1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Pháp luật đại cương 2

214 2K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Địa Vị Pháp Lý Của Cơ Quan Trong Bộ Máy Nhà Nước
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại tài liệu
Định dạng
Số trang 214
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Pháp luật đại cương

Trang 1

CHƯƠNG 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ĐỊA

VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

1.1 Bản chất nhà nước, kiểu và hình thức nhà nước

1.1.1 Nguồn gốc, bản chất của Nhà nước

1.1.1.1 Nguồn gốc của Nhà nước

a Tổ chức xã hội và quyền lực trong xã hội Cộng sản nguyên thủy

Xã hội loài người đã trải qua một thời kỳ không có nhà nước và pháp luật,

đó là thời kỳ Cộng sản nguyên thủy Trong thời kỳ này, do trình độ phát triển hếtsức thấp kém của lực lượng sản xuất nên con người cùng sống chung, cùng laođộng và cùng hưởng thụ những thành quả do lao động chung mang lại Mọi ngườiđều bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, xã hội không phân biệt kẻ giàu ngườinghèo, không có sự phân chia giai cấp

Cơ sở kinh tế của xã hội Cộng sản nguyên thủy tạo ra hình thức tổ chức xãhội là Thị tộc - tổ chức cơ sở đầu tiên của xã hội loài người Thị tộc là một tổ chứclao động sản xuất, một bộ máy kinh tế xã hội Sự phát triển của xã hội cộng với cácyếu tố tác động khác đòi hỏi Thị tộc phải mở rộng quan hệ với các Thị tộc khác,dẫn đến sự xuất hiện các Bào tộc và Bộ lạc do nhiều Bào tộc hợp thành

Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy, quyền lực chưa tách khỏi xã hội màgắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội Để tổ chức và quản lý thị tộc, xã hội đãhình thành hình thức Hội đồng thị tộc bao gồm tất cả những người lớn tuổi trongThị tộc với quyền hạn rất lớn Tổ chức quản lý Bào tộc là Hội đồng Bào tộc baogồm các tù trưởng, thủ lĩnh quân sự của các Thị tộc, với các nguyên tắc tổ chứcquyền lực tương tự như nguyên tắc tổ chức quyền lực của Thị tộc nhưng có sự tậptrung cao hơn Hội đồng Bộ lạc là hình thức tổ chức quản lý của Bộ lạc với nguyên

Trang 2

tắc tổ chức tương tự như Thị tộc và Bào tộc nhưng mức độ tập trung quyền lực caohơn nữa Như vậy, trong xã hội Cộng sản nguyên thủy đã xuất phát từ xã hội vàphục vụ cho lợi ích của toàn xã hội Những người đứng đầu Thị tộc, Bào tộc, Bộlạc không có đặc quyền, đặc lợi nào; họ cùng sống, cùng lao động và hưởng thụnhư mọi thành viên khác và chịu sự kiểm tra của công cộng.

b Phân chia giai cấp và sự xuất hiện nhà nước

Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làmthay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội Cộng sản nguyên thủy Sau ba lần phâncông lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu,người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ Một xã hội mới với

sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyềnlực mới, ngõ hầu có thể dập tắt được các cuộc xung đột giai cấp, tổ chức quyền lực

đó là nhà nước Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, “ một lựclượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụlàm dịu bớt sự xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng trật tự”

1.1.1.2 Bản chất của nhà nước

Bản chất của nhà nước là những yếu tố tất nhiên bên trong của nhà nước, nóquy định sự vận động và phát triển của nhà nước Bản chất của nhà nước biểu hiện

ở hai tính chất cơ bản của nó là tính giai cấp và tính xã hội

Làm rõ bản chất của nhà nước tức là phải xác định: Nhà nước là của ai? Dogiai cấp nào tổ chức nên và lãnh đạo? phục vụ lợi ích của giai cấp nào?

* Tính giai cấp của nhà nước

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng nhà nước chỉ xuất hiện

và tồn tại trong xã hội có giai cấp và luôn mang bản chất giai cấp sâu sắc Nhànước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoàđược Nhà nước trước hết là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giaicấp khác, là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị giai cấp

Trang 3

- Nhà nước do giai cấp thống trị tổ chức ra để làm nhiệm vụ quản lí và bảo

vệ giai cấp thống trị về mọi mặt

- Trong xã hội có giai cấp sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác

thể hiện ở ba loại quyền lực: Quyền lực về kinh tế, quyền lực chính trị và quyềnlực về tư tưởng ( Quyền lực được hiểu là khả năng sức mạnh của người nào đó bắtngười khác phải phục vụ mình, phục tùng mình) Giai cấp thống trị về kinh tế trởthành giai cấp thống trị về chính trị, ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện mộtcách tập trung và biến thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi thành viên trong xã hộiphải tuân theo phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị

- Để thực hiện sự thống trị của mình giai cấp thống trị phải tổ chức và sử

dụng nhà nước, củng cố duy trì quyền lực về chính trị kinh tế và tư tưởng đối vớitoàn bộ xã hội Nhà nước sử dụng các cơ quan cưỡng chế như quân đội, cảnh sát,toà án, nhà tù để trấn áp các lực lượng đối địch, bắt các giai cấp, tầng lớp khácphục tùng ý chí của mình

Trong các xã hội bóc lột, nhà nước có thuộc tính chung là bộ máy đặc biệtduy trì sự thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng của thiểu số đối với đa số là nhândân lao động, thực hiện nền chuyên chính của giai cấp bóc lột Nhà nước xã hộichủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, là công cụ thực hiện nền chuyên chính và bảo vệlợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa là

bộ máy thống trị của đa số với thiểu số

* Tính xã hội của nhà nước

Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội với cơ cấu bao gồm giai cấp thống trị

và các tầng lớp giai cấp khác Bản thân giai cấp thống trị cũng chỉ tồn tại trong mốiquan hệ với các giai cấp, các tầng lớp dân cư khác Do vậy nhà nước ngoài tínhcách là công cụ duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, còn phải làmột tổ chức quyền lực công, là phương thức đảm bảo lợi ích chung của toàn xãhội Nhà nước không chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà còn đứng ra giảiquyết những vấn đề nảy sinh từ trong đời sống xã hội Mức độ biểu hiện và thực

Trang 4

hiện vai trò xã hội không giống nhau ở những kiểu nhà nước khác nhau Trong cáckiểu nhà nước bóc lột như nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư bảnthì tính xã hội tính giai cấp thể hiện rõ nét, do vậy tính xã hội hay mục đích xã hộicủa nhà nước lại mờ nhạt đi Trong kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa thì tính xã hộilại được thể hiện rất rõ ràng vì mục đích của nhà nước là phục vụ lợi ích chung củatoàn xã hội.

Từ những kết luận trên có thể đi đến định nghĩa sau: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế

và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

* Đặc trưng của nhà nước

Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng, nhưng tất cả các nhà nước đều cónhững đặc trưng chung, làm cho nhà nước khác với tổ chức thị tộc trong xã hộiCộng sản nguyên thuỷ Những đặc trưng cơ bản đó là:

- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, không còn hoà nhập hoàn

toàn với cư dân nữa Quyền lực công cộng đặc biệt ở đây là quyền lực nhà nước

mà chủ thể của nó là giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội

Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một người đặc biệtchuyên làm nhiệm vụ quản lý, họ tham gia vào các cơ quan nhà nước và hìnhthành nên một bộ máy cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt cácgiai cấp khác phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị

- Nhà nước phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính,

không phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính Việcphân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớnnhất và dẫn đến việc hình thành các cơ quan trung ương và địa phương của bộ máynhà nước

- Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Chủ quyền quốc gia mang nội dung

chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc lập tự quyết của nhà nước về những chính

Trang 5

sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài Chủ quyềnquốc gia là thuộc tính không thể chia cắt của nhà nước.

- Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lí bắt buộc đối với mọi

công dân Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổchức duy nhất có quyền ban hành pháp luật Pháp luật do nhà nước ban hành nên

có tính bắt buộc chung, mọi người đều phải tôn trọng pháp luật

- Nhà nước quy định và thực hiện việc thu các loại thuế dưới các hình thức

bắt buộc, số lượng và thời hạn ấn định trước Sở dĩ nhà nước phải đặt ra các loạithuế vì bộ máy của nhà nước là một lớp người đặc biệt, tách ra khỏi lao động sảnxuất để thực hiện chức năng quản lý, bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng nguồntài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp Thiếu thuế nhà nước không thể tồn tạiđược Nhưng mặt khác, chỉ có nhà nước mới có độc quyền đặt ra thuế và thu thuế

* Chức năng của nhà nước

Chức năng của nhà nước là những phương diện, những hoạt động chủ yếucủa nhà nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước Chứcnăng của nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất của nhà nước, do cơ sởkinh tế và cơ cấu giai cấp của xã hội quyết định

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng được chia thànhchức năng đối nội và chức năng đối ngoại:

- Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong

nội bộ đất nước Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đốichế độ, bảo vệ chế độ kinh tế là những chức năng đối nội của nhà nước

- Chức năng đối ngoại: thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các

nhà nước và dân tộc khác Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bênngoài, thiết lập mối bang giao với các quốc gia khác

- Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau Việc

xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn luôn xuất phát từ tình hình

Trang 6

thực hiện các chức năng đối nội Đồng thời, kết quả của việc thực hiện chức năngđối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.

Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiềuhình thức và phương pháp hoạt động khác nhau trong đó có ba hoạt động chính là:Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Tuỳ thuộcvào tình hình của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chứcnăng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung thì có hai phương phápchính là thuyết phục và cưỡng chế Trong các nhà nước bóc lột thì phương phápcưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chứcnăng của nhà nước Còn trong nhà nước xã hội chủ nghĩa thuyết phục là phươngpháp cơ bản còn cưỡng chế được sử dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyếtphục và giáo dục

1.1.2 Các kiểu và hình thức Nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm kiểu nhà nước

Lịch sử xã hội loài người cho đến nay đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hộitrong đó có 4 hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp và tương ứng có 4 kiểu nhànước: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hộichủ nghĩa

Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của nhà nước thể hiện bảnchất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhànước trong một hình thái kinh tế xã hội có giai cấp nhất định

Các kiểu nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều có đặcđiểm chung là nhà nước bóc lột, chúng xuất hiện và tồn tại trên cơ sở của chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất, là công cụ duy trì và bảo vệ nền thống trị và lợi ích của cácgiai cấp chủ nô, địa chủ phong kiến và giai cấp tư sản Còn nhà nước xã hội chủnghĩa là kiểu nhà nước mới dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, là nhànước của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân

Trang 7

Sự thay thế kiểu nhà nước diễn ra thông qua cách mạng xã hội mà kết quả làkiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà nước trước.

1.1.2.2 Các kiểu nhà nước trong lịch sử

a) Các kiểu nhà nước bóc lột: nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản.

* Nhà nước chủ nô

Nhà nước chủ nô là nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời khi chế độ thị tộctan rã Cơ sở kinh tế cả nhà nước chủ nô là chế độ sở hữu của chủ nô đối với tưliệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ Trong xã hội chiếm hữu nô lệ cóhai giai cấp chính là nô lệ và chủ nô, ngoài ra còn có các tầng lớp thợ thủ công vànhững người lao động tự do khác Chủ nô là một bộ phận thiểu số của xã hộinhưng nắm giữ trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất của xã hội, còn nô lệ là lực lượngchủ yếu sản xuất ra của cải vật chất nhưng chỉ là “công cụ biết nói” trong tay chủ

nô, phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nô Tầng lớp thợ thủ công và những người laođộng tự do có địa vị khác với người nô lệ nhưng vẫn trong quỹ đạo chi phối củachủ nô về chính trị, kinh tế, tư tưởng

Nhà nước chủ nô xét về bản chất chỉ là công cụ bạo lực để thực hiện nềnchuyên chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô,đàn áp nô lệ và những người lao động khác

Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với

tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động và người nô lệ đàn áp sự phản kháng của nô lệ

và các tầng lớp khác bằng bạo lực, củng cố hệ tư tưởng tôn giáo và sử dụng nó đểthống trị về mặt tư tưởng đối với xã hội Trong một chừng mực nhất định nhà nướcchủ nô cũng tổ chức một số hoạt động kinh tế như quản lý đất đai, tổ chức khaihoang xây dựng và quản lý các công trình thuỷ nông Nhà nước chủ nô tiến hànhchiến tranh xâm lược, bằng chiến tranh giai cấp chủ nô thực hiện khát vọng làmgiàu, cướp bóc của cải, bắt tù binh bổ sung vào đội quân nô lệ và mở rộng phạm vithống trị

Trang 8

Bộ máy nhà nước chủ nô ở giai đoạn đầu còn đơn giản, mang nhiều dấu ấncủa tổ chức thị tộc, chủ nô là người lãnh đạo và là nhà chức trách Về sau bộ máyphát triển hơn trong đó cảnh sát, quân đội, toà án là những bộ phận chủ yếu cấuthành bộ máy nhà nước.

Hình thức chính thể: chủ yếu theo chính thể quân chủ, quân chủ chuyên chế,một số nước có hình thức chính thể cộng hoà

* Kiểu nhà nước phong kiến

Vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ, quan hệ sản xuất dựa trênchế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và nô lệ, cộng với sự bóc lột sứclao động của nô lệ đã trở nên kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất Mâuthuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên gay gắt, dẫn đến nhiều cuộcnổi dậy của nô lệ: lao động của nông dân trên ruộng đất của các chúa đất đưa năngsuất lao động cao hơn lao động của nô lệ và dần dần thay thế lao động của nô lệ;chế độ phong kiến dần dần thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ; nhà nước phong kiếnthay thế nhà nước chủ nô Nhìn chung các nhà nước phong kiến ở Châu Âu và một

số nhà nước Châu Á ra đời dựa trên sự tan rã của nhà nước chủ nô Tuy nhiên cũng

có quốc gia trong đó nhà nước phong kiến là đầu tiên như Triều Tiên, Mông Cổ,Việt Nam và dân tộc Giéc- manh ở Châu Âu

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của giai cấp địa chủphong kiến đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất, người nông dân không

có hoặc có rất ít ruộng đất nên phải phụ thuộc vào địa chủ phong kiến Xã hộiphong kiến có kết cấu giai cấp phức tạp, địa chủ và nông dân là hai giai cấp chính,ngoài ra trong xã hội còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân Giai cấp địa chủphong kiến được chia ra nhiều đẳng cấp với những đặc quyền khác nhau về sở hữuruộng đất, vua hay quốc vương là người có thứ bậc cao nhất trong thứ bậc, đẳngcấp của xã hội phong kiến Các đẳng cấp phong kiến ở Châu Âu như công, hầu, bá,

tử, nam đều gắn liền với những mức độ khác nhau về số lượng điền trang, thái ấp

mà họ chiếm hữu

Trang 9

Địa vị người nông dân trong xã hội phong kiến có những ưu thế hơn so vớiđịa vị người nô lệ nhưng chưa có sự khác biệt rõ rệt Nông dân có kinh tế cá thể,được sở hữu đối với nhà cửa, công cụ lao động, ruộng đất ( thường với số lượngít) Địa chủ phong kiến không có quyền định đoạt tính mạng người nông dân nhưtrong chế độ chiếm hữu nô lệ Người nông dân bị bóc lột dưới hình thức nộp tôbằng hiện vật (thóc gạo, vật nuôi ) hoặc bằng tiền, ngoài ra còn bị cưỡng bức laodịch cho phong kiến Mức độ phụ thuộc của người nông dân vào địa chủ phongkiến có khác nhau ở các nước và trong giai đoạn cụ thể của nhà nước phong kiến.

