắt và sửa lỗi. 3. Thái độ: Học sinh tích cực chủ động, nghiêm túc, chính xác trong nghiên cứu khoa học. B- Phương pháp: Thuyết trình giới thiệu và sử dụng giáo cụ trực quan kết hợp với vấn đáp HS C- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: Giáo án, một số mẫu soạn thảo bằng Tiếng Việt 2. Học sinh: Máy tính - phòng thực hành. D- Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp : II- Kiểm tra bài cũ: 1. kiểm tra trong quá trình thực hành. III- Bài mới: Triển khai bài: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung kiến thức * Hoạt động 1: Gv nhắc lại các chức năng hstvb 1. Định dạng danh sách liệt kê Thao tác: Format -> Bullets and Numbering Chọn Bulleted : Để đánh kí hiệu Chọn Numbered: Để đánh số thứ tự 2. Ngắt trang: Insert -> Break… chọn Page Break. 3. Đánh số trang: Chọn Insert → Page Number 3. Tìm: Edit → Find/Ctrl +F 4. Thay thế: Edít → Replace/Ctrl + H 5. Gõ tắt Chọn Tools-> AutoCorect trong ô Replace gõ từ (cụm từ) viết tắt hoặc sửa lỗi; trong ô With gõ từ (cụm từ) hoàn chỉnh. A. HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU 6. Định dạng danh sách liệt kê Thao tác: Format -> Bullets and Numbering Chọn Bulleted : Để đánh kí hiệu Chọn Numbered: Để đánh số thứ tự 7. Ngắt trang: Insert -> Break… chọn Page Break. 3. Đánh số trang: Chọn Insert → Page Number 8. Tìm: Edit → Find/Ctrl +F 9. Thay thế: Edít → Replace/Ctrl + H 10.Gõ tắt Chọn Tools-> AutoCorect trong ô Replace gõ từ (cụm từ) viết tắt hoặc sửa lỗi; trong ô With gõ từ (cụm từ) hoàn chỉnh. * Hoạt động 2: B. Học sinh thực hành: Giáo viên: Trần Chí Thu 1 TIẾT 51 Trường THPT Ngô Gia Tự Giáo án Tin học 10 Sau khi học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn thực hành, học sinh bắt đầu thực hiện trên máy của HS bằng cách mở một số văn bản đã có để thực hiện; Sau khi đã làm quen bắt đầu gõ văn bản và trình bày theo mẫu như trong sách giáo khoa hoặc một số văn bản mà các em đã chuẩn bị trước ở nhà.Hoặc trình gõ và trình bay theo mẫu sau: MÂU THUẪN LÀ NGUỒN GỐC VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA SỰ VẬT HIỆN TƯỢNG a) Giải quyết mâu thuẫn b)Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng đấu tranh Khi nghiên cứu về mâu thuẫn , chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến nguyên tắc sau đây : Mẫu thuẫn chỉ được giải quyết bằng sự đấu tranh giưã các mặc đối lập không phải bằng con đường điều hòa mẫu thuẫn. Vận dụng những hiểu biết trên đây vào cuộc sống hằng ngày , chúng ta cần phải biết phân tích những mâu thuẫn trong nhận thức , trong rèn luyện phẩm chất đạo đức .Phải biết đâu là đúng đâu là sai , cái gì là tiến bộ cái gì là lạc hậu để nâng cao nhận thức khoa học phát triển nhân cách .Biện pháp thường xuyên để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống tập thể là phải tiến hành phê bình và tự phê bình , tránh thái độ xuê xoa , “dĩ hòa vi quý”, không dám đấu tranh chống lại cái lạc hậu tiêu cực . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Thế nào là mâu thuẫn? Cho ví dụ ? 2. Thế nào là hai mặt đối lập ? Những mặt đối lập có quan hệ thế nào mới tạo thành mâu thuẫn ? Cho ví dụ ? 3. Thế nào là thống nhất giữa các mặt đối lập ? Cho ví dụ ? 4. Thế nào là đấu tranh giữa các mặt đối lập ? Cho ví dụ? 5. Em hãy nêu một vài kết luận của bản thân qua việc nghiên cứu sự thống nhất và đấy tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn ? 6.Hãy lựa chọn các phương án đúng nhất trong các phương án sau đây . Bàn về sự phát triển , V.I.Lê-nin viết : “ Sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đấu tranh của các mặt đối lập” .Câu đó Lê-nin bàn về : a. Hình thức của sự phát triển . b.Nội dung của sự phát triển . c. Điều kiện của sự phát triển . d. Nguyên nhân của sự phát triển . ( Chú ý: dùng chức năng AutoCorect để gõ tắt nhanh các từ hoặc cụm từ sau: mt → mâu thuẫn; dt → đấu tranh; dl → đối lập; cvd → cho ví dụ; spt → sự phát triển). C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC 1. Phát phiếu chấm điểm o Mỗi máy 2 em 1 phiếu 2. Chấm điểm: o Dựa vào những tiêu chí đánh giá được thể hiện trong văn bản mẫu. Học sinh thực hiện đúng theo mẫu thì cho điểm tối đa. IV- Củng cố bài :(2 phút) Nhắc lại các khả năng định dạng văn bản Các thao tác định dạng Thoát Word và Windows V- Dặn dò : Xem bài mới và làm bài tập VI. Rút kinh nghiệm: Giáo viên: Trần Chí Thu 2