1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích, đánh giá thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa việt nam và một số quốc gia

9 210 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 33 KB

Nội dung

Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu quan quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ dựa trên cơ sở các quy định của Luật quốc tế, tr

Trang 1

MỤC LỤC A.

B.

C.

D.

E.

F.

G.

H.

I.

J.

K Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình tội phạm ở nước ta

ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều tội phạm xuyên quốc gia như buôn ma túy, khủng bố, buôn bán người Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả công tác hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm Việt Nam trong những năm qua tồn tại còn nhiều, đặc biệt là

trong vấn đề dẫn độ tội phạm Đi sâu vào phân tích vẫn đề này, em xin chọn đề tài: “Phân tích, đánh giá thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số quốc gia”.

B. NỘI DUNG

I. Khái quát về dẫn độ tội phạm.

1. Khái niệm về dẫn độ tội phạm.

a. Định nghĩa:

Trang 2

L. Theo Khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp năm 2007 ra đời quy định về Dẫn độ:

“Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người

bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.”

M Dẫn độ tội phạm là hành vi tương trợ pháp lý, được thỏa thuận giữa các quốc gia hữu

quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ) dựa trên cơ sở các quy định của Luật quốc tế, trong đó một quốc gia được yêu cầu sẽ thực hiện việc chuyển giao cá nhân đang hiện diện trên lãnh thổ nước mình cho quốc gia có yêu cầu để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật đối với cá nhân đó

N Khi xem xét khái niệm dẫn độ tội phạm, cũng cần phải đặt trong tương quan so sánh

với một số thuật ngữ có liên khác như: trục xuất, chuyển giao, nhượng bộ, để làm rõ hơn khái niệm dẫn độ cũng như sử dụng các thuật ngữ theo đúng hoàn cảnh của nó

b. Đặc điểm:

- Chủ thể và nội dung của quan hệ dẫn độ: Chủ thể của quan hệ dẫn độ là các quốc gia, nội dung của dẫn độ là hành vi yêu cầu dẫn độ do nước yêu cầu thực hiện và hành vi xem xét, chuyển giao người bị yêu cầu do nước được yêu cầu thực hiện

- Đối tượng bị dẫn độ: Là người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc là người đã thực hiện hành vi phạm tội và đã bị Tòa án có thẩm quyền của nước yêu cầu xét xử bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng đang lẩn trốn tại nước được yêu cầu

- Mục đích của dẫn độ: là nhằm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người bị yêu cầu dẫn độ đang lẩn trốn trên lãnh thổ của quốc gia yêu cầu dẫn độ

- Cở sở pháp lý để dẫn độ: Dẫn độ dựa trên hai cơ sở pháp lý quốc tế (các ĐƯQT về dẫn độ) và pháp luật quốc gia về dẫn độ Trong thực tiễn dẫn độ, áp dụng nguyên tắc

“có đi có lại”, các quốc gia cũng có thể dẫn độ cho nhau ngay cả khi giữa các quốc gia không có cơ sở pháp lý quốc tế để dẫn độ

2. Nguyên tắc của dẫn độ

O Về phương diện khoa học pháp lý, nguyên tắc của dẫn độ là những quy định cơ bản

mang tính khuôn mẫu, thống nhất được ghi nhận phổ biến trong ĐƯQT, pháp luật quốc gia về dẫn độ được thừa nhận, áp dụng rộng rãi trong thực tiễn gồm bốn nguyên tắc: Nguyên tắc tội phạm kép; nguyên tắc có đi có lại; nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình; nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị

Trang 3

3. Đối tượng và phạm vi dẫn độ

a. Đối tượng dẫn độ:

P. Đối tượng dẫn độ là cá nhân người phạm tội Quốc gia nhận được yêu cầu dẫn độ chỉ chấp nhận dẫn độ nếu đối tượng đó đáp ứng được một số điều kiện nhất định Thông thường, trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương, đối tượng dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà hành vi này theo quy định của pháp luật các bên ký kết có thể bị xử phạt tù với thời hạn từ một năm trở lên hoặc nặng hơn vào thời điểm yêu cầu dẫn độ

b. Phạm vi dẫn độ:

