1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Tai lieu modun 02 trong va cham soc cay sau rieng

91 82 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 29,95 MB

Nội dung

Bài 1: TƯỚI NƯỚC VÀ BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNGMã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu: - Trình bày được nhu cầu nước, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây sầu riêng; - Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu

Trang 1

Bài 1: TƯỚI NƯỚC VÀ BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG

Mã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu:

- Trình bày được nhu cầu nước, thời điểm tưới và tiêu nước cho cây sầu riêng;

- Tưới và tiêu nước phù hợp với yêu cầu nước của cây sầu riêng

- Trình bày được nhu cầu phân bón và cách bón phân cho cây sầu riêng;

- Xác định được loại phân bón thích hợp, tính được lượng phân bón vàchuẩn bị đầy đủ phân trước khi bón;

- Bón được phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng

A Nội dung

I TƯỚI VÀ TIÊU NƯỚC CHO SẦU RIÊNG

1 Xác định nhu cầu nước của cây

- Khi cây còn nhỏ, chưa ra hoa

kết quả cần tưới đủ ẩm cho cây Thiếu

nước, cây có thể chết héo (hình 1.1)

Thừa nước rễ không phát triển được,

có thể bị thối và chết

Vào giai đoạn này nhu cầu về ẩm

độ của cây sầu riêng là 65 - 80% độ

ẩm tối đa

Ở giai đoạn mới trồng nếu tưới kịp

thời và đầy đủ, cây con sẽ nhanh bén rễ,

phát triển xanh tốt

Hình 1.1 Sầu riêng mới trồng bị thiếu nước

- Khi cây ra hoa, kết quả:

+ Yêu cầu về lượng nước tưới

nhiều hơn giai đoạn còn nhỏ

+ Trong một năm tùy theo thời

kỳ phát triển, yêu cầu về ẩm độ

cũng khác nhau:

Trước khi ra hoa cây yêu cầu ẩm

độ thấp

Trang 2

Khi đã đậu quả, đặc biệt khi quả

lớn nhanh yêu cầu ẩm độ cao 70 –

90% Nếu thiếu nước quả sẽ bị rụng và

làm giảm sản lượng cũng như chất

lượng quả

Hình 1.2 Sầu riêng được tưới nước

đầy đủ cho quả tốt

Tuy vậy, cũng không yêu cầu ẩm độ tối đa vì sẽ ức chế hoạt động của rễ vàquả cũng bị rụng do rễ không hút đủ dinh dưỡng nuôi cây và khi cây đang thiếunước mà ta lại tưới nhiều nước làm cây bị sốc nước nên hoa, quả sẽ rụng

Khi quả sắp chín, yêu cầu về ẩm độ lại thấp (khoảng 50 – 60%) Nếu ẩm độcao sẽ làm giảm chất lượng quả và quả chín muộn

2 Tưới nước cho sầu riêng

Bước 1 Xác định thời điểm tưới cho cây sầu riêng

- Giai đoạn cây con (hình 1.3):

Tưới nước để giảm tỷ lệ cây chết, giúp

cây phát triển mạnh, nhanh cho quả

Hình 1.3 Sầu riêng giai đoạn cây

con

- Giai đoạn cây ra hoa và cho quả

(hình 1.4):

+ Lúc ra hoa sầu riêng cần tưới

nước 2 ngày một lần để cho hạt phấn

khỏe mạnh, nhưng cần phải giảm 2/3

lượng nước ở mỗi lần tưới vào thời

điểm 1 tuần trước khi ra hoa

+ Sau khi đậu quả tiến hành tưới

tăng dần lượng nước đến mức bình

thường trở lại giúp quả phát triển khỏe,

chất lượng tốt Hình 1.4 Sầu riêng giai đoạn ra hoa

Bước 2 Xác định độ ẩm đất đối chiếu với nhu cầu của cây

Trang 3

- Dùng máy đo độ ẩm hoặc dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trong từng giaiđoạn sinh trưởng phát triển của cây sầu riêng để xác định lượng nước tưới cũngnhư phương pháp tưới phù hợp

- Quan sát tầng đất mặt và độ cương nước của cành lá, nhất là ở các bộphận non Quan sát tốt nhất là thời gian giữa trưa, khi cây thoát hơi nước nhiềunhất và nếu đất thiếu ẩm thì lá dễ héo

Nếu độ ẩm đất nhỏ hơn yêu cầu của cây thì phải tiến hành tưới nước

Ví dụ: Giai đoạn cây con mà độ ẩm đất là 50% thì phải tưới ngay để đưa

độ ẩm lên 65 – 80% Nhưng nếu giai đoạn chín mà độ ẩm đất là 80% thìphải tiêu nước ngay

Bước 3 Chọn phương pháp tưới nước

Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất

và chất lượng kinh doanh cây sầu riêng Tùy theo điều kiện cụ thể (tiền vốn,mức độ hạn ) mà chọn phương pháp tưới phù hợp Sau đây là một số phươngpháp tưới nước cho cây sầu riêng:

1, Tưới bằng những dụng cụ đơn giản (thủ công): Dùng thùng, xô tướinước cho từng gốc sầu riêng

Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần cho nước vào hệ thống mươngtrong vườn và dùng những dụng cụ đơn giản như xô, thùng tưới hay dụng cụ tựchế để tưới đủ ẩm cho sầu riêng

2, Tưới bằng dây mềm (tưới bán thủ công): Dùng ống nhựa mềm có gắnbơm tưới để phun nước vào gốc cây

Khi tưới bằng dây mềm thì cần chuẩn bị máy bơm, hệ thống điện, đườngống dẫn nước và dây tưới Trước hết, cần lắp hệ thống điện, sau đó đặt máy bơm

ở ngoài vườn trồng để bơm nước, cần tưới đến khu vực nào thì lắp đặt đườngống dẫn nước đến đó và cần tưới cho cây nào thì nối ống dây mềm với đườngống dẫn nước đến cây đó

Tưới thủ công và bán thủ công rất dễ thực hiện nhưng tốn nhiều công sức

Trang 4

- Lượng nước tưới ít

- Ít mất nước do gió và nắng

- Không cần áp suất lớn để cung cấp nước, hạn chế cỏ dại

- Có thể bón phân qua hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm được phân bón vàcông lao động

* Nhược điểm: Chi phí ban đầu hơi cao

Có 2 hình thức bố trí ống tưới: 1, ống chôn dưới đất và ống để trên mặt đất.Ống để trên mặt đất có lợi là dễ kiểm soát và điều chỉnh vị trí đặt ống, lắp đặt sẽ

ít tốn công sức hơn Nhược điểm là làm vướng đi lại và ống dễ bị lão hóa dophơi thường dưới ánh mặt trời

Ngược lại, ống chôn dưới đất dùng được lâu năm hơn, giảm đáng kể lượng nước mất

đi do bốc hơi nhưng phải tốn công đào - đặt - lấp và có khó khăn khi tìm đoạn bị nghẽn hoặc

4, Tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được

thiết kế giữa các hàng cây Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho câytrồng

Hình 1.7 Hệ thống tưới rãnh điển hình

Trang 5

Ưu điểm: + Tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất

mặt vẫn tơi xốp, không bị dí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bàomòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi

+ Giảm được tổn thất nước do bốc hơi nên cho hiệu quả tưới cao hơn.+ Nước đi vào cây qua hệ thống rễ, không làm ướt lá nên có thể tránh đượcmột số bệnh cho cây

Nhược điểm:

+ Lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới

+ Vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh gặp khó khăn;

+ Chi phí nhân công khá lớn và mat nhiều thời gian cải tạo các rãnh nước + Người quản lý nước phải biết kiểm soát mực nước vừa phải

Ta có thể phân biệt 2 loại rãnh: rãnh cạn (không giữ nước) và rãnh sâu (cógiữ nước) tùy theo điều kiện cụ thể

Rãnh cạn (rãnh không giữ nước) là sau khi tưới, nước sẽ thấm hết vào đất Loại

này thích hợp cho đất ít dốc (dưới 0,2 – 0,5%) Khi thấm xuống đất, khu đất thấm nước sẽ

có hình quả trứng

Hình 1.8 Vùng đất ướt khi tưới rãnh

Trang 6

Gọi chiều ngang quả trứng là a và chiều sâu là h Hình dạng quả trứng sẽphụ thuộc vào loại đất: Ở các loại đất sét trung bình và nặng thì a > h, và ngượclại các loại đất nhẹ, độ thấm nước cao như cát, đất thịt pha cát thì a < h

Khoảng cách giữa hai rãnh phải dựa vào đặc tính đất, bố trí sao cho haivòng hình quả trứng có thể giao cắt nhau tạo độ ẩm ở vùng ướt trong đất vừa đủcho rễ cây trồng hút nước Có thể chọn khoảng cách hai rãnh theo bảng 1.1

Bảng 1.1 Khoảng cách tham khảo giữa hai rãnh theo loại đất

3 Tiêu nước cho sầu riêng

3.1 Xác định tác hại của sự ngập úng đối với cây sầu riêng

Khi trồng sầu riêng trên vùng đất thấp sẽ dễ bị rủi ro do ngập úng, do tần suấtxuất hiện lũ ngày càng cao trong những năm gần đây, đặc biệt là vùng ĐBSCL Lũlụt ĐBSCL thường xảy ra trong ba tháng 9, 10, 11 hàng năm, với đỉnh lũ thườngtập trung vào cuối tháng 9, 10 Hầu hết các vườn sầu riêng đều bị ảnh hưởng vàthiệt hại với mức độ khác nhau do nước dâng cao hoặc mưa kéo dài

Nguyên nhân là do: 1, Hiện tượng đất bị đóng váng bề mặt do nước mưaxói mòn, hoà tan các hạt sét nhỏ và phủ kín các khoảng trống trên mặt đất hoặc

do lớp phù sa (từ ngập lụt) bồi kín mặt đất làm đất không còn thoáng khí

2, Đất bị ngập nước, nên không còn đủ oxy cung cấp cho rễ hô hấp (chỉ sau

24 - 48 giờ), đất trở nên dư thừa nước và rễ rất dễ bị huỷ hoại

3, Do khả năng thoát lũ kém, mực nước trong các mương vườn thường rấtcao (hiện tượng úng cục bộ hay từng phần) làm hạn chế và hủy hoại hệ thống rễmọc sâu dưới tầng đất mặt

Trang 7

Các nguyên nhân này làm đất bị thiếu oxy, đồng thời bị ngộ độc CO2 cùngcác độc chất khác, rễ bị "nghẹt" và sau đó bị thối Hậu quả này làm các loài nấmbệnh trong đất (chủ yếu là Fusarium và Phytophtthora) rất dễ tấn công gây hạicho cây sầu riêng trong và sau mùa lũ Hiện tượng nghẹt rễ cũng làm cho cây bị

"stress", tổng hợp khí độc (ethylene) bên trong gây ngộ độc, làm lá bị vàng vàrụng, đặc biệt sau khi nước rút

Vào mùa nước dâng cao hay mưa to kéo dài, đất bị úng làm rễ non bị thối,nếu kéo dài, rễ già bị hư hại Cây ngừng tăng trưởng, có thể bị còi cọc, đậu quả

ít, rụng lá, suy kiệt, chết cây

Hình 1.10 Mưa nhiều, thoát nước

không kịp sầu riêng ít quả

Hình 1.11 Sầu riêng bị ngập nước lá rụng,

rễ thối đen không có khả năng phục hồi

Tuy nhiên, khả năng chịu ngập của sầu riêng còn thay đổi tuỳ thuộc vào:

- Tuổi cây: Cây tơ (chưa cho quả) chịu ngập kém hơn cây trưởng thànhhoặc đã trồng lâu năm trên 10 năm

- Tình trạng cây: Cây đang phát triển sinh khối (ra đọt, phát triển rễ tơ, rahoa mang quả) phải tiêu tốn nhiều năng lượng dự trữ nên khả năng chịu đựngcũng kém hơn

- Biện pháp canh tác: Cũng tác động đến khả năng chịu ngập của sầu riêngnhư bón phân (nhất là khi thừa N và P) trong khoảng một tháng trước khi bịngập hay mưa dầm làm giảm khả năng chịu đựng của cây rất nhiều

Quan sát tình hình mặt đất, bộ rễ và màu sắc của cây trồng, ta có thể biếtđược tình trạng úng ngập trong đất và phải nhanh chóng thoát thủy Các dấuhiệu thông thường là:

Trang 8

Trên mặt đất: đất trở nên nhão nhẹt, nước đọng thành vũng không rútxuống được Màu đất trở nên xám hoặc có nhiều đốm xám do thiếu sự hiện hiệncủa oxy hoặc các acid hữu cơ độc hại (ví dụ H2S)

Xuất hiện các loại thực vật ưa nước: như cỏ lông chồn, cỏ lác, rêu, nấm cây, … Côn trùng: các loại muỗi, bù mắt, sên xuất hiện

Trên cây: lá cây bị đổi màu vàng, xám hoặc đen Thân cây trở nên mềm, dễ

đổ ngã, rễ cây cạn, có màu đen, …

Lưu ý: Để hạn chế tác hại do ngập lụt cần xử lý vườn cây trước mùa mưa lũ:

- Tôn cao đất liếp, gia cố đê bao chắc chắn

- Dùng cuốc ba răng xới mặt liếp cho xốp sau đó rải phân nhằm giúp phânbón tiếp cận cây trồng dễ dàng hơn, hạn chế gây tổn thương rễ cây

- Tu sửa lại mương máng, cống thoát nước để thoát nước nhanh khi mưa to,đảm bảo mực nước ở mương phải thấp hơn mặt liếp 0,6 m Chuẩn bị máy bơm

- Hạn chế đi lại trong vườn làm cho đất bị dí chặt, ảnh hưởng đến bộ rễ cây

và khả năng phục hồi của cây sau khi nước rút

- Không nên bón nhiều phân đạm, vì phân đạm sẽ kích thích cây ra đọtnon

- Không nên bón phân hữu cơ chưa hoai mục cho vườn cây vì phân hữu cơ

sẽ làm tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng thì rễ cây sẽ không đủ oxy để

hô hấp

- Để tránh hiện tượng rửa trôi thì cắt bớt cỏ chỉ giữ lại gốc Có thể chọnloại cỏ họ hoà bản như cỏ sả hay cỏ rusi để vừa kết hợp cho đất liếp vườn đượctốt vừa tận dụng cho chăn nuôi

- Có thể bồi sình trả lại lớp đất mặt cho liếp làm hàng năm hoặc hai nămmột lần, nhưng nên chú ý đến tầng phèn nếu bỏ lên trên mặt liếp thì chắc chắnmặt liếp sẽ bị phèn Bề dày của lớp sình bồi phải vừa phải (khoảng 5 cm)

Trang 9

- Cần bón thêm vôi để hạ phèn và làm giảm đi mầm bệnh trong đất (Bệnh

xì mủ gốc sầu riêng thường dễ xảy ra nếu trên vườn không có hệ thống thoátnước tốt)

- Mùa mưa cỏ dại phát triển mạnh, để hạn chế cỏ nên dùng thuốcGramoxone làm cháy bộ lá, giữ lại phần gốc làm thảm thực vật cho vườn câyđược êm hơn

3.2 Tiêu nước cho vườn sầu riêng

Tiêu nước hay thoát thủy là biện pháp kỹ thuật nhằm rút bớt nước ứ đọngtrong đất ruộng nhiều quá mức khiến sự sống, tăng trưởng và năng suất câytrồng có thể bị ảnh hưởng

Việc tiêu nước trong đất còn có ý nghĩa trong việc cải tạo đất, rửa mặn, xảphèn, tạo thông thoáng cho tầng rễ và hạn chế mầm bệnh có hại cho cây trồng.Tiêu nước đôi khi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong đồng ruộnghoặc cơ giới hóa

a Lợi ích của việc tiêu nước kịp thời

- Đất sẽ được thoáng khí hơn và cây trồng dễ dàng hấp thu dưỡng khí;

- Khi mực nước ngầm được hạ thấp, rễ cây dễ dàng phát triển sâu hơn vàhấp thu nhiều dưỡng chất trong đất hơn;

- Đất khô ráo giúp cho người cũng như các thiết bị cơ giới thuận tiện dichuyển để chăm sóc cây;

- Đất được tiêu nước sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnhlàm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh hơn, thúc đẩy quátrình nitrat hóa (phân giải đạm);

- Sự tiêu nước sẽ làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển;

- Tiêu nước đúng kỹ thuật có thể làm giảm hiện tượng xói mòn đất

b Thiết kế hệ thống tiêu nước

Trang 10

Tiêu ngầm có thể có lợi thế là ít bị xói mòn hơn tiêu mặt nhưng chi phí đầu

tư và bảo trì sẽ lớn hơn

Hình 1.13 Hệ thống tiêu ngầm

Một số lưu ý khi bố trí kênh tiêu:

+ Tuyến kênh tiêu phải nằm ở vị trí địa hình thấp để có thể dễ tập trungnước bằng hình thức tự chảy theo trọng lực;

+ Tuyến kênh tiêu phải ngắn để nhanh chóng thoát nước ra khỏi khu vựccần tiêu và giảm khối lượng thi công;

+ Tránh để đường kênh tiêu đi qua các vùng đất nhiều chứng ngại vật, côngtrình và khu vực có nền đất không ổn định

+ Triệt để lợi dụng các sông rạnh tự nhiên để làm kênh tiêu; nếu cần có thểnạo vét các mương rạch để làm nơi nhận nước tiêu;

+ Có thể kết hợp kênh tiêu nước với kênh – rạch giao thông

c Tiêu nước trong mùa mưa

Trang 11

Phương châm tiêu nước là sự tổng hợp của “Rải nước – Chôn nước – Tháo nước”:

- Rải nước: Chia nhỏ các khu tiêu nước riêng biệt nhằm phân tán lượngnước cần tiêu theo yếu tố địa hình Nghĩa là, nước ở tiểu vùng nào thì tiêu ngay

để bơm nước ra ngoài khu vườn

Tóm lại, khai rãnh ở mặt liếp, thoát nước trong mương (dựa vào triều kémhoặc bơm thoát nước) ngay để hạ nhanh mực thuỷ cấp trong liếp, giúp đấtnhanh thông thoáng hơn và rễ nhanh hồi phục hơn

d Phục hồi vườn cây sau ngập lụt

Sau mùa lũ nếu chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ rất dễ ảnh hưởng đến năng suất của những vụ sau Do đó cần áp dụng các biện pháp khắc phục:

- Xới mặt đất (ở vùng tán cây)

bằng cuốc răng (dài 8 - 10 cm) để

phá váng, giúp đất được thông

thoáng

Hình 1.14 Cuốc răng

- Đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây

- Nên sử dụng phân bón lá có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho câytrồng như: N, P, K, Ca, Mg, S, Fe để phun trên lá, thân cây Cắt tỉa cành non,

lá non ra trong giai đoạn vườn cây bị ngập úng

- Có thể sử dụng tổ hợp phân DAP (dạng công nghiệp) cộng với Sulphatkali với tỉ lệ: 2 phần DAP, 1 phần Sulphat kali trộn đều, sau đó lấy từ 100 –150g hoà tan trong một bình 10 lít và phun đều lên trên lá

- Cần cung cấp thêm chất vôi cho vườn cây ăn quả trong giai đoạn này vớiliều lượng từ 0,5 - 1 kg cho mỗi gốc (khoảng 500 kg – 1.000 kg/ha)

Chú ý trị các loại bệnh do nấm tấn công ở vùng gốc và rễ cây bằng các loạithuốc thích hợp

II BÓN PHÂN CHO SẦU RIÊNG

1 Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng

Trang 12

Các chất dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng giúp ổn định và tăngnăng suất cho cây Cây sầu riêng cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa,trung và vi lượng Thiếu hoặc thừa một trong những yếu tố này đều ảnh hưởngtới sự sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây

Nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng theo tuổi cây và mức năng suất Sầuriêng thu bói có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn cây kiến thiết cơ bản và cây trongvườn ươm Sầu riêng kinh doanh có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn so với sầuriêng mới thu bói Năng suất sầu riêng càng cao, càng cần phải bón nhiều phânhơn

Sầu riêng rất cần kali nhưng không nên sử dụng kali clorua (KCl) mà phải

sử dụng kali sulphate (K2SO4) và trung-vi lượng (TE) vì KCL làm sầu riênggiảm mùi thơm

Khi cây sầu riêng cho năng suất quả 6.720 kg đã lấy đi 18,1 kg N, 6,6 kg

P2O5, 33,5 kg K2O, 5,4 kg MgO và 2,6 kg CaO

Đối với sầu riêng tất cả các chất đa lượng và các chất vi lượng như Kẽm,Bo đều cần thiết cho giai đoạn đậu quả và phát triển quả, trong đó, N, P và làcần thiết nhất trong giai đoạn phát triển quả, K là chất dinh dưỡng cần thiếttrong giai đoạn sau của sự phát triển quả cho đến khi thu họach

Sau đây là một số vai trò của các nguyên tố N, P, K và S đối với sầu riêng:+ Đạm (N): Đây là thành phần quan trọng cho tất cả bộ phận của cây và đặcbiệt cần thiết cho sự sinh trưởng dinh dưỡng

Đạm cần thiết cho sự phát triển của lá, thân cành, hoa, quả, hạt Do vậy, cần bón đạm đầy đủ cho cây sầu riêng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc 5 đúng (đúng loại, đúng nhu cầu, đúng loại đất, đúng liều lượng và đúng phương pháp), ngoài ra còn phải đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Cây đủ đạm lá xanh tốt, cây

phát triển khỏe, quả phát triển đều

Hình 1.15 Sầu riêng được bón phân đầy đủ

Trang 13

Thiếu đạm: Lá có màu xanh vàng

hay xanh noãn chuối Thiếu nặng lá rụng

nhiều, năng suất giảm Hiện tượng thiếu

đạm thường xảy ra trên đất nghèo dinh

dưỡng và bón không đủ lượng đạm cây

cần

H 1.16 Sầu riêng thiếu đạm lá vàng

Thừa đạm: Phát triển thân lá mạnh, lá

có màu xanh đậm, dễ bị sâu bệnh tấn công,

đậu quả ít, rụng quả nhiều, quả phát triển

không bình thường như mất gai, nứt quả

Hình 1.17 Quả phát triển không bình thường do dư đạm

+ Lân (P): Sầu riêng cần lân tương đối ít Dạng lân dễ tiêu trong đất thường

bị giới hạn bởi việc cố định do các phản ứng hóa học, đặc biệt là ở đất chua.Nên thường xuyên bón phân lân với lượng nhỏ Cần bón lót phân lân trong hốtrước khi trồng để giúp cây tăng trưởng trong giai đoạn ban đầu

Thiếu lân: Lá chuyển màu xỉn, mép lá non ửng đỏ, thiếu nặng lá rụng vàcành chết

+ Kali (K): Kali rất quan trọng khi cây ra quả, lượng kali trong quả rất lớn.Bón thường xuyên phân kali rất cần thiết để duy trì năng suất cao và phẩm chấtngon cho sầu riêng Với đất nhiều K sẽ cản trở sự hấp thu Ca và Mg Trongtrường hợp này cần bón Ca và Mg nhưng không bón K Kali làm tăng khả năngchống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịuđối với một số loại bệnh Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năngchịu úng, chịu hạn, chịu rét

Thiếu K: Mép lá chuyển màu vàng cam sau tới màu xám nâu và khô, lárụng nhiều

+ Lưu huỳnh (S): Thiếu S, hầu hết lá trên cây chuyển sang màu vàng, xuấthiện những vết như vết bệnh trên lá già Ở lá non, lúc đầu có màu vàng sáng sau

đó chuyển sang màu vàng nhạt, tương tự triệu chứng ở lá già Lưu huỳnh được

Trang 14

bón thông qua phân SA (chứa khoảng 24 % S); phân Super lân (Super lân chứakhoảng 14 % S) .

Ngoài ra, thiếu magiê: phần thịt lá bị vàng và lan dần từ gân chính ra mép lá;thiếu canxi: lá héo vàng từ rìa lá sau lan vào gân chính; thiếu kẽm: các lá và chồiđầu cành không phát triển tốt (rụt đọt), lá không thể nở lớn

2 Xác định loại phân bón

2.1 Các loại phân bón cho sầu riêng

a Phân hữu cơ:

Các loại phân hữu cơ thường dùng để bón cho sầu riêng như phân gia súc,than bùn, phân ủ các dư thừa thực vật, phân xanh, phân cá

* Ưu điểm

- Tạo chất đệm, ổn định độ chua của đất tăng hiệu quả của việc bón phân vô cơ

- Làm đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu

- Tạo môi trường thuận lợi để vi sinh vật phát triển và hoạt động làm tăngkhả năng kháng bệnh đối với cây trồng

- Chi phí thấp

* Hạn chế:

- Hiệu quả chậm;

- Cồng kềnh, tốn công vận chuyển;

- Hàm lượng dưỡng chất thấp, không ổn định, khó kiểm soát

Để nâng cao hàm lượng dinh dưỡng phân chuồng, nên tận dụng các dưthừa thực vật có sẳn để độn vào phân chuồng và ủ phân trước khi sử dụng

* Cách thực hiện:

Các nguyên liệu để độn/lót chuồng: Trấu, rơm rạ để độn vô chuồng vừalàm chuồng khô, ấm vừa hút nước tiểu của gia súc để tránh trôi và bốc hơi.Các nguyên liệu để ủ chung với phân: Lá rụng khô: Điều, sầu riêng, cỏ Thân cành lá tươi thu được từ dọn vườn, tỉa cành sầu riêng, cây che bóng Tất cảđược ủ chung với phân chuồng

Hiện nay, nông dân chưa tận dụng được các tàn dư thực vật để độn với

phân chuồng nên phân có chất lượng kém Do đó, các dư thừa thực vật “ không nên đốt bỏ”, mà nên giữ lại để độn ủ chung với phân chuồng vừa tăng khối

lượng phân đồng thời tăng cả về chất lượng

Có thể lựa chọn các cách ủ phân hữu cơ như sau:

Trang 15

- Ủ nóng: Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp

ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén Sau đó, tưới nước phânlên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70% Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tínhtheo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn Trộn thêm 1 – 2%supe lân để giữ đạm Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân Hàng ngàytưới nước phân lên đống phân

Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 50 - 60oC Các loài

vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh Các loài vi sinh vậtháo khí chiếm ưu thế Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độtrong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao Để đảm bảo cho các loài vi sinhvật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng

Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loạitrừ các mầm móng sâu bệnh Thời gian ủ tương đối ngắn Chỉ 30 – 40 ngày là ủxong, phân ủ có thể đem sử dụng Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là

để mất nhiều đạm

- Ủ nguội: Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt Trênmỗi lớp phân chuồng rắc 2% phân lân Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đậpnhỏ, rồi nén chặt Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiềudài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độcao 1,5 – 2,0 m Sau đó trát bùn phủ bên ngoài

Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trường trở lênyếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng Vi sinh vật hoạt động chậm, bởivậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC Đạmtrong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonát, là dạng khó phân huỷ thànhamôniac, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều

Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủmới dùng được Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng

- Ủ nóng trước, nguội sau: Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nénchặt ngay Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày Khinhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng tháiyếm khí

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt Để 5 –

6 ngày cho vi sinh vật hoạt động Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt

Trang 16

Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chungquanh đống phân Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: Ủnóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớpphân để giữ cho đạm không bị mất.

Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một

số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men đượccho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt

Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội,nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng

Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủphân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chấtlượng phân

- Ủ phân hữu cơ vi sinh:

+ Nguyên liệu sử dụng:

Nguồn phế thải nông, lâm nghiệp và công nghiệp thực phẩm như: Rơm rạ,thân lá cây bắp (ngô), đậu phộng (lạc), đậu đỗ sau thu hoạch, cây phân xanh,bèo tây (lục bình) ; Vỏ cà phê, trấu ; Các loại mùn: than mùn (than bùn dùngtrong sản xuất phân bón), mùn: mía, cưa, giấy Phân gia súc, gia cầm

Cám gạo, rỉ mật hoặc mật mía

Chế phẩm sinh học (Men ủ): Men cái hoặc men ủ hoàn chỉnh như chếphẩm BIMA (Trichoderma), ACTIVE CLEANER (xạ khuẩn Streptomyces sp,nấm Trichoderma sp, vi khuẩn Bacillus sp), Canplus, Emuniv, SEMSR, BIO-F,BiOVAC, BiCAT, Bio EM

Lưu ý: Đa số các loại chế phẩm sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinhhiện nay khi sử dụng tuyệt đối không rắc thêm các loại phân vô cơ hoặc vôi, vìnhư vậy nó sẽ tiêu diệt vi sinh vật có ích cho quá trình phân hủy Tuy nhiên,cũng có một số loại chế phẩm hoàn toàn có thể rắc thêm phân vô cơ hoặc vôinhư BioEM mà không ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật, đồng thời làm tăng quátrình phân hủy chất hữu cơ khi ủ Cụ thể: Lượng vôi sử dụng cho 1 tấn phân ủ

từ 10 - 15kg, phân NPK từ 5 - 10kg hoặc đạm từ 1 - 2kg và lân từ 5 - 10kg.Nguyên liệu chuẩn bị cho một đóng ủ phân hữu cơ 2,5 - 3 m3 (1 tấn phânhữu cơ vi sinh):

Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ cây xanh: 600 - 800 kg;

Trang 17

Phân chuồng: 200 - 400 kg;

Chế phẩm sinh học: Đủ cho ủ 1 tấn phân

Nước gỉ đường hoặc mật mía: 2 - 3 kg; Nếu không có nước gỉ mật hoặcmật mía thì có thể dùng các phụ phẩm vỏ quả chín, quả chuối chín nẫu ngâmvào nước thay thế, ngâm trước khi ủ phân 2 - 3 ngày

Cám gạo: 3 kg

+ Chuẩn bị dụng cụ: Bình tưới ô doa (loại bình dùng để tưới rau), cào,cuốc, xẻng, rành (rổ)… Vật liệu để che đậy, làm mái: Có thể dùng các loại vậtliệu sẵn có như bạt, bao tải, nilon che đậy và các loại lá để làm mái tránh mưa,ánh nắng và giữ nhiệt cho đống ủ

+ Chọn nơi ủ:

Địa điểm ủ nên thuận tiện cho việc ủ và vận chuyển sử dụng Nền chỗ ủbằng đất nện, lát gạch hoặc láng xi măng, nền nên bằng phẳng hoặc hơi dốc.Nếu nền bằng phẳng nên tạo rãnh xung quanh và hố gom nhỏ để tránh nước ủphân chảy ra ngoài khi tưới quá ẩm Có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi khôngcòn sử dụng để tận dụng mái che Nếu ủ trong kho phải có thoát nước Để ủ 1tấn phân ủ cần diện tích nền khoảng 3 m2

+ Các bước ủ phân:

Bước 1 Thu gom các

nguồn hữu cơ (đã tưới ẩm qua

đêm) chất theo đống hoặc để

trong bạt nhựa đục một lớp dày

Hình 1.18 Thu gom các nguồn hữu cơ

Bước 2 Tưới nước vừa đủ

ẩm, trong quá trình tưới dùng

chân đạp để đống hữu cơ được

Hình 1.19 Tưới nước

Trang 18

nước gỉ mật vào ô doa nước

khuấy đều và tưới lên đống ủ

Hình 1.22 Chuẩn bị tưới nấm Tricoderma

Bước 6 Cho thêm một lớp

xác bã thực vật và tiếp tục lặp

lại thứ tự trên (bước 1 đến bước

5) cho đến khi đống ủ cao

khoảng 1,2 - 1,6 mét

Hình 1.23 Cho thêm xác bả thực vật

Bước 7 Lớp xác bã thực

vật sau cùng khi tưới nấm

Trichoderma được vun lên thành

mô để tránh đọng nước trên bạt

Hình 1.24 Vun mô

Trang 19

Bước 8 Phủ kín và chèn

thật kỹ bạt nhựa để giữ ẩm

Hình 1.25 Che tủ

Bước 9 Kiểm tra đống ủ

sau khi ủ 7 – 10 ngày xem có đủ

ẩm và còn tơi xốp không Đảo

đống ủ để tăng cường ôxi giúp

vi sinh vật hoạt động tốt Hình 1.26 Kiểm tra đống ủ

Bước 10 Tưới nước để duy

trì độ ẩm của đống ủ khi đống ủ

quá khô Vừa tưới vừa kết hợp

đảo đều đống ủ

Hình 1.27 Tưới nước cho đống ủ

Bước 11 Sau khi tưới nước

Nguồn nguyên liệu xác bã hữu cơ được xếp như sau: vật liệu khô (rơmrạ ) để lớp dưới, tiếp đến vật liệu ướt như lục bình, thân dây rau màu còntươi để lớp trên

Khi ủ nhiệt độ đống ủ đã hạ xuống không còn nóng nữa (khoảng 6 tuần saukhi ủ) thì tưới vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân (nếu có)

+ Cách dùng

Trang 20

Thời gian ủ dài hay ngắn tuỳ theo loại nguyên liệu và mùa vụ, kéo dài từ

1-4 tháng Khi kiểm tra thấy đống phân màu nâu đen, tơi xốp, có mùi chua nồngcủa dấm, thọc tay vào đống phân thấy ấm vừa tay là phân đã hoai mục (chínhoặc ngấu), hoàn toàn có thể đem sử dụng

Phân dùng không hết nên đánh đống lại, che đậy cẩn thận hoặc đóng bao

để dùng về sau Phân ủ xong sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm và hiệu quả sửdụng đạt cao nhất trong một tháng khi phân ngấu

Phân ủ chủ yếu dùng để bón lót cho các loại cây trồng, có thể sử dụng bónthúc đối với các loại rau và hoa Cách bón tương tự như bón phân hữu cơ truyềnthống khác

Nên sử dụng phân ủ vi sinh bón cho sầu riêng vì tốn chi phí, tận dụngnguồn phế phẩm và phế thải trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, hạn chế đếnmức thấp nhất nguồn bệnh lây lan, bảo vệ môi trường sống trong lành Nôngdân ở vùng chăn nuôi nhỏ, lẻ có sẳn nguồn phân chuồng và nguồn xác bã thựcvật cũng nên mạnh dạn ủ phân là góp phần đảm bảo an toàn chất lượng sảnphẩm, góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững

b Phân vô cơ

Đối với cây sầu riêng cần bón các loại phân vô cơ chứa đạm, lân, kali vàmột số phân vi lượng Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn phát triển

mà lựa chọn các loại phân vô cơ để bón cho phù hợp

* Ưu điểm của phân vô cơ:

- Đáp ứng nhanh kịp thời nhu cầu của cây

- Hàm lượng dinh dưỡng thường cao, ổn định và dễ kiểm soát

- Dễ vận chuyển, dễ sử dụng

* Hạn chế của phân vô cơ:

- Sử dụng đơn độc lâu ngày đất bị chai cứng, chua, cây hấp thụ kém

- Hạn chế vi sinh vật phát triển

* Các loại phân chứa đạm

- Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%); có khả năng thích nghi rộng,phát huy tác dụng trên nhiều loại đất Phân có dạng viên màu trắng, dễ tan trongnước và dễ hút ẩm

Phân urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụngtrên nhiều loại đất khác nhau Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn

Trang 21

Phân urê được dùng để bón thúc hoặc cũng có thể dùng để bón lót Có thểpha loãng theo nồng độ 0.5–1.5% để phun lên lá.

