Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp phòng và chữa bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [26], tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở lợn từ 2 - 6 tháng tuổi là 4,3 - 30 %; lợn trên 6 tháng tuổi nhiễm 0,56 - 7,8 %. Tỷ lệ nhiễm thấp nhất trong những điều kiện chăn nuôi tốt, vệ sinh và ăn đủ (2,5 %), điều kiện chăn nuôi kém thì tỷ lệ tăng cao (23 %).

Phạm Văn Khuê (1982) [10] cho biết, tỷ lệ nhiễm T. suis ở lợn của một số tỉnh phía Bắc: Nghĩa Lộ nhiễm 40,3 %; Quảng Ninh 33,7 %; Bắc Giang; Bắc Ninh 27,3 %; Thanh Hoá 12,5 %; Hưng Yên 15,1 %; Nam Định; Hà Nam 33,3 %; Hà Tĩnh 19,4 %; cường độ nhiễm cao, có trường hợp thấy 1219 giun T. suis ký sinh ở ruột già của một lợn.

Ở một số tỉnh phía Nam, Lương Văn Huấn và cs (1990) [7] cho biết: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lợn nhiễm T. suis với tỷ lệ 14 %; Quảng Nam - Đà Nẵng 8,75 %; Quảng Ngãi, Bình Định 27,5 %; Phú Yên, Khánh Hoà 8,3 %; Lâm Đồng 10 %; Đồng Nai 26,3 %; Bình Dương, Bình Phước 10 %; Tây Ninh 8,6 %; thành phố Hồ Chí Minh 39,0 %; Long An 11 %, Tiền Giang 2 %; Cần Thơ, Sóc Trăng 8,69 - 30 %.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2006) [13] khi nghiên cứu T. suis và các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa lợn tại Thái Nguyên thấy: Đàn lợn nuôi ở Thái Nguyên nhiễm T. suis, Oesophagostomum sp. và Fasciolopsis buski. Trong đó, lợn bình thường nhiễm T. suis 23,01 %; Oesophagostomum 20,86 %;

Fasciolopsis buski 18,71 %; tỷ lệ nhiễm tương ứng ở lợn tiêu chảy là 27,01 %; 23,85 % và 16,95 %, mức độ nhiễm T. suis ở lợn tiêu chảy lớn hơn lợn bình thường.

Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [17] cho rằng, giun T. suis phát triển vòng đời không cần vật chủ trung gian. Thời gian hoàn thành vòng đời là 30 ngày. Theo Nguyễn Thị Lê và cs (2000) [20], ở trong đất ẩm và nhiệt độ 15 - 37 0

C trứng giun T.suis phát triển thành trứng cảm nhiễm sau 2 - 4 tuần.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [16], giun sán ở đường tiêu hóa có vai trò rõ rệt trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa. Lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên mắc tiêu chảy là 11,81 %. Ở lợn bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại Ascaris suum, Oeesophagostomum sp.,

Strongyloides, Fasciolopsis buski và Trichocephalus suis, nhưng lợn tiêu chảy nhiễm cường độ nặng hơn.

Theo Phan Địch Lân và cs (2005) [19], điều tra qua mổ khám lợn ở 7 tỉnh miền Bắc và miền Trung, kết quả như sau: Tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 13 - 43 % với cường độ nhiễm trung bình từ 3,0 - 21,5 con /lợn. Tỷ lệ nhiễm giun

T. suis từ 12,5 - 40,3 %

Tại Thái Nguyên, Nguyễn Thị Kim Lan (2011) [15] đã xác định được đặc điểm bệnh lý lâm sàng của lợn bị bệnh giun T. suis qua gây nhiễm giun T. suis cho 5 lợn 30 ngày tuổi khỏe mạnh và có đối chứng để so sánh.

Sử dụng Tetramisol để tẩy giun T. suis cho lợn có hiệu quả cao và an toàn. Thuốc hầu như không thấm qua đường tiêu hóa, bài tiết nhiều qua phân, ít thấm vào sữa; thuốc dung nạp tốt đối với gia súc có chưa và gia súc non, không gây ảnh hưởng cảm quan đối với thịt (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2005) [17].