- Không dẫn độ nếu cá nhân bị dẫn độ sẽ bị kết án tử hình đối với tội phạm khác

Q Trong trường hợp này, quốc gia yêu cầu dẫn độ không được phép xét xử người bị

dẫn độ về một hành vi không được nêu lên trong yêu cầu dẫn độ Nếu quy định trên không được đảm bảo tôn trọng, quốc gia được yêu cầu dẫn độ có quyền từ chối dẫn độ để bảo đảm lợi ích của người bị dẫn độ, tránh trường hợp quốc gia yêu cầu lợi dụng yêu cầu dẫn độ để xét

xử cá nhân bị dẫn độ không đúng với tội danh đã được ghi trong yêu cầu dẫn độ nhằm phục

vụ mục đích tôn giáo hay chính trị

- Không dẫn độ nếu án tử hình sẽ được áp dụng theo pháp luật quốc gia yêu cầu dẫn độ

- Các trường hợp không dẫn độ khác

R. Ngoài hai trường hợp cơ bản trên, trong điều ước quốc tế cũng như Luật quốc gia còn quy định một số trường hợp không dẫn độ như:

S. + hành vi vi phạm của cá nhân có liên quan đến trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hành chính

T. + thời hiệu tố tụng hình sự đã chấm dứt hoặc đã ban hành đạo luật ân xá Đây là các hoàn cảnh loại bỏ trách nhiệm hình sự và như vậy việc dẫn độ không còn ý nghĩa

U. + việc dẫn độ không phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành của quốc gia được yêu cầu, xâm phạm chủ quyền quốc gia hoặc an ninh xã hội

V. + người được yêu cầu dẫn độ đã gánh chịu một bản án về hành vi vi phạm là cơ sở của yêu cầu dẫn độ hoặc đã được tòa tuyên trắng án

W + hành vi phạm tội được thực hiện ở quốc gia này mà quốc gia khác lại yêu cầu dẫn

độ

II.Thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số

quốc gia.

X Từ năm 1980 đến năm 2002, Việt Nam đã ký kết 13 Hiệp định tương trợ tư pháp có

quy định về dẫn độ (hiện nay 11 Hiệp định có hiệu lực thi hành) Từ năm 2003 đến tháng

Trang 4

4/2012 đã ký 4 Hiệp định dẫn độ Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán hoặc đã xây dựng kế hoạch đàm phán Hiệp định dẫn độ với các nước như: Trung Quốc, Nam Phi, Campuchia, Pháp Sau đây là hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và một số nước: Liên Bang Nga, Hàn Quốc

1. Việt Nam – Liên Bang Nga.

Y. Việc hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và Liên Bang Nga đã

được ghi nhận trong Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga vào năm 1998 Cụ thể, Theo

Phần III - Chương II trong Hiệp đinh này thì: “Dẫn độ để truy tố hình sự và thi hành án” (gồm

16 điều từ Điều 62 đến Điều 77)

Thực trạng dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam

Z. Hiệp định này được ký kết trước khi Việt Nam ban hành Luật tương trợ tư pháp

2007 Vì vậy, trước khi ban hành Luật tương trợ tư pháp 2007 thì thực tế cho thấy việc thực hiện các yêu cầu dẫn độ của nước ta chưa thực sự tích cực Điển hình là tình trạng cơ quan đại diện của Bộ Công an Việt Nam tại Liên Bang Nga chỉ báo cáo về Tổng cục Cảnh sát cho tiếp nhận đối tượng, không có người áp giải và không có tài liệu hồ sơ gì Mặc dù theo Hiệp định trên thì giấy tờ, tài liệu hồ sơ là quy định bắt buộc có thể có hoặc không chấp nhận yêu cầu dẫn độ Nếu thiếu, nước yêu cầu có thể được đề nghị cung cấp bổ sung tài liệu trong một thời gia hợp lý là không quá 2 tháng Điều này gây khó khăn cho phía Việt Nam trong việc xử lý tội phạm vì không có đủ căn cứ để khởi tố, bắt, tạm giữ và tạm giam Khi phía Việt Nam có yêu cầu bổ sung hồ sơ thì không được trả lời hoặc từ chối trả lời Trong năm 1994, Cục cảnh sát điều tra – Bộ công an tiếp nhận và khởi tố 20 bị can từ Nga chuyển về nhưng chỉ truy tố được 11 bị can, còn 9 đối tượng phải đình chỉ điều tra do không đủ căn cứ

AA Ngoài ra, thực tế cũng cho thấy Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên

Bang Nga không được thực hiện đầy đủ Nhiều trường hợp phía Nga đã trục xuất về Việt Nam một số người Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Nga trong khi có thể trao đổi để tiến hành các thủ tục dẫn độ theo quy định về dẫn độ tội phạm mà hai nước đã thỏa thuận trong Hiệp định tương trợ tư pháp

AB Từ thực tế trên cho thấy tình hình dẫn độ tội phạm từ phía Liên Bang Nga cho Việt

Nam trong giai đoạn trước khi Luật tương trợ tư pháp năm 2007 ra đời còn nhiều bất cập Mặc

dù đã có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về hợp tác trong lĩnh vực dẫn độ tội phạm nhưng

Trang 5

chưa thực hiện đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận Kết quả là quy định về dẫn độ tội phạm giữa Liên Bang Nga và Việt Nam chưa phát huy được hiệu quả, chưa đạt được mục đích ký kết

AC Tuy nhiên từ sau khi ban hành Hiệp định tương trợ tư pháp 2007, tính đến năm 2010

chúng ta đã phát hiện tại Liên Bang Nga 2 đối tượng lẩn trốn Hiệp định này đã hỗ trợ cho quá trình dẫn độ tội phạm theo yêu cầu của Việt Nam một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn

Thực trạng dẫn độ theo yêu cầu của Liên Bang Nga.

AD Trong giai đoạn trước khi ban hành Luật tương trợ tư pháp năm 2007, các cơ quan

hữu quan của Việt Nam chủ yếu chỉ nhận được thư ủy thác tư pháp hình sự của Liên Bang Nga và thực hiện yêu cầu đó một cách không tích cực Chúng ta có Thông tư số 139 ngày 12-03-1984 hướng dẫn phạm vi, thẩm quyền của các cơ quan chức năng có liên quan đến hoạt động dẫn độ song các cơ quan trên lại chưa triển khai hướng dẫn cụ thể để thi hành Thông tư,

do đó không tạo ra được một cơ chế hữu hiệu để thi hành các hiệp định

AE Từ sau khi Hiệp định tương trợ tư pháp ra đời, theo báo cáo tổng kết của Văn phòng

Interpol thì số lượng yêu cầu truy nã cũng như số đối tượng yêu cầu truy nã của Cảnh sát bên Liên Bang Nga gửi cho Việt Nam giai đoạn này tăng nhiều hơn so với thời kỳ trước Vì Liên Bang Nga là một nước lớn và có lịch sử gắn bó lâu dài với nước ta nên cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Nga là rất đông Đa phần những tội phạm này thực hiện tội phạm xong bỏ trốn về Việt Nam Con đường mà chúng xâm nhập vào Việt Nam chủ yếu là bằng đường hàng không qua hai sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài và phần lớn những kẻ phạm tội này sử dụng giấy tờ giả để nhập cảnh vào Việt Nam

AF Với tình hình tội phạm khá phức tạp như trên, có thể thấy tính chất phức tạp của tội

phạm đã gây ra những khó khăn lớn cho các cơ quan chức năng trong công tác rà soát và truy bắt tội phạm Thế nhưng, số liệu thống kê về dẫn độ cho thấy hiện trạng dẫn độ của nước ta cho phía bên Liên Bang Nga khá khả quan và đáng khích lệ

AG Điển hình gần đây, ngày 11/10/2013, TAND Hà Nội mở phiên họp xem xét yêu cầu

dẫn độ hai người đàn ông Quốc tịch Nga, theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát trung ương Liên Bang Nga Cả hai đều phạm vào các tội thông thường, không liên quan đến chính trị, tôn giáo và các hành vi phạm tội không phải nhận án tử hình Sau khi tiếp nhận yêu cầu dẫn độ của Viện kiểm sát trung ương Liên bang Nga, Bộ Công an đã đề nghị TAND Hà Nội xem xét Chiếu theo Luật pháp Việt Nam, TAND Hà Nội đã đồng tình với quan điểm của

Trang 6

VKSND Hà Nội, đồng ý với yêu cầu dẫn độ của Viện kiểm sát Trung ương Liên bang Nga, căn cứ theo Luật tương trợ tư pháp và pháp lý giữa hai nước