Hình 1.28 Bao phân urê Hình 1.29 Hạt phân urê

- Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) nguyên chất và 29% lưu huỳnh (S) Phân SA có dạng tinh thể mịn, hoặc viên, màu trắng ngà hoặc xám xanh Phân có mùi khai, vị mặn, hơi chua, dễ tan trong nước

Hình 1.30 Phân đạm SA Hình 1.31 Hạt phân SA

- Phân DAP (phốt phát amôn) chứa 18 % đạm và 46 % lân Phân có dạngviên, màu xám hoặc trắng, dễ chảy nước, dễ tan trong nước và phát huy hiệuquả nhanh, dùng để bón lót, bón thúc đều tốt

Phân dễ sử dụng, thích hợp ở đất nhiễm mặn Cần bón phối hợp với các loại đạm khác.

Hình 1.32 Phân DAP Hình 1.33 Hạt phân DAP

- Phân amoni nitrat: có 33 - 35% N nguyên chất Phân ở dạng tinh thể muối kết tinh

có màu vàng xám, dễ chảy nước, dễ tan trong nước, dễ vón cục, khó bảo quản và sử dụng.

Là loại phân sinh lý chua, thích hợp cho cây mía.

Trang 22

Hình 1.34 Phân amoni nitrat Hình 1.35 Hạt phân amoni nitrat

* Các loại phân chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5%-17%

Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu), chủ yếu được sản xuất trong nước từ nguyênliệu là quặng A-pa-tit do 4 nhà máy sản xuất là Su-pe phốt phát và hoá chất LâmThao, Long Thành, Phân lân nung chảy Văn Điển và Phân lân nung chảy NinhBình

Hình 1.36 Phân lân nung chảy Hình 1.37 Supe lân

* Các loại phân kali:

Phân sunphat kali (K2SO4 ):

Phân có dạng tinh thể nhỏ, mịn,

màu trắng Phân dễ tan trong nước, ít

hút ẩm nên ít vón cục

Hàm lượng kali nguyên chất

trong sunphat kali là 45 – 50%

Ngoài ra trong phân còn chứa lưu

huỳnh 18%

Phân này có thể sử dụng thích

hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt

Trang 23

Sunphat kali là loại phân chua sinh lý Sử dụng lâu trên một chân đất cóthể làm tăng độ chua của đất Không dùng sunphat kali liên tục nhiều năm trêncác loại đất chua, vì phân có thể làm tăng thêm độ chua của đất.

Một số loại phân kali khác:

Phân kali – magiê sunphat có dạng bột mịn màu xám Phân có hàm lượng

K2O: 20 – 30%; MgO: 5 – 7%; S: 16 – 22% Phân này được sử dụng có hiệuquả trên đất cát nghèo, đất bạc màu

Phân “Agripac” của Canada có hàm lượng K2O là 61% Đây là loại phânkhô, hạt to, không vón cục, dễ bón, thường được dùng làm nguyên liệu để trộnvới các loại phân bón khác sản xuất ra phân hỗn hợp

Muối kali 40% có dạng muối trắng kết tinh có lẫn một ít vảy màu hồngnhạt Ngoài hàm lượng kali chiếm 40% trong khối lượng phân, trong thành phầncủa phân còn có muối ăn với tỷ lệ cao hơn muối ăn trong phân clorua kali Phânnày cần được sử dụng hạn chế trên các loại đất mặn

Kali còn có trong các loại phân hỗn hợp NPK, một số dạng phân bón lá, đặc biệt có nhiều trong phân bón lá đặc chủng kali

* Vôi: Thông thường người ta bón vôi để nâng cao độ pH của đất, để cải tạo

lý, hoá tính của đất, xúc tiến quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường sự sinhtrưởng phát triển của VSV trong đất, giải phóng lân bị cố định

Thông thường sử dụng vôi bột để bón cho đất trồng sầu riêng nhưng nếu cóđiều kiện nên dùng Dolomit thay vôi để vừa cung cấp Canxi vừa cung cấp Magiecho sầu riêng Đất có độ pH ≤ 5,5 là phải bón vôi, nhưng phải bón nhiều nămliền để nâng độ pH lên chứ không nên bón nhiều 1 lần với số lượng lớn

Hình 1.39 Dolomit Hình 1.40 Vôi bột

* Phân vi lượng

Phân vi lượng gồm những nguyên tố hóa học như Mg, S, Fe Zn, Mn, Cu,

B, Mo… các nguyên tố hóa học này tham gia vào thành phần dinh dưỡng của

Trang 24

cây trồng với một lượng rất nhỏ đến mức người ta ít nghĩ đến vai trò và tácdụng của chúng mặc dù trên thực tế các chất vi lượng là những tác nhân quantrọng tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây trồng nói chung vàcây sầu riêng nói riêng.

Chất vi lượng bón cho sầu riêng thường được phối hợp dưới hình thức mộtloại phân bón hỗn hợp nào đấy, có thể ở dạng thô sử dụng bón lót hoặc bónthúc, cũng có thể ở dạng dung dịch sử dụng phun vào lá

Một số loại phân bón lá phổ biến hiện nay: Composition, Fetrilon-combi, Super vi lượng

Hình 1.41 Một số phân bón lá phổ biến hiện nay

2.2 Tính lượng phân bón

- Giai đọan cây con và những năm đầu cho quả: Bón 5 - 10kg phân gà/gốc(hoặc phân hữu cơ đã hoai mục) kết hợp với phân vô cơ theo công thứcN:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc: 15:15:6:4 Liều lượng và số lần bón trong năm nhưbảng 1.2

Bảng 1.2 Liều lượng và số lần bón phân theo tuổi cây

(kg/cây/năm) Số lần bón trong năm

Trang 25

8 5,0 3

- Giai đoạn cho quả ổn định: Đối với cây có đường kính tán 5 – 6 m đangphát triển bình thường có thể bón như sau:

+ Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân

hữu cơ hoai mục 20 - 30kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liềulượng khuyến cáo trên bao bì) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm caotheo công thức N:P:K:Mg (18:11:5:3) với liều lượng 2 - 3kg/cây

+ Lần 2: Trước ra hoa 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao

theo công thức N:P:K:Mg (10:50:17:2) với liều lượng 2 - 3kg/cây để giúp quátrình ra hoa dễ dàng

+ Lần 3: Khi quả sầu riêng lớn bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàm

lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 3kg/cây

-+ Lần 4: Trước khi quả chín 1 tháng bón 2 – 3 kg phân như NPK (16-16-8)

kết hợp với 1 - 1,5kg phân K2SO4 để tăng chất lượng quả

Có thể sử dụng phân bón Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng để bón chocây với liều lượng như sau :

- Giai đoạn cây con và lúc bắt đầu cho quả: đầu mùa mưa mỗi gốc bón 3- 4

kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix và 20 kg phân Komix chuyên dùng cho SầuRiêng, với lượng phân chuyên dùng này ta có thể chia làm 4 lần bón trong năm

- Giai đoạn cây cho quả ổn định: bón hoàn toàn bằng phân Komix chuyêndùng cho sầu riêng, với liều lượng như sau:

+ Sau thu hoạch bón: 5 - 10kg phân Lân hữu cơ vi sinh Komix + 10kgphân chuyên dùng

+ Trước khi cây ra hoa: bón 10 kg phân Komix chuyên dùng cho cây sầu riêng.+ Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm: bón 10 kg phân Komix chuyêndùng cho cây

3 Chuẩn bị trước khi bón

3.1 Chuẩn bị phân bón

- Chuẩn bị phân bón chứa đạm: Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%)hoặc Sunphat đạm (phân SA) chứa 20 - 21% nitơ (N) hoặc Phôtphat đạm (phốtphát amôn) chứa 16% đạm và 20% lân

Trang 26

Chuẩn bị phân bón chứa lân: Supe lân và Lân nung chảy, chứa từ 15,5% 17% Ô-xít Phốt-pho (P2O5 hữu hiệu).

