Từ nhữngđịnh hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, những quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật, TANDTC đã và đang tích cực xây dựng các đề án,triển khai thực hiện một các
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả Các sốliệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Luận ánkhông trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NCS Nguyễn Thanh
Mận
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Ch ư ơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ 11
1.1.Tình hình nghiên cứu 11
1.2.Nhận xét về tình hình nghiên cứu 33
1.3.Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 36
Ch ư ơng 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ, XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ 40
2.1.Khái niệm, bản chất, đặc điểm và vai trò của án lệ hình sự 40
2.2.Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc xây dựng án lệ hình sự 53
2.3.Khái niệm, đặc điểm và các nguyên tắc áp dụng án lệ hình sự 64
Ch ư ơng 3 THỰC TIỄN XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 78
3.1.Thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự 78
3.2.Đánh giá thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự 102
Ch ư ơng 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT L Ư ỢNG XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG ÁN LỆ HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM 121
4.1.Yêu cầu xây dựng, phát triển án lệ hình sự 121
4.2.Các giải pháp nâng cao chất l ư ợng xây dựng, áp dụng án lệ hình sự 127
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
Trang 4sự TAND Tòa án nhân dân
TANDTC Tòa án nhân dân Tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Án lệ chính thức được thừa nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam làbước ngoặc lớn, đánh dấu sự đột phá trong quá trình cải cách tư pháp Từ nhữngđịnh hướng về cải cách tư pháp trong các Nghị quyết của Đảng, những quy địnhcủa Hiến pháp và pháp luật, TANDTC đã và đang tích cực xây dựng các đề án,triển khai thực hiện một cách khẩn trương, quyết liệt, cho ra đời những án lệ nóichung, án lệ hình sự nói riêng, phục vụ cải cách tư pháp, nhằm thực hiện tốt hơnnhiệm vụ bảo vệ công lý, hướng tới xây dựng Tòa án thân thiện, gần dân, là chỗdựa tin cậy của nhân dân và xã hội trong giai đoạn mới
Thứ nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do
dân và vì dân là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nội dung cảicách tư pháp ở Việt Nam hiện nay Việc quản lý nhà nước và xã hội bằng phápluật chỉ là một yếu tố cần nhưng chưa đủ của một nhà nước pháp quyền Nhànước pháp quyền đòi hỏi pháp luật phải được áp dụng một cách thống nhất ViệcTòa án áp dụng thống nhất pháp luật thể hiện ở những vụ án giống nhau thì phảiđược xử như nhau Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết số 48) nhấn mạnh: Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm làhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vaitrò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chínhtrị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vữngmạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phầnđưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
Trang 6Để thực hiện nhiệm vụ trên, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005
của Bộ Chính trị Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (Nghị quyết số
49), đã khẳng định: Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệmxét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giámđốc thẩm và tái thẩm Đây là một sự chuyển biến lớn về đường lối Việc thừanhận và áp dụng án lệ chính là phương thức hiệu quả để khắc phục các khiếmkhuyết của pháp luật, đảm bảo việc áp dụng thống nhất trong xét xử, tạo tính ổnđịnh, minh bạch và tiên liệu được trong các phán quyết của Tòa án
Án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng từ lâu đã trở nên rất phổ biến vàvượt ra khỏi biên giới của truyền thống thông luật, trở thành nguồn pháp luật củanhiều hệ thống pháp luật trên thế giới Đó là kết quả tất yếu của quá trình toàncầu hóa, hội nhập, hợp tác diễn ra mạnh mẽ trong đời sống kinh tế, chính trị vàpháp luật của thế giới hiện đại Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngàycàng sâu rộng, các vấn đề về quan hệ tranh chấp, phát sinh trong hoạt động kinh
tế, các loại hình tội phạm ở Việt Nam có xu hướng diễn biến phức tạp hơn vớinhiều hình thức tinh vi hơn Luật thành văn đã dần bộc lộ những lỗ hổng cầnphải được bổ sung và hoàn thiện Quán triệt sâu sắc quan điểm trong Nghị quyết
số 48 và Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị là một yêu cầu cấp thiết Thừa nhận
và áp dụng án lệ là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam Bên cạnh đó,theo quy định thì Hội đồng Thẩm phán TANDTC có trách nhiệm hướng dẫn cácTòa án áp dụng thống nhất pháp luật, có thể thực hiện thông qua việc ban hànhNghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật và cũng có thể thông qua tuyển chọn,công bố án lệ
Thứ hai, thực tiễn áp dụng pháp luật thành văn trong xét xử các vụ án hình
sự ở Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại những vướng mắc chưađược giải quyết Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là thừa nhận án lệ,nhằm giải quyết những vướng mắc trong hoạt động xét xử mà luật thành vănchưa rõ ràng hoặc chưa có quy phạm điều chỉnh Án lệ đã và đang trở nên phổbiến, góp phần khắc phục những lỗ hổng của luật thành văn Chẳng hạn, đối với
Trang 7các nước theo hệ thống pháp luật Common law (Thông luật), đại diện là Anh và
Mỹ Án lệ ra đời từ thế kỷ thứ X, quốc gia đặt nền tảng cho sự ra đời của án lệ làAnh quốc Mặc dù án lệ xuất hiện sớm nhưng hình thức án lệ của nước Anh đãthể hiện được giá trị nhất định so với các loại nguồn khác như: Án lệ mang tínhthực tiễn cao; án lệ có khả năng khắc phục những lỗ hổng pháp luật một cáchnhanh chóng và kịp thời; án lệ thể hiện tính khách quan và công bằng Do đó,trong hệ thống pháp luật Common law, án lệ được coi là một trong những nguồnluật áp dụng bắt buộc Với giá trị nêu trên, án lệ nhanh chóng được thừa nhận và
áp dụng ở các hệ thống pháp luật khác trên thế giới như: Án lệ ở hệ thống phápluật Cilvil law (châu Âu lục địa), án lệ ở các nước Bắc Âu, án lệ ở các quốc giaĐông Á như Nhật Bản… Riêng đối với lĩnh vực hình sự, các hệ thống pháp luật
kể trên đều thừa nhận án lệ là nguồn của luật hình sự Án lệ hình sự góp phần bổsung, khắc phục những lỗ hổng của luật thành văn hoặc giải quyết những vụ án
có hành vi, tình tiết chưa thống nhất, còn có nhiều cách hiểu khác nhau
Trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, nhiều vụ
án có cùng hành vi, tình tiết tương tự nhau nhưng còn tồn tại cách hiểu khácnhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật chưa thống nhất, đưa đến hệ quả xét xử làkhác nhau Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu áp dụng án lệ để giải quyết các vụ ánhình sự là một yêu cầu tất yếu khách quan Do đó, việc nghiên cứu án lệ hình sự
và hiểu thấu đáo về cách thức, quy trình xây dựng và áp dụng án lệ hình sự làmột công việc cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay Đây là lý do quan
trọng để nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài “Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay”
nhằm tìm kiếm những giải pháp bứt phá, góp phần xây dựng và áp dụng án lệtrong xét xử các vụ án hình sự một cách hiệu quả
