1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN HỆ THỐNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

64 130 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Trong dự án nghiên cứu CCVA, nhóm nghiên cứu đã định hướng phương pháp nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết đã được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu IPCC sử dụng, cụ thể như

Trang 1

THÁNG 6 NĂM 2018

Báo cáo này được thực hiện với sự hỗ trợ từ Nhân dân Hoa Kỳ thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Nội dung báo cáo này hoàn toàn thuộc trách nhiệm của ECODIT và không nhất thiết phản ánh các quan điểm của USAID hay Chính phủ Hoa Kỳ

ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN HỆ THỐNG ĐẦM PHÁ

TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BÁO CÁO CUỐI CÙNG

Trang 2

DỰ ÁN TRƯỜNG SƠN XANH

DO USAID TÀI TRỢ

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU

Báo cáo này là kết quả nghiên cứu của dự án Trường Sơn Xanh của USAID, do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế (CSSH) chịu trách nhiệm chính

Nhóm thực hiện bao gồm các chuyên gia đến từ CSSH, Khoa Địa lý - Địa chất và Khoa Xã hội học thuộc trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Tổ công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhóm nghiên cứu chính - Thiết kế nghiên cứu, viết báo cáo kết quả

1 PGS.TS Trần Xuân Bình – Nhóm trưởng – Chủ biên

2 TS Đỗ Thị Việt Hương

3 CN Phạm Văn Thiện

4 CN Đoàn Lê Minh Châu

Tổ công tác của Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Thừa Thiên Huế

1 Nguyễn Thanh Vinh – Phó trưởng phòng – Phòng đo đạc và Bản đồ

2 Nguyễn Ngọc Thịnh – Chuyên viên – Phòng KTTV và BĐKH

3 Hoàng Ngọc Hưng Việt – Chuyên viên – Phòng Tài nguyên nước

4 Lê Thị Hạnh – Trưởng Phòng – Chi cục Bảo vệ Môi trường

5 Nguyễn Thị Ngọc Thanh – Phó Trưởng phòng – Chi cục Biển, đảo và đầm phá

Nhóm thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu

2 Đoàn Lê Minh Châu

3 Nguyễn Thiều Tuấn Long

Trang 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH NHÓM NGHIÊN CỨU iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH vi

DANH MỤC CÁC HÌNH PHỤ LỤC viii

DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

TÓM TẮT 11

GIỚI THIỆU 12

1.1 Thông tin và mục tiêu dự án 12

1.2 Mô tả về hệ thống đầm phá 13

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

Khu vực khảo sát 29

Thu thập dữ liệu 33

Các chỉ tiêu đánh giá tổn thương do BĐKH 34

CÁC KẾT QUẢ 40

Mức độ lộ diện 40

Mức độ nhạy cảm 42

Khả năng thích ứng 44

Mức độ dễ bị tổn thương 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC I – Lớp dữ liệu lũ lụt 57

PHỤ LỤC II – Phương pháp xác định trọng số cho các chỉ số 59 PHỤ LỤC III – Bản đồ phân tích mức độ lộ diện và nước biển dâng không bao gồm trọng số 62

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Kiểu hệ sinh thái trong hệ thống đầm phá TG - CH 15

Bảng 2: Tổng Thiệt hại do lũ lụt từ 1999-2015 20

Bảng 3: Những thay đổi về nhiệt độ trung bình hàng năm (oC) so với giai đoạn 1986-2005, tỉnh Thừa Thiên Huế 21

Bảng 4: Phần trăm tăng lượng mưa hàng năm so với giai đoạn 1986-2005 22

Bảng 5: Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm trên địa bàn các huyện khu vực đầm phá 23

Bảng 6: Danh sách diện tích và dân số các xã ven phá TG – CH 25

Bảng 7: Tổng hợp thông tin và sinh kế về 133 thôn ngư ở 33 xã thuộc 5 huyện trong khu vực đầm phá 26

Bảng 8: Cơ cấu diện tích NTTS trên hệ thống TG - CH theo địa phương cấp huyện 28

Bảng 9: Huyện, xã, thị trấn, thôn trong khu vực khảo sát 30

Bảng 10: Các chỉ số cho từng hợp phần E, S, AC với đơn vị đo lường, nguồn cấp dữ liệu và trọng số 35

Bảng 11: Thống kê diện tích các mức độ lộ diện 41

Bảng 12: Khu vực có nguy cơ ngập lụt cao trong kịch bản mực nước biển dâng 100cm 41

Bảng 13: Thống kê mức độ nhạy cảm của khu vực khảo sát 43

Bảng 14: Thống kê các mức độ khả năng thích ứng của khu vực khảo sát 45

Bảng 15: Thống kê các mức độ dễ bị tổn thương của khu vực khảo sát 49

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1: Bản đồ vị trí 5 huyện và 33 xã trong khu vực đầm phá TG-CH 13

Hình 2 : Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm tại TG – CH 23

Hình 3: Vị trí 18 xã chọn khảo sát trong CCVA TG – CH 30

Hình 4: Quy trình CCVA TG-CH 32

Hình 5: Sơ đồ tính toán chỉ số dễ bị tổn thương do BĐKH (V=E+S-AC) 39

Hình 6: Bản đồ mức độ lộ diện do biến đổi khí hậu của khu vực khảo sát 41

Hình 7: Bản đồ mức độ nhạy cảm do biến đổi khí hậu của khu vực khảo sát 43

Hình 8: Bản đồ mức độ thích ứng do BĐKH của khu vực khảo sát 45

Hình 9: Bản đồ mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của khu vực nghiên cứu 49

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Số lượng loài các nhóm sinh vật đầm phá TG – CH 15

Biểu đồ 2: Nhiệt độ trung bình năm ở Huế 17

Biểu đồ 3: Lượng mưa trung bình hằng năm tại Huế 17

Biểu đồ 4: Lượng mưa trung bình 10 năm tại Huế 18

Biểu đồ 5: Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2017 21

Biểu đồ 6: Đánh giá của người dân địa phương về mức độ lộ diện lũ lụt trong thập kỷ vừa qua (Số hộ khảo sát: 450 hộ gia đình) 42

Biểu đồ 7: Mức độ an toàn nhà ở hộ gia đình (Số hộ khảo sát: 450 hộ gia đình) 44

Biểu đồ 8: Đánh giá về mức độ an toàn của CSHT trong thiên tai 46

Biểu đồ 9: Kinh nghiệm của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai 46

Biểu đồ 10: Hiểu biết và nắm bắt thông tin về BĐKH của người dân 47

Biểu đồ 11: Vai trò của kiến thức bản địa trong ứng phó với thiên tai 48

Biểu đồ 12: Các hoạt động ứng phó với thiên tai của cộng đồng 48

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH PHỤ LỤC

Hình A1 1: Độ sâu nước lũ trong tình huống giả định MIKE 21 và RIVER Mike 11 mô phỏng dựa trên trận lũ 1999 57 Hình A1 2: Thời gian xảy ra lũ (ngày) trong tình huống giả định MIKE 21 và RIVER Mike 11 mô phỏng dựa trên trận lũ 1999 58 Hình A3 1: Bản đồ mức độ lộ diện do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH… 62 Hình A3 2: Bản đồ mức độ nhạy cảm do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH 63 Hình A3 3: Bản đồ mức độ thích ứng do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH 63 Hình A3 4: Bản đồ mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu các xã khảo sát vùng TG - CH 64

DANH MỤC BẢNG PHỤ LỤC

Bảng A2 1: Trọng số của lớp dữ liệu và tổng trọng số cho các chỉ số 60

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATNĐ Áp thấp nhiệt đới

BĐKH Biến đổi khí hậu

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường

BTTN Bảo tồn thiên nhiên

CCAP Climate Change Action Plan - Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu

CCVA Climate Change Vulnerability Assesment - Đánh giá tính dễ bị tổn

thương do biến đổi khí hậu

CSHT Cơ sở hạ tầng

CHNC Chi hội nghề cá

CSSH Trung tâm Khoa học & Xã hội Nhân văn Huế

ĐDSH Đa dạng sinh học

DONRE Sở Tài nguyên và Môi trường

EbA Tiếp cận dựa trên hệ sinh thái

GIZ Tổ chức hợp tác phát triển Đức

GDP Thu nhập bình quân trên đầu người

IUCN Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên

KBVTS Khu bảo vệ thủy sản

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

KNTƯ Khả năng thích ứng

KTTV Khí tượng thuỷ văn

KTBĐ Kiến thức bản địa

MONRE Bộ Tài nguyên & Môi trường

NGO Non Government Organization – Tổ chức phi chính phủ

NTTS Nuôi trồng thuỷ sản

Trang 10

PPGIS GIS có sự tham gia của cộng đồng

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng

PVBCT Phỏng vấn bán cấu trúc

SIDA Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển

TN&MT Tài nguyên và Môi trường

TDBTT Tính dễ bị tổn thương

TG - CH Tam Giang - Cầu Hai

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

USAID Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

UBND Uỷ Ban Nhân Dân

ƯPBĐKH Ứng phó với biến đổi khí hậu

WWF Quỹ động vật hoang dã thế giới

Trang 11

TÓM TẮT

Báo cáo này trình bày các phương pháp và kết quả của việc phân tích tính dễ tổn thương do sự biến đổi khí hậu (CCVA) của hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (TG-CH) trải dài theo bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế Nghiên cứu CCVA được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh và nhóm chuyên gia liên ngành đến từ Đại học Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (CSSH) chịu trách nhiệm chính Khu vực nghiên cứu gồm 20 làng chài phân bố trên 18 xã thuộc 5 huyện khác nhau xung quanh khu vực đầm phá (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc)

Trong dự án nghiên cứu CCVA, nhóm nghiên cứu đã định hướng phương pháp nghiên cứu dựa theo khung lý thuyết đã được Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) sử dụng, cụ thể như sau: Các hợp phần cần xác định gồm những Lộ diện (E) về biến đổi khí hậu, độ Nhạy cảm (S) với sự biến đổi khí hậu và Khả năng thích ứng (AC) với sự biến đổi khí hậu; sử dụng phần mềm ArcGIS để tính toán Tính dễ bị tổn thương V bằng công thức V = f (E x S x AC) và sắp xếp phân hạng kết quả dựa theo 48 chỉ số lựa chọn chính và phụ của các hợp phần

E, S, AC

Dữ liệu cho các chỉ số thu thập từ các cuộc khảo sát bằng PRA, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc, tham vấn các bên liên quan các cấp của nhóm nghiên cứu và các tài liệu thứ cấp từ các bên liên quan các cấp (Ví dụ: Các báo cáo của các nghiên cứu liên quan) Dữ liệu thô được chuẩn hóa và được sắp xếp thành năm mức độ: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao Xác định các trọng số của từng chỉ số bằng quy trình Phân tích thức bậc (AHP) Các biểu đồ màu khác nhau được sử dụng để biểu thị kết quả của từng chỉ số riêng biệt, cụ thể: những lộ diện,

độ nhạy cảm, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương

Nhìn chung, kết quả của dự án nghiên cứu CCVA xác định khu vực khảo sát có mức độ tổn thương cao nằm ở các khu vực thấp/trũng nơi cửa sông đổ ra đầm (Ví dụ ở các xã Quảng Lợi, Điền Hải, Vinh hà, Lộc An) và các khu vực tiếp giáp giữa đầm và biển (Ví dụ ở xã Hải Dương, Thuận An, Vinh Hưng) Khu vực có mức độ tổn thương cao nhất nằm ở vùng phía Tây đầm phá (Ví dụ như các xã Quảng Thái, Quảng Phước, Hương Phong, Thuận An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Lộc An Có thể tóm tắt kết quả nghiên cứu như sau:

Mức độ dễ bị tổn thương rất thấp (chiếm 50% diện tích nghiên cứu) – Lộc Trì (huyện Phú

Lộc); Quảng Lợi (huyện Quảng Điền); Phú Đa, Vinh Phú (huyện Phú Vang); Điền Hải (huyện Phong Điền)

Mức độ dễ bị tổn thương thấp (chiếm 12,9% diện tích nghiên cứu) – Phú Diên, Phú Đa,

Vinh Hà (huyện Phú Vang); Vinh Hưng, Lộc An, Vinh Hiền, Lộc Điền, (huyện Phú Lộc)

Mức độ dễ bị tổn thương trung bình (chiếm 6,1% diện tích nghiên cứu) – Quảng Thái

(huyện Quảng Điền); Phú Xuân (huyện Phú Vang); Lộc Điền (huyện Phú Lộc)

Mức độ dễ bị tổn thương cao (chiếm 13,7% diện tích nghiên cứu) – Quảng Lợi (huyện

Quảng Điền); Điền Hải (huyện Phong Điền); Hải Dương (Thị xã Hương Trà); Thuận An, Vinh

Hà (huyện Phú Vang); Vinh Hưng, Lộc An (huyện Phú Lộc)

Mức độ dễ bị tổn thương rất cao (chiếm 17,3% diện tích nghiên cứu) – Quảng Thái, Quảng

Phước (huyện Quảng Điền); Hương Phong, Hải Dương (Thị xã Hương Trà); Thuận An, Phú

Mỹ, Phú Xuân (huyện Phú Vang); Lộc An (huyện Phú Lộc)

Trang 12

GIỚI THIỆU

1.1 Thông tin và mục tiêu dự án

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở miền Trung Việt Nam, có địa hình đa dạng, từ dạng địa hình miền núi ở phía Tây đến địa hình đồng bằng và hệ thống đầm phá ven biển phía Đông Trong đó, khu vực hệ thống đầm phá TG-CH được đánh giá là khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu nhất trong tỉnh Khu vực đầm phá là một hệ sinh thái phức tạp khi độ mặn trong nước vốn được hình thành bởi sự cân bằng giữa nguồn nước ngọt từ các con sông đổ về và nguồn nước mặn

từ biển Đông Trong những thập kỳ gần đây, áp lực từ yếu tố con người và các vấn đề khí hậu

đã thay đổi sự cân bằng này, dẫn đến những thay đổi đáng kể không chỉ với hệ đầm phá mà còn cuộc sống của các cộng đồng xung quanh phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của đầm phá

Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ là một dự án đánh giá tác động của của việc biến đổi khí hậu lên hệ thống đầm phá Vào tháng 1 năm 2017, dự án Trường Sơn Xanh đã tổ chức một cuộc hội thảo ba ngày về phương pháp đánh giá và phương pháp tiếp cận CCVA cho các cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường (DONRE) cùng với các ban ngành có liên quan khác trong tỉnh Các bên tham gia đã có một chuyến thực địa đến khu vực đầm phá TG-CH vào ngày thứ hai của hội thảo

Để hoàn thiện dự án, DONRE đã đề nghị dự án Trường Sơn Xanh tiến hành CCVA ở khu vực đầm phá để cập nhật thông tin cho Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh (CCAP) theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) ở Quyết định Số 990/CV/BTNMT-KTTVBDKH, ban hành ngày 24 tháng 3 năm 2014 Dự án Trường Sơn Xanh sau đó đã hợp tác với CSSH để thực hiện công trình này

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào hai mục đích sau:

1 Xác định tính dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng ngư dân xung quanh khu vực đầm phá TG-CH

2 Trình bày kết quả nghiên cứu với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để có các hành động phù hợp trong việc tiếp tục cập nhật CCAP với sự hỗ trợ của dự án Trường Sơn Xanh

Các mục tiêu cụ thể:

 Tham vấn với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để tiếp tục phát triển cách tiếp cận CCVA với những cộng đồng xung quanh có liên quan đến khu vực đầm phá TG-CH, bên cạnh đó là xác định các nguồn cung cấp thông tin

 Xác định các yếu tố khí hậu khi thay đổi gây ảnh hưởng đến hệ thống đầm phá và cộng đồng địa phương

 Xây dựng các chỉ số đánh giá những lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng của các cộng đồng xung quanh khu vực đầm phá, trọng tâm vào cộng đồng ngư dân

Trang 13

 Đánh giá tính dễ bị tổn thương của cộng đồng ngư dân ven đầm phá dưới sự tác động của biến đổi khí hậu bằng việc lựa chọn các chỉ số đánh giá những lộ diện, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng phù hợp

 Thảo luận kết quả với các ban ngành chính phủ và các bên liên quan để tiếp tục cập nhật thông tin cho việc sửa đổi, phát triển CCAP

từ vài trăm mét đến 4km Đất nền khu vực cồn cát này rất thấp, từ vài mét đến tối đa 30m

Hình 1: Bản đồ vị trí 5 huyện và 33 xã trong khu vực đầm phá TG-CH

Nguồn: CSSH- Đại học Khoa học, Đại học Huế

Trang 14

Hệ thống đầm phá TG-CH được tạo thành bởi hệ thống các đầm phá nối liền: phá Tam Giang, trải dài từ sông Ô Lâu đến cửa Thuận An, nơi sông Hương kết thúc; đầm Cầu Hai ở phía Nam, ở ranh giới giữa biển Đông và cửa Tư Hiền; ngoài ra còn có đầm Thanh Lam và Hà Trung nằm ở giữa phá Tam Giang và đầm Cầu Hai

Hệ thống đầm phá thuộc địa phận 5 huyện, gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc Trên địa bàn 5 huyện này, dân số làm nghề chuyên ngư khai thác mặt nước đầm phá được phân bố thành 133 thôn ngư (làng ngư nghiệp) tại 33 xã có các thôn ngư ven đầm phá (Hình 1)

Địa hình

Địa hình của tình Thừa Thiên Huế thay đổi từ Tây sang Đông, từ địa hình đồi núi ở khu vực dãy Trường Sơn phía tây tỉnh đến địa hình bằng phẳng và hệ thống đầm phá TG-CH ở phía Đông tỉnh Một sườn dốc kéo dài từ vùng cao đến đường ven biển do khoảng cách giữa hai dạng địa hình đồi núi và địa hình ven biển chưa đến 50km Một dải cồn cát phân chia khu vực đầm phá với biển Đông kéo dài từ xã Điền Môn đến cửa Tư Hiền ở xã Vinh Hiền Khu vực ven bờ đầm phá có độ sâu không đáng kể, khoảng 1-2m, lòng đáy hệ thống đầm phá khá bằng phẳng, độ sâu trung bình 3-6m và không có nơi nào quá 10m

Hệ thống sinh thái

Đầm phá TG-CH tiếp giáp với biển thông qua hai cửa là Thuận An và Tư Hiền, bên cạnh đó còn tiếp nhận nguồn nước ngọt từa 5 lưu vực sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, gồm có sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại và Truồi Điều này đã tạo nên một hệ sinh thái đa dạng nhờ sự kết hợp giữa các môi trường nước khác nhau, đồng thời cũng góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của khu vực này

Bảng 1 cho biết diện tích và vị trí phân bố của các hệ sinh thái điển hình khu vực đầm phá Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt quan trọng trong đầm phá, hỗ trợ nhiều hoạt động sinh thái khác như bảo vệ khỏi tác hại từ các cơn bão, giảm sức phá hoại của lũ lụt và là môi trường sống của nhiều loài thủy sinh, bao gồm các loài cá và tôm có giá trị thương mại cao Tuy nhiên, diện tích rừng ngập mặn giảm đi đáng kể trong khoảng thập kỷ trở lại, tính tới thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng 80ha rừng ngập mặn nguyên sinh, và hiện đang có một số các hoạt động phục hồi lại rừng, điển hình là ở Rú Chá và Tân Mỹ Hơn 23000 cây được trồng mới trong rừng ngập mặn Rú Chá, một nửa trong số đó được trồng quanh các ao hồ NTTS Cây rừng ngập mặn giúp làm sạch nước trong hồ, cải thiện điều kiện nuôi dưỡng tôm cá

Theo một ước tính gần đây, có hơn 1000 loài sinh vật sống trong hệ thống đầm phá, ước tính

có khoảng 287 loài thực vật phù du; 72 loài động vật phù du; 215 – 230 loài cá nước mặn và cá nước lợ, trong số đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao; 193 loài sinh vật đáy, chủ yếu là động vật giáp xác và động vật thân mềm; 73 loài chim, trong đó có 34 loài di cư; 95 loài thực vật, trong đó có 8 loài cỏ biển (Đỗ Công Thung, 2009)

Trang 15

Bảng 1: Kiểu hệ sinh thái trong hệ thống đầm phá TG - CH

Nguồn: Lê Xuân Tuấn, 2012

Thảm cỏ nước dày Rìa đầm phá đến độ sâu 1-1.5m 11420.44 48.08

Ao đầm nuôi thủy sản Hầu hết ở khu vực đầm phá, nhưng chủ

yếu tập trung ở Đầm Sam và Cầu Hai

Đất nông nghiệp Chủ yếu ở ven sông Ô Lâu, Hương,

Truồi, Đại Giang và xung quanh đầm phá

Rừng ngập mặn Hầu hết ở Rú Chá (xã Hương Phong, Thị

xã Hương Trà) và Tân Mỹ (thị trấn Thuận

An, huyện Phú Vang)

Biểu đồ 1: Số lượng loài các nhóm sinh vật đầm phá TG – CH

Nguồn: CSSH, DONRE, Dự án bảo tồn đất ngập nước,2016

Trang 16

Khí hậu

Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô từ tháng Năm đến tháng Tám, mùa mưa bắt đầu từ tháng Tám đến tháng Một năm sau Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 2500 – 3000 mm; mưa chủ yếu vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 Mưa lớn

có thể kéo dài từ hai tới ba ngày, lượng mưa lên đến 260mm Tháng 6, tháng 7 và tháng 8 thường là những tháng nhiệt độ trung bình cao nhất, khoảng 29oC; tháng 12, tháng 1 và tháng

2 là những tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, khoảng 18-20oC

Vào mùa mưa, tình trạng mưa lớn (La Nina) và lũ lụt có thể gây ra hiện tượng giảm độ mặn trong nước đầm phá trên diện rộng, dẫn đến việc giảm năng suất và chất lượng NTTS Vào mùa khô, nước đầm phá dần bị nhiễm mặn do tình trạng mưa ít trong một khoảng thời gian dài (El Nino) gây ảnh hưởng đến HST đầm phá và việc khai thác nguồn lợi thủy sản Hạn hán kéo dài còn gây ra tình trạng mặn hóa đất trồng trọt do thiếu nước, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp

Các khu vực địa hình trũng giữa đầm phá và biển phải trải qua các hiện tượng biến đổi khí hậu không những từ biển Đông (bão, lốc, nước biển dâng, sóng lớn do bão) mà còn từ các con sông nội địa (lũ lụt và hạn hán)

Thành phố Huế

Trạm khí tượng ở thành phố Huế có vị trí gần đầm phá nhất, biểu đồ 2 và 3 biểu thị nhiệt độ và lượng mưa trung bình hằng năm của khu vực được đo bởi trạm khí tượng này Số liệu chỉ ra nhiệt độ trung bình hằng năm là 24,5oC Từ tháng tư đến tháng bảy, nhiệt độ trung bình là 27-

29oC, nhiệt độ cao nhất có thể đến 34oC, nhiệt độ cao kết hợp với gió tây nam làm tăng tốc độ bay hơi của nước, điều này có thể trở thành một trong những điều kiện gây ra hạn hán Ngược lại, tháng Mười hai, tháng Một và tháng Hai là các tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình trong thời gian này rơi vào khoảng 18-21oC Nhiệt độ thấp kết hợp với gió mùa đông bắc nên trong từ tháng Chín đến tháng Ba năm sau có thể tạo ra lượng mưa đáng kể (Kế hoạch hành động khí hậu ở Thành phố Huế, 2014)

Nhiệt độ

Trang 17

Biểu đồ 2 : Nhiệt độ trung bình năm ở Huế

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017

Lượng mưa

Biểu đồ 3 cho thấy lượng mưa trung bình hằng năm tại trạm khí tượng thủy văn Thành phố Huế trong khoảng thời gian 1956 – 2016, và biểu đồ 4 cho thấy lượng mưa trung bình hằng năm trong từng khoảng thời gian 10 năm Tuy nhiên, qua những số liệu này, vẫn chưa thể đánh giá chính xác về xu hướng lượng mưa ở thành phố Huế

Biểu đồ 3: Lượng mưa trung bình hằng năm tại Huế

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017

Trang 18

Biểu đồ 4: Lượng mưa trung bình 10 năm tại Huế

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn TTH, 2017

Thủy triều

Biển gây ảnh hưởng đến thủy triều ở đầm phá thông qua các cửa tiếp giáp ở khu vực cửa Thuận An và cửa Tư Hiền Chế độ thủy triều ở khu vực gần cửa Thuận An và trong phá Tam Giang là chế độ thủy triều bán nhật triều, xảy ra hai lần một ngày, biên độ dao động vào khoảng 35-50cm Tuy nhiên chế độ thủy triều này ở đầm Cầu Hai lại xảy ra không thường xuyên, mỗi lần xảy ra thường dao dộng vào khoảng 55-100cm Độ cân bằng nước ở đầm Cầu Hai luôn được cân bằng và dòng chảy đến cửa Thuận An thông qua cửa Tư Hiền Thời gian xuất hiện biên độ thủy triều cao thường vào khoảng thời gian tháng 10 đến tháng 1 năm sau Thừa Thiên Huế là nơi có biên độ thủy triều thấp nhất trong toàn khu vực dọc bờ biển của Việt Nam, tại Thuận An biên độ thủy triều chỉ đạt 50cm (Hoàng Trung Thành, 2011 trong MONRE, 2016)

Thủy văn

Đổ về đầm phá TG-CH có các con sông: Sông Ô Lâu, sông Bồ (phía Bắc), sông Hương (ở giữa), sông Đại Giang và sông Truồi (phía Nam) Trong đó có hai con sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế là Sông Hương và sông Bồ, sông Hương lớn hơn trong hai và chảy qua địa phận thành phố Huế trước khi đổ về đầm phá Sông Bồ nằm ở khu vực phía Bắc đổ về phá Tam Giang Do địa hình tương đối bằng phẳng ở cửa sông làm cho lòng sông thấp hơn mực nước biển, khiến hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn thường xảy ra ở khu vực này Ngoài ra, ở đây cũng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa, khi lưu lượng nước từ các sông đổ về lớn Nước đầm phá là hỗn hợp giữa nguồn nước chính là nước ngọt từ sông đổ về và nước mặn từ biển xâm nhập vào mỗi khi thủy triều Vào mùa khô, lưu lượng nước đổ về từ sông thấp, nguồn cấp nước bị đổi ngược khi nước biển chảy vào thông qua dòng thủy triều từ hai cửa Thuận An

và Tư Hiền Mực nước cũng thay đổi theo mùa Vào mùa khô, mực nước trong đầm phá thấp hơn 5-15cm so với mực nước biển ở phá Tam Giang và thấp hơn 25-30cm ở đầm Cầu Hai

Trang 19

Vào mùa mưa, mực nước trong đầm phá thường cao hơn mực nước biển và có thể đạt tới 70cm ở khu vực đầm Cầu Hai Trữ lượng nước trong đầm phá là 300 đến 350 triệu m3 vào mùa khô và 400 đến 500 triệu m3 vào mùa mưa

Độ mặn

Lượng mưa và lưu lượng nước sông đổ về đầm phá vào mùa mưa cao khiến độ mặn trong đầm phá có xu hướng giảm, dao động từ 0,02 – 0,20 phần nghìn (ppt), nước đầm phá thời gian này gần như là nước ngọt Ngược lại, vào mùa khô, lưu lượng nước từ sông đổ về rất thấp, nước mặn từ biển thâm nhập vào, độ mặn trong nước đầm phá lúc này dao động vào khoảng 29,4 – 32,4 ppt

Để giải quyết tình trạng xâm nhập mặn, một đập nước đã được xây dựng ở phần hạ lưu sông Hương Tuy nhiên, đập nước cũng làm giảm lưu lượng nước ngọt đổ về đầm phá, làm ảnh hưởng đến sự cân bằng độ mặn tự nhiên

