pháp luật thời vua lê thánh tông×đặc điểm pháp luật thời lê sơ×tình hình pháp luật thời lê sơpháp luật thời nhà lêpháp luật thời vua lê thánh tông×đặc điểm pháp luật thời lê sơ×tình hình pháp luật thời lê sơ×pháp luật thời nhà lê×nhà nước và pháp luật thời lê sơ×nhà nước và pháp luật thời l
Trang 1PHÁP LUẬT THỜI HẬU LÊ
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT THỜI LÊ
Triều đại Hậu Lê được coi là triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam Ở triều đại này không những tổ chức bộ máy đã đạt đến mức hoàn
bị nhất ,đỉnh cao nhất mà cả pháp luật cũng rất thành công vơi các quy định nhân văn ,tiến bộ cả về nội dung và kỹ thuật pháp lý.đánh dấu sự phát triển vược bậc vềpháp luật của nước Đại Việt thế kỷ XV.Ngay vị Vua Lê Thái Tổ ,vị vua đầu của thời Hậu Lê đã nhận thức vai trò của pháp luật,xây dựng pháp luật : “Từ xưa đến nay ,trị nước phải có pháp luật ,người mà không có phép để trị thì loạn …đặt ra pháp luật để dạy các quan ,dưới đến nhân dân,cho biết thế nào là thiện ác,điều thiện thì làm,điều ác thì tránh chớ có phạm pháp” Trích trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi , Lê Lợi lên ngôi vua đã sai Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô Đại Cáo”
để bố cáo cho thiên hạ biết Bản bố cáo này có thể coi là một bản tuyên ngôn độc lập, cũng có thể coi là một lời tuyên bố về đường lối chính trị của vua Lê Thái Tổ
Các loại văn bản pháp luật
- Các văn bản đơn hành : Nhiều về số lượng và phong phú về hình thức (Chiếu, dụ,lệnh, lệ…)
- Tập hợp hóa pháp luật : Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức Thiện chính thư, Quốctriều Chiếu lệnh thiện chính…
- Pháp điển hóa 2 bộ luật: Quốc triều hình luật và Quốc triều khám tụng điều lệ
II – Bộ luật tiêu biểu
1,Quốc triều hình luật
Trang 2Đây là bộ luật được coi là một bộ luật điển hình ,hoàn thiện nhất trong lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam.Tiến bộ không chỉ về nội dung mà cả về
kỹ thuật pháp lý mà đã làm cho nhiều nhà nghiên cứu “đi từ sự ngạc nhiên này đến
sự ngạc nhiên khác”
a,Phạm vi điều chỉnh của Quốc Triều Hình Luật
Phạm vi điều chỉnh tương đối rộng ,điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong các lĩnh vực : dân sự,hôn nhân và gia đình ,quan chế,luật hành chính,giáo dục ,tài chính ,thuế khóa,quân sự,hình sự,tố tụng hình sự,bảo về quyền lợi của các nhóm yếu thế ,đất đai,môi trường,bang giao quốc tế,…
QTHL như một bộ bách khoa toàn thư ,phản ánh bức tranh toàn cảnh của xã hội Đại Việt đương thời
b,Tính chất
- QTHL là một bộ tổng luật,bộ luật gốc,nền tảng của Quốc Gia Đại Việt
- Tính chất tổng luật được thể hiện ở nhiều phương diện ,đặc biệt là về
nguồn pháp luật ,chứa đựng cả “luật” của nhà nước và cả “luật” của xã hội –các quy tắc,quan niệm đạo đức,tập quán ,phong tục ,tín ngưỡng ,tư tưởng chính trị-pháp lý …Tính tổng quát còn được thể hiện ở việc nội dung Bộ Luật bao gồm cả luật nội dung –luật vật chất,luật thử tục –Luật hình thức (EG: luật hình sự là luật nội dung,luật tố tụng hình sự là luật hình thức)