Thứ ba, hiện nay, việc lựa chọn, công bố và áp dụng theo Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP, Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (sau đây
gọi tắt là Nghị quyết 03) Việc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự cũng tuân theoquy trình nay Với quy trình trên, TANDTC đã ban hành được 04 án lệ hình sự(sau đây gọi là ALHS), trong đó 01 ALHS đã có hiệu lực pháp luật, 03 ALHS sẽ
Trang 8có hiệu lực từ ngày 03/12/2018 Kết quả này đã khẳng định chủ trương đúng đắncủa Đảng, Nhà nước và nỗ lực, quyết tâm cao của lãnh đạo hệ thống Tòa án.Tuy nhiên, số lượng án lệ hình sự hiện nay còn quá ít Nguyên nhân chính
là do quá trình xây dựng, quy trình tuyển chọn hiện chưa hợp lý, thiếu các tiêuchí riêng biệt, việc áp dụng cũng chưa quy định rõ ràng Nhiều vấn đề, nội dungliên quan đến án lệ hình sự chưa được nghiên cứu, làm rõ Chẳng hạn như chưađưa ra được khái niệm án lệ hình sự, án lệ hình sự có những đặc điểm gì? Nộidung, nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự là gì? tại sao mới chỉ có 04
án lệ hình sự được tuyển chọn? Tại sao trong thực tiễn xét xử chưa có Tòa ánnào áp dụng án lệ hình sự số 01 (ALHS số 1 đã có hiệu lực pháp luật)? làm thếnào để xây dựng được nhiều án lệ hình sự, làm thế nào để áp dụng án lệ hình sự
có hiệu quả? Bên cạnh đó án lệ hình sự chưa đa dạng, chưa có tính phổ biến, xácđịnh phạm vi án lệ hình sự còn quá hẹp… Trả lời được tất cả những câu hỏi trên
sẽ là cơ sở để xây dựng và áp dụng án lệ hình sự một cách hiệu quả hơn
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hình sự.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trước yêu cầu cải cách tư pháp và thi hành Hiến pháp năm 2013, xây dựng
và áp dụng án lệ nói chung, án lệ hình sự nói riêng trong xét xử đang là nhiệm vụcấp thiết Bởi, án lệ được kỳ vọng sẽ khắc phục những khoảng trống của luật thànhvăn Song quyết định và bản án như thế nào thì trở thành án lệ hình sự, và án lệhình sự thì áp dụng nó như thế nào lại là vấn đề không đơn giản
Nhận thức được tầm quan trọng trên, mục đích nghiên cứu của luận án làlàm sáng tỏ những vấn đề lý luận về khái niệm án lệ, bản chất, đặc điểm của án
lệ hình sự; lý luận về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự; thực tiễn xây dựng và
áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam Trên cơ sở đó, đề xuất yêu cầu, giải phápnhằm nâng cao chất lượng xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam trongthời gian tới
Trang 92.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu là:
Thứ nhất, phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về án lệ hình sự (khái
niệm, bản chất, đặc điểm của án lệ hình sự); lý luận về xây dựng và áp dụng án
lệ hình sự
Thứ hai, đánh giá những thành tựu và hạn chế và nguyên nhân của những
thành tựu, hạn chế trong thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam
Thứ ba, đề xuất yêu cầu, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng xây
dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về án lệ hình sự; lý luận và thực tiễn xây dựng và ápdụng án lệ hình sự ở Việt Nam, giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ápdụng án lệ hình sự trong thời gian tới
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình
sự ở Việt Nam hiện nay
- Về thời gian:
Luận án nghiên cứu từ 2005 đến nay (Từ Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị, Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đến
nay)
Bên cạnh đó, để đảm bảo tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu,luận án có đề cập đến một số nội dung về án lệ, án lệ hình sự trước và sau mốcthời gian nói trên
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Luận án nghiên cứu trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước
Trang 10về nhà nước, pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền, về cải cách tư pháp, lýluận
Trang 11và lịch sử nhà nước và pháp luật, pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, thểhiện trong quá trình chỉ đạo cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp phân tích, phương pháp logic, phương pháp thống kêhình sự, phương pháp tổng hợp, phương pháp đối chiếu, phương pháp so sánh,phương pháp chứng minh, phương pháp khảo sát thực tiễn Ngoài ra, luận ánđược nghiên cứu trên cơ sở các chuyên ngành khoa học pháp lý như: Lịch sửpháp luật, lý luận về pháp luật, luật hình sự, tội phạm học, luật tố tụng hình sự,
xã hội học pháp luật Qua đó rút ra những kết luận, đề xuất phù hợp nhằm hoànthiện các quy định về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự
Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng trong chương 1 để phân loại vànghiên cứu nội dung các công trình khoa học trong và ngoài nước
Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện chương
2, chương 3 và chương 4 của luận án Ở chương 2, nghiên cứu sinh phân tích,xây dựng khái niệm án lệ hình sự, đặc điểm, vai trò, lý luận về xây dựng và ápdụng án lệ hình sự ở Việt Nam, kinh nghiệm xây dựng và áp dụng án lệ, án lệhình sự của các quốc gia trên thế giới Chương 3 phân tích thực trạng xây dựng
và áp dụng án lệ hình sự, chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhâncủa những thành tựu và hạn chế Chương 4 đề xuất những yêu cầu và giải phápnâng cao hiệu quả xây dựng và áp dụng án lệ hình sự phù hợp với tình hình thựctiễn của Việt Nam
Phương pháp phân tích chủ yếu dựa trên kết quả đã được thống kê, tổngkết Đây là một phương pháp phổ biến trong nghiên cứu nói chung và nghiêncứu pháp luật nói riêng, sẽ rất khó cho bất cứ nhà nghiên cứu nào khi nghiên cứukhông sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó Nghiên cứu về
án lệ hình sự là một vấn đề rộng có liên quan đến một số hệ thống pháp luật củarất nhiều nước trên thế giới Vì vậy, sử dụng phương pháp nghiên cứu phân
Trang 12tích
Trang 13đánh giá pháp luật dựa trên những nghiên cứu có sẵn để tìm hiểu về án lệ nóichung, án lệ hình sự nói riêng trong hệ thống pháp luật của mỗi nước thuộc hệthống Comon law và hệ thống Civil law là cần thiết Lý luận về án lệ nói chung,
lý luận về xây dựng án lệ hình sự, áp dụng án lệ hình sự nói riêng là một phần rấtquan trọng của Luận án Nội dung các chương thứ 2, 3 của luận án được dựa trên
cơ sở phân tích, giải thích và so sánh các học thuyết lý luận về án lệ, án lệ hình
sự, các án lệ cụ thể, các nguyên tắc áp dụng luật và các quy định pháp luật Cácquy định pháp luật được viện dẫn trong luận án là cơ sở pháp lý cho việc xâydựng, ban hành và áp dụng án lệ trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt Namhiện nay Khi nghiên cứu, luận án còn sử dụng các án lệ cụ thể, các tình huốngpháp luật Từ đó, đưa ra những phân tích, đánh giá thông qua ví dụ cụ thể hướngtới sự thuyết phục cao nhất đối với người đọc Việc nghiên cứu các án lệ cụ thể,tình huống pháp luật phải được hỗ trợ bởi việc giải thích, phân tích các nội dungđưa ra trong luận án theo một xu hướng gắn kết phù hợp với nhau
Phương pháp miêu tả được sử dụng để miêu tả sơ lược về hệ thống Tòa ánViệt Nam Trong các đề tài nghiên cứu về án lệ, phương pháp miêu tả khôngphải là phương pháp thường xuyên được sử dụng Tuy nhiên, trong nội dungnghiên cứu của luận án, việc sử dụng phương pháp miêu tả là cần thiết nhằm giớithiệu sơ lược về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án Việt Nam Để hiểu vànắm rõ được những vấn đề cốt lõi cơ bản của án lệ thì phải hiểu biết về tổ chức
và hoạt động của hệ thống Tòa án một hệ thống pháp luật cụ thể, thông qua đó,thấy rõ được lý luận và thực tiễn trong hệ thống pháp luật của quốc gia đó.Ngoài ra, phương pháp miêu tả còn được sử dụng để giới thiệu về việc công bốbản án trong hệ thống pháp luật thuộc giới hạn nghiên cứu của đề tài
