Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất quy trình tổng hợp phòng chống bệnh giun tóc ở đường tiêu hóa lợn, gồm những biện pháp sau:
1.Tẩy giun T. suis cho lợn: Khâu quan trọng trong biện pháp phòng trị tổng hợp là tẩy giun cho lợn. Thực tế trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, bệnh giun T. suis tồn tại và phát triển quanh năm. Vì vậy, ngoài việc tẩy cho những lợn bị bệnh, còn phải tẩy phòng cho cả đàn, đồng thời tránh mầm bệnh phát tán ra môi trường.
Ba loại thuốc mà chúng tôi đã thử nghiệm (Ziquan - mectin, liều 1ml/8
-10kg TT; Bendazol, liều 1g/10kg TT và liều 1ml/10kg TT; Hanmectin - 25:
Liều 0,3 mg /kg TT ) đều cho kết quả tẩy giun T. suis tốt. Trong đó thuốc
Ziquan - mectin có hiệu lực cao nhất, dễ sử dụng và giá thành hợp lý, các hộ và cơ sở chăn nuôi lợn nên chọn để tẩy giun T. suis cho lợn. Ngoài ra, tùy từng địa phương, tùy điều kiện trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn một trong những loại thuốc trên để tẩy giun T. suis cho lợn.
2. Xử lý phân để diệt trứng và ấu trùng giun T. suis: Hàng ngày thu gom phân ở chuồng nuôi, tập trung vào một nơi, vun thành đống, trát bùn kín dầy 5 -10cm, để sau 3 - 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên 50 - 60°C sẽ diệt được toàn bộ trứng và ấu trùng giun T. suis. Có thể trộn thêm tro bếp, phân xanh và vôi bột để tăng thêm nhiệt độ hố ủ, khi đầy trát kín miệng hố bằng bùn hoặc đắp đất.
3. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Định kỳ phun hóa chất, thuốc sát trùng chuồng nuôi nhằm diệt trứng giun T. suis ở ngoại cảnh. Có thể dùng Haniodine 10 % sát trùng trong thời gian nuôi lợn, sau mỗi chu kỳ nuôi nên tiêu độc chuồng trại bằng NaOH 2 % và Formalin 10 %.
4. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng lợn: Để năng cao sức đề kháng đối với các bệnh nói chung và bệnh giun T. suis nói riêng, cần chú ý quản lý chăm sóc và nuôi dưỡng tốt.
5. Khuyến cáo phát triển chăn nuôi lợn trang trại, tập trung theo hướng công nghiệp vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa hạn chế sự phát sinh và lưu hành của bệnh giun T. suis.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Tỷ lệ nhiễm giun T. suis ở 4 xã huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là 23,40 %, cường độ nhiễm nhẹ và trung bình là chủ yếu chiếm 65,63 % và 25,78 %; cường độ nhiễm nhẹ chiếm tỷ lệ thấp là 8,59 %.
- Cả 3 loại thuốc Ziquan - mectin; Hanmectin - 25 và thuốc Bendazol sử dụng tẩy giun T. suis cho lợn đều có hiệu quả khá cao, cụ thể là 96,87 % ; 93,33 % ; 85,16 % và an toàn đối với lợn. Nên tẩy giun T. suis bằng thuốc
Ziquan mectin với liều 1ml/ 10kg TT.
- Ba công thức ủ phân đã thử nghiệm đều có khả năng diệt trứng giun tròn T. suis . Công thức III ( Phân chuồng : 200 kg; Lá xanh băm nhỏ : 40 kg; Tro bếp : 12 kg ;Vôi bột :10 kg) có khả năng sinh nhiệt tốt nhất (53,83°C - 58,83 °C)trong 10 ngày và có thể diệt trứng giun T. suis nhanh nhất.
- Lợn được áp dụng các biện pháp phòng bệnh có tỷ lệ và cường độ nhiễm giun T. suis thấp hơn rõ rệt so với lô đối chứng.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn.
5.2. Tồn tại
Do thời gian thực tập có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành thí nghiệm trên 4 xã của huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, kết quả thu được mới chỉ là bước đầu chưa điều tra và làm thí nghiệm được cho toàn bộ các huyện trong tỉnh nên chưa phản ánh được tính khách quan về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
T. suis ở lợn. Thời gian thực tập ngắn, điều kiện vật chất có hạn nên thí nghiệm mới chỉ thực hiện được một lần và số lượng mẫu còn hạn chế.
5.3. Đề nghị
- Sử dụng thuốc Ziquan - mectin (1ml /10kg TT), thuốc Hanmectin -
25 (liều 0,3mg /kg TT) và thuốc Bendazol (1g /10kg TT) để điều trị bệnh
giun T. suis.