Về bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ trong tay giai cấp địa chủphong kiến để thực hiện chuyên chính đối với giai cấp nông dân, thợ thủ công vàcác tầng lớp lao động khác, là phương tiện duy trì địa vị kinh tế, bảo vệ lợi ích và

sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến Nhà nước phong kiến bảo vệ chế độ

sở hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột với nôngdân và các tầng lớp lao động khác, đàn áp tư tưởng, tuyên truyền hệ tư tưởngphong kiến, nô dịch các tầng lớp lao động bằng hệ thống tổ chức tôn giáo Nhànước phong kiến có thực hiện những hoạt động kinh tế nhưng với mức độ hạn chế

Về đối ngoại, nhà nước phong kiến tiến hành chiến tranh xâm lược mở rộng đất đai– lãnh thổ, cướp bóc của cải và phòng thủ chống bành chướng, xâm lược

Bộ máy nhà nước phong kiến mang nặng tính quân sự, tập trung quan liêugắn liền với chế độ đẳng cấp phong kiến Các cơ quan mang nặng tính cưỡng chếnhư: quân đội, nhà tù, toà án Cấu trúc bộ máy nhà nước phong kiến bao gồm:Vua, Bộ máy giúp việc nhà vua ở trung ương ( triều đình) và hệ thống quan lạigiúp nhà vua ở địa phương

Hình thức chính thể phổ biến nhất của nhà nước phong kiến là chính thểquân chủ với những biến dạng khác nhau: chính thể quân chủ trung ương tậpquyền, chính thể quân chủ phân quyền cát cứ, chính thể quân chủ đại diện đẳngcấp, chính thể quân chủ chuyên chế cực đoan

* Kiểu nhà nước tư sản

Trang 10

Nhà nước tư sản ra đời do hai nguyên nhân chính về kinh tế và xã hội Quan

hệ sản xuất phong kiến chỉ có ý nghĩa tiến bộ trong giai đoạn đầu của chế độ phongkiến còn sang giai đoạn cuối thì nó trở thành lực cản sự phát triển của lực lượngsản xuất, vì nhu cầu giải phóng sức lao động đã trở nên cấp bách, thế nhưng quan

hệ sản xuất phong kiến không thể đáp ứng được nhu cầu đó Mâu thuẫn giữa quan

hệ sản xuất phong kiến với tính chất xã hội hoá và trình độ phát triển ngày càngcao của lực lượng sản xuất càng trở nên quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết Từmâu thuẫn về kinh tế dẫn tới mâu thuẫn gay gắt về xã hội giữa địa chủ và nông dâncũng cần được giải quyết, do chế độ bằng phát canh thu tô của địa chủ Ngay tronglòng xã hội phong kiến ở giai đoạn cuối đã hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa và giai cấp tư sản muốn tiến hành cách mạng tư sản để xoá bỏ quan hệ sảnxuất phong kiến, thiết lập kiểu quan hệ sản xuất mới – quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa Con đường cơ bản và phổ biến nhất để giành quyền lực chính trị là cáchmạng xã hội, thay thế hình thái kinh tế - xã hội phong kiến, thiết lập chính quyềncủa giai cấp tư sản Sự ra đời của nhà nước tư sản ở từng nước còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố khác nhau về lịch sử, xã hội do vậy có những đặc điểm riêng

Nhà nước tư sản là kiểu nhà nước bóc lột cuối cùng trong lịch sử, là công cụduy trì nền thống trị của giai cấp tư sản đối với tầng lớp nhân dân lao động

Cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựatrên chế độ tư hữu tư bản về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư Đối tượng

sở hữu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa chủ yếu là công xưởng, hầm mỏ, nhàmáy, đồn điền với phương thức bóc lột giá trị thặng dư

Cơ cấu giai cấp trong xã hội tư sản gồm hai giai cấp chính là tư sản và vô sản.Nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội giai cấp tư sản giữ vai tròthống trị xã hội Về phương diện pháp lí giai cấp vô sản được tự do nhưng do không

có tư liệu sản xuất phải bán sức lao động và trở thành người làm thuê cho giai cấp tưsản chịu sự bóc lột của giai cấp tư sản Ngoài ra trong xã hội còn có giai cấp nôngdân, tầng lớp tiểu tư sản và tri thức Tôn giáo trong xã hội còn có vai trò quan trọng

Trang 11

nhưng không còn là quốc giáo như trong xã hội phong kiến, nhà thờ tách ra khỏi nhànước, tín ngưỡng là công việc của cá nhân Nhà nước tư sản đặc biệt chú trọngtruyền bá hệ tư tưởng tư sản, đảm bảo vai trò thống trị của hệ tư tưởng này trong xãhội, ngăn cản sự phát triển của các tư tưởng tiến bộ và cách mạng.

Bản chất của nhà nước tư sản được thể hiện qua các chức năng của nhà nước

tư sản: về đối nội nhà nước tư sản bảo vệ củng cố quyền sở hữu tư nhân tư bản chủnghĩa đối với tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động xã hội; bảo vệ củng cố tăngcường nhà nước tư sản, đàn áp nhân dân lao động về tư tưởng, quản lí kinh tế tưbản chủ nghĩa, tổ chức và quản lí văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và giảiquyết các vấn đề xã hội cấp bách khác Về đối ngoại tiến hành các hoạt động bảo

vệ đất nước khỏi sự xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược để mở rộngthuộc địa giành giật thị trường và phân chia lại thế giới, gây ảnh hưởng của mìnhđối với các quốc gia khác và đặc biệt là chống lại sự ảnh hưởng từ phe các nước xãhội chủ nghĩa

Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực:quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp nhằm tạo ra cơ chế đối trọngkiềm chế nhau, kiểm soát nhau Về cơ cấu có nghị viện, người đứng đầu nhà nước,chính phủ, hệ thống các toà án và chính quyền địa phương

Hình thức chính thể có hai loại chính thể quân chủ lập hiến (Anh, Nhật, Bỉ,

Hà Lan và chính thể cộng hoà dân chủ tư sản với các hình thức chính thể cộnghoà tổng thống ( Mỹ, Brazin, Côlômbia ), Cộng hoà đại nghị (Ý, Áo, Phần Lan,Canada, Ấn Độ ), Cộng hoà hỗn hợp ( Pháp)

b) Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hộiloài người đến thời điểm hiện nay Sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa mangtính tất yếu khách quan phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội

Trang 12

Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa là những tiền đề kinh

tế, xã hội và chính trị xuất hiện trong lòng xã hội tư bản

Về mặt kinh tế: vào cuối thế kỷ 19, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đãbộc lộ tính trì trệ, kìm hãm sự phát triển sản xuất xã hội, không phù hợp với tínhchất và trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển đến mức xã hội hóa cao, mâuthuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất ngày càng gaygắt đòi hỏi phải có một cuộc cách mạng xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa,xác lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất, đó chính là quan hệsản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất – quan hệ sản xuất xã hội chủnghĩa Đây là tiền đề cho sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về mặt xã hội: Do mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản vànhững người lao động khác ngày càng gay gắt Giai cấp vô sản ngày càng lớnmạnh cả về số lượng và chất lượng Là đại biểu cho phương thức sản xuất mới giaicấp vô sản ý thức được vai trò và sứ mạng lịch sử của mình lãnh đạo quần chúnglao động tiến hành cách mạng xã hội lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giảiphóng mình và các tầng lớp nhân dân lao động khỏi áp bức bóc lột thiết lập nhànước kiểu mới- nhà nước xã hội chủ nghĩa