- Bản chất của QTHL được biểu hiện ở tính giai cấp và tính xã hội :bảo vệ
củng cố quyền lực thống trị của giai cấp Phong Kiến ,trật tự xã hội phong kiến ;bảo vệ quyền lợi của giai cấp nông dân và những người lao động khác đặc biệt là đối với các nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ,trẻ em,người già người tàn tật
c,Cơ cấu của Quốc triều hình luật
- QTHL gồm 722 điều luật ,được xếp vào 6 quyển với 13 chương :
+ Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ (49 điều), Cấm vệ (47 điều)
Trang 3+ Quyển 2 có 2 chương: Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều)
+ Quyển 3 có 3 chương: Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông gian (10 điều)
+ Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều)
+ Quyển 5 có 2 chương: Trá nguỵ (38 điều), Tạp luật (92 điều)
+ Quyển 6 có 2 chương: Bộ vong (13 điều), Đoản ngục (65 điều)
Trang 4d,Các nguyên tắc cơ bản của QTHL
-Tuy bộ luật không quy định những nguyên tắc cụ thể như trong các bộ luật hiện đại ,tuy nhiên qua tổng quan ta có thể đưa ra một vài những quy tắc như sau: + Nguyên tắc bảo vệ chế độ quân chủ phong kiến lợi ích của nhà nước ,nhà vua và hoàng tộc : Những hành vi xâm phạm đến lợi ích ,sự bình yên của nhà vua
và hoàng tộc,xâm phạm đến chế độ đương thời bị liệt vào tội “Thập ác”với những hình phạt nghiêm khắc nhất (điều 1,2)
+Nguyên tắc bảo vệ chế độ tư hữu về ruộng đất : Pháp luật quy định chế độ sở
hữu nhà nước đối với ruộng đất bao gồm chế độ lộc điền ,quân điền và ruộng đất quốc khố ;quy định chế độ thuộc sở hữu tư nhân (chủ yếu là trương Điền Sản)
+ Nguyên tắc bảo vệ tư tưởng thống trị đương thời mà hạt nhân là Nho giáo :
Bộ luật đã giành một số lượng lớn các điều quy định những chuẩn mực đạo đức Nho giáo đặc biệt là những điều liên quan đến các chữ “hiếu,trung,tiết
,hạnh”.Cùng với các tội chống lại nhà nước những hành vi trái với các chuẩn mực đạo đức nói trên cũng được liệt vào tội “thập ác” và phải chịu “ngũ hình”
+Nguyên tắc “không có tội,không có hình phạt” : nếu không được quy định
trong bộ luật : Một hành vi chỉ bị coi là tội phạm và bị trừng phạt khi nào hành vi
đó được quy định trong các điều luật tương ứng
+ Nguyên tắc trách nhiệm hình sự tập thể : Bộ luật này cho phép áp dụng trách
nhiệm hình sự đối với tất cả những người thuộc phạm vi ba họ của người phạm tội (chu di tam tộc )đối với một số trọng tội Trách nhiệm phạm tội còn được áp dụng đối với những người ở cùng chung 1 nhà với kẻ phạm tội
+ Nguyên tắc nhân đạo : thể hiện ở chính sách xử lý đối với một số người phạm
tội nhất định như phụ nữ,người già,người tàn tật,trẻ em.Điều 17 quy định khi phạmtội chưa già cả tàn tật ,đến khi già cả ,tàn tật mới bị phát gíac,thì xử tội theo luật gìa cả ,tàn tật.Khi còn nhỏ phạm tội ,đến khi lớn mới phát giác ,thì xử tội theo luật khi còn nhỏ.(giống nguyên tắc hồi tố )
+Nguyên tắc có lỗi-không có tội nếu không có lỗi:
Điều 14 quy định : “những quan viên,quân dân phạm tội nếu vì sự sơ xuất ,lầm lỗi,từ tội lưu trở xuống thì cho chuộc bằng tiền”
Trang 5EG : Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả.