Chuẩn bị phân bón chứa kali: Sun phat Ka li (SOP, K2SO4) chứa 50% xít Ka-li (K2O)

Ô Chuẩn bị phân bón lá: Composition, FetrilonÔ combi, Super vi lượng

- Chuẩn bị phân hữu cơ: Phân bò, phân gà, phân heo (lợn), phân hữu cơ visinh, phân dơi, phân cá

3.2 Chuẩn bị dụng cụ để bón phân

- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị để bón phân: Cân trọng lượng, xô, chậu,thúng, túi nilon, máy bón phân…

4 Bón phân cho sầu riêng

4.1 Bón phân giai đoạn kiến thiết cơ bản

Bước 1 Xác định thời điểm bón phân:

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kiến thiết cơ bản để xác địnhthời điểm bón phân cho phù hợp:

Lượng NPK hoặc hỗn hợp phân được chia đều và bón nhiều lần trong năm(4 – 6 lần) Nếu có điều kiện nên bón hàng tháng sẽ cho kết quả tốt hơn Có thể

sử dụng thêm phân bón lá nếu cây phát triển kém, chú ý phun ở mặt dưới lá.Phân hữu cơ và vôi: Bón 1 lần vào đầu mùa mưa

Phân vi lượng: Phun 2 lần trong năm

Phun trên lá: Thường áp dụng đối với các loại phân vi lượng như SupperZinc K Cần lưu ý sử dụng đúng nồng độ như khuyến cáo để tránh gây cháy láhoặc ngộ độc Để tăng hiệu quả của phân bón lá nên phun vào buổi sáng vàphun mặt dưới của lá

Bước 3 Tiến hành bón phân cho sầu riêng

Trang 27

- Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vàohố/gốc và lấp hố trước khi trồng 15 - 30 ngày

- Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏnglên trên

Bước 4 Tưới nước sau mỗi lần bón phân

Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấpthu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân

Có thể kết hợp với các biện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượngphân bay hơi

4.2 Bón phân giai đoạn kinh doanh

Bước 1 Xác định thời điểm bón phân:

Căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của giai đoạn kinh doanh để xác định thờiđiểm bón phân cho phù hợp:

Lần 1: Ngay sau khi thu hoạch xong cần tiến hành tỉa cành, bón phân gàhoai mục 20 - 30 kg/cây (hoặc phân Humix, Dynamic lifter theo liều lượngkhuyến cáo) kết hợp với phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức N: P:K: Mg (18:11: 5: 3 hoặc 15:15: 6: 4) với liều lượng 2 - 3 kg/cây

Lần 2: Trước ra hoa 30 - 40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân caotheo công thức N: P: K (10: 50: 17) với liều lượng 2 - 3kg/cây để giúp quá trình

ra hoa dễ dàng

Lần 3: Khi quả sầu riêng to bằng quả chôm chôm cần bón phân có hàmlượng kali cao theo công thức N: P: K: Mg (12:12:17:2) với liều lượng 2 - 3kg/cây

Lần 4: Trước khi quả chín 01 tháng bón 2 – 3 kg phân NPK như NPK(16:16:8) kết hợp với 1 - 1,5 kg phân KNO3 để tăng chất lượng quả

Nên chú ý, đây là lần bón phân thứ 4 sau khi thu hoạch vụ trước và cũng

là lần bón phân cuối cùng của vụ quả năm này, lần bón phân này không bón trễhơn 1 tháng trước thu hoạch Bởi vì bón như vậy, sẽ có nhiều nguy cơ làm giảmphẩm chất quả như cơm quả bị sượng, bị nhão

Ngoài ra, còn có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng kali cao để gópphần nâng cao năng suất phẩm chất quả Có thể phun phân bón lá làm 5 lần, mỗilần cách nhau 1 tuần, bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu quả Bước 2 Xác định cách bón phân

Trang 28

Bón gốc:

- Phân hữu cơ: Bón rải quanh bồn

ở phía ngoài rìa tán lá, xới nhẹ và đều

hoặc đào rãnh rộng 10 – 30 cm, sâu 10

– 20 cm xung quanh đường kính tán,

bón xong lấp đất lại Hình 1.42 Đào hố quanh tán bón

phân hữu cơ

- Phân vô cơ: Bón giống như

thời kỳ kiến thiết cơ bản (xới đất nhẹ,

rải phân trong tán, cách gốc 20 cm,

lấp đất nhẹ, tưới nước và tủ gốc)

Hình 1.43 Bón phân vô cơ

Phun trên lá: Phun theo hướng dẫn trên bao bì theo giai đoạn sinh trưởng,phát triển của cây

Bước 3 Tiến hành bón phân cho sầu riêng

- Bón lót: Trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng và vôi đều với đất vào rãnhrồi lấp đất lại

- Bón thúc: Xới nhẹ đất trong tán, rải đều phân và phủ một lớp đất mỏnglên trên

Bước 4 Tưới nước sau mỗi lần bón phân

Tưới nước đủ ẩm sau khi bón phân để phân hòa tan cho cây trồng dễ hấpthu nhưng không được tưới quá nhiều sẽ trôi mất phân Có thể kết hợp với cácbiện pháp tủ đất vừa giúp giữ ẩm vừa giảm lượng phân bay hơi

- Đối với vùng đất có pH thấp nên dùng DAP bón thay NPK loại 16:16:8.

- Làm sạch cỏ xung quanh gốc sầu riêng; xén và bứng rễ cây trồng xen tạm thời hay bằng cách xén rãnh xung quanh bồn để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây sầu riêng.

Trang 29

- Hạn chế sự mất mát phân do bốc hơi, do nước chảy tràn bằng cách làm bồn, tủ gốc bằng lớp lá cây cỏ lên trên xung quanh gốc

- Tránh bón phân lúc mưa to và lúc không có nước tưới

- Làm bồn chỉ nên xới xáo vùng từ rìa tán lá ra phía ngoài, xới xáo nhẹ vùng bên trong tán lá vì xới xáo mạnh sẽ làm tổn thương rễ sầu riêng.

- Không sử dụng đơn độc phân vô cơ mà cần bón phân hữu cơ hàng năm.

5 Bón phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng

5.1 Bón đúng loại phân

- Cây sầu riêng yêu cầu phân gì thì bón phân đó Phân bón có nhiều loại,nhưng có 3 loại chính là đạm - N, lân – P, kali - K Lưu huỳnh (S) cũng rất cầnnhưng với lượng ít hơn Mỗi loại có chức năng riêng Bón phân không đúng yêucầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây

- Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ được

ổn định môi trường của đất

Ở đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axit cao quá ngưỡng

và trên nền đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng

5.2 Bón đúng nhu cầu sinh lý của cây sầu riêng

- Nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng khác nhau tùy thuộc vào từng giaiđoạn sinh trưởng và phát triển Ở giai đoạn sinh trưởng cần đạm hơn kali; ở thời

kỳ phát triển quả lại cần kali hơn đạm Bón đúng loại phân mà cây cần mới pháthuy hiệu quả

- Trong suốt thời kỳ sống, cây sầu riêng luôn luôn có nhu cầu các chất dinhdưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy khi bón phân nên chia ra bón nhiềulần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quánhiều Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môitrường, cây sử dụng không hết sẽ làm cho cây biến dạng dễ nhiễm bệnh, năngsuất chất lượng nông sản thấp

- Bón phân có 3 thời kỳ: bón lót trước khi trồng (hay bón hồi phục sau khicây thu hoạch vụ trước), bón thúc (nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây,tạo chồi lá mới) và bón rước hoa, nuôi hoa, bón nuôi quả

5.3 Bón đúng điều kiện đất đai

Bón phân là hình thức bổ sung vào đất chất dinh dưỡng cho cây sầu riêng.Ngoài ra, còn có các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ sẵn có hoặc cố

Trang 30

định N từ không khí vào đất, do vậy bón phân còn có tác dụng kích thích hoạtđộng của tập đoàn vi sinh vật đất Nhờ đó cây được tăng cường cung cấp lượngcác chất dinh dưỡng cân đối hơn Bón phân không những cần cho cây sầu riêng

mà còn giúp cho vi sinh vật đất phát triển hữu hiệu hơn

5.4 Bón đúng lúc

Mùa vụ, nhiệt độ và thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của phân bón.Mưa làm rửa trôi, trực di phân bón (phân chảy xuống tầng đất dưới), nắng khôlàm phân bón khó tan và rất dễ bốc hơi, cây không còn nhiều dinh dưỡng đểphát triển, đôi khi còn gây cháy lá, hư hoa, hư quả Vì vậy, nên bón phân chocây sầu riêng lúc sáng sớm, chiều mát tránh bón vào buổi trưa, ngày mưa lớn Bón đúng loại phân, bón đúng thời cơ, bón đúng đối tượng làm tăng khảnăng chống chịu của cây đối với hạn, thời tiết bất thường của môi trường và vớisâu bệnh gây hại (ví dụ phân kali)

Bón phân không phải lúc nào cũng để cung cấp dinh dưỡng thúc đẩy cây sầuriêng phát triển mà còn có trường hợp phải dùng phân để tác động hãm bớt tốc độsinh trưởng nhằm tăng tính chịu đựng của cây trước các yếu tố xấu phát sinh

5.5 Bón đúng phương pháp

Có 2 loại phân bón: Phân bón gốc và phân bón lá Tùy nhu cầu phát triểncủa mỗi giai đoạn mà có phương pháp bón thích hợp Với phân bón gốc thì bónvào hố, rãnh theo vành tán lá hoặc rải đều trên mặt đất Với phân bón lá thì phunđều trên lá, nếu ướt được cả 2 mặt lá thì càng tốt

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi:

Câu 1: Trình bày nhu cầu nước của cây sầu riêng và các biện pháp tưới

nước chủ yếu hiện nay

Câu 2: Nêu nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng.

