Cầm giữ tài sản là một chế định mới trong phần chế định về Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015. Nói như vậy cũng để thấy rằng, cầm giữ tài sản vốn không phải là điểm mới hoàn toàn, chưa được đề cập trong BLDS 2005 trước đó mà với những nhìn nhận tiến bộ hơn sau này, Cầm giữ tài sản mới được xem là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ với đúng ý nghĩa và vai trò của nó. Vậy điều gì đã tạo nên sự thay đổi này? Phần trình bày dưới đây, trên cơ sở của một người học Luật, mong muốn đi tìm sự lý giải đó, xin được trình bày về bản chất pháp lý của việc cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, để thấy rằng: Cầm giữ tài sản với đúng ý nghĩa của nó là một biện pháp hữu hiện để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trong một số quan hệ dân sự đặc trưng được Bộ luật dân sự 2015 bảo vệ.
Trang 1
Phân tích bản chất pháp lý của việc cầm giữ tài sản
theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
MỤC LỤC
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Cầm giữ tài sản là một chế định mới trong phần chế định về Biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 Nóinhư vậy cũng để thấy rằng, cầm giữ tài sản vốn không phải là điểm mới hoàntoàn, chưa được đề cập trong BLDS 2005 trước đó mà với những nhìn nhận tiến
bộ hơn sau này, Cầm giữ tài sản mới được xem là một trong các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ với đúng ý nghĩa và vai trò của nó
Vậy điều gì đã tạo nên sự thay đổi này?
Phần trình bày dưới đây, trên cơ sở của một người học Luật, mong muốn đi
tìm sự lý giải đó, xin được trình bày về bản chất pháp lý của việc cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, để thấy rằng: Cầm giữ tài sản với
đúng ý nghĩa của nó là một biện pháp hữu hiện để đảm bảo thực hiện nghĩa vụdân sự trong một số quan hệ dân sự đặc trưng được Bộ luật dân sự 2015 bảo vệ
Trang 2
B/ NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT VỀ VIỆC CẦM GIỮ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015
Ở Việt Nam, việc cầm giữ tài sản không chỉ được đề cập trong BLDS với
tư cách là luật chuyên ngành mà còn được quy định trong một số ngành Luậtkhác như Luật Thương mại 2005, cho phép thương nhân kinh doanh dịch vụlogistics quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan để đòi nợ đã đến hạncủa khách và đi xa hơn BLDS là trao cho bên cầm giữ quyền định đoạt hànghóa và chứng từ sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ cho kháchhàng để trừ khoản nợ liên quan
Đối với BLDS 2015, Cầm giữ tài sản (jus retentionnis) là một trong haibiện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoàn toàn mới song chỉ mới đối với phápluật dân sự Việt Nam bởi biện pháp này được áp dụng rộng rãi trong giao lưudân sự kinh tế ở các nước, thậm chí đã từng được đề cập trong Luật dân sự La
Mã, theo đó Điều 2286 BLDS Pháp ghi nhận quyền cầm giữ trong những trườnghợp nhất định và có thể tồn tại mà không cần có sự thỏa thuận trước với người
có nghĩa vụ Vậy đối với BLDS hiện hành ở Việt Nam, việc cầm giữ tài sản với
tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ được quy định thếnào?