+Nguyên tắc áp dụng tập quán :Tức là các quy định của bộ luật có chứa yếu tố
phong tục ,tập quán bản địa Eg Điều 40 “người thượng du phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Những người thượng du phạm tội với người trung trâu thì theo luật mà định tội”
+Nguyên tắc tất cả những gì không được phép làm,đều bị cấm: Điều 642 quy
định : “Việc không được phép làm mà làm thì việc lớn xử tội đồ hay lưu,việc nhỏ
xử tội biếm hay phạt” Được hiểu là chỉ được làm những việc làm mà pháp luật chophép nhưng phải trong khuôn khổ thuần phong mỹ tục ,đạo lý,trật tự công cộng
Trang 6- Chiếu cố: trong đó quy định các chiếu cố đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ
em và người già cả), tàn tật, phụ nữ v.v
- Chuộc tội bằng tiền: đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh,tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ Tuy nhiên các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguyhiểm cho chính quyền) và tội đánh roi (có tính chất răn đe, giáo dục) không chochuộc
- Trách nhiệm hình sự: trong đó đề cập tới quy định về tuổi chịu trách nhiệmhình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay cho người khác
- Miễn, giảm trách nhiệm hình sự :trong đó quy định về miễn, giảm tráchnhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tìnhtrạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ thập ác, giết người)
- Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu
b) Tội phạm
- Phân loại theo hình phạt (ngũ hình và các hình phạt khác)
- Theo sự vô ý hay cố ý phạm tội
- Theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội
- Tính chất đồng phạm
c,Các nhóm tội cụ thể
Trang 7- Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:
Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch, mưu bạn (phảnquốc), đại bất kính
Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch , bất hiếu, bất mục, bấtnghĩa, nội loạn
Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo
- Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể củavua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thứcnghi lễ triều đình, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm conngười, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân
sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế độ hôn nhân-gia đình, cáctội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
d,Hình phạt
Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc vớikhung hình phạt thường là cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng haygiảm nhẹ
Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác
- Ngũ hình
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử
Xuy (đánh bằng roi) có 5 bậc: 10, 20, 30, 40, 50 roi, có thể kèm phạt tiền vàbiếm chức, áp dụng cả cho nam và nữ
Trượng (đánh bằng gậy) cũng có 5 bậc: 60, 70, 80, 90 và 100 trượng, chỉ ápdụng cho nam
Trang 8 Quân đinh: phục dịch ở các sảnh
Khao đinh: phục dịch ở trong trại lính
Xã đinh: phục dịch ở các xã (dành cho thường dân nam có tội)
Thứ phụ: phục dịch công việc ở làng (dành cho thường dân nữ có tội)
Viên phụ: làm các công việc trong vườn và đánh 10 roi (dành cho vo quan)
Tang thất phụ: phục dịch ở các nơi nuôi tằm, nếu phạm tội nặng
Tượng phường binh (quét dọn chuồng voi kèm 80 trượng và thích 2 chữ vào mặt)cho nam và xuy thất tỳ (nấu cơm nuôi quân kèm 50 roi và thích 2 chữ vào cổ) chonữ
Chủng điền binh (lính lao động ở đồn điền của nhà nước kèm 80 trượng và thích vào
cổ 4 chữ, phải đeo xiềng) cho nam và thung thất tỳ (xay thóc giã gạo trong các kho
thóc thuế của nhà nước kèm 50 roi và thích vào cổ 4 chữ) cho nữ
Lưu tức lưu đày đi nơi xa, có 3 bậc là:
Lưu cận châu, đày đi làm việc nặng ở Nghệ An với hình phạt phụ là thích vào mặt
6 chữ, đánh 90 trượng, đeo xiềng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ
Lưu ngoại châu: Lưu đày đến Bố Chính, Quảng Bình Phụ hình có 90 trượng, thích 8chữ vào mặt, đeo xiềng 2 vòng dành cho nam và đánh 50 roi cho nữ
Lưu viễn châu: đày đi Cao Bằng Phụ hình gồm 100 trượng, thích 10 chữ vào mặt,đeo xiềng 3 vòng cho nam, đánh 50 roi cho nữ
Tử (giết chết) có 3 bậc là:
Trảm cả nhà
Giảo (thắt cổ), trảm (chém đầu)
Khiêu (chém bêu đầu)
Lăng trì (tùng xẻo) tức xẻo từng miếng thịt rồi mổ bụng, moi ruột cho đến chết, tieptheo còn bị cắt rời chân tay và bẻ gãy hết xương, sau đó đem chôn lấp
- Các loại hình phạt khác
Trang 9Ngoài ngũ hình, luật Hồng Đức còn áp dụng các hình phạt khác như:
• Biếm tư bao gồm các bậc từ 1 đến 5 tư nhưng có quy định cho chuộc tộibiếm bằng tiền theo điều 22 Biếm tư có thể được hiểu như một hình thức làm hạthấp tư cách của người bị phạt Ngoài ra người bị phạt biếm tư còn phải chịu hìnhphạt đánh roi (xuy hoặc trượng)
• Phạt tiền có 3 bậc: 300-500 quan, 60-200 quan và 5-50 quan Ngoài ra còn
có quy định về tiền bồi thường tang vật , tiền đền mạng
• Tịch thu tài sản có 2 bậc là tịch thu toàn bộ gia sản và tịch thu một phần tàisản
• Thích chữ vào cổ hoặc mặt: Được áp dụng như là hình phạt phụ đối với cáctội lưu, đồ, trượng, xuy
• Xung vợ con làm nô tỳ Chỉ áp dụng đối với các tội mưu phản, mưu đạinghịch, mưu bạn trong thập ác
Trang 101.1.2 Luật tố tụng
Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luậtHồng Đức đã thể hiện một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:
• Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền
• Thủ tục tố tụng (phần lớn của hai chương cuối) như đơn kiện- đơn tố cáo,thủ tục tra khảo, thủ tục xử án, phương pháp xử án, thủ tục bắt người
Trang 111.1.3 Luật dân sự
a,Sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳphong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tưnhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ)
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàndiện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước vềruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạmchế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công, không đượcchiếm ruộng đất công quá hạn mức, không được nhận bậy ruộng đất công đã giaocho người khác, cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công , không để bỏhoang ruộng đất công, cấm biến ruộng đất công thành tư, không được ẩn lậu đểtrốn thuế v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tưcũng được quy định rõ ràng Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác,cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ, cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khácv.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng
về ruộng đất:
- Mua bán ruộng đất
- Cầm cố ruộng đất
- Thuê mướn ruộng đất
Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên thamgia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền
b,Thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật Đại Việt thời Lê khágần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống,
Trang 12không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn củagia đình, dòng họ Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không dichúc (thừa kế theo luật) Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái
có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai(trong trường hợp người con traitrưởng mất hoặc chết trước đó - Xem thêm Lịch Triều Hiến Chương Loại chí -Tập
2 - Hình Luật Chí) Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phongkiến khác Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồmcó: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng Việc phânđịnh này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chếthoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước.Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê
c,Trách nhiệm dân sự
Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham giaquan hệ, với những nội dung khá chặt chẽ, cụ thể bên cạnh các nội qui trên trẻ emcũng cần được chăm sóc kĩ càng và giáo dục đặc biệt với 3 tiêu chí
- không bạo lực
- không đánh đập
- giáo dục tốt
Trang 131.1.4 Luật hôn nhân và gia đình
a,Hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn,chấm dứt hôn nhân (do chết hoặc ly hôn)
b,Kết hôn
Trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có
sự đồng ý của cha mẹ , không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thânthích, cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng, cấm kết hôn khi ông, bà,cha hay mẹ đang bị giam cầm, tù tội, cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), tròlấy vợ góa của thầy (điều 324)
Tuy nhiên, luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên
Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16
tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại một văn bản khác cùng thời quy
định về điều này Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và thủ tục kết hônnhư đính hôn và thành hôn Lưu ý là luật Hồng Đức cho thấy cuộc hôn nhân có giá
trị pháp lý từ sau lễ đính hôn Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã nhận đồ
sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng Còn người con gái phải
gả cho người hỏi trước Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi
thành hôn mà một trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn
c,Chấm dứt hôn nhân
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một tronghai người đã chết hoặc ly hôn
Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý
là quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu làchồng chết thì nó chỉ chấm dứt sau khi mãn tang Quy định này được đặt ra mộtcách gián tiếp trong các điều 2 và 320
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau: