1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

17 215 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 95,5 KB

Nội dung

Em xin chân thành cảm ơn!... Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân cấp tỉnh.. - Cơ quan điều tra hình sự

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Khởi tố là một trong những giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với hoạt động tố tụng hình sự Là giai đoạn đầu tiên,mở đầu cho các hoạt động tố tụng, Khởi tố vụ án tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn tố tụng sau Pháp luật tố tụng hình sự cũng đã ghi nhận ý nghĩa của khởi tố vụ án hình sự Theo quy định của pháp luật hiện hành có nhiều cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự nhằm đảm bảo việc xử lí nhanh chóng và kịp thời các hành vi phạm tội, tránh bỏ lọt tội phạm Tuy nhiên, pháp luật cũng có những hạn chế nhất định khi quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự Bài luận dưới đây xin trình bày về vấn đề những hạn chế của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và phương hướng hoàn thiện pháp luật với chủ đề : thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Trong quá trình xây dựng bài luận, em không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được những đánh giá và nhận xét của các thấy cô giáo Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Những vấn đề chung về khởi tố vụ án hình sự

1 Khái niệm và ý nghĩa của khởi tố hình sự

a Khái niệm khởi tố hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự Trong đó, cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án

Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lí đàu tiên để thực hiện việc điều tra Quyết định này làm phát sinh những quan hệ pháp luật tố tụng hình sự giữa các cơ quan có thẩm quyền và những người tham gia tố tụng Chi sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì những hoạt động điều tra mới được thực hiện và được áp dụng các biện pháp ngăn chặn Tuy nhiên, trong một số trường hợp các họat động điều tra và các biện pháp ngăn chặn được thực hiện và áp dụng trươc khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự Đó là các trường hợp cần phải làm sáng tỏ những tài liệu đầu tiên, xác định hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, thu thập những vật chứng và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm thì tiến hành khám nghiệm hiện trường, hoặc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì được bắt người trước khi khởi tố vụ án hình sự

Trong giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác định có sự việc xảy ra không và nếu có thì sự việc đó có dấu hiệu tội phạm hay không Khi xác định là có sự việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự

Trang 3

b Ý nghĩa của khởi tố hình sự

- Khởi tố vụ án hình sự đảm bảo cho việc phát hiện nhanh chóng mọi

hành vi phạm tội

Bởi vì, chỉ có thông qua những hoạt động kiểm tra, xác minh kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ một sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay không Nếu hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án không được tiến hành khẩn trương, đầy đủ sẽ có thể không phát hiện ra dấu hiệu tội phạm,dẫn đến việc ra quyết định không khởi tố vụ án, bỏ lọt tội phạm

- Khỏi tố vụ án là giai đoạn tố tụng mở đầu các hoạt động điều tra.

Khi chưa khỏi tố vụ án thì chưa được phép tiến hành các hoạt động điều tra, trừ một số trường hợp đặc biệt đã nêu ở trên Do đó, không thể xem khởi tố vụ án hình sự như một hoạt đông trong điều tra Rõ ràng, khởi tố vụ án được tiến hành trong khoản thời gian nhất định, có nhiệm vụ riêng, được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền độc lập, các hoạt động của khởi tố độc lập với các giai đoạn khác nên nó là một giai đoạn tố tụng độc lập

- Khởi tố vụ án hình sự tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp

theo.

Sau khi đã khởi tố vụ án hình sự, hoạt động điều tra không còn phải kiểm tra, xác minh để xác định dấu hiệu tội phạm nữa mà chỉ tập trung vào điều tra làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm Rõ ràng khởi tố vụ án đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo, mà điển hình nhất là cho hoạt đông điều tra

- Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân được

pháp luật bảo hộ.

Trang 4

Nếu không thựuc hiện các hoạt đông điều tra, xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau một thời gian điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm, không chứng minh được người bị áp dụng biện pháp cuóng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội nên phải đình chỉ tố tụng thì người này đã bị xâm phạm quyền tự do thân thể Để xác định dấu hiệu của tội phạm trong giai đoạn khởi tố không áp dụng biện pháp cưỡng chế, nên đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân

2 Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại khoản 2 điều 100 BLTTHS 2003 về căn cứ khỏi tố vụ án hình sự thì có các cơ quan sau đây có thẩm quyền khởi tố tụng hình sự:

a Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra

Theo quy định tại pháp lệnh Tổ chức điều tra vụ án hình sự 2004 thì cơ quan điều tra bao gồm: cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ( gồm cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân) , cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ( gồm cơ quan điều tra hình sự và cơ quan an ninh điều tra trong Quân đội nhân dân) và cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân

Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định từ chương XII đến chương XXII của Bộ luật Hình sự 1999, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân Cơ quan cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền khởi tố các vụ án

Trang 5

hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa an nhân dân cấp huyện, tức là bao gồm các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng trừ các tội phạm quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 điều 170 BLTTHS 2003 về Thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân các cấp Cơ quan cảnh sát điều tra công an nhân dân cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cánh sát điều tra công an nhân dân cấp huyện nhưng thấy cần trực tiếp điều tra Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh nhưng thấy cần phải trực tiếp điều tra

- Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân

Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại chương XI, chương XXIV và các tọi phạm quy định tại các điều 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của Bộ luật hình sự năm 1999 Những tội phạm trên đều thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân cấp tỉnh Cơ quan an ninh điều tra Bộ công an chỉ khởi tố vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra công an cấp tỉnh nhưng nếu thấy cần trực tiếp điều tra

- Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân

Cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân có thẩm quyền khỏi tố các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ chương XII đến chương XXIII của bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án

Trang 6

quân sự trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương Nếu các tội phạm trên thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự khu vực thì sẽ do cơ quan điều tra hình sự khu vực khởi tố; nếu thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quân khu và tương đương hoặc trong trường hợp thấy cần xét xử trực tiếp các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực thì do cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương khởi tố Cơ quan điều tra hình sự Bộ quốv phòng khởi tố các vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra

- Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân

Cơ quan an ninh điều tra trong quân đội nhân dân khởi tố các vụ án hình sự về tội phạm được quy định tại chương XI và chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự Cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương khởi tố các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự quân khu và tương đương Cơ quan an ninh điều tra Bộ quốc phòng khởi tố các vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xét thấy cần phải trực tiếp điều tra thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan an ninh điều tra quân khu và tương đương

- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao khởi tố các vụ án hình sự về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương khởi tố vụ án về một số loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ

Trang 7

thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xủa của tòa án quân sự

b Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát

Viện kiểm sát có thẩm quyền khỏi tố trong hai trường hợp, đó là:

- Viện kiếm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, cơ quan khác của Quân đội nhân dân, công an nhân dân, đơn vị bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển

Khi các quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan nêu trên là không có căn cứ, không tuân theo quy định tại điều 107 BLTTHS thì viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố đó và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự

- Trường hợp thứ hai, viện kiểm sát khỏi tố vụ án khi có yêu cầu khởi tố của hội đồng xét xử

Trong quá trình xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra thì Hội đồng xét xử yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án dựa trên yêu cầu đó, Viện kiểm sát xem xét và ra quyết định khởi tố vụ án

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 điều 112 BLTTHS thì Viện kiểm sát trong quá trình Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra có quyển khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của điều tra viên có dấu hiệu tội phạm

c Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 điều 104 BLTTHS, nếu trong quá trình xét xử tại phiên tòa mà Hội đồng thẩm phán phát hiện ra có tội phạm, người phạm tội mới cần phải điều tra thì hoặc là ra quyết định khởi tố hoặc là yêu cầu viện kiểm sát

Trang 8

khởi tố vụ án hình sự Quyết định khởi tố vụ án sẽ được gủi cho Viện kiểm sát để xem xét , quyết định việc điều tra

d Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân

- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của đơn vị bộ đội biên phòng

Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154,

172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự xảy ra trong khu vực biên giới trên đất liền, bờ biển, hải đảo và trên các vùng biển do Bộ đội biên phòng quản lý thì có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự

- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan hải quan

Cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại Điều 153 và Điều 154 của Bộ luật hình sự thì có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan Kiểm lâm

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự thì thực hiện việc khởi tố vụ án hình sự

- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của lực lượng Cảnh sát biển

Lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyển khởi tố vụ án hình sự nếu khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại

Trang 9

Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223,

230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý

- Các cơ quan khác của lực lượng cảnh sát trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra thì có quyền khởi tố vụ án hình sự

- Cơ quan khác của lực lượng an ninh trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan an ninh điều tra trong công an nhân dân thì có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

- Cơ quan khác trong quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có đấu hiệu tội phạm đến mực phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì khởi tố vụ án hình sự

II Những hạn chế của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự

và phương hướng hoàn thiện

1 Quy định của pháp luật có sự chồng chéo về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

a Hạn chế của pháp luật

Cơ quan cảnh sát điều tra công an nhân dân cấp tỉnh khởi tố các vụ án hình sự về các tội phạm thuộc thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Và theo quy định tại khoản 2 điều 170 BLTTHS thì tòa án nhân dân tỉnh có thẩm quyền xét xử

Trang 10

những tội phạm không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện, trong đó có việc xét xử các tội định tại điều 221, 222, 223, 263 của Bộ luật hình sự Cùng với đó, pháp luật cũng quy định Cơ quan an ninh điều tra trong Công an nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quuyền xét xử các tội phạm thuộc các quy định này Như vậy, nếu có một sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc các điều 221, 222, 223, 263 của Bộ luật hình sự thì có tới 2 cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án đó là Cơ quan cảnh sát điều tra công an nhân dân cấp tỉnh và Cơ quan an ninh điều tra trong Công

an nhân dân cấp tỉnh Và hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này Điều này sẽ làm cho các cơ quan nói trên lúng túng khi áp dụng các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố, dẫn đến tình trạng có quan này đẩy trách nhiệm khởi tố cho cơ quan kia, kéo dài thời gian xử lí tội phạm

b Phương hướng hoàn thiện

Để tránh sự chồng chéo trong thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự như đã nêu ở trên, pháp luật tố tụng hình sự cần phân định rõ những trường hợp thuộc các điều

221, 222, 223, 263 của Bộ luật hình sự thuộc thẩm quyền khởi tố về cơ quan nào, hoặc nếu không phải có những quy định hướng dẫn trong trường hợp cụ thể nào thì thuộc thẩm quyền khởi tố của cơ quan nào

2 Một số quy định chưa có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể gây ra những khó khăn nhất định khi áp dụng trên thực tế.

a Hạn chế của pháp luật

Các quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong BLTTHS, pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có những quy định cụ thể trong việc xác định thế nào là

“vụ án về tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xét thấy cần phải trực tiếp điều tra” Khi áp dụng quy định về thẩm quyền khởi tố trong trường hợp này các cơ quan có

Ngày đăng: 27/03/2019, 11:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w