3.4.1. Phương pháp nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
3.4.1.1. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu, thu nhận trứng giun T. suis * Phương pháp thu thập mẫu phân lợn. * Phương pháp thu thập mẫu phân lợn.
Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật vào buổi sáng sớm, để riêng mỗi mẫu phân vào túi linon nhỏ mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: Tên chủ hộ, địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có). Những thông tin này được ghi vào nhật ký đề tài.
- Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.
3.4.1.2. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn * Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun T. suis * Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun T. suis
Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun tóc dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun tóc được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun T.suis
Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp Mc. Master: Đếm số trứng giun T. suis trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2008 [15]).
Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau: - Bước 1: Cân 4g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn.
- Bước 2: Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút 1 ml dung dịch phân nhỏ đầy hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).
Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:
Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60 Số trứng /1 gam phân =
4
(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1 ml dung dịch phân)
Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: ≤ 500 trứng /g phân: Nhiễm nhẹ (+)
> 500 - 1000 trứng /g phân: Nhiễm nặng (++) > 1000 trứng /g phân: Nhiễm rất nặng (+++)
3.4.1.3. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T.suis cho lợn * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng
Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.
Trong đó:
P: Khối lượng lợn (kg)
VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)
* Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn.
- Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10 và 15 sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc. Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên một số lợn, kiểm tra số lượng giun T. suis ký sinh ở ruột già để xác định lại hiệu lực của thuốc.
- Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc 1 giờ.
3.4.1.4. Bố trí thí nghiệm xác định công thức ủ phân có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt trứng giun T. suis lợn tốt để diệt trứng giun T. suis lợn
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo 3 công thức sau:
Công thức 1: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Tro bếp: 12 kg.
Công thức 2: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Vôi bột: 10 kg.
Công thức 3: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:
+ Phân chuồng: 40 kg. + Tro bếp: 12 kg.
+ Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. + Vôi bột: 10 kg.
- Cách ủ phân: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ của mỗi công thức ủ, cho vào mỗi hố ủ các hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi hố ủ trên.
Cũng trộn đều 5 kg phân lợn nhiễm giun tóc nặng với các nguyên liệu khác (lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như 3 công thức, sau đó chia vào các túi vải nhỏ có dây nilon buộc miệng hỗn hợp vừa trộn(mỗi túi 10 - 15 g), đặt những mẫu này vào các đống (hố) ủ (ở các vị trí khác nhau: Xung quanh và trung tâm), đầu dây nilon thò ra ngoài lớp bùn trát để có thể lấy ra dễ dàng và không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong hố ủ. Trát bùn xung quanh hố ủ để tạo môi trường yếm khí trong hố ủ.
* Phương pháp theo dõi khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của 3 công thức ủ.
Hàng ngày dùng nhiệt kế 100 0
C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy từ mỗi bao 1 túi vải để xét nghiệm trứng giun T. suis. Đếm số trứng giun /3 vi trường, đếm số trứng giun chết /3 vi trường. Từ đó xác định được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt trứng giun T. suis lợn.
3.4.1.5. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh giun T. suis trên thực địa thực địa
Địa điểm thực hiện : Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Đối tượng thử nghiệm: Lợn ở các lứa tuổi khác nhau
Nội dung triển khai:
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn trước thử nghiệm
Lợn trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis bằng phương pháp Fulleborn và phương pháp Mc. Master.
* Bố trí thử nghiệm
Lợn được bố trí thành 2 lô: Lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: Tuổi, khối lượng, tính biệt, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis
Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis như: + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng giun T. suis.
+ Vệ sinh chuồng và xung quanh chuồng trại, thức ăn và nước uống + Cho ăn tương đối đủ về số lượng và chất lượng.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc của lợn sau 2 tháng thử nghiệm
Sau 2 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis
Từ đó đánh giá sơ bộ hiệu quả của các biện pháp phòng trị đã áp dụng.
* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn sau 3 tháng thử nghiệm
Sau 3 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lô thử nghiệm và đối chứng bằng phương pháp Fullerborn và phương pháp Mc. Master.
Từ đó đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng trị đã áp dụng.
3.4.2.6. Đề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn
Quy trình phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn được đề ra dựa trên kết quả nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập và xử lý theo thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và Excel 2007
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn nuôi tại một số xã, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên một số xã, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ (%)
Cường độ nhiễm (trứng /gam phân)
≤ 500 500 - 1000 > 1000 n % n % n % Xuân Phương 142 38 25,76 22 57,89 10 34,21 3 7,89 Nhã Lộng 173 34 19,65 23 67,64 7 23,50 1 2,94 Thượng Đình 125 27 21,60 19 70,37 6 25,92 2 7,40 Điềm Thụy 107 29 27,10 16 55,17 10 37,93 5 17,24 Tính chung 547 128 23,40 84 65,63 33 25,78 11 8,59 Bảng 4.1 cho thấy:
* Về tỷ lệ nhiễm: Trong Tổng số 547 lợn kiểm tra có 128 lợn nhiễm
giun T. suis, tỷ lệ nhiễm chung là 23,40 %; biến động từ 19,65 - 27,10 %. Kết
quả này phản ánh tình hình nhiễm giun T. suis ở 4 xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là khá phổ biến.
