Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu riêng về nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành.. Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc
Trang 1Mở đầu: Trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa luôn tồn tại ít nhất hai mối quan hệ giữa người bán và người mua Trong đó giữa hai chủ thể có mối quan hệ tác động lẫn nhau Quyền lợi chủ thể này chính là nghĩa vụ của chủ thể kia Trong mối quan hệ đó chủ thể nào cũng có những quyền lợi nhất định, nhưng bên cạnh đó cũng phải đảm bảo những nghĩa vụ cụ thể Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu riêng về nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành
Nội dung:
Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định bởi hợp đồng giữa các bên và quy định của pháp luật Dưới đây là nghĩa vụ cơ bản của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa
1 Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền
Nhận hàng và thanh toán tiền là nghĩa vụ cơ bản của bên mua, tương xứng với nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa của bên bán Nhận hàng được hiểu là việc bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán Bên mua hàng hóa có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận Khi nhận hàng, bên mua phải thực hiện những công việc hợp lí để giúp bên giao hàng; những công việc này có thể khác nhau trong những trường hợp cụ thể (hỗ trợ bên bán về thủ tục giao hàng, hướng dẫn về phương thức vận chuyển, điều kiện bốc dỡ hàng hóa…) Tuy nhiên theo Khoản 5 Điều 44 Luật thương mại 2005 sau khi hoàn thành giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã được giao
Khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng theo đúng hợp đồng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coi là vi phạm hợp đồng và phải chịu các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
2 Nghĩa vụ thanh toán
Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của các bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận trong
Trang 2hợp đồng Điều khoản thanh toán được các bên thỏa thuận thông thường bao gồm những nội dung cụ thể về đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm thanh toán, trình tự, thủ tục thanh toán… Bên mua phải thực hiện đúng những nội dung này theo thỏa thuận
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về những nội dung cụ thể liên quan đến việc thanh toán thì áp dụng quy định của pháp luật
- Địa điểm thanh toán: Bên mua phải thanh toán cho bên bán tại một trong các địa điểm sau:
+ Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
+ Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ
- Thời hạn thanh toán: Trường hợp các bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán được xác định như sau:
+ Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa;
+ Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận về việc bên mua có quyền kiểm tra hàng hóa trước khi giao
Theo Điều 50 Luật thương mại 2005, bên mua vãn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra
- Xác định giá: Theo Điều 52 Luật thương mại, trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất
kì chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán
Trang 3hàng hóa, thi trường địa lí, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá
- Chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: Theo Điều 36 Luật thương mại 2005 Trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền hàng và các chi phí hợp lí khác thì bên bán
có quyên yêu cầu trả tiền hàng và các chi phí hợp lí khác thì bên bán có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Quy định này phù hợp với yêu cầu của quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại, đáp ứng yêu cầu vận động của vốn kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường
- Ngừng thanh toán: Trừ trương hợp có thỏa thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng của bên mua được xác định như sau:
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
+ Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
+ Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
+ Trường hợp tạm ngừng thanh toán vì hàng hóa là đối tượng của tranh chấp hoặc hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật ( Điều 51 Luật thương mại 2005)
Kết luận: Trên đây là những quy định của Luật thương mại về nghĩa vụ của bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa Đây là cơ sở pháp lí để bên bán thực hiện quyền của mình đồng thời để bên mua bảo đảm thực hiện tốt nghĩa vụ của mình nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thỏa mãn nhu cầu của từng bên
Trang 4DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Luật thương mại 2, trường Đại học Luật Hà Nội, nxb Công an nhân dân, 2006
2 Luật thương mại 2005