Mực nước biển tăng

Mực nước biển ở biển Đông và duyên Hải Việt Nam đang tăng dần, tốc độ tăng trung bình khoảng 2,8mm/năm dọc theo bờ biển Dữ liệu thu thập từ vệ tinh cho thấy mức nước trung bình ở biển Đông đã tăng khoảng 4,7mm/năm từ năm 1993 đến năm 2010 (IMHEN và UNDEP, 2015) Mực nước biển cao nhất thường rơi vào khoảng thời gian xuất hiện thủy triều hoặc triều cường Hầu hết các trạm quan sát ven biển của Việt Nam đều có dữ liệu tương đồng, cho thấy

xu hướng tăng của mực nước biển

Theo MONRE (2016), Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguy cơ ngập úng cao nhất trong số các tỉnh ven biển miền Trung Những khu vực ven biển dọc theo đầm phá phía Đông và cửa sông Tư Hiền và Thuận An nằm trong vùng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi tác động từ mực nước biển dâng và xói lở bờ biển Khả năng ứng phó với tình trạng mực nước biển dâng của các khu vực ven biển còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng nước đổ về từ các con sông bị cắt giảm do các đập nước, xuất hiện tình trạng trầm tích và giảm tỷ lệ bồi tụ

Hiện tượng thời tiết cực đoan

Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm hiện tượng lũ lụt, lũ cuốn vào mùa mưa, hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn vào mùa khô, bão và áp thấp nhiệt đới

Lũ lụt

Nguy cơ ngập lụt cao do độc dốc địa hình cao vì khoảng cách từ dải núi đến bờ biển tương đối ngắn (50km), dẫn đến lưu lượng nước trong mùa này khá cao Nước lớn từ các con sông đổ về kết hợp với việc các con đập đều xả nước lũ và thủy triều dâng đã thường xuyên gây ra các trận lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực đầm phá, khoảng 3,4 trận lũ xảy ra mỗi năm

Bảng 2 cho thấy những tác động nghiêm trọng bởi những trận lũ lớn vào các năm 1998, 1999,

2006 và 2007 lên con người, tài sản và cơ sở hạ tầng trong tỉnh Trận lũ năm 1999 là trận lũ đặc biệt nghiêm trọng khi là trận lũ lớn nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây Trận lũ đã gây ra nhiều thiệt hại, 373 người chết và tổng số thiệt hại kinh tế lên đến hơn 100 triệu USD Trong ba tháng cuối năm 2016, mưa lớn đã gây ra năm trận lụt liên tiếp trên 18 tỉnh ở miền Trung Mưa

Trang 20

lớn và lũ lụt tiếp tục xảy ra bất thường khiến các hồ thủy điện thường xuyên trong tình trạng quá tải khiến phải xả lũ thường xuyên, trở thành một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt ở

hạ nguồn Bão Damrey và bão Doksuri gây ra sóng lớn, bờ biển xói lở và lũ lụt kéo dài trong thời gian cuối năm 2017

Bảng 2: Tổng Thiệt hại do lũ lụt từ 1999-2015

[Nguồn: Chi cục Phòng chống bão lụt tỉnh TTH, 2017]

Hạn hán

Nhiệt độ cao cùng với lượng mưa thấp gây ra hiện tượng hạn hán, các số liệu gần đây đã chỉ

ra hiện tượng này dần xuất hiện nhiều hơn Vào mùa khô, sự kết hợp giữa hạn hán và xâm nhập mặn có thể gây ra hiện tượng đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng Trong giai đoạn 2015-2016, ước tính có khoảng 2 triệu người ở khu vực miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán kéo dài, các chuyên gia đánh giá điều này có liên quan đến hiện tượng El Nino toàn cầu Hạn hán 2015-2016 là một trong những trận hạn hán kéo dài nhất trong 90 năm qua, nó gây tác động nghiêm trọng đến sinh kế nông thôn, gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, làm thiệt hại 60-90% cây trồng

do hai cơn bão Damrey và bão Doksuri chiếm 70% tổng thiệt hại do thiên tai gây ra trên cả nước (Biểu đồ 5)

Trang 21

Biểu đồ 5: Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2017

Nguồn: Tin tức Việt Nam News (2017)

Dự báo biến đổi khí hậu – Thừa Thiên Huế

Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu (IMHEN), Bộ tài nguyên và Môi trường (MONRE) đưa ra một số dự báo về nhiệt độ, lượng mưa, và mức dâng của mực nước biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế, những thông tin đó đã được tóm tắt trong thông tin của MONRE (2016)

Nhiệt độ

Trong Bảng 3, theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2015, kịch bản phát thải trung bình, dự báo nhiệt độ trung bình hàng năm ở Thừa Thiên Huế là 0,9-2,0oC vào giữa thế kỷ 21, đạt 1,3-2,6oC vào năm 2100 Dưới kịch bản phát thải cao, mức tăng có thể đạt mức cao 2.6-4.5oC vào năm

2100 Các kịch bản phát thải được mô tả trong MONRE (2016),

tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Bảng 5.1 trong MONRE (2016)

Kịch bản phát thải trung bình Kịch bản phát thải cao

0.7 oC

(0.4-1.1)

1.4 oC (0.9-2.0)

1.9 oC (1.3-2.7)

0.8 oC (0.6-1.2)

1.9 oC (1.3-2.6)

3.3 oC (2.6-4.5)

Trang 22

Lưu ý: giá trị trong dấu ngoặc đơn cung cấp phạm vi thay đổi nhiệt độ từ kết quả mô hình khí hậu, với giới hạn dưới 10% và giới hạn trên 90%

Lượng mưa

Bảng 4 cho thấy theo kịch bản phát thải trung bình, lượng mưa dự báo tăng từ 10,7% đến 34,3% vào giữa thế kỷ 21 và 15,4% đến 38,1% vào năm 2100 Theo kịch bản phát thải cao, lượng mưa tăng lên có thể đạt 13,8% đến 28,2% vào năm 2100

Có sự khác biệt quan trọng theo mùa trong những thay đổi dự kiến về lượng mưa Lượng mưa cao dự kiến sẽ tăng vào mùa mưa và giảm vào mùa khô, cho thấy cả lũ lụt và hạn hán có thể trở nên thường xuyên hơn (MONRE 2016)

Nguồn: Bảng 5.2 trong MONRE (2016)

Kịch bản phát thải trung bình Kịch bản phát thải cao

Mực nước biển dâng

Bảng 5 cho thấy dự đoán của IMHEN (MONRE, 2016) về các vùng dễ bị ngập lụt do tác động của hiện tượng nước biển dâng ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế IMHEN xây dựng các kịch bản dựa trên nhiều nguồn khác nhau, trong đó có thông tin từ Báo cáo đánh giá lần 5 (AR5) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC); dữ liệu khí tưởng thủy văn và mực nước biển theo dõi đến năm 2014; bản đồ kỹ thuật số địa hình quốc gia cập nhật vào năm 2016 Thông tin bổ sung có trong MONRE (2016)