1 Khái niệm và đặc điểm cầm giữ tài sản
Điều 346 BLDS 2015 quy định: “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của
hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
Trang 3Bên có nghĩa vụ hay bên bị cầm giữ là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng song
vụ có đối tượng là tài sản đang bị bên cầm giữ nắm giữ
Các bên trong quan hệ cầm giữ có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủthể khác đáp ứng các yêu cầu về năng lực chủ thể
Thứ hai, mặc dù là nằm trong phần chế định các biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ dân sự, quan hệ cầm giữ được ghi rõ chỉ phát sinh từ hợp đồng song vụ, khi
và chỉ khi bên có nghĩa vụ thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khiđến thời hạn Lúc này, bên có quyền đồng thời là bên có quyền trong hợp đồngsong vụ đã giao kết với bên có nghĩa vụ, đồng thời là bên có quyền trong việccầm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ đã xác lập trước đó
Thứ ba, đối tượng được cầm giữ là tài sản, hay nói cách khác hợp đồng
song vụ mà các bên chủ thể đã xác lập trước đó có đối tượng là tài sản và nghĩa
vụ mà bên có nghĩa vụ vi phạm phải liên quan đến tài sản này Điều kiện về tàisản bảo đảm trong cầm giữ tài sản cũng không được đề cập quá nhiều bởi lẽ với
tư cách là đối tượng của hợp đồng song vụ, nó đã đáp ứng được phần nào yếu tố:xác định được cụ thể, có thể trị giá thành tiền, được phép chuyển giao trong dân
sự và thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ
2 Vai trò của biện pháp cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản, trước hết, tương tự như những biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ dân sự khác, là biện pháp được xác lập nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ dân sựchính được thực hiện, tạo một mối ràng buộc để bên có nghĩa vụ thực hiện đúng
Trang 4vụ không có tài sản để cầm cố, thế chấp…
Song song với đó, việc đưa cầm giữ tài sản vào trong các biện pháp bảođảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng mở rộng hành lang pháp lý cho các bêntham gia vào giao dịch dân sự, có nhiều phương án để lựa chọn biện pháp bảođảm, đảm bảo được tính linh hoạt cho quá trình ký kết, tham gia, thực hiện hợpđồng dân sự của các chủ thể, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền
và nội dung với đúng bản chất pháp lý của nó
Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tươngđối ổn định bên trong sự vật, hiện tượng; quyết định sự vận động và phát triển
của sự vật, hiện tượng đó Theo đó, tìm hiểu về bản chất pháp lý của việc cầm giữ tài sản theo quy định của BLDS 2015 là tìm hiểu cơ sở hình thành việc cầm
giữ tài sản; định hình hiện trạng cầm giữ tài sản về mặt pháp lý; sự ràng buộcquyền và nghĩa vụ trong cầm giữ tài sản giữa các bên; nội dung bản chất của
Trang 5
việc cầm giữ tài sản cũng như căn cứ chấm dứt cầm giữ tài sản theo quy địnhcủa BLDS 2015
1 Bản chất cơ sở xác lập biện pháp cầm giữ tài sản
1.1 Cầm giữ tài sản xuất phát từ sự tương quan quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản - Quyền của chủ thể này chỉ được đáp ứng khi họ thực hiện nghĩa vụ của mình
Ngay từ khái niệm được quy định tại Điều 346 BLDS 2015, Cầm giữ tàisản đã được mặc định rõ chỉ áp dụng trong trường hợp người cầm giữ đang nắmgiữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ Điều này được hiểurằng: chỉ những nghĩa vụ dân sự phát sinh từ một hợp đồng song vụ có đốitượng là tài sản mới được xem cầm giữ tài sản như một biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự và rõ ràng chỉ người đang có quyền nắm giữ tài sản mới có
thể áp dụng biện pháp này Chẳng hạn: “A ở TP.HCM mua hàng hóa của một
đối tác ở Hà Nội và A ký hợp đồng thuê B vận chuyển hàng hóa đó từ Hà Nộivào TP.HCM để giao cho A (tới nơi A trả tiền vận chuyển đầy đủ cho B thì B sẽgiao hàng), tuy nhiên tới nơi A ko giao tiền cho B thì B có quyền giữ hàng đểbảo đảm A sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho mình, còn đối với A dù cũng làmột bên chủ thể nhưng vì không nắm giữ tài sản nên không thể áp dụng biệnpháp cầm giữ tài sản mà để đảm bảo B giao hàng cho mình, A có thể thỏa thuậnvới B thiết lập hợp đồng đặt cọc, ”
Vậy điều gì đã khiến cho hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản là căn
cứ phát sinh nghĩa vụ duy nhất có thể áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản theo quy định của BLDS hiện hành?
Chúng ta biết rằng hợp đồng song vụ là loại hợp đồng mà mỗi bên đều cócác quyền và nghĩa vụ nhất định, quyền của bên này đối ứng với nghĩa vụ củabên kia Khi một bên muốn nhận được quyền lợi của mình thì phải thực hiệnmột nghĩa vụ tương ứng, ngược lại khi không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng nghĩa vụ của mình thì chủ thể sẽ không có được quyền lợi như đã giao kếttrong hợp đồng với bên kia Quay trở lại với cầm giữ tài sản, với những thỏathuận, đặc trưng của hợp đồng mà hai bên đã giao kết, một trong hai bên chủ thể
Trang 6
sẽ là chủ thể nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng, khi đến hạn, hai bênthực hiện nghĩa vụ và chủ thể đang nắm giữ tài sản sẽ chuyển giao tài sản đó chobên chủ thể còn lại, nhưng vì một lí do nào đó bên chủ thể đó không thực hiệnhoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã thỏa thuận thì bên chủ thể đang nắmgiữ tài sản có quyền tiếp tục nắm giữ tài sản đó cho đến khi bên còn lại thựchiện nghĩa vụ đối với mình Rõ ràng quyền lợi là cái mà các bên chủ thể quantâm nhất khi giao kết hợp đồng, đối với hợp đồng song vụ có đối tương là tàisản, tài sản lại càng là vấn đề đáng quan tâm, do đó việc cầm giữ tài sản để phíachủ thể bên kia buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình để có được tài sản chính
là cái tinh thần mà bên đang nắm giữ tài sản hướng tới Như vậy, bằng cách thựchiện theo nguyên tắc đơn giản và công bằng, trong một hợp đồng song vụ có đốitượng là tài sản, cầm giữ tài sản trở thành một biện pháp thuần tùy, đặc trưng và
tỏ ra vô cùng hữu hiệu
Đi theo nguyên tắc này thì những nghĩa vụ phát sinh không liên quan đến tàisản hay hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên có quyền, một bên có nghĩa vụ, thìkhông thể áp dụng biện pháp này, tạo nên đặc trưng cho biện pháp cầm giữ tàisản chỉ áp dụng với hợp đồng song vụ có đối tượng là tài sản Điều này cũngđồng thời khiến cho cầm giữ tài sản khác với những biện pháp còn lại như cầm
cố, thế chấp, vốn có thể áp dụng để bảo đảm nhiều loại nghĩa vụ khác nhau
1.2 Cầm giữ tài sản xuất phát từ ý chí của một bên, không phụ thuộc vào
sự thỏa thuận
Ở đây, khác với những biện pháp bảo đảm khác quy định tại Điều 292 BLDS
2015 được phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên thì cầm giữ tài sảnđược thực hiện theo ý chí của bên đang nắm giữ tài sản Bộ luật dân sự ViệtNam 2015 nói riêng cũng như pháp luật dân sự một số nước trên thế giới cũngthừa nhận điều này và ghi nhận cầm giữ tài sản như một quyền của chủ thể khigiao kết một số loại hợp đồng đặc trưng Theo đó, trong phần thực hiện hợp
đồng, Điều 412 BLDS 2015 quy định: “ Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ …” Khi đã là quyền được nhà nước cho
Trang 7Ví dụ A mang xe thuộc quyền sở hữu của mình sửa chữa tại cửa hàng của
B, tuy nhiên, khi B hoàn thành nghĩa vụ sửa xe của mình và A phải thực hiệnnghĩa vụ trả tiền cho B thì A không có tiền hoặc không có đủ tiền trả cho B, vàtại thời điểm đó, tức là thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ của A, nhưng A đãthực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì B có quyền cầm giữ chiếc xe của A
1.3 Cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự thuần túy
Biện pháp thuần túy là biện pháp mang tính đơn thuần, cơ bản Sở dĩ có thể