Về mặt tư tưởng: Các lãnh tụ giai cấp vô sản đã sáng lập ra chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới có bản chất khác với kiểunhà nước bóc lột Cơ sở kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa là quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp công nhân

là giai cấp lãnh đạo nhà nước và xã hội quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp côngnhân và nhân dân lao động Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ duy trì sự thốngtrị của đa số với thiểu số là giai cấp bóc lột, thực hiện dân chủ với đa số là nhândân lao động, chuyên chính với thiểu số bóc lột, chống đối Nhà nước xã hội chủnghĩa là bộ máy hành chính, cơ quan cưỡng chế đồng thời là một tổ chức quản lýkinh tế- xã hội, là công cụ xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do và nhân đạo

Trang 13

1.1.2.3 Hình thức nhà nước

Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phươngpháp để thực hiện quyền lực nhà nước Hình thức nhà nước là một khái niệmchung được hình thành từ ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúcnhà nước và chế độ chính trị

a Hình thức chính thể

Đây là cách tổ chức và trình tự lập ra các cơ quan quyền lực tối cao của nhànước và xác lập các mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó Hình thức chính thể

có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà

- Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước

tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyêntắc thừa kế (Vua, Quốc vương, Hoàng đế)

Chính thể quân chủ được chia thành: Chính thể quân chủ tuyệt đối và chínhthể quân chủ hạn chế Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người đứng đầu nhànước ( Vua, Hoàng đế ) có quyền lực vô hạn, còn trong các nhà nước quân chủ hạnchế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đócòn có một cơ quan quyền lực khác nữa, như Nghị viện trong các nhà nước tư sản

có chính thể quân chủ (Nghị viện ở Anh, Nhật bản, Hà lan )

- Chính thể cộng hoà là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước

thuộc về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định ( như Đại hội nhândân ở nhà nước Aten cổ đại, Nghị viện ở nhà nước cộng hoà tư sản, Quốc hội nhànước cộng hoà xã hội chủ nghĩa)

Chính thể cộng hoà có hai hình thức chính là cộng hoà dân chủ và cộng hoàquý tộc Trong các nước cộng hoà dân chủ quyền tham gia bầu cử để bầu ra cơquan đại diện quyền lực của nhà nước quy định cho mọi công dân (trên thực tế chỉtrong nhà nước cộng hoà dân chủ xã hội chủ nghĩa thì quyền bầu cử của công dânmới được thực hiện đầy đủ, còn trong nhà nước bóc lột quy định này chỉ mang tính

Trang 14

chất hình thức) Trong các nước cộng hoà quý tộc quyền đó chỉ quy định đối vớitầng lớp quý tộc do pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện (Ví dụ: Nhà nướccộng hoà quý tộc chủ nô Spac thế kỉ VI – IV trước công nguyên, Nhà nước cộnghoà quý tộc chủ nô La Mã cổ đại thế kỉ VI – I trước công nguyên, hay chế độ cộnghoà quý tộc một số thành phố ở Châu Âu dưới chế độ phong kiến như Venexơ,Phơlorenxơ (Italia), Nôpgôrớt, Pơ - scốp (Nga).

Chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà có những đặc điểm khác nhau ởnhững giai đoạn lịch sử khác nhau, tuỳ thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, mụctiêu của nhà nước tập quán chính trị, mức độ đấu tranh giai cấp Vì vậy khi nghiêncứu hình thức chính thể của một nước nhất định cần phải gắn nó với những điềukiện lịch sử cụ thể Hầu hết các nước theo chính thể cộng hoà hiện nay đều là dướihình thức cộng hoà dân chủ với những biến dạng sau: Cộng hoà đại nghị, cộng hoàtổng thống, cộng hoà hỗn hợp

Tất cả các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủđược đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập

cơ quan đại diện của mình, cử tri trực tiếp bẩu ra các cơ quan quyền lực cao nhất,

cử tri cùng toàn thể nhân dân giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ quan dân cử,nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội

b Hình thức cấu trúc nhà nước

Đây là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lậpcác mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địaphương Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là: Hình thức nhà nước đơnnhất và hình thức nhà nước liên bang

- Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan

quyền lực và quản lí thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vịhành chính bao gồm Tỉnh( Thành Phố), Huyện (quận), xã (phường) Và có một hệthống pháp luật thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia Công dân mang một quốctịch (Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Campuchia, BaLan, Hungari, Pháp, Nhật )

Trang 15

- Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nhà nước thành viên

hợp lại Nhà nước liên bang có chủ quyền chung, nhưng mỗi nhà nước thành viên

có chủ quyền riêng; có hai hệ thống các cơ quan nhà nước - một của nhà nước liênbang, một của nhà nước thành viên; có hai hệ thống pháp luật - một của nhà nướcliên bang và một của mỗi nhà nước thành viên; công dân mang hai quốc tịch ( Mỹ,Mêhicô, Ấn độ, Brazin, Malaixia, Liên xô trước đây )

- Còn một loại hình thức nhà nước khác nữa là nhà nước liên minh Nhà

nước liên minh chỉ là sự liên kết tạm thời của một vài nhà nước để thực hiện nhữngnhiệm vụ nhất định Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nhà nước liên minh tự giải tánhoặc có thể chuyển thành nhà nước liên bang ( ví dụ từ năm 1776 đến 1787 Hợpchủng quốc Hoa Kỳ là nhà nước liên minh, sau đó phát triển thành nhà nước liênbang), hay các liên minh về kinh tế hiện nay

Tương ứng với hai phương pháp ấy là hai chế độ nhà nước: chế độ dân chủ(chế độ dân chủ chủ nô, chế độ dân chủ quý tộc phong kiến, chế độ tư sản, chế độdân chủ xã hội chủ nghĩa) và chế độ phản dân chủ ( chế độ độc tài chuyên chế chủ

nô, chế độ độc tài chuyên chế phong kiến, chế độ độc tài phát xít tư sản)

1.2 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.2.1 Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc kiểu nhà nước xã hộichủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới, có bản chất khác vớibản chất của các kiểu nhà nước bóc lột Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa do

Trang 16

cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa và đặc điểm quyền lực chính trị của chủ nghĩa xãhội quy định.