Hình 2 thể hiện vị trí các khu vực có nguy cơ ngập lụt khi mực nước biển dâng lên 100cm so với mức hiện tại, và bảng 5 cho thấy các khu vực có nguy cơ ngập lụt tính theo địa bàn huyện

Trang 23

Hình 2 : Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm tại TG – CH

Nguồn: Viện khoa học Khí tượng thủy văn và BĐKH (2016)

Bảng 5: Kết quả mô phỏng nước biển dâng 100cm trên địa bàn các huyện khu vực đầm

phá

Nguồn: Viện khoa học Khí tượng thủy văn và BĐKH (2016)

Huyện Tổng diện tích (ha) Diện tích có nguy cơ ngập lụt (%)

Trang 24

Nước biển dâng do bão

Nước biển dâng do bão và những đợt sóng cao đã gây thiệt hại cho hệ thống đê và hạ tầng ven biển và đặc biệt nghiêm trọng khi rơi vào khoảng thời gian thủy triều dâng cao Các số liệu đã ghi nhận hiện tượng này đã tạo nên đợt sóng cao vượt quá 2m trên khu vực ven biển Thừa Thiên Huế, đồng thời ước tính tần suất của hiện tượng này cũng sẽ thường xuyên hơn trong bối cảnh mực nước biển dâng lên và các cơn bão cũng nhiều và dữ dội hơn (MONRE, 2016)

Bão và áp thấp nhiệt đới

Nghiên cứu dự báo số lượng bão hình thành ở biển Đông có thể tác động tới Việt Nam vào giữa và cuối thế kỷ 21 chưa xác định được xu hướng rõ ràng Tuy có dấu hiệu cho thấy tần số bão có thể giảm, nhưng cường độ vẫn có khả năng sẽ tăng lên MONRE (2016) dự báo rằng tần suất bão xuất hiện có thể giảm nhưng mùa bão vẫn có thể kéo dài lâu hơn với các cơn bão tập trung nhiều hơn vào cuối mùa

Căng thẳng phi khí hậu

Có rất nhiều yếu tố về xã hội, kinh tế, vật chất và môi trường gây căng thẳng lên hệ thống đầm phá, làm giảm khả năng thích ứng và khả năng phục hồi với biến đổi khí hậu Sự suy giảm đáng kể của diện tích rừng ngập mặn loại bỏ sự bảo vệ cần thiết để ứng phó với hiện tượng nước biển dâng và bão lũ Ngoài ra, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội đã làm giảm cơ hội phát triển sinh kế dựa vào nguồn lực Do dân số mở rộng, nhiều làng xã phải đối mặt thiếu nhà cửa, đất đai, cơ hội việc làm và nhu cầu cơ bản như nước sạch hay vệ sinh môi trường Chất thải sinh hoạt và công nghiệp, vệ sinh ngư cụ và xử lý ao NTTS gây ô nhiễm môi trường Các cơ sở hạ tầng như đê điều, hệ thống đường sá và các cơ sở y tế không đủ hoặc không đáp ứng được nhu cầu ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến khả năng ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu

Điều kiện kinh tế xã hội

Dân số

Xung quanh đầm phá là hệ thống những “Đầm, Vụng, Bàu, Ô” có tên gọi riêng gắn liền với tiểu địa danh ở mỗi cộng đồng, hay gắn tên với những người khai khẩn tìm ra nó, và được gọi tên chung là “Đầm”

Hầu hết các hộ gia đình khu vực đầm phá là người Kinh, số lượng dân tộc thiểu số tương đối thấp Các cộng đồng này đa dạng về hình thức sinh kế, hình thức tổ chức xã hội, giá trị và kiến thức địa phương về đầm phá

Trang 25

Theo số liệu của UBND tỉnh năm 2015, dân số ở khu vực đầm phá chiếm khoảng 30% tổng dân

số tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó, tỷ lệ phụ nữ chiếm 52,1% dân số đầm phá Có 52209 hộ gia đình ở khu vực này với mật độ trung bình 6 người/hộ Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,8%, cao hơn so với tỷ lệ tăng chung của toàn tỉnh là 1,6% Mật độ dân số cao hơn (358 người/km2) so với mật độ dân số trung bình của tỉnh (255 người/km2)

Bảng 6: Danh sách diện tích và dân số các xã ven phá TG – CH

Nguồn: CSSH, 2017

Huyện Xã Diện tích

(ha) Dân số Huyện Xã

Diện tích (ha) Dân số

Trang 26

Bảng 7: Tổng hợp thông tin và sinh kế về 133 thôn ngư ở 33 xã thuộc 5 huyện trong khu

Khu BVTS

CHNC cấp quyền/

thành lập

Sinh kế chính

Phong Điền 2/13 xã 4 /2 xã 1 KBVTS 4 CHNC NTTS, ĐB

Quảng Điền 8/11 xã 25 /8 xã 4 KBVTS 14/15 CHNC NTTS, ĐB, DV, TL, CN Hương Trà 2/13 xã 7 /2 xã 1 KBVTS 3/5 CHNC NTTS, ĐB, TL

Phú Vang 13/20 xã 65 /13 xã 7 KBVTS 11/21 CHNC NTTS, ĐB, TL, DV, CN Phú Lộc 8/13 xã 32/8 xã 10 KBVTS 15/16 CHNC NTTS, ĐB, TL, CN, DV, TR

TỔNG 33 xã có

thôn ngư

133 thôn ngư

- Trong một huyện có nhiều xã, trong đó chỉ có một số xã ven TG-CH mới có các thôn ngư;

- Trong các xã ven TG – CH có rất nhiều thôn, trong đó chỉ có một số thôn ven TG-CH mới làm nghề ngư và liên quan đến mặt nước của đầm phá

Ngư nghiệp

Hoạt động đánh bắt cá thương mại và NTTS ở đầm phá cung cấp thu nhập cho khoảng 12% dân số, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng khai thác và 60% tổng sản lượng NTTS ở tỉnh Thừa Thiên Huế Diện tích mặt nước được sử dụng để khai thác cho hoạt động đánh bắt cá ở đầm phá là 15.943,575 ha và dưới sự quản lý của các Chi hội nghề cá (đến 2017 đã có 62 CHNC thành lập, 47 CHNC đã được cấp quyền quản lý mặt nước)

Trước khi xảy ra các trận lũ lớn vào hai năm 1985 và 1999, có hơn mười ngàn người sống bằng nghề đánh bắt cá và sử dụng ngư cụ di động Hiện nay, hơn một nửa số hộ ngư nghiệp ở đầm phá sử dụng ngư cụ lưu động (te, lưới, xiếc, xẻo, quệu…), gần một nửa hộ sử dụng ngư cụ cố định (nò sáo, đăng đáy, rớ dàn…) Có khoảng 20% số hộ gia đình sử dụng cả hai loại thiết bị kể trên

Có 3 hình thức thôn ngư nghiệp ở khu vực đầm phá:

Trang 27

i) Chuyên ngư và có hệ thống ao nuôi - Loại thôn đã hình thành lâu đời, cư dân chủ yếu làm chuyên nông nghiệp (canh tác lúa và hoa màu vùng bãi ngang ven phá) và kiêm đánh bắt bằng một số ngư cụ di dộng Khi bùng phát nghề NTTS (1996 – 2005) bộ phần này bị thu hồi đất chuyển đổi sang làm hệ thống ao nuôi và theo đó các thôn này chuyển thành chuyên ngư và kiêm canh tác trên phần đất nông nghiệp còn lại

ii) Chuyên ngư khai thác bằng ngư cụ cố định - Loại thôn ngư đã hình thành lâu đời, cư dân chủ yếu làm chuyên ngư khai thác bằng các ngư cụ cố định, một ít trong số họ có vườn tược nhà cửa kiên cố, canh tác trên phần đất nông nghiệp mua được, phát triển các dịch vụ ngư cụ, thủy sản và chế biến thủy sản

iii) Loại thôn định cư thủy diện - hình thành từ 1985 đến 2010 theo lộ trình định cư của các địa phương, của 100% là cư dân vạn đò Bộ phận này chuyên ngư, khai thác bằng các ngư cụ

di động, nghèo, đông con, khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ xã hội Bức tranh về các thôn định cư này rất đa dạng: Có những thôn định cư độc lập “lên đồi cát” rất xa với mặt nước, nơi sinh kế của họ; Có những thôn phải “lấn phá” rất thấp trũng vì thiếu đất; Có những thôn phải “sát nhập – ghép” vào 2 loại hình trên và chia sẻ tài nguyên đất ở, và các loại đất khác; Có những thôn được định cư cô lập vào các vùng “cồn hoang” ven phá…

Nuôi trồng thủy sản

Hoạt động NTTS mang lại nguồn lợi lớn hơn so với khai thác hải sản, nuôi tôm là hình thức phổ biến nhất Các hệ thống NTTS đa dạng, từ nuôi cá trong ao, lồng, bể xi măng đến nuôi nhuyễn thể hay nuôi rong câu Hiện nay, hầu hết các hoạt động NTTS ở đầm phá đều thực hiện ở ao nuôi, vùng cao triều, trung triều và hạ triều đầm phá Bảng 8 biểu thị số liệu thống kê hình thức

và phân bố của hoạt động NTTS trên địa bàn các huyện xung quanh khu vực đầm phá

Sau giai đoạn phát triển vượt mức vào đầu những năm 2000, sản lượng NTTS có chiều hướng giảm dần trong những năm gần đây, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm nước và tác động của biến đổi khí hậu Lượng mưa lớn làm giảm độ mặn và gây ra hiện tượng đục ao nuôi và các cơn bão làm phá hủy các cơ sở NTTS Nhiệt độ cao và hạn hán làm tăng tỷ lệ bốc hơi ở các ao NTTS, làm giảm mực nước dẫn đến tình trạng thiếu oxy Ngoài ra, việc thiếu cơ sở vật chất để

xử lý nước thải gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh

Phương pháp nuôi ghép đã được sử dụng như một cách ứng phó với điều kiện khí hậu thay đổi, phương pháp này thường là sự kết hợp nuôi trồng ba loài tôm và một loài cá có đặc điểm khác nhau, làm phân tán rủi ro khi nuôi trồng (Mạc Như Bình và cộng sự, 2016) CSSH cũng ghi nhận ở các huyện Phú Lộc và Phú Vang có sự chuyển dịch đối tượng nuôi trồng, sò và trai được sử dụng để thay thế các loài thủy sản thông thường vì sức chịu đựng cao của chúng Ở huyện Quảng Điền và Phong Điền, lồng di động được sử dụng để giảm thiểu khả năng môi trường nuôi bị nhiễm ngọt hoặc nhiễm mặn

Bảng 8 biểu thị các thông tin cơ bản về hoạt động NTTS trên địa bàn các huyện nằm trong khu vực đầm phá TG - CH

Trang 28

Bảng 8: Cơ cấu diện tích NTTS trên hệ thống TG - CH theo địa phương cấp huyện

Nguồn: Chi cục Thủy sản TTH, 10/2017

STT Huyện/Thị xã

Diện tích ao nước

lợ đầm phá (ha) DT

nuôi chắn sáo đầm phá (ha)

DT nuôi nước ngọt (ha) Nuôi lồng (cái)

Nuôi bể

xi măng (cái)

Tổng

DT ao nuôi đầm phá

Nuôi chuyên tôm sú

Nuôi xen ghép

Nuôi tôm chân trắng

Tổng cộng

DT nuôi

Nuôi chuyên

Nuôi xen cá- lúa,

cá sen

Nước mặn

Nước ngọt

Ngành lâm nghiệp

Người dân địa phương tin rằng sinh kế bằng ngành lâm nghiệp không đủ thu nhập để đáp ứng nhu cầu của họ Tuy nhiên vẫn có một số xã có các hoạt động lâm nghiệp như các xã thuộc huyện Phú Lộc, bao gồm Lộc Bình, Lộc Trì, TT Phú Lộc, Lộc Điền và Lộc An Phần lớn diện tích rừng là rừng trồng, mặc dù vẫn có một số rừng nguyên sinh dọc theo cồn cát được bảo vệ Các khu rừng dọc đầm phá và ven biển giữ vai trò rất quan trọng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu

Các ngành công nghiệp và dịch vụ khác

Các nguồn thu nhập khác ngoài ngư nghiệp và nông nghiệp bao gồm các hoạt động thủ công

mỹ nghệ, xây dựng, buôn bán nhỏ và nhiều ngành dịch vụ khác nhau như chế biến cá, dịch vụ thực phẩm, cung cấp và sửa chữa tàu thuyền đánh cá, lưới và các thiết bị khác

Trang 29

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khu vực khảo sát

Sau kết quả tổng quan tài liệu và tham vấn các bên liên quan các cấp (1 cấp tỉnh và 5 cấp huyện/ xã), CCVA này căn cứ trên cơ sở khoa học, cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái và các phương pháp CCVA, đã chọn ra 20 thôn ngư trong số 133 thôn ngư nghiệp ở 18 xã trong số 33

xã có thôn ngư tại 5 huyện ven TG - CH để nghiên cứu chuyên sâu

Căn cứ chọn mẫu: Trong số 33 xã có 133 thôn ngư phân chia theo 6 vùng sinh thái: 1)Cửa biển: 14 thôn; 2)Cửa sông: 20 thôn; 3)Thấp trũng và Khu bảo vệ thủy sản: 65 thôn; 4)Cát cao:

29 thôn; 5)Ven sườn núi: 5 thôn; và 6)Rừng ngập mặn: 8 thôn (bao gồm trong vùng cửa sông

và thấp trũng) (Phụ lục 3: Các thôn ngư phân theo vùng sinh thái trong CCVA TG-CH được trình bày trong một báo cáo khác của dự án Trường Sơn Xanh do CSSH chuẩn bị) Vùng sinh thái 5, 6 và hơn 25% số thôn trong vùng 1,2 và 3 có địa hình cao so với mặt nước biển, ít bị tác hại của thiên tai, BĐKH và NBD, do đó nằm ngoài vùng chọn mẫu khảo sát Như vậy số thôn ngư còn lại được các bên liên quan đề xuất cần lựa chọn CCVA là 74 thôn/ 18 xã Theo xác suất thống kê, để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện của nghiên cứu, từ 74 thôn ngư này CSSH đã chọn mẫu ngẫu nhiên 20 thôn để khảo sát, tương đương với 27% tổng thể

Trong 20 thôn đại diện cho các vùng sinh thái của đầm phá có: 4 thôn gần cửa biển (2 thôn ở cửa Tư Hiền và 2 thôn ở cửa Thuận An); 6 thôn gần cửa sông (1 thôn cửa Ô Lâu, 2 thôn cửa sông Hương và 3 thôn cửa sông Đại Giang và Truồi); 6 thôn ở vùng giữa thấp trũng (2 thôn ở huyện Quảng Điền, 2 thôn ở huyện Phú Vang và 2 thôn ở huyện Phú Lộc); 4 thôn có khu bảo

vệ thủy sản và rừng ngập mặn (2 thôn ở Phú Vang, 2 thôn ở Phú Lộc)

Hình 4 thể hiện vị trí phân bố của 18 xã, và bảng 9 cung cấp danh sách đầy đủ tên 18 xã/ 20 thôn ngư khảo sát

Trang 30

Hình 3: Vị trí 18 xã chọn khảo sát trong CCVA TG – CH Bảng 9: Huyện, xã, thị trấn, thôn trong khu vực khảo sát

Trang 31

Vinh Hà Hà Trung 5 - Cống Quan

Hình 4 minh họa các bước chính trong quá trình thực hiện CCVA, cụ thể như sau:

1 Hội thảo và đối thoại giữa các bên liên quan để xác định cách tiếp cận và đánh giá;

2 Xem xét các nghiên cứu có liên quan;

3 Biên tập và phân tích các dữ liệu khí hậu và dự báo khí hậu liên quan đến hệ thống đầm phá;

4 Khảo sát các hộ gia đình; phỏng vấn bán cấu trúc với chuyên gia địa phương; phỏng vấn người cung cấp thông tin chính; và thực hiện PRA để thu thập thông tin từ cộng đồng;

5 Phát triển các chỉ số chính để đánh giá tính dễ bị tổn thương;

6 Phát triển cơ sở dữ liệu GIS để tích hợp các lớp dữ liệu và thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu;

7 Tổ chức hội thảo, đào tạo và tham vấn các bên liên quan, thảo luận các phát hiện và tiếp tục xây dựng “lộ trình can thiệp” để cập nhật CCAP của tỉnh;

CSSH luôn cân nhắc về các vấn đề về giới có liên quan đến biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương và thích ứng

Trang 32

Hình 4: Quy trình CCVA TG-CH

Ngày đăng: 06/04/2019, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Huy Anh, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đăng Hải, Đinh Thanh Kiên. Đánh giá hiện trạng môi trường nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu hội thảo: Môi trường Đới ven bờ các tỉnh Duyên hải Miền Trung Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Huế, 2010, Trang: 128-138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng môi trường nước ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Huế
[2]. Bộ KHCN &MT, Báo cáo tổng hợp đề án “Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An-Tư Hiền và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai”, Hà Nội, 7- 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu phương án phục hồi, thích nghi cho vùng cửa sông ven biển Thuận An-Tư Hiền và đầm phá Tam Giang-Cầu Hai
[4]. Trần Xuân Bình, 2012. Chiến lược quốc gia về BĐKH và khả năng thích ứng của cộng đồng vùng đầm phá Thuận An, Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học về “BĐKH”, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, tr. 20-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: BĐKH
[5]. Trần Xuân Bình, 2013. Sách chuyên khảo “Phát triển NTTS với giảm đói nghèo vùng đầm phá Thừa Thiên Huế”, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 250 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển NTTS với giảm đói nghèo vùng đầm phá Thừa Thiên Huế
Nhà XB: Nhà xuất bản Thuận Hóa
[23]. Lê Văn Thăng, Nguyễn Đình Huy, Hồ Ngọc Anh Tuấn. Đánh giá tổn thương do BĐKH và giới thiệu một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Khoa học: Hội nghị môi trường Toàn quốc lần thứ III - Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hà Nội, 2010, Trang: 200-210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tổn thương do BĐKH và giới thiệu một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH ở tỉnh Thừa Thiên Huế
[33]. Tin tức Việt Nam news: https://vietnamnews.vn/society/420360/2017-plagued-by-devestating-natural-disasters.html#WaeVPxYCFyfszQpy.97TIẾNG ANH Link
[42]. USAID Green Annamites Climate Change Vulnerability Assessment Training Workshop Report, January 10-12, 2017, Hue City, Thua Thien Hue Province, Vietnam:https://drive.google.com/file/d/0Byhf9OIbRrSjN1BWQ0tuTDNiLWs/view?usp=sharing [43]. Le Xuan Tuan, 2012, Preliminary assessment of sea level rise impacts to coastal Link
[3]. Trần Xuân Bình, 2005. Phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản với những vấn đề Tài nguyên, Môi trường và giảm đói nghèo ở đầm phá Tam Giang Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế, Huế, tr. 223-242 Khác
[7]. Chi cục thống kê Phong Điền, Niên giám thống kê huyện Phong Điền, 2016 Khác
[8]. Chi cục thống kê Quảng Điền, Niên giám thống kê huyện Quảng Điền, 2016 Khác
[9]. Chi cục thống kê thị xã Hương Trà, Niên giám thống kê thị xã Hương Trà, 2016 Khác
[12]. Dự án đầm phá Việt - Pháp, 2003 (VP2003). Báo cáo kết quả nghiên cứu chất lượng nước và đa dạng sinh học ở đầm phá Thừa Thiên Huế Khác
[14]. Dự án, 2014 – 2017. Sáng kiến và phát triển địa phương thích ứng với BĐKH. Tổ chức LuxDev Khác
[15]. Đề tài đánh giá tiềm năng và đề xuất lựa chọn khu bảo vệ đất ngập nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế năm 1997 Khác
[17]. Lương Quang Đốc, 2007. Đa dạng sinh học ở Thừa Thiên Huế: những thách thức và kiến nghị các giải pháp bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững. Báo cáo tư vấn Khác
[18]. Lê Như Hậu, Nguyễn Thị Kiều Diễm, Tôn Thất Pháp, 2012. Nghiên cứu phân bố và trữ lượng của rong biển ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội nghị Khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V. Tr 591-596 Khác
[19]. Nguyễn Văn Hợp, Hoàng Thái Long, Nguyễn Hải Phong & Thủy Châu Tờ, 2005. Chất lượng nước đầm phá Tam Giang - Cầu Hai: hiện trạng, lo lắng và giải pháp kiểm soát. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về đầm phá Thừa Thiên Huế. Tr. 231-245 Khác
[20]. Kỷ yếu khu bảo vệ thủy sản Thừa Thiên Huế của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh ThừaThiên Huế, 2016 Khác
[21]. Lê Văn Miên, 2006. Những hoạt động ở đầm phá Thừa Thiên Huế, Dự án IMOLA, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Khác
[22]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Qui hoạch tổng thể phát triển NTTS Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2010 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w