GA Vật lý 11- Chuẩn

158 406 0
GA Vật lý 11- Chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

P HẦN MỘT ĐIỆN TỪ HỌC Chương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG. Bài 1. ĐỊNH LUẬT CU – LÔNG. I. MỤC TIÊU Kiến thức: - Trình bày được khái niệm điện tích điểm, đặc điểm tương tác giữa các điện tích, nội dung định luật Cu-lông, ý nghĩa của hằng số điện môi. - Lấy được ví dụ về tương tác giữa các vật được coi là chất điểm. - Biết về cấu tạo và hoạt động của cân xoắn. Kĩ năng: - Xác định phương chiều của lực Cu-lông tương tác giữa các điện tích điểm. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. - Làm vật nhiễm điện do cọ xát. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: 1. Xem SGK vật 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS. 2. Chuẩn bị câu hỏi hoặc phiếu câu hỏi sau đây: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu ví dụ về cách nhiễm điện cho vật. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện. TL1: - Cọ xát thước nhựa lên tóc, thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy nhỏ. - Biểu hiện của vật bị nhiễm điện là có khả năng hút được các vật nhẹ… Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích điểm là gì? - Trong điều kiện nào thì vật được coi là điện tích điểm? TL2: - Điện tích điểm là điện tích được coi như tập trung tại một điểm. - Nếu kính thước của vật nhiễm điện rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét thì vật được coi là điện tích điểm. Phiếu học tập 3 (PC3) - Có mấy loại điện tích? - Nêu đặc điểm về hướng của lực tương tác giữa các điện tích. TL3: 1 - Có hai loại điện tích là: điện tích dương và điện điện tích âm. - Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các điện tích khác loại thì hút nhau. Phiếu học tập 4 (PC4) - Xác định phương chiều của lực tác dụng lên các điện tích trong các trường hợp: ⊕ ⊕ ⊕    - Nêu đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm? - Biểu thức của định luật Cu-lông và ý nghĩa của các đại lượng ? TL4: - Đặc điểm độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm là: tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. - Biểu thức định luật Coulomb: 2 21 r qq kF ε = Phiếu học tập 5 (PC5) - Điện môi là gì? - Hằng số điện môi cho biết điều gì? TL5: - Điện môi là chất không cho dòng điện chay qua (không có điện tích tự do bên trong). - Hằng số điện môi cho biết lực tương tác giữa các điện tích giảm bao nhiêu lần so với lực tương tác giữa các điện tích đó trong chân không. Phiếu học tập 6 (PC6): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Trong những cách sau cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật? A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc; B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện; C. Đặt một vật gần nguồn điện; D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin. 2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện? A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu; B. Chim thường xù lông về mùa rét; C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích sắt kéo lê trên mặt đường; D. Sét giữa các đám mây. 3. Điện tích điểm là A. vật có kích thước rất nhỏ. B. điện tích coi như tập trung tại một điểm. C. vật chứa rất ít điện tích. D. điểm phát ra điện tích. 4. Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau. 2 B. Các điện tích khác loại thì hút nhau. C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau. D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau. 5. Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 2 lần thì độ lớn lực Cu – lông A. tăng 4 lần. B. tăng 2 lần. C. giảm 4 lần. D. giảm 4 lần. 6. Nhận xét không đúng về điện môi là: A. Điện môi là môi trường cách điện. B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1. C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần. D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1. 7. Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau. B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau. C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau. D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn đặt gần nhau. 8. Cho 2 điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt trong A. chân không. B. nước nguyên chất. C. dầu hỏa. D. không khí ở điều kiện tiêu chuẩn. 9. Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của A. hắc ín ( nhựa đường). B. nhựa trong. C. Thủy tinh. D. nhôm. TL6: Đáp án Câu 1: A; Câu 2: A; Câu 3:A; Câu 4:A; Câu 5: A; Câu 6:A; Câu 7: A; Câu 8: A; Câu 9: A . Phiếu học tập 7 (PC7) 1. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 10 -4 /3 C đặt cách nhau 1 m trong parafin có điện môi bằng 2 thì chúng A. hút nhau một lực 0,5 N. B. hút nhau một lực 5 N. C. đẩy nhau một lực 5N. D. đẩy nhau một lực 0,5 N. 2. Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10 -4 C đặt trong chân không, để tương tác nhau bằng lực có độ lớn 10 -3 N thì chúng phải đặt cách nhau A. 30000 m. B. 300 m. C. 90000 m. D. 900 m. 3 3. Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ A. hút nhau 1 lực bằng 10 N. B. đẩy nhau một lực bằng 10 N. C. hút nhau một lực bằng 44,1 N. D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N. 4. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 100 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực 8 N. Nêu chúng được đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì tương tác nhau bằng lực có độ lớn là A. 1 N. B. 2 N. C. 8 N. D. 48 N. 5. Hai điện tích điểm cùng độ lớn được đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có hằng số điện môi bằng 81. Độ lớn của mỗi điện tích là A. 9 C. B. 9.10 -8 C. C. 0,3 mC. D. 10 -3 C. TL7: Đáp án: Câu 1: B; Câu 2: B; Câu 3: A; Câu 4: A; Câu 5: C. 3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng các hiện tượng nhiễm điện, sự tương tác điện, . 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 1. Định luật Cu-lông I. Tương tác giữa hai điện tích điểm 1.Nhận xét . 2. Kết luận II. Định luật Cu-lông 1.Đặc điểm của lực tương tác: Độ lớn và hướng? 2. Định luật . 3. Biểu thức . 4. Điện môi Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( . phút): Ôn tập kiến thức về điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời câu hỏi PC1. - Đọc SGK mục I.2, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC2, PC3. - Trả lời C1. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Nêu câu hỏi PC1. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC2, PC3. - Gợi ý HS trả lời. - Nêu câu hỏi C1. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. 4 Hoạt động 2 ( . phút): Nghiên cứu về tương tác giữa hai điện tích điểm. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Xác định phương chiều của lực Cu–lông, thực hiện theo PC4. - Đọc SGK, tìm hiểu trả lời câu hỏi ý 2, 3 PC4 về đặc điểm độ lớn của lực Cu-lông. - Trả lời câu hỏi C2. - Đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi về điện môi và hằng số điện môi. - Trả lời câu hỏi C3. - Giao nhiệm vụ cho HS theo PC4. - Theo dõi, nhận xét HS vẽ hình - Nêu câu hỏi ý 2, 3 phiếu PC4. - Nêu câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5, gợi ý trả lời. - Nêu câu hỏi C3. - Nhận xét, đánh giá các câu trả lời của HS. Hoạt động 3 ( . phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu PC6 - Nhận xét câu trả lời của bạn - Ghi nhận: Định luật Cu-lông, biểu thức và đơn vị các đại lượng trong biểu thức. - Cho HS thảo luận theo PC6. - Nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 4 ( . phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 9). - Bài thêm: Phiếu PC7. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau. 5 Bài 2. THUYẾT ELECTRON – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày được nội dung thuyết electron, nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Lấy được ví dụ về các cách nhiễm điện. - Biết cách làm nhiễm điện các vật. Kĩ năng: - Vận dụng thuyết electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện. - Giải bài toán ứng tương tác tĩnh điện. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Xem SGK vật 7 để biết HS đã học gì ở THCS. 2. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo nguyên tử về phương diện điện? - Đặc điểm của electron, proton và notron? TL1: - Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện + Gồm hạt nhân mang điện dương ở trung tâm. + Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh. + Hạt nhân có cấu tạo từ 2 loại hạt là proton mang điện dương và notron không mang điện. - Đặc điểm của electron và proton + Electron: m e = 9,1.10 -31 kg; điện tích – 1,6.10 -19 C. + Proton: m p = 1,67.10 -27 kg; điện tích + 1,6.10 -19 C. - Trong nguyên tử số proton bằng số electron, nguyên tử trung hòa về điện. Phiếu học tập 2 (PC2) - Điện tích nguyên tố là gì? - Thế nào là ion dương, ion âm? TL2: - Điện tích của electron và proton gọi là điện tích nguyên tố. - Về ion dương và ion âm. + Nếu nguyên tử bị mất đi electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion dương. +Nếu nguyên tử nhận thêm electron, nó trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. Phiếu học tập 3 (PC3) - Nếu nguyên tử Fe thiếu 3 electron nó mang điện lượng là bao nhiêu? - Nguyên tử C nếu mất 1 electron sẽ trở thành ion âm hay ion dương? - Ion Al 3+ nếu nhận thêm 4 electron thì trở thành ion dương hay âm? 6 TL3: - là; + 3.1,6.10 -19 C. - ion dương. - ion âm. Phiếu học tập 4 (PC4) - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? - Ở lớp 7 đã học thế nào là chất dẫn điện? thế nào là chất cách điện? So với định nghĩa ở lớp 10 các định nghĩa có bản chất khác nhau không? - Lấy ví dụ về chất dẫn điện và chất cách điện. TL4: - Về chất dẫn điện và chất cách điện + Chất dẫn điện là chất có chứa các điện tích tự do. + Chất dẫn điện là chất không chứa điện tích tự do. - Ở lớp 7: + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Định nghĩa ở lớp 10 đã nêu được bản chất hiện tượng. - Ví dụ: HS tự lấy. Phiếu học tập 5 (PC5) - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc? TL5: - Quả cầu mang điện sẽ đẩy hoặc hút các electron tự trong thanh kim loại làm hai đầu thanh kim loại tích điện trái dấu. - Điện tích ở chỗ tiếp xúc sẽ chuyển từ vật này sang vật khác. Phiếu học tập 6 (PC6): - Nêu nội dung định luật bảo toàn điện tích. - Nếu một hệ hai vật cô lập về điện, ban đầu trung hòa về điện. Sau đó vật 1 nhiễm điện +10 C. Vật 2 nhiễm điện gì? Giá trị bao nhiêu? TL6: - Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số điện tích là không đổi. - Vật 2 nhiễm điện – 10 C. Phiếu học tập 7 (PC7): có thể ứng dụng CNTT hoặc dùng bản trong 1. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là: A. Proton mang điện tích là + 1,6.10 -19 C. B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton. C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử. D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố. 7 2. Hạt nhân của một nguyên tử oxi có 8 proton và 9 notron, số electron của nguyên tử oxi là A. 9. B. 16. C. 17. D. 8. 3. Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10 -19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó A. sẽ là ion dương. B. vẫn là 1 ion âm. C. trung hoà về điện. D. có điện tích không xác định được. 4. Điều kiện để một vật dẫn điện là A. vật phải ở nhiệt độ phòng. B. có chứa các điện tích tự do. C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại. D. vật phải mang điện tích. 5. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật. D. các điện tích bị mất đi. 6. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện. B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy. C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính sát vào người. D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ. TL7. Gợi ý đáp án: Câu 1:C; Câu 2:D; Câu 3:B; Câu 4: B; Câu 5:A; Câu 6: A . 3. Gợi ý ứng dụng công nghệ thông tin (UD): Mô phỏng chuyển động của electron trong nguyên tử; hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc và hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. 4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Bài 2. Thuyết electron – Định luật bảo toàn điện tích. I. Thuyết electron 1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố…. 2. Thuyết electron… II. Giải thích một vài hiện tượng điện 1.Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện…. 2. Sự nhiễm điện do tiếp xúc …… 3. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng …. III. Định luật bảo toàn điện tích Học sinh: - Ôn tập kiến thức đã học về điện tích ở THCS. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( . phút): Kiểm tra bài cũ. 8 Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu. - Dùng PC 2 – 7 bài 1 để kiểm tra. Hoạt động 2 ( . phút): Tìm hiểu nội dung thuyết electron. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Đọc SGK mục I.1, tìm hiểu và trả lời câu hỏi PC1; PC2. - Trả lời PC 3. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - Trả lời C1. - Cho HS đọc SGK, nêu câu hỏi PC1; PC2. - Gợi ý HS trả lời. - Nêu câu nêu PC3. - Gợi ý trả lời, khẳng định các ý cơ bản của mục I. - Nêu câu hỏi C1. Hoạt động 3 ( . phút): Giải thích một vài hiện tượng điện. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC4. - Trả lời C2. - Trả lời các câu hỏi PC5. - Thảo luận nhóm trả lời PC 5. - Trả lời C 3; 4; 5. - Nêu câu hỏi trong phiếu PC4. - Nêu câu hỏi C2. - Nêu câu hỏi PC5. - Hướng dẫn trả lới PC5. - Nêu câu hỏi C 3; 4; 5. Hoạt động 4 ( . phút): Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn điện tích. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Trả lời các câu hỏi PC6. - Nêu câu hỏi PC6. - Hướng dẫn trả lời ý 2 PC 6. Hoạt động 5 ( . phút): Vận dụng, củng cố. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Thảo luận, trả lời câu hỏi theo phiếu một phần PC7. - Nhận xét câu trả lời của bạn - Cho HS thảo luận theo PC7. - Nhận xét, đánh giá nhấn mạnh kiến thức trong bài. Hoạt động 6 ( . phút): Giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên - Ghi bài tập về nhà. - Ghi bài tập làm thêm. - Ghi chuẩn bị cho bài sau. - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 7 (trang 9). - Bài thêm: Một phần phiếu PC7. - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 9 Bài 3. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN I. MỤC TIÊU: Kiến thức: - Trình bày được khái niệm điện trường, điện trường đều. - Phát biểu được định nghĩa của cường độ điện trường và nêu được đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường. - Biết cách tổng hợp các véc tơ cường độ điện trường thành phần tại mỗi điểm. - Nêu được khái niệm đường sức điện và các đặc điểm của đường sức điện. Kĩ năng: - Xác định phương chiều của véc tơ cường độ điện trường tại mỗi điểm do điện tích điểm gây ra. - Vận dụng quy tắc hình bình hành xác định hướng của véc tơ cường độ điện trường tổng hợp. - Giải các bài tập về điện trường. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1. Chuẩn bị hình vẽ 3.6 đến 3.9. 2. Thước kẻ, phấn màu. 3. Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Điện trường là gì? - Làm thế nào để nhận biết được điện trường? TL1: - Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. - Đặt điện tích thử nằm trong không gian, nếu nó chịu lực điện tác dụng thì thì điểm đó có điện trường. Phiếu học tập 2 (PC2) - Cường độ điện trường là gì? - Nêu đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường (điểm đặt, phương, chiều, độ lớn). TL2: - Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của lực điện tác dụng F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. - Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường + Điểm đặt: Tại điểm đang xét. + Phương chiều: cùng phương chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương đặt tại điểm đang xét. 10 [...]... gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện B hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện C hệ thống gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi D hệ thống hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa 2 Để tích điện cho tụ điện, ta phải A mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế B cọ xát các bản tụ với nhau C đặt tụ gần vật nhiễm... biểu thức nhiệt lượng tỏa ra hãy xác định công suất tỏa nhiệt của vật dẫn? TL2: - Nội dung đinh luật Jun – Len xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện trong mạch và với thời gian dòng điện chạy qua Biểu thức: Q = RI2t Trong đó: R: điện trở của vật dẫn; I dòng điện qua vật dẫn; t: thời gian dòng điện chạy qua - Công suất tỏa nhiêt:... tĩnh điện kế Kĩ năng: - Giải bài toán tính điện thế và hiệu điện thế - So sánh được các vị trí có điện thế cao và điện thế thấp trong điện trường II CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1 Đọc SGK vật 7 để biết HS đã có kiến thức gì về hiệu điện thế 2 Thước kẻ, phấn màu 3 Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nếu cần một đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công cho riêng điện điện trường thì đại lượng này có... công suất nguồn điện, ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức và đơn vị Kĩ năng: - Giải các bài toán điện năng tiêu thụ của đoạn mạch, bài toán định luật Jun – Lenxơ II CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1 Xem lại SGK vật 9 2 Thước kẻ, phấn màu 3 Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch được xác định bằng biểu thức nào? Ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức? - Công suất tiêu... điểm của điện thế … II Hiệu điện thế 1 Quan hệ giữa điện thế và hiệu điện thế… 2 Định nghĩa… 3 Đo hiệu điện thế … 4 Quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường… Học sinh: - Đọc lại SGK vật 7 và vật 9 về hiệu điện thế III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu Trợ giúp của giáo viên - Dùng PC 2 – 7 bài 4 để kiểm tra... của pin và acquy II CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1 Một số loại pin, ác quy, vôn kế, ampe kế 2 Thước kẻ, phấn màu 3 Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Cường độ dòng điện là gì? - Biểu thức của cường độ dòng điện? TL1: - Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện Nó được xác định bằng thương số của điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng của vật dẫn trong một khoảng... dòng điện… 2 Nguồn điện IV Suất điện động của nguồn điện 1 Công của nguồn điện… 2 Suất điện động của nguồn điện… V Pin và acquy 1 Pin điện hóa… 2 Acquy… Học sinh: - Đọc lai SGK vật lớp 7 và lớp 9 để ôn lại kiến thức - Đọc SGK, chuẩn bị bài ở nhà III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 ( phút): Kiểm tra bài cũ Hoạt động của học sinh - Trả lời miệng hoặc bằng phiếu Trợ giúp của giáo viên - Dùng PC 2 – 7... thức Kĩ năng: - Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế - Giải bài tập tụ điện II CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1 Một số loại tụ điện thực tế, đặc biệt là tụ xoay trong máy thu thanh 2 Thước kẻ, phấn màu 3 Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Nêu cấu tạo tụ điện - Nêu cấu tạo tụ phẳng TL1: - Tụ điện là một hệ thống gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách với nhau bằng lớp chất cách điện - Tụ điện phẳng... lực điện trường và độ giảm thế năng của điện tích trong điện tích trong điện trường Kĩ năng: - Giải bài toán tính công của lực điện trường và thế năng điện trường II CHUẨN BỊ: Giáo viên: 1 Chuẩn bị: Hình 4.1; 4.2 2 Thước kẻ, phấn màu 3 Chuẩn bị phiếu: Phiếu học tập 1 (PC1) - Xác định véc tơ lực tác dụng lên điện tích Q TL1: - Đặt lên điện tích - Hường cùng chiều với điện trường (từ bản âm sang bản dương... của bạn trong bài Hoạt động 6 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà 27 Hoạt động của học sinh - Ghi bài tập về nhà - Ghi bài tập làm thêm - Ghi chuẩn bị cho bài sau Trợ giúp của giáo viên - Cho bài tập trong SGK: bài tập 5 đến 8 (trang 35) - Bài thêm: Phiếu PC7 - Dặn dò HS chuẩn bị bài sau 28 Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI Bài 7 DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI - NGUỒN ĐIỆN MỤC TIÊU: I Kiến thức: - Phát biểu lại được khái . tương tác tĩnh điện. - Làm vật nhiễm điện do cọ xát. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: 1. Xem SGK vật lý 7 và 9 để biết HS đã học gì ở THCS. 2. Chuẩn bị câu hỏi hoặc. 5. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát A. eletron chuyển từ vật này sang vật khác. B. vật bị nóng lên. C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.

Ngày đăng: 27/08/2013, 13:10

Hình ảnh liên quan

4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt in thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 4 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 18 của tài liệu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1 (... phút) : Kiểm tra bài cũ. - GA Vật lý 11- Chuẩn

o.

ạt động 1 (... phút) : Kiểm tra bài cũ Xem tại trang 33 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 33 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 42 của tài liệu.
2. Bảng phụ về quan hệ giữa các giá trị tổng hợp và giá trị thành phần trong các đoạn mạch cơ bản: - GA Vật lý 11- Chuẩn

2..

Bảng phụ về quan hệ giữa các giá trị tổng hợp và giá trị thành phần trong các đoạn mạch cơ bản: Xem tại trang 48 của tài liệu.
3. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

3..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 50 của tài liệu.
- Cho HS lên bảng làm bài tập 4. - GA Vật lý 11- Chuẩn

ho.

HS lên bảng làm bài tập 4 Xem tại trang 51 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 58 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 64 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 68 của tài liệu.
A. đèn hình tivi; B. dây mai – xo trong ấm điện; C. hàn điện;D. buzi đánh lửa. - GA Vật lý 11- Chuẩn

n.

hình tivi; B. dây mai – xo trong ấm điện; C. hàn điện;D. buzi đánh lửa Xem tại trang 72 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 72 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 77 của tài liệu.
- Mắc mạch như sơ đồ hình 18.5, kiểm tra mạch điện và các thang đo, đóng mạch điện, đo cường độ dòng điện ở đầu vào (B) và của đầu ra (C). - GA Vật lý 11- Chuẩn

c.

mạch như sơ đồ hình 18.5, kiểm tra mạch điện và các thang đo, đóng mạch điện, đo cường độ dòng điện ở đầu vào (B) và của đầu ra (C) Xem tại trang 80 của tài liệu.
- Tiến hành thí nghiệm hình 20.2. Nêu câu nêu PC2. - GA Vật lý 11- Chuẩn

i.

ến hành thí nghiệm hình 20.2. Nêu câu nêu PC2 Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bài 21. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt - GA Vật lý 11- Chuẩn

i.

21. Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt Xem tại trang 94 của tài liệu.
thành hình tròn. - GA Vật lý 11- Chuẩn

th.

ành hình tròn Xem tại trang 95 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 103 của tài liệu.
A. hình vuông cạnh 1,33 m. B. hình tròn bán kính 1,33 m. C. hình vuông cạnh 1m.D. hình tròn bán kính 1 m - GA Vật lý 11- Chuẩn

h.

ình vuông cạnh 1,33 m. B. hình tròn bán kính 1,33 m. C. hình vuông cạnh 1m.D. hình tròn bán kính 1 m Xem tại trang 121 của tài liệu.
A. có dạng trụ tam giác. B. có dạng hình trụ tròn. C. giới hạn bởi 2 mặt cầu.D. hình lục lăng. - GA Vật lý 11- Chuẩn

c.

ó dạng trụ tam giác. B. có dạng hình trụ tròn. C. giới hạn bởi 2 mặt cầu.D. hình lục lăng Xem tại trang 124 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 126 của tài liệu.
- Đại diện các nhóm HS lên bảng chứng minh. - Nêu câu hỏi PC4. Cho đại diện các nhóm HS lên bảng chứng minh. - GA Vật lý 11- Chuẩn

i.

diện các nhóm HS lên bảng chứng minh. - Nêu câu hỏi PC4. Cho đại diện các nhóm HS lên bảng chứng minh Xem tại trang 127 của tài liệu.
5. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

5..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 133 của tài liệu.
- Nhận diện được các thành phần cấu tạo của mắt trên mô hình hoặc tranh vẽ. -Tạo được một ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh. - GA Vật lý 11- Chuẩn

h.

ận diện được các thành phần cấu tạo của mắt trên mô hình hoặc tranh vẽ. -Tạo được một ứng dụng của hiện tượng lưu ảnh Xem tại trang 138 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 146 của tài liệu.
- Hướng dẫn HS vẽ hình và xây dựng công thức. - GA Vật lý 11- Chuẩn

ng.

dẫn HS vẽ hình và xây dựng công thức Xem tại trang 147 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 151 của tài liệu.
4. Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: - GA Vật lý 11- Chuẩn

4..

Nội dung ghi bảng (ghi tóm tắt kiến thức SGK theo các đầu mục); HS tự ghi chép các nội dung trên bảng và những điều cần thiết cho họ: Xem tại trang 157 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan