Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ứng dụng CNTT nhằmhướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ củamỗi cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và tron
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS BẾ TRUNG ANH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáocủa Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tình truyền thụ kiến thức và kinhnghiệm cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu trong hai năm qua
Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ và hướng dẫncủa các Thầy, Cô trong Học viện; bạn bè, người thân trong gia đình cùngvới sự giúp đỡ đồng nghiệp nơi em đang công tác
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo KhoaSau đại học đã tạo điều kiện, hết lòng chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành thủtục cho việc bảo vệ luận văn của mình
Đặc biệt, em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bế Trung Anh– Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, người đã tận tâm chỉ dẫn em trong suốt quá trình xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Đắk Lắk, ngày 30 tháng 3 năm
2017
Tác giả
Trần Ánh Hồng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi Các số liệu được xây dựng trong luận văn là trung thực, nguồn gốc chính xác
Tác giả
Trần Ánh Hồng
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… 1
Chương 1: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC……… 10
1.1 Khái niệm chung……… 10
1.1.1 Công nghệ thông tin……… 10
1.1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin……… 11
1.2 Vai trò, mục tiêu, nguyên tắc của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước ……… 15
1.2.1 Cơ quan nhà nước và hoạt động của cơ quan nhà nước 15
1.2.2 Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước…… 19
1.2.3 Mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước……… 20
1.2.4 Nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước……… 24
1.3 Các nội dung cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước………. 24
1.3.1 Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và đảm bảo an toàn an ninh thông tin 26
1.3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ giữa các cơ quan nhà nước……… 26
1.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp……… 27 1.3.4 Tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ tông tin trong
Trang 61.4 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
của một số bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương……… 32
1.4.1 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của
1.4.2 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động củamột số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 36
Tiêu kết chương 1……… 40 Chương 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG PẮC 42
2.1 Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện Krông Pắc 422.1.1 Hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông
Pắc……… 422.1.2 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện có tại Văn phòng Ủy
ban nhân dân huyện Krông Pắc 44
2.2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc hiện nay 472.2.1 Cơ sở pháp lý để xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án ứngdụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh 472.2.2 Các yếu tố tác động đến việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc 522.2.3 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ các
phòng, trung tâm trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện 532.2.4 Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân vàdoanh nghiệp 592.2.5 Hiện trạng về nguồn lực ứng dụng công nghệ thông tin 61
Trang 72.2.6 Hiện trạng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật……… 61
2.3 Đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc 62
2.3.1 Kết quả đạt được……… 62
2.3.2 Thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện 68
2.3.3 Khó khăn, hạn chế trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện và nguyên nhân……… 69
Tiểu kết chương 2……… 72
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN KRÔNG PẮC 74
3.1 Quan điểm của các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới 74
3.1.1 Quan điểm của các cấp về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước 74
3.1.2 Xu hướng phát triển của ứng dụng công nghệ thông tin trong thời gian tới… 77
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện Krông Pắc……… 79
3.2.1 Mục tiêu chung của các giải pháp……… 79
3.2.2 Giải pháp về môi trường, chính sách……… 80
3.2.3 Giải pháp về tài chính……… 82
Trang 83.2.4 Giải pháp về tổ chức thực hiện……… 83
3.3 Mối liên hệ giữa các giải pháp 91
3.4 Đề xuất, kiến nghị 93
Tiểu kết chương 3……… 95
KẾT LUẬN……… 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 98
Trang 9: Giám đốc công nghệ thông tin
- PPP : Hình thức đối tác công - tư
-THADS: Các đơn vị thuộc Bộ và các Cục Thi hành án dân sự
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông
Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng số lượng máy tính và kết nối mạng tại các xã,
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp 2013 16
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc 42Hình 2.2: Sơ đồ kết nối liên thông văn bản giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn
Hình 2.3: Sơ đồ kết nối liên thông giữa các cơ quan, đơn vị của tỉnh 58
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ thông tin (CNTT) ra đời đã và đang được ứng dụng rộngrãi trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự tăngtrưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách quản lý, họctập và làm việc của con người
Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ứng dụng CNTT nhằmhướng tới việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ củamỗi cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước và trong giao dịch của
cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân; hỗ trợ cải cách hành chính và bảođảm công khai, minh bạch Đặc biệt là trong giai đoạn II thực hiện chươngtrình tổng thể cải cách hành chính hiện nay, CNTT góp phần tự động hóa,đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo,phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ công trựctuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp, làm chohoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, nhằm phục vụ cho ngườidân và doanh nghiệp tốt hơn
Theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Chính phủphê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT vàtruyền thông", mục tiêu của việc ứng dụng CNTT là:
- Đến năm 2015: cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyếntới người dân và doanh nghiệp mức độ 2 và 3 (nhận mẫu hồ sơ trên mạng vàtrao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng); 80% doanh nghiệp và tổchức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinhdoanh; phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế; đẩy mạnhứng dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh
Trang 13Bước đầu ứng dụng CNTT để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hộiquan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm ứng dụng CNTT trong cáclĩnh vực: quản lý giao thông đô thị, công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm, dựbáo thời tiết….