Ra đời từ cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ những ngày đầu, nhànước Việt Nam dân chủ cộng hòa- nay là nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam- đã thể hiện bản chất của một nhà nước gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi íchcủa nhân dân, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảngtiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam Bản chất của nhà nước được xác địnhtrong hiến pháp năm 1992 ( đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 ); “ Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ tri thức” ( điều 2)

Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiệnqua những đặc trưng cơ bản sau đây:

1.2.1.1 Nhân dân là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước

Nhà nước ta ngày nay là nhà nước do dân mà nòng cốt là liên minh côngnông và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức thành.Chủ thể cao nhất có quyền định đoạt quyền lực nhà nước là nhân dân Không một

cá nhân nào hoặc một nhóm người nào có quyền quyết định quyền lực nhà nước

Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiệnquyền lực dưới những hình thức khác nhau được Hiến pháp quy định Hình thức cơbản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại biểu của mình “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân

là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dânbầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” ( Điều 6 Hiến pháp năm 1992) Nhândân còn thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vàcác tổ chức thành viên trong việc tham gia giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơquan nhà nước

Trang 17

1.2.1.2 Nhà nước là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết các dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam

Tính dân tộc của Nhà nước ta là một vấn đề có tính lịch sử, là truyền thốnglâu đời và là nguồn sức mạnh của nhà nước Ngày nay, tính dân tộc của nhà nướccàng được tăng cường do khả năng kết hợp thống nhất với tính giai cấp, tính nhândân và tính thời đại Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “ Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sốngtrên đất nước Việt Nam

Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dântộc, nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc

Nhà nước thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng caođời sống vật chất và tinh thần của đồng bảo dân tộc thiểu số” ( Điều 5 )

1.2.1.3 Nhà nước thể hiện tính xã hội rộng lớn

Nhà nước ta một mặt vẫn thể hiện tính giai cấp của mình, là nhà nước mànền tảng chính trị là sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân vàđội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mặt khác cũng thể hiện tínhchất xã hội một cách rộng rãi và sâu sắc

Với quan điểm coi “ lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của toàn dântộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Nhà nước ta đặc biệt quan tâmđến việc giải quyết các vấn đề của toàn xã hội như: việc làm, thất nghiệp, xóa đóigiảm nghèo, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồcôi… Nhà nước coi việc giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những phươnghướng hoạt động cơ bản của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường

1.2.1.4 Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nước pháp quyền là nhà nước mang tính thời đại Đó là nhà nước trong

đó mọi chủ thể, kể cả nhà nước đều tuân thủ và chấp hành pháp luật Tính chất nhà

Trang 18

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta được thể hiện qua các dấu hiệu

cơ bản sau:

Thứ nhất, mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và của mọicông dân đều phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật

Thứ hai, nhà nước đã và đang xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng

bộ và ngày càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong

đó các đạo luật có vị trí tối thượng

Thứ ba, nhà nước đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân thông qua

sự quy định và bảo vệ của pháp luật

Thứ tư, quyền lực của nhà nước là thống nhất, tập trung nhưng các quyền

lực lập pháp, hành pháp, tư pháp được phân định rõ ràng có sự phân công, phốihợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quyền lực đó

Tính chất pháp quyền của xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta được khẳng địnhtrong nhiều quy phạm pháp luật của Hiến pháp năm 1992 ( đã được bổ sung sửađổi năm 2001 )

1.2.1.5 Nhà nước thực hiện chính sách hòa bình hữu nghị với các nước trên thế giới.

Bản chất của nhà nước ta không chỉ thể hiện trong các đường lối chính sáchđối nội mà còn được phản ánh trong các đường lối, chính sách đối ngoại

Nhà nước ta thực hiện một cách nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tựchủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế với phương châm “Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định” Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưuhợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội

Trang 19

khác nhau, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau,bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và hợp tácvới các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng; tích cực ủng hộ và góp phầnvào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dânchủ và tiến bộ xã hội” ( Điều 14 )

1.2.2 Chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cũng như các nhà nước khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam có hai chức năng cơ bản: chức năng đối nội và chức năng đối ngoại

1.2.2.1 Chức năng đối nội

* Chức năng kinh tế

Trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, chức năng kinh tế của nhà nước có sựkhác nhau nhất định nhưng bao giờ nó cũng là chức năng cơ bản, quan trọng nhất củanhà nước ta Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phầntrong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển nhiều hìnhthức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; tạo môi trường kinh doanhcho kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa dạngkinh tế tư bản nhà nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài pháttriển thuận lợi

- Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 20

- Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế.

* Chức năng xã hội

Chức năng xã hội của nhà nước là toàn bộ các mặt hoạt động của nhà nướcnhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của xã hội Trong điều kiện đất nước đangchuyển sang cơ chế thị trường, chức năng xã hội của nhà nước hướng vào nhữngmục tiêu cơ bản sau đây:

- Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàngđầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhânlực bồi dưỡng nhân tài Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách khoa học vàcông nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát triển đồng bộcác ngành khoa học

- Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho người laođộng cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức, bảo đảm cho doanh nghiệpđược tư chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở năng suất lao động vàhiệu quả của doanh nghiệp

- Thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo; thực hiện các chính sách xãhội để bảo đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên cộng đồng; thực hiện chínhsách ưu đãi xã hội đối với người có công, chính sách cứu trợ xã hội đối với ngườigặp rủi ro, bất hạnh; thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏecủa nhân dân, chăm sóc và bảo vệ trẻ em

* Chức năng bảo đảm sự ổn định an ninh- chính trị, bảo vệ các quyền tự do, dânchủ của nhân dân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội

Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước, giữvững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành quả của cách mạng,

Trang 21

phục vụ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc luôn luôn là một chức năng quan trọng củanhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thực hiện chức năng này, nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực để phòngngừa, ngăn chặn mọi âm mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn địnhchính trị trong nước; kiên quyết trấn áp mọi hành động chống phá của các lựclượng thù địch để bảo vệ sự nghiệp cách mạng của nhân dân

Nhà nước quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân; xác lập cơ chếbảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tạo ra các điềukiện về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội để công dân thực hiện đầy đủ và có hiệuquả các quyền tự do, dân chủ của mình; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minhmọi hành vi xâm phạm đến các quyền tự do, dân chủ của công dân

Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là một trong những đòi hỏi bức thiết của sựnghiệp đổi mới Nhà nước đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật; cải cách tổ chức,nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao chất lượnghoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; tiến hành các biện pháp cần thiết để ngănngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật

1.2.2.2 Chức năng đối ngoại

* Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là chức năng cơ bản, thường xuyên củanhà nước ta Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, kết hợpsức mạnh của toàn dân với sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, phát huysức mạnh tổng hợp của đất nước với sức mạnh của từng vùng, từng địa phương,từng lực lượng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của

Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa

Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, các lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai tròđặc biệt quan trọng Nhà nước chăm lo xây dựng quân đội nhân dân và công an

Trang 22

nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng

dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu; xây dựng công nghiệp quốc phòng,không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc

* Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữu nước ta vớicác nước trên thế giới

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đaphương hóa, đặc điểm đa dạng hóa các quan hệ quốc tế Nhà nước ta luôn coi trọngviệc thiết lập, củng cố và phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả cácnước có chế độ chính trị- xã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại, hòa bình,tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi

Nhà nước coi trọng việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theotinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độclập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốcgia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường

Là thành viên chính thức của nhiểu tổ chức quốc tế, Nhà nước ta luôn quantâm, tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh vì một thế giới mới, vì sựhợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới

1.3 Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.3.1.Khái niệm, đặc điểm

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống cơ quan

từ trung ương đến các địa phương và cơ cở, tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng

và nhiệm vụ chung của nhà nước.