khẳng định cầm giữ tài sản là biện pháp thuần túy bởi nếu như những biện phápbảo đảm khác chỉ được hình thành khi xác lập một nghĩa vụ phụ có vai trò là bảođảm thực hiện nghĩa vụ chính thì xuất phát ban đầu của cầm giữ tài sản như đãnói là một hệ quả pháp lý khi bên có nghĩa vụ thực hiện không đúng hay khôngthực hiện nghĩa vụ như đã thỏa thuận Tính tất yếu của việc tiếp tục cầm giữ mộttài sản khi bên có nghĩa vụ không đáp ứng được quyền lợi của bên có quyền chođến khi bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ để rồi trở thành một biện pháp bảođảm quyền lợi của mình sẽ được thực hiện mà không cần có thêm sự thỏa thuậnhay giao dịch nào khác khiến biện pháp cầm giữ tài sản mang tính thuần túynhất định
Khi xem xét đến khía cạnh này, có ý kiến cho rằng cầm giữ tài sản khôngphải là biện pháp bảo đảm mà chỉ hậu quả pháp lý do pháp luật quy định BLDS
2015 không bác bỏ một quan điểm nào mà thừa nhận cả hai ý kiến, bởi chúngkhông hề mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau, theo đó tại BLDS hiện hành vẫn ghinhận cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ trong phần chế định về thực hiệnhợp đồng, đồng thời đưa cầm giữ tài sản trở thành biện pháp bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ dân sự cùng với 8 biện pháp khác
Trang 8
1.4 Cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tương đối hữu hiệu theo cơ chế tự vệ
Sở dĩ nhận định cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
hữu hiệu bởi trong giới hạn những hợp đồng mà biện pháp này có thể áp dụngthì người có quyền lợi bị xâm phạm đều đang nắm giữ tài sản có liên quan đếnnghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, lúc này chủ thể không thể khai thác và hưởng lợi
từ tài sản một cách trọn vẹn, từ đó tạo sự ràng buộc lớn trong việc thực hiệnnghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Việc tài sản là đối tượng của nghĩa vụ đồng thời làtài sản bảo đảm giúp tài sản bảo đảm ngay lập tức có thể đáp ứng những điềukiện về giá trị tài sản bảo đảm so với giá trị nghĩa vụ bảo đảm, được xác địnhđược cụ thể, có thể trị giá thành tiền, được phép chuyển giao trong dân sự giúptăng tính hiệu quả của biện pháp bảo đảm… Điều đặc biệt ở cầm giữ tài sàn,người cầm giữ có thể linh động bảo đảm cho mình bằng việc tiếp tục nắm giữ tàisản như hiện trạng khi bên có nghĩa vụ không thể đáp ứng quyền lợi của mình
mà không lệ thuộc vào việc đã xác lập biện pháp cầm cố, thế chấp, có thủ tụcphức tạp hơn, nhất là khi bên có nghĩa vụ không có tài sản để cầm cố, thếchấp… Sự đặc biệt đó cũng tạo nên cho cầm giữ tài sản tính chất có thể áp dụng
ở mọi nơi, mọi chỗ trong giao lưu dân sự, bởi ngay tại đời sống kinh tế ViệtNam cũng có thể thấy vô số cách xử sự đời thường được thực hiện như biệnpháp bảo đảm cầm giữ tài sản, linh động bảo quyền lợi của bên có quyền, ví dụnhư: nếu một người đưa áo sơ mi đi giặt thì người nhận giặt áo đương nhiên cóquyền giữ lại áo cho đến khi người đưa áo trả tiền dịch vụ giặt áo hay một ngườiđưa ti vi đi sửa chữa thì người nhận sửa chữa cũng có quyền cầm giữ ti vi đó đếnkhi chủ tài sản trả tiền dịch vụ sửa chữa