Phương pháp so sánh: Thông thường phương pháp so sánh được sử dụngtrong rất nhiều các nghiên cứu pháp luật Phương pháp so sánh được áp dụng khibàn về khía cạnh lý luận và khía cạnh thực tiễn của các học thuyết về án lệ trong
hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới Phương pháp so sánh áp dụngtrong luận án để hướng tới mục đích sau:
Trang 14Một là, nghiên cứu học thuyết án lệ (doctrine of precedent) trong các hệ
thống pháp luật nói trên, phương pháp so sánh sẽ giúp tác giả đưa ra những đánhgiá tốt hơn về án lệ trong từng hệ thống pháp luật cụ Án lệ với tư cách là mộtnguồn luật được tạo ra bởi các quyết định, bản án của các Thẩm phán Vì vậy,những án lệ được viện dẫn trong luận án, có nội dung không giống nhau, nhưng
có thể vẫn được sử dụng so sánh với nhau giữa các hệ thống pháp luật với điềukiện những án lệ đó phải thích hợp cho ví dụ về thực tiễn sử dụng án lệ của Tòa
án các nước trong việc xây dựng án lệ, áp dụng án lệ hay hủy bỏ án lệ
Hai là, việc sử dụng phương pháp so sánh trong luận án hướng tới mục
đích quan trọng đó là nhằm tìm ra những giải pháp phát triển và sử dụng án lệnói chung và án lệ hình sự nói riêng ở Việt Nam hiện nay Nhiều nội dungnghiên cứu sinh so sánh những khía cạnh về án lệ của hệ thống pháp luật này vớicác hệ thống pháp luật khác Trong chương 2 của luận án, phương pháp so sánh
sử dụng để so sánh lý luận về án lệ ở một số nước trên thế giới Trong phần tiếptheo của luận án, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh về sự khác nhautrong thực tiễn áp dụng án lệ giữa pháp luật của các nước với nhau Từ đó, điđến kết luận chung về những nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ của cácnước
Ba là, trên cơ sở sử dụng phương pháp so sánh, luận án đưa ra những kiến
nghị để Việt Nam tiếp nhận hợp lý về việc xây dựng và áp dụng án lệ hình sựcủa các nước trên thế giới, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả việc xây dựng và
áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tíchtài liệu bản án, quyết định giám đốc thẩm của hệ thống Tòa án nhằm thu thập,tổng hợp số liệu Bên cạnh đó nghiên cứu sinh còn sử dụng phương pháp khảosát, thống kê, phân tích để nghiên cứu việc triển khai, áp dụng án lệ của các tỉnh,thành phố trong cả nước để chứng minh cho các luận giải của mình
Trang 155 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, xây dựng khái niệm, phân tích nội hàm, bản chất, đặc điểm của
án lệ hình sự, từ đó đề xuất các tiêu chí để có cơ sở xây dựng ALHS cũng như đềxuất tuyển chọn
Thứ hai, luận án phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc nguyên
tắc xây dựng và áp dụng án lệ hình sự trong hoạt động xét xử, từ đó đề xuất quytrình tuyển chọn, tính chất bắt buộc trong áp dụng ALHS
Thứ ba, thông qua việc phân tích thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của
những thành tựu, hạn chế trong xây dựng và áp dụng án lệ hình sự, luận án làm
rõ thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam kể từ khi án lệ hình
sự đầu tiên được công bố
Thứ tư, trên cơ sở những yêu cầu đặt ra, luận án mạnh dạn đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ởViệt Nam trong thời gian tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án khắc phục sự thiếu vắng những công trình khoa học nghiên cứu
về án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay
Luận án là công trình đầu tiên và duy nhất tại thời điểm hiện nay nghiêncứu về án lệ hình sự ở Việt Nam, góp phần bổ sung lý luận về án lệ hình sự, lýluận về xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam
Luận án xây dựng và làm rõ một số vấn đề lý luận về án lệ hình sự như:Xây dựng khái niệm, phân tích nội hàm, bản chất, đặc điểm của án lệ hình sự.Đồng thời phân tích làm rõ khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc nguyên tắc xâydựng và áp dụng án lệ hình sự trong hoạt động xét xử
Những đóng góp trên sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện lý luận về án lệhình sự, xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay Là cơ sở để cácnghiên cứu tiếp theo có thể kế thừa và phát triển lý luận về xây dựng và áp dụng
Trang 16án lệ hình sự ở Việt Nam Mở ra hướng nghiên cứu về án lệ hình sự trong các chế định cụ thể của pháp luật hình sự
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho hệ thống Tòa
án Việt Nam tiếp tục triển khai xây dựng và áp dụng án lệ hình sự
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về luật, hành nghềluật…Đặc biệt, các cơ sở đào tạo có thể tham khảo trong việc xây dựng chươngtrình, giáo trình đào tạo đại học, đào tạo Nghiệp vụ xét xử
- Là tài liệu để các cá nhân, tổ chức quan tâm nghiên cứu, gợi mở một sốhướng nghiên cứu về án lệ trong các lĩnh vực khác (nghiên cứu án lệ dân sự, án
lệ hành chính…) Đặc biệt có thể mở ra hướng nghiên cứu chuyên sâu về án lệdân sự đang là yêu cầu cấp bách hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung của luận án gồm 04 chương, 10 tiết
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cầntiếp tục nghiên cứu về án lệ hình sự
Chương 2: Những vấn đề lý luận về án lệ hình sự, xây dựng và áp dụng án
lệ hình sự
Chương 3: Thực tiễn xây dựng và áp dụng án lệ hình sự ở Việt Nam Chương 4: Yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và ápdụng án lệ hình sự ở Việt Nam
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VỀ ÁN LỆ HÌNH SỰ
Việc nghiên cứu sinh thực hiện tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài “Án lệ hình sự ở Việt Nam hiện nay” là một phần quan trọng trong quá
trình nghiên cứu Luận án Mục tiêu chính là khái quát được tình hình nghiên cứu,luận giải các vấn đề có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, qua đó thấy đượcnhững nội dung mà các nhà nghiên cứu đi trước đã làm rõ, chỉ ra khoảng trốngtrong lĩnh vực này chưa được nghiên cứu, cần được nghiên cứu làm rõ
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của án lệ
Cuốn sách Precedent In law (Tạm dịch: Án lệ trong pháp luật), của Gernald
J.Postema [99, p.p.10 - 15] đã đề cập đến vai trò quan trọng của án lệ trong hệthống pháp luật Án lệ được ví như là mạch máu của hệ thống pháp luật “lifeblood of a legal system”
Gernald J.Postema phân tích quan điểm của Thomas Hobbes (1588 1679) (Học giả tiêu biểu của chủ nghĩa pháp luật thực chứng ở Anh) về án lệ.Gernald J.Postema cho rằng: Mặc dù Hobbes không trực tiếp đề cập đến kháiniệm án lệ nhưng trong lý luận của ông đã cung cấp những cơ sở nổi bật cho chủnghĩa pháp luật thực chứng phân tích lý luận về án lệ Theo đó, toàn thể phápluật là những mệnh lệnh, quyền ban hành pháp luật phụ thuộc vào chủ quyền tốicao của nhà nước, nhưng quyền này có thể ủy quyền cho cơ quan xét xử nhờ đó
-mà Thẩm phán có quyền ban hành pháp luật và pháp luật này có tính quyền lực.Khi một trường hợp nào đó chưa có luật do cơ quan quyền lực ban hành theo sựđồng thuận chung thì mỗi Thẩm phán sẽ được phép tạo ra luật trong hoạt độngxét xử những vụ việc cụ thể Bằng cách này, chính các Thẩm phán đã bắt chước
Trang 18chủ quyền nhà nước Thẩm phán sáng tạo ra những quy định pháp luật mớithông qua những lập luận của riêng họ trong những vụ án cụ thể Luật do Thẩmphán tạo ra có quyền uy và mệnh lệnh tương tự như những mệnh lệnh của cơquan lập pháp tối cao của nhà nước tạo ra
Cuốn sách Introduction, quoted by J.A.G Pacock in The Ancient Constitution And the Feudal Law (Tạm dịch: Giới thiệu, trích dẫn bởi J.A.G.
Pacock trong Hiến pháp cổ đại và Luật phong kiến) của Sir John Davies [112,p.p.3-32] đã đề cập đến khái niệm “án lệ” Án lệ bắt nguồn từ khái niệm thôngluật là gì? Thông luật của nước Anh chỉ là những tập quán chung của Vươngquốc Anh trong đó, luật pháp chứa đựng những qui tắc xử sự chung
Cuốn sách Institutes, I, Sec.138 quoted by Gerald J.Postema, Some Roots
Of our Nation Of Precedent, In “Precedent In Law” (Tạm dịch: Nguồn gốc của án
lệ, trích trong “án lệ trong pháp luật” của Coke [93] đã cho rằng, không giống nhưluật thành văn, thông luật ở nước Anh là kết quả từ quá trình lập luận của Thẩmphán trên cơ sở các kinh nghiệm tích lũy từ hoạt động xét xử Coke đã nhấnmạnh sự thông thái của các Thẩm phán và nghiên cứu sinh coi họ như nhữngngười đã xuất sắc sáng tạo ra pháp luật trong xét xử Công trình nhấn mạnh: “sựhợp lý là sự sống của pháp luật” “reason is the life of the law” [93, p.19]
Cuốn sách Commentaries (13 th ed) on the Law of England (Tạm dịch:
Bình luận về pháp luật của nước Anh) của Blackstone [89, p.p.88-89] đã đề cậpđến những quan điểm chủ đạo về pháp luật Pháp luật là những nguyên tắcchung và tập quán chung Chính những Thẩm phán là những người có sự hiểubiết sâu rộng để nhận ra pháp luật là gì Sự hiểu biết sâu rộng của các Thẩmphán xuất phát từ tính năng động sáng tạo và những kinh nghiệm xét xử vàkinh nghiệm sống của chính Thẩm phán đó Công trình nhấn mạnh sự hiểu biếtsâu rộng của Thẩm phán, chính những Thẩm phán đó đã tạo ra pháp luậttrong lịch sử của thông luật Theo đó, khái niệm truyền thống về án lệ đượchiểu như sau:
Thứ nhất, án lệ là những quyết định đã được tuyên bởi Tòa án có thẩm
Trang 19quyền Đó chính là những quyết định của Thẩm phán
Trang 20Thứ hai, án lệ không phải là các quy phạm pháp luật nhưng án lệ làm sáng
tỏ những câu hỏi về pháp luật Án lệ đóng vai trò là phương tiện để Thẩm phángiải quyết vụ việc tương tự xảy ra sau Thẩm phán có thể dựa vào các án lệ trướcđây để đưa ra lý do cho quyết định trong vụ việc hiện tại
Như vậy, khái niệm truyền thống về án lệ đã đòi hỏi về tính uy quyền của
án lệ nhưng không giải thích vì sao án lệ có giá trị bắt buộc đối với các vụ việcnảy sinh sau
Cuốn sách “Interpreting Precedents” (Tạm dịch: Giải thích các án lệ) củahai tác giả D.Neil Mac Cormick, Robert S.Summer [94] đã nêu khái niệm án lệ
như sau: “Án lệ là các quyết định trước được sử dụng làm khuôn mẫu cho các vụ việc tương tự về sau” Nghiên cứu sinh cho rằng, đây là khái niệm bao trùm, khái
quát, phù hợp cả truyền thống pháp luật common law và civil law
Cuốn sách Jurisprudence Theory and context (Tạm dịch: Lý thuyết và
thực tiễn tư pháp) của Brian Bix [91, p.p 57 - 60] đã phân tích quan điểm củaJeremy Bentham (1748 - 1832) Jeremy Bentham là một trong những nhà luậthọc đã có đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển của luật thành văn ở nước
Anh Tính hai mặt trong quan điểm của Bentham thể hiện: Một mặt, Bentham
đòi hỏi việc ban hành pháp luật phải được thực hiện bởi cơ quan lập pháp Hìnhthức của pháp luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật Bentham cho rằngvai trò của pháp luật là tạo lập những quy tắc ứng xử sự ổn định của những
nguyên tắc được thừa nhận công khai Mặt khác, Bentham còn bày tỏ quan điểm
rất thất vọng vì sự tản mạn thiếu tính hệ thống của thông luật vì nó được thể hiệntản mạn thông qua hệ thống những án lệ của Tòa án
Để làm rõ hơn những quan điểm của trường phái pháp luật thực chứng,công trình đã đề cập đến quan điểm của H.L.A.Hart (1907 - 1992), ông đượcxem là một trong những đại diện của trường phái pháp luật thực chứng Hart đãđưa ra kết luận rằng, các Thẩm phán phải sử dụng quyền tự mình cân nhắc, đểsáng tạo ra một quy định pháp luật, là một điều không thể tránh khỏi, bởi cácquy định pháp luật thành văn còn chưa rõ ràng và còn bỏ ngỏ những nội hàm
Trang 21khái
Trang 22niệm của điều luật Hart cũng cho rằng việc tạo ra pháp luật của cơ quan tư pháptrong một giới hạn vừa phải là một điều tốt, nó tạo ra tính mềm dẻo trong ápdụng pháp luật
Cuốn sách The Rule of Precedent (Tạm dịch: Vai trò của án lệ) của
Theodore M.Benditt [113, p.90] đã giải thích lý do tại sao các Thẩm phán lại ápdụng án lệ trong xét xử Nếu Thẩm phán ra các quyết định không giống vớiquyết định trong án lệ của vụ án tương tự đã được xét xử thì Thẩm phán đó phảinêu được lý do quyết định của mình Yêu cầu về tính nhất quán trong áp dụngpháp luật với mỗi chủ thể ra các quyết định phải được bảo đảm Tuy nhiên, trongpháp luật, án lệ đòi hỏi tính thể chế, không chỉ đơn thuần một cá nhân Thẩmphán Tính nhất quán trong áp dụng án lệ đòi hỏi Thẩm phán khác phải ra cácquyết định giống nhau khi giải quyết các vụ án có tính chất tương tự nhau Đểthực hiện tốt yêu cầu trên, cần bảo đảm rất nhiều yếu tố liên quan Đây cũng làvấn đề mà Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn nghiên cứu và hoàn thiện
Cuốn sách Precedent in the Federal Republic of Germany, in
“Interpreting Precedents A Comparative Study” (Tạm dịch: Án lệ của Cộng hòaLiên bang Đức, trong “giải thích án lệ một nghiên cứu so sánh) của Alexy,Robert and Ralf Dreier [85] đã trình bày quan điểm của Friedrich Carl vonSavigny (1779 - 1861) về các loại nguồn của pháp luật, trong đó có đề cập tớivai trò hệ thống các quyết định, phán quyết của Tòa án đã có ảnh hưởng tới sựphát triển của pháp luật ở Đức và một số nước Civil law khác trong thế kỷ thứXIX và XX Cho đến nay, quan điểm của Savigny về vai trò của án lệ vẫn cònnhững giá trị lý luận và thực tiễn trong việc giải thích về vai trò của án lệ trong
hệ thống pháp luật Đức Trong cuốn sách nổi tiếng của Savigny “nhiệm vụ trongthời đại của chúng ta với lập pháp và luật học”, ông đã đưa ra một hệ thống lýluận trong đó những vấn đề về án lệ và việc Thẩm phán sáng tạo pháp luật đãđược tranh luận trong một thời gian dài Tâm điểm nội dung quan điểm của
Savigny về án lệ là: Thứ nhất, pháp luật có thể được hình thành bởi sự thừa nhận chung của cả cộng đồng; Thứ hai, Savigny quan niệm rằng không chỉ có nghị
Trang 23viện (cơ quan lập pháp) mà những Thẩm phán cũng có quyền đại diện cho nhândân để tạo ra pháp luật Để đơn giản hóa luật do Thẩm phán tạo ra từ các án lệSavigny gọi là luật thực hành, luật thực tiễn
Savigny và các học trò của ông theo trường phái lịch sử pháp luật đãnghiên cứu những vấn đề lý luận về án lệ trong đó, ủng hộ việc Thẩm phán cóquyền sáng tạo pháp luật phù hợp với bối cảnh của Đức trong thế kỷ thứ XIX và
XX Hệ thống những quan điểm này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới khoa học Luậthọc ở Đức
Cuốn sách French Legal Method (Tạm dịch: Phương pháp luật của Pháp)
của nhà luật học người Pháp, Eva Steiner [97, p.76] Eva Steiner đã xoay quanh
sự tranh luận về việc thừa nhận án lệ ở Pháp Eva Steiner cho rằng việc tìm hiểuliệu rằng án lệ ở Pháp có phải là một nguồn luật hay không là một chủ đề khôngthể thiếu trong các nghiên cứu luật học, nó đồng nghĩa với các vấn đề đặt ra từ
sự thừa nhận luật được hình thành trên cơ sở án lệ “case-law” ở Pháp Thế nào làmối quan hệ giữa luật do cơ quan lập pháp ban hành và sự sáng tạo luật bởiThẩm phán trong hệ thống pháp luật ở Pháp Eva Steiner đã đặt vấn đề, liệu rằng
có giới hạn nào cho việc Thẩm phán làm luật Lý luận của Eva Steiner về án lệ
nhấn mạnh ở một số vấn đề như; Thứ nhất, vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật Pháp; Thứ hai, yếu tố tạo ra tính thuyết phục của án lệ, mối quan hệ giữa án
lệ và luật thành văn; Thứ ba, tính hợp pháp của án lệ.
Như vậy, theo học thuyết về phân chia quyền lực ở Pháp, xét về khía cạnh
vị trí của án lệ trong pháp luật Pháp, Thẩm phán không có quyền ban hành phápluật, nếu Thẩm phán thực hiện quyền này thì đã xâm phạm đến quyền lực của cơquan lập pháp
Eva Steiner cho rằng có một số yếu tố tạo ra mức độ hiệu lực đối với án lệnhư: Tính thứ bậc của Tòa án đã tuyên bản án; sự tách khỏi hướng xét xử các vụviệc trước đó; sự tuyên bố của nguyên tắc chung áp dụng liên quan đến hàng loạtcác án lệ trước đó được viện dẫn bởi Tòa án đã đưa ra quyết định được coi là án
lệ Theo Eva Steiner, quan điểm chủ đạo về mối quan hệ giữa án lệ và luật do cơ
Trang 24quan lập pháp ban hành thì luật do cơ quan lập pháp ban hành sẽ có hiệu lực caohơn Tuy nhiên, chúng ta nên có cái nhìn biện chứng về mối quan hệ này Haidạng nguồn luật này trong hệ thống pháp luật sẽ hỗ trợ nhau trong mỗi lĩnh vựcpháp luật [97, p.76]
Ngoài những quan điểm lý luận của Eva Steiner về án lệ, có một số côngtrình ở Pháp đã phân chia án lệ thành hai loại: Án lệ là giải pháp cho một vấn đề
cụ thể và án lệ của việc giải thích pháp luật
1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về tiêu chí, đặc điểm, nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ
Bài viết “Chế độ liên quan đến án lệ của Hàn Quốc” của Yoonmin Rahđược trình bày tại Hội thảo về án lệ được tổ chức tại Đà Nẵng năm 2015, khẳngđịnh: Hàn Quốc là một quốc gia thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa Về nguyêntắc, luật thành văn là nguồn luật nhưng ngoài luật thành văn, án lệ có được coi lànguồn luật hay không Điều này có nghĩa là vấn đề án lệ có hiệu lực pháp lý bắtbuộc đối với những vụ án tương tự sau này hay không đang được bàn luận theohướng học thuật tại Hàn Quốc
Về vấn đề án lệ có phải là nguồn luật hay không thì theo bài viết, tại HànQuốc cũng có hai trường phái khác nhau Thuyết khẳng định cho rằng, án lệđược đặt tương đương với thông luật nên có thể coi là nguồn luật Nhưng vẫntheo Thuyết này, có ý kiến lại cho rằng, án lệ tương đương với nguồn luật là do
nó có chức năng hình thành nên luật, bổ sung những điểm còn thiếu sót của luậtthành văn, có ý kiến cho rằng phán quyết của Tòa án cấp dưới trái với án lệ thìkhả năng bị hủy án sẽ rất cao do vậy án lệ có thể xem là nguồn luật vì có sức ảnhhưởng mạnh mẽ đến Tòa án cấp dưới về mặt thực tế Thuyết phủ định có quanđiểm trái ngược, họ cho rằng án lệ không phải là nguồn luật là bởi vì, án lệ cóhiệu lực bắt buộc trên thực tế đối với những vụ án tương tự nhưng nó cũng chỉ làkết quả của việc áp dụng luật đối với vụ án cụ thể và không thể coi án lệ là luật.Điều 8 Luật tổ chức Tòa án Hàn Quốc quy định “Nhận định trong xét xử củaTòa án cấp trên sẽ ràng buộc cấp dưới đối với vụ án đó” Điều này có nghĩa
Trang 25án lệ
Trang 26không có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các vụ án tương tự và đây cũng là căn
cứ để phủ nhận tính chất nguồn luật của án lệ Việc có công nhận tính chất nguồnluật của án lệ hay không là một vấn đề quan trọng Song cả hai ý kiến đều không
có sự khác biệt ở điểm cho rằng án lệ dù là hình thức như thế nào chăng nữa đều
có hiệu lực bắt buộc Ở Hàn Quốc rất khó để coi án lệ có hiệu lực pháp lý bắtbuộc như luật thành văn Tuy nhiên trong thực tiễn án lệ, đặc biệt là án lệ củaTòa án tối cao có hiệu lực bắt buộc mạnh mẽ đối với Tòa án cấp dưới Do vậy
ở Hàn Quốc, quan điểm chung của các nhà làm luật là, khi xét xử vụ án tương tựvới vụ việc của án lệ, trước khi áp dụng theo kết luận của án lệ, Thẩm phán phảikiểm tra, xem xét một cách đầy đủ xem vụ án có cùng phạm trù với vụ việc của
án lệ hay không, án lệ có phù hợp với thực trạng xã hội hiện tại hay không
Bên cạnh đó, công trình còn nhấn mạnh: Ở Hàn Quốc, phán quyết của tất
cả các Tòa án cũng được gọi là án lệ Bản thân phán quyết của vụ án đặc thù nào
đó cũng được gọi là án lệ, các phán quyết được tập hợp về các vụ án tương tựcũng được gọi là án lệ Đôi khi chỉ những ý kiến, lập luận mang tính luật phápcủa Tòa án được đúc rút trong phán quyết cũng được gọi là án lệ Thông thường
ở Hàn Quốc thuật ngữ án lệ mang ý nghĩa là những phán quyết của Tòa án tốicao (cơ quan xét xử cao nhất) của Tòa án Hàn Quốc
Cuốn sách “Interpreting Precedents - A comparative study” (Tạm dịchGiải thích các án lệ - nghiên cứu so sánh) của D.Neil Mac Cormick (1997) [94]
đã xây dựng khung lý thuyết cơ bản về án lệ, phân tích thực tiễn xây dựng và ápdụng án lệ ở một số quốc gia lớn trên thế giới như: Đức, Phần Lan, Pháp, Italy,
Na Uy, Hà Lan, Tây Ban Nha…Trong đó, đã chỉ ra những tiêu chí, nguyên tắc
cơ bản xây dựng và áp dụng án lệ
Cuốn sách “Judicial Reasoning and The doctrine of Precedent in Autralia”(Lập luận tư pháp và nguyên tắc án lệ ở Úc) của tác giả Alastair MacAdam vàJohn Pyke (1998) [86] đã phân tích đặc điểm xây dựng và áp dụng án lệ ở cácnước common law Trong đó, tập trung vào một số vấn đề như: Cách thức xácđịnh và phân biệt giữa phần ratio decidendi (lý do ra quyết định) và phần obiter
Trang 271.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm
và lịch sử ra đời của án lệ
Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ Triển khai án lệ vào công tác xét
xử của Tòa án Việt Nam của Trương Hòa Bình - Chánh án Tòa án nhân dân Tối
cao (Chủ nhiệm, 2012) đã tập trung nghiên cứu lý luận về việc xây dựng và ápdụng án lệ, khái quát đặc điểm của án lệ Công trình khái quát lịch sử ra đời và
áp dụng án lệ của một số nước trên thế giới như Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,
án lệ ở Úc, Anh, Nhật Bản; chỉ ra vai trò của án lệ trong hoạt động xét xử củaTòa án Nhân dân và thực trạng sử dụng “án lệ” trong công tác xét xử các vụ ándân sự và hình sự tại Tòa án Việt Nam
Về cách thức xây dựng và công bố án lệ, công trình đã khái quát ý nghĩacủa việc xây dựng và công bố án lệ, chỉ ra thực trạng ban hành và công bố cácquyết định giám đốc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao ở Việt Nam trong thờigian qua Theo đó, các quy định pháp luật tố tụng Việt Nam thì việc xét xử các
vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và hành chính ở ViệtNam được tiến hành một cách công khai trừ một số trường hợp ngoại lệ nhấtđịnh Tuy nhiên, đối với các bản án, quyết định của Tòa án đã được xét xử thìpháp luật lại không quy định buộc phải công khai cho toàn bộ mọi người biết
Trang 28Công trình nhấn mạnh, ở các nước có nền tư pháp phát triển như Canada,Pháp, Nhật Bản, Úc, Anh hay Mỹ, bản án, quyết định của Tòa án dù ở cấp xét xửnào cũng được đăng tải công khai, mọi người dân đều có quyền tra cứu, nghiêncứu và xem xét các phán quyết của Tòa án đã xử thì ở Việt Nam việc công bốcông khai các bản án, quyết định xét xử của Tòa án còn hạn chế Chỉ có các chủthể có liên quan đến việc giải quyết và phán quyết của Tòa án mới được Tòa ángửi bản án
Công trình cho rằng, ở Việt Nam chưa có án lệ nhưng hình thái ban đầu của
án lệ đã xuất hiện khá lâu, đó là trong các báo cáo tham luận của các Tòa chuyêntrách thuộc Tòa án Nhân dân Tối cao, các báo cáo tổng kết và phương hướng hoạtđộng của hệ thống Tòa án Nhân dân hàng năm Trong đó, đều chỉ ra trường hợpsai sót, thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, định hướng cho các Thẩm phán
và TAND cấp dưới các ví dụ điển hình để thống nhất áp dụng khi xét xử
Để thống nhất áp dụng pháp luật, đề tài đã chỉ ra cần phải tổ chức cácbuổi tập huấn Trong các buổi tập huấn này, nhiều vấn đề vướng mắc trong thựctiễn xét xử về cách hiểu và áp dụng pháp luật, về đánh giá chứng cứ, về sự giảithích pháp luật cũng được đưa ra thảo luận, trao đổi nhằm tháo gỡ khó khăn vàthống nhất áp dụng trong hoạt động xét xử trên phạm vi từng tỉnh và quốc gia