Câu 3: Trình bày kỹ thuật bón phân cho sầu riêng theo nguyên tắc 5 đúng

2 Bài tập thực hành:

Bài tập thực hành 1: Tưới nước cho cây sầu riêng.

- Mục tiêu: Tưới nước đúng nhu cầu của cây

- Nguồn lực cần thiết: Vườn sầu riêng, hệ thống máy và thiết bị tưới, nhiênliệu tưới, nguồn nước tưới

- Cách tổ chức thực hiện:

Trang 31

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhómtrưởng Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân, mỗi nhóm tưới nước cho 5 cây sầuriêng

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc Nhắc những lưu ýtrong quá trình thao tác

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ/nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: Tưới đủ lượng nước cho từng cây

sầu riêng, không gây xói mòn làm ảnh hưởng gốc rễ cây sầu riêng.

Bài thực hành 2: Bón phân cho cây sầu riêng.

- Mục tiêu: Bón phân đúng kỹ thuật

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc Nhắc những lưu ýtrong quá trình thao tác

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ/nhóm

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Rạch hàng hoặc cuốc hốc trước khi bón

+ Phân được bón đều và được lấp kín

+ Bón không bị sót

+ Không tổn thương gốc rễ cây sầu riêng

C Ghi nhớ

Trang 32

- Nhu cầu nước của cây sầu riêng trong các giai đoạn sinh trưởng.

- Tưới nước theo nhu cầu của cây và tiêu nước ngay cho sầu riêng khi códấu hiệu bị ngập úng

- Nhu cầu dinh dưỡng trong các giai đoạn sinh trưởng phát triển của sầuriêng; Bón phân cho sầu riêng đúng yêu cầu kỹ thuật

Bài 2: TỈA CÀNH, TẠO TÁN

Mã bài: MĐ 02-02

Mục tiêu:

- Mô tả được đặc điểm của tán lá cây sầu riêng;

- Xác định được các cành lá của tán cây sầu riêng cần để tạo tán cần cắt tỉa

Bên cạnh đó, theo thời gian một số bộ phận cành lá đã già che lấp các bộphận cành lá non, hoặc những cành bị sâu bệnh, giảm hoặc không còn khả năng

Trang 33

cho quả nữa nếu không được cắt tỉa thì sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây vàchất lượng của quả

Khi cây có bộ khung cành khỏe,

phân phối đều trong tán mới có thể

mang một khối lượng quả lớn được

Hình 2.1 Tỉa cành, tạo tán cho sầu riêng

Dạng hình cây sầu riêng chuẩn

+ Có 1 thân chính khỏe và mọc thẳng;

+ Có 4 - 5 cành cấp 1;

+ Cành cấp 1 đầu tiên được giữ lại cách mặt đất ít nhất 50 cm;

+ Các cành mọc đều các hướng;

+ Tán lá tròn đều, cân đối

Muốn vậy thì ta phải tiến hành cắt tỉa

* Lợi ích của tỉa cành, tạo tán

- Đốn tỉa là loại bỏ bớt cành lá thừa, giảm khả năng quang hợp nhưng lại

che lấp ánh sáng của các cành, lá non đang sinh trưởng mạnh nên giúp vườn câyphân phối đều ánh sáng qua đó tăng hiệu quả quang hợp Quang hợp tốt sẽ tổnghợp được nhiều chất hữu cơ, đường, bột, chất béo và cả chất đạm làm tăng sảnlượng và chất lượng sản phẩm

- Tỉa cành, tạo tán vừa phân phối lại ánh sáng vừa phát quang những nơi

rậm rạp, làm mất đi nơi ở lý tưởng cho sâu bệnh phát triển và khi xịt thuốc để

xử lý sâu bệnh hay bổ sung dinh dưỡng hoặc điều tiết sự ra hoa quả vụ cũng dễdàng phủ kín toàn bộ tán cây

- Tỉa cành, tạo tán cũng giúp tạo cho cây bộ khung cành khỏe, phân phối

đều trong tán cây để có thể mang một khối lượng quả lớn

- Cắt bỏ bớt những cành vượt sinh trưởng mạnh nhưng không cho quả nên

lấy đi nhiều dinh dưỡng của cây mà không cho sản phẩm cũng là mục đích củaviệc đốn tỉa, đồng thời khi tạo hình tán cây có các cành đều nhau sẽ ra hoa, kếtquả tập trung, tăng sản lượng và chất lượng quả đồng đều

- Trong một số trường hợp như vườn cây đã già cỗi, sản lượng thấp cũng

phải đốn phục hồi để cải tạo lại khả năng cho quả; Đốn phục hồi cũng có thể

Trang 34

thực hiện để ghép một giống mới vào thay thế giống đã bị lỗi thời không có thịtrường tiêu thụ…

Hình 2.2 Tán cây sầu riêng qua các giai đoạn sinh trưởng

- Cây non – Đốn tạo hình: Hoạt động của bộ rễ mạnh hơn hoạt động của bộ

lá, chỉ đốn rất ít

- Cây trưởng thành: Hoạt động của bộ rễ và bộ lá cân đối, đốn nhẹ cho thoáng

- Cây già: Đất kiệt, bộ rễ yếu, bộ lá nhiều, đốn nhiều kết hợp bón phân

* Những điểm quan trọng cần lưu ý khi đốn tỉa:

- Phải kiểm tra theo dõi thường xuyên vườn cây để can thiệp kịp thời.

- Đốn tạo hình phải làm sớm ngay từ vườn ươm Khi cây chưa có hoa quả,

chú ý không quá nhiều, chỉ ngắt đi những nụ, mầm non, bấm ngọn và cắt bỏnhững cành vô ích, mọc sai vị trí ngay từ khi còn nhỏ để tránh cây mất sức vàtiết kiệm dinh dưỡng cho cây

- Đốn khi cây cho quả quan trọng nhất là sau khi thu hoạch, cắt bỏ những

cành già yếu, sâu bệnh, những cành bị oằn gãy do mang quả quá nặng… và giữamùa mưa cũng cần phải cắt bỏ những cành vượt che lấp ánh sáng

- Khi đốn phải xác định ở mỗi cây, đốn nhẹ, nặng, hay trung bình.

- Khi cây ra quá nhiều quả, nên bẻ bớt để tăng chất lượng quả (quả to, đồng

đều và đẹp mã hơn) và quan trọng là giữ cho cây khỏe không sớm kiệt sức

- Cây sầu riêng trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính thường chonhiều nhánh mọc dầy gần mặt đất, do đó cần tạo hình cho cây trong những nămđầu Ngay sau khi trồng lưu ý chọn giữ một thân chính mọc thẳng

Sau khi các cành bên mọc ra, chọn giữ lại một số cành tốt làm giàn, loại

bỏ các cành còn lại Nên chọn các cành hợp với trục thân chính một góc khoảng

45 - 900 Trong thời gian cây tiếp tục phát triển, các cành giàn ban đầu cũng tiếptục được chọn lại và loại bỏ các cành mới mọc xen kẻ giữa các cành giàn

Trang 35

- Tỉa bỏ những cành mọc thấp hơn 50 cm tính từ mặt đất để giảm bớt táchại của bệnh chảy mủ gốc Các cành mọc khít nhau cũng cần loại bỏ

- Tỉa bỏ những cành nhỏ yếu mọc ra từ những cành lớn bên trong tán,những cành mọc thẳng đứng, để giúp cây được thoáng, thụ phấn dễ dàng và quảphát triển tốt hơn Thường xuyên loại bỏ những nhánh sâu bệnh, khô chết vàgiập gãy

- Cùng một vị trí trên cây nếu có 2 cành mọc ra thì để 1 cành còn cắt bỏ 1 cành;

- Tỉa bỏ hết cành vượt mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh,cành mọc quá gần mặt đất để cây phát triển tốt;

- Cắt ngọn sầu riêng khi cây cao trên 7m, cắt ở vị trí 5 m – 5,5 m (cáchngọn 1,5 – 2m)

Trang 36

- Cưa cầm tay: Yêu cầu lưỡi cưa

phải sắc, sạch (không bị rỉ sét), răng

cưa đều, dùng để cắt những cành mà

kéo không cắt được Nếu cắt thân lớn,

dùng cưa có răng lớn, đường mở răng

- Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Khi cây nhỏ chỉ để 1 ngọn, tỉa bỏ hết chồi gốc, cắt hết cành mọc ra từ gốcghép (chỉ thực hiện năm đầu tiên, sau sẽ hết), cành đầu tiên để cách mặt đất >

50 cm, sau đó để các cành nhỏ trên thân chính cách nhau từ 8 – 10 cm, khi câylớn khoảng cách không nên dưới 30 cm

Tỉa bỏ hết cành vượt mọc đứng bên trong tán, cành ốm yếu, bị sâu bệnh,cành mọc quá gần mặt đất để cây phát triển tốt

Nếu trên một cây có 2 cành mọc cùng 1 vị trí thì cắt đi 1 cành

Không cắt ngọn cây sầu tiêng vì tự nó đã có dạng hình tháp Nhưng nếu sầuriêng quá cao (vượt quá 7 m) thì cắt bỏ từ 1,5 - 2 m tính từ đỉnh ngọn trở xuống Khi cắt cành thực hiện vào những ngày trời nhiều mây để tránh nắng làmcháy vỏ những cành nằm ở bên trên

- Trong giai đoạn kinh doanh: Sầu riêng ra hoa kết quả trên thân chính, trêncành (kể cả cành lớn và cành nhỏ), không ra hoa ở ngọn cây Vì vậy chỉ để lạicành khoẻ mạnh, cành mọc ngang ở độ cao 1 m so với mặt đất Ở giai đoạn này

có thể chia làm 3 lần cắt tỉa trong năm:

Lần 1: Sau thu hoạch, cắt bỏ cành khô, cành bị bệnh, ốm yếu, cành bị kiệtsức vì đã ra nhiều quả

Trang 37

Lần 2: Cắt tỉa vào tháng 8 - 9, trước khi bón phân lần thứ 2, cắt bỏ nhữngcành vượt, cành bệnh, cành khô, cành rết (cành có nhiều cành con hai bên), làmcho thông thoáng, nhiều ánh sáng, cắt tỉa xong mới bón phân.

Lần 3: Vào thời điểm cây cho quả bằng quả quýt, cắt tỉa lần này kết hợpvới tỉa quả để dồn sức cho những quả còn lại

Công tác tỉa cành tạo tán

cần được tiến hành thường

xuyên, liên tục mới có thể tạo

được cây sầu riêng có bộ tán

thông thoáng cân đối

Hình 2.7 Cắt tỉa cho sầu riêng đang ra trái

2.5 Vệ sinh vết cắt

Gọt nhẵn vết cắt, quét sơn, vôi

hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết

cắt có đường kính ≥ 1cm Hoặc có thể

dùng băng keo nilon cuốn vết cắt

cành lại cho nước và sâu bệnh không

tấn công vào vết thương

Nếu cắt ngọn để khống chế chiều

cao cây: Quét hỗn hợp Agri-fos +

Mancozeb để phòng bệnh và dùng vỏ

chai thuốc cắt đôi rồi úp lên vết cắt Hình 2.8 Quét sơn cho vết cắt

2.6 Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa

- Sau khi đốn tỉa cành cần kết hợp vệ sinh làm cỏ, thu gom những cành vừađốn đem đốt bỏ để giảm nguồn sâu, bệnh lây lan cho vụ sau

- Cây sau cắt tỉa rất dễ bị bệnh xì mủ thân, thối rễ gây chết cây, nên xịtthuốc để phòng bệnh xảy ra

- Bón phân và tưới nước giúp cây nhanh hồi phục, có thể dùng phân bóngốc hoặc phân bón lá

- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại sớm cũng như cáccành mới mọc ra sai vị trí thì tiếp tục cắt tỉa

3 Tạo tán cho sầu riêng

Trang 38

- Khi cây còn nhỏ không nên tỉa

bỏ ngọn cây Nên tỉa bỏ những cành

dày đặc, cành vượt, cành đan chéo

nhau trên thân cây

- Tuyển chọn lại 4 - 5 cành phân

bố đều theo các hướng, cách nhau 30

cm Cành thứ nhất cách mặt đất 50 –

80 cm, nên theo định hướng tạo dáng

cây có một bộ khung cơ bản thông

- Ở giai đoạn kinh doanh, nếu cây quá cao (lớn hơn 7 m) thì nên cắt ngọn

để hảm bớt chiều cao thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch (cắt tại vị trícách gốc 5 – 5,5 m)

B Câu hỏi và bài tập thực hành

1 Câu hỏi: Nêu kỹ thuật cắt tỉa sầu riêng theo các giai đoạn sinh trưởng.

2 Bài tập thực hành 4.3.1: Cắt tỉa cành cho cây sầu riêng

- Mục tiêu: Cắt tỉa cành đạt yêu cầu

- Nguồn lực: Vườn sầu riêng, dây chì, kéo cắt cành (loại ngắn, loại dài),kéo giật, các loại cưa, sứa cắt cành, thang dài

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 6 học viên, bầu nhómtrưởng Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân Mỗi nhóm tiến hành cắt tỉa cànhcho 5 cây sầu riêng

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc

+ Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc Nhắc những lưu ýtrong quá trình thao tác

- Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm

- Kết quả sản phẩm cần đạt được: Cắt tỉa gọn gàng, đảm bảo cây đượcthông thoáng, không còn cành tăm, cành sâu bệnh, cành vượt và tán phân bốđều xung quanh gốc cây sầu riêng

C Ghi nhớ

Trang 39

- Đặc điểm tán cây sầu riêng.

- Những cành nên giữ và những cành nên tỉa bỏ

- Cách tiến hành cắt tỉa, tạo tán cho sầu riêng

Bài 3: XỬ LÝ RA HOA, QUẢ NON VÀ THỤ PHẤN BỔ SUNG

Mã bài: MĐ 02-03

Mục tiêu:

- Nêu được cách xử lý ra hoa quả vụ/sớm/muộn cho cây sầu riêng;

- Xác định được số hoa và quả cần tỉa trên các chùm hoa, quả;

- Xử lý ra hoa; Tỉa hoa và tỉa quả đúng yêu cầu kỹ thuật

- Trình bày được đặc điểm ra hoa của cây sầu riêng và cách thụ phấn bổsung cho sầu riêng;

- Thụ phấn bổ sung cho sầu riêng đúng yêu cầu kỹ thuật

Trang 40

Giống ra hoa trung bình như giống sầu riêng Mon Thong và Chanee là haigiống sầu riêng nổi tiếng của Thái Lan ra hoa từ giữa tháng 12 đến giữa tháng 2

và thu hoạch vào khoảng giữa tháng 6 (110 - 120 ngày sau khi đậu quả)

Giống muộn ra hoa cùng lúc với giống trung bình nhưng có thời gian từ khiđậu quả đến khi thu hoạch trên 130 ngày nên thời gian thu hoạch vào khoảnggiữa tháng 7

- Ở vùng nhiệt đới ẩm như ở Indonesia và Malaysia, sầu riêng có thể ra hoa

ra hoa 2 lần/năm vào tháng 3 - 4 và tháng 8 - 9

- Ở Việt Nam, giống sầu riêng Khổ Qua Xanh trồng ở Cai Lậy, tỉnh TiềnGiang ra hoa tập trung vào tháng 12 - 1 và thu hoạch vào tháng 4 - 6

- Giống sầu riêng Sữa Hột Lép của huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trồng tạivườn tiêu bản trường Đại Học Cần Thơ ra hoa vào đầu tháng 2 và thu hoạchtrong tháng 6

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ra hoa của sầu riêng thayđổi từ năm này đến năm khác

Hoa sầu riêng mọc thành

từng chùm trên nhánh hoặc thân

Hoa thuộc loại hoa hoàn

toàn, nghĩa là có đủ hai bộ phận

đực (nhị) và cái (nhụy) nhưng hai

bộ phận này không chín cùng lúc

khi hoa nở

Thông thường, nuốm nhụy

cái bắt đầu nhận phấn trước khi

hạt phấn được phóng thích ra khỏi

bao phấn

Hình 3.1 Hoa sầu riêng mọc thành chùm

Trên một số giống sầu riêng của Thái Lan, hoa sầu riêng nở hoàn toànvào khoảng 3 giờ chiều cho đến 6 - 7 giờ tối, nhưng hạt phấn bắt đầu phóngthích từ 8 giờ tối đến giữa đêm nên sự tự thụ phấn trên cây sầu riêng xảy ravới tỉ lệ rất thấp

Hầu hết hoa sầu riêng đều nhận phấn một ngày trước khi hoa nở và khả năngnhận phấn giảm ở ngày tiếp theo

1.1 Các phương pháp xử lý ra hoa

Ngày đăng: 03/04/2019, 15:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w