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những đặc điểmsau đây:

Trang 23

Một là: Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dựa trên những

nguyên tắc chung thống nhất mà nguyên tắc cơ bản bao trùm là nguyên tắc tất cảnguồn lực thuộc về nhân dân Quyền lực thuộc về nhân dân có nghĩa là nhân dân

có toàn quyền quyết định mọi công việc của nhà nước và xã hội, giải quyết tất cảmọi công việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia, đời sống chính trị, kinh tế, vănhóa, tư tưởng của đất nước và dân tộc Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nướcthông qua hệ thống cơ quan nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra, đứng đầu làQuốc hội- cơ quan đại biểu cao nhất và Hội đồng nhân dân- cơ quan quyền lực nhànước ở địa phương Các cơ quan khác của nhà nước đều bắt nguồn từ cơ quanquyền lực nhà nước, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước,chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước

Hai là: Các cơ quan trong bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà

nước, đều có quyền nhân danh nhà nước để tiến hành các hoạt động theo chứcnăng, nhiệm vụ của mình Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở chỗ các cơ quan nhànước đều có một phạm vi thẩm quyền được pháp luật quy định Thẩm quyền củacác cơ quan trong bộ máy nhà nước là toàn bộ những quyền hạn, nhiệm vụ mà nhànước quy định cho cơ quan đó tùy thuộc vào vị trí của nó trong bộ máy nhà nước

Ba là: Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là những người

hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là công bộc của nhân dân, chịu sự kiểm tra,giám sát của nhân dân Họ là những người có phẩm chất, đạo đức, có đủ trình độ,năng lực để thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao, có tinh thần trách nhiệm trongcông tác

1.3.2 Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là những tư tưởngchỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhànước Những nguyên tắc đó được quy định trong hiến pháp năm 1992, đó là:

Trang 24

1.3.2.1 Nguyên tắc “ Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” ( Điều 2, đoạn 2)

Một đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước Việt Nam là được tổ chức theo

nguyên tắc tập quyền, khác với nguyên tắc phân quyền trong các nhà nước tư sản.

Quyền lực của Nhà nước Việt Nam cững bao gồm quyền lập pháp, quyền hànhpháp, quyền tư pháp Ba lĩnh vực quyền lực đó là cơ quan đại biểu cao nhất, donhân dân trực tiếp bầu ra “ Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”( Điều 83 Hiến pháp 1992)

Tuy tổ chức theo nguyên tắc tập quyền nhưng trong bộ máy Nhà nước ta có

sự phân công rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện quyền lực nhà nước Quốc hội là cơ quan duy nhất giữ quyền lậppháp đồng thời cũng có thẩm quyền trong lĩnh vực hành pháp và tư pháp Chínhphủ giữ quyền hành pháp nhưng cũng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực lập pháp

và tư pháp Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giữ quyền tư pháp đồngthời cũng có thẩm quyền nhất định trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp Hoạtđộng của các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp đều phải báo cáo trước quốcpháp đều phải báo cáo trước Quốc hội và phải chịu sự giám sát của Quốc hội

1.3.2.2 Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt độngcủa Nhà nước ta Sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt độngtheo một đường lối chính trị đúng đắn, thể hiện bản chất cách mạng và khoa họccủa chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giữ vững bản chất tốt đẹp củamột nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Chính trên tinh thần đó,Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phongcủa giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công

Trang 25

nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” ( Điều 4)

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thể hiện ở chỗ Đảng đặt ra đườnglối, chính sách quan trọng, có quan hệ nhiều mặt, có ảnh hưởng chính trị rộng lớnđối với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nhà nước thể chế hóa cácđường lối, chính sách của Đảng vào việc tổ chức và hoạt động của mình Đảngkiểm tra việc chấp hành đường lối chính sách, coi trọng việc bố trí cán bộ cho các

cơ quan nhà nước, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa bộ máy nhà nước với các tổchức khác trong hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng mọi đảng viên

và tổ chức của Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luậtcủa Nhà nước

1.3.2.3 Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý của nhà nước.

Thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước lànguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nguyên tắcnày không những có ý nghĩa trong việc tạo điều kiện phát huy trí tuệ của nhân dânvào công việc quản lý nhà nước mà còn là phương tiện hữu hiệu để ngăn chặn tệquan liêu, cửa quyền, tham nhũng của cá nhân và tổ chức trong bộ máy nhà nước

Hình thức tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước rất đa dạng như: bầunhững người đại diện của mình vào các cơ quan nhà nước; trực tiếp làm việc trongcác cơ quan nhà nước; thảo luận, góp ý kiến vào các dự án pháp luật; giám sát hoạtđộng của các cán bộ, công chức nhà nước và cơ quan nhà nước… Nhân dân còntham gia quản lý nhà nước thông qua các tổ chức chính trị, xã hội của mình như:Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức công đoàn…

Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lý củanhà nước được quy định trong điều 53 của Hiến pháp năm 1992: “ Công dân cóquyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung

Trang 26

của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhànước tổ chức trưng cầu ý dân”.

1.3.2.4 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Kết hợp đúng đắn tập trung dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh tổ chức

và hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước ta

Thực hiện nguyên tắc này trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

có nghĩa là kết hợp sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của trung ương vàcác cơ quan nhà nước cấp trên với sự tự chủ năng động, sáng tạo của địa phương

và các cơ quan nhà nước cấp dưới; cơ quan nhà nước ở trung ương quyết địnhnhững vấn đề cơ bản, quan trọng của cả nước, cơ quan nhà nước ở địa phương tựquyết định và chịu trách nhiệm về những vấn đề cụ thể của địa phương; cơ quannhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước cấp trên phải tạo điều kiện cho cơquan nhà nước ở địa phương và cơ quan nhà nước cấp dưới chủ động, sáng tạotrong tổ chức và hoạt động và phải kiểm tra các cơ quan này trong việc thực hiệncác quyết định, chỉ thị của mình

Nguyên tắc này còn thể hiện trong cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động củamỗi cấp trong bộ máy nhà nước cũng như trong việc kết hợp hoạt động của tập thểvới trách nhiệm cá nhân

Nguyên tắc tập trung dân chủ được quy định trong điều 6 Hiến pháp năm1992: “ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước đều tổchức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”

1.3.2.5 Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động củacác cơ quan trong bộ máy nhà nước phải tiến hành theo đúng quy định của phápluật Mọi cán bộ, công chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng pháp luật khithi hành công vụ; giám sát, kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạmpháp luật, bất kỳ chủ thể vi phạm có địa vị pháp lý như thế nào

Trang 27

Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọngtrong việc đảm bảo cho sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, phát huyhiệu lực của quản lý nhà nước, bảo đảm công bằng xã hội.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được quy định trong điều 12 Hiếnpháp năm 1992: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấutranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật

Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”

1.3.3 Các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước CH XHCN Việt Nam

Cơ quan nhà nước là các bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước Mỗi cơquan nhà nước có một vị trí pháp lý được xác định trong bộ máy nhà nước, có mộtphạm vi thẩm quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định, có quy chế tổ chức vàhoạt động riêng Có nhiều cách với những tiêu chí tương ứng để phân loại các cơquan thuộc bộ máy nhà nước ta như phân loại theo Hiến pháp 1992, phân loại theothẩm quyền hoạt động, theo chức năng hoạt động Nghiên cứu một cách đại cương, bộmáy nhà nước Việt Nam thường được phân loại theo quy định của Hiến pháp 1992

Theo Hiến pháp năm 1992, cơ quan nhà nước ta bao gồm Quốc hội, Chủ

tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân vàViện kiểm sát nhân dân

1.3.3.1 Quốc hội

Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội có vị trí đặc biệt quan trọng

Trang 28

“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất cả nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.( Điều 83 Hiếnpháp năm 1992).

Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, Quốc hội do cử tri cả nước bầu

ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Quốc hội biểuhiện tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, bao gồm các đại biểu đại diện cho mọitầng lớp nhân dân và cho các vùng lãnh thổ trong cả nước

Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội thống nhất tập trung toàn

bộ quyền lực nhà nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp, mặtkhác có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệncác quyền đó Các cơ quan nhà nước khác thực hiện các quyền năng cụ thể doQuốc hội giao và chịu trách nhiệm trước Quốc hội Quốc hội thay mặt nhân dân cảnước quyết định những công việc quan trọng nhất của nhà nước

Thẩm quyền của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp (Điều 84 Hiếnpháp năm 1992) và Luật tổ chức Quốc hội do Quốc hội thông qua ngày 25/12/2001

(Điều 2) Thẩm quyền của Quốc hội có thể chia thành ba nhóm: quyền lập hiến và

luật pháp, quyền quyết định những công việc quan trọng nhất của nhà nước vàquyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp Đó là quyềnthông qua Hiến pháp và thông qua việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, thông qua luậtsửa đổi, bổ sung luật, Quốc hội xem xét, thông qua các đạo luật tại một hoặc nhiều

kỳ họp Quốc hội

Là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Quốc hội quyết định chính sáchphát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốcgia, quyết định chính sách dân tộc, tôn giáo của nhà nước; quy định các nguyên tắc tổchức và hoạt động của bộ máy nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm các chức vụ cao

Trang 29

cấp của nhà nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình; quyết định các chínhsách đối ngoại của nhà nước và nhiều vấn đề quan trọng khác.