- Đến năm 2020: Chính phủ điện tử Việt Nam thuộc loại khá trên thếgiới Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng củaLiên hiệp quốc về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử Hầu hết các dịch vụcông cơ bản được cung cấp trên mạng cho người dân và doanh nghiệp ởmức độ 4 (thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng) 100%các ngành công nghiệp then chốt của đất nước, các doanh nghiệp và tổchức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất kinh doanh
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhândân (UBND) huyện Krông Pắc đã hoàn thành một số chỉ tiêu cơ bản theođịnh hướng của Chính phủ về ứng dụng CNTT Nhìn chung, qua 7 năm(2008 - 2015) triển khai thực hiện ứng dụng CNTT theo định hướng củaChính phủ, Văn phòng UBND huyện Krông Pắc đã đạt một số kết quả nhấtđịnh: tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) được cấp thư điện tửđạt 90%, trong đó tỷ lệ CB,CC,VC sử dụng thư điện tử trong công việc đạtkhoảng 70%; hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ hội nghị trựctuyến giữa UBND huyện và UBND cấp xã trên địa bàn huyện đã được đầu
tư xây dựng, đủ điều kiện đưa vào hoạt động, phục vụ công tác chỉ đạo,điều hành của UBND huyện; phục vụ yêu cầu về cải cách hành chính, tăngcường tính công khai minh bạch trong phục vụ người dân và doanh nghiệp.Thời gian qua, Văn phòng UBND huyện Krông Pắc đã có nhiều kế hoạch,
dự án đầu tư cho ứng dụng CNTT
Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện Krông Pắc vẫn còn nhiều tồn tại, yếu k m
Trang 14Thứ nhất, UBND huyện chưa xây dựng và ban hành cơ chế đãi ngộ cho
CB,CC,VC làm chuyên trách về CNTT; trình độ CNTT của đội ngũ cán bộlãnh đạo còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu điều hành, chỉ đạo qua mạngnên gây ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT
Thứ hai, một số chỉ tiêu cơ bản ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước chưa đạt yêu cầu: phần mềm quản lý văn bản và điều
hành đã được triển khai nhưng hiệu quả sử dụng chưa đạt 100%; một số cơquan, đơn vị chưa thật sự quan tâm đến việc trao đổi thông tin, gửi nhậncác loại văn bản qua hệ thống thư điện tử; CB,CC,VC chưa xây dựng đượcthói quen trao đổi thông tin về chuyên môn nghiệp vụ thông qua môitrường mạng Công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trên thực tế vẫncòn nhiều hạn chế, rủi ro lớn
Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại hạn chế trên là do nhận thứccủa các cấp, các ngành về vai trò của CNTT chưa đầy đủ, việc ứng dụngCNTT một số đơn vị còn mang tính hình thức Đầu tư cho ứng dụng CNTT
đã được quan tâm nhưng chưa thỏa đáng, nhất là chưa được hỗ trợ củaTrung ương trong điều kiện ngân sách địa phương còn nhiều khó khăn
Xuất phát từ mong muốn có những luận cứ khoa học phù hợp đánh giáchính xác thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của Văn phòng UBNDhuyện Krông Pắc giai đoạn hiện nay, tôi chọn đề tài nghiên cứu n n n
r n t n làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời đại ngày nay, ngành CNTT có tốc độ phát triển nhanh, đóngvai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại trong tất cả các lĩnh vực:
Trang 153
Trang 16CNTT” với nhiều nội dung trên nhiều lĩnh vực khác nhau Đã có một số bàiviết chuyên đề trên các tạp chí, trên các trang website đề cập về việc ứngdụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước ở những góc độkhác nhau Dưới đây là một số công trình, tài liệu chính có liên quan đến đềtài mà học viên đã chọn để nghiên cứu:
- Sách “CNTT và truyền thông phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Bưu chính – Viễn thông biên soạn Cuốn sách
này cung cấp những kiến thức tổng quát về CNTT với những nội dung cơbản là: (1) CNTT và truyền thông – tình hình phát triển trên thế giới vàhiện trạng ở Việt Nam; (2) Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về ứng dụng, phát triển CNTT và truyền thông; (3) CNTT và truyềnthông đối với sự phát triển
- Bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử: những thách thức căn bản ”
(kỳ 2, tháng 2/2011) của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Minh và Thạc sỹ NguyễnBội Ngọc, Tạp chí CNTT và Truyền thông Bài viết chỉ ra 5 thách thứctrong việc xây dựng Chính phủ điện tử, gồm: (1) Khoảng cách số; (2)Chính phủ thường xem CNTT theo một cách tiền định; (3) Các nước đangphát triển mong muốn cung cấp các dịch vụ của Chính phủ điện tử nhưngthiếu các mức độ đầu tư cho tài nguyên quan trọng; (4) Năng lực xây dựngnền tri thức công nghệ và tri thức quản lý; (5) Hiểu biết về công nghệ vàcông dân trong điều kiện hướng ra môi trường bên ngoài
- Bài viết “7 bài học phát triển Chính phủ điện tử cho những nước đang phát triển” (kỳ 2, tháng 7/2011) của Thạc sỹ Nguyễn Thanh Minh và Thạc sỹ Nguyễn Bội Ngọc, Tạp chí CNTT và Truyền thông Bài viết đã nêu
và phân tích 7 bài học về phát triển Chính phủ điện tử ở các nước đang pháttriển, gồm: (1) Phát triển một kế hoạch chiến lược; (2) Thấu hiểu những nhucầu
Trang 17của người dân; (3) Sử dụng các thực tiễn để phát triển hệ thống đã thiết lậpphù hợp; (4) Kiến tạo ra một tổ chức học tập; (5) Phát triển cơ chế quản lýđiều hành ứng dụng CNTT hiệu quả; (6) Phát triển các năng lực ứng dụngCNTT; (7) Cung cấp một trải nghiệm an toàn cho khách viếng thăm trangweb.
- Sách trắng “CNTT và truyền thông Việt Nam năm 2014”, Ban Chỉ
đạo Chương trình quốc gia về CNTT và Bộ Thông tin – Truyền thông, Nhàxuất bản Thông tin và Truyền thông, 2014 Cuốn sách này cung cấp bứctranh toàn cảnh và xác thực về hiện trạng phát triển của ngành CNTT –truyền thông Việt Nam, phân tích vai trò của ngành CNTT – truyền thông
là hạ tầng để phát triển kinh tế xã hội, tình hình và định hướng của việcphát triển sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt Nam Trong đó cócác nội dung liên quan đến đề tài: (1) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhànước; (2) An toàn thông tin; (3) Nguồn nhân lực [1]
Trong danh mục các luận văn cao học ngành Hành chính công có một số đề tài sau:
- Luận văn Thạc sỹ của Dương Thế Dũng với đề tài “Hoàn thiện phương thức quản lý, điều hành của UBND cấp tỉnh bằng hệ thống thông tin điện tử - từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” (năm 2009);
- Luận văn Thạc sỹ của Võ Thái Bình với đề tài “Ứng dụng CNTT vào hoạt động cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính tỉnh Bến Tre thực trạng và giải pháp” (năm 2010).
Những đề tài khoa học trên đều có nội dung đề cập đến hoạt động ứngdụng CNTT và truyền thông vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước dưới
góc độ “CNTT là trang bị phương tiện cho các cơ quan nhà nước” Vì vậy,
tác giả luận văn này đã kế thừa, vận dụng để đi sâu phân tích, đánh giá nhữngyếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước Thông
Trang 18qua luận văn này, tôi sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá về hiệu quả sử dụngCNTT trong hoạt động của Văn phòng UBND huyện Krông Pắc, đồng thờikiến nghị các giải pháp khả thi để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt độngnày, từ đó có thể mở rộng phạm vi ứng dụng trong hoạt động của các cơquan nhà nước trên địa bàn huyện Krông Pắc, hướng tới mục tiêu xây dựngmôi trường làm việc điện tử giữa các cơ quan với nhau, tạo cho cán bộ côngchức có thói quen làm việc trong môi trường mạng và có sự trợ giúp của hệthống CNTT, thay thế văn bản giấy truyền thống; nâng cao năng suất laođộng của cán bộ, công chức, viên chức và giảm chi phí hoạt động của cơquan nhà nước.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu: Xây dựng luận cứ khoa học, lấy đó làm cơ sở
để đề xuất các giải pháp nhằm nhằm ứng dụng CNTT vào hoạt động củaVăn phòng UBND huyện Krông Pắc một cách có hiệu quả
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu lý thuyết về cơ quan nhà nước và hoạt động của cơ quannhà nước, CNTT; các chủ trương, chính sách, văn bản chỉ đạo của Đảng vànhà nước, UBND huyện Krông Pắc về việc ứng dụng CNTT trong các hoạtđộng của cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện
+ Phân tích, đánh giá tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động củaVăn phòng UBND huyện Krông Pắc trong giai đoạn 2011 – 2015 như: nộidung ứng dụng, cách thức ứng dụng; nguồn nhân lực, vật lực để thực hiện
+ Khảo sát thực trạng cơ sở hạ tầng CNTT tại Văn phòng UBND huyện Krông Pắc
+ Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn hạn chế vàcác yếu tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của Vănphòng UBND huyện Krông Pắc
Trang 19+ Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền những vấn đềliên quan đến việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nướcnhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Ứng dụng CNTT tại Văn phòng UBND huyện Krông Pắc
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
+ Thực trạng ứng dụng CNTT vào hoạt động của Văn phòng UBNDhuyện Krông Pắc trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 (Nghịđịnh 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh thì chỉ có Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân huyệnhoặc Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện (đối với nơi không thí điểm tổchức Hội đồng Nhân dân) Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốchội năm 2009, chỉ có 10 tỉnh, thành phố được thực hiện thí điểm không tổchức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường (trong đó không có tỉnh ĐắkLắk) Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 cũng đã thống nhất việctất cả các cấp chính quyền địa phương phải tổ chức Hội đồng Nhân dân.Vậy nên tên đề tài chính xác phải là “Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Ủyban Nhân dân huyện Krông Pắc” mới đúng với quy định hiện hành Tuynhiên, hàm ý ở đây chỉ là nghiên cứu ứng dụng CNTT trong hoạt động củaVăn phòng UBND Ngay trong phần 2.1 (chương 2) khi đưa sơ đồ tổ chứccủa UBND huyện Krông Pắc cũng đã có ghi đơn vị là Văn phòng Hội đồngNhân dân và UBND huyện)
+ Những yếu tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa Văn phòng UBND huyện Krông Pắc được nghiên cứu ở góc độ là một cơ
Trang 20quan nhà nước cấp huyện trong mối quan hệ với hệ thống cơ quan nhà nước trên địa bàn xã và với tỉnh.