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài

Theo Hale. O. M. và cs (1979) [39], T. suis thuộc lớp giun tròn được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của Powers (1959) cho biết: có từ 30,9 % đến 85 % lợn ở các lứa tuổi khác nhau ở vùng Wisconsin bị nhiễm T. suis (dẫn theo Hale. O. M và cs, 1979) [39].

Johanes Kaufmann (1996) [42] cho biết: Ivermectin với liều 300 µm /kg TT cho hiệu quả tốt trong 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, cần chú ý tới lượng sữa của lợn mẹ khi sử dụng thuốc tẩy.

Theo Bowman D.D (1999) [38], biện pháp tẩy giun trước khi chúng trưởng thành có tác dụng phòng bệnh rất tốt. Hầu hết các tác giả đều thống nhất: Phenothiazin là một trong những thuốc ức chế giun trưởng thành đẻ

trứng và có tác dụng tẩy cả giun non nên được khuyến cáo dùng mang tính chất phòng bệnh.

Mejer. H và cs (2001) [43] cho biết: Ngoài Ascaris suum thì

Oesophagostomum và T. suis cũng rất phổ biến ở lợn tại Đan Mạch.

Oesophagostomum và T. suis ký sinh ở ruột già (manh tràng) nhưng những tác động bệnh lý do chúng gây ra là rất đáng kể. T. suis nhiễm ở mức nặng ảnh hưởng đến tăng trọng và có thể gây chết nhiều lợn con.

Pedersen. S và cs (2001) [42] đã nghiên cứu ảnh hưởng của giun T. suis

và A. suum ký sinh đến sự thiếu sắt của cơ thể lợn. Sáu mươi hai lợn ở 10 tuần

tuổi được chia làm 2 lô: Lô 1 gây nhiễm đồng thời 4500 trứng giun T. suis và 1200 trứng giun A. suum. Lô 2: Đối chứng. Khẩu phần ăn của lợn ở 2 lô là như nhau. Kết quả cho thấy, giun T. suis và A. suum ký sinh đã làm cho cơ thể lợn thiếu sắt, ngoài ra số lượng hồng cầu trong máu của những lợn này giảm thấp.

Helene Kringel và cs (2006) [40] đã làm thí nghiệm sau:

Lô thí nghiệm: Gây nhiễm 40 lợn với 5000 trứng giun T. suis /lợn. Lô đối chứng: 40 lợn. Số lợn của 2 nhóm được nuôi trong những điều kiện tương tự nhau và theo dõi từ tuần 1 - 11. Kết quả mổ khám lợn thí nghiệm đã thu được những giun T. suis ký sinh.

Kết quả nghiên cứu mô học cho thấy sự xuất hiện của giun T. suis gắn liền với những biến đổi bệnh lý đường ruột lợn. Tại niêm mạc manh tràng của những lợn bị nhiễm, số lượng bạch cầu ái toan tăng lên ở tuần thứ 5. Số lượng đại thực bào tăng đáng kể từ tuần thứ 5 - 11 sau gây nhiễm.

Jarvis Toivo và cs (2007) [41] nghiên cứu về nội ký sinh trùng lợn tại một trang trại nuôi lợn rừng ở Estonia, thấy tỷ lệ nhiễm các loài như sau:

Oesophagostomum spp. 64 %, Trichuris suis 21 %, Metastrongylus sp. 7 % và Eimeria spp. 100 %.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

- Lợn ở các lứa tuổi nuôi tại nông hộ, trang trại gia đình và tập thể ở một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Bệnh giun T. suis ở lợn.

3.1.2. Vt liu nghiên cu

- Mẫu phân tươi của lợn ở các lứa tuổi nuôi tại một số xã huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Thuốc tẩy giun T. suis. - Lợn ở các lứa tuổi khác nhau.

- Kính hiển vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy li tâm điện. - Các hoá chất: Dung dịch muối NaCl bão hoà,

- Các nguyên liệu ủ: Phân lợn, lá xanh,tro bếp, vôi bột.

