* Xoabóp hai bànchân không những thúc đẩy máu cục bộ lưu thông, cải thiện việc trao đổi chất dinh dưỡng, làm cho cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai, mà còn làm thông kinh hoạt lạc, tăng cường sức đề kháng và chống các bệnh tật của toàn thân. Khi day hoặc bấm các huyệt vi ở bànchân còn có tác dụng chữa được bệnh, phòng bệnh, kéo dài tuổi xuân và tăng thêm tuổi thọ . Đôi bànchân có nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề, nó chống đỡ và chịu đựng sức nén của toàn bộ cơ thể. Khi ta đi, đứng, vận động, lao động . không thể thiếu được đôi chân. Ngoài ra, đôi bànchân còn có mối liên quan mật thiết tới lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Sau đây là kỹ thuật xoabóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng: 1-Xoa bóp gan bànchân Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên gối phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải áp sát vào gan bànchânxoa và xát theo chiều dọc bànchân 20 lần, làm từ nhẹ đến mạnh, từ chậm đến nhanh. Bànchân sẽ nóng dần lên là tốt. Sau đó dùng hai ngón cái và trỏ bóp nhẹ các ngón chân, bóp dần xuống đến gót khoảng 5 phút. Dùng ngón trỏ day ấn vào huyệt dũng tuyền (giữa gan bàn chân). Sau đó để đầu ngón tay cái vuông góc với gan bàn chân, ấn vào thấy tức là được, day nhẹ nhàng huyệt theo chiều kim đồng hồ. Huyệt này có tác dụng hạ huyết áp, bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối. Đổi bàn chân, trình tự làm như trên. 2- Xoabóp mu bànchân Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bànchân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay phải áp lên mu bàn chân, tay trái xoa dọc lên khớp cổ chân 20-30 lần. Sau đó dùng ngón tay cái và trỏ (hai tay) bóp nhẹ các ngón day vào kẽ ngón chân 5 phút, ấn dọc lên mu chân theo từng ngón, sau đó vỗ nhẹ lên mu chân. Tiếp đó dùng ngón cái ấn lên huyệt giải khê (giữa nếp lằn cổ chân), huyệt thái xung (giữa kẽ ngón 1, 2 dịch lên 2 đốt ngón tay), huyệt túc lâm khấp (giữa kẽ ngón 4, 5 dịch lên 2 đốt). Mỗi lần ấn khoảng 1 phút cho mỗi huyệt. Thay đổi hai chân, xoabóp khoảng 20 phút mỗi lần trong ngày. Ngày làm hai lần. Ngoài ra kết hợp đi bộ. Nên đi chân đất và giẫm vào những hòn sỏi nhỏ, có tác dụng như ấn vào huyệt ở vùng gan bàn chân. 3- Ngâm chân Trước khi xoa bópbàn chân, có thể kết hợp ngâm chân. Cách làm: Dùng các loại lá ngải cứu, lá lốt, lá xương xông và gừng, lá tre, lá hương nhu, muối, đun sôi để ngâm chân chữa các bệnh khớp, bệnh tê thấp và lạnh chân. Khi nồi nước xông đang nóng thì đặt chân cách mặt nước để xông hơi. Khi nước giảm nhiệt thì đặt dần bànchân thấp xuống. Khi nước nóng già thì cho bànchân sát vào mặt nước, sau đó ngâm cả bàn chân. Có thể vuốt nước lên cẳng chân, bắp chân. Khi nước hết nóng thì thôi. Theo BS. NGUYỄN KIM LAN - Sức khỏe & đời sống Sưu tầm 24/6/2009 Cách day và điểm huyệt dũng tuyền Xoa bóp bởi huuphuoc lúc 04/11/2008, 09:42 am Thực thi thủ pháp thao tác đặc biệt trên huyệt vị kinh lạc và vị trí nhất định hoặc triển khai hoạt động bốn chi và trên cơ thể con người với mục đích phòng chống bệnh tật cũng như tăng cường và bảo vệ sức khỏe được gọi là xoa bóp . Những điều cơ bản về xoa bóp Kỹ thuật xoa bóp ược triển khai trên nguyên tắc