2. Việt Nam – Hàn Quốc.

AH Ngày 15/09/2003, tại Seoul (Hàn Quốc), Nhà nước ta đã ký kết Hiệp định song

phương chuyên biệt đầu tiên về dẫn độ với Đại Hàn Dân Quốc (có hiệu lực từ 19/04/2005) Hiệp định này đã thể hiện tương đối đầy đủ chính sách hình sự cũng như quan điểm của Đảng

và Nhà nước ta đố với vấn đề dẫn độ trong tình hình hiện nay; việc lý kết Hiệp định đã đánh dấu một bước tiến mang tính lịch sử và là cơ sở pháp lý quan trọng trong tiến trình tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp về dẫn độ song phương giữa Cộng Hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới Hiệp định gồm 20 Điều quy định về các nội dung cơ bản của hoạt động dẫn độ

Thực trạng dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam:

AI Theo “báo cáo kết quả truy nã quốc tế qua kênh Interpol thời gian qua” của Văn

phòng Interpol Việt Nam năm 2005, 2007 – 2009 thì trong những năm gần đây, số yêu cầu truy nã các đối tượng phạm tội tại Việt Nam bỏ trốn sang bên Hàn Quốc có xu hướng tăng cả

về số lượng và mức độ nghiêm trọng của tội phạm Hàn Quốc là quốc gia cách xa Việt Nam nên đối tượng thường đi qua các cửa khẩu hàng không Thực tế trên gây khó khăn lớn cho các

cơ quan chức năng có thẩm quyền khi yêu cầu cảnh sát Hàn Quốc phối hợp tìm kiếm đối tượng bỏ trốn

AJ Mặc dù hiệp định về dẫn độ tội phạm đã được ký kết, song không phải lúc nào các

bên cũng nghiêm túc trong việc thực hiện hiệp định Sự từ chối giúp đỡ của nước Hàn Quốc

sẽ khiến cho công tác truy đuổi của nước ta đi vào bế tắc Bởi lẽ, nếu không có sự đồng ý của bên Hàn quốc thì nước ta không được tiến hành bất cứ một hoạt động tài phán nào trên lãnh thổ Hàn Quốc

AK Thực tế dẫn độ tội phạm của nước ta cho thấy các cơ quan thi hành pháp luật của bên

Hàn Quốc thường chỉ quan tâm đến vụ việc hình sự mang tính chất nguy hiểm như: khủng bố, giết người, cướp tài sản, hiếp dâm còn đối với những tội danh ít nguy hiểm hoặc liên quan ít đến lợi ích của Nhà nước ta như các tội về an ninh quốc gia, các tội về tham ô phía Hàn Quốc ít quan tâm và thường cân nhắc rất kỹ yêu cầu dẫn độ Nếu tội phạm yêu cầu dẫn độ liên quan đến lợi ích kinh tế thì ngay lập tức, việc bắt giữ kẻ phạm tội để giao cho chúng ta là rất

Trang 7

khó khăn Điển hình như hiện nay Văn phòng Interpol Bộ công an đang phối hợp với các cơ quan chức năng và Công an một số địa phương truy nã nhiều đối tượng tội phạm về kinh tế đã

bỏ trốn sang Hàn Quốc Tuy nhiên, khi bị đưa ra Tòa án để xem xét việc có trục xuất các đối tượng về Việt Nam theo yêu cầu của phía Việt Nam hay không thì các đối tượng lại lấy lý do

về chính trị hoặc lý do xin cư trú lâu dài theo diện có kết hôn với người có quốc tịch Hàn Quốc để thuyết phục Tòa án không trục xuất các đối tượng về Việt Nam

AL Nhìn chung, các cơ quan có thẩm quyền từ phía Hàn quốc đã tích cực phối hợp với

các cơ quan chức năng của Việt Nam trong công tác bắt và dẫn độ người phạm tội cho phía Việt Nam Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với yêu cầu của thực tiễn

Thực trạng dẫn độ theo yêu cầu từ phía Hàn Quốc

AM Trong những năm qua, công tác đấu tranh chống tội phạm cho thấy diến biến phức

tạp về tình hình an ninh, trật tự trên thế giới cũng như trong khu vực, số lượng yêu cầu truy nã

từ phía Hàn Quốc tăng hơn nhiều so với thời kỳ trước Các đối tượng bị truy nã thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, buôn lậu, tham nhũng, lừa đảo