3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa đim nghiên cu

- Địa điểm triển khai đề tài:

Đề tài được thực hiện ở các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:

+ Phòng thí nghiệm bộ môn Bệnh động vật - khoa Chăn nuôi Thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

- Địa điểm thử nghiêm biện pháp phòng trị: Thực hiện ở các nông hộ, các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2. Thi gian nghiên cu

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Xác định t l và cường độ nhim giun T.susi ký sinh ln ti huyn Phú Bình, tnh Thái Nguyên Phú Bình, tnh Thái Nguyên

3.3.2. Nghiên cu bin pháp phòng tr bnh T.susi cho ln

3.3.2.1. Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc tẩy giun T. suis

- Hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn thí nghiệm

- Hiệu lực của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa - Độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn trên thực địa

3.3.2.2. Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh giun T. suis lợn ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Bình, tỉnh Thái Nguyên

* Xác định công thức ủ phân nhiệt sinh học có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt trứng giun T. suis lợn

- Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ I - Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ II - Khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của công thức ủ III - Đánh giá khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng của 3 công thức ủ.

* Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh giun T.suis cho lợn ở huyện Phú Bình.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn thí nghiệm và lợn đối chứng sau 2 tháng thử nghiệm.

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn thí nghiệm và lợn đối chứng sau 3 tháng thử nghiệm.

* Đề xuất và áp dụng quy trình phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp nghiên cu bin pháp phòng tr bnh giun T. suis cho ln

3.4.1.1. Phương pháp thu thập, xét nghiệm mẫu, thu nhận trứng giun T. suis * Phương pháp thu thập mẫu phân lợn. * Phương pháp thu thập mẫu phân lợn.

Mẫu được thu thập ngẫu nhiên tại các nông hộ, trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Lấy phân trực tiếp từ trực tràng con vật vào buổi sáng sớm, để riêng mỗi mẫu phân vào túi linon nhỏ mỗi túi đều có nhãn ghi rõ: Tên chủ hộ, địa điểm, tuổi, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu và các biểu hiện lâm sàng của lợn (nếu có). Những thông tin này được ghi vào nhật ký đề tài.

- Các loại mẫu được xét nghiệm ngay trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản theo quy trình bảo quản mẫu trong nghiên cứu ký sinh trùng học.

3.4.1.2. Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis ở lợn * Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun T. suis * Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun T. suis

Mẫu phân được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun tóc dưới kính hiển vi, độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun tóc được đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

* Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun T.suis

Cường độ nhiễm được xác định bằng phương pháp Mc. Master: Đếm số trứng giun T. suis trong một gam phân bằng buồng đếm Mc. Master (Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs 2008 [15]).

Phương pháp đếm trứng trên buồng đếm Mc. Master gồm các bước sau: - Bước 1: Cân 4g phân vào cốc thủy tinh, thêm nước lã sạch (khoảng 100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạt bỏ nước, giữ lại cặn.

- Bước 2: Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa vào, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, lấy công tơ hút 1 ml dung dịch phân nhỏ đầy hai buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 10).

Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:

Tổng số trứng ở hai buồng đếm x 60 Số trứng /1 gam phân =

4

(Tổng số trứng ở hai buồng đếm là số trứng có trong 1 ml dung dịch phân)

Quy định các cường độ nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng như sau: ≤ 500 trứng /g phân: Nhiễm nhẹ (+)

> 500 - 1000 trứng /g phân: Nhiễm nặng (++) > 1000 trứng /g phân: Nhiễm rất nặng (+++)

3.4.1.3. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T.suis cho lợn * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng * Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng

Khối lượng lợn được xác định bằng cách cân (đối với lợn nhỏ) hoặc đo (đối với lợn lớn) và tính khối lượng theo công thức: Pkg = 87,5 x VN2 x DT.

Trong đó:

P: Khối lượng lợn (kg)

VN: Vòng ngực đo bằng thước dây (cm) DT: Dài thân đo bằng thước dây (cm)

* Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc tẩy giun T. suis cho lợn.