chữa trị biện chứng theo sự chỉ đạo của lý luận Đông y . Không cần uống thuốc , ít gây tác dụng phụ , có hiệu quả chữa trị khá đối với nhiều bệnh tật , là phương pháp chữa trị rất tiện và dễ thực hiện . Phạm vi thích ứng rộng rãi , các bệnh tật thường thấy gồm có : đốt sống cổ , đau lưng cấp tính bởi lao động quá sức mệt nhọc gây nên , đốt xương sống , sai khớp hoặc bong gân bốn chi v.v . Xoa bóp yêu cầu động tác chính xác và có kỹ thuật nhất đinh , với những yêu cầu cơ bản là kiên trì , mạnh mẽ , đồng đều , mềm mại , thấm sâu . Hình thức xoa bóp không hạn chế về thủ pháp thao tác bằng tay , cũng có thể xoa bóp bằng chân , khuỷu tay v.v , hoặc bằng dụng cụ xoa bóp chuyên môn , có khi có thể bôi thêm các loại thuốc đặc biệt như : cao xoa bóp , kem xoa bóp , dầu Đông Thanh , dầu Hồng Hoa , dầu vừng , bột thạch cao hoặc các chất nhờn khác v.v . Phương pháp xoa bóp gồm : đẩy , ấn , xoa , bóp , lắc , đập v.v . Theo người thao tác khác nhau , xoa bóp có thể chia làm xoa bóp tự chủ và xoa bóp thụ động . Xoa bóp thụ động chủ yếu với mục đích phòng chống bệnh tật , trong đó có xoa bóp cho trẻ em , xoa bóp bó xương , xoa bóp khí công v.v ; xoa bóp tự chủ chủ yếu nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe , có thể chia làm xoa bóp bảo vệ mắt , bảo vệ bốn chi , bảo vệ dạ dày , an thần v.v . Công hiệu xoa bóp Công hiệu xoa bóp gồm : Một là : điều chỉnh chức năng phủ tạng . Đông y coi sự biến đổi bệnh lý của cơ thể con người là chức năng phủ tạng bị rối loại . Xoa bóp tức là vận dụng thủ pháp khiến chức năng phủ tạng bị rối loạn trở lại cân bằng , nhằm đạt mục đích chữa trị bệnh tật , tăng cường và bảo vệ sức khỏe . Ảnh : thủ pháp xoa bóp Hai là : làm thông suốt kinh lạc và khí huyết . Khí huyết là vật chất chủ yếu duy trì sự sống , kinh lạc là con đường vận hành , truyền dẫn và liên lạc khí huyết trong cơ thể con người . Một khi khí huyết kinh lạc thất thường , tà khí bên ngoài sẽ thâm nhập phủ tạng và gây bệnh ; nếu như phủ tạng mắc bệnh , cũng sẽ phản ánh lên cơ thể qua con đường kinh lạc . Qua kích thích xoa bóp , có thể xúc tiến sự sinh thành và vận hành của chức năng kinh lạc và khí huyết , để phối hợp chức năng phủ tạng , đạt mục đích phòng chống sự thâm nhập của tà khí và chữa trị bệnh trong cơ thể . Ảnh : thủ pháp xoa bóp Ba là : gây tác động tới bắp thịt , gân cốt và khớp xương . Khi thủ pháp xoa bóp tác động tới làn da , có thể đạt mục đích điều tiết và thông suốt , khi tác động tới bắp thịt có thể làm thông suốt kẽ hở dưới làn da với bắp thịt , khi tác động tới mạch máu , có thể phòng chống hiện tượng tắc nghẽn và làm thông suốt khí huyết . Thủ pháp xoa bóp có thể trực tiếp uốn nắn lại hiện tượng “bong gân và sai khớp ”, vì vậy , bất cứ là bệnh ngoại cảm hay là bệnh từ trong lan ra bên ngoài cơ thể cũng như chấn thương bị ngã v.v đều có thể chữa trị bằng phương pháp xoa bóp . Ảnh : thủ pháp xoa bóp Y HỌC TRUNG QUỐC . Đổi bàn chân, trình tự làm như trên. 2- Xoa bóp mu bàn chân Tư thế ngồi, chân trái co lại, gấp đầu gối, bàn chân để áp bằng trên ghế. Dùng lòng bàn tay. thuật xoa bóp bàn chân giúp bạn đọc tham khảo, áp dụng: 1 -Xoa bóp gan bàn chân Tư thế ngồi, chân trái đặt lên trên gối phải, tay trái giữ bàn chân, tay phải