+ Về phạm vi các kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả củaviệc ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước chỉ dừng lại ởmức độ định hướng có tính nguyên tắc, không đi sâu vào việc xây dựngthiết chế cụ thể
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của học thuyết Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng mộtNhà nước phục vụ và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước vềứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 –
2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp quan sát
Tổng hợp, phân tích, so sánh các tài liệu có sẵn được thu thập từ cácbáo cáo, số liệu thống kê về tình hình ứng dụng CNTT vào các cơ quan nhànước nói chung và Văn phòng UBND huyện Krông Pắc (từ năm 2011 đếnnăm 2015), tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn để có đánh giá đúng đắn vềnhững yếu tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Về cơ sở lý luận: Luận văn là một công trình tương đối đầy đủ nộidung về hệ thống hóa cơ sở pháp lý, các văn bản pháp luật liên quan đếnvấn đề ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước; góp phầnlàm rõ những vấn đề ở cả hai phương diện lý thuyết và thực tiễn về ứngdụng CNTT vào hoạt động của cơ quan nhà nước
Trang 21- Về thực tiễn: Trên cơ sở thực trạng ứng dụng CNTT và vai trò củaCNTT đối với hoạt động của Văn phòng UBND huyện Krông Pắc, đánhgiá những yếu tố tác động đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt độngcủa cơ quan nhà nước, góp phần thay đổi phương thức làm việc của cơquan nhà nước trên địa bàn huyện Krông Pắc, hướng tới việc xây dựngthành công chính quyền điện tử phục vụ nhân dân.
- Làm tài liệu tham khảo cho các địa phương có điều kiện tương đồng và những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu, nội dung của luận văn
Luận văn được trình bày với kết cấu như sau: phần mở đầu, phần nội dung chính, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
Phần nội dung chính được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Căn cứ pháp lý và thực tiễn về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc
- Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệthông tin trong hoạt động của Văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Krông Pắc
Trang 22Chương 1 CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 1.1 Khái niệm chung
1.1.1 C n n t n t n
CNTT (tiếng Anh information technology) là một ngành ứng dụng côngnghệ (máy tính, phần mềm máy tính và các phương tiện truyền thông) vào quátrình quản lý (đặc biệt là trong các cơ quan, tổ chức có quy mô hoạt động lớn);
xử lý thông tin thông qua các hoạt động thu thập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ,
xử lý, truyền thông tin [10, tr 32] Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoahọc, kỹ thuật đã tạo ra cuộc cách mạng trong công nghệ quản lý và xử lýthông tin (bao gồm các hoạt động: thu thập, lưu giữ, xử lý và sử dụng thôngtin trên máy tính) CNTT bao gồm các công nghệ phần cứng, phần mềm, quảntrị cơ sở dữ liệu và các công nghệ xử lý dữ liệu khác được sử dụng trong một
hệ thống thông tin dựa trên máy tính Sự phát triển của CNTT không thể táchrời công nghệ truyền thông, chủ yếu là viễn thông (đường dây điện thoại, cápquang và tín hiệu không dây) Như vậy, CNTT bao gồm toàn bộ các phươngtiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc xử lý, quản lý và truyền tải thông tin,trong đó chủ yếu là sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để chuyểnđổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền dẫn và thu thập thông tin Chúng ta nên nhìnnhận CNTT là một công nghệ, là hệ thống cơ sở hạ tầng chứ không đơn thuần
là các công cụ, thiết bị máy tính mang tính chất rời rạc Có như vậy, chúng tamới không mắc sai lầm khi trang bị và ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơquan, tổ chức vì tránh được sự rời rạc, không đồng bộ khi mua sắm các thiết
bị, các phần mềm
Khái niệm CNTT được định nghĩa tại Luật CNTT số 67/2006/QH11
ngày 29/6/2006, như sau “CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công
Trang 23nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý , lưu trữ và trao đổi thông tin số” [24, tr 5] Có thể xem đây là khái niệm hoàn chỉnh về CNTT vì nó đã khái quát được toàn bộ nội dung, vai trò và ý
nghĩa của công nghệ thônng tin
1.1.2 n n n n t n t n
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc sử
dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằmnâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhànước và giữa các cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nướcvới tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảmcông khai, minh bạch [23, tr 32]
- An toàn thông tin: bao gồm các hoạt động quản lý, nghiệp vụ và kỹ
thuật đối với hệ thống thông tin nhằm bảo vệ, khôi phục các hệ thống, cácdịch vụ và nội dung thông tin đối với nguy cơ tự nhiên hoặc do con ngườigây ra Việc bảo vệ thông tin, tài sản và con người trong hệ thống thông tinnhằm bảo đảm cho các hệ thống thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúngđối tượng một cách sẵn sàng, chính xác và tin cậy An toàn thông tin baohàm các nội dung bảo vệ và bảo mật thông tin, an toàn dữ liệu, an toàn máytính và an toàn mạng [24, tr 50]
- Dữ liệu đặc tả (Metadata): là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính
khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưutrữ dữ liệu [23, tr 15]
- Giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, thông tin số) dùng chung: là giải pháp, sản phẩm được tạo ra để có thể ứng dụng trong nhiều
cơ quan nhà nước khác nhau Giải pháp, sản phẩm chỉ được coi là dùng
chung khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định [20, tr 25]
Trang 24- Thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính
một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: họ tên,ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, sốđiện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu Những thông tin thuộc bímật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, sốthẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác [20, tr 11]
- Dịch vụ hành chính công: là những dịch vụ liên quan đến hoạt động
thực thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước(hoặc tổ chức, doanh nghiệp được ủy quyền) có thẩm quyền cấp cho tổchức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong cáclĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý [20, tr 34]
- Hạ tầng kỹ thuật: là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm),
thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạngdiện rộng [24, tr 30]
- Văn bản điện tử: là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ
liệu [20, tr 16]
- Gửi, nhận văn bản điện tử: là việc thực hiện gửi nhận văn bản điện
tử bằng phương tiện điện tử [20, tr 30].