So sánh kết quả ở 4 xã nghiên cứu, chúng tôi thấy: Đàn lợn ở xã Điềm Thụy có tỷ lệ nhiễm giun T. suis cao nhất (27,10 %), tiếp đó là Xuân Phương (25,76 %), xã Thượng Đình (21,60 %), thấp nhất ở xã Nhã Lộng (19,65 %).
Qua điều tra theo dõi, chúng tôi thấy: Đại đa số người dân chăn nuôi đều không chú ý đến vấn đề vệ sinh thú ý, đặc biệt là khâu quét dọn và thu gom phân ủ. Hầu hết lợn không được tẩy giun định kỳ, dẫn đến lợn còi cọc, chậm lớn, sinh trưởng kém.
* Về cường độ nhiễm: Lợn nuôi ở 4 xã nghiên cứu đều có cường độ nhiễm
giun T. suis từ nhẹ đến nặng. Tính chung trong tổng số 128 lợn nhiễm T. suis có
84 lợn nhiễm ở cường độ nhẹ, chiếm 65,63 %; có 33 lợn nhiễm ở cường độ trung bình, chiếm 25,78 %; 11 lợn nhiễm ở cường độ nặng chiếm 8,59 %.
Qua kết quả ở bảng trên, chúng tôi có nhận xét như sau:
Lợn nuôi ở 4 xã của huyện Phú Bình nhiễm giun T. suis chủ yếu ở cường độ nhẹ và trung bình, nhiễm ít hơn ở cường độ nặng.
Kết quả xét nghiệm phân kết hợp với quan sát trong quá trình thu thập phân cho thấy: Lợn ở 4 xã nhiễm giun T. suis ở cường độ khác nhau. Mức độ cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tuổi lợn, vùng sinh thái, điều kiện kinh tế và chăn nuôi, điều kiện vệ sinh thú y kém, chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, dẫn đến sức đề kháng của lợn kém, khả năng cảm nhiễm một số lượng lớn hoặc nhỏ trứng có sức gây bệnh.
Như vậy, nếu lợn được nuôi trong tình trạng vệ sinh thú y kém, phương thức chăn nuôi lạc hậu, chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo, không quan tâm đến công tác thú y trong chăn nuôi thì tỷ lệ và cường độ nhiễm
giun T. suis tăng lên. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Văn
0 5 10 15 20 25 30
Xuân Phương Nhã Lộng Thượng Đình Điềm Thụy Địa điểm (xã) Tỷ lệ (% )
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở các xã huyện Phú Bình
4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh và điều trị bệnh cho lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
4.2.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy trong điều trị bệnh giun T. suis cho lợn T. suis cho lợn
4.2.1.1. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy trong điều trị bệnh giun T. suis cho lợn thí nghiệm T. suis cho lợn thí nghiệm
Bảng 4.2. Hiệu lực của một số thuốc tẩy giun T. suis cho lợn thí nghiêm.
Thuốc và liều lượng Số TT lợn Cường độ nhiễm trước tẩy (trứng /g phân)
Cường độ nhiễm sau tẩy (trứng /g phân) Mổ khám sau tẩy (số giun /lợn) Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15 An toàn Ziquan - mectin (1ml /10Kg TT) Lợn 1 390 0 0 0 + 0 Lợn 2 840 0 0 0 + 0 Lợn 3 450 0 0 0 + 0 Lợn 4 1290 0 0 0 + 0 Lợn 5 480 0 0 0 + 0 Bendazol (1g /10kg TT) Lợn 1 360 0 0 0 + 0 Lợn 2 930 90 30 0 + 0 Lợn 3 870 0 0 0 + 0 Lợn 4 1230 120 60 0 + 0 Lợn 5 810 0 0 0 + 0 Hanmectin - 25 (0,3 mg /kg TT) Lợn 1 360 0 0 0 + 0 Lợn 2 1950 150 30 0 + 0 Lợn 3 480 0 0 0 + 0 Lợn 4 420 0 0 0 + 0 Lợn 5 870 90 0 0 + 0
Bảng 4.2 cho thấy sau khi sử dụng 3 loại thuốc tẩy mỗi loại cho 5 lợn nhiễm giun T. suis trong phòng thí nghiệm thu được kêt quả cụ thể:
- Sử dụng thuốc Ziquan - mectin tẩy cho 5 lợn nhiễm giun T. suis với cường độ 390 trứng /g phân - 1290 trứng /g phân. Sau 5 ngày dùng thuốc, xét
nghiệm phân của những lợn trên, kết quả cho thấy cả 5 lợn đều không còn trứng giun T.suis trong phân. Thuốc an toàn với lợn.
Tiến hành mổ khám 5 lợn đã dùng thuốc Ziquan - mectin 20 ngày thấy
không còn giun T.suis ký sinh. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100 %, hiệu
lực triệt để đạt 100 %.
- Sử dụng thuốc Bendazol tẩy cho 5 lợn nhiễm giun T. suis với cường độ khác nhau (360 trứng /g phân - 1230 trứng /g phân). Sau 5 ngày dùng thuốc, xét nghiệm phân của những lợn trên kết quả cho thấy: Lợn số 1, số 3, số 5 không còn trứng giun T. suis, lợn số 2 và lợn số 4 còn trứng giun T. suis với số lượng tương ứng là 120 trứng /g phân và 90 trứng /g phân, tuy nhiên số lượng trứng giun T.suis /g phân thấp hơn rất nhiều so với trước khi tẩy. Sau 10 ngày lại tiếp tục kiểm tra còn 2 lợn còn nhiễm giun T. suis nhưng số lượng giảm còn 30 trứng /g phân và 60 trứng /g phân. Kiểm tra sau 15 ngày thấy cả 5 lợn không còn trứng giun T. suis trong phân. Thuốc an toàn với lợn.
Mổ khám 5 lợn sau khi dùng thuốc Bendazol 20 ngày thấy không có
giun T. suis ký sinh. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100 %, hiệu lực triệt để
đạt 100 %.
- Sử dụng thuốc Hanmectin - 25 tẩy cho 5 lợn nhiễm giun T. suis với cường độ khác nhau (360 trứng /g phân - 1950 trứng /g phân). Sau 5 ngày dùng thuốc, xét nghiệm phân của những lợn trên, kết quả cho thấy: Lợn số 1, lợn số 3và lợn số 4 không còn trứng giun T. suis, còn lợn số 2 và số 5 còn trứng giun T. suis với số lượng tương ứng là 90 trứng /g phân và 150 trứng /g phân, tuy nhiên số lượng trứng giun T. suis /g phân thấp hơn rất nhiều so với trước khi tẩy. Kiểm tra sau 10 ngày lại tiếp tục kiểm tra chỉ còn lợn số 2 còn nhiễm giun T. suis nhưng số lượng giảm còn 30 trứng /g phân. Sau 15 ngày kiểm tra 5 lợn không còn trứng giun T. suis. Thuốc an toàn với lợn.
Mổ khám 5 lợn đã dùng thuốc Hanmectin – 25, 20 ngày thấy không
còn giun T. suis ký sinh. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100 %, hiệu lực triệt
để đạt 100 %.
Qua kết quả thử nghiệm 3 phác đồ điều trị bệnh giun T. suis cho lợn, chúng tôi có nhận xét về hiệu lực của các loại thuốc trên như sau: cả 3 loại
thuốc Ziquan - mectin, Bendazol và Hanmectin - 25 đều có hiệu lực tẩy giun
T. suis cao, hiệu lực tẩy sạch là 100 % và an toàn với lợn thí nghiệm.
4.2.1.2. Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy trong điều trị bệnh giun T. suis cho lợn trên thực địa T. suis cho lợn trên thực địa
Bảng 4.3. Hiệu lực của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa
Thuốc sử
dụng/liều lượng
Trước khi tẩy Sau tẩy 15 ngày Hiệu lực tẩy Số lợn nhiễm (con) Cường độ nhiễm (X ± mx) (Trứng /g phân) Số lợn nhiễm (con) Cường độ nhiễm (X ± mx) (Trứng /g phân) Số lợn sạch trứng (con) Hiệu lực tẩy (%) Ziquan - mectin (1ml/10kg TT) 32 527,27 ± 62,31 1 120 31 96,87 Bendazol (1g /10kg TT) 27 583,85 ± 82,29 4 97,5 ± 29,58 23 85,18 Hanmectin - 25 (0,3 mg /kg TT) 30 553,2 ± 90,140 2 90 ± 84,85 28 93,33 Tính chung 89 535,33 ± 41,41 7 95 ± 24,61 82 92,13
Sau khi thử nghiệm 3 loại thuốc trên thực địa ta có kết quả được tổng hợp qua bảng 4.3 như sau:
- Thuốc Ziquan - mectin liều (1ml /10kg TT) điều trị cho 32 con lợn bị bệnh giun T. suis với cường độ 527,27 ± 62,314 trứng /g phân. Sau 15 ngày dùng thuốc kiểm tra phân ta thấy 31 con không còn trứng giun T. suis, 1 lợn còn trứng giun T. suis trong phân nhưng số lượng giảm xuống chỉ còn 120 trứng /g phân. Như vậy, hiệu lực của thuốc đạt 100 %, hiệu lực triệt để đạt