AN Hàn quốc là quốc gia thường xuyên có yêu cầu truy nã các đối tượng phạm tội bỏ

trốn, chiếm gần 40% số đối tượng mà các quốc gia khác yêu cầu

AO Theo thống kê của Văn phòng Interpol Việt Nam (Bộ Công an), tính từ năm 1997

đến nay phía Việt Nam đã bắt và dẫn giải cho phía nước ngoài 51 đối tượng; tính riêng từ khi Luật tương trợ tư pháp tư pháp có hiệu lực tới nay, phía Việt Nam đã bắt và dẫn giải 9 đối tượng từ phía nước ngoài, trong số đó tập trung chủ yếu các đối tượng mang quốc tịch Hàn Quốc

AP Những nỗ lực hợp tác của Cảnh sát Việt Nam đã và đang được các cơ quan thi hành

pháp luật Hàn quốc đánh giá cao đặc biệt là từ khi Hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn

độ tội phạm giữa Việt Nam và Hàn quốc đã ký kết Điển hình là ngày 29/9/2010, Công an Việt Nam tiến hành trao trả hai tên Han Ki Bong và Cha Je Kiy về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho các cơ quan chức năng Hàn Quốc

AQ.

Trang 8

III. Đánh giá chung về thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa

Việt Nam với một số quốc gia.

AR Từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm với

các quốc gia thì Việt Nam cũng đạt được một số thành tựu nhất định Cụ thể là qua báo cáo sơ kết, tổng kết của các cơ quan chức năng như: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ công an; nhiều yêu cầu hợp tác của phía nước ngoài đã được Việt Nam đáp ứng đầy đủ và ngược lại các yêu cầu về dẫn độ của Việt Nam cũng được các nước thực hiện Việt Nam cùng với phía nước ngoài đã tích cực hợp tác trong việc truy bắt và dẫn độ đối với một số đối tượng tội phạm nguy hiểm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án hình sự đã có hiệu lực pháp luật đối với những đối tượng này

AS Tuy nhiên, thực tiễn hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam với các

quốc gia vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:

- Do số lượng các điều ước song phương được ký giữa Việt Nam với các quốc gia khác có liên quan trực tiếp đến dẫn độ tội phạm còn rất hạn chế Hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm giữa Việt Nam và các quốc gia chủ yếu vẫn là dựa trên các hiệp định tương trợ tư pháp mà ít các hiệp định riêng về dẫn độ tội phạm Vì vậy

- Thực tiễn hoạt động dẫn độ cũng có nhiều bất cập Kết quả dẫn độ phạm tội còn thấp so với yêu cầu Qua thực tế công tác truy nã quốc tế cho thấy bên cạnh các nước luôn có thái độ hợp tác tích cực với cảnh sát Việt Nam như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Liên Bang Nga thì vẫn còn một số nước chưa thể hiện thiện chí hợp tác, hiệu quả hoạt động dẫn độ và truy nã quốc tế còn nhiều hạn chế

C. KẾT LUẬN:

AT Trong những năm qua, hoạt động hợp tác dẫn độ tội phạm đang được các quốc gia

coi là hoạt động hợp tác hiệu quả nhằm trấn áp các loại tội phạm Bên cạnh những lỗ lực trong việc xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cùng với các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong phạm vi quốc gia, các quốc gia còn chú trọng đến các hoạt động hợp tác song phương về dẫn độ tội phạm Trong tương lai, bên cạnh việc thực hiện tận tâm, thiện chí những cam kết quốc tế trong các điều ước quốc

Trang 9

tế mà Việt Nam là thành viên, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề về nhân lực, trang thiết bị, tài chính để củng cố hơn nữa các công cụ để đấu tranh phòng chống tội phạm

AU.

AV.

AW.

AX.

AY.

AZ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

BA.

1. Luận văn thạc sĩ: “Dẫn độ - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả” – Nguyễn Việt Hồng; PGS.TS Nguyễn Ngọc Anh hướng dẫn, Hà Nội – 2006

2. Vấn đề dẫn độ tội phạm, TS Dương Tuyết Miên

3. Khóa luận tốt nghiệp: “Vấn đề dẫn độ trong Luật quốc tế hiện đại” – Phùng Thanh Hà, TS Nguyễn Thị Thuận hướng dẫn, Hà Nội – 2011

4. Dẫn độ và các hình thức hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm – Ngô Hữu Phước

5. Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga năm 1998

6. Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn dân quốc năm 2003

7. Giáo trình: Luật quốc tế, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội – 2002

8. Luật tương trợ tư pháp 2007

Ngày đăng: 27/03/2019, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w