- Áp dụng biện pháp phòng trị bệnh giun T. suis cho lợn gồm 5 biện pháp trên.
- Tiếp tục thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh cho lợn, từ đó có cơ sở khoa học để hoàn thiện quy trình phòng trị bệnh giun T. suis.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Xuân Bình (1996), Phòng và trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt,
Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, tr. 47 - 56.
2. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỳ, Nguyễn Văn Thưởng (1995), Kỹ thuật nuôi lợn thịt lớn nhanh, nhiều nạc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 207 - 208. 3. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông
nghiệp TP. Hồ Chí Minh, tr. 97 - 98.
4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986), Bệnh gia súc non, Tập II, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 132 - 133.
5. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996),
Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 235 - 238.
6. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Giáo dục Việt
Nam, tr. 130 - 137.
7. Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương (1990), Ký sinh và bệnh ký sinh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 236 - 239.
8. Búi Qúy Huy (2006), Phòng chống các bệnh ký sinh trùng từ động vật lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 71.
9. Nguyễn Đăng Khải (1996), Nghiên cứu những đặc điểm dịch tễ học của các bệnh ký sinh trùng chính ở trâu, bò, lợn Việt Nam nhằm đề xuất biện pháp phòng trừ, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp.
10. Phạm Văn Khuê (1982), Giun sán ký sinh ở lợn vùng đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, Luận án Phó tiến sĩ khoa học thú y.
11. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 185.
12. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999),
Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, tr. 143 - 145.
13. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa”,
14. Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009), “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (1), tr. 41. 15. Nguyễn Thị Kim Lan (2011), “Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm,
lợn và loài nhai lại Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 149 - 153.
16. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.198 - 202.
17. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Thọ (2006), Các
bệnh ký sinh trùng và bệnh nội ngoại sản khoa thường gặp ở lợn và các biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 35 - 39.
18. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 207 - 211.
19. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 52 - 56, 110 - 115.
20. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh trùng ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 27 - 29, 138 - 148.
21. Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000), “Giun tròn chủ yếu ký sinh ở lợn và hiệu quả của thuốc tẩy”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (1), tr. 72 - 73.
22. Phan Lục, Ngô Thị Hòa, Phan Tuấn Dũng (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 191 - 205.
23. Đặng Văn Ngữ, Đỗ Dương Thái (1965), Ký sinh trùng thú y học, Nxb Y
học và Thể dục thể thao, tr. 66.
24. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1975), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 118.
25. Nguyễn Văn Thanh, Bùi Thị Tho, Nguyễn Tuấn Nhã (2004), Phòng và trị một số bệnh thường gặp ở gia súc, gia cầm, Nxb Lao động Xã hội, tr. 130 - 131.
26. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 265 - 266.
27. Trịnh Văn Thịnh (1977), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 111.
28. Trịnh Văn Thịnh, Đỗ Dương Thái (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập II, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
29. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1982),
Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 173.
30. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bện ở lợn Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 173.
31.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Phương pháp phòng chống bệnh giun sán ở vật nuôi, Nxb Lao động Hà Nộ, tr. 108. 32. Nguyễn Phước Tương (2002), Bệnh ký sinh trùng của vật nuôi và thú
hoang lây sang người, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 12 - 13.
33. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 254 - 260.
II. TÀI LIỆU DỊCH
34. Bonner Stewart T., Bert E., Stromberg, Bruce Lawhorn D. (2000),
Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp, Tập 2 (Người dịch: Trần Trọng Chiến, Thái Đinh Dũng, Bạch Quốc Minh, Trần Công Tá, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Mỹ), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 771 - 775.
35. Leland S. Shapiro (2005), Pathology & parasitology for veterinary technicians, page 179.
36. Skjabin. K. I (1979), Nguyên lý môn giun tròn thú y, Tập 2 (Người dịch:
Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vinh), Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 154 - 157.
37. Rutter J. M. and Beer R. J. S. (1974), Synergism Between Trichuris suis and the Microbial Flora of the Large Intestine Causing Dysentery in Pigs,
page 396.
III. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
38. Bowmann D.D. (1999), Porasitology for veterinarians W.S saunder Company, page 260 - 285.
39. Hale. O.M., Stewart T.B. (1979), IIInfluence of an Experimental Infection of Trichuris suis on Performance of Pigs, page 1000 - 1003.
40. Helene Kringel, Tine Iburg, Harry Dawson, Bent Aasted, Allan
Roepstorff (2006), A time course study of immunological responses in Trichuris suis infected pigs demonstrates induction of a local type 2 response associated with worm burden, Page 915-916.
41. Jarvis Toivo, Magi Erika (2007), Pig endoparasites in Estonia, Page 54.
42. Johance Kaufmann (1996), Parasitic infections of domestic animal, Brikhauser Verlag, Berlin, page 303 - 304.