- Trước khi dùng thuốc, xác định cường độ nhiễm bằng cách đếm số trứng /gam phân. Sau khi dùng thuốc, xét nghiệm phân ở các ngày 5, 10 và 15 sau tẩy bằng cách đếm số trứng /gam phân để xác định hiệu lực của thuốc. Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên một số lợn, kiểm tra số lượng giun T. suis ký sinh ở ruột già để xác định lại hiệu lực của thuốc.

- Xác định độ an toàn của thuốc thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc 1 giờ.

3.4.1.4. Bố trí thí nghiệm xác định công thức ủ phân có khả năng sinh nhiệt tốt để diệt trứng giun T. suis lợn tốt để diệt trứng giun T. suis lợn

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Chuẩn bị nguyên liệu ủ, bố trí ủ theo 3 công thức sau:

Công thức 1: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:

+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Tro bếp: 12 kg.

Công thức 2: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:

+ Phân chuồng: 200 kg. + Lá xanh băm nhỏ: 40 kg. + Vôi bột: 10 kg.

Công thức 3: Các nguyên liệu ủ được chuẩn bị theo tỷ lệ:

+ Phân chuồng: 40 kg. + Tro bếp: 12 kg.

+ Lá xanh băm nhỏ: 200 kg. + Vôi bột: 10 kg.

- Cách ủ phân: Trộn đều các nguyên liệu theo tỷ lệ của mỗi công thức ủ, cho vào mỗi hố ủ các hỗn hợp nguyên liệu đã trộn của mỗi hố ủ trên.

Cũng trộn đều 5 kg phân lợn nhiễm giun tóc nặng với các nguyên liệu khác (lá xanh băm nhỏ, tro bếp, vôi bột) theo tỷ lệ như 3 công thức, sau đó chia vào các túi vải nhỏ có dây nilon buộc miệng hỗn hợp vừa trộn(mỗi túi 10 - 15 g), đặt những mẫu này vào các đống (hố) ủ (ở các vị trí khác nhau: Xung quanh và trung tâm), đầu dây nilon thò ra ngoài lớp bùn trát để có thể lấy ra dễ dàng và không ảnh hưởng đến nhiệt độ trong hố ủ. Trát bùn xung quanh hố ủ để tạo môi trường yếm khí trong hố ủ.

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh nhiệt và tác dụng diệt trứng giun T. suis của 3 công thức ủ.

Hàng ngày dùng nhiệt kế 100 0

C đo nhiệt độ phân ủ, đồng thời lấy từ mỗi bao 1 túi vải để xét nghiệm trứng giun T. suis. Đếm số trứng giun /3 vi trường, đếm số trứng giun chết /3 vi trường. Từ đó xác định được khả năng sinh nhiệt của mỗi công thức ủ và tác dụng diệt trứng giun T. suis lợn.

3.4.1.5. Phương pháp thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh giun T. suis trên thực địa thực địa

Địa điểm thực hiện : Huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên Đối tượng thử nghiệm: Lợn ở các lứa tuổi khác nhau

Nội dung triển khai:

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn trước thử nghiệm

Lợn trước khi thử nghiệm được xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis bằng phương pháp Fulleborn và phương pháp Mc. Master.

* Bố trí thử nghiệm

Lợn được bố trí thành 2 lô: Lô thử nghiệm và lô đối chứng, tương đối đồng đều về các yếu tố: Tuổi, khối lượng, tính biệt, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis

Lô thử nghiệm được áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis như: + Định kỳ dùng thuốc có hiệu lực cao tẩy phòng giun T. suis.

+ Vệ sinh chuồng và xung quanh chuồng trại, thức ăn và nước uống + Cho ăn tương đối đủ về số lượng và chất lượng.

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tóc của lợn sau 2 tháng thử nghiệm

Sau 2 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis

Từ đó đánh giá sơ bộ hiệu quả của các biện pháp phòng trị đã áp dụng.

* Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lợn sau 3 tháng thử nghiệm

Sau 3 tháng thử nghiệm, xét nghiệm phân để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis của lô thử nghiệm và đối chứng bằng phương pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp phòng và chữa bệnh do giun tròn Trichocephalus spp. gây ra ở lợn tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)