Cầm giữ tài sản được thiết lập theo cơ chế tự vệ vì giữa hai bên chủ thể khithiết lập hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng song vụ đều không thỏa thuậnvới nhau về biện pháp bảo đảm, chỉ đến khi đến thời hạn hợp đồng mà bên cónghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của hợp đồng,nhận thấy có quyền lợi của mình có thể bị ảnh hưởng thì bên có quyền mới sửdụng biện pháp bảo đảm là cầm giữ tài sản để bảo vệ quyền lợi của mình
Trang 9
2 Điều kiện phát sinh biện pháp cầm giữ tài sản
Từ bản chất cơ sở phát sinh đã đề cập ở trên, chúng ta có thể tóm lại cácđiều kiện để có thể áp dụng biện pháp cầm giữ như sau:
2.1 Điều kiện về nghĩa vụ phát sinh biện pháp cầm giữ tài sản
Một là, việc không thực hiện hay không thực hiện không đúng nghĩa vụ
chỉ trở thành căn cứ phát sinh biện pháp bảo đảm cầm giữ tài sản khi đã đến hạnthực hiện nghĩa vụ
Hai là, nghĩa vụ cần được bảo đảm bằng việc cầm giữ phải có mối “liên
quan mật thiết” với tài sản cầm giữ Có thể hình dung qua giả thiết sau, A vaycủa B 500 triệu đồng và chưa trả được nợ Sau đó A lại mua một chiếc xe ô tôcủa B với giá 400 triệu đồng, tiền mua xe đã được thanh toán đầy đủ nhưng B lạikhông giao xe và yêu cầu A phải trả hết toàn bộ khoản nợ 500 triệu đồng đã vaythì mới giao xe Căn cứ vào Đ346, 347 BLDS 2015, trong tình huống nêu trên,việc cầm giữ tài sản là không thể thực hiện được Bởi vì, chiếc xe ô tô là đốitượng của hợp đồng song vụ, và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này (nghĩa vụthanh toán tiền mua tài sản) đã được thực hiện xong, vì thế, bên bán xe không cógiữ lại chiếc xe Như vậy, cần thiết phải nhấn mạnh rằng, tài sản cầm giữ vànghĩa vụ được bảo đảm cần thiết phải phát sinh trong cùng một quan hệ thì việccầm giữ mới có giá trị
2.2 Điều kiện về tài sản cầm giữ
Đối tượng được cầm giữ là tài sản là đối tượng của hợp đồng và vật đóphải đang là tài sản chiếm giữ hợp pháp của bên có quyền, làm căn cứ phát sinh
ra nghĩa vụ Điều này đã được xác định rõ ràng, tuy nhiên có một số vấn đề cầnphải bàn đến như sau
Vấn đề thứ nhất, tài sản phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 295BLDS 2015 bao gồm: xác định được cụ thể, là tài sản hiện có hoặc hình thànhtrong tương lai, giá trị của tài sản bảo đảm không nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảođảm; được phép chuyển giao trong dân sự và thuộc quyền sở hữu của bên cónghĩa vụ;
Trang 10
Vấn đề thứ hai, tài sản có thể là bất động sản hay động sản hay chỉ có thể làđộng sản Luật không quy định rõ Tuy nhiên, có thể hiểu rằng: tài sản cầm giữchỉ có thể là động sản vì bất động sản là tài sản không thể nắm giữ trên thực tế
mà chỉ có thể có quyến chiềm hữu về mặt pháp lý do đó không thỏa mãn điềukiện bên có quyền đang nắm giữ tài sản
Vấn đề thứ ba, tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của ai? Khoản 1 Điều 295 có
quy định: “Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu” Như vậy rõ ràng tài sản bảo
đảm không cần phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm như biện pháp cầm
cố, thế chấp, tín chấp,… Quy định này có thể xuất phát từ việc cầm giữ tài sảnkhông có chế định xử lý tài sản bảo đảm như các biện pháp bảo đảm khác nêntài sản cầm giữ sẽ không lo bị xử lý tức định đoạt, chuyển giao khi chưa có ý chícủa chủ sở hữu hợp pháp, mặt khác trong hợp đồng song vụ có đối tượng là tàisản cũng không quy định tài sản phải thuộc sở hữu của một trong hai bên giaodịch Và rõ ràng chúng ta cũng nhấn mạnh rằng: tài sản cầm giữ cũng khôngthuộc quyền sở hữu của bên có quyền cầm giữ Khi xét đến hợp đồng mua bántài sản, A bán cho B một chiếc xe đạp nhưng đến thời hạn B không trả tiền thì A
có quyền giữ lại tài sản đó, điều này có vẻ như giống với việc A cầm giữ tài sản
để B thực hiện nghĩa vụ nhưng xét về bản chất thì việc này sẽ được xem nhưmột biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vì tài sản bảo đảm thuộc về bên Anếu như B vì một lí do chủ quan mà không thực hiện hợp đồng thì cũng sẽkhông ảnh hưởng gì đến lợi ích của B do đó tính ràng buộc nghĩa vụ đối với Bcũng như tính bảo đảm dành cho A sẽ không tồn tại
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên có quyền lợi không
được đáp ứng phải là chủ thể đang nắm giữ tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ Bởi lẽ, nếu tài sản đó thuộc về bên thứ 3 do cả hai bên cùng thỏa thuận
thì bên có quyền sẽ mất đi lợi thế là bên đang nắm giữ để có thể áp dụng biệnpháp cầm giữ tài sản
3 Thời điểm xác lập cầm giữ tài sản
Trang 11
Cầm giữ tài sản là một tình trạng chiếm hữu tài sản và rõ ràng trên thực tế
bên có quyền cầm giữ đã nắm giữ tài sản này trong quá trình thực hiện hợp đồngnhưng với tư cách là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, Điều 347BLDS 2015 ghi nhận cầm giữ tài sản phát sinh kể từ thời điểm đến hạn thựchiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ Đó là thời điểm có sự chuyển đổi từ chiếm hữu trên cơ sở là người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự sang chiếm hữu
trên cơ sở là sự được phép mà pháp luật quy định Việc xác định thời điểm đếnhạn thực hiện nghĩa vụ căn cứ vào nội dung hợp đồng mà các bên thỏa thuận,nếu không có thỏa thuận thì tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật quy định chophù hợp
Kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài sản, việc cầm giữ tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba Quy định này cũng chính là một điểm
mới hơn so với BLDS 2005 mà việc cầm giữ tài sản có được từ hệ quả của việcchuyển cầm giữ tài sản với tư cách là hậu quả pháp lý của việc bên có tài sản,được cầm giữ cho đến khi bên kia thực hiện nghĩa vụ Mặc dù là khái niệm mới,nhưng việc phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba cũng đã được đề cậpnhen nhóm ở BLDS 2015 và tại Điều 10 Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổsung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm cũng
đã có quy định về vấn đề này: “Trong trường hợp tài sản thế chấp đang bị cầm giữ theo quy định tại Điều 416 Bộ luật Dân sự (2005) thì bên cầm giữ có trách nhiệm giao tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi bên nhận thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên cầm giữ” Theo đó trong cầm giữ tài sản, không có
chế định xử lý tài sản mà thay vào đó người cầm giữ chỉ có quyền cầm giữ chođến khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, do vậy khi đến lúc phải xử lý tài sảncầm giữ ( có thể là: bán đấu giá, chuyển quyền sở hữu, ) do bên nghĩa vụ đãdùng nó để bảo đảm cho một giao dịch khác thông qua thế chấp thì khi xét thứ
tự ưu tiên, việc cầm giữ tài sản sẽ được ưu tiên hơn so với các bảo đảm xác lậpsau thời điểm cầm giữ, thậm chí sẽ có vị trí ưu tiên trên cả những bảo đảm đã