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhànước Giám sát là việc Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội theo dõi, xem xét,đánh giá hoạt động của cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thihành Hiến pháp và pháp luật

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình tại kỳ họp Quốc hộitrên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Hội đồng dân tộc,các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội

Nhiệm kỳ mỗi khoá Quốc hội là 05năm Các hoạt động chủ yếu và cơ cấu tổ

chức của Quốc hội bao gồm: Kỳ họp Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội vàChủ tịch Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểuQuốc hội và đại biểu Quốc hội

Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của

Quốc hội, là nơi biểu hiện trực tiếp và tập trung nhất quyền lực nhà nước của cơquan quyền lực nhà nước cao nhất, nơi biểu hiện trí tuệ tập thể của đại biểu Quốchội Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng nhấtcủa đất nước và của nhân dân Những vấn đề nhất thiết phải được quyết định tại kỳhọp của Quốc hội như thảo luận và thông qua các đạo luật, quyết định kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của đất nước, xem xét, thảo luận báo cáo công tác của các

cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp cao nhất, bầu các chức danh cao nhất củaNhà nước v.v Cũng tại các kỳ họp, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đốivới hoạt động của cơ quan nhà nước

Kỳ họp Quốc hội được tổ chức công khai, trừ trường hợp cần thiết, Quốc hội

có thể họp kín Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tổ chức kinh tế, đơn vị

vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dựcác phiên họp công khai của Quốc hội

Trang 30

Chương trình và nội dung kỳ họp Quốc hội được quy định trong Luật tổchức Quốc hội 2001.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội Thành

phần của Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm có:

- Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; tổ chức việc chuẩn bị,triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;

- Ra pháp lệnh; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;

- Giám sát việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước theo quyđịnh của Hiến pháp

- Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các uỷ banQuốc hội

- Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, quyết định việc tuyên bốtình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược; quyết định tổng động viên hoặcđộng viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp;

- Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội

- Tổ chức trưng cầu dân ý theo quyết định của Quốc hội

Thẩm quyền của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể trongLuật Tổ chức Quốc hội (Luật số 30/2001/Quốc hội 10 ngày 25/12/2001)

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết địnhtheo đa số

Trang 31

Chủ tịch Quốc hội có vị trí rất quan trọng trong tổ chức của Quốc hội cũng

như Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch Quốc hội chủ toạ các phiên họp củaQuốc hội, là người chủ trì và điều hành các hoạt động của Uỷ ban Thường vụQuốc hội tổ chức việc thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, giữ quan hệ vớicác đại biểu Quốc hội

Hội đồng dân tộc và các uỷ ban Quốc hội là các cơ quan của Quốc hội, do

Quốc hội bầu ra, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số

Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội những vấn đề vềdân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, các chươngtrình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng có đồng bào dân tộcthiểu số

Các uỷ ban của Quốc hội nghiên cứu, thẩm tra dự án luật, dự án pháp lệnh

và dự án khác, những báo cáo được Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giao,trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ý kiến về chương trình xây dựng luật,pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn do luậtđịnh; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Uỷ ban

Hiện tại, các Uỷ ban Quốc hội bao gồm:

- Uỷ ban pháp luật;

- Uỷ ban kinh tế và ngân sách;

- Uỷ ban Quốc phòng và An ninh;

- Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng;

- Uỷ ban về các vấn đề xã hội;

- Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường;

- Uỷ ban đối ngoại

Thẩm quyền của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội được quyđịnh trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 94, 95, 96) và được cụ thể hoá trong Luật

Tổ chức Quốc hội 2001)

Trang 32

Đại biểu Quốc hội “là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân,

không chỉ đại biểu cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại biểu cho nhândân cả nước; là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốchội” (Điều 43 Luật Tổ chức Quốc hội đã dẫn)

Đại biểu Quốc hội có thể là đại biểu chuyên trách hoặc đại biểu khôngchuyên trách Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu tráchnhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình

Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm

1992 bao gồm: quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng chínhphủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dântối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quyền bất khả xâm phạm vềthân thể; quyền được cung cấp tài liệu và bảo đảm kinh phí cho việc hoạt động;nghĩa vụ liên hệ chặt chẽ với cử tri, tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động củamình và của Quốc hội v.v… Thẩm quyền của đại biểu Quốc hội được cụ thể hoátrong Luật Tổ chức Quốc hội 2001

Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc

trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội có trưởng

đoàn, phó trưởng đoàn và có đại biểu hoạt động chuyên trách Đoàn đại biểu Quốchội có trụ sở, văn phòng giúp việc và hoạt động bằng kinh phí ngân sách nhà nước.Nhiệm vụ của đoàn đại biểu Quốc hội và trưởng đoàn đại biểu Quốc hội được quyđịnh trong các điều 60 và 61 Luật tổ chức Quốc hội 2001

1.3.3.2 Chủ tịch nước

Thiết chế Chủ tịch nước ở nước ta có những thay đổi nhất định qua các thời

kỳ theo Hiến pháp, Hiến pháp năm 1945 quy định Chủ tịch nước có một vị trí đặcbiệt trong bộ máy nhà nước: Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu Nhà nước(Nguyên thủ quốc gia) vừa là người đứng đầu Chính phủ (cơ quan hành pháp) ĐếnHiến pháp năm 1959 thì Chủ tịch nước là người thay mặt Nhà nước về đối nội vàđối ngoại mà không đứng đầu chính phủ nữa Hiến pháp năm 1980 quy định Chủ

Trang 33

tịch nước là Chủ tịch tập thể - Hội đồng nhà nước - vừa là nguyên thủ tập thể củaNhà nước vừa là cơ quan thường trực của Quốc hội.

Hiến pháp năm 1992 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thaymặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 101)

Về đối nội, Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Thống

lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng

và an ninh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ cao cấp của Nhà nước;công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp v.v

Về đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn

quyền của Việt Nam, tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quốc của nước ngoài, nhândanh Nhà nước ký kết điều ước quốc tế; quyết định cho nhập quốc tịch Việt Namhoặc tước quốc tịch Việt Nam

Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốchội Phó chủ tịch nước giúp Chủ tịch nước làm nhiệm vụ và có thể được Chủ tịchnước uỷ nhiệm thay Chủ tịch nước làm một số nhiệm vụ

Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và anninh trình Quốc hội phê chuẩn Hội đồng Quốc phòng và An ninh gồm Chủ tịch,Phó chủ tịch và các Uỷ viên Thành viên hội đồng Quốc phòng và An ninh khôngnhất thiết là đại biểu Quốc hội Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trangnhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Hội đồng Quốcphòng và An ninh có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà

để bảo vệ Tổ quốc Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hộiđồng Quốc hội và An ninh những thẩm quyền đặc biệt

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước được quy định tại Điều 103 Hiếnpháp 1992

1.3.3.3 Chính phủ

Trang 34

Trong bộ máy nhà nước ta, qua các thời kỳ lịch sử, tuy tên gọi có khác nhaunhưng vị trí của Chính phủ và là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của cơquan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan cao nhất trong hệ thống cơ quanhành chính nhà nước.