- Thông điệp dữ liệu: là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận
và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử [21, tr 20]
- Chữ ký số (chữ ký điện tử): chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng
từ, chữ, số, ký hiệu âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện
điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khảnăng xác nhận người chủ của dữ liệu đó [20, tr 25]
- Cơ sở dữ liệu quốc gia: là tập hợp thông tin của một hoặc một số lĩnh
vực kinh tế - xã hội được xây dựng, cập nhật và duy trì đáp ứng yêu cầu truy
Trang 25nhập và sử dụng thông tin của các ngành kinh tế và phục vụ lợi ích xã hội [23, tr 9].
- Chính phủ điện tử (e-Government): là việc ứng dụng CNTT vào hoạt
động của Chính phủ để các cơ quan Chính phủ đổi mới hoạt động, làm việcmột cách hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, từ đó cung cấp thông tin, dịch
vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức, tạo điều kiện thuận lợihơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia quản lý nhà nước[20, tr 5]
Chính phủ điện tử nhúng toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước vào môitrường thông tin điện tử, sử dụng internet và CNTT để mở rộng khả năng truycập, cung cấp các dịch vụ công của chính quyền đến công dân, tổ chức vàdoanh nghiệp Việc vận dụng những tiện ích do CNTT mang lại nhằm loại bỏcác rào cản truyền thống như tính thứ bậc hành chính, tệ nạn quan liêu, háchdịch và minh bạch hóa mọi hoạt động, thủ tục hành chính của cơ quan hànhchính Mục đích cuối cùng là để đổi mới lề lối, cách thức làm việc, thay đổi cơchế hành chính từ “xin – cho” sang “phục vụ - cung ứng”, cung ứng dịch vụcông chất lượng tốt hơn cho xã hội, cắt giảm chi phí hành chính
Thông tin do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạo ra đều phải ở dạng số
và lưu trữ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định để bảo đảm antoàn, dễ dàng quản lý, truy nhập, tìm kiếm thông tin; được định kỳ sao ch p
và lưu trữ theo quy định của pháp luật
Cơ quan nhà nước chia sẻ thông tin số theo quy định nhằm bảo đảm
sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và nhữngthông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nước
Cơ quan nhà nước ở các cấp có trách nhiệm ứng dụng CNTT vào xử lýcông việc, tăng cường sử dụng văn bản điện tử, từng bước thay thế văn bản
Trang 26giấy trong quản lý, điều hành và trao đổi thông tin Các loại biểu mẫu hànhchính cần thiết giải quyết công việc cho người dân, tổ chức từng bước đượcchuẩn hoá theo quy định và công bố công khai trên trang thông tin điện tửcủa cơ quan nhà nước Mạng nội bộ của cơ quan nhà nước phải kết nối với
cơ sở hạ tầng thông tin của Chính phủ để thực hiện việc gửi, trao đổi, xử lývăn bản hành chính trong cơ quan hoặc với các cơ quan, tổ chức khác thôngqua môi trường mạng (trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật)
Mọi hoạt động ứng dụng CNTT phải gắn với việc nâng cao hiệu quảhoạt động của cơ quan nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật vềđầu tư và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư các dự án ứng dụngcông nghệ thông tin Đồng thời, phối hợp đồng bộ các nội dung về đầu tư, quy
mô và thời gian triển khai giữa các dự án ứng dụng CNTT, tránh đầu tư trùnglặp; khuyến khích việc đầu tư các giải pháp và sản phẩm dùng chung
Ứng dụng hiệu quả CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước,nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động; phát triển hạtầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảngphát triển chính phủ điện tử, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, tích hợp,kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trên quy mô quốc gia, tạo lậpmôi trường chia sẻ thông tin qua mạng giữa các cơ quan trên cơ sở khungkiến trúc chính phủ điện tử Việt Nam
Ngành CNTT và truyền thông đƣợc tạo thành bởi 4 thành phần chủ yếu:
+ Kết cấu hạ tầng CNTT: bao gồm hệ thống mạng máy tính và viễnthông
+ Ứng dụng CNTT: là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộccác lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả của các hoạtđộng này
Trang 27+ Công nghiệp CNTT: là ngành kinh tế kỹ thuật công nghệ cao sảnxuất và cung cấp các sản phẩm CNTT bao gồm: phần cứng, phần mềm vànội dung thông tin số.
để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhằm đạt tớinhững mục tiêu nhất định Tổ chức hành chính có những đặc điểm cơ bảnlà: có tính chính trị, tính xã hội, tính phục vụ, tính hệ thống, tính phù hợp
và tính pháp chế
Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của bộ máynhà nước, là một tế bào hợp thành bộ máy quản lý hành chính, là nơi nhànước quan hệ trực tiếp với dân, phục vụ, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàngngày của người dân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mọi công dân
- Bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam
Theo Hiến pháp 2013, Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam gồm các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan đại diện), Chủtịch nước, các cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước),các cơ quan x t xử (tòa án), các cơ quan kiểm sát
Trang 28Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam theo
Hiến pháp 2013
(Nguồn: www chuc-bo-may-nha-nuoc-theo-hien-phap-2013-144432.aspx)
http://danluat.thuvienphapluat.vn/so-do-to Đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước
Thứ nhất, hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động
quản lý hành chính nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quanhành chính nhà nước Các cơ quan nhà nước khác cũng thực hiện những hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước nhưng đó không phải là phương diện hoạt
Trang 29động chủ yếu mà chỉ là hoạt động được thực hiện nhằm hướng tới hoànthành chức năng cơ bản của cơ quan nhà nước đó như: chức năng lập phápcủa Quốc hội, chức năng x t xử của tòa án nhân dân, chức năng kiểm sátcủa viện kiểm sát nhân dân Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới thựchiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực nhưkinh tế, văn hóa, xã hội…Việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhànước là nhằm hoàn thành chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập
từ Trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể
thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiếtphụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hànhchính nhà nước
Thứ ba, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp
luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mangtính tổng hợp Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giớihạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành
Thứ tư, các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp
trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báocáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước
Thứ năm, các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở
trực thuộc Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trựctiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Hầu hết các cơ quan cóchức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị cơ sở trực thuộc
- Quản lý hành chính nhà nước: là một hình thức hoạt động của nhà
nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhànước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết củacác cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp
Trang 30và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quản lý hành chính nhànước quan trọng nhất, thường xuyên nhất; chỉ có cơ quan hành chính nhànước mới có đầy đủ quyền năng để thực hiện tất cả các hình thức quản lýhành chính nhà nước, bao gồm:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
+ Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
+ Thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý
+ Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
+ Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật
Trong số các hình thức trên thì những hình thức mang tính chất pháp lýnhư: ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành văn bản áp dụng phápluật và thực hiện những hoạt động khác mang tính chất pháp lý có vai tròquan trọng, là những hình thức quản lý hành chính nhà nước trực tiếp Vàkhông phải tất cả các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đều có thể thựchiện bởi nó được pháp luật quy định rất cụ thể về chủ thể tiến hành, trình tự,thủ tục cũng như hiệu lực thi hành Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước, vớinhững thẩm quyền được pháp luật quy định cụ thể mới có thể tiến hành tất cảcác hình thức quản lý hành chính nhà nước nêu trên đặc biệt là hình thức banhành văn bản quy phạm pháp luật Đây là hình thức quan trọng nhất tronghoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình Bởi các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quanquyền lực nhà nước ban hành chỉ quy định những vấn đề chung, cơ bản khôngbao hàm hết mọi vấn đề của đời sống xã hội Chúng cần phải được cụ thể hóatrong từng lĩnh vực của quản lý hành chính nhà nước Nhiệm vụ cụ thể hóa đóđược pháp luật trao cho các cơ quan hành chính nhà nước tương ứng…
Trang 31Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan hành chính nhànước quy định những quy tắc chung trong lĩnh vực quản lý hành chính nhànước, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ quản lýhành chính nhà nước, xác định rõ thẩm quyền cũng như thủ tục tiến hànhhoạt động của các chủ thể quản lý… Có rất nhiều văn bản như nghị quyết,nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của bộ trưởng, thủ trưởng cơquan ngang bộ; quyết định của UBND các cấp v.v
Thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cơ quan hànhchính nhà nước không những tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để thực hiệnchức năng của mình mà còn quy định thẩm quyền của các chủ thể quản lýhành chính nhà nước khác Đồng thời vai trò điều chỉnh của hoạt động chấphành quyền lực nhà nước qua đó được thể hiện một cách tương đối đầy đủ vàsáng tạo Như vậy có thể thấy rằng phạm vi hoạt động ban hành văn bản quyphạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và khả năng sử dụng nónhằm điều chỉnh các mặt khác nhau của hoạt động chấp hành - điều hành làrất lớn Và cần phải thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, cơ quan hành chínhnhà nước ban hành một số lượng khổng lồ các văn bản quy phạm pháp luật đểđiều chính hầu hết các lĩnh vực, các mặt khác nhau của đời sống xã hội
1.2.2 tr n n t n t n tron o t n á ơ qu n n à nướ
CNTT và truyền thông là công cụ quan trọng hàng đầu để rút ngắn quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế củaViệt Nam, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việc ứngdụng rộng rãi CNTT có ý nghĩa chiến lược đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế -
xã hội; tạo lập phương thức phát triển mới và bảo vệ Tổ quốc trong tình hìnhmới, là một trong những động lực quan trọng phát triển nền kinh tế tri thức, xãhội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội
Trang 32nhập quốc tế; bảo đảm sự phát triển nhanh và bền vững của nước ta Ứngdụng, phát triển CNTT là một yếu tố quan trọng, bảo đảm thực hiện thànhcông ba đột phá chiến lược, cần được chú trọng, ưu tiên trong các chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Ứng dụng, phát triểnCNTT trong tất cả các lĩnh vực, song có trọng tâm, trọng điểm Ưu tiên ứngdụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết làtrong lĩnh vực liên quan đến doanh nghiệp, người dân như giáo dục, y tế,giao thông, nông nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp phần mềm và dịch
vụ CNTT, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với thu hút các tậpđoàn công nghiệp CNTT đa quốc gia, hình thành các trung tâm nghiên cứu
Trang 33tiên tiến thế giới; Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT Mục tiêu ứng dụng CNTT được khái quát trong ba lĩnh vực sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng phát triển chính phủ điện tử.
+ Phát triển và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cho các hoạtđộng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng
an toàn, hiệu quả
+ Phát triển và hoàn thiện các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệulớn, trước hết tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia về con người,tài nguyên và môi trường, tài chính, kinh tế, công nghiệp và thương mại,bảo đảm tính cấu trúc, hệ thống, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắpgiữa các cơ quan nhà nước
Thứ hai, ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước.
+ 60% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử
+ Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc
+ Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật cho 100% các cuộc họp của Thủtướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể được thực hiệntrên môi trường mạng
+ Bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật để 100% hồ sơ quản lý cán bộ,công chức các cấp có thể được quản lý chung trên mạng với quy mô quốc gia
+ Triển khai hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tới 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
+ Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong cơ quan nhà nước
Trang 34Thứ ba, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp.
+ 100% các cơ quan nhà nước từ cấp quận, huyện, sở, ban, ngànhhoặc tương đương trở lên có cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tinđiện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 28 của Luật CNTT, cung cấptất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và hầu hết các dịch vụ công cơbản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp
+ 50% hồ sơ khai thuế của người dân và doanh nghiệp được nộp quamạng
+ 90% cơ quan hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thủ tục hải quanđiện tử
+ Tất cả kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, kết quả đấu thầu,danh sách nhà thầu tham gia được đăng tải trên mạng đấu thầu quốc gia;khoảng 20% số gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn sửdụng vốn nhà nước được thực hiện qua mạng; thí điểm hình thức mua sắmchính phủ tập trung trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
+ 100% hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam phục vụ công tácxuất, nhập cảnh là hộ chiếu điện tử
+ 30% công dân Việt Nam đủ độ tuổi theo quy định được cấp chứngminh nhân dân sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với một số chứng minhnhân dân duy nhất không trùng lặp, chống được làm giả
+ 30% số hồ sơ đề nghị cấp giấy ph p xây dựng được nộp qua mạng
- Mục tiêu cụ thể tới năm 2020
Ứng dụng CNTT góp phần quan trọng thực hiện ba đột phá chiến lược:triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính, gắn kết chặt chẽ vớiviệc xây dựng Chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức
độ cao và trong nhiều lĩnh vực Ứng dụng CNTT trong hiện đại hóa hệ thốngkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là các lĩnh vực liên quan tới nhân
Trang 35dân như giáo dục, y tế, giao thông, điện, thủy lợi, hạ tầng đô thị lớn và cungcấp các dịch vụ công trực tuyến cho nhân dân; tạo chuyển biến mạnh mẽ vềchất lượng nguồn nhân lực, đổi mới nội dung, phương thức dạy và học,thúc đẩy xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
Xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia hiện đại, chuẩn hóa, đồng bộ,liên thông, bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp và người dân Kết nối băng rộng, chất lượng cao đến tất cảcác xã, phường, thị trấn, cơ sở giáo dục Mở rộng kết nối với các nướctrong khu vực và trên thế giới, triển khai và sử dụng có hiệu quả mạngtruyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước
Khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTTtrong quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt đông Triểnkhai toàn diện, có hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản trị, sản xuất, kinhdoanh của các tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước Đẩy mạnh thanh toánkhông dùng tiền mặt, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử
Phát triển công nghiệp, CNTT thành ngành kinh tế - kỹ thuật tăngtrưởng nhanh và bền vững, có vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh
tế tri thức Xây dựng các công viên phần mềm, khu CNTT tập trung, hiệnđại Thu hút mạnh đầu tư của các tập đoàn CNTT đa quốc gia có uy tín đểtham gia chuỗi giá trị gia tăng Hình thành một số tập đoàn CNTT có khảnăng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, đồng thời phát triển mạnhdoanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ
Phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt chuẩn quốc tế, bảo đảm đáp ứngnhu cầu trong nước về số lượng và chất lượng, có khả năng cung cấp nguồnnhân lực CNTT chất lượng cao cho khu vực và thế giới
Nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo
về công nghệ và thông tin Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ
Trang 36quyền quốc gia trên không gian mạng; sẵn sàng đánh thắng chiến tranhmạng, chiến tranh thông tin, chiến tranh điện tử, góp phần bảo vệ vữngchắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo
vệ Đảng, nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ nền văn hóa dân tộc, xây dựngcon người có nhân cách, lối sống tốt đẹp
1.2.4 u ên t ứn n n n t n t n tron o t n ơ
qu n n à nướ
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước phải được ưu tiên, bảo đảm tính công khai, minh bạch nhằm nâng caohiệu lực thi hành, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước; tạo điều kiện
để nhân dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhànước phải thúc đẩy chương trình đổi mới hoạt động của cơ quan nhà nước
và chương trình cải cách hành chính
- Việc cung cấp, trao đổi thông tin phải bảo đảm chính xác và phù hợpvới mục đích sử dụng
- Quy trình, thủ tục hoạt động phải công khai, minh bạch
- Sử dụng thống nhất tiêu chuẩn, bảo đảm tính tương thích về công nghệ trong toàn bộ hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước
- Bảo đảm an ninh, an toàn, tiết kiệm và có hiệu quả
- Người đứng đầu cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc ứngdụng công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của mình
1.3 Các nội dung cơ bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động của cơ quan nhà nước
- Các nội dung cơ bản về ứng dụng CNTT bao gồm các nhiệm vụ cụthể là:
Trang 37Thứ nhất, cần phải xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng thông tin phục
vụ cho hoạt động của cơ quan nhà nước và hoạt động trao đổi, cung cấp thôngtin giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân Cơ quan nhà nước có tráchnhiệm đầu tư xây dựng, khai thác, duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tincủa cơ quan mình theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định
Thứ hai, xây dựng, thu thập và duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt
động của cơ quan nhà nước và phục vụ lợi ích công cộng
Thứ ba, xây dựng các biểu mẫu phục vụ cho việc trao đổi, cung cấp
thông tin và lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng
Thứ tư, thiết lập trang thông tin điện tử đáp ứng được các yêu cầu:
+ Bảo đảm cho tổ chức, cá nhân truy cập thuận tiện;
+ Hỗ trợ tổ chức, cá nhân truy cập và sử dụng các biểu mẫu trên trang thông tin điện tử;
+ Bảo đảm tính chính xác và sự thống nhất về nội dung của trang thông tin điện tử;
+ Cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên trang thông tin điệntử;
+ Trang thông tin điện tử phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước
Thứ năm, cung cấp và chia sẻ thông tin với cơ quan khác của Nhà
nước
Thứ sáu, thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng Thứ bảy, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức.