Về thực trạng áp dụng “án lệ” trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa ánViệt Nam, công trình cũng khẳng định Việt Nam chưa thừa nhận án lệ là mộtnguồn của pháp luật nên trong thực tiễn xét xử tại Tòa án còn gặp nhiều khókhăn, thiếu thống nhất trong việc vận dụng án lệ vào xét xử Tuy nhiên, với việcđưa ra các vụ án điển hình trong báo cáo tổng kết hàng năm, Tòa án Nhân dânTối cao đã hướng dẫn đường lối xét xử cho các Tòa án cấp dưới rút kinh nghiệm
và thống nhất
Bài viết “Về án lệ của Việt Nam hiện nay” của Đặng Quang Phương,nguyên Phó Chánh án thường trực TANDTC [50], tại Tọa đàm tìm hiểu án lệcủa Nhật bản, được tổ chức tại trụ sở TANDTC Tác giả đã nêu khái quát quátrình nhận thức và áp dụng án lệ ở Việt Nam hiện nay Theo tác giả kể từ khi có
Trang 29Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn
Trang 30thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, xácđịnh thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng, cụ thể hóa quyđịnh của Hiến pháp Tiếp theo, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định Tòa án nhân dân
tối cao có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, pháttriển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm Trên cơ sở đó ngày 31 tháng 10năm 2012 đã ban hành Quyết định số 74/QĐ-TANDTC phê duyệt đề án pháttriển án lệ Đến ngày 24 tháng 11 năm 2014, Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua luật số 62/2014/QH13 “Luật Tổ chứcTòa án nhân dân” Theo đó Luật đã ghi nhận “Lựa chọn quyết định giám đốcthẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triểnthành án lệ đề các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” (điểm c khoản 2Điều 22, Luật Tổ chức TAND) Tiếp theo đó ngày 28 tháng 10 năm 2015, Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP Về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ Sau
đó Chánh án Tòa án TANDTC đã ban hành các quyết định số 220/QĐ-CA ngày
06 tháng 4 năm 2016 và quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016với 16 án lệ
Tác giả cũng đã nêu quan điểm cho rằng cần thiết phải thừa nhận án lệ ởViệt Nam Theo tác giả, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được cải thiện
cả về lượng và về chất, tuy nhiên vẫn chưa thể hoàn thiện ngay được Mặc dù,các văn bản pháp luật được ban hành càng ngày càng quy định cụ thể hơn, nhiềuđạo luật đã có hiệu lực thi hành, nhưng nhiều điều luật còn quy định khung haycòn chung chung cần phải chờ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản hướngdẫn thi hành Làm sao để khác phục được những vấn đề trên? Theo tác giả, án lệ
là phương thức mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng để hướng dẫn áp dụngthống nhất pháp luật, đưa ra đường lối xét xử thống nhất Tác giả đã nhận định:
Áp dụng án lệ ở Việt Nam là quy luật tất yếu, khách quan
Trang 31Bài viết đã khái quát quá trình hình thành và phát triển án lệ ở Việt Nam.Việt Nam phải xây dựng và áp dụng án lệ nhằm mục tiêu khắc phục những hạnchế của luật thành văn Đây là những luận điểm quan trọng, nghiên cứu sinh sẽ
kế thừa trong khi phân tích về vị trí, vai trò của ALHS đối với hoạt động xét xử
Bài viết “Nhận thức chung về án lệ, tầm quan trọng của án lệ trong côngtác xét xử, khái quát các trường phái án lệ trên thế giới” của Nguyễn Văn Cường(2009) [11], nhấn mạnh: Việc sử dụng án lệ trong công tác xét xử không còn làvấn đề mới Thực tế, việc áp dụng án lệ đã được thực hiện ở hầu hết các nướctrên thế giới Ở Việt Nam, mặc dù khái niệm án lệ còn ít được nhắc đến, nhưng
án lệ cũng đã được áp dụng trong thực tiễn xét xử Về cơ bản, các nước đều dựatrên những nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật dân sự “Civil Law” Tuynhiên, cách sử dụng án lệ ở mỗi nước có những đặc trưng khác nhau, kể cảnhững nước trong cùng một hệ thống cũng có cách vận dụng khá uyển chuyển.Vai trò của án lệ ngày càng phát triển, kể cả những nước theo hệ thống luật dân
sự “Civil Law”, sự phân chia các hệ thống pháp luật án lệ “Common Law” vàdân sự “Civil Law” ngày càng mang tính tương đối, thậm chí, có nước vừa theo
hệ thống pháp luật án lệ “Common Law” và vừa theo hệ thống luật dân sự “CivilLaw”, như ở Tây Ban Nha, Mexico Dần dần, ranh giới sự phân biệt giữa cácnước theo hệ thống Common Law hay theo hệ thống Civil Law sẽ mất đi Bởi lẽ,
về mặt lý thuyết, nhiều nước không còn thừa nhận án lệ, nhưng thực tế vẫn sửdụng án lệ trong thực tiễn xét xử, để lấp những khoảng trống chưa có văn bảnpháp luật quy định Điều này, được lý giải một cách đơn giản, bởi vì nguyên tắc
áp dụng chung đối với bất kỳ một nền tư pháp nào, đó là việc áp dụng thốngnhất pháp luật Như vậy, việc áp dụng án lệ của các nước trên thế giới đã mangtính phổ biến và nhằm khỏa lấp những khiếm khuyết mà hệ thống luật thành văncòn hạn chế trong việc điều chỉnh các quan hệ trong thực tiễn áp dụng pháp luật
Bài viết “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam” của Dương Bích Ngọc và
Nguyễn Thị Thủy (2009) đã trình bày khái niệm án lệ “Án lệ là hệ thống các quy phạm và nguyên tắc được hình thành và áp dụng bởi các Thẩm phán trong
Trang 32quá trình xét xử và đưa ra phán quyết” [48, tr.37] Trên cơ sở đó, công trình đã
đề cập đến những đặc điểm của án lệ: Thứ nhất, án lệ do Thẩm phán tạo ra và để
giải quyết các vụ việc cụ thể Tuy nhiên, không phải bản án của bất cứ cấp Tòa
án nào cũng được coi là án lệ mà nó phải được thông qua một số trình tự, thủ tục
nhất định tùy theo quy định của mỗi quốc gia; Thứ hai, án lệ có tính khuôn mẫu,
điều này thể hiện ở việc khi bản án được công nhận là án lệ thì nó sẽ được lấylàm khuôn mẫu cho các vụ việc có tính chất tương tự và sẽ được sử dụng nhiều
lần; Thứ ba, án lệ có tính chất bắt buộc, có nghĩa là nếu bản án được đem ra sử
dụng cho vụ việc có tính chất tương tự, nhưng chỉ để tham khảo thì không đượccoi là án lệ mà bản án đó phải là khuôn mẫu buộc các Thẩm phán phải áp dụngđối với các vụ án tương tự sau này Như vậy ngoài việc đưa ra khái niệm về án lệthì bài viết cũng đã đưa ra được những đặc trưng chung của án lệ, tuy nhiên vấn
đề án lệ cụ thể trong từng lĩnh vực thì chưa được đề cập Trên cơ sở những đặctrưng chung về án lệ nêu trên, trong luận án, nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục phântích, làm rõ đặc trưng riêng biệt của ALHS
Bài viết nhấn mạnh: Đối với Việt Nam, việc áp dụng án lệ là cần thiết Án
lệ chính thức được coi là nguồn luật ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc (1858 1945) Vào giai đoạn này, án lệ đã được sưu tập và công bố, điển hình là Tập án
-lệ Bắc kì (năm 1927) và Trung kỳ (năm 1941) Đến khi nhà nước phong kiếnnửa thuộc địa ở Việt Nam sụp đổ, các tập án lệ cũng mất giá trị pháp lý Từ đóđến nay, án lệ không được coi là nguồn của pháp luật Việt Nam
Xây dựng án lệ cũng đồng nghĩa với việc Tòa án đang góp phần hoànthiện và phát triển luật thành văn trong tương lai Án lệ đóng vai trò quan trọngtrong xét xử Sử dụng án lệ sẽ đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập quốc
tế Bài viết đã dự báo khả năng áp dụng án lệ ở Việt Nam Cũng theo tác giả, án
lệ nên được áp dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tếcủa Việt Nam, không áp dụng rập khuôn, máy móc án lệ và các nguyên tắc sửdụng án lệ của bất kì nước nào, hơn thế nữa Việt Nam sẽ tận dụng được các ưuđiểm và hạn chế tối đa các nhược điểm của án lệ ở các nước đã áp dụng Trên
Trang 33thế
Trang 34giới có nhiều hệ thống pháp luật phát triển lâu đời, trong đó án lệ đã được sử dụnghàng trăm năm nay và liên tục được sửa đổi để ngày càng hoàn thiện để phù hợpvới thực tiễn Vì vậy, cần đưa án lệ vào áp dụng ở Việt Nam nhưng không nên ápdụng hoàn toàn theo hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào Bài viết cũng chorằng, hệ thống pháp luật Việt Nam có thể áp dụng các nguyên tắc sau khi áp dụng
án lệ cho hệ thống pháp luật: Thứ nhất, nguyên tắc Stare decisis, hai vụ việc với các tình tiết chính tương tự nhau sẽ phải có kết quả xét xử như nhau; thứ hai, án
lệ sử dụng phải có tính bắt buộc; thứ ba, Tòa án cấp dưới có nghĩa vụ phải áp dụng án lệ của Tòa án cấp trên; thứ tư, trong vụ kiện, các bên có thể viện dẫn nhiều án lệ; thứ năm, luật thành văn có giá trị cao hơn án lệ; thứ sáu, việc áp
dụng án lệ phải đảm bảo được tính chắc chắn và ổn định của pháp luật
Luận án Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Mỹ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam của Nguyễn Văn
Nam (2011) [46] tập trung nghiên cứu khía cạnh lý luận và thực tiễn áp dụng án
lệ, giới hạn trong bốn hệ thống pháp luật cụ thể Trong đó, hai hệ thống pháp luậtAnh, Mỹ được coi như những hệ thống pháp luật chính đại diện cho hệ thốngthông luật Hai hệ thống pháp luật nước ngoài khác cũng được đề cập nghiên cứutrong luận án là: Hệ thống pháp luật của nước Pháp và Đức đại diện cho truyềnthống dân luật Sự phân nhóm các hệ thống pháp luật khi tiếp cận dưới khía cạnh
về án lệ trong luận án dựa trên quan niệm chung về sự phân chia các hệ thốngpháp luật trong luật so sánh Do đó, luận án không đi sâu phân tích về thực tiễn
áp dụng án lệ nói chung, ALHS nói riêng trong thực tiễn Việt Nam
Công trình nghiên cứu các quan điểm lý luận về án lệ trong cả hai hệthống thông luật và luật dân sự thành văn Quan điểm lý luận về án lệ trong hệthống pháp luật các nước được chọn nghiên cứu trong đề tài (Anh, Mỹ, Pháp,Đức) sẽ được nghiên cứu tập trung ở các quan điểm lý luận mang tính truyềnthống về khía cạnh tính pháp lý của án lệ với tư cách là một nguồn luật Nhữngquan điểm lý luận này ít nhiều đã tác động đến thực tiễn của việc xây dựng và ápdụng án lệ trong hệ thống pháp luật các nước nói trên
Trang 35Về khía cạnh thực tiễn của án lệ, luận án chủ yếu tập trung phân tích sựthực hành về án lệ dưới góc độ chung, luận án không giới hạn tìm hiểu về án lệtrong một lĩnh vực pháp luật cụ thể trong bốn hệ thống pháp luật nước ngoài đãđược lựa chọn trong phạm vi nghiên cứu Để khái quát về khía cạnh thực tiễncủa án lệ trong các hệ thống pháp luật, một yêu cầu cần thiết là cần phải hiểu biếtkhái quát về tổ chức hệ thống Tòa án của các nước đó Ví dụ, luận án đã phântích thực tiễn về án lệ của Tòa án tối cao nước Mỹ, Tòa án Hiến pháp của nướcĐức Thực tiễn về án lệ trong các hệ thống pháp luật được nghiên cứu trong luận
án đã được phân tích và so sánh trên cơ sở xác định án lệ ở nước đó có tính chấtbắt buộc như luật hay chỉ có giá trị tham khảo, như là nguồn luật thứ yếu
Luận án không tập trung nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực, ngành luật
cụ thể nào trong pháp luật dưới khía cạnh án lệ Do đó, đôi khi trong luận ánnhững án lệ được đem ra minh họa so sánh, để minh họa về thực tiễn mà khôngcần đi sâu vào nội dung chi tiết của nó Về vai trò của án lệ đối với đào tạo nghềluật, luận án tập trung làm rõ vai trò của án lệ được sử dụng trong đào tạo luật ởbốn hệ thống pháp luật (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) Từ những nội dung đó, nghiêncứu của luận án đã đưa ra những kiến nghị đối với việc sử dụng án lệ trong đàotạo luật ở Việt Nam
Một trong những nội dung quan trọng của luận án là nhằm tìm ra nhữngkiến nghị đối với Việt Nam Tuy nhiên, luận án không chỉ đưa ra những kiếnnghị đơn thuần cho việc tạo lập và sử dụng án lệ ở Việt Nam Những kiến nghị
về việc thừa nhận và áp dụng án lệ đối với Việt Nam được đề xuất trên cơ sởnghiên cứu, phân tích, so sánh học thuyết về án lệ của những hệ thống pháp luậtđược nêu ra trong đề tài Luận án còn dành một phần để khái quát về hệ thốngTòa án Việt Nam, trong đó tập trung vào chức năng, hướng dẫn áp dụng thốngnhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử và vai trò phát triển án lệ củaTANDTC Luận án chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thựctiễn thừa nhận án lệ ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử Sự minh họa về thựctiễn áp dụng tiền lệ pháp ở Việt Nam được sử dụng trong luận án không giới hạn
Trang 36ở một lĩnh vực pháp luật cụ thể Tuy nhiên, qua nghiên cứu về thực tiễn thừanhận, xây dựng và áp dụng án lệ của các quốc gia trên thế giới, luận án đã phântích chỉ rõ những kinh nghiệm rất có giá trị đối với Việt Nam Đây là nội dung
mà nghiên cứu sinh sẽ tiếp tục làm rõ trong phần kinh nghiệm xây dựng và ápdụng ALHS của các quốc gia đối với Việt Nam trong luận án của mình
Bài viết “Quy định về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
2014 - nhìn từ góc độ bản chất của án lệ” của Đậu Công Hiệp và Hà Thị PhươngTrà [28] đã chỉ ra những hạn chế của quy định pháp luật liên quan đến hoạt độngxây dựng án lệ của Tòa án như: Thẩm quyền thông qua án lệ của TANDTCkhông làm thay đổi nội dung án lệ; pháp luật Việt Nam chưa có quy định chínhthức thẩm quyền giải thích pháp luật của Tòa án Bài viết đã chỉ ra những khókhăn trong việc đánh giá một bản án, quyết định mang tính chuẩn mực
Cuốn sách “Xã hội học pháp luật” của Võ Khánh Vinh [84] Ngoài việc
đưa ra phương pháp luận về nghiên cứu xã hội học pháp luật, những đặc điểm cơbản của xã hội học pháp luật của các nước trên thế giới, vai trò chức năng củapháp luật, chính sách pháp luật…Tác giả cũng làm rõ những vấn đề quan trọng
có liên quan như áp dụng pháp luật tiếp cận xã hội học, các chủ thể của hoạtđộng áp dụng pháp luật, các điều kiện áp dụng pháp luật, hoạt động thực tiễn củangười áp dụng pháp luật Cuốn sách là nguồn tài liệu quý cho nghiên cứu sinhtrong quá trình nghiên cứu về ALHS và trên cơ sở khoa học của cuốn sách cùngvới sự nghiên cứu thực tiễn xây dựng ALHS của các nước trên thế giới, từ đóđưa ra được những giải pháp thiết thực cho việc xây dựng và áp dụng ALHS ởViệt Nam hiện nay
Cuốn sách “Luật hình sự so sánh” của Hồ Sỹ Sơn (2018) [80] đã so sánh
pháp luật hình sự, thực tiễn xét xử hình sự và các học thuyết pháp lý hình sự củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp,Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Tây Ban Nha, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,Vương quốc Anh, Cộng hòa Thụy Sỹ, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa nhân dânTrung Hoa Bên cạnh đó tác giả cũng phân tích các chế định cơ bản thuộc phần
Trang 37chung BLHS như nguồn của luật hình sự; tội phạm; chủ thể của tội phạm; cácgiai đoạn thực hiện tội phạm; đồng phạm; hình phạt; các loại hình phạt; quyếtđịnh hình phạt được nghiên cứu một cách có hệ thống Đây là một tài liệu quantrọng để nghiên cứu sinh nghiên cứu hoàn thiện luận án của mình
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu về tiêu chí, quy trình lựa chọn, đặc điểm, nguyên tắc xây dựng và áp dụng án lệ
Bài viết “Án lệ Nhật Bản và một số vấn đề đặt ra khi đưa án lệ vào côngtác xét xử tại Tòa án Việt Nam” của Nguyễn Văn Cường (2009) [12]
Bài viết khẳng định, Nhật Bản là nước theo hệ thống pháp luật dân sựCivil Law Vì vậy, về nguyên tắc, những phán quyết của Tòa án cấp trên củaNhật Bản đã có hiệu lực pháp luật được coi là “án lệ”, nhưng không phải lànguồn luật Các Thẩm phán Tòa án cấp dưới không có nghĩa vụ phải chấp hànhtuân thủ bản án, quyết định của Tòa án cấp trên, tuy nhiên, trên thực tiễn xét xửthì vẫn có có sự ảnh hưởng rất lớn Thông thường, các bản án, quyết định củaTòa án Tối cao của Nhật Bản được Tòa án các cấp tuân thủ khi xét xử vụ án cụthể có tình tiết tương tự giống nhau và được trích dẫn những phán quyết đó trongphần nhận định
Trong vụ án có nội dung tương tự, đã có phán quyết của Tòa án cấp trên,nhưng Tòa án cấp dưới không tuân thủ theo đường lối giải quyết của Tòa cấptrên, khi có kháng cáo của bị cáo, đương sự thì sẽ thuộc thẩm quyền Tòa án cấptrên xem xét Khi xét xử, Tòa án cấp trên thấy rằng, Tòa án cấp dưới áp dụngkhông đúng văn bản pháp luật, không tuân thủ theo nhận định của bản án tương
tự trước đó của Tòa án cấp trên, thì Tòa cấp trên sẽ hủy bỏ bản án, quyết địnhcủa Tòa án cấp dưới, với lý do Tòa án cấp dưới áp dụng không đúng quy địnhcủa pháp luật Trong vụ án có nội dung tương tự và đã có phán quyết của Tòa áncấp trên, nhưng Tòa án cấp dưới không tuân thủ theo đường lối giải quyết củaTòa án cấp trên nhưng Tòa án cấp dưới chỉ ra rằng, bản án, quyết định của Tòa
án cấp trên vi phạm pháp luật, không phù hợp với thực tế, thì khi xem xét lại bản
án, quyết định này, Tòa án cấp trên không hủy bỏ bản án của Tòa án cấp dưới và
Trang 38bản án này có thể được xem như án lệ, thay thế cho án lệ trước (vì án lệ trước đómắc phải sai lầm nhất định trong việc áp dụng pháp luật)
Qua nghiên cứu áp dụng án lệ của một số nước trên thế giới, điểm hình là
án lệ Nhật Bản, chiếu theo hướng dẫn áp dụng của Hệ thống Tòa án Việt Nam,bài viết cho rằng để đưa án lệ vào công tác xét xử của Tòa án theo tinh thần cảicách tư pháp cần phải triển khai những vấn đề: Trước tiên, phải lựa chọn phương
án sử dụng án lệ cho phù hợp; thứ hai, phải xây dựng và hướng dẫn pháp luậtđưa án lệ vào công tác xét xử; thứ ba, cần duy trì sức mạnh của án lệ; thứ tư,công bố “án lệ” và những bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp; thứnăm, nâng cao ý thức của các Thẩm phán về việc tôn trọng án lệ; thứ sáu, tăngcường hiểu biết về án lệ của Kiểm sát viên và Luật sư
Bài viết “Án lệ của Tòa án tối cao - Kinh nghiệm của Pháp đối với sựphát triển án lệ tại Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân của ĐỗVăn Đại số 13 (2011) đã tập trung phân tích các nội dung chủ yếu về xây dựng
và áp dụng án lệ Bài viết đã so sánh án lệ ở Pháp với án lệ ở Việt Nam, trong
đó nhấn mạnh chức năng xây dựng, triển khai án lệ của Tòa án tối cao, đồngthời chỉ ra cách thức xây dựng và sử dụng án lệ của Tòa án tối cao
Bài viết “Bàn về tiêu chí, quy trình tuyển chọn án lệ” của Trần Văn Tuân(2015) [72, tr.25] đã bàn về tiêu chí quy trình tuyển chọn án lệ trên cơ sở củaLuật tổ chức TAND năm 2014 tại điểm c khoản 2 Điều 22 Hội đồng Thẩm phánTòa án Nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ vàcông bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử” Bài viết khẳngđịnh, việc áp dụng án lệ có mục đích và ý nghĩa, tác dụng quan trọng trong hoạtđộng của các Tòa án, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, bảo đảm áp dụng thốngnhất pháp luật.Trên cơ sở đó nghiên cứu sinh cũng chỉ ra khi xét xử các vụ ánngoài việc xem xét áp dụng các quy định pháp luật, các Thẩm phán còn phảinghiên cứu áp dụng án lệ trong các vụ án cụ thể để đưa ra phán quyết, quyết định
Trang 39đúng quy định của pháp luật phù hợp với bản án đã được lựa chọn là án lệ, nhưvậy mới đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử Việccông bố án lệ còn giúp người dân được tiếp cận với các bản án thể hiện tính côngkhai minh bạch trong hoạt động xét của Tòa án Qua đó, người dân có thể nhậnbiết được đường lối xét xử, dự báo kết quả của những vụ án tương tự có liênquan đến quyền và nghĩa vụ của họ
Bài viết ngoài việc khẳng định vai trò của án lệ cũng đã nêu lên những
tiêu chí tuyển chọn án lệ Thứ nhất, án lệ là những bản án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật; đặc biệt là những quyết định giám đốc thẩm của Hộiđồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các bản án của các Tòa án giảiquyết các vụ việc mà pháp luật chưa có quy định điều chỉnh hoặc tuy đã có quyđịnh, nhưng không rõ ràng, cụ thể, dẫn đến nhiều cách hiểu và áp dụng khác
nhau; thứ hai, bản án được chọn làm án lệ phải là bản án có tính chất điển hình,
mẫu mực về mọi mặt như tính chất, mức độ phức tạp, quan hệ pháp luật tranhchấp, mức độ ảnh hưởng đến tình hình an ninh xã hội và đặc biệt là bản án đó đãchỉ ra những nguyên tắc ứng xử để làm tiền đề hình thành nguyên tắc đường lốigiải quyết những vụ án tương tự góp phần giữ vững ổn định và phát triển đời
sống xã hội; thứ ba, bản án là án lệ phải là bản án được dư luận, nhân dân đồng
tính có tính khả thi và thuyết phục cao, bị cáo hoặc các đương sự tự nguyện thi
hành; thứ tư là ngoài các tiêu chí về nội dung thì bản án được chọn làm án lệ
cũng phải bảo đảm tiêu chí đạt chất lượng về mặt hình thức văn bản; kết cấu kỹthuật của bản án được lựa chọn làm án lệ phải là bản án được viết đúng mẫu vănbản do Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân nhân tối cao quy định đảmbảo rõ ràng lập luận chặt chẽ, logic, đặc biệt là đã chỉ dẫn ra được điều luật cần
áp dụng từ ngữ trong bản án phải dễ hiểu, khúc triết không có sai sót bổ sung
Về quy định tuyển chọn án lệ, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản quyđịnh cụ thể về quy trình ban hành án lệ, xây dựng cơ chế tuyển chọn án lệ, bảođảm nguyên tắc công khai dân chủ, minh bạch và khoa học để lựa chọn đượcnhững bản án thực sự mẫu mực làm án lệ Theo quy định tại điểm c khoản 2
Trang 40Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 thì các Tòa án, kể cả Tòa án nhân dâncấp huyện đều có thể được lựa chọn làm án lệ, nếu đáp ứng được các tiêu chí của
án lệ và việc lựa chọn án lệ phải được thực hiện thường xuyên định kỳ và được
tiến hành từ dưới lên Trên cơ sở đó, đề xuất quy trình chọn án lệ: Thứ nhất, đối
với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án Quân sựcấp tương đương, đồng chí Chánh án phải có nhiệm vụ 6 tháng một lần tổ chứctổng kết lựa chọn các bản án thuộc thẩm quyền có đủ các tiêu chí đưa ra Ủy banThẩm phán lựa chọn, lập danh sách đề xuất để Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao xem xét lựa chọn làm án lệ Việc lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắccông khai minh bạch theo đa số và trước khi Tòa án tỉnh gửi danh sách các bản
án trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải công bố trên cổng
thông tin điện tử của Tòa án và lấy ý kiến rộng rãi; thứ hai, đối với Tòa án nhân
dân cấp cao, trong thời hạn 6 tháng một lần, Chánh tòa các Tòa chuyên trách cónhiệm vụ căn cứ vào các tiêu chí của án lệ lựa chọn các bản án quyết định củacác Tòa chuyên trách để trình Chánh án đưa ra Ủy ban Thẩm phán Tòa án cấpcao xem xét, lựa chọn sau đó lập danh sách trình Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao lựa chọn làm án lệ; thứ ba, đối với Tòa án nhân dân tối cao,
nghiên cứu sinh cũng dẫn quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết, lựa chọn,tuyển chọn và ban hành án lệ Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành quyđịnh về các tiêu chí của án lệ và quy trình tuyển chọn án lệ
Bài viết “Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam” của
Chu Thành Quang đăng trên kỷ yếu Hội thảo Án lệ - lý luận, thực tiễn ở Việt Nam và một số nước được tổ chức tại Đại học Luật Hà Nội (2017) [51] đã phân
tích quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ tại Việt Nam, theo đó quy trìnhxây dựng và công bố án lệ gồm 07 bước Về nguyên tắc áp dụng án lệ dựa trêncăn cứ pháp lý Điều 8 của Nghị quyết số 03 Việc nghiên cứu, viện dẫn án lệ khixét xử là yêu cầu đối với Thẩm phán, Hội thẩm đã được quy định tại điểm ckhoản 2 Điều 22 của Luật tổ chức TAND năm 2014 Vì vậy, trừ khi Hội đồng