Theo Hiến pháp năm 1992, “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 109).

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịutrách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụQuốc hội, Chủ tịch nước, Tổ chức thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốchội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất việc quản

lý thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh

và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực bộ máy nhà nước từ trung ương đến

cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huyquyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảođảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội

Thẩm quyền của Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1992 (Điều112) và được cụ thể hoá trong Chương II Luật tổ chức Chính phủ 2001

Là một thực thể pháp lý, Chính phủ gồm có: Thủ tướng Chính phủ, các Phó

thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang Bộ

Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, do Quốc hội bầu trong số đại biểu

Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịchnước Phó thủ tướng giúp Thủ tướng làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng

Trang 35

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định trong Hiến pháp năm 1992(Điều 114) và được cụ thể hoá trong chương II Luật tổ chức Chính phủ (đã dẫn).

Bộ trưởng và Thủ tướng cơ quan ngang bộ, là thành viên của Chính phủ,

đồng thời là người đứng đầu và lãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, hoặc phụ tráchmột số công tác của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng , trước Quốc hội

về quản lý nhà nước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác đượcgiao phụ trách Thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ được quyđịnh trong Luật tổ chức Chính phủ (Điều 23)

Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệmPhó Thủ Tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm có bộ và các cơ quan ngang bộ Bộ, cơ

quan ngang bộ do Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đề nghị của Thủtướng Chính phủ

Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản

lý nhà nước đối với ngành, hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lýnhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữuphần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước theo quy định của phápluật Có thể phân biệt hai loại bộ: bộ quản lý ngành và bộ quản lý theo lĩnh vực

Bộ quản lý theo lĩnh vực là các bộ thực hiện việc quản lý Nhà nước theotừng lĩnh vực rộng của xã hội như tài chính, lao động, ngoại giao, nội vụ v.v liênquan đến hoạt động của các Bộ, các cấp quản lý Nhà nước

Bộ quản lý ngành là các bộ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với cácngành kinh tế - kỹ thuật, văn hoá, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thôngvận tải, giao dục, văn hoá v.v

Ngoài bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ còn có các cơ quan thuộc chính phủ là cơ quan do Chính phủ thành lập, có chức năng thực hiện

một số thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và thực hiện một số thẩm

Trang 36

quyền cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cóvốn Nhà nước theo quy định của pháp luật Một số cơ quan thuộc Chính phủ hoạtđộng sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Chính phủ hoặc thựchiện một số thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cơ quan thuộc Chính phủ không thuộc cơ cấu tổ chức của Chính phủ

1.3.3.4 Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân

Trong bộ máy nhà nước ta, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là chínhquyền nhà nước ở địa phương, được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây: tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã thànhphố thuộc tỉnh ( gọi chung là cấp huyện); xã phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

Vị trí pháp lý, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ bannhân dân được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003

“Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện

cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu

ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”(Điều 119 Hiến pháp 1992)

Hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền chung sau đây:

- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương,biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và pháttriển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụcủa địa phương đối với cả nước

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực hội đồng nhândân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giámsát việc tuân theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo phápluật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhândân và của công dân ở địa phương

Trang 37

Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định

trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 và được quy định

cụ thể trong các lĩnh vực sau đây:

- Lĩnh vực kinh tế;

- Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao;

- Lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên môi trường;

- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;

- Việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;

- Lĩnh vực thi hành pháp luật;

- Lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính

Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng nhân dân các cấp có thường trực Hội đồng

nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các ban của Hội đồng nhândân cùng cấp bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủtịch, Phó chủ tịch và uỷ viên thường trực Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xãgồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dânkhông thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban kinh tế và Ngân sách, Ban văn

hoá – xã hội, Ban pháp chế, nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân

tộc Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế - xã hội, Ban

pháp chế

Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ banThường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việcthực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ banThường vụ Quốc hội

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả củacác kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồngnhân dân, Uỷ ban nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và của đại biểu Hộiđồng nhân dân

Trang 38

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân là 05 năm.

“Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra là cơ quan chấp hành của

Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu chấp hànhHiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết củaHội đồng nhân dân” (Điều 123 Hiến pháp năm 1992)

Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Ủyban nhân dân chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhànước cấp trên, đối với mọi hoạt động của mình nhằm đảm bảo thực hiện chủtrương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thựchiện các chính sách khác trên địa bàn Là cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương Ủy ban nhân dân cấp dưới chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên;

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Chính phủ

Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban nhân dân các cấp được quy định

trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003 bao gồm các lĩnhvực quản lý sau đây:

- Lĩnh vực kinh tế;

- Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, đất đai;

- Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;

- Lĩnh vực giao thông vận tải;

- Lĩnh vực xây dựng và quản lý đô thị;

- Lĩnh vực thương mại dịch vụ, du lịch;

- Lĩnh vực giáo dục, đào tạo;

- Lĩnh vực văn hoá thông tin, thể dục, thể thao;

- Lĩnh vực y tế xã hội;

- Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường;

- Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội;

- Việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;

- Lĩnh vực thi hành pháp luật;

Trang 39

- Lĩnh vực xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính.

Về cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt động, Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân

dân cùng cấp bầu gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và ủy viên Chủ tịch Uỷ ban nhândân là đại biểu Hội đồng nhân dân; các thành viên khác của Uỷ ban nhân dânkhông nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân Kết quả bầu các thành viên Uỷ bannhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kếtquả bầu thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn

Quy chế hoạt động của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch và các thành viên của Uỷban nhân dân được quy định trong luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhândân, từ Điều 121 đến Điều 127

Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiện và báo cáo công tác trước Hội đồng nhândân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịutrách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ

Nhiệm kỳ của Uỷ ban nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân

cùng cấp

Uỷ ban nhân dân thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.

Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp ủy bannhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thựchiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp

và theo quy định của pháp luật; góp phần đảm bảo sợ thống nhất quản lý của ngànhhoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơquan chuyên môn cấp trên Thủ trưởng cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm báocáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáocông tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu

1.3.3.5 Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Trang 40

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là công cụ chủ yếu bảo vệ phápluật của nhà nước và bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của nhân dân.

“Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế

xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân;bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự

và nhân phẩm của công dân” (Hiến pháp năm 1992, Điều 126)

Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chủ yếu của Toà án nhân dân vàViện kiểm sát nhân dân Mục đích của việc thực hiện nhiệm vụ này là nhằm pháthiện kịp thời, trừng trị và trấn áp những kẻ phạm tội đồng thời giáo dục, cải tạongười vi phạm và giáo dục mọi người trong xã hội tuân thủ và chấp hành phápluật Bằng các hoạt động kiểm sát, công tố và xét xử, Toà án nhân dân và Việnkiểm sát nhân dân góp phần bảo vệ chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợiích hợp pháp của nhân dân

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước ta “Toà án nhân dân xét

xử các vụ án hình sự, dân sự hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính vàgiải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật” (Điều 1 Luật Tổ chức Toà

án nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 2/4/2002) Là một bộ phận cấu thành của

bộ máy nhà nước, Toà án nhân dân có một hệ thống, một cơ cấu tổ chức nhất định

Hệ thống các Toà án nhân dân ở nước ta bao gồm:

- Toà án nhân dân tối cao;

- Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung làToà án nhân dân cấp tỉnh);

- Các Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung làToà án nhân dân cấp huyện);

- Các Toà án quân sự;

- Các Toà án khác do luật định

Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội cố thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt

Ngày đăng: 24/08/2012, 07:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w