Từ những nhiệm vụ nêu trên, ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước được phân ra thành các lĩnh vực cụ thể, như sau:
Trang 381.3.1 át tr ển tần n n t n t n và ảm ảo n toàn n n n thông tin
- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng CNTT trongnội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp antoàn, an ninh thông tin, nhằm xây dựng môi trường làm việc điện tử, cáchoạt động cung cấp thông tin, giao tiếp và giao dịch đều thực hiện trên mạngmáy tính
- Hoàn thiện mạng Metronet kết nối các cơ quan nhà nước từ Trungương tới địa phương; đảm bảo kết nối hiệu quả và bảo mật vào mạng truyền
số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước; sử dụng có hiệu quảmạng truyền dẫn đa phương tiện với dung lượng lớn, tốc độ và chất lượngcao
- Xây dựng hoàn chỉnh kiến trúc CNTT, truyền thông trên cả nước, làm
cơ sở cho việc triển khai các phần mềm ứng dụng và liên thông kết nối
- Xây dựng mô hình ứng dụng CNTT - truyền thông tại phường, xã,thị trấn nhằm hoàn chỉnh nền tảng Chính phủ điện tử, đảm bảo phục vụhiệu quả nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp
- Xây dựng bản đồ chia sẻ thông tin giữa các các cấp chính quyền trên toàn quốc
- Thực hiện chuẩn hóa, trang bị hạ tầng CNTT tại mỗi cơ quan, đơn
vị theo hướng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứngdụng CNTT trong hoạt động, phục vụ đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả côngtác cải cách hành chính, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin cho toàn hệthống CNTT của cơ quan nhà nước
1.3.2 n n n n t n t n tron o t n n ữ á ơ qu n n à nướ
Trang 39- Triển khai hệ thống quản lý công văn liên thông kết nối tất cả các
cơ quan nhà nước; thực hiện chữ ký số chuyên dùng và vân tay tại các cơquan nhà nước nhằm đảm bảo tính pháp lý của văn bản và sự an toàn, bảomật thông tin khi lưu thông tin trên môi trường mạng để thực hiện trao đổithông tin, giao dịch hành chính điện tử một cách có hiệu quả trong nội bộtừng cơ quan và giữa các cơ quan nhà nước với nhau Bảo đảm hệ thốngthông tin chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ trungương đến địa phương
- Triển khai thư điện tử đến tất cả cán bộ công chức và hệ thống hộinghị trực tuyến kết nối từ Chính phủ đến UBND cấp tỉnh; từ UBND cấptỉnh đến UBND cấp huyện
- Triển khai hoàn chỉnh hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lýđiều hành tại các cơ quan nhà nước; đẩy mạnh triển khai các phần mềmchuyên ngành, trong các lĩnh vực quản lý như:đầu tư, thương mại – dịch
vụ, hoạt động doanh nghiệp, đấu thầu, cán bộ công chức, nhân khẩu – hộkhẩu, đất đai – xây dựng, giao thông, tài nguyên – môi trường, y tế, cáchoạt động tư pháp, khiếu nại – tố cáo, khoa học – công nghệ, lao động, đốitượng chính sách…nhằm từng bước hoàn thiện mô hình cổng dịch vụ côngcủa các cơ quan nhà nước Đặc biệt là việc triển khai các phần mềm tácnghiệp chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu qủa giải quyết thủ tục hànhchính đối với những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanhnghiệp như đất đai, xây dựng, bảo hiểm, hộ tịch, thuế, hải quan…
1.3.3 n n n n t n t n p v n ườ n và o n n p
- Nâng cấp và mở rộng hệ thống trang thông tin điện tử của các tỉnh,thành theo kiến trúc và công nghệ thống nhất nhằm đảm bảo việc tích hợp cácứng dụng CNTT của đơn vị và các yêu cầu kỹ thuật, nội dung trang thông tin
Trang 40điện tử trong cơ quan nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và
Truyền thông cũng như các yêu cầu về đảm bảo an toàn an ninh thông tin
- Hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4,đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọinơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau
- Trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ côngqua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: cổng thông tin điện tử hoặc trangthông tin điện tử; trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điệnthoại di động; bộ phận một cửa và các hình thức khác
- Đẩy mạnh và xã hội hóa việc bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng sửdụng máy tính, khai thác Internet cho người dân nhằm từng bước đưaCNTT vào trong các hoạt động của người dân
1.3.4 T êu í án á mứ ứn n n n t n t n tron o t
n á ơ qu n n à nướ
- Mục đích đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT hàng năm của cơ quan nhà nước
+ Đánh giá thực trạng mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan nhànước để phục vụ công tác hoạch định, xây dựng chính sách, chiến lược,chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trongcác giai đoạn tiếp theo
+ Giúp các cơ quan nhà nước biết được thực trạng mức độ ứng dụngcủa cơ quan mình so với các cơ quan khác, đặc biệt là giữa các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp nhằmthúc đẩy ứng dụng CNTT của cơ quan hoặc tại địa phương mình
- Nguyên tắc thực hiện đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT